9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.4. Nguyên tắc giáo dục đạo đức theo ĐHTH
Khi tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học theo ĐHTH, người nghiên cứu đã đưa ra một số nguyên tắc sau :
Thứ nhất, nội dung đạo đức cần giáo dục phải có sự tương đồng với nội
Trang 21
Thứ hai, tích hợp giáo dục đạo đức nhưng không làm thay đổi đặc
trưng của môn học được tích hợp, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục riêng về đạo đức, hoặc sa đà quá vào giáo dục đạo đức.
Thứ ba, nội dung giáo dục đạo đức được tích hợp phải có chọn lọc, có
tính tập trung vào mục tiêu cơ bản, không tràn lan, tuỳ tiện.
Thứ tư, phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh
và kinh nghiệm thực tế mà học sinh đã có trong quá trình tích hợp.
Thứ năm, trong quá trình tích hợp giáo dục đạo đức phải đảm bảo tính
hệ thống, liên tục của các mạch kiến thức.
Thứ sáu, chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, năng lực của học sinh để lựa
chọn nội dung đạo đức tích hợp phù hợp.
Vì giáo dục đạo đức phải thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần mới dần hình thành ý thức nên việc giáo dục đạo đức không thể tiến hành riêng rẽ. Càng không thể dùng quá nhiều thời gian vào giáo dục đạo đức mà bỏ quên các môn học khác. Chỉ có con đường duy nhất vừa đảm bảo mục tiêu môn học đề ra vừa tiết kiệm được thời gian người học đó là việc giáo dục đạo đức phải cần phải được lồng ghép trong chương trình giảng dạy. Nghĩa là, giáo dục đạo đức phải được tích hợp vào tất cả các phân môn, các hoạt động giáo dục trong nhà trường từ chính khóa cho đến ngoại khóa nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra. Không thể tách giáo dục đạo đức ra khỏi các môn học khác.