1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội

51 603 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 280,5 KB

Nội dung

Do tính cấp thiết của quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, với hi vọng ápdụng được các kiến thức đã học ở trường vào các hoạt động nhằm hoàn thiện quytrình thực hiện hợp đồng xuất khẩ

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Hiện nay xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra trên toànthế giới với minh chứng là sự ra đời của hàng loạt các tổ chức như tổ chức thươngmại thế giới WTO, hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN,…Xu thế này mở ranhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức cho các quốc gia đang phát triển như ViệtNam

Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá trong giai đoạn hiện nay thì hoạt động xuấtkhẩu đóng vai trò hết sức quan trọng bởi xuất khẩu không chỉ làm tăng GDP, tăngthu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán cho quốc gia mà còn là chỉ tiêu đánh giámức độ mở của nền kinh tế Còn đối với doanh nghiệp, thực hiện tốt xuất khẩu sẽlàm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, củng cố uy tín

và thương hiệu với đối tác nước ngoài, góp phần vào sự phát triển lâu dài và bềnvững Do vậy chiến lược phát triển trong giai đoạn hiện nay của nước ta là đẩy mạnhxuất khẩu dựa trên những lợi thế sẵn có của mình

Để phát huy tối đa lợi thế so sánh của mình thì hiện nay Việt Nam vẫn coi cácmặt hàng nông, lâm, thủy sản và các mặt hàng có hàm lượng lao động cao là mộttrong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cần được khuyến khích xuất khẩu Và gạođược xem là một trong số các mặt hàng chủ lực quan trọng trong chiến lược xuấtkhẩu của Đảng và Nhà nước ta Do đó đẩy mạnh xuất khẩu gạo không chỉ mang lạilợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa chính chị xã hội rộng lớn

Đối với các công ty xuất nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu không chỉ đóng vaitrò góp phần tăng doanh thu lợi nhuận mà còn thu hút khách hàng, quảng bá hình ảnhthương hiệu nâng cao vị thế của công ty với các bạn hàng trong và ngoài nước Đểđảm bảo cho hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách có hiệu quả thì vấn đề đặt ra vớicác doanh nghiệp là làm thế nào để thực hiện hợp đồng xuất khẩu một cách có hiệu

1 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 2

quả Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều vấn đề nảy sinh do chưa thực sự chú trọng đếnvai trò của quy trình thực hiện hợp đồng Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng

XK không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi trước mắt, giúp công ty tránh được những thuathiệt trong quan hệ với bạn hàng mà trong lâu dài còn hoàn thiện và đẩy mạnh việcxuất khẩu của doanh nghiệp

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài:

Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu là vấn đề hết sức quantrọng đối với các công ty XNK hiện nay

Do tính cấp thiết của quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, với hi vọng ápdụng được các kiến thức đã học ở trường vào các hoạt động nhằm hoàn thiện quytrình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU thực tế tại doanh nghiệp,

em mong muốn được học hỏi nghiên cứu và đóng góp một số ý kiến bổ ích cho hoạtđộng xuất khẩu gạo sang thị trường EU của doanh nghiệp cũng như cho sự phát triển

của nền nông nghiệp Vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Hoàn thiện

quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội”

Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận trongviệc thực hiện quy trình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam và tầm quan trọngcủa xuất khẩu gạo ở nước ta

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quy trình thực hiện hợpđồng xuất khẩu nói chung và hoàn thiện quy trình xuất khẩu mặt hàng gạo nói riêngtại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội Với những giải pháp được đưa ra trong đề tài

có tác động trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này, từ đó nâng cao vịthế của doanh nghiệp trên trường quốc tế Không chỉ vậy, những giải pháp này còngiải quyết một số khó khăn trong xuất khẩu mặt hàng gạo của toàn đất nước từ đónâng cao giá trị của những sản phẩm nông sản khác

2 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 3

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu:

1.3.1 Mục tiêu chung:

Nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU,trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quy trình xuấtkhẩu gạo của công ty trong những năm tới

1.3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty qua các năm

- Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩucủa Tổng công ty TMHN

- Xác định phương hướng và giải pháp chủ yếu để hoàn thiện quy trình thực hiện hợpđồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU

1.5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

- Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quy trình thực hiện hợp đồng TMQT

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quy trìnhthực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty TMHN

- Chương 4: Các kết luận và đề xuất với việc hoàn thiện quy trình xuất khẩu gạo sangthị trường EU tại Tổng công ty TMHN

3 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 4

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỰC

Hợp đồng xuất khẩu là một loại hợp đồng TMQT, nên về nội dung cơ bản của

nó giống với nội dung của hợp đồng TMQT

2.1.2 Bản chất và vai trò của hợp đồng TMQT:

Bản chất của hợp đồng TMQT là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng.Điều cơ bản là hợp đồng phải thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận không bị cưỡng bức,lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được

Hợp đồng TMQT giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh XNK, có xácnhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện cácnội dung đó

Hợp đồng TMQT là cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời

là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quantrọng để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình đã thỏa thuậntrong hợp đồng Hợp đồng càng quy định chặt chẽ, chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu càng dễthực hiện và ít xảy ra tranh chấp Việc ký hợp đồng cần xác định nội dung đầy đủ,chuẩn bị thận trọng và chu đáo

2.1.3 Phân loại hợp đồng TMQT:

- Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng có 2 loại: ngắn hạn (được ký kết trong mộtthời gian ngắn và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp

4 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 5

lý giữa hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc) và hợp đồng dài hạn ( có thời gianthực hiện dài và trong thời gian đó việc giao hàng được thực hiện làm nhiều lần).

- Theo nội dung quan hệ kinh doanh có hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu

- Theo hình thức của hợp đồng có các loại: hình thức văn bản và hình thức miệng ( ởViệt Nam hình thức văn bản bắt buộc đối với các hợp đồng TMQT)

- Theo hình thức thành lập hợp đồng gồm: hợp đồng một văn bản và hợp đồng nhiềuvăn bản

2.2 Nội dung chủ yếu của hợp đồng TMQT:

2.2.1 Phần trình bày chung bao gồm:

+ Số hiệu hợp đồng (Contract No…): là nội dung tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình kiểm tra, giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng giữ các bên

+ Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng: nằm ở cuối của hợp đồng, nếu như tronghợp đồng không có thỏa thuận gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày

ký kết

+ Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng: đây là phần chỉ rõ các chủthể của hợp đồng nên phải nêu đầy đủ, rõ ràng, chính xác tên, địa chỉ, người đại diện,chức vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng

+ Các định nghĩa dùng trong hợp đồng (General Definition): trong hợp đồng có thể

sử dụng các thuật ngữ mà các thuật ngữ này ở các quốc gia khác nhau có thể hiểutheo những cách khác nhau, để tránh sự hiểu nhầm, những thuật ngữ hay những vấn

đề quan trọng phải được định nghĩa

+ Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: như hiệp ước song phương, hay có thể là cáchiệp định Chính phủ đã ký kết, hoặc là các nghị định thư ký kết giữa các Bộ ở cácquốc gia hoặc nêu ra sự tự nguyện của hai bên tham gia ký kết

5 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 6

2.2.2 Nội dung cơ bản của các điều khoản của hợp đồng TMQT:

* Điều khoản về tên hàng (Commodity): Là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào

hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư Điều khoản này chỉ rõ đối tượngmua bán trao đổi

* Điều khoản về số lượng (Quantity): quy định số lượng hàng hóa giao nhận, đơn vị

tính, phương pháp xác định trọng lượng Nếu số lượng hàng hóa giao nhận quy địnhphỏng chừng thì phải quy định người được phép lựa chọn dung sai về số lượng và giá

cả tính số lượng hàng hóa đó Cụ thể là:

- Số lượng hàng hóa ghi trong hợp đồng

- Dung sai và người hưởng quyền dung sai (có thể là do người bán chọn, do ngườimua chọn hoặc do đi thuê chọn)

- Trọng lượng của hàng hóa mua bán

* Điều khoản về chất lượng (Quality): Điều khoản này quy định chất lượng của hàng

hóa giao nhận, là cơ sở để giao nhận chất lượng hàng hóa Đặc biệt khi có tranh chấp

về chất lượng thì điều khoản này là cơ sở để kiểm tra đánh giá, so sánh và giải quyếttranh chấp chất lượng Tiêu chuẩn chất lượng phải được xác nhận và trở thành một

bộ phận không thể tách rời của hợp đồng

* Điều khoản về bao bì và ký mã hiệu ( Packing and marking): Quy định loại bao bì,

hình dáng, kích thước, số lớp bao bì, chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì,giá bao bì, quy định về nội dung và chất lượng của ký mã hiệu

* Điều khoản về giá cả (Price): Trong điều khoản này quy định về mức giá cụ thể và

đồng tiền tính giá, phương thức quy định giá, quy tắc giảm giá (nếu có)

* Điều khoản về thanh toán (Payment): Quy định những vấn đề về phương thức

thanh toán, đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, bộ chứng

từ dùng cho thanh toán Đây là điều khoản rất quan trọng được các bên quan tâm,

6 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 7

nếu lựa chọn được các điều kiện thanh toán phù hợp sẽ giảm được chi phí và rủi rocho mỗi bên.

* Điều khoản về giao hàng ( Shipment/ Delivery): Nội dung của điều khoản này xác

định số lần giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức giao nhận, thông báo giaohàng, số lần thông báo, thời điểm thông báo, nội dung thông báo, và một số quy địnhkhác về giao hàng

* Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure): Quy định những trường

hợp được miễn hoặc hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng Do vậy thường quyđịnh nguyên tắc xác định các trường hợp miễn trách, liệt kê những sự kiện được coi

là miễn trách và những trường hợp không được coi là miễn trách

* Điều khoản khiếu nại ( Claim): Nội dung cơ bản của điều khoản khiếu nại bao gồm

các vấn đề như: thể thức khiếu nại, thời gian khiếu nại, cách thức khiếu nại, quyền vànghĩa vụ của các bên có liên quan đến việc khiếu nại

* Điều khoản bảo hành: (Warranty): Trong điều khoản này quy định thời gian bảo

hành, địa điểm bảo hành, nội dung và trách nhiệm của mỗi bên trong mỗi nội dungbảo hành

* Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty): Quy định các trường hợp phạt

và bồi thường, cách thức phạt và bồi thường Trị giá phạt và bồi thường tùy theo từngtrường hợp có riêng điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại hoặc được kết hợp vớicác điều khoản giao hàng, thanh toán…

* Điều khoản trọng tài ( Abitration): Quy định các nội dung: ai là người đứng ra

phân xử, luật pháp áp dụng vào việc xét xử, địa điểm tiến hành trọng tài, cam kếtchấp hành giải quyết và phân định chi phí trọng tài

2.2.3 Phần ký kết hợp đồng:

Trong đó nêu rõ hợp đồng được lập thành mấy bản, mỗi bên giữ mấy bản vàmỗi bản có giá trị và hiệu lực như nhau

7 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 8

+ Hiệu lực của hợp đồng từ lúc nào, nếu không ghi trong hợp đồng thì hiệu lực củahợp đồng được bắt đầu từ ngày ký kết.

+ Bên mua, bên bán ký và đóng dấu

2.3 Tình hình nghiên cứu của những công trình năm trước.

Tính đến thời điểm này thì đề tài “ Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồngxuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty TMHN” chưa đươcnghiên cứu Tuy nhiên qua quá trình tìm hiểu cho thấy đã có một số nghiên cứu liênquan đến quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản nói chung của Tổng công

ty TMHN do các sinh viên trường Đại học Thương Mại thực hiện Đó là:

1 Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản tại Tổng công tyTMHN Đỗ Thị Hiền – Nguyễn Quốc Thịnh hướng dẫn – 2007

2 Hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu tại Tổng công tyTMHN.Nguyễn Vân Anh – PGS.TS.Doãn Kế Bôn hướng dẫn

2.4 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu:

2.4.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu:

Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu phảitiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng đã ký kết với nước ngoàihoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C) Công việc chuẩn bị hàngxuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu:

* Tập trung hàng xuất khẩu:

Tập trung đủ về số lượng phù hợp với chất lượng và đúng thời điểm, tối ưuhóa về chi phí Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường tiến hành thu gom tập trung

từ nhiều nguồn hàng ( cơ sở sản xuất – thu mua) Cơ sở pháp lý để làm việc đó là kýkết hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với các nguồn hàng

* Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: Muốn làm tốt được công việc bao bì đóng gói,

một mặt cần phải nắm vững loại bao bì đóng gói mà hợp đồng quy định, mặt khác

8 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 9

cần nắm được những yêu cầu cụ thể để lựa chọn cách bao gói thích hợp.Yêu cầuchung về bao bì đóng gói hàng hóa ngoại thương là: Bao bì phải đảm bảo tự nguyênvẹn về chất lượng và số lượng hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, phảiđảm bảo hạ giá thành sản phẩm nhưng đồng thời đảm bảo thu hút sự chú ý của ngườitiêu thụ Khi lựa chọn loại bao bì, loại vật liệu làm bao bì và phương pháp bao bì, chủhàng xuất nhập khẩu phải xem xét đến những điều đã thỏa thuận trong hợp đồng, thứđến phải xét đến tính chất của hàng hóa ( như lý tính, hóa tính, hình dạng bên ngoài,màu sắc, trạng thái của hàng hóa…) đối với những tác động của môi trường và củađiều kiện bốc xếp hàng.

Ngoài ra, cần xem xét đến những nhân tố: điều kiện vận tải khí hậu; điều kiện

về luật pháp, thuế; chi phí vận chuyển…Khi đóng gói hàng hóa, người ta có thể ápdụng hai hình thức đóng gói đó là đóng gói kín và đóng gói hở

* Việc kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu:

Kẻ ký mã hiệu nhằm bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận và hướng dẫnphương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa

Ký mã hiệu cần phải bao gồm:

- Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng như: tên người nhận và tênngười gửi, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, số hợp đồng, số hiệu chuyển hàng, mã

số và mã vạch của hàng hóa

- Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng hóa như: tên nước và tênđịa điểm hàng đến, tên nước và tên địa điểm hàng đi, hành trình chuyên chở, số vậnđơn, tên tàu, số hiệu của chuyến đi

- Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trên đường

đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ

Việc kẻ ký mã hiệu cần phải đạt được yêu cầu sau: Sáng sủa, dễ đọc, khôngphai màu, không thấm nước, không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa

9 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 10

2.4.2 Kiểm tra hàng xuất khẩu:

Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra về phẩm chất,

số lượng, trọng lượng, bao bì (tức kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng hóa xuất khẩu làđộng vật, thực vật phải kiểm tra lây lan bệnh dịch (tức kiểm tra dịch động vật, thựcvật), là thực phẩm thì kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai giai cấp: ở cơ sở và ởcửa khẩu Trong đó, việc kiểm tra ở cơ sở (tức ở đơn vị sản xuất, thu mua chế biến)

có vai trò quyết định nhất và có tác dụng triệt để nhất

Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành.Việc kiểm dịch thực vật ở cơ sở là do phòng bảo vệ thực vật (của quận huyện) Việckiểm dịch động vật ở cơ sở do phòng thú y của quận huyện hoặc nông trường tiếnhành

2.4.3 Thuê phương tiện vận tải:

Nếu hợp đồng xuất khẩu được ký kết theo điều kiện nhóm C và D thì ngườixuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải

2.4.3.1 Những căn cứ thuê phương tiện vận tải:

- Căn cứ vào hợp đồng TMQT như điều kiện cơ sở giao hàng, đặc điểm phương tiệnvận tải, thưởng phạt bốc dỡ…

- Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa

- Căn cứ vào điều kiện vận tải: hàng rời hay hàng đóng trong container, hàng hóathông dụng hay hàng đặc biệt

2.4.3.2 Tổ chức thuê phương tiện vân tải:

* Phương thức thuê tàu chợ:

- Xác định số lượng, đặc điểm hàng cần chuyên chở, tuyến đường và thời điểm giaohàng

- Nghiên cứu các hãng tàu và lựa chọn hãng tàu thích hợp

10 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 11

- Lập bảng kê khai ( Cargo list) và ký đơn lưu khoang đồng thời trả trước phí vậnchuyển.

- Tập kết hàng để giao cho tàu và nhận vận đơn

* Phương thức thuê tàu chuyến:

- Xác định nhu cầu vận tải: lượng hàng hóa, đặc điểm hàng hóa, hành trình và lịchtrình của tàu…

- Xác định hình thức thuê tàu: Thuê một chuyến (Single Voyage); Thuê khứ hồi(Round Voyage); Thuê nhiều chuyến (Consecurive Voyage); Thuê bao cả tàu(Lumpsum)

- Nghiên cứu các hãng tàu dựa trên: chất lượng tàu, chất lượng phục vụ, giá cước, uytín… để lựa chọn hãng tàu tiềm năng

- Đàm phán và ký hợp đồng thuê tàu với hãng tàu

Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm: Tên chủ tàu vàngười thuê, quy định về con tàu, thời gian tàu đến cảng xếp, quy định về hàng hóa,chi phí xếp dỡ, thời gian thưởng phạt xếp dỡ và trách nhiệm, miễn trách của ngườichuyên chở

2.4.4 Mua bảo hiểm cho hàng hóa:

2.4.4.1 Căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa

- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT Trường hợp CIP vàCIF người bán phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa ở phạm vi tối thiểu(điều kiện C)

- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: những lô hàng có giá trị lớn dễ hư hỏng hao hụtthì mua bảo hiểm theo điều kiện A mới đáp ứng yêu cầu, ngược lại hàng khó bị hưhỏng mất mát khó chịu tác động từ bên ngoài thì mua ở điều thấp hơn hoặc khôngcần bảo hiểm

11 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 12

- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: dựa vào loại phương tiện, chất lượng, hành trìnhvận chuyển …để lựa chọn loại hình vận chuyển thích hợp.

2.4.4.2 Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa:

- Xác định nhu cầu bảo hiểm: xác định giá trị bảo hiểm (giá trị thực tế của lô hàng)

và điều kiện bảo hiểm

+ Điều kiện A: Bảo hiểm mọi rủi ro

+ Điều kiện B: Bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng

+ Điều kiện C: Bảo hiểm không bồi thường tổn thất riêng

Ngoài 3 điều kiện trên còn một số điều kiện bảo hiểm khác nữa như bảo hiểm chiếntranh ( Was risk); bảo hiểm đình công ( Strike)

- Xác định loại hình bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểmbao

- Lựa chọn công ty bảo hiểm

- Đàm phán ký hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm, nhận đơn bảo hiểmhoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

2.4.5 Làm thủ tục hải quan và giao hàng xuất khẩu:

Hiện nay thủ tục hải quan hàng xuất khẩu được quy định áp dụng theo các vănbản sau: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan của Quốc hội số42/2005/QH1, Luật Hải quan số 29/2001/QH10, Thông tư số 112/2005/TT - BTCngày 15/12/2005 của Bộ tài chính, nghị định số 154/2005/NĐ – CP ngày 15/12/2005của thủ tướng chính phủ, thông tư 194/2010/TT-BTC

* Khai báo hải quan và nộp tờ khai hải quan: Người khai hải quan sau khi khai vào

tờ khai hải quan, cùng với các chứng từ tạo thành hồ sơ hải quan Theo điều 22 củaLuật hải quan 2005 quy định: “ Hồ sơ hải quan bao gồm: Tờ khai hải quan, Hóa đơnthương mại; Hợp đồng mua bán hàng hóa; Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩmquyền đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất

12 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 13

khẩu, nhập cảnh, quá cảnh mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép Cácchứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng mà người khai hảiquan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan”.

* Xuất trình hàng hóa

Hàng hóa xuất nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểmsoát Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng Yêucầu của việc xuất trình hàng hóa cũng là sự trung thực của chủ hàng Để thực hiệnthủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan

* Nộp thuế và thực hiện các quy định của hải quan

Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hóa, hải quan sẽ ra những quyết định như:cho hàng hóa được phép qua biên giới (thông quan); cho hàng đi qua một cách cóđiều kiện (như phải sửa chữa, khắc phục lại ), phải nộp thuế xuất khẩu; không đượcxuất khẩu…

Hàng xuất khẩu sau khi kiểm tra thì giao cho phương tiện vận tải, chủ yếubằng đường biển, containner và đường sắt

* Nếu giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các việc sau:

- Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng kê hàng hóa chuyên chở chongười vận tải để đổi lấy cơ sở xếp hàng

- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng

- Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng

- Bốc dỡ hàng lên tàu

- Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấyvận đơn đường biển

* Nếu hàng hóa được giao bằng container khi chiếm đủ một container, chủ hàng hải

đăng ký mượn hoặc thuê container, đóng hàng vào container, làm thủ tục hải quan vàgiao hàng cho bãi rồi nhận biên lai xếp hàng để đổi lấy vận đơn Khi hàng giao

13 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 14

không chiếm hết một container, chủ hàng vận chuyển hàng đến bãi để giao cho ngườichuyên chở và hoàn thành khi giao hàng cho người chuyên chở và hoàn thành chongười chuyên chở hoặc đại diện của họ.

* Nếu hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt: nếu đủ một toa xe chủ hàng phải kịp

thời đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hóa

và khối lượng hàng hóa Khi đã được cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng,niêm phong kẹp chì làm thủ tục hải quan và giao cho cơ quan đường sắt để lấy vậnđơn đường sắt Nếu hàng không đủ một toa xe, chủ hàng vận chuyển đến nơi tiếpnhận của đường sắt và lấy vận đơn

2.4.6 Thanh toán hàng xuất khẩu:

* Thanh toán bằng thư tín dụng: Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán

bằng thư tín dụng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải đôn đốc người mua ở nướcngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra kỹlưỡng L/C Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc ngườimua sửa đổi lại rồi mới tiến hành các hoạt động tiếp theo Bộ chứng từ thanh toánbằng L/C thường bao gồm: Bản chính L/C và các tu chỉnh liên quan (nếu có); giấy tờtheo yêu cầu của L/C

Thông thường các giấy tờ đó bao gồm: Hóa đơn thương mại (CommercialInvoice); Vận đơn đường biển (Bill of lading – B/L) hoặc là vận đơn đường sắt hoặcvận đơn đường không; Bảng kê chi tiết (Speccification); Phiếu đóng gói (Packinglist); Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity) và giấy chứng nhận trọnglượng (Certificate of weight); Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality);Các giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh; Giấy chứng nhận xuất

xứ ( Certificate of origin - CO)

Yêu cầu đối với việc thành lập bộ chứng từ: nhanh chóng, chính xác, phù hợp vớinhững yêu cầu của L/C cả về nội dung lẫn hình thức

14 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 15

* Thanh toán bằng phương thức nhờ thu

Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờthu thì ngay sau khi giao hàng, doanh nghiệp xuất khẩu phải hoàn thành việc lậpchứng từ nhanh chóng, chính xác, phù hợp và xuất trình cho ngân hàng để ủy tháccho ngân hàng việc thu đòi tiền Nếu thanh toán bằng nhờ thu kèm chứng từ thì bộchứng từ bao gồm: Yêu cầu thanh toán chứng từ nhờ thu, hối phiếu; Chứng từ gửihàng; Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp; hợp đồng nhập khẩu; chuyển khẩu hàng hóahoặc hợp đồng dịch vụ; Hóa đơn bán hàng; Giấy phép xuất khẩu; Bộ chứng từ gốchàng hóa xuất khẩu; Các giấy tờ khác theo quy định trong hợp đồng mua bán

* Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền:Sau khi ký hợp đồng, đến kỳ

hạn hai bên thỏa thuận, nhà xuất khẩu nhắc nhở bên nhập khẩu làm thủ tục thanhtoán Khi ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu quá trình thanh toán bắt đầu thì tàikhoản ký thác bắt đầu hoạt động Nhà xuất khẩu giao hàng và hoàn thành bộ chứng

từ phù hợp với yêu cầu của bản ghi nhớ và xuất trình cho ngân hàng để thanh toántiền hàng

* Phương thức chuyển tiền

Nhà xuất khẩu sau khi giao xong hàng thì hoàn thành bộ chứng từ phù hợp vớiyêu cầu của hợp đồng và chuyển cho nhà nhập khẩu Khi nhà nhập khẩu chuyển tiềnthì ngân hàng sẽ báo cho nhà xuất khẩu

2.4.7 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (Nếu có): Đối tượng bị khiếu nại là người

bán, nếu hàng có chất lượng, hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bìsai quy cách, giao không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn…

Đối tượng bị khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyênchở do lỗi của người vận tải gây nên

Đối tượng bị khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hóa – đối tượng của bảohiểm bị tổn thất do những rủi ro này đã được mua bảo hiểm

15 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 16

Nếu khiếu nại của khách hàng là cơ sở, chủ hàng xuất khẩu có thể giải quyếtbằng một trong những phương pháp như: Giao thêm hàng bị thiếu, giao hàng tốt thaythế hàng kém chất lượng, sửa chữa hàng hỏng, giảm giá hàng mà số tiền giảm giátrang trải bằng hàng hóa giao vào thời gian sau đó Nếu việc khiếu nại không đượcgiải quyết thỏa đáng hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu thỏa thuậntrọng tài) hoặc tại tòa án.

16 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT

KHẨU GẠO TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI.

3.1.Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề:

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp:

- Nguồn dữ liệu bên ngoài: Các luận văn khóa trước; website của Tổng công tyTMHN; tạp chí, website của các Bộ ban ngành; các website thông tin có liên quanđến hoạt động xuất khẩu gạo

- Nguồn dữ liệu bên trong: các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cácvăn bản và các quyết định của Tổng công ty, kế hoạch và mục tiêu phát triển củaTổng công ty

3.1.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp:

Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phát phiếu điều tra trắc nghiệm và tiến hànhphỏng vấn trực tiếp các cán bộ nhân viên trong công ty Bên cạnh đó là việc tìm hiểuthực tế hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công ty TMHN Phiếu điều tra kết hợp cáccâu hỏi phỏng vấn được xây dựng nhằm tìm hiểu ý kiến đánh giá tình hình xuất khẩugạo sang thị trường EU tại Tổng công ty, những mặt còn tồn tại trong công tác này

và những ý kiến chủ quan của cán bộ, nhân viên được phỏng vấn để giải quyết nhữngtồn tại đó

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phân tích số liệu thu thập được bằng các phương pháp:

- Phân tích tổng hợp: phân tích dữ liệu, số liệu thu thập được từ đó rút ra nhận xét

- Phân tích thống kê: Thống kê kết quả từ các bảng tổng kết hoạt động sản xuất kinhdoanh, bảng kinh doanh xuất nhập khẩu qua các năm

17 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 18

- Phân tích so sánh: Lấy số liệu năm đầu tiên nghiên cứu (2008) làm mốc để đánh giá

sự tăng giảm về số lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu của các năm tiếp theo

- Tiếp cận thực tiễn các vấn đề lý luận: Tiếp cận thực tế hoạt động xuất khẩu, từ đó

so sánh giữa lý luận và thực tiễn

3.2.Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu

3.2.1.Tổng quan về tổng công ty TMHN

3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

* Khái quát chung:

Tên công ty: Tổng công ty thương mại Hà Nội

Tên tiếng Anh: HaNoi trade corporation

Tên giao dịch: Hapro

Hà Nội – công ty mẹ có các công ty con là các công ty TNHH Nhà nước một thành

18 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 19

viên, các công ty cổ phần mà trong đó công ty mẹ giữ cổ phần vốn chi phối Ngoàicác công ty con, Tổng công ty Thương mại Hà Nội còn có các công ty liên kết là cáccông ty cổ phần có vốn góp dưới mức chi phối của Tổng công ty.

3.2.1.2 Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ

* Lĩnh vực hoạt động

- Xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng may mặc, hàng thủ công

mỹ nghệ

- Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng

- Phân phối bán lẻ với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiệních và chuyên doanh

- Sản xuất chế biến, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ

* Chức năng, nhiệm vụ:

- Đảm bảo cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo đúng yêu cầu cam kết

- Liên tục cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhucầu khách hàng

- Hướng tới một tập đoàn kinh tế đa ngành; có tiềm lực mạnh về tài chính và nguồnnhân lực

- Định hướng trở thành một trong số những thương hiệu hàng đầu Việt Nam; có sứccạnh tranh cao với các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ

3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Tổng công ty TMHN là một trong những công ty XNK lớn nhất cả nước vớimột hệ thống các công ty con kéo dài từ Bắc vào Nam Trong cơ cấu tổ chức củaTổng công ty trên nhất là hội đồng quản trị, sau đó là ban kiểm soát rồi đến đại diệnvốn và ban điều hành Hiện nay, tổng công ty không ngừng mở rộng về quy mô trong

cả nước với hệ thống các công ty con rộng khắp trong cả nước

19 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 20

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty TMHN

3.2.2 Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam và thị trường gạo EU

* Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam: Định hướng kinh doanh xuất khẩu gạo của

Việt Nam thể hiện sự ưu tiên cho các thị trường tập trung Các thị trường đó thôngthường như Philipine, Iraq, Cuba Hiện nay, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhấtcủa Việt Nam chiếm đến trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu Trong các thị trườnglớn không phải tập trung thì đáng lưu ý có Singapore chiếm đến 7,6% tổng kimngạch xuất khẩu, chủ yếu để tái xuất Trong khi đó, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớnnhất của Thái Lan chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo

20 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

HĐ QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

ĐẠI DIỆN

VỐN

BAN ĐIỀU HÀNH

CÁC CTY

CÓ VỐN

GÓP TCT

CTY LIÊN KẾT TỰ NGUYỆN

CTY LIÊN KẾT

CÔNG TY CON

ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC PHÒNG, BAN QUẢN LÝ

Trang 21

Biểu đồ 3.1: 10 thị trường lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt

Nam (7 tháng 2010)

(Nguồn: Tính từ

số liệu của Tổng cục Hải quan)

Biểu đồ 3.2: Giá và lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam

đi các thị trường tháng 7 năm 2010

(Nguồn: AgroMonitor tính toán từ số liệu của Hải quan)

Các thị trường lớn và tập trung của Việt Nam chưa hẳn đã đem lại mức giácao Số liệu giá gạo xuất khẩu trung bình tháng 7 đạt 473 USD/tấn, trong khi ở các

21 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 22

thị trường lớn chỉ có giá gạo xuất khẩu sang Philipine đạt trên 600 USD/tấn, cònCuBa, Bangladesh xấp xỷ 400 USD/tấn Mặt khác, gạo xuất khẩu sang các thị trườngnày chủ yếu là các loại gạo 15% tấm và 25% tấm Như vậy, tập trung vào một vài thịtrường lớn sẽ giúp cho sự ổn định nhưng đánh đổi bằng hạn chế sự đa dạng hóa thịtrường, một lượng lớn gạo với mức giá thấp so với một lượng nhỏ gạo đạt các mứcgiá cao hơn Trong nhiều năm qua, ở phía nhập khẩu gạo của Việt Nam rất có thểđang tồn tại một kết cấu thị trường gây bất lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam.Thị trường XK của Tổng công ty TMHN tập trung vào các thị trường EU, Asian,Nga…và đang có xu hướng mở rộng sang Châu Phi.

* Tình hình gạo tại thị trường EU: EU là thành viên của WTO do vậy biện pháp bảo

hộ bằng hạn ngạch dần được thay thế bằng thuế Tuy nhiên EU vẫn giữ hạn ngạchthuế quan đối với sản phẩm cà phê và gạo Hàng năm EU nhập khẩu khoảng 150.000tấn gạo, trong đó khoảng 100.000 tấn với mức thuế 28 euro/tấn, 50.000 tấn còn lạimức thuế là 418 euro/tấn đối với gạo 100%, gạo gẫy là 128 euro/tấn Nhu cầu nhậpkhẩu gạo của EU không nhiều Chất lượng gạo của Việt Nam kém gạo Thái Lan,Mianma, nhưng giá chào bán thường cao hơn nên chỉ bán mỗi năm từ 6.000 đến7.000 tấn gạo đặc sản vào các siêu thị châu Á ở EU Tuy vậy, hàng năm khoảng300.000 tấn gạo Việt Nam bán cho các công ty châu Âu giao hàng đi châu Phi, châu

Á, Trung Đông thông qua các hợp đồng đổi hàng hoặc viện trợ lương thực của các tổchức quốc tế Hiện nay, gạo Việt Nam xuất khẩu vào Trung và Đông Âu số lượngkhông lớn nhưng không thuế hoặc thuế rất thấp và không hạn ngạch so với mức thuếcủa EU hiện hành.Việc Việt Nam có được tiếp tục xuất khẩu gạo không hạn ngạchsang khu vực này hay không còn phụ thuộc vào đàm phán giữa Việt Nam với EC

3.2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty TMHN

3.2.3.1 Các nhân tố bên trong công ty

22 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 23

* Nhân tố con người: Đội ngũ nhân viên trong công ty chỉ có năng lực chuyênmôn tốt vẫn chưa đủ mà còn phải có những hiểu biết sâu sắc về từng loại mặt hàng,từng loại thị trường, từng đối tượng khách hàng…Có như vậy thì công ty mới thựchiện tốt mọi hoạt động, giảm được những sai sót, giảm chi phí, tận dụng cơ hội kinhdoanh Đặc biệt trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu thiếu hiểu biết về những mặtnày thì sẽ ký kết những hợp đồng không hợp lý ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tíncủa công ty.

* Yếu tố vốn: Vốn là yếu tố cơ bản để một doanh nghiệp có thế hoạt động, vớidoanh nghiệp lớn như Tổng công ty Thương Hà Nội thì yếu tố vốn lại càng đóng vaitrò quan trọng Nếu với nguồn vốn eo hẹp thì công ty phải phụ thuộc vào nhiều yếu

tố bên ngoài khác

* Cơ sở vật chất kỹ thuật: mặt hàng gạo luôn đòi hỏi trang thiết bị kiểm tra,chuyên chở, vận tải, hệ thống kho bãi…Do vậy, những yếu tố này có tốt hay khôngảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hàng hóa

3.2.3.2 Các nhân tố bên ngoài công ty

* Yếu tố tự nhiên: Sản xuất nông nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậunhiệt đới ẩm, có gió mùa hàng năm Tài nguyên khí hậu ấy tạo ra điều kiện thuận lợiphát triển nhiều chủng loại cây trồng, có khả năng tăng vụ rải vụ sản xuất quanhnăm.Mặt khác, khí hậu nước ta cũng gây ra khó khăn phức tạp cho sản xuất nôngnghiệp như: bão lũ, hạn hán…Do đó doanh nghiệp cần có phương án để đề phòng

* Chính sách pháp luật: Những chính sách hỗ trợ khuyến khích sản xuất nôngsản đặc biệt là gạo của Chính phủ tạo điều kiện rất nhiều cho người nông dân duy trì

và phát triển để từ đó có thể ổn định nguồn hàng cho doanh nghiệp

* Yếu tố công nghệ: Tuy mặt hàng gạo ít chịu sự ảnh hưởng của yếu tố côngnghệ, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ của máy móc thiết bị trong công đoạn xát sấy Thànhphẩm chất lượng tốt hay không phần lớn phụ thuộc vào công đoạn này vì vậy công

23 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 24

nghệ đã chi phối rất lớn đến quyết định lựa chọn các cơ sở sản xuất của doanhnghiệp.

* Yếu tố kinh tế: Hiện nay nền kinh tế thế giới và trong nước đang thời kỳphục hồi khủng hoảng khiến các nước cắt giảm những mặt hàng không phải nhu cầuthiết yếu Tuy nhiên gạo vẫn là mặt hàng không thể thiếu của người dân

* Nhà cung cấp gạo cho công ty: Đó là những doanh nghiệp chuyên thu mua,đặt hàng trực tiếp với những hộ gia đình sản xuất, những cơ sở sản xuất thườngxuyên Những doanh nghiệp này là nguồn hàng chính của công ty, nếu họ không có

đủ khả năng lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt thì hàng giao của công ty sẽ có chấtlượng kém

3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm và kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tại Tổng công ty TMHN: 3.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm:

Thông qua quá trình điều tra trắc nghiệm với 10 phiếu thu về và phỏng vấnchuyên sâu với một số cán bộ tại doanh nghiệp có một số kết quả như sau:

Bảng 3.1: Đánh giá của cán bộ nhân viên về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị

trường EU của Tổng công ty:

Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

gạo sang thị trường EU

Mức độ

Giátrị TB

Rấttốt5

Tốt4

Khá3

TB2

Kém1

24 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Trang 25

Chuẩn bị hàng xuất khẩu 3 4 3 3

(Nguồn: Kết quả điều tra trắc nghiệm)

Theo như kết quả tổng hợp về viêc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang EUtại Tổng công ty TMHN thì đa số các bước được Tổng công ty thực hiện khá tốt vìtheo thực tế là thị trường EU là một trong các thị trường khó tính nhất thế giới, vì thếTổng công ty rất cẩn thận với những lô hàng xuất khẩu vào EU Theo như bảng tổnghợp ta thấy bước giải quyết khiếu nại trong quy trình thực hiện hợp đồng được công

ty thực hiện tốt nhất với số điểm trung bình đạt 4.5 Trên thực tế công ty giải quyếtrất tốt các khiếu nại phát sinh của các hợp đồng xuất khẩu Cũng thông qua quá trìnhđiều tra trắc nghiệm ta thấy bước chuẩn bị hàng xuất khẩu và thanh toán được coi làcác bước khó khăn nhất với hàng gạo xuất khẩu vào EU

Bảng 3.2: Nguyên nhân gây ra những khó khăn khi xuất khẩu gạo vào thị trường

EU

(Nguồn: Kết quả điều tra trắc nghiệm)

Quá trình điều tra trắc nghiệm còn thu được một số nguyên nhân chính gây ranhững khó khăn khi xuất khẩu gạo vào thị trường EU và các chuyên gia cũng đưa rađược một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao quy trình thực hiện hợp đồng

25 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân

Lớp 45E3

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w