Làm các thủ tục thanh toán:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội (Trang 34)

Theo kết quả của phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn thì phương thức thanh toán mà công ty thường sử dụng là D/P, L/C

- Đối với khách hàng truyền thống, công ty đã có những hiểu biết nhất định về tiềm lực, tình hình tài chính của các đối thủ thì công ty thường sử dụng phương thức thanh toán D/P – nhờ thu trả tiền đổi chứng từ và thông qua ngân hàng Vietcombank. Với phương thức này sau khi công ty hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán (hối phiếu và chứng từ gửi hàng) chuyển cho ngân hàng của công ty và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ở người mua. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng của người mua và nhờ ngân hàng đó thu hộ số tiền ở người mua. Phương thức này đảm bảo cho Tổng công ty thu được tiền vì ngân hàng đã thay mặt công ty khống chế chứng từ.

- Hiện nay phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C được công ty sử dụng hầu hết trong các hợp đồng xuất khẩu. Với phương thức này sau khi giục bên mua mở L/C và kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng ngoại thương đã ký kết thì công ty sẽ tiến hành giao hàng. Sau khi giao hàng sẽ lập bộ chứng từ theo yêu cầu

34

GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3

của L/C xuất trình cho ngân hàng mở L/C, thông qua ngân hàng thông báo để đòi tiền. Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ nếu phù hợp với L/C thì trả tiền cho người bán. Ưu điểm của phương thức này là công ty chắc chắn được thanh toán nếu chứng từ phù hợp với L/C. Nhưng còn tồn tại nhiều khó khăn khi mở L/C có nhiều tập quán nước nhập khẩu mà Tổng công ty không thỏa mãn được, thời gian giao dịch L/C qua nhiều công đoạn nên mất nhiều thời gian và chi phí sử dụng vốn lớn. Năm 2009 76% hợp đồng sử dụng phương thức thanh toán L/C.

Ngoài ra công ty còn sử dụng thanh toán bằng phương thức M/T hoặc T/T

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội (Trang 34)