Những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU của Tổng công ty TMHN:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội (Trang 38)

sang thị trường EU của Tổng công ty TMHN:

* Những khó khăn của việc thực hiện hợp đồng XK gạo vào thị trường EU

- Về chất lượng của gạo xuất khẩu: Mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng đây vẫn là một trong những khó khăn lớn nhất của Tổng công ty khi xuất khẩu gạo vào thị trường EU, do EU là một thị trường lớn và khó tính nên chất lượng của hàng hóa luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện nay nguồn hàng của Tổng công ty mua từ các nhà cung ứng nên chất lượng của gạo phụ thuộc vào các doanh nghiệp này.

Một thực tế là người sản xuất bị hạn chế về nguồn vốn và trình độ sản xuất, họ không có khả năng đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Do vậy họ mới đáp ứng về mặt số lượng, chưa được đảm bảo về mặt chất lượng đối với thị trường EU.

- Tuy công ty đã có sự quan tâm tới việc kiểm tra hàng nhưng khi kiểm tra tại nơi thu gom và tại kho hàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm và những cảm nhận chủ quan nên đôi khi không được chính xác.

- Sau khi kiểm tra, hàng hóa được đóng gói, kẻ ký mã hiệu, vận chuyển về kho hàng của công ty, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển hàng có thể hỏng hóc. Nhưng khi đến kho công ty chỉ kiểm tra về số lượng mà không kiểm tra về chất lượng nên đôi khi hàng bị trả về không được xuất khẩu. Ngoài ra cũng có trường hợp hàng hóa đã kiểm tra đạt tiêu chuẩn nhưng trong quá trình vận chuyển hoặc chứa tại kho do điều kiện thời tiết làm cho gạo lúc này không đạt yêu cầu của khách hàng.

- Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán tiền hàng – khâu quan trọng trong quy trình thực hiện hợp đồng. Một trong số đó là rủi ro hối đoái.

- Hiện Nhà nước đang triển khai khai báo hải quan điện tử cũng khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong công tác chuyển đổi.

38

GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3

- Tuy nhiên một trong số hạn chế đáng nói của Tổng công ty là thói quen các hợp đồng xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB. Đây không chỉ là vấn đề của Tổng công ty mà còn là vấn đề của nhiều doanh nghiệp kinh doanh XNK khác. Nguyên nhân chính ở đây chính là do tập quán này tồn tại đã quá lâu khiến các công ty ngại thay đổi, cộng thêm phải có những điều kiện nhân lực, tài chính và kiến thức am hiểu thủ tục khi tiến hành xuất khẩu theo điều kiện CIF.

* Thách thức khi xuất khẩu gạo vào EU

Khi xuất khẩu gạo vào EU doanh nghiệp phải đối mặt với một số quy định của thị trường nông sản EU:

+ Chính sách thương mại: Đặc trưng trong chính sách này của EU là bảo hộ nông nghiệp; bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối, đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối sắn. Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện nghiêm ngặt. EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản nhập khẩu là 18%.

+ Khung pháp lý quốc tế về rào cản kỹ thuật: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại – TBT trong WTO là khung pháp lý quốc tế đối với định chế và các yêu cầu kỹ thuật. Các nguyên tắc được cụ thể hóa thành các tiêu chí, điều kiện cho từng loại hàng hóa, nhóm sản phẩm khác nhau một cách khá chặt chẽ và khắt khe.

+Quản lý phế thải bao bì: EU ban hành Chỉ thị số 94/62/EC về “Bao bì và phế thải bao bì” nhằm ngăn ngừa việc tạo ra chất thải bao bì, tái chế bao bì và giảm phần vứt bỏ, tiêu hủy cuối cùng của chất thải đó.

39

GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3

+ Quản lý chất lượng: Chứng chỉ ISO được coi như tấm giấy thông hành, một tài sản quan trọng của những doanh nghiệp sở hữu nó, mang lại ưu thế bán hàng khi hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại thị trường EU.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội (Trang 38)