Nguyên nhân của những hạn chế:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội (Trang 40)

Giống như tình hình chung của hàng gạo Việt Nam, Tổng công ty xuất khẩu gạo qua thu mua là chủ yếu. Do đó giá trị xuất khẩu mang lại thấp, thiếu tính cạnh tranh. Chất lượng hàng hóa không cao nên giá bán thấp, mặc du qua các năm lượng xuất khẩu tăng cao nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng không nhiều. Điều này không những làm giảm vị thế của công ty trên thị trường quốc tế mà còn lãng phí nguồn lực của đất nước.

Công ty còn ngần ngại liên doanh, liên kết hoặc đầu tư cho cơ sở sản xuất, chế biến để sản xuất gạo xuất khẩu vì vốn đầu tư ban đầu cho việc gieo trồng và sản xuất mặt hàng này là rất lớn, giá trị mặt hàng lại không cao, phải mất một thời gian dài mới thu được vốn mà sự ràng buộc pháp lý đối với các cơ sở liên doanh, liên kết các cơ sở mà công ty đầu tư vốn lại không cao, khả năng hủy hợp đồng vẫn có thể xảy ra.

Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ mặt hàng của Tổng công ty còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, một số cán bộ còn chưa thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, chưa sâu sát với thực tế khiến cho hoạt động mua hàng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khâu kiểm tra chất lượng hàng mua nên mới dẫn đến tình trạng hàng xuất khẩu không đạt chất lượng yêu cầu và bị trả lại. Mặt khác, khả năng giao tiếp ứng xử của cán bộ nghiệp vụ, khả năng đấu tranh giành chất lượng hàng hóa, năng lực thực hiện hợp đồng khi giá cả có biến động còn chưa cao.

Nghi định 57 CP đã mở rộng tối đa quyền trực tiếp xuất khẩu cho mọi doanh nghiệp làm tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu dẫn đến việc cạnh tranh mạnh mẽ, cạnh tranh không lành mạnh. Công ty phải cạnh tranh gay

40

GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3

gắt với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khác trong nước. Thêm vào đó, do cơ chế mua gạo xuất khẩu với các cơ sở chế biến và các đối tác mua bán trung gian của công ty còn thiếu chặt chẽ, chưa tạo được mối quan hệ bền chặt, vững chắc với các cơ sở này nên dẫn đến việc các cơ sở chế biến, các đối tác mua bán trung gian bán hàng cho các doanh nghiệp khác khi giá lên cao. Ngoài ra trong một số trường hợp, việc hủy hợp đồng của các cơ sở này còn do sự chênh lệch về giá trị trên thị trường của mặt hàng gạo mà công ty mua giữa thời điểm ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng quá lớn, nếu thực hiện hợp đồng các cơ sở này phải chịu lỗ cao.

Chi phí mua hàng xuất khẩu của Tổng công ty cao là do các chân hàng của công ty kéo dài từ Bắc vào Nam nên chi phí đi lại, chi phí quản lý cao làm tăng chi phí mua hàng. Ngoài ra, chi phí tăng cao là do có nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn, hàng phải được mua từ nhiều vùng, nhiều địa phương mới đảm bảo số lượng và chất lượng theo hợp đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w