1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng giầy dép tại công ty da giầy hà nội

33 418 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 302 KB

Nội dung

Ngoài việc sử dụng nguồn laođộng trong nước để phục vụ cho các ngành sản xuất nội địa, các quốc gia còn hướngtới việc xuất khẩu lao động với nhiều nguyên nhân như: dư thừa lao động, mất

Trang 1

 Nguồn nhân lực và vấn đề sử dụng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quantrọng hàng đầu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Ngoài việc sử dụng nguồn laođộng trong nước để phục vụ cho các ngành sản xuất nội địa, các quốc gia còn hướngtới việc xuất khẩu lao động với nhiều nguyên nhân như: dư thừa lao động, mất cân đốitrong cơ cấu ngành nghề, sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức laođộng nước ngoài, sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao độngtrong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài… XKLĐ nói riêng cũng nhưhoạt động ngoại thương nói chung góp phần tạo việc làm, nguồn vốn, tăng thu nhậpquốc dân, tăng cường hợp tác quốc tế về VH – KHKT, nâng cao trình độ tay nghề củangười lao động, tạo lợi thế so sánh khi tham gia vào phân công lao động quốc tế…

 Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng khách quan đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ,lực lượng sản xuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biêngiới quốc gia mà mở rộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế.Hơn nữa, việc tăng cường xuất khẩu công nghệ, bao thầu công trình quốc tế sẽ tất yếukèm theo việc phát triển XKLĐ Người LĐ có thể di chuyển qua biên giới quốc gia đểlàm việc Đó là việc xuất khẩu sức lao động trực tiếp Bên cạnh đó, một nước cũng cóthể XKLĐ tại chỗ, như việc làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài Ở đây đề tài tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực xuất khẩu sức lao động trực tiếp

- Cơ sở thực tế.

Trang 2

 Xuất phát từ tình hình thực tế về dân số và việc làm ở nước ta trong giai đoạn hiệnnay, XKLĐ đang trở thành một xu thế tất yếu:

o Sự gia tăng dân số, lao động ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết phải phát triểnXKLĐ Với tốc độ tăng dân số ở mức trên dưới 2% như hiện nay tạo nên áp lực đốivới xã hội Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới Tình trạngkhông có việc làm hoặc việc làm không đầy đủ chiếm 20% lực lượng lao động

o Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm càng gay gắt khi đổi mới cơ cấu kinh tế, tổchức lại lao động cho phù hợp với cơ cấu mới của nền kinh tế Trong các năm qua, laođộng khu vực Nhà nước dư thừa khoảng 30%-50%, tương đương 1 triệu người

 Xuất phát từ vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:

Chúng ta đang trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và rất cầnnguồn vốn đầu tư để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, góp phần cải thiện đờisống còn nhiều khó khăn của nhân dân, nâng cao tay nghề lao động Theo thống kêcủa Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, năm 2011, chúng ta đã đưa được 88.298 lao động đilàm việc ở nước ngoài

 Ngoài ra, nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phải đối mặt với những khókhăn, khủng hoảng nên việc XKLĐ ở nước ta cũng gặp phải nhiều thách thức Do đóviệc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc XKLĐ ở nước ta trong giaiđoạn tới là vô cùng cần thiết

Chính vì những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn tên đề tài: Thực trạng tình hình XKLĐ ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và các biện pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả việc xuất khẩu lao động ở nước ta giai đoạn 2011-2015.

2 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

- Khách thể: là tình hình XKLĐ việt nam trong giai đoạn 2006-2010

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tầm quan trọng của XKLĐ trong vấn đề tạo

việc làm Nghiên cứu thực trạng XKLĐ về mặt số lượng và chất lượng từ đó đánh giáđóng góp của XKLĐ đối với việc giải quyết việc làm trong nước nói riêng và đối vớinền kinh tế nói chung Và đề xuất phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh XKLĐ,một hướng tạo việc làm trong tiến trình hội nhập kinh tế thị trường

Trang 3

3 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm kiếm các giải pháp để khắc phục những hạn chế, nhằm thúc đẩy lao độngViệt Nam đối phó với suy thoái thị trường trong bối cảnh khủng hoảng king tế

4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu ở trên đề tài tự xác định cho mình các nhiệm

vụ nghiên cứu sau đây:

 Tìm hiểu về thực trạng tình hình XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011

 Tìm hiểu nguyên nhân khiến tình hình XKLĐ của nước ta trong giai đoạn

2006-2010 gặp khó khăn

 Tìm kiếm các giải pháp đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về nội dung: các nhóm biện pháp để thúc đẩy XKLĐ Việt Nam

- Về thời gian: số liệu từ năm 2006 đến năm 2010, các giải pháp tới năm 2015

- Về không gian: Việt Nam

6 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài dựkiến sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Về lý thuyết, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp lý thuyết bao gồm: hệ thống hóa lý

luận, tổng hợp so sánh các lý thuyết và ý kiến chuyên gia

- Về thực tế, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp thực tế như:

 Phương pháp thu thập thông tin, thống kê các số liệu về số lượng lao động ViệtNam được xuất khẩu mỗi năm, số lao động trong nước, …

 Phương pháp phân tích thực tiễn hoạt động này ở Việt Nam; so sánh với các nướctrong khu vực và trên thế giới để thấy được những lợi thế của Việt Nam trong xuấtkhẩu lao động và phương pháp ý kiến chuyên gia để thấy được triển vọng của ngànhtrong những năm tới và đề ra những biện pháp giúp cho ngành ngày càng phát triểntrong tương lai, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế

7 Kết quả dự kiến

Trang 4

- Đề tài dự kiến sẽ tìm ra nguyên nhân khiến tình tỷ lệ xuất khẩu lao động của ViệtNam trong giai đoạn 2006-2010 kém hiệu quả từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy việcxuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, nâng cao chất lượng laođộng Việt Nam.

- Nếu những giải pháp này được thực hiện thì nhóm nghiên cứu tin tưởng tình hìnhxuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 sẽ được cả thiện cả vềchất lượng lẫn số lượng

 XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 sẽ chuyển dịch theo hướng chuyển đổithị trường: ngày càng nhiều lao động được đưa sang các quốc gia có thu nhập cao như:

Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

 Giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa ở nước ta hiện nay, đặc biệt là lao động

ở nông thôn với đặc điểm nổi bật là trình độ lao đông thấp, kém tay nghề…

8 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được trình bày trong 3 chương chính:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về XKLĐ

- Chương 2: Thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010

- Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XKLĐ Việt Nam tronggiai đoạn 2011-2015

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1 Khái niệm

- Lao động: Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi

những vật thể tự nhiên, để phù hợp với lợi ích của mình Lao động là sự vận động củasức lao động, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất tạo ra của cảivật chất cho xã hội

Thành quả do con người tạo ra trong quá trình lao động để nuôi sống bản thân

họ, gia đình họ và đảm bảo sự tồn tại của xã hội Lao động có năng suất, chất lượngđem lại hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước Vì vậy lao động

có một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong bất kỳ một chế độ xãhội nào, một quốc gia nào Mỗi con người đến độ tuổi lao động, có khả năng lao độngđều mong muốn và có quyền được lao động để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình vàlàm giàu cho xã hội

- Nguồn lao động: Là một bộ phận của dân cư bao gồm những người trong độ

tuổi lao động, không kể số người mất khả năng lao động và những người ngoài độ tuổilao động (trên hoặc dưới tuổi lao động) nhưng thực tế có tham gia lao động (Nước ta

độ tuổi lao động quy định từ 15-55 đối với nữ và 15-60 đối với nam)

- Sức lao động: là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít Mác

định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trongmột cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗikhi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó Sức lao động là khả năng lao động của conngười, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sángtạo chủ yếu của xã hội Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn laođộng là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực

- Xuất khẩu sức lao động: là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là

Trang 6

người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài Nói cách khác, xuất khẩu sức laođộng là một hoạt động kinh tế dưới dạng cung ứng lao động cho nước ngoài mà đốitượng của nó là con người.

- Thị trường lao động: Thị trường là một phạm trù riêng của kinh tế hàng hoá Thị

trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hoá dịch vụ Nội dung của thị trường được biểuhiện qua hai nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau: cung và cầu hàng hoá Thị trườnglao động là một lĩnh vực của nền kinh tế mà ở đó diễn ra quá trình mua bán, trao đổi,thuê mướn sức lao động Ở nơi nào có nhu cầu sử dụng lao động và có nguồn cung cấplao động thì ở đó sẽ hình thành nên thị trường lao động Đối tượng tham gia thị trườnglao động gồm những người lao động và người sử dụng lao động Giá cả sức lao độngchinh là tiền công mà người sử dụng lao động trả cho người lao động

Khi cung và cầu lao động gặp nhau và hoạt động mua bán, trao đổi hay thuê mướnsức lao động diễn ra trong phạm vi biên giới một quốc gia thì ta có thị trường lao độngnội địa, khi diễn ra ngoài biên giới quốc gia một nước thì ta có thị trường lao độngquốc tế

2 Các hình thức xuất khẩu lao động

Có 2 hình thức đưa lao động đi xuất khẩu đó là:

- Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (LHQ dùng khái niệm di dânquốc tế) : là hình thức đầu tư lao động sống ra nước ngoài nhằm thu hút thu nhập quốcdân từ nước ngoài về cho đất nước

Ngày 17/ 7/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2003/NĐ-CP quy định

chi tiết về việc đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Tại điều 3

khoản 2 Nghị định này quy định rõ các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làmviệc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó bao gồm các hình thức cơ bản sau:

 Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng

ký kết với bên nước ngoài;

Trang 7

 Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư

Trong nội dung khoá luận này, em chỉ xin đề cập đến hình thức xuất khẩu lao động

đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

3 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động

3.1 XKLĐ là một loại hoạt động kinh tế và diễn ra ngày càng phổ biến

Ở nhiều nước trên thế giới XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng thuhút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình thứcchuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác Những lợi ích này đãbuộc các nước XKLĐ phải chiếm lĩnh mức cao nhất thị trường XKLĐ ở nước ngoài,

mà việc chiếm lĩnh được hay không lại cần dựa trên cung-cầu về sức lao động Nó làmột hoạt động kinh tế khách quan, chịu sự điều tiết, chi phối của các quy luật kinh tếthị trường Bên cung phải tính toán mọi hoạt động của mình để làm sao bù đắp đượcchi phí và có lãi, vì vậy cần có cơ chế thích hợp để tăng tối đa về cung lao động Bêncầu cũng phải tính toán kĩ lưỡng hiệu quả của việc nhập khẩu lao động

Như vậy, việc quản lí của Nhà nước, sự điều chỉnh của pháp luật phải luôn bámsát đặc điểm này Làm sao để mục tiêu kinh tế là mục tiêu trước tiên của mọi chínhsách về XKLĐ

3.2 XKLĐ là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội

Trang 8

Thực chất XKLĐ không tách rời khỏi người lao động Do vậy mọi chính sáchtrong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với chính sách xã hội: phải đảm bảo làm sao đểngười lao động ở nước ngoài được lao động như trong cam kết của hợp đồng, đượcđảm bảo các hoạt động công đoàn, cũng như có chế độ tiếp nhận và sử dụng sau khi họhoàn thành hợp đồng và trở về nước

3.3 XKLĐ là sự kết hợp hài hòa giữa quản lí vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động,

tự chịu trách nhiệm của các các tổ chức XKLĐ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Nếu như trước đây (1980-1990), chúng ta tham gia các hiệp định song phương vềXKLĐ có quy định rõ ràng những thỏa thuận chi tiết về điều kiện XKLĐ Thì trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự quản lý của Nhà nước chỉ ở tầm vĩ mô

và các tổ chức XKLĐ phải tự chịu trách nhiệm phần lớn về các hoạt động của mình

3.4 Phải đảm bảo lợi ích của cả ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động

Trong lĩnh vực XKLĐ lợi ích kinh tế của Nhà nước chính là các khoản ngoại tệ

mà người lao động gửi về nước và các khoản thu từ thuế Lợi ích của các tổ chứcXKLĐ chủ yếu là các khoản thu được từ các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước.Còn lợi ích của người lao động chính là các khoản thu nhập Do vậy các chế độ, chínhsách phải làm sao để đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, trong đó phải thật chú ý đếnlợi ích trực tiếp của người lao động

3.5 Xuất khẩu lao động là hoạt động thường xuyên biến đổi.

Hoạt động XKLĐ phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập khẩu lao động,

do vậy cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở nước ngoài đang và sẽ đượcthực hiện để xây dựng chính sách và chương trình giáo dục đào tạo phù hợp, linh hoạt,đón đầu trong hoạt động XKLĐ

4 Sự cần thiết khách quan và vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động

4.1 Sự cần thiết khách quan

Trang 9

4.1.1 Cơ sở lý thuyết

Sự phân bố không đồng đều về dân cư, về điều kiện tự nhiên dẫn đến luồng di

cư lao động giữa các quốc gia

Dư thừa lao động, mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề, sự chênh lệch giá cả sứclao động trong nước và sức lao động nước ngoài, sự chênh lệch về mức thu nhập vàmức sống giữa người lao động trong nước và người lao động đi làm việc ở nướcngoài…

Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng khách quan đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ,lực lượng sản xuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biêngiới quốc gia mà mở rộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế

4.1.2 Cơ sở thực tiễn ở nước ta:

+ Sự gia tăng dân số, lao động ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết phải phát triểnXKLĐ Với tốc độ tăng dân số trên dưới 2% như hiện nay tạo nên áp lực đối với đờisống và việc làm Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới Tìnhtrạng không có việc làm hoặc việc làm không đầy đủ chiếm 20% lực lượng lao động.+ Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm càng gay gắt khi đổi mới cơ cấu kinh tế, tổchức lại lao động cho phù hợp với cơ cấu mới của nền kinh tế Trong các năm qua, laođộng khu vực Nhà nước dư thừa khoảng 30%-50%, tương đương 1 triệu người

+ Xuất phát từ vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: chúng ta đang trongquá trình CNH, HĐH đất nước và rất cần nguồn vốn đầu tư để phục vụ cho sự nghiệpphát triển đất nước, góp phần cải thiện đời sống còn nhiều khó khăn của nhân dân,nâng cao tay nghề lao động Theo thống kê của Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, năm 2011,chúng ta đã đưa được 88.298 lao động đi làm việc ở nước ngoài

+ Ngoài ra, nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phải đối mặt với những khókhăn, khủng hoảng nên việc XKLĐ ở nước ta cũng gặp phải nhiều thách thức Do đó

Trang 10

việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc XKLĐ ở nước ta trong giaiđoạn tới là vô cùng cần thiết.

4.2 Vai trò của hoạt động XKLĐ

4.2.1 Về mục tiêu kinh tế

XKLĐ có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế Trước hết, nó góp phần giảiquyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Có thẻ nói, XKLĐ giữ một vị trírất quan trọng trong chương trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trongchiến lược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu củaĐảng và Nhà nước ta đặt ra tới năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo Kinh nghiệm từ một sốnước cho thấy, XKLĐ là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có hiệu quảcao Theo ILO, tính đến năm 1999 có 920 triệu người trên thế giới thất nghiệp và thiếuviệc lam Trong đó, các nước thuộc khối G7 có khoảng 45 triệu lao động thất nghiệp.Điều đó đã gây nên tình trạng giảm sút tăng trưởng kinh tế cao.Để khắc phục tìnhtrạng này, các nước đã thành công bằng sử dụng giải pháp XKLĐ

Không chỉ thể, XKLĐ còn góp phần thúc đẩy ngoại thương, tạo ra nguồn thungoại tệ lớn cho đất nước, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân

4.2.2 Về mục tiêu xã hội

Mặc dù còn những hạn chế nhất định so với tiềm năng, song XKLĐ ở Việt Namtrong những năm qua bước đầu đã đạt được những thành công nhất định XKLĐ gópphần làm giảm sức ép về việc làm trong nước, ổn định xã hội, nâng cao thu nhập vàchất lượng cuộc sống Không chỉ thế, nó còn giúp nâng cao tay nghề và chất lượngnguồn nhân lực trong nước, làm cho người lao động trong nước có cơ hội tiếp cận vàhội nhập với nền kinh tế thế giới

Trang 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2006 -2010

1 Thực trạng

1.1 Hình thức xuất khẩu lao động

Hình thức XKLĐ là các hình thức thực hiện việc đưa ngườI lao động đi làm việc

ở nước ngoài do nhà nước quy định

Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2010 tồn tại một số hình thức sau:

Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước ngoài.

Nội dung: Các doanh nghiệp XKLĐ sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước

ngoài theo các hợp động cung ứng lao động

Đặc điểm:

- Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đào tạođến đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài

- Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra

- Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận

- Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp củangười sử dụng lao động nước ngoài

- Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài đảm bảo

Ở Việt Nam, năm 2007 và nửa đầu năm 2008, nhiều doanh nghiệp của ta đã kýđược các hợp đồng với điều kiên tôt để đưa lao động sang làm việc tại Liên bang Nga,Belarus va Ucraina trong các ngành nghề xây dựng, sản xuất, chế tạo (lắp ráp điện tử ,sản xuất ô tô, ….) và may mặc Trong 2 năm vừa qua, đã đưa được hơn 1000 lao độngsang Nga và các nước SNG với thu nhập bình quân hàn tháng khoảng 300 USD Ở thịtrường Cộng hòa Séc, từ năm 2006-2008, các hợp động mà ta ký kết với thị trường

Trang 12

này đã đưa được khoảng 2000 lao động sang làm việc trong các nghề cơ khí, điện

tử, may mặc, thu nhập bình quân khoảng 500USD/tháng

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài

Nội dung: Các doanh nghiệp Việt nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước

ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thứcđầu tư khác Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng vớiquá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

- Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân thủ theoquy định của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài

Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động với cá nhân lao động với người sử dụng lao động nước ngoài.

Hình thức này ở Việt nam còn rất ít vì nó đòi hỏi người lao động phải có trình độhọc vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác

1.2 Các thị trường XKLĐ

Tính đến năm 2009, đã có khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở 40quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau Vào thời điểm

Trang 13

năm 2011, xét về lượng tiếp nhận thì lao động Việt Nam nhiều nhất tại Đài Loan, sau

đó là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Ả Rập Saudi, Lào, Campuchia

Một số thị trường khác như Brunei, Singapore, các tiểu vương quốc Ả Rập thốngnhất cũng đang được mở rộng Các quốc gia phát triển có thu nhập cao như Úc, Mỹ,Canada, Hàn Quốc, Phần Lan vá Ý cũng là mục tiêu XKLĐ mà Việt Nam hướng đến.Không giống với Đài Loan và Malaysia được xem là thị trường truyền thống ítđòi hỏi, Nhật Bản được đánh giá là thị trường có nhiều đòi hỏi cao Tuy nhiên, theonhững chính sách và chương trình hợp tác tạo nhiều thuận lợi, lượng tu nghiệp sinhViệt Nam sang Nhật làm việc ngày càng tăng

Dưới đây là thống kê đặc trưng chi phí và loại hình tuyển dụng, lương trung bìnhtại một số thị trường XKLĐ Việt Nam năm 2006:

Bảng 1: Đặc trưng của 1 số thị trường XKLĐ Việt Nam

Thị trường Loại hình tuyển dụng

Thu nhập bình quân tháng (USD)

300-500

Công nhân điệnCông nhân maymặc, dịch vụ

Ả rập Saudi

Lao động phổ thông, Lao động có tay nghềGiúp việc

160-300

Công nhân xâydựng

Kỹ sưQatar, Oman,

Bahrain, UAE

Lao động phổ thôngLao động có tay nghề

400-1000 Công nhân điện

Công nhân xâydựng

Trang 14

Dịch vụ

Phục vụ phòng,khách sạn

Bảng 2: Tổng hợp lao động và ngành nghề (Đơn vị: người)

Thị trường Ngành nghề Số LĐXK đã qua đào tạo Tổng

Trang 15

Thị trường Ngành nghề Số LĐXK đã qua đào tạo Tổng

Trang 16

Bảng 3: Lượng XKLĐ tại các thị trường (Đơn vị: người)

Nhật

Bản

HànQuốc

ĐàiLoan

Malaysia Cata UAE Ả

Rập

xê út

CHSéc

MaCaoKhác Tổng

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Năm 2008 tăng so với năm 2006 là 14848 người (tương đương với 119%), và sovới 2007 tăng 10363 người (tương đương với 113%) Do chịu ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, nên tốc độ tăngcủa năm 2008 chậm hơn 5,6% so với tốc độ tăng của năm 2007 Tuy nhiên, trong bốicảnh nhiều công ty phá sản, nền kinh tế đình trệ thì con số trên đã thể hiện những nỗlực hết mình của chính phủ và các ban ngành đối với sự phát triển ngành XKLĐ Chođến nay, khủng hoảng kinh tế vẫn còn đang là một rào cản đối với sự phát triển củanền kinh tế Việt Nam thì ngành XKLĐ vẫn vươn lên để hoàn thành chỉ tiêu năm 2009xuất khẩu 90.000 người lao động Theo báo cáo 8 tháng năm 2009 của Cục quản lý laođộng ngoài nước, tổng số lao động đi XKLĐ đạt 45.634 người tương đương với 50,2%

so với định mức đặt ra của năm 2009

Bảng 4: Lao động xuất khẩu trong 8 tháng năm 2009 (Đơn vị: ngườ)i

Nhật

Bản

HànQuốc

Ngày đăng: 21/12/2014, 20:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Đặc trưng của 1 số thị trường XKLĐ Việt Nam - hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng giầy dép tại công ty da giầy hà nội
Bảng 1 Đặc trưng của 1 số thị trường XKLĐ Việt Nam (Trang 13)
Bảng 2: Tổng hợp lao động và ngành nghề (Đơn vị: người) - hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng giầy dép tại công ty da giầy hà nội
Bảng 2 Tổng hợp lao động và ngành nghề (Đơn vị: người) (Trang 14)
Bảng 3: Lượng XKLĐ tại các thị trường (Đơn vị: người) - hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng giầy dép tại công ty da giầy hà nội
Bảng 3 Lượng XKLĐ tại các thị trường (Đơn vị: người) (Trang 16)
Bảng 4: Lao động xuất khẩu trong 8 tháng năm 2009 (Đơn vị: ngườ)i - hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng giầy dép tại công ty da giầy hà nội
Bảng 4 Lao động xuất khẩu trong 8 tháng năm 2009 (Đơn vị: ngườ)i (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w