1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn Tiền Giang

103 1,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 450 KB

Nội dung

nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn Tiền Giang

Trang 1

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tiền Giang là một tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ, trong những năm qua,dới tác động của nền kinh tế thị trờng, Tiền Giang đang có những chuyển biếnmạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội Bên cạnh những mặttích cực đã đợc ghi nhận, tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn cũng diễn biếnphức tạp hơn, với phơng thức thủ đoạn phạm tội tinh vi, nguy hiểm hơn Trong

đó, những tội phạm rất nghiêm trọng hoạt động có tổ chức xuất hiện ngày càngnhiều, đặc biệt là tội cớp tài sản Hiện nay ở Tiền Giang, tội phạm cớp tài sản có

tổ chức không chỉ xảy ra vào ban đêm ở những nơi vắng vẻ ít ngời qua lại, màcòn xảy ra ngay vào ban ngày ở thị trấn, thị tứ, nơi có dân c đông đúc, gây lolắng trong d luận quần chúng nhân dân, ảnh hởng không tốt đến tình hình trật tựxã hội tại địa phơng

Theo báo cáo của Công an tỉnh Tiền Giang, trong 5 năm từ 2002 đến

2006, tại địa bàn tỉnh Tiền Giang xảy ra 188 vụ cớp tài sản Trong số này, có 161

vụ cớp tài sản do các băng nhóm đối tợng hoạt động phạm tội có tổ chức gây ra,chiếm tỉ lệ 85,64% Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án cớp tài sản có tổ chức đã xảy

ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nhận thấy, đa số đối tợng phạm tội, nhất là các

đối tợng cầm đầu đều đã có tiền án, tiền sự, thậm chí có nhửừng ủoỏi tửụùng đang

có lệnh truy nã trên toàn quốc; phạm vi hoạt động phạm tội rộng, liên tuyến, liêntỉnh; cách thức gây án táo bạo nhng cũng rất tinh vi, xảo quyệt Đáng chú ý hơn,những công cụ, phơng tiện, hung khí mà các đối tợng phạm tội cớp tài sản có tổchức sử dụng để gây án rất nguy hiểm nh: súng, lựu đạn, mã tấu, thuốc gây mê,dao các loại, xe gắn máy phân khối lớn Do tính chất nguy hiểm nh vậy, nênhành vi cớp tài sản của các băng nhóm phạm tội có tổ chức không những xâmphạm quyền sở hữu tài sản của ngời khác mà còn đe dọa gây nguy hại đến tínhmạng, sức khoẻ của công dân đợc pháp luật bảo vệ Đặc biệt, mỗi khi bị pháthiện bắt giữ, các đối tợng phạm tội luôn tỏ ra ngoan cố, quanh co, tìm mọi cách

để che dấu tội phạm, che dấu đồng bọn, tiêu hủy chứng cứ

Do những đặc điểm nêu trên nên công tác điều tra các vụ án cớp tài sản

do băng nhóm phạm tội có tổ chức gây ra hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, tốn

Trang 2

kém rất nhiều thời gian và công sức, lại bộc lộ nhiều điểm thiếu sót, hạn chế.Mặc dù công an tỉnh Tiền Giang đã có nhiều cố gắng, tỉ lệ điều tra khám pháthành công các vụ án cớp tài sản có tổ chức bình quân hàng năm chiếm tỷ lệkhoảng 72,67%, nhng tỉ lệ này hiện đang có chiều hớng giảm Trong khi đó, tìnhhình hoạt động của loại tội phạm này lại ngày càng gia tăng ở địa bàn tỉnh Tiền

Giang Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

điều tra các vụ án cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang" là cấp

thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu

Tội phạm cớp tài sản là loại tội phạm nguy hiểm, có ảnh hởng nghiêmtrọng đến TTATXH Đấu tranh chống tội phạm cớp tài sản là một nhiệm vụ hếtsức quan trọng, nhng rất phức tạp, khó khăn và nguy hiểm, luôn đợc lực lợngCAND nói chung và lực lợng CSND nói riêng tập trung quan tâm cả về công tácphòng ngừa, đấu tranh, cũng nh nghiên cứu dới nhiều góc độ khác nhau Trong

đó có thể kể đến nh: luận văn thạc sĩ Luật năm 1996 của Nguyễn Văn Thủy

"Điều tra tội phạm cớp trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt-Trung"; đề tài khoahọc cấp Bộ năm 1999 "Tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam - Thực trạng,nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa" của Bùi Văn Thịnh, Đinh Tuấn Anh và

đồng nghiệp; luận văn thạc sĩ Luật năm 2001 của Nguyễn Đình Bình "Phát hiện,

điều tra các vụ cớp xe máy trên tuyến đờng giao thông ở địa bàn thành phố HồChí Minh" và nhiều công trình nghiên cứu khác, nhiều báo cáo khoa học và bàiviết đợc đăng trên các tạp chí khoa học của ngành Tuy nhiên, đến nay cha cócông trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và đi sâu về hoạt động điều tra các vụ

án cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát, tổng kết, phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng côngtác điều tra các vụ án cớp tài sản có tổ chức do Cơ quan cảnh sát điều tra công antỉnh Tiền Giang tiến hành, rút ra những u điểm đạt đợc, những tồn tại, hạn chế vànguyên nhân của nó Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động điều tra các vụ án cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh TiềnGiang

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 3

Để đạt đợc mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu cần phải giải quyếtmột số nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Khảo sát nắm đợc những tình hình có liên quan đến công tác điều tra các

vụ án cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

- Làm rõ tình hình và đặc điểm hình sự của tội phạm cớp tài sản có tổ chứctrên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian từ năm 2002 đến 2006, những vấn đềtác động đến quá trình điều tra đối với tội phạm này

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá làm rõ việc vận dụng các phơng pháp,chiến thuật điều tra tội phạm cớp tài sản có tổ chức mà cơ quan cảnh sát điều tracông an tỉnh Tiền Giang tiến hành trong 5 năm qua, từ naờm 2002 - 2006, làm rõnhững thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó

- Dự báo có cơ sở khoa học về diễn biến tình hình tội phạm này trong thờigian tới Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

điều tra tội phạm cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

4 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tợng nghiên cứu

Nghiên cứu về công tác điều tra các vụ án cớp tài sản có tổ chức trên địabàn của cụ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của các băng, nhóm tộiphạm cớp tài sản có tổ chức và thực trạng tiến hành các biện pháp phát hiện, điềutra loại tội phạm này của cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang,trong thời gian 5 năm, từ năm 2002 - 2006

5 Phơng pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phơng pháp luận

Luận văn đợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phơng pháp luận duy vật biệnchứng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, t tởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bảncủa Đảng, Nhà nớc ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốcgia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội

5.2 Phơng pháp nghiên cứu cụ thể

Trang 4

Quá trình nghiên cứu luận văn, đã sử dụng các phơng pháp nghiên cứu sau:-Phơng pháp nghiên cứu tài liệu.

-Phơng pháp tổng kết

-Phơng pháp thống kê

-Phơng pháp nghiên cứu điển hình

-Phơng pháp so sánh, phân tích

-Phơng pháp tọa đàm trao đổi

6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung lý luận về phơngpháp, chiến thuật điều tra hình sự nói chung, cũng nh phơng pháp, chiến thuật

điều tra các vụ án cớp tài sản do băng nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện nóiriêng Ngoài ra kết quả nghiên cứu của luận văn còn là tài liệu phục vụ cho quátrình nghiên cứu, tham khảo trong giảng dạy và học tập tại các trờng CSND

Những giải pháp trình bày trong luận văn này, Công an tỉnh Tiền Giang cóthể tham khảo, vận dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điềutra các vụ án cớp tài sản có tổ chức ở địa bàn tỉnh Tiền Giang

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đợc cấu trúc thành 3 chơng

và có phần phụ lục kèm theo để dẫn chứng minh họa

Chơng 1 Nhận thức về tội phạm cớp tài sản có tổ chức và hoạt động phát hiện, điều tra

1.1 Nhận thức về tội phạm cớp tài sản có tổ chức

1.2 Hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm cớp tài sản có tổ chức

Chơng 2 Tình hình tội phạm cớp tài sản có tổ chức và thực trạng công tác phát hiện, điều tra của lực lợng CSĐT công an tỉnh Tiền Giang

2.1 Tình hình tội phạm cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

từ năm 2002 - 2006

2.2 Thực trạng công tác phát hiện, điều tra tội phạm cớp tài sản có tổ chứctrên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Chơng 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án

cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

3.1 Dự báo tình hình tội phạm cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh TiềnGiang

Trang 5

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án cớp tài sản có

tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Chơng 1 Nhận thức về tội phạm cớp tài sản có tổ chức

và hoạt động phát hiện, điều tra 1.1 Nhận thức về tội phạm cớp tài sản có tổ chức

1.1.1 Khái niệm về tội phạm cớp tài sản trong Bộ luật hình sự nớc CHXHCN Việt Nam

Theo khoản 1, điều 8 Bộ luật Hình sự nớc CHXHCN Việt Nam năm 1999qui định: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đợc qui định trong Bộ luậthình sự, do ngời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô

ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâmphạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, antoàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe,danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân,xâm phạm những lĩnh vực khác của pháp luật xã hội chủ nghĩa."

Trong những giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau, qui định về tội phạmnói chung, cũng nh những tội phạm cụ thể nói riêng cũng có những điểm khácnhau Trớc đây, trong Bộ luật Hình sự nớc CHXHCN Việt Nam năm 1985, tộiphạm cớp tài sản đợc qui định bởi hai điều luật: Điều 129 quy định về tội cớp tàisản xã hội chủ nghĩa và Điều 151 qui định về tội cớp tài sản của công dân, dohành vi cớp tài sản xâm phạm đến hai khách thể khác nhau đợc pháp luật hình sựbảo vệ, nhng những dấu hiệu pháp lý về mặt khách quan, chủ thể, chủ quan củatội phạm đều giống nhau

Đến nay, qua quá trình sửa đổi và xây dựng mới, Bộ luật Hình sự nớcCHXHCN Việt Nam năm 1999 chỉ qui định tội cớp tài sản trong một điều luật

Cụ thể tại Điều 133 qui định tội cớp tài sản nh sau:

1- Ngời nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành

vi khác làm cho ngời bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự đợcnhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mời năm

2- Phạm tội thuộc một trong các trờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảynăm đến mời lăm năm:

Trang 6

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phơng tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngời khác mà tỉ lệ

th-ơng tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mơi triệu đồng đến dới hai trămtriệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng

3- Phạm tội thuộc một trong các trờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mờihai năm đến hai mơi năm:

a) Gây thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngời khác mà tỉ lệ

th-ơng tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dới năm trămtriệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng

4- Phạm tội thuộc một trong các trờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mờitám năm đến hai mơi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngời khác mà tỉ lệ

th-ơng tật từ 61% trở lên hoặc làm chết ngời;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

5- Ngời phạm tội có thể bị phạt tiền từ mời triệu đồng đến một trăm triệu

đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm c trú từmột năm đến năm năm

1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội phạm cớp tài sản

Cớp tài sản là tội phạm mang tính chất nguy hiểm cao nhất trong các tộixâm phạm sở hữu và là tội danh đợc xếp đầu tiên trong chơng XIV của Bộ luậtHình sự nớc CHXHCN Việt Nam

Sở hữu là một quyền thiêng liêng đợc Nhà nớc bảo hộ Quyền sở hữu tàisản đợc qui định và bảo hộ trong Hiến pháp và nhiều văn bản quy phạm pháp luậtkhác Trong Bộ luật Hình sự, quyền sở hữu tài sản đợc bảo hộ và qui định tại ch-

Trang 7

ơng XIV, trong đó tội phạm và hình phạt cụ thể đối với tội cớp tài sản đợc qui

* Mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm thể hiện ởhành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc có hành vi khác làmcho ngời bị tấn công lâm vào tình trạng mất khả năng chống cự nhằm mục đíchchiếm đoạt tài sản

- Dùng vũ lực đợc hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặckhông có vũ khí) để chủ động tấn công vào ai đó; hành động tấn công này có khảnăng gây phơng hại đến tính mạng, sức khỏe của ngời bị tấn công và làm mất khảnăng chống cự lại của họ (ví dụ: dùng súng bắn, dùng dao chém, dùng gậy

đánh ) nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản Việc dùng vũ lực đợc thực hiện ở cảhai phơng thức: bí mật và công khai (ví dụ: lén lút bắn sau lng, đánh sau gáy hoặc công khai để ngời bị tấn công, ngời có mặt tại nơi gây án biết)

- Đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là đe dọa dùng ngay tức thì sức mạnhvật chất nh đã nói trên nếu ngời bị tấn công không chịu khuất phục (ví dụ: giơsúng dọa bắn, rút dao dọa chém ) để làm ngời bị tấn công sợ và tin rằng nếukhông để cho lấy tài sản thì tính mạng, sức khỏe bị nguy hại Thông thờng, hành vi

đe dọa dùng vũ lực đợc kết hợp với những thái độ, cử chỉ, lời nói hung bạo để tạocảm giác cho ngời bị tấn công sợ và tin rằng ngời phạm tội sẽ dùng vũ lực

- Hành vi khác làm cho ngời bị tấn công lâm vào tình thế không thể chống

cự đợc có thể là sử dụng thuốc mê, các loại thuốc hớng thần khác cho ngời bị tấncông uống làm cho ngời bị tấn công mất khả năng bảo vệ tài sản của họ, có thểngời bị tấn công bị trói cả tay chân, bị nhét giẻ vào miệng, bị nhốt khóa chặttrong nhà kiên cố nên không thể chống cự, kêu cứu đợc

Mục đích chung của việc dùng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lựchoặc hành vi khác làm cho ngời bị tấn công lâm vào tình thế không thể chống cự

Trang 8

đợc là để chiếm đoạt tài sản Các hành vi nói trên thờng xảy ra trớc hoặc cùngthời điểm với hành vi chiếm đoạt tài sản Khi ngời tấn công thực hiện một trongcác hành vi nêu trên tức là đã xâm hại đến nhân thân ngời bị tấn công, điều đó cónghĩa là đã xâm phạm đến một trong hai khách thể của tội phạm này Tội cớp tàisản đợc coi là hoàn thành từ thời điểm ngời phạm tội đã thực hiện hành vi dùng

vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho ng ời bị tấncông lâm vào tình trạng không thể chống cự đợc, bất kể ngời phạm tội có chiếm

đoạt đợc tài sản hay cha Cũng đợc coi là phạm tội cớp tài sản nếu thủ phạm đã

sử dụng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc có hành vi khác làm chongời bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự đợc nhằm mục đích giữbằng đợc tài sản y vừa lấy đợc Ví dụ, một ngời lén lút đột nhập vào nhà dân đểtrộm cắp tài sản, sau khi lấy đợc tài sản thì bị chủ nhà phát hiện nên đã rút dao đedọa sẽ đâm chủ nhà nếu chống cự nhằm cố ý giữ bằng đợc tài sản vừa lấy Nhvậy, ngời này đã phạm tội cớp tài sản

* Mặt chủ quan của tội phạm: tội cớp tài sản đợc thực hiện do lỗi cố ý trựctiếp nhằm mục đích vụ lợi Ngời phạm tội biết rõ tài sản mà mình dùng vũ lực đểchiếm đoạt là tài sản của ngời khác nhng vẫn cố ý muốn chiếm đoạt, biến tài sảncủa ngời khác thành tài sản của mình

* Chủ thể của tội phạm: là ngời đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệmhình sự

* Hình phạt: Điều luật qui định tội cớp tài sản có 4 khung hình phạt:

- Khung 1: qui định hình phạt tù từ ba năm đến mời năm, áp dụng đối vớitrờng hợp phạm tội không có tình tiết tăng nặng (khoản 1)

- Khung 2: qui định hình phạt tù từ bảy năm đến mời lăm năm, áp dụng

đối với trờng hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng qui

định tại khoản 2, cụ thể bao gồm: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; táiphạm nguy hiểm; sử dụng vũ khí, phơng tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; gâythơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngời khác mà tỉ lệ thơng tật từ 11%

đến 30%; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mơi triệu đồng đến dới hai trămtriệu đồng; gây hậu quả nghiêm trọng

- Khung 3: qui định hình phạt tù từ mời hai năm đến hai mơi năm, áp dụng

đối với trờng hợp phạm tội trong các trờng hợp sau đây: gây thơng tích hoặc gâytổn hại cho sức khỏe của ngời khác mà tỉ lệ thơng tật từ 31% đến 60%; chiếm

Trang 9

đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dới năm trăm triệu đồng; gây hậuquả rất nghiêm trọng.

- Khung 4: qui định hình phạt tù từ mời tám đến hai mơi năm, tù chungthân hoặc tử hình, áp dụng đối với các trờng hợp: gây thơng tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của ngời khác mà tỉ lệ thơng tật từ 61% trở lên hoặc làm chết ngời;chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng

- Hình phạt bổ sung: ngời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mời triệu

đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quảnchế hoặc cấm c trú từ một năm đến năm năm

Nghiên cứu những đặc điểm pháp lý nêu trên của tội phạm cớp tài sảngiúp việc xác định tội danh và phân biệt tội phạm cớp tài sản với các tội phạm cótính chất chiếm đoạt khác đợc chính xác Từ đó, chủ động vạch ra kế hoạch, giảipháp, chiến thuật điều tra đối với tội phạm cớp tài sản đợc nhanh chóng và cóhiệu quả hơn

1.1.3 Dấu hiệu pháp lý của tội phạm có tổ chức và cớp tài sản có tổ chức

* Tội phạm có tổ chức

Vấn đề tội phạm có tổ chức ở nớc ta hiện nay vẫn còn là vấn đề còn nhiềumới mẻ trong tội phạm học và cả trong khoa học điều tra hình sự Khái niệm vềtội phạm có tổ chức cha đợc đề cập một cách đầy đủ trong các văn bản pháp luậtcủa nớc ta Nó chỉ mới đợc xem xét ở khía cạnh “đồng phạm- là trờng hợp có haingời trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” và “ phạm tội có tổ chức là hìnhthức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những ngời cùng thực hiện tội phạm”(qui định tại Điều 20- BLHS 1999 ) Bên cạnh đó, trong luật hình sự cũng đã xác

định rõ ngời thực hành, ngời tổ chức, ngời xúi giục, ngời giúp sức Ngời thực hành

là ngời trực tiếp thực hiện tội phạm; ngời tổ chức là ngời chủ mu, cầm đầu chỉ huyviệc thực hiện tội phạm; ngời xúi giục là ngời kích động, dụ dỗ, thúc đẩy ngờikhác thực hiện tội phạm; ngời giúp sức là ngời tạo những điều kiện tinh thần hoặcvật chất cho việc thực hiện tội phạm Vì vậy, tội phạm có tổ chức nếu xét về mặtthuật ngữ theo pháp luật Việt Nam, chỉ là một khái niệm xác định một dạng đồngphạm đặc biệt của hoạt động có tổ chức của tội phạm, là dấu hiệu định tính thể

Trang 10

hiện tính chất nghiêm trọng của tội phạm và đợc coi là một trong những tình tiếttăng nặng khi xem xét định khung hình phạt.

Vấn đề tội phạm có tổ chức trong những năm gần đây đợc lực lợng CSNDnói riêng, cũng nh các ngành t pháp nói chung rất quan tâm, và cũng đã có nhiềunhà khoa học nớc ta nghiên cứu Với các góc độ khác nhau, các nhà khoa học đã

đề cập tới tội phạm có tổ chức ở khái niệm, thủ đoạn hoạt động, cơ cấu tổ chứccủa chúng Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánhgiá tội phạm có tổ chức nói chung, cha đi sâu nghiên cứu về từng tội phạm cụthể Vì vậy, cách nhìn nhận, đánh giá trong thực tiễn thế nào là một tội phạm có

tổ chức còn có nhiều quan điểm khác nhau Nhng nhìn chung, ta thấy tội phạm

có tổ chức có những nét nổi bật lên nh sau :

+ Tội phạm có tổ chức không phải là tội danh cụ thể, cũng không chỉ đơnthuần là hành vi của một số ngời, trong đó có ngời thừa hành, kẻ giúp sức, xúigiục nh điều Điều 20- BLHS 1999 qui định, mà đó là hiện tợng gồm hàng loạtcác hành vi khác nhau trong quá trình thực hiện tội phạm của những ngời màhành vi phạm tội đã trở thành hoạt động thờng xuyên và đợc che giấu bằng nhiềuvai trò hợp pháp khác nhau

+ Về hình thức : Tội phạm có tổ chức có cơ cấu rõ ràng và có mối liên kếtchặt chẽ giữa các thành viên trong băng nhóm, hoạt động của tội phạm này thờng

ở mức độ nghiêm trọng trở lên, do một nhóm đối tợng gây ra, hoạt động phạm tội

ở nhiều lĩnh vực khác nhau

+ Về phơng thức, thủ đoạn hoạt động : có tổ chức, rất tinh vi xảo quyệt,

đôi lúc táo bạo và đợc che giấu bằng nhiều hình thức, vỏ bọc khác nhau

+ Tội phạm có tổ chức còn có mối quan hệ rộng rãi, luôn tìm cách muachuộc, cấu kết chặt chẽ với các phần tử thoái hoá biến chất trong cơ quan Nhànớc, chính quyền ở cơ sở, các đơn vị kinh tế để hoạt động phạm tội

+ Có sự liên kết giữa các địa bàn, các ổ nhóm, các đối tợng với nhau để hoạt

động phạm tội, không chỉ ở phạm vi trong nớc mà còn hoạt động xuyên quốc gia

Nh vậy, tội phạm có tổ chức có thể hiểu là những băng, nhóm tội phạm cócơ cấu chặt chẽ, do những tên có nhiều tiền án, tiền sự cầm đầu; có kỷ luật, hoạt

động mang tính chất chuyên nghiệp, liên tục, trên địa bàn rộng, gây thiệt hại lớn

đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của công dân, ảnh hởng

Trang 11

nghiêm trọng đến tình hình TTATXH, gây d luận không tốt trong quần chúngnhân dân.

* Tội phạm cớp tài sản có tổ chức

Dựa trên những qui định về tội cớp tài sản và phạm tội có tổ chức trong Bộ

luật hình sự, ý kiến của nhiều nhà khoa học, cũng nh quan niệm thực tiễn củanhiều cán bộ chiến sĩ trực tiếp đấu tranh chống tội phạm, chúng tôi quan niệm:Tội phạm cớp tài sản có tổ chức là những hành vi cớp tài sản do hai hay nhiều đốitợng thực hiện, có dự mu từ trớc, có tổ chức chặt chẽ, do những đối tợng có tiền

án, tiền sự cầm đầu, điều hành phân công trong suốt quá trình thực hiện tộiphạm; chúng hoạt động liên tục, trên địa bàn rộng, gây nhiều thiệt hại đến tài sản

cự đợc để chiếm đoạt tài sản của ngời khác hoặc đang do ngời khác quản lý

+ Tội phạm này là dạng đặc biệt của “đồng phạm” với mức độ cấu kết cao hơn các dạng “đồng phạm” khác Trong đó có hai hay nhiều đối tợng cùng thực

hiện một tội phạm, giữa chúng có sự cấu kết chặt chẽ, phân công vai trò, vị trí cụthể trong quá trình thực hiện tội phạm Đối với hình thức phạm tội này, nhữngngời đồng phạm đều hoạt động theo tổ chức, coi và sử dụng tổ chức phạm tội củamình nh một công cụ sức mạnh Vì vậy, ngời phạm tội sẽ thực hiện tội phạm mộtcách xảo quyệt hơn, táo bạo hơn, gây ra hậu quả lớn hơn và thủ đoạn che giấu tộiphạm sẽ tinh vi hơn so với các trờng hợp đồng phạm khác

+ Đối tợng tài sản mà các băng, nhóm tội phạm cớp có tổ chức thờngnhằm vào chiếm đoạt là các tài sản có giá trị cao

+ Có dự mu : Đối với loại tội phạm này, đa số trớc khi gây án các đối ợng thờng nghiên cứu trớc địa điểm dự định gây án nh : địa hình, số lợng ngờisinh sống, qua lại; quy luật sinh hoạt của chủ tài sản và những ngời xung quanh Chúng xây dựng kế hoạch, thời gian, phơng thức, thủ đoạn gây án; công cụ, ph-

t-ơng tiện gây án; nơi tiêu thụ tài sản chiếm đoạt đợc cũng nh các pht-ơng thức đốiphó khi bị phát hiện, truy bắt

Trang 12

+ Đối tợng cầm đầu: đối tợng cầm đầu, chủ mu trong các băng, nhóm tộiphạm này thờng là những tên có nhiều tiền án, tiền sự Tên cầm đầu phải có uy lực

đối với các đồng phạm khác, chúng điều hành mọi hoạt động từ giai đoạn chuẩn bị,

đến khi tiến hành gây án, cũng nh việc tiêu thụ, ăn chia tài sản chiếm đoạt đợc

+ Trong các băng, nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chức thờng tồn tại cácquy ớc riêng rất chặt chẽ do tên cầm đầu đặt ra Nếu tên nào trong băng, nhóm viphạm các quy ớc này sẽ bị xử lí nghiêm khắc nh: cắt phần ăn chia, tra tấn, thậmchí có thể bị thủ tiêu

+ Địa bàn hoạt động của các băng, nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chứcrất rộng Chúng hoạt động trên nhiều tuyến, nhiều địa bàn và thậm chí có nhữngbăng, nhóm hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố khác nhau

+ Thủ đoạn hoạt động của các băng, nhóm tội phạm này rất tinh vi, phứctạp Chúng thay đổi liên tục tùy thuộc vào từng băng, nhóm khác nhau, và từngthời gian, địa điểm khác nhau

Trong thực tiễn đấu tranh chống tội phạm, việc nhận diện loại tội phạm này

đôi lúc rất phức tạp, phải chờ đến khi kết thúc điều tra vụ án ta mới xác định đợcchính xác đó có phải là vụ án cớp tài sản có tổ chức hay không Bởi vì có những

vụ án khi xảy ra, khách quan nhìn thấy chỉ có một đối tợng thực hiện, nhng phíasau đó còn có kẻ chủ mu vạch kế hoạch, kẻ giúp sức để tiêu thụ tài sản Vì vậy,khi nghiên cứu cũng nh trong thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm này, chúng taphải có cách nhìn nhận, đánh giá chính xác để từ đó xây dựng giả thuyết, vạch kếhoạch, lựa chọn phơng pháp, chiến thuật điều tra phù hợp nhằm mang lại hiệuquả cao nhất

1.2 Hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm cớp tài sản có tổ chức

1.2.1 Chủ thể tiến hành hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm cớp tài sản có tổ chức

Trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, quan điểm của Đảng và Nhà nớc taluôn nêu rõ là cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lợng, mọi biệnpháp nhằm tích cực xây dựng, chủ động phòng ngừa, chủ động tiến công liên tụclàm tan rã bọn phản cách mạng và bọn phạm tội khác Quan điểm đó chính lànền tảng chính trị-pháp lý quan trọng để tiến hành các cuộc đấu tranh chống tộiphạm của các lực lợng chức năng, trong đó có lực lợng cảnh sát điều tra tội phạm

về trật tự xã hội

Trang 13

Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, lực lợng CSĐT Việt Nam cũng cónhững bớc phát triển khác nhau Từ những tổ, đội công tác của ngành Công an đểgiữ gìn trật tự, trị an trong những năm đầu khi Cách mạng tháng 8 thành công.

Đến nay, mà đặc biệt đợc đánh dấu từ năm 1989, sau khi có Bộ luật TTHS vàPháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ra đời, lực lợng CSĐT đã có những thay đổiquan trọng về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức lực lợng để đáp ứngnhững yêu cầu mới của thực tiễn

Với t cách là một lực lợng độc lập trong hệ thống lực lợng CSND, theoluật CAND và tinh thần của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì lực lợng CSĐT

có chức năng tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộluật TTHS qui định để xác định tội phạm và ngời thực hiện hành vi phạm tội, lập

hồ sơ đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơquan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa Thựchiện các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an và các biện pháp điều tra tốtụng để phát hiện và điều tra khám phá các loại tội phạm xâm phạm trật tự antoàn xã hội Hoạt động nghiệp vụ của lực lợng CSĐTTP về TTXH bao gồm: sutra, hiềm nghi, đặc tình, điều tra trinh sát bí mật (nội tuyến, ngoại tuyến, trinh sát

kỹ thuật, trinh sát xác minh, nhận dạng bí mật ) để phát hiện âm mu, thủ đoạn,hành vi phạm tội của các loại tội phạm Trên cơ sở đó tiến hành phòng ngừa,ngăn chặn không để tội phạm xảy ra và điều tra làm rõ, truy bắt, phối hợp lập hồsơ xử lý các tội phạm đã xảy ra

Theo điều 10 BLTTHS qui định về trách nhiệm xác định sự thật của vụ án

là "Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp đểxác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõnhững chứng cứ xác định có tội và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sựcủa bị can, bị cáo" BLTTHS cũng qui định rõ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạncủa Cơ quan điều tra, Thủ trởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, các biện phápngăn chặn, các hoạt động điều tra Cụ thể, tại khoản 1, điều 110 BLTTHS qui

định: "Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừnhững tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong quân đội nhândân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân" Ngoài ra BLTTHS còn qui

định trong lực lợng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Viện kiển sát nhândân, ngoài các cơ quan điều tra đợc qui định trong điều 110 của Bộ luật này thì

Trang 14

điều 111 còn qui định một số cơ quan khác cũng có chức năng tiến hành một sốhoạt động điều tra theo qui định của pháp luật.

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đợc ủy ban thờng vụ Quốc hộithông qua ngày 20/8/2004, qui định về tổ chức bộ máy, thẩm quyền điều tra cụthể của Cơ quan điều tra; nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Bộ đội biên phòng, Hảiquan, Kiểm lâm, lực lợng Cảnh sát biển và các cơ quan khác đợc giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra nh sau:

- Tổ chức của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an gồm có Cục cảnh sát

điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản

lý kinh tế và chức vụ, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Văn phòng cơquan cảnh sát điều tra

- Tổ chức cơ quan điều tra cấp tỉnh gồm có Phòng cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế

và chức vụ, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Văn phòng cơ quancảnh sát điều tra

- Tổ chức cơ quan điều tra cấp huyện gồm có Đội cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế vàchức vụ, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Bộ máy giúp việc của cơquan cảnh sát điều tra

Tại điều 11 của pháp lệnh qui định về thẩm quyền của Cơ quan Cảnh sát

điều tra

- Cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp huyện điều tra các vụ án hình sự

về các tội phạm qui định tại các chơng XII đến chơng XXII của Bộ luật hình sựkhi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừcác tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhândân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân

- Cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự vềcác tội phạm qui định tại khoản 1 điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyềnxét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điềutra của Cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện nhng xét thấy cần trực tiếp

điều tra

Trang 15

- Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an điều tra các vụ án hình sự về nhữngtội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền của Cơ quan cảnh sát

điều tra cấp tỉnh nhng xét thấy cần trực tiếp điều tra

Nh vậy, Cơ quan điều tra và các cơ quan khác của lực lợng CSND đợcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền điều tra đối vớicác tội phạm qui định từ chơng XII đến chơng XXII trong Bộ luật hình sự, trong

đó có tội phạm cớp tài sản Trên cơ sở pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt động

điều tra thì lực lợng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội là chủ thể trựctiếp tiến hành điều tra tội phạm Cớp tài sản

Phát hiện và điều tra các tội phạm xâm phạm TTXH là một trong nhữngchức năng, nhiệm vụ cơ bản của lực lợng CSĐT đã đợc pháp luật qui định Trong

đó tội phạm Cớp tài sản cũng là một trong những tội phạm xâm phạm TTXH, nêncông tác phát hiện, điều tra loại tội phạm này thuộc trách nhiệm của Cơ quanCSĐT, mà cụ thể là lực lợng CSĐT TP về TTXH

Nh vậy, chủ thể tiến hành hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm Cớp tàisản nói chung, cũng nh những vụ án Cớp tài sản có tổ chức nói riêng, xảy ra trên

địa bàn tỉnh Tiền Giang là lực lợng CSĐT TP về TTXH Công an tỉnh Tiền Giang

1.2.2 Những vấn đề cần chứng minh trong hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm cớp tài sản có tổ chức

Quá trình chứng minh tội phạm là quá trình tiến hành những biện pháp

điều tra theo qui định của pháp luật nhằm phát hiện, thu thập, bảo quản, kiểm tra,

đánh giá, sử dụng chứng cứ để chứng minh tội phạm Những vấn đề phải chứngminh trong vụ án hình sự là hệ thống các tình tiết của vụ án mà cơ quan tiến hành

tố tụng cần phải làm rõ để giải quyết vụ án theo đúng qui định của pháp luật

Căn cứ điều 133 Bộ luật hình sự qui định về tội Cớp tài sản và điều 63 Bộluật TTHS qui định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, ở giai

đoạn khởi tố, điều tra loại tội phạm này, lực lợng CSĐT TP về TTXH cần làm rõnhững vấn đề sau đây:

- Có hành vi cớp tài sản xảy ra hay không

Đây là vấn đề trớc tiên cần phải tiến hành chứng minh, điều tra làm rõ.Với những bớc điều tra ban đầu, Cơ quan CSĐT phải thu thập những tài liệu,chứng cứ để chứng minh là có hành vi Cớp tài sản xảy ra hay không? Hay chỉ làmột vụ báo tin giả, một vụ dựng hiện trờng giả, thậm chí có thể là do ngộ nhận từ

Trang 16

một vụ việc ẩu đã đánh nhau Để chứng minh vấn đề này cần dựa vào kinhnghiệm và các biện pháp nghiệp vụ điều tra, căn cứ vào những dấu hiệu pháp lý

đặc trng đợc qui định trong cấu thành tội phạm cớp tài sản

- Thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm cớp tài sản

Làm rõ thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm là cơ sở tiến hành các hoạt

động điều tra ban đầu, truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng Phải làm rõ địa điểmxảy ra tội phạm có đặc điểm gì, chẳng hạn là nơi vắng vẻ hay là khu dân c, địahình và các đờng giao thông nh thế nào Đồng thời cũng cần biết rõ thời gian xảy

ra vụ án, ban ngày hay ban đêm, khuya hay sớm Nắm rõ những vấn đề này sẽtạo điều kiện thuận lợi để nhận định đối tợng gây án, có kế hoạch điều tra, truybắt phù hợp Để làm rõ vấn đề này cần tiến hành lấy lời khai ngời bị hại, ngờilàm chứng, hỏi cung bị can

- Ngời bị hại trong vụ cớp tài sản là ai

Trong quá trình điều tra vụ án cần làm rõ những thông về ngời bị hại nh

họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở, mức độ thơng tích, mối quan hệ với thủ phạmgây án(nếu có) Đây là nội dung quan trọng không thể thiếu trong quá trình điềutra vụ án cớp tài sản Để làm rõ vấn đề này cần tiến hành lấy lời khai ngời bị hại,ngời làm chứng, hỏi cung bị can, thẩm tra xác minh, trng cầu giám định Trờnghợp cha biết bị hại là ai thì phải thông báo trên các phơng tiện thông tin đạichúng để truy tìm họ

- Tài sản mà tội phạm chiếm đoạt

Chứng minh làm rõ tài sản bị chiếm đoạt về số lợng, đặc điểm, giá trị,nguồn gốc tài sản Đó là căn cứ để tiến hành các biện pháp truy tìm, xác địnhmức độ thiệt hại và mức độ nguy hiểm của tội phạm Đồng thời theo qui định củapháp luật, đây cũng là căn cứ để tòa án định khung hình phạt trong quá trình xét

xử vụ án Có thể làm rõ vấn đề này qua việc lấy lời khai ngời bị hại, ngời làmchứng, hỏi cung bị can, trng cầu giám định

- Thủ đoạn, công cụ, phơng tiện phạm tội

Đối với những vụ án cớp tài sản, hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lựcngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho ngời bị tấn công lâm vào tình trạngkhông thể chống cự đợc nhằm chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc trong mặtkhách quan của cấu thành tội phạm Vì vậy, tội phạm cớp tài sản sử dụng công

cụ, phơng tiện nh: súng, lựu đạn, dao, thuốc mê, dây trói, xe phân khối lớn để

Trang 17

gây án là thờng xuyên xảy ra, việc chứng minh làm rõ thủ đoạn, công cụ, phơngtiện phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng để giải quyết vụ án Có thể làm rõ vấn đềnày qua việc lấy lời khai ngời bị hại, ngời làm chứng, hỏi cung bị can

- Ngời thực hiện hành vi phạm tội là ai? Vụ phạm tội có tổ chức (có đồng phạm) không?

Việc chứng minh ai là ngời thực hiện hành vi phạm tội là vấn đề cốt lõi,quan trọng nhất trong quá trình điều tra vụ án hình sự Đảm bảo ngời thực hiệnhành vi phạm tội có đủ năng lực trách nhiệm hình sự phải bị xử lý trớc pháp luật.Vì vậy cần làm rõ nhân thân, lý lịch, các mối quan hệ, các đặc điểm tâm lý, bệnh

lý cá nhân của ngời thực hiện hành vi phạm tội Bên cạnh đó, cũng cần làm sáng

tỏ ngời thực hiện hành vi phạm tội có đồng phạm hay không? Tức ngoài ngời trựctiếp thực hiện hành vi phạm tội ra, còn có ngời chủ mu, ngời xúi giục hay ngờigiúp sức để gây án không? Vụ phạm tội có tổ chức không? Để làm rõ vấn đề nàycần tiến hành lấy lời khai ngời bị hại, ngời làm chứng, hỏi cung bị can, trích lụctiền án tiền sự, xác minh lý lịch bị can

- Nguyên nhân, điều kiện phạm tội

Trong quá trình điều tra cụ án cớp tài sản, việc làm rõ nguyên nhân điềukiện phạm tội có ý nghĩa rất lớn đến việc phòng ngừa và ngăn chặn loại tội phạmnày trong thời gian tới

Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phạm tội cớp tài sản nh

do nghiện ma túy, cờ bạc, do thích lối sống ăn chơi, lời lao động, do việc quản lý,giáo dục kém ở một số gia đình và đoàn thể, chính quyền ở một số địa ph-

ơng Các nguyên nhân này cộng với những điều kiện nh sự mất cảnh giác của bịhại, đêm tối, đờng vắng sẽ thuận lợi để tội phạm cớp tài sản phát sinh

- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự

Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự đợc qui định cụthể tại điều 46 và 48 Bộ luật hình sự Các tình tiết này sẽ làm căn cứ để Tòa án

Trang 18

quyết định áp dụng khung hình phạt, mức độ xử lý cho từng ngời phạm tội khixét xử vụ án Vì vậy, trong quá trình điều tra phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng

cứ, làm rõ mọi vấn đề có liên quan đến vụ án và ngời thực hiện hành vi phạm tội

để phục vụ công tác xét xử Đảm bảo thực hiện đúng đờng lối đấu tranh của

Đảng và Nhà nớc ta là "Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn áp kết hợp vớigiáo dục cải tạo"

Tóm lại, những vấn đề cần chứng minh đã nêu trên là mục tiêu cần đạt đợctrong quá trình điều tra một vụ án cớp tài sản Cơ quan CSĐT và điều tra viênphải có trách nhiệm thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để làm rõ những vấn đềcần chứng minh

1.2.3 Tổ chức tiến hành hoạt động điều tra các vụ án cớp tài sản có tổ chức

1.2.3.1 Giai đoạn điều tra ban đầu nhằm xác định tội phạm và ngời thực hiện hành vi phạm tội

- Tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm

Tin báo, tố giác về tội phạm cớp tài sản nói chung và các vụ án cớp tài sản

do băng, nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện nói riêng thờng đến cơ quan CSĐT

từ các nguồn: do công dân trực tiếp báo; do công an xã, phờng nơi tội phạm xảy

ra báo; do ngời thực hiện hành vi phạm tội tự thú; hoặc do điều tra khai thác mởrộng các bị can trong những vụ án khác

Khi tiếp nhận tin báo, tố giác vụ cớp tài sản xảy ra trong mọi trờng hợp,

điều tra viên đều phải lập biên bản ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ,

đơn vị công tác của ngời nhận tin; họ tên, tuổi, địa chỉ của ngời báo tin

Nếu khi tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm cớp tài sản mà ngời phạm tội

bị bắt quả tang thì điều tra viên phải lập biên bản phạm tội quả tang, biên bản thugiữ vật chứng, ghi lời khai ngời bị bắt, ngời bị hại, ngời làm chứng

Nếu vụ cớp tài sản xảy ra do công an xã, phờng chuyển đến phải lập biênbản tiếp nhận hồ sơ ban đầu và biên bản ghi nhận tình trạng sức khỏe của ngời bịbắt

Nếu tiếp nhận tin báo vụ cớp tài sản xảy ra công khai mà cha rõ thủ phạmthì khi tiếp nhận tin điều tra viên cần chú ý làm rõ những nội dung sau: Địa điểmxảy ra vụ cớp; thời gian xảy ra và thời gian phát hiện vụ cớp; những tài sản bị c-ớp; bị hại là ai; thủ phạm có để lại dấu vết, đồ vật gì tại hiện trờng; hiện trờngcòn nguyên vẹn không, đã có ngời bảo vệ cha?

Trang 19

Việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm cớp tài sản trong bất cứ trờnghợp nào cũng phải đợc tiến hành khẩn trơng, nhanh chóng, khai thác kịp thời,triệt để mọi thông tin có liên quan để phục vụ công tác điều tra Đồng thời phảichấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu của pháp luật về thủ tục và thời gian tiếpnhận tin Sau khi tiếp nhận tin, điều tra viên phải báo ngay với thủ trởng, phó thủtrởng cơ quan CSĐT và khẩn trơng tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minhnhằm đề ra kế hoạch và biện pháp điều tra thích hợp.

Sau khi kiểm tra, xác minh xác định vụ cớp theo tin báo, tố giác thực tế đãxảy ra, đã có tài liệu chứng cứ và những yếu tố cấu thành tội phạm cớp tài sảntheo qui định tại khoản 1 điều 133 Bộ luật hình sự thì đề xuất với lãnh đạo cóthẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án để tiến hành điều tra Trong trờng hợpngời phạm tội bị bắt quả tang thì đề xuất lãnh đạo ra quyết định khởi tố bị can,lệnh tạm giam bị can, đề nghị VKSND cùng cấp phê chuẩn để tiến hành điều tra

- Khám nghiệm hiện trờng

Khám nghiệm hiện trờng là một nội dung rất quan trọng trong điều tra vụ

án cớp tài sản Để phát hiện, ghi nhận, thu giữ và khai thác triệt để những dấuvết, vật chứng tại hiện trờng, công tác khám nghiệm cần có sự tham gia chặt chẽcủa ngời báo tin, ngời phát hiện hoặc ngời bị hại Bởi vì những ngời này có thểcung cấp cho lực lợng khám nghiệm những thông tin cụ thể về diễn biến sự việc,nơi để lại dấu vết, cũng nh những thay đổi tại hiện trờng Đó là cơ sở để cho côngtác khám nghiệm đợc tiến hành một cách khoa học, có định hớng, đảm bảo pháthiện, ghi nhận đầy đủ các dấu vết của tội phạm phục vụ công tác điều tra tiếptheo

Đối với từng địa điểm, định hình nơi xảy ra vụ cớp tài sản khác nhau, việckhám nghiệm hiện trờng cũng có những bớc tiến hành khác nhau cho phù hợp,nhng chung qui lại công tác khám nghiệm hiện trờng vụ cớp tài sản cần làm rõmột số vấn đề nh: chú ý phát hiện, ghi nhận, thu giữ đầy đủ các dấu vết, đồ vật cóliên quan đến vụ án để lại tại hiện trờng thể hiện hớng đến, hớng tẩu thoát củathủ phạm trớc và sau khi gây án; đặc điểm,vị trí cụ thể những công cụ, phơngtiện, đồ vật của thủ phạm để lại tại hiện trờng; những dấu vết tác động của thủphạm để lại trên thân thể ngời bị hại (nếu có), trên tài sản định cớp, trên cây cối,

đồ vật nơi vụ án xảy ra Đối với những vụ án cớp tài sản xảy ra trong nhà, trongcơ quan, xí nghiệp cần ghi nhận những dấu hiệu cạy phá, lục soát tìm tài sản của

Trang 20

thủ phạm, chú ý những vật nhẵn bóng có thể in lại dấu vân tay của thủ phạm Tấtcả các hoạt động trong quá trình khám nghiệm hiện trờng phải đợc thể hiện rõràng trong biên bản, có chữ ký của đầy đủ thành viên tham gia khám nghiệmtheo qui định.

Qua công tác khám nghiệm hiện trờng, cần tổng hợp, đánh giá, nhận địnhmột số vấn đề: có vụ cớp tài sản xảy ra thật không; vụ cớp tài sản là do bao nhiêu

đối tợng thực hiện hành vi phạm tội; đối tợng phạm tội có thông thuộc địa bàngây án không; hớng tẩu thoát nhằm phục vụ công tác điều tra, truy bắt thủ phạmtheo dấu vết nóng

- Lấy lời khai ngời bị hại

Trong hoạt động điều tra vụ án cớp tài sản, việc lấy lời khai ngời bị hại là

vấn đề rất quan trọng, vì tội phạm cớp tài sản luôn dùng vũ lực hoặc đe dọa dùngngay tức khắc vũ lực để tấn công bị hại, nên khả năng bị hại biết đợc một sốthông tin về thủ phạm gây án Tuy nhiên trong thực tế khi vụ án xảy ra có một số

bị hại vì quá sợ, không bình tĩnh nên thời gian đầu có thể khai báo cha thật sự

đầy đủ và chính xác, đòi hỏi điều tra viên phải biết cách trấn an, biết cách gợi hỏi

để thu thập tài liệu một cách tốt nhất

Thông thờng khi lấy lời khai ngời bị hại trong vụ án cớp tài sản cần làm rõnhững nội dung nh: bị cớp vào thời gian nào, trong hoàn cảnh nào? Địa điểm nơixảy ra vụ cớp tài sản ở đâu? Ai là ngời thực hiện hành vi cớp tài sản, họ tên, tuổi,

địa chỉ (nếu biết), gồm bao biêu ngời gây án? Những ngời gây án đã thực hiệnhành vi phạm tội nh thế nào? Đặc điểm nhận dạng của thủ phạm? Thủ phạm sửdụng công cụ, phơng tiện gì để gây án? Phơng thức, thủ đoạn gây án ra sao? Tàisản mà thủ phạm định chiếm đoạt, hoặc đã chiếm đoạt là gì, trị giá bao nhiêu,

đặc điểm nh thế nào? Có ai biết, hoặc chứng kiến vụ cớp không? Thủ phạm có đểlại dấu vết, đồ vật gì tại hiện trờng không? Hiện trờng còn nguyên vẹn hay đã xáotrộn? Hớng tẩu thoát của thủ phạm sau khi thực hiện hành vi cớp tài sản?

Trong trờng hợp ngời bị hại bị thơng nặng, mê man, bất tỉnh, có thể bị tửvong do hành vi sử dụng vũ lực của thủ phạm, thì sau khi cấp cứu và đợc sự đồng

ý của bác sĩ, điều tra viên cần lấy lời khai ngay với sự tham gia của cán bộ y tế.Nếu không có khả năng hỏi thật chi tiết do ngời bị hại quá mệt thì có thể hỏingắn nhằm thu thập những tài liệu cơ bản nhất về vụ án cớp nh thời gian, địa

điểm xảy ra vụ án, công cụ, phơng tiện, vũ khí mà thủ phạm sử dụng gây án, tài

Trang 21

sản bị chiếm đoạt Trong trờng hợp này có thể sử dụng kết hợp máy ghi âm trongtình huống bị hại bị thơng quá nặng không thể khai báo đợc thì điều tra viên cầntìm và xác định ngời đầu tiên đã phát hiện, cấp cứu ngời bị hại để làm rõ ngời bịhại nói gì với họ về vụ cớp, họ đã phát hiện và đa ngời bị hại đi cấp cứu trong tr-ờng hợp nh thế nào; ngoài họ ra có ai cùng có mặt ở đó, cùng phát hiện và đa ng-

ời bị hại đi cấp cứu Những tài liệu thu đợc trong tình huống này là một trongnhững cơ sở để xác định vụ cớp có xảy ra thật hay không, làm căn cứ để tiếnhành các hoạt động điều tra tiếp theo

- Lấy lời khai ngời làm chứng, ngời biết việc

Khi vụ cớp tài sản xảy ra, điều tra viên cần chú ý phát hiện và tìm gặpnhững ngời làm chứng, ngời biết việc đầu tiên để lấy lời khai của họ về nhữngvấn đề có liên quan đến vụ án Thông thờng ngời làm chứng, ngời biết việc lànhững ngời có mặt ở khu vực xung quanh hiện hiện trờng nơi vụ cớp xảy ra, nơithủ phạm chuẩn bị gây án hoặc trên đờng tẩu thoát Nội dung cần hỏi đối với ng-

ời làm chứng, ngời biết việc cũng tơng tự nh đối với bị hại Tuy nhiên cần làm rõthêm về nguyên nhân phát hiện, hoàn cảnh thời gian và khoảng cách nơi ngờibiết việc chứng kiến vụ cớp so với địa điểm vụ cớp xảy ra, để đánh giá tính chínhxác của lời khai Cần chú ý đến tâm lý của ngời làm chứng, ngời biết việc để gợihỏi phù hợp nhằm mang lợi hiệu quả cao nhất

- Phân tích, nhận định tình hình về đối tợng thực hiện hành vi phạm tội, nơi ẩn nấp, nơi cất giấu tiêu thụ tài sản

Trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ thu thập đợc qua công tác khámnghiệm hiện trờng, lấy lời khai ngời bị hại, ngời làm chứng, các thông tin tài liệukhác và từ kinh nghiệm tích lũy đợc qua thực tiễn điều tra đấu tranh chống tộiphạm để phân tích, nhận định vụ án, lập giả thuyết điều tra, đề ra kế hoạch, ph-

ơng hớng để làm rõ vụ án

- Tiến hành sàng lọc, kiểm tra, xác minh các đối tợng có liên quan

Căn cứ những tài liệu, chứng cứ thu thập đợc qua giai đoạn điều tra ban

đầu, nhanh chóng khoanh vùng, sàng lọc, kiểm tra, xác minh các đối tợng có liênquan, các đối tợng nghi vấn thực hiện hành vi phạm tội Những đối tợng cần chú

ý kiểm tra là những đối tợng hình sự thờng trú trong địa bàn xảy ra vụ án, đặcbiệt chú ý những đối tợng có tiền án, tiền sự về tội cớp tài sản, đối tợng nghiện

ma túy, đối tợng vắng mặt lâu ngày ở địa phơng không rõ lý do quay về, đối tợng

Trang 22

có biểu hiện bất minh về kinh tế sau khi vụ cớp xảy ra, những băng nhóm thanhthiếu niên thờng tụ tập, chơi bời lêu lỏng

1.2.3.2 Giai đoạn điều tra tiếp theo nhằm chứng minh tội phạm và ngời thực hiện hành vi phạm tội

- Khởi tố bị can

Sau khi có đủ căn cứ xác định đối tợng gây án, điều tra viên khẩn trơng đềxuất với thủ trởng cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can theo điều 133 Bộluật hình sự về tội cớp tài sản Trong trờng hợp ngoài tội cớp tài sản, bị can phạmnhiều tội khác thì khi có đủ căn cứ cần ra quyết định khởi tố bổ sung bị can vềcác tội mà bị can đã thực hiện

Khi thủ trởng cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố bị can, thì tùy từngtrờng hợp cụ thể, điều tra viên tiến hành lập kế hoạch điều tra cho phù hợp đểthực hiện giai đoạn điều tra tiếp theo, làm rõ toàn bộ nội dung vụ án

+ Tình huống thứ nhất: Đối tợng gây án cớp tài sản bị bắt quả tang, đã cótài liệu, chứng cứ chứng minh vụ cớp tài sản trên thực tế đã xảy ra thì nhiệm vụcủa hoạt động điều tra tiếp theo là tiến hành các biện pháp để thu thập, kiểm tranhững tài liệu chứng cứ, chiến thuật khám xét, hỏi cung bị can để làm rõ vụ án

+Tình huống thứ hai: Vụ cớp tài sản xảy ra, những ngời thực hiện hành viphạm tội đã đợc xác định, đã khởi tố bị can nhng bị can bỏ trốn hoặc có một số bịcan trong băng nhóm tội phạm bỏ trốn, thì nhiệm vụ đầu tiên đặt ra là phải truybắt bị can bỏ trốn Do đó, điều tra viên phải xây dựng giả thuyết về địa bàn và nơi

ẩn nấu của bị can, các mối quan hệ của bị can, thủ đoạn che dấu tội phạm của bịcan Dự kiến lực lợng, phơng tiện tham gia truy bắt, thời gian, biện pháp tiếnhành Đồng thời phải xác định rõ ràng công tác chỉ đạo điều tra, các mối quan hệ

và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lực lợng tham gia

+Tình huống thứ ba: Tội phạm và một số ngời thực hiện hành vi phạm tội

đã đợc xác định, đã khởi tố bị can Song, còn một số ngời khác cùng tham giaphạm tội nhng cha đợc xác định, cha khởi tố bị can

Tình huống này thờng do các băng nhóm phạm tội có tổ chức gây ra Đây

là tình huống điều tra tơng đối khó khăn, vì nội dung vụ cớp đã đợc làm rõ, đãxác định một số đối tợng tham gia và đã khởi tố bị can Song còn một số đối tợngkhác cùng tham gia phạm tội nhng cha đợc làm rõ, cha khởi tố bị can Đó thờng

là những tên chủ mu, cầm đầu băng nhóm tội phạm có tổ chức đứng phía sau để

Trang 23

điều hành Chính vì vậy, để làm rõ tất cả các đối tợng tham gia vụ cớp tài sản để

xử lý, trong kế hoạch điều tra cần đa ra các giả thuyết sau:

*Giả thuyết về đối tợng gây án còn lại cha bị phát hiện, số lợng, đặc điểmnhân thân, vai trò, vị trí của từng tên trong băng nhóm tội phạm

*Giả thuyết về động cơ, mục đích gây án

*Giả thuyết về quá trình hoạt động phạm tội của bị can và băng nhóm tộiphạm, cũng nh những vụ phạm tội cớp tài sản khác mà bị can và băng nhóm gây ra

Để chứng minh các giả thuyết này, cần tiến hành các biện pháp điều traphổ biến nh:

*Hỏi cung bị can, khai thác toàn bộ các thành viên băng nhóm tội phạm

t-Sau khi bắt đợc bị can cần phải tiến hành khám xét ngay ngời, nơi ở, nơi

ẩn náu của bị can để thu giữ phơng tiện, công cụ và vũ khí mà bị can sử dụng khigây án, tài sản đã chiếm đoạt, những tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án đểcủng cố chứng cứ Tùy trờng hợp cụ thể, điều tra viên có thể tiến hành khám xét

Trang 24

từng bộ phận hoặc cả nhà nếu xét thấy cần thiết Lực lợng khám xét cần đợctrang bị những công cụ, phơng tiện, máy móc cần thiết và thích hợp để phục vụcho việc khám xét nh: máy dò kim loại để tìm súng, lựu đạn , các dụng cụ cạyphá, đào bới, chiếu sáng Đối với những vụ án cớp tài sản do băng nhóm tộiphạm có tổ chức gây ra, trong đó có một số bị can đang lẫn trốn, nếu phát hiện đ-

ợc địa điểm nơi bọn tội phạm cất giấu phơng tiện, công cụ, vũ khí gây án, tài sảnchiếm đoạt thì từng tình hình cụ thể, trớc và sau khi khám xét có thể tiến hànhmật phục ở những địa điểm này để bắt những bị can còn lại Khi mật phục phảithận trọng đề phòng bị can và các đối tợng khác tẩu tán, cất giấu, tiêu hủy nhữngchứng cứ có liên quan đến vụ án cớp tài sản

- Hỏi cung bị can

Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra mà khi tiến hành điều tra viên

có thể thu thập đợc nhiều tài liệu, chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án Trong

điều tra vụ án cớp tài sản, khi hỏi cung bị can, ngoài những nhiệm vụ chung, cầntập trung giải quyết ngay những nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Làm rõ những đối tợng còn lại của vụ án để có biện pháp truy bắt tiếp.+ Làm rõ nơi cất giấu phơng tiện, công cụ, vũ khí gây án, tài sản đã chiếm

đoạt và những đồ vật khác có liên quan đến vụ án để kịp thời thu giữ

+ Làm rõ các giai đoạn hoạt động của băng nhóm tội phạm, vai trò, vị trícủa từng bị can trong băng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chức

+ Thu thập những tài liệu về hoạt động của những tội phạm khác đang tiếptục gây án

Đặc biệt, đối với những vụ án cớp tài sản do băng nhóm tội phạm có tổ chứcgây ra, nếu những bị can của băng nhóm này cha bị bắt hết, cha thu giữ đợc công cụ,phơng tiện, vũ khí gây án, tài sản chiếm đoạt hoặc cha làm rõ hết các đối tợng thamgia gây án, thì khi hỏi cung điều tra viên phải u tiên làm rõ những bị can còn lại đểtiếp tục truy bắt, nơi cất giấu tài sản chiếm đoạt để thu giữ và thu thập những tài liệu,chứng cứ để làm cơ sở bắt các đối tợng tham gia gây án trong vụ cớp tài sản

- Sử dụng đặc tình để phục vụ công tác điều tra

Đối với những vụ án cớp tài sản lớn, mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng dobăng nhóm tội phạm có tổ chức gây ra, cần khám phá nhanh chóng, kịp thời thu hồitài sản bị chiếm đoạt, điều tra khai thác mở rộng, ngăn chặn việc đối tợng đồng bọn

đang lẫn trốn có thể tiếp tục gây án, đa ra xét xử phục vụ yêu cầu chính trị của Đảng,

Trang 25

Nhà nớc thì phải sử dụng đặc tình trại giam lót ổ, tiếp cận bị can để thu thập thêmthông tin có liên quan, phục vụ công tác hỏi cung đạt hiệu quả cao.

- Trng cầu giám định chuyên môn

Sự cần thiết tiến hành trng cầu giám định chuyên môn không những xuất hiện

ở giai điều tra làm rõ thủ phạm, mà còn cần thiết cả ở giai đoạn sau khi khởi tố, bắt bịcan để thu thập tài liệu, củng cố chứng cứ của vụ án Ngoài ra, trong những vụ án cớptài sản do băng nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện, việc giám định còn giúp mởrộng hoạt động điều tra, làm rõ các giai đoạn hoạt động của băng nhóm tội phạm vàcác vụ phạm pháp khác do băng nhóm tội phạm đó gây ra Các giám định thờng đợctrng cầu trong vụ án cớp tài sản là: Giám định dấu vết chân, dấu vết vân tay, dấu vếtgiày, dép, súng, đạn, giám định tài liệu, giám định thơng tích, giám định giá trị tài sản

bị chiếm đoạt

- Nhận dạng

Nhận dạng có thể tiến hành trong giai đoạn trinh sát để xác định phơng hớng

điều tra và trong giai đoạn điều tra công khai nhằm thu thập, củng cố chứng cứ chứngminh tội phạm

- Đối chất

Trong quá trình điều tra vụ án cớp tài sản, do ảnh hởng của yếu tố kháchquan hoặc chủ quan làm cho lời khai của những ngời có liên quan đến vụ án mâuthuẫn nhau về một số vấn đề Vì vậy, cần tiến hành đối chất để giãi quyết nhữngmâu thuẩn đó

Trong những vụ án cớp tài sản có tổ chức thờng phát sinh nhiều mâu thuẫntrong chính lời khai của những đối tợng tham gia gây án Khi khám phá những vụ

án cớp tài sản có tổ chức, các bị can thờng tỏ ra ngoan cố, che dấu hành vi phạmtội cho nhau, nhất là đối với những tên chủ mu, cầm đầu Nhng khi nhận thấykhông thể chối tội trớc những tài liệu, chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập

đợc, bọn chúng lại đỗ lỗi cho nhau nhằm giảm nhẹ hình phạt cho bản thân Trongnhững trờng hợp này, việc lập kế hoạch, chuẩn bị chiến thuật tổ chức đối chất làcần thiết nhằm làm rõ sự thật của vụ án

- Thực nghiệm điều tra

Trong trờng hợp cần thiết khi điều tra vụ án cớp tài sản, điều tra viên tổ chứctiến hành thực nghiệm điều tra để kiểm tra tài liệu, chứng cứ thu thập đợc Đồngthời thu thập tài liệu, chứng cứ mới của vụ án Kiểm tra khả năng theo dõi, nhận biết

Trang 26

một số tình tiết nào đó của ngời bị hại, ngời làm chứng, bị can Ngoài ra, việc thựcnghiệm điều tra còn giúp điều tra viên kiểm tra khả năng thực hiện một hành vi nào

đó trong vụ án nh: bẻ khóa, trói ngời bị hại ,làm rõ quá trình hình thành các dấu vếtnh: vết cạy phá, vết bắn, vết thơng Kết thu đợc qua thực nghiệm điều tra có ý nghĩacủng cố thêm chứng cứ, chứng minh sự thật của vụ án

1.2.3.3 Giai đoạn kết thúc điều tra

Căn cứ vào kết quả điều tra, cơ quan điều tra có thể kết thúc điều tra vụ áncớp tài sản bằng việc ra một trong các quyết định sau đây:

- Đình chỉ điều tra vụ án khi có một trong những căn cứ qui định tại khoản

1 điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự

- Đề nghị truy tố đối với những trờng hợp có đầy đủ chứng cứ để xác định

có tội phạm và bị can Trong trờng hợp này, điều tra viên đợc giao nhiệm vụ thụ

lý vụ án tiến hành làm bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố Bản kết luận điềutra, đề nghị truy tố cùng toàn bộ hồ sơ vụ án đợc gởi đến Viện kiểm sát nhân dâncùng cấp

Đối với những vụ án phức tạp, trớc khi làm bản kết luận điều tra, điều traviên cần báo cáo thủ trởng cơ quan điều tra để thống nhất quan điểm xử lý, hoặccần thiết có thể đề nghị họp ba ngành (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) để thốngnhất quan điển xử lý trên cơ sở khách quan, toàn diện, đúng pháp luật

Kết thúc điều tra vụ án cớp tài sản, đặc biệt là những vụ án phức tạp, có tổchức, điều tra viên cần tổng kết rút kinh nghiệm về quá trình điều tra với sự thamgia của các lực lợng có liên quan, để từ đó rút ra những u, nhợc điểm trong quátrình tổ chức và tiến hành các hoạt động điều tra

Ngoài ra, cần phân tích làm rõ những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tộiphạm để có đề xuất, kiến nghị giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa

Kết luận chơng 1

Trong chơng 1 tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau đây:

- Trên cơ sở qui định của Bộ luật hình sự và kết quả nghiên cứu, luật văn

đã đa ra khái niệm về tội phạm cớp tài sản nói chung cũng nh tội phạm cớp tàisản có tổ chức nói riêng Đồng thời làm rõ những đặc điểm pháp lý của loại tội

Trang 27

phạm này Qua đó làm cơ sở cho việc định tội danh, phân công lực l ợng, tổ chứchoạt động điều tra khám phá.

- Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ khái niệm, nhiệm vụ, chủthể, nội dung, các giai đoạn và biện pháp phát hiện, điều tra khám phá tội phạmcớp tài sản, đặc biệt là các vụ án cớp tài sản có tổ chức của lực lợng CSĐT, cụ thể

là lực lợng CSĐT TP về TTXH Làm rõ đặc điểm mang tính đặc thù trong pháthiện, điều tra khám phá tội phạm cớp tài sản của lực lợng CSĐT TP về TTXH.Bên cạnh đó, luât văn cũng chỉ ra mối quan hệ tham gia phối hợp, xác định vị trí,vai trò của các lực lợng khác trong CSND tham gia phát hiện, điều tra khám phánhững vụ án cớp tài sản có tổ chức

Nội dung Chơng 1 là cơ sở để nghiên cứu công tác phát hiện điều tra kháphá tội phạm cớp tài sản nói chung, và những vụ án cớp tài sản có tổ chức nóiriêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Chơng 2 tình hình tội phạm cớp tài sản có tổ chức

Trang 28

và thực trạng công tác phát hiện, điều tra của lực lợng Cảnh sát điều tra công an tiền Giang 2.1 Tình hình tội phạm cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2002 - 2006

2.1.1 Đặc điểm địa bàn tỉnh Tiền Giang có liên quan đến tình hình tội phạm cớp tài sản có tổ chức

Tiền Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, ở vào tọa độ địa

lý kéo dài từ 10 12'43'' đến 10 35'19'' vĩ tuyến Bắc và từ 105 49'12'' đến 10648'32'' kinh tuyến Đông, có diện tích tự nhiên là 2.366,600 km vuông (chiếm0,71% diện tích cả nớc và 5,88% diện tích đồng bằng sông Cửu Long) Phí Bắcgiáp tỉnh Long An; phía nam giáp 2 tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long với sông Tiền làranh giới tự nhiên; phía đông giáp biển Đông với 32 km bờ biển; phía tây giáptỉnh Đồng Tháp Tỉnh Tiền Giang nằm dọc theo bờ bắc sông Tiền, chiều dài theohớng đông-tây khoảng 120 km đờng chim bay; chiều rộng theo hớng nam-bắc,nơi rộng nhất 40 km, nơi hẹp nhất 10 km

Với vị trí đó, Tiền Giang trở thành cửa ngõ quan trọng của miền Tây, nốiliền TP.Hồ Chí Minh-trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Nam bộ-với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bằng cả hai tuyến đờng thủy và bộ Dovậy, mật độ xe cộ, tàu thuyền và ngời qua lại địa bàn tỉnh Tiền Giang rất cao

Đây là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhng đồng thời cũng thu hút các

đối tợng phạm tội đến hoạt động, hoặc lẩn trốn sự truy bắt của các cơ quan chứcnăng vì có tuyến giao thông thông suốt, di chuyển dễ dàng

Về tổ chức hành chính tỉnh Tiền Giang gồm có: thành phố Mỹ Tho, thị xã GòCông và 7 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phớc, Chợ Gạo, Gò Công Tây và

Gò Công Đông) Về dân số toàn tỉnh hiện có khoảng 1.717.427 ngời, mật độ trung bình

711 ngời/km2(1) Nếu so với mật độ dân số trung bình cả nớc thì mật độ dân số TiềnGiang cao hơn gấp 4,2 lần và cao hơn gấp 2,5 lần so với mật độ trung bình ở đồng bằngsông Cửu Long Nhng dân c phân bố không đồng đều, chỉ tập trung chủ yếu ở TP.MỹTho, thị xã Gò Công và các thị trấn Tiền Giang hiện có cơ cấu dân số trẻ (tuổi từ 24trở xuống chiếm 51%, riêng tuổi từ 19 trở xuống chiếm 42%) Tỉ lệ cao trong cơcấu dân số của lứa tuổi từ 19 trở xuống phản ánh thành phần dân số sống phụthuộc ở Tiền Giang rất cao, điều này ảnh hởng rất nhiều vấn đề trong đời sống xãhội cần phải giải quyết, trong đó có tác nhân hình thành nên những băng nhóm

Trang 29

thanh thiếu niên phạm pháp, không có việc làm, ăn chơi lêu lỏng Và đó cũng làmột trong những nguyên nhân hình thành ngày càng nhiều băng nhóm tội phạm

có tổ chức ở Tiền Giang, đặc biệt là tội phạm cớp tài sản

Là địa bàn trung chuyển với hệ thống giao thông thuận lợi cả về đờng bộ

và đờng thủy, lại nằm giữa TP.Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế của Nam bộ - vàTP.Cần Thơ - trung tâm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long - nên những nămqua, Tiền Giang đã thu hút đợc nhiều nhà đầu t quan tâm, nhiều khu công nghiệp

và tiểu thủ công nghiệp lần lợt hình thành, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất thuhút ngày càng nhiều công nhân lao động trong và ngoài tỉnh đến làm việc, sinhsống Các hoạt động mua bán, du lịch sinh thái, du lịch sông nớc và các loại hìnhdịch vụ ngày càng mở rộng Các loại hình kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vũ tr-ờng, karaoke ngày càng nhiều Đặc biệt, xuất hiện nhiều nhất là các loại nhà trọbình dân để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, ăn ở, học tập của những ngời xa nhà,tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã và các khu công nghiệp, trờng học đã gâykhó khăn cho công tác quản lý nhân hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng Lợi dụng vấn đềnày, nhiều đối tợng hình sự, đối tợng truy nã trong tỉnh và từ nơi khác đến tràtrộn để hoạt động, ẩn náu Trong đó có nhiều đối tợng hình sự nguy hiểm cớp tàisản, chúng cấu kết thành từng băng, nhóm có tổ chức để hoạt động phạm tội

Hiện nay, do ảnh hởng của nền kinh tế thị trờng, tại Tiền Giang xuất hiệnngày càng nhiều các băng nhóm thanh niên có lối sống lệch lạc, không có lý t-ởng, coi trọng vật chất và đồng tiền một cách mù quáng, thích hởng thụ, lại lờilao động, muốn chứng tỏ mình là "đại ca" bằng cách tụ tập băng nhóm, dùng bạolực để tranh giành địa bàn Bên cạnh đó, các hoạt động tệ nạn xã hội nh : mạidâm, cờ bạc, ma túy cũng trên đà phát triển, kéo theo nhiều nhiều đối tợng vàocon đờng ăn chơi, nghiện ngập Đó là những nguyên nhân làm xuất hiện nhiềubăng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chức ở địa bàn tỉnh Tiền Giang thời giangần đây Trong đó, nguy hiểm nhất là các băng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổchức do những đối tợng có tiền án, tiền sự cầm đầu, có sự câu kết giữa đối tợnghình sự tại địa phơng và đối tợng hình sự ở các tỉnh, thành khác Các băng nhómnày hoạt động với mức độ nguy hiểm hơn nhiều, vì chúng vừa thông thuộc địabàn, lại vừa xa lạ với ngời dân địa phơng, khi gây án chúng đến và đi rất nhanh

do có đối tợng tại địa phơng chỉ điểm, nhng khi trực tiếp thực hiện hành vi phạm

Trang 30

tội lại do đối tợng ở địa bàn khác làm, nên công tác điều tra, nhận dạng, kiểmdanh, kiểm diện để sàng lọc đối tợng gặp rất nhiều khó khăn.

Về kinh tế Tiền Giang chủ yếu là nông nghiệp, làm ruộng, vờn và nuôitrồng thủy sản, theo số liệu thống kê năm 2005, có đến 88,5% dân c trong tỉnhsống bằng nghề nông, các ngành công nghiệp và dịch vụ có phát triển nhng cònchậm Đời sống và thu nhập của ngời dân còn thấp, đặc biệt là ở khu vực nôngthôn Số ngời trong độ tuổi lao động bỏ địa phơng đến các tỉnh thành khác nh:

TP Hồ Chí Minh, TP.Cần Thơ, Bình Dơng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu muabán, làm ăn, sinh sống ngày càng nhiều, nhng đa số cũng là làm thuê với mức thunhập không cao, dẫn đến tình hình di biến động dân c liên tục, gây khó khăn chocông tác quản lý dân c, quản lý địa bàn của cơ quan chức năng Có một số đối t-ợng bỏ địa phơng đến nơi khác làm ăn, sinh sống lại lao vào con đờng ăn chơi cờbạc, ma túy, thiếu nợ tiền vay, nên đã cấu kết cùng các đối tợng khác trở về địaphơng, tham gia cùng các băng, nhóm gây án cớp tài sản

Một vấn đề cũng đáng báo động trong thời gian gần đây, khi các trờng Đạihọc, Cao đẳng và Trung học dạy nghề đợc thành lập nhiều tại Tiền Giang, độingũ học sinh, sinh viên tăng lên một cách đáng kể Bên cạnh đa số sinh viênchuyên cần học tập, rèn luyện, cũng xuất hiện một số sinh viên h hỏng, quậy phá,cấu kết với những thanh niên xấu tại địa phơng ăn chơi, uống rợu, sử dụng matúy, gây rối đánh nhau Với cơ chế dạy, học và quản lý thông thoáng của các tr-ờng đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn, gây khó khăn cho việc theo dõi,quản lý vì học sinh, sinh viên hiện nay không còn sống tập trung trong ký túc xá

mà sống rải rác nhiều nơi bên ngoài Các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiềutrong đội ngũ sinh viên Cá biệt, đã xuất hiện những băng nhóm tội phạm c ớp tàisản do những học sinh, sinh viên trực tiếp hoặc tham gia thực hiện Đối vớinhững vụ cớp tài sản có tổ chức do học sinh, sinh viên thực hiện, việc điều tra,sàng lọc đối tợng cũng gặp không ít khó khăn, vì những nhận định sai lầm ban

đầu về đối tợng gây án

Về phong tục, tập quán sinh hoạt, ăn ở và ý thức pháp luật của ngời dân

địa phơng tỉnh Tiền Giang nhìn chung còn nhiều hạn chế, là nguyên nhân làmphát sinh nhiều loại tội phạm, trong đó có tội phạm cớp tài sản Ngời dân TiềnGiang đa số là dân tộc Kinh, một số nhỏ là dân tộc Hoa, Khơme sống đoàn kết

và giúp đỡ lẫn nhau Tính tình hiền hòa, chân thật và rất mến khách nhng cũng dễ

Trang 31

mất cảnh giác trớc những phơng thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi của tội phạm.Ngoài những ngời sống ở khu vực thành phố, thị xã có nhà cửa kiên cố, còn lại đa

số những ngời sống ở khu vực nông thôn đều ở nhà bán kiên cố, thậm chí rất sơ

hở, mất cảnh giác trong quá trình bảo vệ tài sản cá nhân, nh tối ngủ không đóngcửa vào ban đêm, hoặc chỉ để con nhỏ, ngời già ở nhà một mình Đó là những

điều kiện thuận lợi cho các băng nhóm tội phạm cớp tài sản dễ dàng thực hiệnhành vi phạm tội Bên cạnh đó, ở khu vực nông thôn nhân dân lại sống không tậptrung, thờng nhà này cách nhà kia một khoảng cách khá xa, phơng tiện thông tinliên lạc thiếu thốn, lạc hậu, nên khi có vụ cớp tài sản xảy ra việc báo tin và ứngcứu không kịp thời, ngời dân cũng không có ý thức cao về công tác bảo vệ hiệntrờng Những điều đó ảnh hởng rất nhiều đến công tác điều tra, thu thập dấu vết,tìm ngời làm chứng Mặt khác, do địa bàn tỉnh Tiền Giang có diện tích tự nhiênrộng, phần lớn ở địa bàn các huyện đờng xá cha tốt, mật độ dân c tha thớt, ý thứcquần chúng về bảo vệ an ninh trật tự tại xóm ấp cha cao, nên công tác thu thậpthông tin về tội phạm, quản lý con ngời, công tác tuần tra kiểm soát rất khó khăn

và còn nhiều hạn chế Đó là những điều kiện thuận lợi để các đối tợng hình sựnói chung và các băng nhóm tội phạm cớp tài sản nói riêng lợi dụng thực hiệnhành vi phạm tội và ẩn náu

Những đặc điểm tình hình nêu trên đã tiềm ẩn những nguyên nhân và điềukiện của tình trạng tội phạm, và đó thực sự là môi trờng có những thuận lợi để cácloại tội phạm phát sinh, phát triển Trong đó, có sự xuất hiện và hoạt động ngàycàng nhiều của các băng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chức thời gian qua

2.1.2 Tình hình tội phạm cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2002 - 2006

Việc nghiên cứu hoạt động của tội phạm nói chung và tội phạm cớp tài sảnnói riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng dựa trên trên nguyên tắc chung, phổbiết "Tình trạng phạm tội là tình hình tội phạm xảy ra trong một giai đoạn nhất

định của sự thay đổi, phát triển xã hội, mang thuộc tính lịch sử giai cấp, pháp luậthình sự và tổng hợp các số liệu tội phạm với ngời phạm tội xảy ra ở một ngành,một lĩnh vực, một địa phơng hay trong phạm vi toàn quốc vào một khoảng thờigian nhất định" (theo Giáo trình hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lợngCSND-Trờng Đại học CSND, Hà Nội 1996) Trong những năm qua do thực hiệnnhiều đợt tấn công trấn áp tội phạm, nhất là tuyên truyền nâng cao ý thức trách

Trang 32

nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loạitội phạm, nhất là từ khi triển khai Nghị quyết NQ 09/CP và Chơng trình quốc giaphòng chống tội phạm đã đạt đợc những kết quả nhất định Tuy nhiên nhìn chung,phạm pháp hình sự năm sau vẫn phát hiện nhiều hơn năm trớc

Tình hình phạm pháp hình sự trên địa bàn tỉnh Tiền Giang những nămqua, nhìn chung là tăng Một số loại tội phạm có biểu hiện tăng nhanh và diễnbiến ngày càng phức tạp hơn nh: Các tội vi phạm các qui định về an toàn giaothông, cố ý gây thơng tích, trộm cắp tài sản và đặc biệt nguy hiểm là tội phạm c-

ớp tài sản Điều đáng chú ý ở đây là cùng với sự diễn biến phức tạp của tình hìnhtội phạm hình sự, tội phạm cớp tài sản cũng có những diễn biến rất phức tạp,không những về số vụ xảy ra mà còn đáng báo động về tính chất, mức độ nguyhiểm, hậu quả thiệt hại và qui mô, tổ chức của các vụ phạm tội Phơng thức, thủ

đoạn phạm tội của tội phạm cớp tài sản ngày càng tinh vi hơn, hình thành nhiềubăng nhóm hoạt động phạm tội có tổ chức, mang tính chất chuyên nghiệp

So sánh với một số loại tội phạm khác nh: cố ý gây thơng tích, trộm cắptài sản thì tội phạm cớp tài sản chiếm tỉ lệ không cao, nhng cũng là loại tội phạmthờng xảy ra Nếu chỉ tính riêng các tội phạm xâm phạm sở hữu đợc qui định tạichơng XIV Bộ luật hình sự gồm 13 loại tội danh, thì cớp tài sản là loại tội phạmchiếm tỉ lệ khá cao trong các vụ án xâm phạm sở hữu đã xảy ra, chỉ sau tội trộmcắp tài sản và cớp giật tài sản, mặc dù đây là loại tội phạm nguy hiểm nhất trong

số các tội xâm phạm sở hữu Hiện nay các đối tợng cớp tài sản rất ít khi, thậm chíkhông còn hoạt động riêng lẻ nh những năm trớc đây, mà cấu kết thành nhữngbăng, ổ, nhóm có cơ cấu tổ chức chặc chẽ Tổ chức của chúng thờng từ 3 đến 4tên trở lên, do những tên có tiền án, tiền sự cầm đầu và không ngừng cấu kết, lôikéo, kết nạp thêm những phần tử lu manh, không nghề nghiệp tham gia để mởrộng băng nhóm Do vậy, hậu quả thiệt hại mà tội phạm cớp tài sản do băngnhóm tội phạm có tổ chức thực hiện cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, với ph-

ơng thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi hơn, nguy hiểm hơn

Qua khảo sát, nghiên cứu các báo cáo tổng kết của Văn phòng Cơ quanCSĐT và Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH thuộc Công an tỉnh TiềnGiang từ năm 2002 đến năm 2006, đã thống kê xác định đợc diễn biến của tộiphạm cớp tài sản trên địa bàn thời gian qua

Trang 33

Năm 2002, toàn tỉnh xảy ra 1025 vụ phạm pháp hình sự, trong đó số vụ án cótính chất xâm phạm sở hữu là 672 vụ, chiếm tỉ lệ 65,5%; số vụ án cớp tài sản là 36 vụ,chiếm tỉ lệ 5,4%; trong đó số vụ án cớp tài sản có tổ chức là 28 vụ, chiếm tỉ lệ 77,8%.

Năm 2003, toàn tỉnh xảy ra 1037 vụ phạm pháp hình sự, trong đó số vụ án cótính chất xâm phạm sở hữu là 689 vụ, chiếm tỉ lệ 66,4%; số vụ án cớp tài sản là 38 vụ,chiếm tỉ lệ 5,5%; trong đó số vụ án cớp tài sản có tổ chức là 31 vụ, chiếm tỉ lệ 81,6%

Năm 2004, toàn tỉnh xảy ra 915 vụ phạm pháp hình sự, trong đó số vụ án cótính chất xâm phạm sở hữu là 614 vụ, chiếm tỉ lệ 67,1%; số vụ án cớp tài sản là 33 vụ,chiếm tỉ lệ 5,4%; trong đó số vụ án cớp tài sản có tổ chức là 29 vụ, chiếm tỉ lệ 87,9%

Năm 2005, toàn tỉnh xảy ra 1044 vụ phạm pháp hình sự, trong đó số vụ án cótính chất xâm phạm sở hữu là 702 vụ, chiếm tỉ lệ 67,2%; số vụ án cớp tài sản là 39 vụ,chiếm tỉ lệ 5,6%; trong đó số vụ án cớp tài sản có tổ chức là 35 vụ, chiếm tỉ lệ 89,7%

Năm 2006, toàn tỉnh xảy ra 1077 vụ phạm pháp hình sự, trong đó số vụ án cótính chất xâm phạm sở hữu là 726 vụ, chiếm tỉ lệ 67,4%; số vụ án cớp tài sản là 42 vụ,chiếm tỉ lệ 5,8%; trong đó số vụ án cớp tài sản có tổ chức là 38 vụ, chiếm tỉ lệ 90,5%

Số liệu trên bản thống kê cho thấy: Mặc dù số lợng các vụ phạm pháp hình

sự nói chung tăng không đáng kể, nhng tội phạm cớp tài sản, mà đặc biệt là các

vụ án cớp tài sản có tổ chức đang có diễn biến rất phức tạp, theo chiều hớng tăngdần, năm sau nhiều hơn năm trớc

2.1.3 Đặc điểm hình sự của tội phạm cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Đặc điểm hình sự của tội phạm chính là những điểm tơng đối đầy đủ vềquy luật hoạt động của tội phạm, cũng nh những điều kiện tồn tại và phát triểncủa nó Vì vậy, khi nghiên cứu về công tác phát hiện, điều tra loại tội phạm cớptài sản có tổ chức, đòi hỏi phải nghiên cứu nắm vững nội dung từng đặc điểm,thấy đợc mối quan hệ giữa các điểm đó với nhau Và từ những đặc điểm đó rút ra

ý nghĩa thực tiễn trong công tác phát hiện, điều tra tội phạm cớp tài sản có tổchức, nhằm mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn

Đặc điểm hình sự của một loại tội phạm là tổng hợp những đặc điểm,thuộc tính riêng biệt, ổn định vốn có, phổ biến, mang tính quy luật, có ý nghĩa

đến công tác điều tra khám phá tội phạm Mỗi loại tội phạm cụ thể có những đặc

điểm hình sự chung và những đặc điểm hình sự đặc thù của loại tội phạm ấy

Trang 34

Những đặc điểm này có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra trên cả 2 phơng diện

lý luận và thực tiễn

Đối với điều tra viên, sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm hình sự của từngloại tội phạm cụ thể, trên từng địa bàn cụ thể là rất cần thiết để đa ra những giảthuyết và kế hoạch điều tra phù hợp

Trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu của các nhàkhoa học, cũng nh từ thực tiễn, kinh nghiệm đúc kết trong quá trình điều tra các

vụ án cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mà tác giả đã nghiêncứu cho thấy, tội phạm cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cónhững đặc điểm sau:

2.1.3.1 Đặc điểm về thủ đoạn gây án và che dấu tội phạm

Thủ đoạn gây án là hệ thống những hành vi của ngời phạm tội ở các giai

đoạn chuẩn bị gây án, gây án, sau khi gây án và những hành vi che dấu tội phạm,

đợc thực hiện đầy đủ hay từng phần, bị chi phối bởi yếu tố chủ quan hay kháchquan, kết hợp với việc sử dụng những vũ khí và phơng tiện thích hợp nhằm đạt đ-

ợc mục đích mà ngời phạm tội dự định

Việc nghiên cứu thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm của tội phạm cớptài sản có tổ chức mang lại ý nghĩa rất quan trọng trong công tác điều tra, khámphá các vụ án do loại tội phạm này gây ra Đặc điểm về thủ đoạn gây án và chegiấu tội phạm của các băng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chức tại Tiền Giang

đợc phản ánh ở các giai đoạn cụ thể sau đây:

* Giai đoạn chuẩn bị gây án

Một trong những đặc điểm của tội phạm cớp tài sản có tổ chức là có nhiều

đối tợng cùng công khai sử dụng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc

có hành vi khác nh sử dụng thuốc ngủ, thuốc gây mê làm cho ngời bị hại bị têliệt, lâm vào tình trạng không thể chống cự đợc để chiếm đoạt tài sản của họ Do

có nhiều đối tợng cùng tham gia thực hiện một tội phạm, nên đòi hỏi tội phạm

c-ớp tài sản có tổ chức phải có giai đoạn chuẩn bị cho thống nhất về phơng thức,thủ đoạn gây án, phân công vai trò, trách nhiệm của từng tên khi thực hiện hành

vi phạm tội, cũng nh chuẩn bị về hung khí, phơng tiện và kế hoạch gây án rõràng, chu đáo hơn Những hành động chuẩn bị của tội phạm cớp tài sản có tổchức thờng là:

Trang 35

- Lựa chọn mục tiêu tấn công Thực tiễn nghiên cứu các vụ án cớp tài sản

có tổ chức xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2002 đến năm 2006 chothấy: đến 92% số vụ án mà trong đó các đối tợng cớp tài sản có tổ chức đã lựachọn trớc mục tiêu tấn công Mục tiêu tấn công của các băng nhóm tội phạm cớptài sản có thể rất cụ thể, rõ ràng nh xác định trớc ngời nào, nhà nào mà bọn chúng

sẽ tấn công Thông thờng đó là những ngời giàu, thờng xuyên mang nhiều tiền,vàng mà chúng đã chính mắt trong thấy, hoặc qua biểu hiện nhận thấy họ cónhiều tài sản Đối với các vụ án cớp tài sản xảy ra trong nhà, thì ngoài việc xác

định chủ nhà là ngời giàu có, các đối tợng gây án còn xác định về cấu trúc cănnhà, đặc điểm địa hình xung quanh, qui luật sinh hoạt của những ngời trong nhà.Việc lựa chọn trớc những mục tiêu tấn công này sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc gây án đợc trót lọt

Ví dụ: Nh băng cớp tài sản do tên Lê Quang Tờng, sinh năm 1974, ngụ ấpThọ Khơng, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang cầm đầu gồm 9 đối t-ợng Do đã có nhiều tiền án, tiền sự nên Lê Quang Tờng luôn cẩn thận trong việcxác định, lựa chọn mục tiêu tấn công trớc khi gây án để chuẩn bị kế hoạch hành

động và phân công vai trò cụ thể cho từng đối tợng tham gia Từ tháng 4/2005

đến tháng 6/2005 băng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chức do Tờng cầm đầu

đã gây ra liên tiếp 4 vụ, trong đó tất cả các mục tiêu tấn công đều đợc Tờng và

đồng bọn xác định trớc Đó là các cô gái bán bia ôm, cà phê ôm đèn mờ có mangnhiều nữ trang, ở các quán nhỏ không kiên cố cặp tỉnh lộ 864 thuộc huyện GòCông Tây và thị xã Gò Công Ban ngày Tờng và đồng bọn giả là khách đến quánuống nớc để thăm dò địa hình, đến khuya vắng ngời thì tổ chức đột nhập vàoquán dùng dao, lỡi lê, dây trói khống chế nạn nhân cớp tài sản rồi nhanh chóngtẩu thoát bằng xe gắn máy

- Bàn bạc kế hoạch gây án Nghiên cứu các vụ cớp tài sản xảy ra ở địa bàntỉnh Tiền Giang nhận thấy có trên 90% là do các băng nhóm tội phạm có tổ chứcthực hiện, với phơng thức, thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm ngày càng tinh

vi hơn Điều này chứng minh rằng các băng nhóm tội phạm này ngày càng có kếhoạch gây án hoàn chỉnh hơn, bàn bạc, phân công vai trò cụ thể hơn

Đối với những vụ án cớp tài sản có tổ chức lớn, gồm nhiều tên, do đối tợng

có nhiều tiền án, tiền sự cầm đầu thì việc bàn bạc kế hoạch gây án cũng thờngxuyên hơn, cụ thể hơn Nên bọn chúng rất ít khi bộc lộ sơ hở trong quá trình gây

Trang 36

án, nh việc để lại dấu vết, công cụ, phơng tiện gây án, gây khó khăn rất nhiều chocông tác điều tra.

Đối với những vụ án cớp tài sản có tổ chức đơn giản, việc bàn bạc chuẩn

bị kế hoạch gây án của các đối tợng cũng đơn giản hơn Sau khi gặp nhau, các

đối tợng nhanh chóng lên kế hoạch gây án, chuẩn bị công cụ, phơng tiện và tiếnhành thực hiện ngay kế hoạch hành động Đối với những vụ án này, việc thu thậpdấu vết và thông tin về tội phạm tơng đối thuận lợi hơn

- Chuẩn bị công cụ, phơng tiện và vũ khí cần thiết để gây án Qua nghiêncứu các vụ án cớp tài sản có tổ chức xảy ra tại địa bàn tỉnh Tiền Giang nhận thấy97% số vụ án đối tợng phạm tội có sử dụng công cụ, phơng tiện, vũ khí để gây

án Các công cụ, vũ khí mà tội phạm cớp tài sản có tổ chức thờng sử dụng là daogăm, lỡi lê, mã tấu, ống tiếp sắt, gậy gỗ, thuốc ngủ, thuốc gây mê, dây trói, khẩutrang che mặt

Để tránh việc tuần tra phát hiện của các cơ quan chức năng, có những băngnhóm cớp tài sản khi gây án không sử dụng công cụ, vũ khí, nhng đều có chuẩn bịphơng tiện là xe gắn máy phân khối lớn để tẩu thoát nhanh sau khi gây án

Ví dụ, lúc 21 giờ 30 phút ngày 25/01/2006, tại đoạn đờng vắng thuộc xãBình Phục Nhất, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang, chị Đinh Thị Tuyết Mai, sinh năm

1981, ngụ ấp 1, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo trên đờng đi làm ở xí nghiệp may

về, bị 04 đối tợng đi trên 02 xe gắn máy khống chế, đe dọa sẽ bóp cổ, đánh chếtchị Mai nếu chị truy hô Do quá sợ, chị Mai không dám chống cự, để bọn chúngcớp số tài sản mà chị Mai mang trong ngời gồm: 01 sợi dây chuyền, 01 đôi bôngtai, tổng cộng 2,6 chỉ vàng 24 kara và 360.000đ Sau đó, phát hiện thấy có ngời lạchạy xe đến, bọn chúng đã nhanh chóng lên xe gắn máy tẩu thoát

* Giai đoạn gây án

Nghiên cứu thực tiễn hoạt động điều tra các vụ cớp tài sản có tổ chức xảy ra

ở Tiền Giang cho thấy giai đoạn gây án của bọn tội phạm cớp xảy ra rất nhanh:tiếp cận mục tiêu tấn công; sử dụng vũ lực khống chế hoặc tấn công nạn nhân; lụcsoát, tìm kiếm, chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng rút lui khỏi hiện trờng

Qua nghiên cứu các vụ án cớp tài sản có tổ chức xảy ra tại Tiền Giang từnăm 2002 đến năm 2006 nhận thấy: để tiếp cận mục tiêu tấn công nhằm mục

đích chiếm đoạt tài sản, bọn tội phạm thờng có những thủ đoạn phổ biến sau:

Trang 37

- Phục sẵn ở nơi vắng, tối, ít ngời qua lại, khi xác định bị hại đi qua với sốngời ít hơn số tên trong băng nhóm tội phạm, có mang theo tài sản có giá trị, thì

tổ chức tấn công Trong những trờng hợp này, các băng nhóm tội phạm cớp tàisản có tổ chức rất ít khi tấn công những ngời đi thành từng đoàn, từng nhóm với

số lợng nhiều hơn số tên trong băng nhóm của chúng Vì khi đó, việc khống chếngời bị hại rất khó khăn, khả năng những ngời bị hại chống trả, truy hô và tộiphạm bị phát hiện là rất lớn Thủ đoạn này chiếm 31,68% số vụ án đã xảy ra

- Dùng phơng tiện xe ôtô, xe gắn máy, ghe thuyền chạy dạo trên đờng,trên sông Khi phát hiện mục tiêu thì theo dõi, bám sát, đến khi thấy có điều kiệnthuận lợi để gây án lập tức tấn công Hoặc giả vờ làm ngời đi đờng thuê taxi, xe

ôm điều nạn nhân chở đến địa điểm thuận lợi để gây án Thủ đoạn này chiếm30,43 % số vụ án đã xảy ra

- Lựa chọn sẵn mục tiêu tấn công, thờng là các quán bán hàng, nhà củanhững ngời giàu có, lập kế hoạch đột nhập, bất ngờ khống chế bị hại để chiếm

đoạt tài sản Thủ đoạn này chiếm 24,22% số vụ án đã xảy ra

- Ngoài ra, bọn chúng còn sử dụng thuốc ngủ, thuốc gây mê lén lút chonạn nhân uống, khi nạn nhân đã lâm vào tình trạng mê man, bất tỉnh thì chiếm

đoạt tài sản rồi bỏ nạn nhân lại hiện trờng Mặc dù hành vi phạm tội của các băngnhóm này không tấn công trực diện với bị hại nhng hết sức nguy hiểm, làm ảnhhởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bị hại, vì có trờng hợp bọn chúng bỏ cả nạnnhân xuống tuyến đờng giao thông nhiều xe qua lại vào ban đêm, trong khi nạnnhân không còn khả năng điều khiển đợc hành vi Thủ đoạn này chiếm 13,66%

số vụ án đã xảy ra

Ví dụ, băng nhóm tội phạm cớp tài sản bằng thủ đoạn dùng thuốc gây mê

do Nguyễn Lệ Hồng, sinh năm 1959, ngụ ấp Thới Thuận, xã Thới Thạnh, ThốtNốt, Cần Thơ cầm đầu gồm 11 đối tợng Thủ đoạn phạm tội của băng nhóm này

là sử dụng xe ôtô loại 16 chổ ngồi, giả làm xe chở khách chạy dạo trên tuyếnQuốc lộ 1, từ TP.Hồ Chí Minh đến, Kiên Giang, Cà Mau và các tỉnh miền Tây,khi gặp khách đón xe có mang nhiều vàng, hoặc có khả năng mang theo nhiều tàisản thì đón lên xe Sau đó gạ gẫm làm quen, mời khách uống nớc có pha thuốcgây mê do bọn chúng chuẩn bị sẵn Do nớc mà bọ chúng mời đều là các lon nớc

đóng hộp, chủ yếu là lon nớc hiệu Red Bull, nên bị hại không cảnh giác Khi bịhại đã uống nớc mê man bất tỉnh, thì bọn chúng chiếm đọat hết tài sản mà bị hại

Trang 38

mang theo Sau đó, bỏ nạn nhân xuống khu vực đờng vắng ngời qua lại Cónhững trờng hợp, bị hại phải ngủ suốt đêm bên lề đờng, khi đợc phát hiện đa đicấp cứu đến 3 ngày sau mới tỉnh.

Khi đã tiếp cận đợc nạn nhân, hoặc điều đợc nạn nhân đến địa điểm thuậnlợi, hành vi của các đối tợng cớp tài sản thờng sử dụng là:

- Dùng dao, súng khống chế nạn nhân, làm nạn nhân quá sợ hãi khôngdám chống cự để chiếm đoạt tài sản

- Trờng hợp nguy hiểm hơn bọn tội phạm không khống chế, đe dọa nạnnhân trớc, mà bất ngờ tấn công trực tiếp vào ngời nạn nhân, thờng là dùng dao

đâm, dùng gậy đánh, làm nạn nhân bỏ chạy để lại tài sản cho bọn chúng chiếm

đoạt Đây là cách thức gây án của những băng nhóm cớp tài sản có tổ chức đơngiản, thờng từ 2 - 4 tên, và mục tiêu mà bọn chúng thờng tấn công là những ngời

sử dụng xe gắn máy

- Đối với các băng nhóm tội phạm cớp tài sản bằng thủ đoạn đột nhập vàonhà, vào hàng quán thì ngoài việc dùng dao, súng khống chế nạn nhân, bọnchúng còn sử dụng dây, khăn giẻ để buộc, trói, bị miệng nạn nhân Sau đó hămdọa, tra hỏi nạn nhân để tìm nơi cất giấu tài sản Nếu cảm thấy không tin tởng,bọn chúng tự cạy phá, tìm kiếm tài sản để chiếm đoạt Có những băng nhóm tộiphạm còn xóa dấu vết, làm xáo trộn hiện trờng để gây khó khăn cho hoạt động

điều tra trớc khi rút lui

* Giai đọan sau khi gây án: Sau khi chiếm đoạt đợc tài sản, mặc dù làbăng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chức, nhng bọn chúng vẫn luôn tìm cáchnhanh chóng rút lui khỏi hiện trờng bằng các phơng tiện đã chuẩn bị sẵn, hoặcbằng chính phơng tiện mà bọn chúng vừa cớp đợc Tuy nhiên đối với các băngnhóm cớp tài sản có tổ chức, nếu sau khi gây án bị nạn nhân truy hô, truy đuổi,bọn chúng sẵn sàng tiếp tục tấn công khống chế nạn nhân Có trờng hợp bọnchúng còn sử dụng hung khí gây thơng tích cho nạn nhân và những ngời tham giatruy đuổi Ngoài ra, bọn chúng còn khống chế cả ngời đi đờng để chiếm đọat ph-

ơng tiện tẩu thoát

* Thủ đoạn che giấu tội phạm: Nhằm tránh sự phát hiện, trong từng giai

đọan của quá trình gây án, bọn tội phạm cớp tài sản có tổ chức thờng có nhữnghành vi che giấu tội phạm phổ biến nh:

Trang 39

- Trong giai đoạn chuẩn bị gây án, chúng thờng bí mật tập hợp đầu bọn để bàn

kế hoạch, phân công nhiệm vụ chuẩn bị phơng tiện, công cụ, và hung khí gây án

- Trong giai đọan gây án, bọn tội phạm thờng sử dụng mặt nạ, khẩu trang

để che mặt, đeo găng tay, giả giọng nói, giả tên, giả giấy tờ, biển số xe…

- Sau khi gây án, bọn tội phạm thờng tiêu thụ tài sản ngay trớc khi có sựtruy tìm của cơ quan công an, hoặc mang tài sản đến địa bàn khác tiêu thụ; cấtgiấu, tiêu hủy phơng tiện, công cụ, hung khí gây án Đặc biệt, đối với tội phạm c-

ớp tài sản có tổ chức, bọn chúng còn tính toán đến việc hợp lý hóa thời gian vắngmặt, bố trí nhân chứng chứng minh cho sự ngoại phạm, tung tin đánh lạc hớng dluận Khi bị bắt giữ thì ngoan cố không khai báo, hoặc khai báo gian dối, tìm mọicách đối phó với cơ quan điều tra

2.1.3.2 Đặc điểm về hiện trờng và các dấu vết phổ biến

Qua nghiên cứu các vụ án cớp tài sản có tổ chức xảy ra trên địa bàn tỉnhTiền Giang từ năm 2002 đến 2006, có thể phân lọai hiện trờng các vụ cớp này ở 3loại chủ yếu: hiện trờng trong nhà, hiện trờng ngoài trời và hiện trờng trên cácphơng tiện giao thông nh ôtô, ghe, thuyền…

- Hiện trờng trong nhà là hiện trờng xảy ra tại nơi c trú, các tiệm vàng, cácquán kinh doanh Tại Tiền Giang, theo số liệu chúng tôi nghiên cứu, hiện trờngnày chiếm 30,43% trong số vụ án đã xảy ra

- Hiện trờng ngoài trời là hiện trờng là hiện trờng mà nơi xảy ra vụ án ởtrên đờng, đồng ruộng, vờn cây… Tại Tiền Giang, theo số liệu chúng tôi nghiêncứu, hiện trờng này chiếm 56,52% trong số vụ án đã xảy ra

- Hiện trờng trên các phơng tiện giao thông nh xe ôtô, ghe, thuyền… ờng xảy ra trong các vụ án mà tội phạm sử dụng thuốc ngủ, thuốc gây mê mời bịhại là hành khách đi cùng uống, để bị hại ngủ mê rồi chiếm đọat tài sản Ngoài

th-ra, do tỉnh Tiền Giang có nhiều sông, rạch, nên số ngời sống, buôn bán, đi lạibằng ghe, thuyền tơng đối nhiều Vì vậy có những băng nhóm lợi dụng lúc vắngngời, thờng là vào ban đêm, đột nhập lên ghe, thuyền dùng hung khí khống chếnạn nhân cớp tài sản Theo số liệu chúng tôi nghiên cứu, hiện trờng này chiếm13,04% trong số vụ án cớp tài sản có tổ chức đã xảy ra tại Tiền Giang

Trang 40

Những dấu vết phổ biến thờng thu đợc tại những hiện trờng nêu trên là:dấu vết vân tay, dấu vết chân, giày dép của đối tợng gây án; các dấu vết chém,gãy, đổ, vỡ… do các phơng tiện, công cụ, hung khí gây án gây ra; nguồn hơi,lông tóc, máu, da… của đối tợng gây án để lại tại hiện trờng do xô xát với nạnnhân; các công cụ, phơng tiện, hung khí mà thủ phạm bỏ lại hiện trờng khi vội vảtrốn chạy; những đồ vật, tài sản cá nhân của thủ phạm sử dụng trong quá trìnhgây án làm rơi lại tại hiện trờng nh mẫu thuốc lá, bút viết, chìa khóa, điện thoại

2.1.3.3 Đặc điểm về địa điểm và thời gian gây án

Qua nghiên cứu các vụ án cớp tài sản có tổ chức xảy ra tại địa bàn tỉnhTiền Giang thời gian nhận thấy:

* Về địa điểm gây án của các băng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chứcrất đa dạng Chúng có thể gây án tại nhà, tiệm kinh doanh, hàng quán của bị hại;trên đờng phố hoặc đờng nông thôn; ở vùng quê hoặc cả ở thị trấn, thị xã; ở khuvực vắng ngời hoặc ở cả trong khu vực dân c đông đúc; thậm chí ở trên các ph-

ơng tiện giao thông nh xe ôtô, ghe, thuyền Tuy nhiên, hầu hết những vụ án cớptài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mà chúng tôi nghiên đều xảy ra ởcặp các tuyến đờng giao thông, thuận tiện cho việc di chuyển đến và rút lui củatội phạm

* Về thời gian gây án Đây là một trong những yếu tố trong mặt khách quancủa tội phạm Thời gian gây án cũng là một trong những giả thuyết điều tra mà

điều tra viên thờng đa ra trong quá trình điều tra vụ án Xác định đúng thời giangây án của thủ phạm sẽ giúp cho điều tra viên có cơ sở để tiến hành các biện pháp

điều tra, nhất là kiểm tra, xác minh những đối tợng nghi có liên quan đến vụ án

Trong 161 hồ sơ vụ án cớp tài sản có tổ chức xảy ra trên địa bàn tỉnh TiềnGiang đã nghiên cứu cho thấy, thời gian xảy ra các vụ án đợc thống kê, xác định

nh sau:

- Khoảng thời gian từ 7 giờ đến 11 giờ, xảy ra 7 vụ, chiếm tỉ lệ 4,35%

Ngày đăng: 03/04/2013, 13:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w