Đặc điểm hình sự của tội phạm cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn Tiền Giang (Trang 40 - 55)

tỉnh Tiền Giang

Đặc điểm hình sự của tội phạm chính là những điểm tơng đối đầy đủ về quy luật hoạt động của tội phạm, cũng nh những điều kiện tồn tại và phát triển của nó. Vì vậy, khi nghiên cứu về công tác phát hiện, điều tra loại tội phạm cớp tài sản có

tổ chức, đòi hỏi phải nghiên cứu nắm vững nội dung từng đặc điểm, thấy đợc mối quan hệ giữa các điểm đó với nhau. Và từ những đặc điểm đó rút ra ý nghĩa thực tiễn trong công tác phát hiện, điều tra tội phạm cớp tài sản có tổ chức, nhằm mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn.

Đặc điểm hình sự của một loại tội phạm là tổng hợp những đặc điểm, thuộc tính riêng biệt, ổn định vốn có, phổ biến, mang tính quy luật, có ý nghĩa đến công tác điều tra khám phá tội phạm. Mỗi loại tội phạm cụ thể có những đặc điểm hình sự chung và những đặc điểm hình sự đặc thù của loại tội phạm ấy. Những đặc điểm này có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra trên cả 2 phơng diện lý luận và thực tiễn.

Đối với điều tra viên, sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm hình sự của từng loại tội phạm cụ thể, trên từng địa bàn cụ thể là rất cần thiết để đa ra những giả thuyết và kế hoạch điều tra phù hợp.

Trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, cũng nh từ thực tiễn, kinh nghiệm đúc kết trong quá trình điều tra các vụ án cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mà tác giả đã nghiên cứu cho thấy, tội phạm cớp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có những đặc điểm sau:

2.1.3.1 Đặc điểm về thủ đoạn gây án và che dấu tội phạm

Thủ đoạn gây án là hệ thống những hành vi của ngời phạm tội ở các giai đoạn chuẩn bị gây án, gây án, sau khi gây án và những hành vi che dấu tội phạm, đợc thực hiện đầy đủ hay từng phần, bị chi phối bởi yếu tố chủ quan hay khách quan, kết hợp với việc sử dụng những vũ khí và phơng tiện thích hợp nhằm đạt đợc mục đích mà ngời phạm tội dự định.

Việc nghiên cứu thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm của tội phạm cớp tài sản có tổ chức mang lại ý nghĩa rất quan trọng trong công tác điều tra, khám phá các vụ án do loại tội phạm này gây ra. Đặc điểm về thủ đoạn gây án và che giấu tội

phạm của các băng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chức tại Tiền Giang đợc phản ánh ở các giai đoạn cụ thể sau đây:

* Giai đoạn chuẩn bị gây án

Một trong những đặc điểm của tội phạm cớp tài sản có tổ chức là có nhiều đối tợng cùng công khai sử dụng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc có hành vi khác nh sử dụng thuốc ngủ, thuốc gây mê... làm cho ngời bị hại bị tê liệt, lâm vào tình trạng không thể chống cự đợc để chiếm đoạt tài sản của họ. Do có nhiều đối tợng cùng tham gia thực hiện một tội phạm, nên đòi hỏi tội phạm cớp tài sản có tổ chức phải có giai đoạn chuẩn bị cho thống nhất về phơng thức, thủ đoạn gây án, phân công vai trò, trách nhiệm của từng tên khi thực hiện hành vi phạm tội, cũng nh chuẩn bị về hung khí, phơng tiện và kế hoạch gây án rõ ràng, chu đáo hơn. Những hành động chuẩn bị của tội phạm cớp tài sản có tổ chức thờng là:

- Lựa chọn mục tiêu tấn công. Thực tiễn nghiên cứu các vụ án cớp tài sản có tổ chức xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2002 đến năm 2006 cho thấy: đến 92% số vụ án mà trong đó các đối tợng cớp tài sản có tổ chức đã lựa chọn trớc mục tiêu tấn công. Mục tiêu tấn công của các băng nhóm tội phạm cớp tài sản có thể rất cụ thể, rõ ràng nh xác định trớc ngời nào, nhà nào mà bọn chúng sẽ tấn công. Thông thờng đó là những ngời giàu, thờng xuyên mang nhiều tiền, vàng mà chúng đã chính mắt trong thấy, hoặc qua biểu hiện nhận thấy họ có nhiều tài sản. Đối với các vụ án cớp tài sản xảy ra trong nhà, thì ngoài việc xác định chủ nhà là ngời giàu có, các đối tợng gây án còn xác định về cấu trúc căn nhà, đặc điểm địa hình xung quanh, qui luật sinh hoạt của những ngời trong nhà. Việc lựa chọn trớc những mục tiêu tấn công này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gây án đợc trót lọt.

Ví dụ: Nh băng cớp tài sản do tên Lê Quang Tờng, sinh năm 1974, ngụ ấp Thọ Khơng, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang cầm đầu gồm 9 đối t- ợng. Do đã có nhiều tiền án, tiền sự nên Lê Quang Tờng luôn cẩn thận trong việc xác định, lựa chọn mục tiêu tấn công trớc khi gây án để chuẩn bị kế hoạch hành

động và phân công vai trò cụ thể cho từng đối tợng tham gia. Từ tháng 4/2005 đến tháng 6/2005 băng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chức do Tờng cầm đầu đã gây ra liên tiếp 4 vụ, trong đó tất cả các mục tiêu tấn công đều đợc Tờng và đồng bọn xác định trớc. Đó là các cô gái bán bia ôm, cà phê ôm đèn mờ có mang nhiều nữ trang, ở các quán nhỏ không kiên cố cặp tỉnh lộ 864 thuộc huyện Gò Công Tây và thị xã Gò Công. Ban ngày Tờng và đồng bọn giả là khách đến quán uống nớc để thăm dò địa hình, đến khuya vắng ngời thì tổ chức đột nhập vào quán dùng dao, lỡi lê, dây trói khống chế nạn nhân cớp tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát bằng xe gắn máy.

- Bàn bạc kế hoạch gây án. Nghiên cứu các vụ cớp tài sản xảy ra ở địa bàn tỉnh Tiền Giang nhận thấy có trên 90% là do các băng nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện, với phơng thức, thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm ngày càng tinh vi hơn. Điều này chứng minh rằng các băng nhóm tội phạm này ngày càng có kế hoạch gây án hoàn chỉnh hơn, bàn bạc, phân công vai trò cụ thể hơn.

Đối với những vụ án cớp tài sản có tổ chức lớn, gồm nhiều tên, do đối tợng có nhiều tiền án, tiền sự cầm đầu thì việc bàn bạc kế hoạch gây án cũng thờng xuyên hơn, cụ thể hơn. Nên bọn chúng rất ít khi bộc lộ sơ hở trong quá trình gây án, nh việc để lại dấu vết, công cụ, phơng tiện gây án, gây khó khăn rất nhiều cho công tác điều tra.

Đối với những vụ án cớp tài sản có tổ chức đơn giản, việc bàn bạc chuẩn bị kế hoạch gây án của các đối tợng cũng đơn giản hơn. Sau khi gặp nhau, các đối t- ợng nhanh chóng lên kế hoạch gây án, chuẩn bị công cụ, phơng tiện và tiến hành thực hiện ngay kế hoạch hành động. Đối với những vụ án này, việc thu thập dấu vết và thông tin về tội phạm tơng đối thuận lợi hơn.

- Chuẩn bị công cụ, phơng tiện và vũ khí cần thiết để gây án. Qua nghiên cứu các vụ án cớp tài sản có tổ chức xảy ra tại địa bàn tỉnh Tiền Giang nhận thấy 97% số vụ án đối tợng phạm tội có sử dụng công cụ, phơng tiện, vũ khí để gây án.

Các công cụ, vũ khí mà tội phạm cớp tài sản có tổ chức thờng sử dụng là dao găm, lỡi lê, mã tấu, ống tiếp sắt, gậy gỗ, thuốc ngủ, thuốc gây mê, dây trói, khẩu trang che mặt...

Để tránh việc tuần tra phát hiện của các cơ quan chức năng, có những băng nhóm cớp tài sản khi gây án không sử dụng công cụ, vũ khí, nhng đều có chuẩn bị phơng tiện là xe gắn máy phân khối lớn để tẩu thoát nhanh sau khi gây án.

Ví dụ, lúc 21 giờ 30 phút ngày 25/01/2006, tại đoạn đờng vắng thuộc xã Bình Phục Nhất, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang, chị Đinh Thị Tuyết Mai, sinh năm 1981, ngụ ấp 1, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo trên đờng đi làm ở xí nghiệp may về, bị 04 đối tợng đi trên 02 xe gắn máy khống chế, đe dọa sẽ bóp cổ, đánh chết chị Mai nếu chị truy hô. Do quá sợ, chị Mai không dám chống cự, để bọn chúng c- ớp số tài sản mà chị Mai mang trong ngời gồm: 01 sợi dây chuyền, 01 đôi bông tai, tổng cộng 2,6 chỉ vàng 24 kara và 360.000đ. Sau đó, phát hiện thấy có ngời lạ chạy xe đến, bọn chúng đã nhanh chóng lên xe gắn máy tẩu thoát.

* Giai đoạn gây án

Nghiên cứu thực tiễn hoạt động điều tra các vụ cớp tài sản có tổ chức xảy ra ở Tiền Giang cho thấy giai đoạn gây án của bọn tội phạm cớp xảy ra rất nhanh: tiếp cận mục tiêu tấn công; sử dụng vũ lực khống chế hoặc tấn công nạn nhân; lục soát, tìm kiếm, chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng rút lui khỏi hiện trờng.

Qua nghiên cứu các vụ án cớp tài sản có tổ chức xảy ra tại Tiền Giang từ năm 2002 đến năm 2006 nhận thấy: để tiếp cận mục tiêu tấn công nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, bọn tội phạm thờng có những thủ đoạn phổ biến sau:

- Phục sẵn ở nơi vắng, tối, ít ngời qua lại, khi xác định bị hại đi qua với số ngời ít hơn số tên trong băng nhóm tội phạm, có mang theo tài sản có giá trị, thì tổ chức tấn công. Trong những trờng hợp này, các băng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chức rất ít khi tấn công những ngời đi thành từng đoàn, từng nhóm với số lợng nhiều hơn số tên trong băng nhóm của chúng. Vì khi đó, việc khống chế ngời bị

hại rất khó khăn, khả năng những ngời bị hại chống trả, truy hô và tội phạm bị phát hiện là rất lớn. Thủ đoạn này chiếm 31,68% số vụ án đã xảy ra.

- Dùng phơng tiện xe ôtô, xe gắn máy, ghe thuyền chạy dạo trên đờng, trên sông. Khi phát hiện mục tiêu thì theo dõi, bám sát, đến khi thấy có điều kiện thuận lợi để gây án lập tức tấn công. Hoặc giả vờ làm ngời đi đờng thuê taxi, xe ôm điều nạn nhân chở đến địa điểm thuận lợi để gây án. Thủ đoạn này chiếm 30,43 % số vụ án đã xảy ra.

- Lựa chọn sẵn mục tiêu tấn công, thờng là các quán bán hàng, nhà của những ngời giàu có, lập kế hoạch đột nhập, bất ngờ khống chế bị hại để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn này chiếm 24,22% số vụ án đã xảy ra.

- Ngoài ra, bọn chúng còn sử dụng thuốc ngủ, thuốc gây mê lén lút cho nạn nhân uống, khi nạn nhân đã lâm vào tình trạng mê man, bất tỉnh thì chiếm đoạt tài sản rồi bỏ nạn nhân lại hiện trờng. Mặc dù hành vi phạm tội của các băng nhóm này không tấn công trực diện với bị hại nhng hết sức nguy hiểm, làm ảnh hởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bị hại, vì có trờng hợp bọn chúng bỏ cả nạn nhân xuống tuyến đờng giao thông nhiều xe qua lại vào ban đêm, trong khi nạn nhân không còn khả năng điều khiển đợc hành vi. Thủ đoạn này chiếm 13,66% số vụ án đã xảy ra.

Ví dụ, băng nhóm tội phạm cớp tài sản bằng thủ đoạn dùng thuốc gây mê do Nguyễn Lệ Hồng, sinh năm 1959, ngụ ấp Thới Thuận, xã Thới Thạnh, Thốt Nốt, Cần Thơ cầm đầu gồm 11 đối tợng. Thủ đoạn phạm tội của băng nhóm này là sử dụng xe ôtô loại 16 chổ ngồi, giả làm xe chở khách chạy dạo trên tuyến Quốc lộ 1, từ TP.Hồ Chí Minh đến, Kiên Giang, Cà Mau và các tỉnh miền Tây, khi gặp khách đón xe có mang nhiều vàng, hoặc có khả năng mang theo nhiều tài sản thì đón lên xe. Sau đó gạ gẫm làm quen, mời khách uống nớc có pha thuốc gây mê do bọn chúng chuẩn bị sẵn. Do nớc mà bọ chúng mời đều là các lon nớc đóng hộp, chủ yếu là lon nớc hiệu Red Bull, nên bị hại không cảnh giác. Khi bị hại đã uống

nớc mê man bất tỉnh, thì bọn chúng chiếm đọat hết tài sản mà bị hại mang theo. Sau đó, bỏ nạn nhân xuống khu vực đờng vắng ngời qua lại. Có những trờng hợp, bị hại phải ngủ suốt đêm bên lề đờng, khi đợc phát hiện đa đi cấp cứu đến 3 ngày sau mới tỉnh.

Khi đã tiếp cận đợc nạn nhân, hoặc điều đợc nạn nhân đến địa điểm thuận lợi, hành vi của các đối tợng cớp tài sản thờng sử dụng là:

- Dùng dao, súng khống chế nạn nhân, làm nạn nhân quá sợ hãi không dám chống cự để chiếm đoạt tài sản.

- Trờng hợp nguy hiểm hơn bọn tội phạm không khống chế, đe dọa nạn nhân trớc, mà bất ngờ tấn công trực tiếp vào ngời nạn nhân, thờng là dùng dao đâm, dùng gậy đánh, làm nạn nhân bỏ chạy để lại tài sản cho bọn chúng chiếm đoạt. Đây là cách thức gây án của những băng nhóm cớp tài sản có tổ chức đơn giản, thờng từ 2 - 4 tên, và mục tiêu mà bọn chúng thờng tấn công là những ngời sử dụng xe gắn máy.

- Đối với các băng nhóm tội phạm cớp tài sản bằng thủ đoạn đột nhập vào nhà, vào hàng quán thì ngoài việc dùng dao, súng khống chế nạn nhân, bọn chúng còn sử dụng dây, khăn giẻ để buộc, trói, bị miệng nạn nhân. Sau đó hăm dọa, tra hỏi nạn nhân để tìm nơi cất giấu tài sản. Nếu cảm thấy không tin tởng, bọn chúng tự cạy phá, tìm kiếm tài sản để chiếm đoạt. Có những băng nhóm tội phạm còn xóa dấu vết, làm xáo trộn hiện trờng để gây khó khăn cho hoạt động điều tra trớc khi rút lui.

* Giai đọan sau khi gây án: Sau khi chiếm đoạt đợc tài sản, mặc dù là băng nhóm tội phạm cớp tài sản có tổ chức, nhng bọn chúng vẫn luôn tìm cách nhanh chóng rút lui khỏi hiện trờng bằng các phơng tiện đã chuẩn bị sẵn, hoặc bằng chính phơng tiện mà bọn chúng vừa cớp đợc. Tuy nhiên đối với các băng nhóm cớp tài sản có tổ chức, nếu sau khi gây án bị nạn nhân truy hô, truy đuổi, bọn chúng sẵn sàng tiếp tục tấn công khống chế nạn nhân. Có trờng hợp bọn chúng còn sử dụng

hung khí gây thơng tích cho nạn nhân và những ngời tham gia truy đuổi. Ngoài ra, bọn chúng còn khống chế cả ngời đi đờng để chiếm đọat phơng tiện tẩu thoát.

* Thủ đoạn che giấu tội phạm: Nhằm tránh sự phát hiện, trong từng giai đọan của quá trình gây án, bọn tội phạm cớp tài sản có tổ chức thờng có những hành vi che giấu tội phạm phổ biến nh:

- Trong giai đoạn chuẩn bị gây án, chúng thờng bí mật tập hợp đầu bọn để bàn kế hoạch, phân công nhiệm vụ chuẩn bị phơng tiện, công cụ, và hung khí gây án.

- Trong giai đọan gây án, bọn tội phạm thờng sử dụng mặt nạ, khẩu trang để che mặt, đeo găng tay, giả giọng nói, giả tên, giả giấy tờ, biển số xe…

- Sau khi gây án, bọn tội phạm thờng tiêu thụ tài sản ngay trớc khi có sự truy tìm của cơ quan công an, hoặc mang tài sản đến địa bàn khác tiêu thụ; cất giấu, tiêu hủy phơng tiện, công cụ, hung khí gây án. Đặc biệt, đối với tội phạm cớp tài sản có tổ chức, bọn chúng còn tính toán đến việc hợp lý hóa thời gian vắng mặt, bố trí nhân chứng chứng minh cho sự ngoại phạm, tung tin đánh lạc hớng d luận. Khi bị bắt giữ thì ngoan cố không khai báo, hoặc khai báo gian dối, tìm mọi cách đối phó với cơ quan điều tra.

2.1.3.2 Đặc điểm về hiện trờng và các dấu vết phổ biến

Qua nghiên cứu các vụ án cớp tài sản có tổ chức xảy ra trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn Tiền Giang (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w