1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diễn

105 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Giọng điệu giễu nhại với sự trở lại khá ấn tượng, đầu tiên chỉ là một nét chấm phá trong dàn đồng ca bên cạnh giọng trữ tình hoặc khách quan truyền thống chỉ với tư cách là một nét tô đi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TÔN PHƯƠNG LAN

HÀ NỘI - 2009

Trang 3

1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ……… 3

1 Lý do chọn đề tài ……… 3

2 Lịch sử vấn đề … ……… 4

2.1 Về giọng điệu giễu nhại của Hồ Anh Thái ……… 4

2.2 Về giọng điệu giễu nhại trong văn Châu Diên ……… 9

2.3 Về giọng điệu giễu nhại trong văn Tạ Duy Anh ……… 11

3 Phạm vi nghiên cứu ……….……… 15

4 Phương pháp nghiên cứu ….……… 15

5 Cấu trúc luận văn … ……… 16

Chương 1: Giới thuyết về giọng điệu giễu nhại và giọng điệu giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 17 1.1 Giới thuyết về giọng điệu giễu nhại ……… 17

1.1.1 Giới thuyết về giọng điệu trần thuật ……… 17

1.1.2 Giới thuyết về giễu nhại ……… 20

1.1.3 Giọng điệu giễu nhại ……… 24

1.2 Giọng điệu giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975……… 25

1.2.1 Tiền đề xuất hiện cảm hứng và giọng điệu giễu nhại ……… 25

1.2.2 Giọng điệu giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975……… 27

Chương 2: Giọng điệu giễu nhại - một phương thức thể hiện cảm hứng phê phán của nhà văn với hiện thực 32 2.1.Thái độ giễu nhại đối với những vấn đề của đời sống, xã hội……… 35

2.1.1 Lên án những nguy cơ làm biến dạng và tha hóa đối với con người… 35

Trang 4

2

2.1.2 Đau xót trước những chuẩn mực bị đánh tráo……… 45

2.1.3 Phơi bày mặt khuất của đời sống trí thức……… 48

2.1.4 Những góc tối trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn học nghệ thuật 53 2.2 Thái độ giễu nhại đối với con người có những mảnh tính cách bất bình thường 64 2.2.1 Giễu cợt nhưng đau xót, bất lực trước con người sùng ngoại, háo danh, thực dụng ……… 65

2.2.2 Cảnh báo nỗi bất an trước con người phi nhân tính……… 67

2.2.3 Vừa giận vừa thương con người tự nhiên bản năng……… 69

Chương 3: Giọng điệu giễu nhại và những vấn đề nghệ thuật liên quan 74 3.1 Điểm nhìn trần thuật và giọng điệu giễu nhại ……… 74

3.1.1 Giới thuyết về điểm nhìn trần thuật……… 74

3.1.2 Điểm nhìn linh hoạt tạo hiệu ứng cho giọng điệu giễu nhại thêm ấn tượng ……… 76

3.2 Đặt tên nhân vật - một cách giễu nhại của giọng điệu ……… 82

3.2.1 Nhân vật được đặt tên theo cách thông thường ……… 83

3.2.2 Nhân vật được mã hóa ……… 85

3.3 Giọng điệu giễu nhại thể hiện qua lời văn giễu nhại……… 87

3.4 Giọng điệu giễu nhại tạo nên nét cá tính riêng trong phong cách của nhà văn ……… 94

KẾT LUẬN……… 96

Danh mục Tài liệu tham khảo ……… 99

Trang 5

3

PHẨN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Từ sau 1975, đặc biệt là từ 1986 với chính sách đổi mới của Đảng

và Nhà nước, tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị cho tới văn hóa, xã hội đều có sự chuyển biến tích cực Hòa chung với xu thế ấy, văn học nghệ thuật cũng không ngừng tự đổi mới với những bước chuyển mình đáng ghi nhận mà trước hết là đổi mới trong quan niệm nghệ thuật, cảm hứng nghệ thuật, cách thức chọn đề tài Được cổ xúy bởi hoàn cảnh đất nước, hiện thực khách quan,

ý thức dân chủ tăng cao, nhà văn dần hướng ngòi bút của mình vào những vấn

đề góc cạnh, nhạy cảm và mang tính thời sự hơn Cảm hứng sự thật dần rõ nét trong dòng chảy văn học đương đại với nhiều hướng tìm tòi cách tân trong phương thức thể hiện Giọng điệu giễu nhại với sự trở lại khá ấn tượng, đầu tiên chỉ là một nét chấm phá trong dàn đồng ca bên cạnh giọng trữ tình hoặc khách quan truyền thống (chỉ với tư cách là một nét tô điểm thêm, làm mềm

đi cái hiện thực được phản ánh, bớt chút căng thẳng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm), tiến đến vị trí tham gia lĩnh xướng bản hòa âm giọng điệu và trở thành một trong những thủ pháp thể hiện hiệu quả cảm hứng phê phán thời

kì mới

1.2 Tiểu thuyết vốn là thể loại mang trên mình gánh nặng thời đại Cả quá trình phát triển lâu dài đã minh chứng sức sống lâu bền của gã khổng lồ trong văn học này Tiểu thuyết đủ sức vóc chuyên chở tất cả những vấn đề của xã hội, con người với đủ mọi chiều kích Do vậy, tìm hiểu những vấn đề nghệ thuật trong tiểu thuyết không bao giờ là đủ nếu chúng ta muốn nắm bắt

và đam mê nó Nhưng cũng chính vì sự cực thịnh, mà lẽ dĩ nhiên sẽ có lúc sức tàn Thực tế, ở phương Tây hiện nay đang có những khủng hoảng trong thể loại này, nhiều học giả đã đặt ra câu hỏi về cái chết của tiểu thuyết Do vậy,

Trang 6

4

làm thế nào để tránh cái chán nản đáng muộn phiền đối với những thứ quen thuộc cho độc giả và cao hơn nữa là giữ được sức quyễn rũ của tiểu thuyết là điều khó, nhưng không phải là không thể làm được Sự quá tải, mỏi mệt dường như đang hiện hữu đâu đây khi tiểu thuyết đang phải gánh những vấn

đề mới chỉ bằng hình hài và sức vóc cũ Rõ ràng, việc đổi mới quan niệm nghệ thuật, đổi mới cách chọn đề tài, chủ đề vẫn là chưa đủ cho một sự thay đổi toàn diện mang tính tích cực cho văn học Nhu cầu đổi mới thể loại, vì thế, không chỉ mang ý nghĩa cách tân mà còn là nhu cầu sống còn nếu người cầm bút muốn tìm được chỗ đứng lâu bền trong lòng độc giả

1.3 Trong số những nhà văn có ý thức tìm tòi những cách tân, mang thêm những mới lạ trong cách viết sau 1975, đặc biệt là sau 1986, Châu Diên,

Hồ Anh Thái và Tạ Duy Anh là ba trong số những cái tên được nhắc đến khá nhiều Những sáng tạo của họ không chỉ ở hướng lựa chọn đề tài, cảm hứng thể hiện mà còn rất mới lạ ở hình thức mang ý nghĩa cách tân thể loại Họ gặp

gỡ nhau khi cùng chọn dùng giọng điệu giễu nhại trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong một số tiểu thuyết ra mắt gần đây (khoảng sau năm

2000) như Người sông Mê (Châu Diên), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh) Khảo sát

giọng điệu giễu nhại trong các tác phẩm ấy, luận văn mong muốn góp một tiếng nói khẳng định về sự phát triển theo chiều hướng ngày càng phong phú,

đa dạng và hài hòa hơn của văn xuôi Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Về giọng điệu giễu nhại của Hồ Anh Thái

Tuy không phải là cái tên mới nổi trên văn đàn, cũng không hẳn là một nhà văn trẻ nữa, nhưng cái tên Hồ Anh Thái đã trở thành một thương hiệu có sức hút đặc biệt tới độc giả đến với những sáng tác của anh Giọng văn trào

Trang 7

Sau một vài truyện ngắn có dư vị hài hước trong tập truyện ngắn Mảnh

vỡ của đàn ông, dư luận đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến chất giọng hài hước, trào lộng của Hồ Anh Thái trong tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày Ngòi bút

hài hước, châm biếm lần này hướng vào giới công chức, mà tập trung nhất ở

những trí thức thời kỳ đổi mới Trong bài Có ai chẳng muốn đùa, nhà văn

Ngô Thị Kim Cúc nhận xét: “Thật thú vị khi được dẫn đường bởi một người hiểu chuyện, hóm hỉnh và biết đùa như thế Ở đâu, với ai, trong chuyện gì, Hồ Anh Thái cũng tìm ra được bao nhiêu là cái hài hước, đáng cười, mà lại cười một cách rất đúng mực, chỉn chu, rất an toàn Tưởng có thể cười mãi với Hồ Anh Thái cho đến lúc buông sách ra” [65, tr 231]

Sau khi nhận xét khá sắc sảo về cái tôi cô đơn của Hồ Anh Thái, Lê

Quang Toản trong bài Che giấu sự cô đơn cũng không quên nhắc đến cái chất

cười cợt, trào tiếu của tập truyện: “Hồ Anh Thái cần có nơi để đùa cợt, để xả soupape hay là tác giả đã quá khéo léo che giấu sự cô đơn của mình trong

những tiếng cười rất đời” [65, tr 239] Vân Long trong Một giọng văn khác

đã viết: “Ở tập truyện ngắn này, nhà văn hình thành một giọng văn hoàn toàn khác thời kỳ đầu: Trào lộng, châm biếm, hóm hỉnh và sắc sảo những câu chuyện, những thói tật đáng cười trong xã hội Đọc tập truyện này, người đọc

nhiều chỗ phải bật cười thành tiếng như đọc Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hay Azit Nêxin" [65, tr 245] Trên báo Nông

Trang 8

6

nghiệp Việt Nam ngày 05/10/2001, Trần Thị Nhường dẫn ý kiến của một

người khác cho rằng trong “Tự sự 265 ngày có cái cười nửa miệng của thi hào Gôgôl, có cái giọng điệu hiện thực huyền ảo của Milan Kundera Nếu

muốn cười mà lòng vẫn đau đủ chín khúc thì hãy đọc Tự sự 265 ngày Cười

người hay cười mình lẫn lộn cả nhưng đọc rồi cũng thấy muốn cười một tí ”

[65, tr 247] Bằng lập luận kiểu phản đề, Nguyễn Chí Hoan trong bài Nhà văn không cười đã viết: “(…)có lẽ nói cho đúng, nhà văn cười nhưng chỉ

nhếch mép Toàn bộ 11 truyện trong tập đều một lối hoạt kê, không thể không cười song 'ý tại ngôn ngoại' ở đây thì đều đắng đót” [65, tr 249]

Từ Tự sự 265 ngày đến Bốn lối vào nhà cười, đối tượng giễu nhại đã

mở rộng ra cả cõi nhân sinh bằng bốn lối Sinh - Lão - Bệnh - Tử Giới thiệu

tập truyện ngắn này, báo điện tử VietNamNet viết: “Cuộc đời theo Hồ Anh Thái như một cái nhà cười mà bốn con đường đi vào ngôi nhà ấy là Sinh - Lão - Bệnh - Tử", "Hồ Anh Thái viết như để giảm stress bởi bốn con đường dẫn vào nhà cười của anh đều lát đá hoạt kê Cái giọng văn hài hước, ngôn ngữ đường phố, chợ búa đầu thế kỷ XXI đọc để giải sầu” [26] Có điều đặc biệt là “ở lối vào nhà cười nào cũng có tiếng cười, nó biến giọng văn của Hồ Anh Thái thành giọng của một trí thức châm chọc, giọng hoạt kê, đả kích

bằng thứ ngôn ngữ đáo để, hài hước” [26] Báo Sài Gòn tiếp thị nêu nhận xét: “Ở Bốn lối vào nhà cười, tiếng cười thật chua chát, bật lên được ý thức

tự trào của một người Việt tự trào Từ những chuyện vặt nhưng khả năng phóng chiếu, châm biếm của nó thì không vặt chút nào, bởi nó chạm đến phần nhạy cảm trong tính cách con người ta Nếu tự tri ngộ tức là tự cười mình để thoát ra tứ đại khổ, nhìn xuống nhân sinh có khi chợt thấy một nhà cười”

[26] Tạp chí Sức khỏe và đời sống cũng có những đánh giá khá thống nhất

với những nhận định trên: “Nhà văn Hồ Anh Thái đã mang đến cho bạn đọc những giây phút sảng khoái cười Ngòi bút trơn lướt, anh viết hấp dẫn, giọng

Trang 9

7

văn châm biếm, trào lộng; ngôn ngữ hoạt kê hiện đại Cái sự gây cười nhiều hơn là ở những chi tiết đắt giá” [26]

Về cái cười trong văn Hồ Anh Thái, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ

trong cuộc nói chuyện với Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét: “Tôi không thấy những chuyện tưởng chỉ để cười nếu đọc thoáng qua chỉ đơn thuần là những chuyện cười cho vui, mà ở đây là cười ra nước mắt” [34]

Với tiểu thuyết, đặc điểm về chất giễu nhại trong giọng điệu lại càng

bộc lộ rõ nét hơn, đặc biệt với cuốn Cõi người rung chuông tận thế mà

chúng tôi đã chọn nghiên cứu trong đề tài này

Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế không phải ngay từ khi ra

đời đã được công chúng đón nhận nhiệt tình Nét nổi bật ở tiểu thuyết này theo nhiều người đánh giá là ở chất giọng đa thanh nhưng cũng không ít

người yêu thích giọng văn hài hước, trào lộng Trong bài Cái ảo trên nền thực, tác giả Vân Long viết: “Về mặt này, Hồ Anh Thái đặc biệt mài sắc được

giọng kể trào lộng, châm biếm có duyên giọng văn trào lộng, hóm hỉnh nhà văn như chỉ dành cho nhân vật phản diện ” [44, tr.12]

Trần Duy Hiển trong Rung chuông cảnh tỉnh con người nhận xét:

“Đọc Cõi người rung chuông tận thế, người ta thấy nụ cười chua chát của

nhà văn trước mọi nhố nhăng của đời sống ” [60, tr 325] Ghi nhận tài năng

của lớp trẻ, nhà văn Ma Văn Kháng khẳng định trong Cái mà văn chương ta còn thiếu rằng: “Tôi thích giọng văn của Hồ Anh Thái Nó có cái thông minh,

hóm hỉnh, vừa sâu sắc vừa có tính truyền thống Hơn nữa, cái này mới là cái thật thích đây: Chất trào phúng, giễu nhại cay chua mà tâm thiện, chất này văn chương ta thiếu quá Không có tài, chịu đấy!” [60, tr 326, 327] Phạm

Chí Dũng trong bài Ám ảnh và dự cảm đăng trên báo Văn nghệ ngày 22/11/2003 nhận định: “Cõi người rung chuông tận thế có lẽ là một trong số

những sự phơi bày được văn học hóa thành công bởi ngoài yếu tố mạch

Trang 10

335] Đánh giá chung về Cõi người rung chuông tận thế và một số sáng tác

sau này của Hồ Anh Thái, tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài nghiên cứu

Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc đã khái quát: “Trong sáng tác của Hồ

Anh Thái nhất là giai đoạn sau, ta bắt gặp khá nhiều chất giọng giễu nhại Sự xuất hiện của loại giọng này hiếm khi xuất hiện trong nghệ thuật sử thi Cái

nụ cười chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những trớ trêu, nghịch cảnh trong đời chỉ có thể có được khi nhà văn không nhìn đời bằng cảm hứng lãng mạn thuần túy màu hồng mà nhìn nó như những mảnh vỡ ” [60; 328]

Cách đây không lâu, tiểu thuyết mới Mười lẻ một đêm của Hồ Anh

Thái cũng được bạn đọc đón nhận nhiệt tình Trong những trang văn ấy “vẫn thấy cái chất giễu nhại, sự sắc sảo như đọc thấu gan ruột thiên hạ của Hồ Anh Thái những câu chuyện khiến người ta phải cười thắt ruột, cười ra nước mắt” [62, tr 321] Tiểu thuyết này một lần nữa khẳng định tính ưu việt

của giọng điệu giễu nhại đối với đối tượng thể hiện là cái xã hội với những góc khuất và con người không thiếu những dị biệt, méo mó đã xuất hiện trong

những sáng tác trước đó, như nhận định của Lê Hồng Lâm, ấy là “một giọng điệu châm biếm, hài hước và cười cợt quen thuộc những trò lố lăng, kệch cỡm

về đời sống thị dân, giới trí thức nửa mùa, những kẻ bất tài mang danh nghệ sĩ ” [62, tr 332]

Trang 11

9

2.2 Về giọng điệu giễu nhại trong văn Châu Diên

Trước đây, Châu Diên dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp nghiên cứu

giáo dục Sau hai tập truyện ngắn Mái nhà ấm (1959) và Con nhện vàng

(1962), dường như vào thời đổi mới, ông mới lại tái xuất văn đàn Ông là nhà văn rất chịu khó tìm tòi và có ý thức cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Sự độc đáo được thể hiện qua các sáng tác của ông, đặc biệt là trong tiểu thuyết

Người sông Mê đã gây được thiện cảm và sự chú ý của nhiều người đọc, thu

hút sự quan tâm đánh giá từ phía các nhà phê bình

Phạm Xuân Nguyên, trong Vị đắng của nụ cười, theo tuoitre.com.vn,

14/10/2005 nhận định: Chất giễu nhại trong văn Châu Diên được thể hiện qua nét văn nhẹ nhàng Chính cái vẻ tưởng như "thật thà, chân chất" ấy tạo cho

giọng văn ông màu sắc trào lộng, giễu nhại trong lành “Cách viết của Châu Diên khiến độc giả tủm tỉm cười khi đọc truyện, nhưng đọc xong có thể khóc thầm lặng lẽ Ý nghĩa thiên truyện cứ thế lắng sâu vào tâm trí” [49] PGS TS

Nguyễn Thị Bình cũng xem Người sông Mê là một trong những tiểu thuyết

có tính cách tân mạnh, thông qua “sử dụng phổ biến bút pháp nhại, bút pháp huyền thoại trào lộng” tạo nên cái nhịp điệu, ngữ điệu hành văn như “nhại cái nhịp điệu sống luẩn quẩn vô hướng của những con người nhỏ bé” [13, tr

65] Nhà nghiên cứu Mai Hải Oanh trong tiểu luận Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đăng trên Tạp chí NCVH số

10/2007 cũng chỉ ra “hiện tượng nhòe nhập điểm nhìn của người kể và điểm nhìn nhân vật” đã xóa nhòa khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật, khiến cho hai điểm nhìn trùng khít, khiến cho “bước vào thế giới sông Mê, người kể chuyện cũng trở thành nhớ nhớ quên quên, mê mê tỉnh tỉnh như

nhân vật” [52, tr 116] Phan Huy Đường khi khi giới thiệu Người sông Mê

trên trang web amvc.free.fr cũng đánh giá cao kiểu tổ chức nghệ thuật của Châu Diên với những lời lẽ hết sức trân trọng: “Khơi lên điều ấy là cưỡng lại

Trang 12

10

bến Lú sông Mê, đòi hỏi tương lai tự do cho mọi người Tự-do trong cơn đói làm người Toàn diện Dù cuối cùng ai cũng phải chết, ta không thể cho phép nhân cách của ta chết tốt Qua văn phong độc đáo, nửa đùa nửa thật, nửa tỉnh nửa mơ, qua cấu trúc dựng truyện và nghệ thuật kể điêu luyện, Châu Diên đã gửi gấm được nỗi niềm của cả một thời đại vào tiếng Việt”[27]

Nguyễn Thị Thu Huệ cảm nhận văn chương Châu Diên nổi bật với sự “ám

ảnh” Khi gặp ông, nữ nhà văn nhận ra “vẫn là ông, không ngán gì khi mang chính mình ra giễu nhại - một chuyện hiếm người làm được trong văn chương

mình” (Bài Lang thang trong chốn rất riêng, theo trang vnca.cand.com.vn)

[35] Nhà văn Phạm Ngọc Tiến ngưỡng mộ Châu Diên bởi: “Châu Diên quen

mà lạ, cũ mà mới là bởi vì vẫn là Châu Diên với văn phong sắc sảo, lập dị, đôi khi “lẩm cẩm” và cấu trúc hỗn tạp, nhưng nếu ông viết dưới một bút danh khác thì sẽ nhiều người lầm tưởng đây là một nhà văn mới xuất hiện Cuộc đời Châu Diên nhiều biến thiên, ông có cảm quan tích cực, tinh tế, bút lực dồi dào, lại am hiểu và nắm bắt thời cuộc nhanh nên tôi tin tác phẩm của ông sẽ được nhiều người tìm đến: người già tìm thấy ở đó sự sâu lắng, người trẻ tìm thấy ở đó nhiều dữ kiện sống Châu Diên viết ngổn ngang, cố bứt phá và rất muốn trải nghiệm tìm tòi [35] Nhà văn Trung Trung Đỉnh đánh giá “Châu Diên là một nhà văn trẻ về thủ pháp và lối tư duy Ông chọn cho mình cách nhìn những điều nghiêm trọng trong cuộc sống bằng con mắt hồn nhiên, trong sáng ( ) phục cái sự hồn nhiên của ông, phục cái cách ông tiếp thu những rối rắm của thời hiện đại và đưa vào trang viết” [35]; PGS TS

Nguyễn Bích Thu coi Người sông Mê cùng với Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Cơn giông (Lê Văn Thảo), Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), Người đi vắng, Thoạt kỳ thuỷ (Nguyễn Bình Phương), Đi tìm nhân

Trang 13

11

vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh),… là một trong “những tác phẩm mở đường cho thời kỳ đổi mới” của văn học [73]

2.3 Về giọng điệu giễu nhại trong văn Tạ Duy Anh

Tạ Duy Anh khởi nghiệp văn chương với tác phẩm trình làng: Bước qua lời nguyền tháng 4 năm 1989 “làm cháy báo Văn nghệ trên tất cả các

sạp cả nước” Motip Romeo - Juliet với mối thù của hai dòng họ trên vai và

tình yêu trong tim trong bối cảnh nông thôn Việt Nam những năm 1950-1970 đầy máu và nước mắt cùng với cái tên Tạ Duy Anh càng trở nên nổi tiếng khi

GS Hoàng Ngọc Hiến mượn tên truyện của anh để khái quát: “Có một dòng văn học bước qua lời nguyền” [32]

Với 20 tập truyện trong đó có bốn tiểu thuyết, một tập tản văn trong khoảng 20 năm cầm bút, chừng đó đủ để nói lên sức lao động của một nhà văn Mỗi thể loại, mỗi câu truyện, đều để lại một dấu ấn Tạ Duy Anh trong lòng độc giả

Tác giả Thụy Khuê trong bài Tạ Duy Anh, người đi tìm nhân vật nhận định: “Mười năm, kể từ Bước qua lời nguyền, đến truyện dài Lão Khổ (1992) rồi tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (hoàn tất năm 1999), Tạ Duy Anh đã

phát triển hai luận đề chính trong tiểu thuyết của mình: Lời nguyền và tội ác”

[36] Nếu trong Lão Khổ là một bút pháp hiện thực phê phán cổ điển với hình

ảnh lão Khổ, bần cố nông chính hiệu, chính tự tay mình đắc lực xây dựng nên

cái khổ của chính mình thì đến Đi tìm nhân vật, nhà văn họ Tạ đã thử nghiệm

một lối viết đa âm với hình tượng nhân vật là những mảnh ghép của trò chơi xếp hình rải rác khắp trong tác phẩm Chu Quý chỉ được hiểu thông qua thao tác của người đọc: nhặt nhạnh những mảnh vỡ của “tôi”, của nhà văn Bân đang đi tìm nhân vật của đời mình và lắp ghép Thảo Miên, cũng như nhân vật tiến sĩ N, người cha của Chu Quý cũng được xây dựng theo công thức lắp

Trang 14

12

ghép ấy Đề tài tội ác một lần nữa lại được soi chiếu trong tiểu thuyết này nhưng với sự dẫn đường của ký ức (đi tìm sự thật về cái chết của một cậu bé đánh giầy) luôn được đặt trong sự phân vân: có đúng thế không? Có thật thế không? Phải hay không phải? nên người đọc bị đưa vào một tình thế rất căng Thủ phạm bị tìm ra nhưng cố cãi: “Tôi không là thủ phạm duy nhất Tôi hoàn toàn không có ý định giết người (…) hắn, một kẻ vô hình nhưng có mặt ở khắp nơi, ở bất cứ chỗ nào con người có sự ganh ghét thù hận, đã biến tôi thành công cụ của hắn” [3, tr 40, 41] Dù rằng cẩn trọng đến mấy cũng không tránh khỏi những phen lạc đường trong những mê cung chữ ấy

Đến hai tiểu thuyết sau, người đọc nhận thấy rõ Tạ Duy Anh đang cố gắng bứt khỏi cái bóng khổng lồ của làng Đồng với những vấn đề của nông thôn trong ký ức một thời sai lầm để hướng tới vấn đề con người và cuộc sống đô thị hiện đại Là một nhà văn thông minh, với lối viết độc đáo, cảm giác ráo riết trong từng con chữ, Tạ Duy Anh có nhiều nhân vật và chi tiết nghịch dị nhằm giễu nhại góc khuất đời sống, những mảng tối trong nhân tính con người

Ngay từ khi dám “bước qua lời nguyền”, Tạ Duy Anh đã ghi tên mình vào làng văn như một cây bút dám viết, và viết rất nghiêm túc, không nề hà Ông không chú ý nhiều tới dư luận, khen hay chê đối với ông chỉ là sự tham khảo, là việc đã rồi, chứ không phải là những điều tác động quá lớn tới cách viết của mình Bản tính thẳng băng ấy vận cả vào văn ông Các cuốn sách ra đời lần lượt nhưng lại không được in bởi nhà xuất bản vườn nhà (Tạ Duy Anh hiện là biên tập viên tại nhà xuất bản Văn học) Song, chính vì những cái thẳng băng không giấu diếm, che đậy trong những con chữ mà tác phẩm của ông nhận được nhiều sự quan tâm vủa các nhà nghiên cứu Dù có nhiều ý kiến trái chiều về những đứa con tinh thần của nhà văn, song số đông vẫn thống nhất xem Tạ Duy Anh là một nhà văn có nhiều cố gắng cách tân trong nghệ

Trang 15

Thiên thần sám hối là món quả thơm ngon trong năm mất mùa tiểu

thuyết 2004, gặt hái thành công cho Tạ Duy Anh với gần 20.000 bản in Tin tức trên mạng chỉ có giá trị làm tăng thêm sự tò mò cộng với hâm mộ những

giá trị mà người ta đã mặc định sẵn Theo lời tác giả Việt Hoài trong bài Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện - ác, “Thiên thần sám hối vẫn bán chạy ngoài

sạp cũng như trong siêu thị sách và hoàn toàn có thể sẽ được tái bản một lần nữa” Với lối kết cấu chặt và gọn, có thêm sự uyển chuyển và linh hoạt, cuốn tiểu thuyết được viết như cuốn tự truyện của một hài nhi này “khiến ai đọc nó cũng có thể tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, không tự vấn lương tâm thì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó cũng không quá nghiệt ngã, ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật - người đọc một lối thoát lương tâm” [32]

Giã biệt bóng tối đến tay bạn đọc năm 2008 cũng là một hiện tượng

mang tên Tạ Duy Anh thu hút không ít sự quan tâm của dư luận cũng như

giới phê bình Phùng Gia Thế trong bài Sự bế tắc của một lối viết nhận định trong Giã biệt bóng tối, “tác giả đã thể hiện khá rõ sự bế tắc, loanh quanh

của mình trong việc đi tìm lối đi cho tiểu thuyết” ở những bình diện: chủ đề

cũ, trong khi cái nhìn không mới; không có cái mới về chất trong sự gia tăng điểm nhìn trần thuật; về ngôn ngữ và giọng điệu thì việc để nhân vật nói tục quá nhiều một cách sống sít chính là điểm yếu của tác phẩm [70] Ý kiến này nhận được sự đồng tình của nhà nghiên cứu Nguyễn Hòa Ông viết trong phần bình luận dưới bài của Phùng Gia Thế rằng: ông cũng cảm thấy những điều

Trang 16

14

tương tự khi đọc Giã biệt bóng tối, nhưng không công bố văn bản bài phát biểu có nhan đề Bảy nỗi thất vọng [70] Tuy vậy, cuốn tiểu thuyết mới nhất này của Tạ Duy Anh cũng nhận được những đánh giá khá cao của nhiều nhà

nghiên cứu, phê bình khác Nguyễn Thanh Tú trong Giã biệt bóng tối - và một cách kể của tiểu thuyết hôm nay coi đây là sự thành công của nhà văn,

bởi nó đã phơi trần “một thế giới lộn trái” với những vấn đề nhức nhối của xã

hội bằng một lối viết lạ với “giọng điệu chủ đạo của tiểu thuyết là giọng giễu

nhại” [81] Tác giả Đoàn Ánh Dương trong bài Lối viết tiểu thuyết Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp Tạ Duy Anh), sau khi khảo sát

sáng tác của nhà văn này theo trình tự thời gian ở phương diện lối viết, đã

khẳng định Giã biệt bóng tối là kết quả “ra đời trong sự ngập ngừng, khi

những ảnh hưởng của lối viết tiểu thuyết phương Tây vẫn hãy còn mà người ta cũng đã dần ý thức thấy cần thiết phải có một lối viết thực sự của mình” [21, tr

92] Tác phẩm ra đời trong bối cảnh ấy, dù vô thức hay hữu thức, đã được xây dựng như một thế giới nghệ thuật mà trong đó mọi yếu tố, mọi cấp độ đều sử

dụng triệt để giọng điệu giễu nhại “Bởi khi đã cười nhạo vào một hiện tượng thì chí ít trong tiếng cười đó cũng đã lấp ló một thuộc tính nhận thức, một ý thức phản tỉnh” [21, tr 92] Như vậy, càng về sau, tiểu thuyết Tạ Duy Anh

càng thể hiện sự bứt phá, tìm tòi sáng tạo của nhà văn Và một trong những sáng tạo ấy là mật độ đậm đặc của giọng điệu giễu nhại trong 262 trang viết

Ngoài ra, các sáng tác của cả ba tác giả nói trên đều có nhiều luận án, luận văn khảo sát Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu về giọng điệu giễu nhại của họ một cách hệ thống và đặt chúng trong tương quan so sánh

Do vậy, chúng tôi chọn đề tài này, một mặt tiếp thu thành tựu của người đi trước, mặt khác chúng tôi sẽ thử sức đi sâu hơn để nghiên cứu vấn đề trên một hướng nhìn tương đối mới: Đặt sáng tác của họ trong toàn cảnh của nền văn

Trang 17

15

học trong thời kỳ đổi mới nhằm khẳng định sự vận động, đổi mới và phát triển của nền văn học Việt Nam sau chiến tranh

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh và Châu Diên là những nhà văn viết cả tiểu thuyết, truyện ngắn Chúng tôi sẽ khảo sát giọng điệu giễu nhại chủ yếu qua 4 cuốn tiểu thuyết sau:

Cõi người rung chuông tận thế (2003)

Thiên thần sám hối (2000)

Giã biệt bóng tối (2007)

Người sông Mê (2003)

Chọn bốn tác phẩm này bởi đây là 4 cuốn tiểu thuyết có thể coi là tiêu biểu, đặc sắc nhất nếu nhìn từ giọng điệu giễu nhại

Ngoài ra, luận văn còn đặt các tác phẩm này trong mối tương quan với các sáng tác khác trong quá trình sáng tạo của các nhà văn đó, cũng như trong mối tương liên với các tác phẩm khác, của các tác giả khác cùng dòng này trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Y Ban để thấy được đóng góp của họ cũng như xu thế phát triển của văn xuôi thời kỳ đổi mới

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 18

16

Thông qua việc phân tích các tác phẩm của Hồ Anh Thái, Châu Diên,

Tạ Duy Anh, chúng tôi xác định các biểu hiện của giọng điệu giễu nhại trong từng sáng tác, từ đó, bằng thao tác tổng hợp khái quát những đặc điểm chung nhất của giọng điệu giễu nhại, mối quan hệ tương liên của giọng điệu giễu nhại với cảm hứng sáng tác, chủ đề, đề tài của cả ba tác giả, đồng thời xây dựng hệ thống luận điểm các chương của luận văn

- Phương pháp hệ thống

Xem xét giọng điệu giễu nhại trong hệ thống các biểu hiện từ cảm hứng nghệ thuật, đề tài, chủ đề tới sự dịch chuyển điểm nhìn, cách đặt tên nhân vật, các cấp độ nhại lặp Đồng thời cũng xem xét nó trong sự thống nhất và vận động của các sáng tác của cả ba tác giả, đặt trong tiến trình phát triển của dòng văn xuôi Việt Nam thời kì sau 1975

- Phương pháp đối chiếu, so sánh

Chúng tôi sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh nhằm làm rõ những nét đặc trưng riêng trong giọng điệu giễu nhại của ba tác giả trong tương quan đồng đại và lịch đại với một số nhà văn có cùng đặc điểm hài hước, trào lộng, giễu nhại trong sáng tác

5 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được triển khai trong 3 chương nội dung:

Chương 1: Giọng điệu giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 Chương 2: Giọng điệu giễu nhại - một phương thức thể hiện cảm hứng phê phán của nhà văn với hiện thực

Chương 3: Giọng điệu giễu nhại và những vấn đề nghệ thuật liên quan

Trang 19

17

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 GIỌNG ĐIỆU GIỄU NHẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 1.1 Giới thuyết về giọng điệu giễu nhại

1.1.1 Giới thuyết về giọng điệu

Thuật ngữ “giọng điệu” tồn tại ở phạm vi chủ yếu là trong văn học Nhưng muốn thấu tỏ nó một cách toàn vẹn, trước hết nên hiểu nó với vai trò

là một yếu tố để nhận biết mỗi cá nhân con người Với tư cách này, “giọng” phản ánh thái độ, tình cảm, tâm trạng, nhận thức của con người trong một thời điểm nào đó, thể hiện qua cách lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng ngữ điệu, với

sự can thiệp của trường độ, cường độ, âm sắc, âm lượng của nó “Ngữ điệu là hình thức biểu hiện của lời nói, thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh,…” [48, tr 113]

Giọng điệu trong văn học được coi là một phạm trù thẩm mỹ thể hiện tài năng và khả năng sáng tạo của tác giả Nó liên quan đến các yếu tố tạo nên văn phong bao gồm: cách diễn đạt, hình tượng, cú pháp, âm thanh, nhịp điệu Giọng điệu vừa biểu hiện một thái độ về đối tượng thẩm mĩ trong tác phẩm văn học vừa là thái độ của người phát ngôn văn học đối với người nghe Giọng điệu trong tác phẩm văn chương thuộc lĩnh vực hình thức nhưng là

“hình thức mang tính nội dung”, vì qua hình thức có thể hiểu được nội dung

Nó có khả năng liên kết các yếu tố hình thức khác nhau trong văn bản làm cho tác phẩm cùng mang một âm hưởng và cùng chung một khuynh hướng nhất định Do vậy, giọng điệu trở thành một yếu tố quan trọng góp phần tạo ra đặc trưng riêng cho mỗi loại hình văn học và hơn thế, là một mốc giới xác định phong cách mỗi một nhà văn, mỗi một trào lưu văn học

Tìm được giọng điệu phù hợp với câu chuyện được kể là rất khó Giọng điệu ấy thường lại có những sắc thái, âm hưởng khác nhau để diễn tả cái

Trang 20

18

phong phú vốn có của đời sống Người đọc có thể tìm thấy trong một tác

phẩm, một tác giả nhiều sắc thái giọng điệu “Giọng điệu không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những sắc thái khác nhau” [48, tr 167] Chính vì thế, mỗi tác phẩm tồn tại như một môi trường đa

giọng điệu, nhiều sắc thái Tuy nhiên, những giọng điệu, sắc thái ấy đều xoay quanh một giọng chủ đạo - giọng được coi là chủ âm cho tác phẩm đó, đôi khi

là cho toàn bộ sáng tác, đại diện cho phong cách của tác giả ấy

Giọng điệu tuy là khái niệm thường xuyên được sử dụng trong các công trình nghiên cứu và bài viết về tác phẩm văn học, được thừa nhận là một trong những lực hút làm nên sức quyến rũ cho tác phẩm và bồi đắp phong cách tác giả Song phần lớn trong số những công trình ấy, giọng điệu chỉ được nhắc đến như một tiêu chí phụ bên cạnh những mảng lớn khác như tư tưởng, quan niệm nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ khi đánh giá về tác phẩm hoặc tác giả nào đó Do vậy, việc xây dựng giới thuyết về giọng điệu là điều cần thiết Trong phần này, luận văn không quá kỳ vọng sẽ tạo được một hệ thống

lý thuyết chuẩn xác và đầy đủ về giọng điệu (bởi vì không có một hệ thống lý thuyết nào đúng hết cho mọi trường hợp), nhưng chúng tôi cố gắng ở mức cao nhất giới thiệu những nhận định được những nhà nghiên cứu có uy tín xác lập

và nhận được phần đông sự đồng tình trong giới học thuật, từ đó có cơ sở xây dựng hệ thống luận điểm cho luận văn

M Bakhtin quan niệm giọng điệu giống như “một yếu tố cốt tử tạo nên những mối quan hệ mở của tiểu thuyết, và chính nó - cái giọng điệu “nhiều bè” ấy - là sản phẩm tất yếu của một quá trình đối thoại đang diễn ra liên tục, không ngừng, có mặt khắp nơi trong đời sống” [23, tr 12] Về cơ bản, M Bakhtin cho rằng, giọng điệu văn chương thể hiện qua lời văn và văn cảnh chứa chất cuộc đối thoại Tính đa thanh thấm sâu vào từng bộ phận của lời văn, từng từ một Ngoài ra, giọng điệu còn được thể hiện qua phong cách

Trang 21

19

ngôn ngữ, các phương ngữ mang dáng vẻ lập trường cụ thể Giọng điệu thể hiện khác nhau ở từng thể loại, nhưng chỉ có văn xuôi nghệ thuật mới đủ điều kiện xuất hiện giọng điệu đa thanh, khi mà ngôn ngữ của nó là ước lệ, lời văn

có tính chất “tự phê phán” Ngôn ngữ tiếp nhận đối tượng và biến đối tượng thành một bộ phận trong lời nói của mình Ở đây, tính chất đánh giá về lời người khác được thể hiện triệt để Giọng điệu - theo ông - không chỉ tuân thủ yêu cầu về thể loại mà còn chịu sức ép của truyền thống và thời đại

Chúng tôi cũng tiếp nhận lý thuyết về giọng điệu của Gerard Genette - nhà nghiên cứu người Pháp - người được xem là “chuyên gia hàng đầu về thuật kể chuyện, hay nói đúng hơn, ông là ông tổ của những thuật ngữ liên quan tới trần thuật” [82, tr 75] Giọng điệu là thuật ngữ trần thuật được ông

đưa ra trong cuốn sách Diễn ngôn mới của truyện (1983) Genette cho rằng

nghệ thuật kể chuyện là kết quả trực tiếp của điểm nhìn trần thuật, kéo theo

đó là những giọng điệu khác nhau Chính G.Genette cũng là người phát hiện

ra lý thuyết “sự di động của điểm nhìn” và để nhìn nghệ thuật là trả lời câu hỏi “nhân vật nào mà điểm nhìn hướng vào phối cảnh kể chuyện?” khác hoàn toàn với câu hỏi “ai là người kể?” (theo [55; tr 91])

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ Giọng điệu văn chương, cũng xuất phát từ ngôn ngữ, song nó có nghĩa rộng hơn nhiều, nó bao hàm cả ngữ cảnh, thái độ, quan niệm, cách ứng xử và cá thể hóa đến mức trở thành tài sản riêng của một sinh thể tư duy, như giọng điệu riêng của người ấy trong cuộc đời Chẳng hạn, khi xuất hiện một chi tiết, một tình tiết diễn đạt bằng giọng điệu văn chương, ta thường lấy chi tiết tình tiết ấy soi ra bức màn hiện thực định giá cho nó và lấy quy luật ngôn ngữ, vận dụng các quan hệ quy chiếu về phong cách học để bình giá ngôn ngữ văn chương, mà quên rằng, cần thiết hơn là phải xem xuất phát từ quan niệm nào mà nhà văn sử dụng chi tiết, tình tiết ấy và miêu tả bằng giọng điệu ấy

Trang 22

Giọng điệu, do vậy, vừa bộc lộ chính con người tác giả, vừa là một trong những thước đo tài năng của tác giả ấy Giọng điệu của tác phẩm rõ ràng được định hình bởi quan niệm nghệ thuật, tình cảm, lập trường tư tưởng của tác giả, được thể hiện qua cách dùng từ, chọn hoàn cảnh, cách đặt tên nhân vật, lời văn, ngôn từ Nghiên cứu giọng điệu chắc chắn cần nghiên cứu các nhân tố nghệ thuật liên quan: cách chọn đề tài, chủ đề; kết cấu tác phẩm; điểm nhìn trần thuật, tình huống trần thuật, cách đặt tên nhân vật, lời văn trần thuật Tìm hiểu giọng điệu giễu nhại trong các tác phẩm đã chọn, chúng tôi cũng sẽ cố gắng khảo sát nó qua các yếu tố trên

1.1.2 Giới thuyết về giễu nhại

Nhại (parody) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp paroidia, có nghĩa là “một

bài hát được hát cùng lúc với bài hát khác” Nhại theo Từ điển tiếng Việt

được dùng như nhái với ý nghĩa động từ, tức là bắt chước, ví dụ như nhái

điệu bộ của ai Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa nhại là “một thể văn

châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc cả một trào lưu nghệ thuật Phương tiện chủ yếu của nhại là bắt chước phong cách Hai kiểu

nhại chủ yếu (đôi khi tách thành những thể tài riêng) là kiểu khôi hài trong đó đối tượng thấp được trình bày bằng một phong cách cao và kiểu chế nhạo

trong đó đối tượng cao được trình bày bằng một phong cách thấp Sự chế nhạo có thể nhằm vào phong cách, có thể nhằm vào đề tài, có thể nhằm vào những thủ pháp thi ca đã trở thành khuôn sáo, lỗi thời hoặc những hiện tượng

Trang 23

21

đời sống vốn dung tục không xứng với thi ca Có thể có lối nhại một thi pháp, một tác giả, một thể loại, một thế giới quan ” [28, tr 155]

Trong văn học, nhại được xem là hình thức phê bình châm biếm hoặc

là hình thức chế giễu khôi hài bằng cách bắt chước phong cách và bút pháp của một nhà văn hoặc một nhóm nhà văn đặc biệt để nhấn mạnh đến sự non yếu của nhà văn ấy hoặc những quy ước bị lạm dụng của trường phái ấy Nhại khác với trò hài hước (burlesque) ở độ sâu từ sự xâm nhập kỹ thuật của nó vào đối tượng nhại và bởi độ sâu từ sự bôi bác được dùng để xử lý những vấn

đề được đề cao trong bút pháp tầm thường, nhại thật sự bóc trần một cách tàn nhẫn những mánh lới của bút pháp lẫn tư tưởng của những nạn nhân của nó, nhưng nhại không thể thực hiện được nếu không có sự đánh giá thấu đáo tác phẩm mà nó chế giễu

Xét rộng hơn, trong văn học còn xuất hiện những kiểu nhại khác như nhại chính các đối tượng phản ánh của văn học Kiểu nhại này đa dạng cả về đối tượng nhại và cấp độ nhại Các vấn đề về thể chế chính trị, văn hóa khoa học, văn chương nghệ thuật, đạo đức lối sống, thói hư tật xấu của con người ở mọi tầng lớp, địa vị xã hội Mức độ của nhại có thể đi từ khái quát đến chi tiết tùy theo mục đích của chủ thể sử dụng nhại Đặc điểm dễ nhận thấy nhất

ở nhại là sự mô phỏng, dựa theo, bắt chước đối tượng nhại hoặc một đặc điểm nào đó của đối tượng nhại để làm bật lên cái đáng cười, đáng phê phán, chế giễu Nhại gắn với bắt chước, mô phỏng âm thanh của đối tượng nhại (một bài hát, điệu hát) nhưng nhại còn gắn với bắt chước, mô phỏng dáng hình, cử chỉ, điệu bộ, phong cách của đối tượng nếu đối tượng ấy là con người

Giễu mang sắc thái gần gũi với nhại Tuy nhiên, nội hàm khái niệm này

lại chưa được đầu tư một cách xứng đáng kể cả trong những công trình có

tính chất công cụ như Từ điển thuật ngữ văn học Từ điển tiếng Việt định

nghĩa: “Giễu là nêu ra để đùa bỡn, chế nhạo hoặc đả kích”, gần nghĩa với nó

Trang 24

tiến bộ Giễu nhại có mối liên hệ mật thiết với phạm trù cái hài và các khái niệm tương liên: châm biếm, trào phúng

Cái hài là phạm trù mỹ học, nằm trong tương quan với phạm trù cái bi Cái hài phản ánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả

năng tạo ra tiếng cười ở nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã hội – thẩm mĩ như hình thức với nội dung, mục đích và phương tiện, bản chất và hiện tượng trong đó, hoặc chính bản thân mâu thuẫn, hoặc

những mặt của nó đối lập với lý tưởng thẩm mĩ cao đẹp Sức mạnh của cái hài được tạo nên từ ba yếu tố: bản chất mang tính hài của đối tượng; sự cường

điệu những đường nét, kích thước và liên hệ chúng trong quá trình được phản ánh; và cái ý nhị, sắc bén của người phát hiện, miêu tả nó Rõ ràng, giễu nhại

Trang 25

23

là một phần tử trong tập hợp mang tên cái hài và cũng là phần tử độc đáo bởi

nó tạo nên hiệu quả thẩm mĩ sâu sắc cho cái hài bằng thủ pháp giễu cợt và mô

phỏng riêng biệt

Trào phúng theo nghĩa nguyên là dùng từ, câu, lời chua chát, mỉa mai

để cười nhạo kẻ khác, chế giễu thói rởm đời Trong văn học, trào phúng gắn

liền với phạm trù cái hài hàm chứa nhiều cung bậc hài hước, châm biếm (mỉa

mai, phóng đại, khoa trương, hài hước, ) với sự khác nhau về mức độ, tính chất và phương thức thể hiện nhằm chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phê phán

những cái tiêu cực trong xã hội Trong khi đó, giễu nhại phương thức đặc

trưng: mô phỏng, giễu cợt để tạo tiếng cười đả kích, châm biếm đối tượng

Châm biếm được hiểu với tư cách là một dạng của văn học trào phúng,

dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của đối tượng phản ánh Châm biếm khác hài hước ở mức độ gay gắt của sự phê phán

và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật

Như vậy, sự khác biệt chủ yếu của giễu nhại với những dạng cái hài

trên là ở độ sâu của sự thâm nhập vào đối tượng giễu nhại Nói cách khác, sự giễu nhại có thể xuất hiện ở tất cả các cấp độ của chỉnh thể nghệ thuật, từ cảm hứng chủ đạo, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật (kết cấu, hình tượng nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ) Giễu nhại cũng phân biệt với các khái niệm gần nó ở đặc tính tạo nên sự đa diện mạo, nhiều tầng nghĩa cho những tác phẩm có sử dụng nó Điều này một mặt cung cấp cho những tác phẩm ấy sự đa năng trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhiều nhóm người đọc (giải trí hoặc đòi hỏi chiều sâu), một mặt cũng là nguyên nhân khiến chúng được nhận định là khó đọc với đa số Chúng tôi thiết nghĩ, chính đó lại càng thách thức người cầm bút tìm tòi nhiều hơn ở hướng thể nghiệm này

Trang 26

24

1.1.3 Giọng điệu giễu nhại

Trước hết cần khẳng định, giọng điệu giễu nhại là một sắc thái của giọng điệu trần thuật Bên cạnh giễu nhại, chúng ta còn được chứng kiến

những sắc thái giọng điệu khác đóng vai trò chủ đạo trong các tác phẩm Số

đỏ (Vũ Trọng Phụng) với giọng điệu trào phúng; các sáng tác của Nam Cao

trước Cách mạng tháng Tám thấm đẫm giọng điệu khách quan, lạnh lùng bên ngoài nhưng đầy thương xót bên trong; hay giọng điệu giễu cợt, châm biếm chiếm ưu thế trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Do vậy, giọng điệu giễu nhại cũng là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ

xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [28; tr

112] Song vì giọng điệu mang tính chất giễu nhại nên sẽ nó sẽ bao chứa những đặc điểm riêng, giúp người đọc nhận biết và phân biệt nó với những sắc thái giọng điệu khác trong cùng tác phẩm hoặc trong tác phẩm khác

Giọng điệu trước hết là để thể hiện thái độ, tình cảm, lập trường của nhà văn Do vậy, sử dụng giọng điệu giễu nhại, điều tác giả muốn truyền tải tới người đọc đầu tiên là thái độ vui cười, châm biếm đối với đối tượng được giễu nhại, sau đó là những lớp lang hiện ra sau khi ta tắt nụ cười và nghiền ngẫm, suy tư về những đối tượng ấy Đó có thể là đơn thuần giải trí nhưng cũng có thể là những ưu tư của một con người giàu tâm sự, âu lo cho con người, cho quê hương, đất nước Thái độ được biểu hiện ra qua giọng điệu giễu nhại ấy tùy thuộc vào đối tượng được phản ánh Nói cách khác, giọng điệu giễu nhại chi phối tới cách chọn đề tài, vấn đề tạo nên nội dung tác phẩm Đối tượng để giễu nhại chắc chắn sẽ không trùng khớp với những vấn

đề mà giọng điệu trữ tình hay hài hước chọn lựa Đó phần lớn sẽ là những mảng hiện thực khác thường ở phía cực kia của đời sống: khía cạnh xấu

Trang 27

Do giọng điệu thể hiện thái độ của người cầm bút thông qua cách xưng

hô, cách cảm thụ xa gần, nhằm ý nghĩa ngợi ca hoặc so sánh, nên thêm sắc thái giễu nhại, cần đến cách xưng hô không quá nghiêm túc hoặc đôi chút suồng sã, cách đặt tên nhân vật gây cười hoặc mang ý châm biếm, mỉa mai, Bên cạnh đó giọng điệu còn có mối quan hệ mật thiết với những yếu tố nghệ thuật như điểm nhìn trần thuật, tình huống trần thuật, kết cấu tác phẩm và lời văn, ngôn ngữ của tác phẩm Những mối quan hệ này sẽ được chúng tôi xem xét cụ thể trong chương 3 của luận văn

1.2 Giọng điệu giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975

1.2.1 Tiền đề xuất hiện cảm hứng và giọng điệu giễu nhại

Trong văn học nói chung, giọng điệu giễu nhại thường đi liền với cảm hứng phê phán Trong văn học Việt Nam trước 1945, giọng điệu này có nhiều trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan Những kiểu

ăn bẩn của bọn tham quan, thói học đòi nhố nhăng của bọn trọc phú, những kẻ cậy giàu sang, quyền thế bắt nạt người nghèo thường là đối tượng phê phán

và giọng điệu giễu nhại đóng vai trò chủ âm trong các sáng tác đó Cuộc đời được cảm nhận và được tái hiện như một sân khấu hài kịch, một canh bạc đầy những chuyện vô nghĩa lý, con người tham lam, vô nhân tính, biến chất, bằng giọng điệu giễu cợt, đả phá, phẫn uất, châm biếm, giễu nhại Trong số

đó, tiêu biểu nhất phải kể tới là tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, các truyện ngắn: Đồng hào có ma; Cô Kếu, gái tân thời; Tinh thần thô tục; Chuyện chó chết cái thâm ý của anh chàng sợ vợ; của Nguyễn Công Hoan

đều là những trang viết mang đậm dấu ấn giễu nhại ấy Đương nhiên, trong

Trang 28

26

nhiều tác phẩm khác của các tác giả khác, giọng điệu giễu nhại tuy không là chủ âm nhưng ít nhiều xuất hiện góp phần tạo nên tính đa thanh, đa giọng điệu, làm sống động hơn cho bức tranh cuộc sống đa diện được phản ánh trong tác phẩm

Sau 1945, do những yêu cầu của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, giọng điệu giễu nhại không được sử dụng nhiều Nhận thức về mối quan hệ giữa văn học với chính trị lại càng trở nên cứng nhắc hơn do tính chất của cuộc sống và yêu cầu phục vụ chiến đấu Âm vang thời đại thúc giục văn nghệ sĩ cùng nhìn về một hướng, cùng hòa giọng trong bài trường ca ngợi ca

Tổ quốc, quê hương anh hùng, dân tộc kiên cường và nhân dân anh dũng Giọng điệu trữ tình, ngưỡng mộ, ngợi ca vẫn là giọng điệu chủ đạo hào sảng vang vang khắp văn đàn Trong hoàn cảnh đó, giọng điệu giễu nhại không được gieo mầm, càng không có cơ sở lộ diện Khi ý thức dân chủ chưa được phát huy thì ý thức sáng tạo càng không thể giải phóng Không có nhiều nguồn cảm hứng khi đứng trước hiện thực cuộc sống đa dạng, cảm hứng anh hùng và giọng điệu ngợi ca là “đặc sản” trong “thực đơn” của các nhà văn thời ấy, âu cũng là điều dễ hiểu

Sau 1975, nhu cầu đổi mới đã trở nên vô cùng bức thiết không chỉ với nền kinh tế đang đòi hỏi được phục hồi khẩn thiết sau chiến tranh mà còn đối với những lĩnh vực khác liên hệ trực tiếp với kinh tế như văn hóa, xã hội, chính trị, pháp luật, đạo đức Đổi mới văn nghệ trong đó có văn học cũng nằm trong cái tất yếu ấy Nhu cầu đổi mới đã được Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ VI nhận định: “Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của

sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn, phải đổi mới, trước hết

là đổi mới tư duy, chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn ” [22, tr.64]

Trên tinh thần dân chủ của thời đại, quan điểm chỉ đạo văn nghệ thông

thoáng và cởi mở hơn đã “thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ

Trang 29

Bên cạnh đó, bản thân những người nghệ sĩ, đặc biệt là các nhà văn, có đầy đủ tự tin để thể hiện cá tính, phát huy tinh thần dân chủ, nâng cao vai trò

cá nhân của mình trong mối quan hệ với tập thể, cộng đồng Năng lực của họ gặp gỡ với nhu cầu được thư giãn, giải tỏa, nhu cầu được đánh giá, được bình phẩm của độc giả về các hiện tượng đời sống mà văn học phản ánh, thể hiện Chính vấn đề được thỏa mãn những nhu cầu chính đáng ấy trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã khơi nguồn cho những cảm hứng phê phán mới mẻ trong những sáng tác của họ Trên cơ sở đó, tiếng cười và cảm hứng giễu nhại đã hồi sinh, giọng điệu giễu nhại trở lại xuất sắc hơn, ấn tượng hơn

1.2.2 Giọng điệu giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975

Sau 1975, cảm hứng sử thi với giọng văn hào hùng trước đó đã không còn giữ vai trò chủ xướng trên văn đàn Đặc biệt là từ năm 1986 - thời điểm đánh dấu làn gió đổi mới bắt đầu thổi không chỉ trên mặt trận kinh tế, chính trị mà còn xôn xao đến cả những ngõ ngách nhỏ nhất của cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của cộng đồng - được khởi nguồn từ cảm hứng trào lộng, giọng điệu giễu nhại bắt đầu nảy mầm và lan truyền khắp các nhà văn từ lớp trẻ tới lớp già (từ văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh đến văn Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu đến văn Vũ Bão, Tô Hoài ) và đơm hoa kết trái trĩu cành Vườn văn học nghệ thuật với nhiều loại quả hoa phong phú hình thành và ngày một tươi

Trang 30

những ngã rẽ của lịch sử, những khúc cua của cuộc đời Tình huống này xuất

hiện trong một loạt sáng tác: Gặp gỡ cuối năm - 1982, Thời gian của người -

1985 của Nguyễn Khải, Những người đi từ trong rừng ra - 1982 của Nguyễn Minh Châu, Mưa mùa hạ - 1982, Mùa lá rụng trong vườn - 1985 của Ma Văn Kháng, Đứng trước biển - 1982, Cù lao Tràm - 1985 của Nguyễn Mạnh

Tuấn, Ở đây, điểm nhìn con người dịch chuyển dần về phía đạo đức sinh hoạt; cảm hứng phê phán xuất hiện bên cạnh cảm hứng ngợi ca làm gia tăng

sự phong phú giọng điệu trong các sáng tác PGS TS Nguyễn Thị Bình khẳng định giọng điệu giễu nhại là một trong những đặc điểm khá tiêu biểu

của văn xuôi sau 1975, bởi vì: “Tuổi trẻ nhạy cảm với cái mới và sớm được hít thở làn gió dân chủ lại nhập cuộc hầu như cùng cơ chế thị trường Họ công khai chống lại các thứ quy tắc bảo thủ, lỗi thời, các quy phạm, thói trịnh trọng cứng đờ, tính giáo huấn, những quan hệ xã giao nhiều đạo đức giả, lối thưa gửi khúm núm, những húy kỵ, tóm lại là tất cả những gì trói buộc cá tính Dường như không quá coi trọng hóa cái gì, có khi cực đoan đến mức không coi cái gì là quan trọng” [11, tr 123]

Với Lê Minh Khuê, một cây bút nữ khá nổi bật, giọng điệu giễu nhại chỉ thấp thoáng trong một số tác phẩm ban đầu, càng về sau càng trở nên đậm nét và mạnh mẽ Bằng cảm quan của mình, chị đã tập trung sự giễu nhại vào thực trạng tha hóa, lối sống thực dụng của con người thời hiện đại, những bất

ổn trong cơ chế xã hội, những quan niệm lệch lạc, ấu trĩ của con người

Trang 31

29

Những vấn đề ấy đều được nhà văn thể hiện bằng một giọng văn hài hước, châm biếm kiểu như: “đường làng trồng nhiều cây bạch đàn, con mương thẳng theo hàng cây Hai cái quán karaoke đứng cạnh mấy đống rơm… bố mẹ Nathaniel cũng xây cái hộp vuông như cái bánh chưng, bên trên nhọn hoắt

những tháp của người Ả-rập…” (Làng măng) Nhà văn giễu sự mù quáng của

con người trước đồng tiền đến mức biến mình thành một kiểu con vâti - người

(Anh lính Tony.D); giễu chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa lý lịch, chủ nghĩa thành phần (Ga xép) và cũng chẳng ngại ngầm châm biếm loại người cứng nhắc “cỗ máy”, công cụ (Thân phận cu li) Chất giễu nhại trong giọng điệu

của Lê Minh Khuê được bộc lộ ngay trên bề mặt lời văn thông qua từ ngữ, cách gọi tên nhân vật, hình ảnh, lời trữ tình ngoại đề Cũng có lúc, nó ẩn sâu sau lời trần thuật khách quan hoặc giấu mình sau nhịp văn Tuy nhiên, tiếng nói trong tác phẩm của chị phần nhiều không hề nhẹ nhàng, kín đáo mà có phần chua chát, đắng cay cùng với đó là cái nhìn nghiêm khắc với hiện thực

Có thể nói, đến Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài, cảm hứng giễu nhại mới thực sự rõ nét cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện Nguyễn Huy Thiệp không ngần ngại ứng dụng giọng điệu giễu nhại với cả những hình tượng lịch sử mà đa số người vẫn kiêng kị Ông phá bỏ lớp khói sương phủ

mờ của những thánh nhân (vua Gia Long, vua Quang Trung), kéo họ gần hơn với những tính cách con người bình thường, đôi khi tầm thường Mảng

truyện lịch sử tạo nên danh tiếng cho ông như Phẩm tiết, Kiếm sắc, Vàng lửa đã tốn không ít giấy mực của giới phê bình Song, giá trị chân thực của

chúng có lẽ cần tới những người đọc mạnh dạn và công tâm hơn Bên cạnh

đó, khu vực cuộc sống đời thường cũng được Nguyễn Huy Thiệp soi chiếu

bằng giọng điệu giễu nhại Tướng về hưu, Sang sông, đều là những thể

nghiệm thành công của nhà văn với chất giọng này Nhà văn dùng giọng điệu giễu nhại để “giải thiêng” những quan niệm anh hùng, thi vị hóa cuộc

Trang 32

30

sống Cuộc đối thoại ngắn giữa đứa cháu thơ ngây và ông nội đã thẳng thắn vạch trần cái hiện thực trớ trêu của vị tướng già giữa đời thường: “Cái Mi hỏi: Ông đi ra trận hả ông? Cha tôi bảo: Ừ! Cái Vi hỏi: Đường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông? Cha tôi chửi: Mẹ mày! Láo!” [72; tr 34] Trong một đoạn khác, nhà văn lấy suy nghĩ của những đứa trẻ để giễu nhại

và xót xa về lối sống thực dụng đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người: “Cái

Mi hỏi: Sao chết đi qua đò cũng phải trả tiền? Sao lại cho tiền vào miệng bà? Cái Vi bảo: Đấy có phải là nghậm miệng ăn tiền không bố? Tôi khóc: Các con không hiểu đâu Bố cũng không hiểu, đấy là mê tín Cái Vi bảo: Con hiểu đấy Đời người cần không biết bao nhiêu là tiền Chết cũng cần” [72; tr 29] Nguyễn Huy Thiệp không e sợ mà còn dám đưa ngòi bút giễu nhại của mình vào những vấn đề đạo đức, niềm tin tôn giáo Chứng kiến cảnh hai tên buôn đồ cổ đập vỡ chiếc bình quý để cứu đứa trẻ đang bị kẹt tay trong miệng bình, chính ông giáo, một biểu tượng sống của văn hóa và đạo đức thốt lên:

“Trời! Anh ấy dám đập vỡ bình! Thật đúng là một anh hùng! Một nhà cách mạng! Một nhà cải cách!”, trong khi đó, “chị lái đò giấu nụ cười thầm Chị biết, vô phúc cho ai một mình gặp hắn trong đêm” [72; tr 235] Kẻ cướp có thể trở thành anh hùng, thậm chí thành Phật nếu đối sánh với nhà sư - người

từ đầu tới cuối không hề biểu lộ một lời nói hay hành động nào Đây chỉ là một vài trong số những dẫn chứng minh họa cho triết lý mang đậm cảm hứng giễu nhại “bậc hiền triết - con chó xồm” mà Nguyễn Huy Thiệp sử dụng khá nhiều trong sáng tác của mình

Cùng với Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài là một trong số những nhà văn có ý thức cách tân mạnh mẽ với mục tiêu “viết như một phép ứng

xử” Trong Thiên sứ, tác giả đã thực hiện một thao tác được gọi là “sự phá

hủy kiểu nhân vật truyền thống” Phạm Thị Hoài dành nhiều trang viết, sử dụng số lượng nhân vật trí thức “đủ để tạo một dàn hợp xướng trí thức Việt

Trang 33

31

Nam thời kỳ quá độ” để lật tẩy, phê phán, lật đổ hình tượng kiểu nhân vật vốn được xem là lớp người có học thức, vì vậy, thường được xã hội coi là đạo đức hoặc chí ít, họ cũng tự coi mình là như vậy Đó là bố Hoài, thích sưu tập sách nhưng chỉ là những cuốn sách dày để sau này, khi về già sẽ mở hiệu cho thuê

Đó là Hùng, một người có bằng đỏ Lômônôxốp nhưng lại là người “trung lập

và ôn hòa tuyệt đối”, suốt đời chỉ “thủ thế và phòng ngự” Đó là Hoàng, khi làm thầy thì bạc nhược nhưng lại mạnh mẽ, tự tin trong vai trò con buôn Đó

là anh chàng “Quang lùn”, cao 1m26, một thanh niên tích cực hoạt động trong phong trào cờ đỏ của phường, người có lời tỏ tình ấn tượng đúng 0h ngày sinh nhật thứ 20 của cô bé Hoài: “Tôi yêu Hoài Nhưng chúng ta không thể để tình yêu lấn át lí trí Tôi cần ra đi, nhiều nhiệm vụ cấp bách của cách mạng đang đòi hỏi” [43, tr 216] Kiểu nhân vật tự vạch trần mình với sự đối lập địa vị bên ngoài với tính cách bên trong như vậy là một trong những phương thức giễu nhại thành công của không chỉ Phạm Thị Hoài mà còn được nhiều cây bút khác sử dụng để lột tả hiện thực với nhiều vấn đề bất cập đang tồn tại

Có một thực tế không thể phủ nhận là trong dòng văn học đổi mới, văn xuôi Việt Nam đã thực sự có những tìm tòi đáng mừng về cả chiều rộng và chiều sâu Với cái nhìn thẳng vào hiện thực, khám phá nó ở nhiều chiều kích khác nhau, các tác giả văn xuôi đã thực sự đem tới một diện mạo mới với những sắc thái mới cho văn học Diện mạo ấy, sắc thái ấy tiếp tục được làm giàu thêm với những sáng tác đầu thiên niên kỷ mới, mà trong luận văn này, chúng tôi xin được làm rõ qua việc khảo sát giọng điệu giễu nhại trong bốn

cuốn tiểu thuyết được xuất bản sau năm 2000: Cõi người rung chuông tận thế (2002) của Hồ Anh Thái, Người sông Mê (2003) của Châu Diên, Thiên thần sám hối (2000) và Giã biệt bóng tối (2008) cùng của Tạ Duy Anh

Trang 34

32

Chương 2 GIỌNG ĐIỆU GIỄU NHẠI - MỘT PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CẢM HỨNG PHÊ PHÁN CỦA NHÀ VĂN VỚI HIỆN THỰC

Trong văn chương, giọng điệu giễu nhại là một sắc thái của giọng điệu

Nên, hiểu về giọng điệu giễu nhại trước hết cũng là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả” [28, tr

112] Hiện tượng được miêu tả này chính là những vấn đề được nói tới trong tác phẩm, có thể là các vấn đề xã hội hoặc con người

Trước nay, cảm hứng và giọng điệu luôn là một cặp thành tố nghệ thuật có mối quan hệ nhân - quả Mối liên hệ mật thiết này, theo chiều thuận, thể hiện ở việc người viết có cảm hứng trước rồi từ đó mới có giọng điệu phù hợp Chẳng hạn, cảm hứng anh hùng ca thường làm nảy sinh giọng văn hùng tráng, hào sảng, trong khi đó, giọng văn trầm lắng, buồn thương thường là kết quả của cảm hứng bi ai Chiều nghịch trong mối quan hệ này thường lộ ra qua thủ pháp nghệ thuật giấu mình của nhà văn: tình cảm thì nồng, giọng văn lại đạm Sự độc đáo trong giọng điệu nghệ thuật, xét đến cùng đều bị chi phối bởi cái nhìn con người và cuộc đời của nhà văn Cái nhìn ấy, thế giới quan ấy làm nảy sinh cảm hứng sáng tác, rồi gọi ra giọng điệu Đầu thế kỷ XX, Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Công Hoan nhìn cuộc đời như một sân khấu hài kịch, một canh bạc đầy những chuyện vô nghĩa lý, con người tham lam, vô nhân tính, biến chất, Do vậy, xuất hiện ở sáng tác của

họ giọng điệu giễu cợt, đả phá, phẫn uất, châm biếm là chuyện dễ giải thích Nam Cao lại coi sự phản ánh thế giới hiện thực qua tâm hồn con người như nguồn mạch chính Từ cảm hứng thiết tha và mãnh liệt với số phận con người, từ cách nhìn đời, nhìn người không phiến diện, một chiều, giọng điệu trong sáng tác của Nam Cao vừa độc đáo (có một tiếng nói riêng) vừa đa

Trang 35

33

dạng (đa giọng điệu) mà chủ âm là giọng điệu khách quan, lạnh lùng mà thương xót, chua cay Không ít người vì không chịu được giọng điệu khinh bạc, tê tái có lúc đến bất cần của Nguyễn Huy Thiệp nên đánh giá ông quá khe khắt Song, nếu cất công cố tìm hiểu sâu hơn đằng sau cái “khuôn mặt nhàu nát” và “hay nghĩ” của nhân vật Nguyễn Huy Thiệp sẽ thấy ẩn chứa ở

đó là nỗi đau tác giả, những giọt nước mắt mặn chát lặn vào trong

Trào lưu văn học những năm trước Cách mạng tháng Tám khởi sắc bởi Phong trào Thơ mới, dòng văn học lãng mạn của Tự lực văn đoàn và dòng văn học hiện thực của nhiều cây bút tên tuổi: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Phạm Duy Tốn, Trong hoàn cảnh xã hội thực dân, nửa phong kiến mục nát, lúc nào cũng ngây ngất như lên cơn sốt ấy, những nhà văn quan niệm “Nghệ thuật vị nhân sinh” đều hướng ngòi bút của mình tới cảm hứng phê phán một cách rõ rệt Họ không chỉ phê phán mà còn lên án cái xã hội bất công với bao hiện tượng nhố nhăng không chỉ ở thành thị với lớp người mới nổi giở ông giở thằng, những cách tân kệch cỡm, nửa mùa

mà còn phơi bày bức tranh nông thôn với những bậc quan phụ mẫu nhũng nhiễu, tham lam, ăn bòn ăn mót trên xương máu nông dân nghèo, với sự tha hóa của nhân cách con người trước biến cố lịch sử qua một loạt sáng tác bao

gồm cả tiểu thuyết và truyện ngắn: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn), Sống mòn, Trăng sáng, Chí Phèo, Lão Hạc, Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no, (Nam Cao); Bước đường cùng, Người ngựa, ngựa người; Thế là mợ nó đi Tây,

(Nguyễn Công Hoan) Cảm hứng phê phán ấy được thể hiện bằng nhiều giọng điệu: lạnh lùng khách quan có, trữ tình có, buồn thương bi ai cũng có nhưng đặc sắc nhất vẫn là giọng trào phúng, châm biếm, mỉa mai, giễu nhại Điều đặc biệt trong bối cảnh sáng tác giai đoạn này là sự xuất hiện của tầng lớp trí thức được tiếp xúc với văn hóa phương Tây và manh nha đòi quyền tự

Trang 36

34

do dân chủ của con người, báo chí phát triển càng tạo điều kiện cho tư tưởng

tự do cá nhân có cơ hội thăng hoa Tuy nhiên, để tránh con mắt đỏ của giới cầm quyền, người nghệ sĩ ngụy trang bằng lớp vỏ giọng điệu giễu nhại và điều này không chỉ giúp các tác phẩm lọt vòng kiểm duyệt mà thêm vào đó,

nó tạo một hiệu ứng đặc biệt trong việc thể hiện tư tưởng, cảm hứng phê phán

mà tác giả gửi gắm Bản thân sự giễu nhại ít nhiều cũng đã mang tính chất phê phán hoặc nhẹ nhàng hoặc đậm đặc lên án Rõ ràng, cảm hứng phê phán

có thể được thể hiện bằng nhiều giọng điệu, nhưng giọng điệu giễu nhại lại có vai trò khá đặc biệt trong việc thể hiện cảm hứng phê phán ấy

Hoàn cảnh sáng tác văn học sau năm 1975, đặc biệt sau 1986 có nhiều điểm tương đồng với những năm trước Cách mạng tháng Tám ở ý thức giải phóng cá tính, ý thức tự do dân chủ trong phát ngôn và nhu cầu được thể hiện chính kiến của cá nhân trong mọi vấn đề của xã hội, đất nước, con người Cùng với đó là nhu cầu giải trí của độc giả cũng ngày một rõ rệt và kỹ tính hơn Làm thế nào để thu hút sự quan tâm của họ mà vẫn chuyển tải được những suy tư trước cuộc sống nhiều bất cập trong thời hội nhập? Câu trả lời nằm ở phương thức thể hiện Một trong những phương thức ấy là việc nhà văn chọn giọng điệu giễu nhại làm chủ âm trong sáng tác của mình Tác phẩm đọc lên, đầu tiên làm độc giả cười, cười mỉm hoặc cười phá lên, nhưng sau đó

sẽ là những phút lặng suy tư đáng giá trước những vấn đề, hiện tượng được chọn lọc phản ánh trong những con chữ ấy

Trong bốn tiểu thuyết mà luận văn lấy làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã tập trung thể hiện cái nhìn về hiện thực qua hai mảng lớn: đời sống xã hội và con người với những góc khuất tối tăm, những khuôn hình méo mó Hiện thực đó được thể hiện qua giọng điệu giễu nhại lúc thì gay gắt, chua cay, khi lại khoan nhặt, hóm hỉnh nhưng tất cả đều hướng độc giả suy nghĩ nghiêm túc về những vấn đề đó trong xã hội Và cảm

Trang 37

Hiện thực đời sống đa dạng và phong phú luôn là đối tượng phản ánh của văn học Bằng cái nhìn hiện thực không đơn giản, xuôi chiều được soi chiếu bởi kinh nghiệm cá nhân, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh và Châu Diên đã chạm đến, đã khơi ra những vấn đề gai góc và bức xúc của đời sống vốn vô cùng phong phú và phồn tạp Điểm chú ý đặc biệt của các tác giả là môi trường gia đình với tư cách là một xã hội nhỏ Xã hội thu nhỏ đó vốn là nơi được mệnh danh là tế bào của xã hội loài người, nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và ấp ủ những nhân cách trong tương lai Trong gia đình, người con học hỏi và trưởng thành từ những bài học nhỏ của bố mẹ, ông bà Trong quá trình tiếp xúc ấy, những đứa trẻ lớn lên theo cách mà những người lớn mong đợi và đang cố gắng để hướng dẫn chúng Cha mẹ là tấm gương cho con cái mình Do vậy, ở một mặt khác, nếu gia đình có những cá nhân xấu thì nguy

cơ một mầm bệnh xã hội tiềm tàng (băng hoại đạo đức hoặc lệch lạc nhân cách) sẽ chuyển sang cho thế hệ sau là rất cao Bằng cái nhìn biện chứng và tỉnh táo, ba tác giả đã chú ý tới gia đình ở phía mà chúng ta thường không chú

ý tới hoặc cố tình bỏ qua

Trong Cõi người rung chuông tận thế, chính Đông là người đã chứng

kiến toàn bộ câu chuyện của ba gã trai Khi Cốc tìm cách chiếm đoạt một cô gái trẻ trên bãi biển du lịch không thành dẫn tới phải chết tức tưởi nhưng Đông vốn là chú đã không can ngăn mà thậm chí còn đồng lõa để hai kẻ còn sống là Phũ và Bóp tìm cách giết cô gái để trả thù cho bạn: “Hai thằng quay nhìn tôi Tôi im lặng nhìn lại Như vậy có nghĩa là tôi không đi Tôi chưa tin

Trang 38

36

Tất nhiên là chưa tin cô gái kia giết thằng Cốc Nhưng tôi để mặc hai đứa Hãy để cho chúng được quyền tin điều chúng đang tin ( ) Chắc là tôi sẽ không tham gia Nhưng cũng chẳng có một lời nhắc nhở thận trọng Con người nếu cẩn trọng ở nơi này thì vẫn bất cẩn ở nơi khác Biết ai dại ai không hơn ai mà lên giọng khuyên bảo Những gã trai ngoài tuổi hai mươi đã có thể

tự lo liệu và tự chịu trách nhiệm” [60, tr 48, 49, 51] Hồ Anh Thái giễu sự im lặng một cách lạnh lùng và những suy nghĩ mà mới nghe qua có vẻ là dân chủ, là tôn trọng hành động của những người khác, đặc biệt là những người trẻ tuổi, song thực ra lại là sự vô trách nhiệm của bậc làm cha làm chú với con

em mình Đó chính là nguyên nhân góp phần đẩy những gã thanh niên vốn hiếu sát nhanh chóng tìm tới tội ác Phải chăng trong cuộc sống chỉ có Đông mới có cách nghĩ và cách hành xử như vậy? Phải chăng mọi ông bố, bà mẹ đều đã biết tôn trọng quyền tự do của con cái một cách đúng mực và hợp lý? Chính những kẻ cha chú trong cái gia đình đầy thế lực ấy đã không ít lần tiếp tay cho con cháu mình, dung túng, bao che lỗi lầm của chúng “Một giờ sáng anh Thế biết tin thằng Phũ bị giữ cả người cả xe ở đồn công an quận thì tám giờ sáng anh đã đến đón cả xe cả người về Ngay trong đêm anh đã gọi điện cho một ông thứ trưởng nội vụ thân tình Gọi cho giám đốc bệnh viện để bó bột cẩn thận cho cái chân gãy của con bé” [60, tr 87, 88] Những việc làm ấy theo một cách nào đó lại là liều thuốc tăng lực khuyến khích, cổ động những thanh niên ấy tiếp tục sai lầm

Tạ Duy Anh cũng đề cập tới vai trò của gia đình với quá trình hoàn thiện nhân cách của những người trẻ Bằng cách chỉ ra những tình huống xử

sự ở bệnh viện phụ sản trong vòng bảy mươi hai tiếng đồng hồ, nhà văn đã soi

tỏ những mảnh đời bệ rạc, thừa hưởng cái ác di truyền từ đời cha mẹ chúng

Nhân vật kẻ tử tù trong Thiên thần sám hối là một trường hợp như vậy Hối -

tên hắn - được sinh ra bởi vụ cưỡng hiếp của cha hắn (vốn là một cán bộ của

Trang 39

37

trên được cử về tiến hành cải cách) với mẹ hắn - con gái một ông nông dân nghèo Sự ruồng rẫy của cha (hứa sẽ trở lại cưới mẹ hắn nhưng nuốt lời) cộng với tác động của sự khổ cực khi mẹ hắn phải tha phương cầu thực đã nuôi dưỡng trong hắn một tính khí bên ngoài thì tỏ ra lầm lì nhưng bên trong lại

âm ỉ một mối căm ghét trên mức bình thường Làm sao có thể sống bình thường một cuộc sống không bình thường vì thiếu thốn, thương tổn nặng nề

cả vật chất và tinh thần? Cho nên, vụ sát hại người đàn ông vốn là người cha bấy lâu chối bỏ mẹ con hắn hẳn là một kết cục tất yếu Thiếu tình yêu thương cộng thêm sự vô trách nhiệm là mảnh đất tốt ươm mầm cho tội ác, dù tội ác

ấy nhân danh trả thù kẻ đã làm nhục mẹ mình Và số phận của kẻ tử tù liệu có lặp lại khi Tạ Duy Anh hé lộ một trường hợp tương tự? Đó là cậu bé sơ sinh

vô tội vừa chào đời đã “được” ông bố trẻ trai, giàu có vì bị mẹ cậu cố giữ thai nhằm đòi một đám cưới - cái vòng trói chân hắn ta - mà nhất quyết đặt cho cậu cái tên Trần Văn Khốn Nạn Liệu sau này lớn lên, sự thiếu hụt tình thương của người cha, sự căm tức với cái tên và quá khứ của mình có khiến cậu trở nên hung bạo và tàn độc?

Môi trường gia đình còn có thể là nơi hình thành những thói quen xấu của con người Chẳng hạn, hãy xem cách giáo dục giới tính của Đông - một sinh viên Hàng Hải vốn cũng từng có một thời để nhớ là những cuộc tình

giường tầng, tất ngoại, ri-đô che tạm trong kí túc xá, một thủy thủ tàu viễn

dương lọc lõi tình trường - đối với ông cháu quý hóa là thằng Phũ: “Phũ thật thà kể cho tôi nghe lai lịch từng chiếc một, thứ đồ Thái có thể bóp gọn trong lòng bàn tay và đút nhanh vào túi quần khi từ giã Màu xanh thiên lý là cái lần đầu tiên biến thằng Phũ thành đàn ông Màu nâu có bộ ngực đồ sộ Màu da người làm nó đắm chìm suốt một đêm trắng u mê đến mức không nhớ nổi bao nhiêu lần Thứ kiến thức giáo dục giới tính tôi truyền cho từ năm nó mười bốn tuổi đủ cho Phũ sống phóng đãng mà không một lần để lại hậu quả” [60,

Trang 40

38

tr 78] Hồ Anh Thái đưa ra một cách nhìn khá hài hước nhưng mang màu sắc tréo ngoe về cái gọi là “tính dân chủ” giữa chú cháu Đông - Phũ Cháu hí hửng khoe khoang thành tích với chú, còn chú thì tự hào vì đã khéo léo trong việc dạy bảo thế hệ sau Không phụ lòng ông chú, ông cháu đã vượt cả ông chú trong sự lọc lõi, ăn chơi sa đọa: “Tôi giữ chân thằng Phũ tồng ngồng lại không thì nó đạp con kia nát bét Con bé phải khai ngay Em bị một tuần nay rồi, sau đó ngày nào cô Tì cũng bắt em phải nhận là còn trinh để bán tiếp cho khách đang háo Đúng lúc ấy cô Tì đẩy được cửa ngách đi vào ( ) Thằng Phũ

dí cái vật dính dấp trên ngón tay vào mặt cô Tì Đây là bong bóng cá mè, định lừa bố mày à, bố mày đi làm một quả để thi cuối năm cho son mà mày dám đưa sọt thủng, lôi ngay con khác ra đền đi, không có à, vậy chạy ngay ra đường mà săn bò lạc, các bố mày chờ” [60, tr 80] Đến tận lúc Phũ chết, người đọc còn nhận được sự bất ngờ về số chiến lợi phẩm là “101 chiếc quần lót phụ nữ” Và còn ngao ngán hơn nữa khi ông chú thốt lên một cách đầy thán phục: “Vậy là trong một quãng đời ngắn ngủi chín năm làm đàn ông, ông mãnh này đã sống cuộc đời của 101 người đàn ông đạo đức suốt đời chỉ biết

có một người đàn bà” [60, tr 81] Rõ ràng, trong chuyện này, thói dâm đãng

sa đọa của người cháu chính là kết quả sự ảnh hưởng từ người chú mang tư tưởng trên mức thông thoáng đối với vấn đề giáo dục giới tính và với cả trách nhiệm của mình với đứa cháu ruột Và, chắc hẳn những trường hợp vừa đáng

sợ, vừa đáng tiếc như thế cũng không phải là quá hiếm trong xã hội đương thời khi giới trẻ được cổ súy bởi vô vàn cám dỗ cùng những người cha người

mẹ vô tâm

Cõi người rung chuông tận thế còn cho thấy một thực trạng khác

trong mô hình gia đình vốn xưa nay được coi là nền tảng của xã hội Đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức và nhân cách con người Những thủy thủ tàu viễn dương nung nấu trong lòng một niềm tin cốt tử: sự an lành của

Ngày đăng: 31/03/2015, 15:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh (2006), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2. Tạ Duy Anh (2006), Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giã biệt bóng tối", Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2. Tạ Duy Anh (2006), "Thiên thần sám hối
Tác giả: Tạ Duy Anh (2006), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2. Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2006
5. Hà Anh, Văn chương 8x nhìn từ Vũ điệu thân gầy, website Việt Báo Việt Nam, http://vietbao.vn/Van-hoa/Van-chuong-8X-nhin-tu-Vu-dieu-than-gay/75161039/105, 20-5-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương 8x nhìn từ Vũ điệu thân gầy
6. Aristole (2007), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Lao động - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aristole
Nhà XB: Nxb Lao động - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2007
7. Lại Nguyên Ân (chủ biên) (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội 8. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học,số 9, tr. 56-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học", Nxb ĐHQG HN, Hà Nội 8. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lại Nguyên Ân (chủ biên) (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội 8. Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb ĐHQG HN
Năm: 1998
9. Nguyễn Thị Bình (2001), Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3, tr. 39-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2001
10. Nguyễn Thị Bình (2003), Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta sau 1975, Tạp chí Văn học, số 4, tr. 21-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2003
11. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (khảo sát trên những nét lớn), Luận án PTS KH Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (khảo sát trên những nét lớn)
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
12. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975-Một cái nhìn khái quát, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2, tr. 49-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975-Một cái nhìn khái quát
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2007
13. Nguyễn Thị Bình (2005), Về một hướng thể nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11, tr. 61- 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một hướng thể nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2005
14. Nguyễn Minh Châu (1976), Dấu chân người lính, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu chân người lính
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1976
15. Nguyễn Minh Châu (2003), Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
16. Châu Diên (2006), 73 chiếc cối đá, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 17. Châu Diên (2003), Người sông Mê, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 73 chiếc cối đá", Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 17. Châu Diên (2003), "Người sông Mê
Tác giả: Châu Diên (2006), 73 chiếc cối đá, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 17. Châu Diên
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
18. Châu Diên (2005), Truyện ngắn Châu Diên, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Châu Diên
Tác giả: Châu Diên
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2005
19. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2004
20. Cao Việt Dũng, Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn chương (Phần 2) website Việt Báo Việt Nam, http://vietbao.vn/Van-hoa/Suy-nghi-ve-dich-thuat-va-ngon-ngu-van-chuong-Phan-2/20528358/103/, 20-5-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn chương (Phần 2)
21. Đoàn Ánh Dương (2009), Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp Tạ Duy Anh), Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7, tr.85-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp Tạ Duy Anh)
Tác giả: Đoàn Ánh Dương
Năm: 2009
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
23. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vọng từ con chữ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
24. Hà Minh Đức (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
25. Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà (2007), Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w