Đau xót trước những chuẩn mực bị đánh tráo

Một phần của tài liệu Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diễn (Trang 47)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Đau xót trước những chuẩn mực bị đánh tráo

Bên cạnh việc phản ánh những nguy cơ gây biến dạng nhân cách con người, giọng điệu giễu nhại của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diên cũng không quên nhắc tới những chuẩn mực cả trong niềm tin cũng như trong truyền thống đạo đức đang bị dày xéo và méo mó trong xã hội bị tha hóa.

Trước hết, Hồ Anh Thái đặt ra những hoài nghi về con đường đạt đến sự đốn ngộ của chúng sinh trong kiếp tu hành theo giáo lý nhà Phật. Khi triết lý về sự khôn dại của con người trong cõi nhân sinh, Hồ Anh Thái đã nhại lại

46

chính sự lọc lõi của người đời trong cái triết lý “khôn cũng chết mà dại cũng chết, biết thì sống” bằng cách nhấn mạnh: “Chỉ có kẻ biết là sống. Nhưng biết được rồi, giác ngộ được rồi, thì không chết nhưng sống khổ sống sở về tinh thần” [60, tr. 53, 54]. Ngay đến đức Phật cũng cô đơn, cũng đáng thương chẳng kém chúng sinh trong cõi đời này. Sự nghiệt ngã của cuộc đời chính là lúc con người đã ngộ ra tất cả nhưng vẫn không thể thoát khỏi vòng luân hồi, bể khổ. Đông hiểu triết lý từ bi hỉ xả của nhà Phật nhưng không thể cưỡng lại “cái thực tế đang bừng bừng trong huyết quản” tức là phải trả thù, “cái chết đòi trả bằng cái chết”. Lời dạy của đức Phật không linh ứng với những cá nhân bị mờ mắt bởi dục vọng dù đôi lúc sự sám hối cũng có trỗi dậy chút ít. Nhân vật Thế - anh trai Đông và là bố Phũ – phải trả giá cho những tham sân si của cuộc đời mình, tuy ông cũng là một người khôn khéo và biết cách sống ở đời: “Này chú, có tiền thì cũng khổ, có tình khổ hơn, có danh là khổ nhất. Trong bằng ấy thứ, tôi đã từ bỏ hết để chỉ chọn lấy một thứ đỡ khổ hơn cả. Ngờ đâu kết cục lại bi thảm như vậy” [60, tr. 102]. Niềm tin đúng đắn, nhưng cách thực hiện, lối sống, quan niệm sống lại sai lầm chính là nguyên nhân sâu xa của những bi kịch, những cái giá phải trả cho chính sự sai lầm ấy.

Cái đẹp xưa nay vốn vẫn được trân trọng, nâng niu. Bởi cái đẹp hình thức chỉ thỏa con mắt ngắm nhìn, cái đẹp bên trong mới mang lại thư thái cho tâm hồn.Vẻ đẹp người con gái là vẻ đẹp mát lành của nhân loại. Nhưng hình tượng biểu trưng cho cái đẹp trong Cõi người rung chuông tận thế lại làm cho người ta vừa khiếp sợ, vừa đau xót. Yên Thanh - hoa khôi trường Hàng Hải, là người trong mộng của Đông hóa ra lại là một con quỷ đội lốt người đẹp. Vẻ đẹp của nàng chỉ là cái vỏ bọc, chứa đựng những mầm độc hoang dâm. “Một gương mặt đức mẹ đồng trinh không thể nào bắt bụi trần tục (...) cho tôi niềm an ủi về môi trường mình đang sống” nhưng cũng với vẻ đẹp ấy “một mình hoa khôi chiến đấu cùng lúc với ba gã con trai trần trụi mà vẫn

47

thừa ra hai gã (...) hoa khôi mang gương mặt đồng trinh đang bị ba gã trai thô lậu nhấp nhổm leo lên leo xuống leo vào leo ra...” [60, tr. 110, 111, 112]. Về sau này, khi đã là một cặp, Yên Thanh vẫn không từ bỏ được thói nghiện đàn ông, nàng vẫn nuôi giấu trai trong ngôi nhà của chính người thủy thủ nhân tình lúc chàng lênh đênh trên những chuyến tàu viễn dương. Cái đẹp đã bị tha hóa, từ lâu rồi mà ta không nhận ra hay là chỉ tới thời đại của đồng tiền mới có? Trả lời câu hỏi này, không ít người xót xa, phần vì ngỡ ngàng, phần vì bất lực trước hiện thực khó chối bỏ. Đông khóc, “bột phát không sao kìm nổi”, khóc vì một “gương mặt đồng trinh” dâm đãng và tinh quái không ngờ. Những giọt nước mắt của một niềm tin ngây thơ trong sáng đầu đời nhòe vỡ.

Sự trinh tiết cùng những biểu tượng về sự thủy chung, hiếu nghĩa đôi khi cũng là đối tượng mà Hồ Anh Thái đặt vào diện phải nghi ngờ. Trinh tiết dùng để mua bán, để giải đen cho khách đang háo, để khách mua “thi cuối năm cho son” (Phũ - Cõi người rung chuông tận thế), để trao đổi lấy một vị trí trong tòa soạn - chiếc cổng thiên đường của đời Giang (Thiên thần sám hối). Những vòng hoa trắng trong đám tang những người trẻ tuổi chưa vướng bụi đời xuất hiện ba lần, trong đám tang của Cốc, của Bóp, của Phũ - những thanh niên đẹp trai, “ưu tú” của thời đại với những chiến công vang dội trên tình trường, trên sân khấu và trên đường đua trong lòng thành phố chật hẹp. Vòng hoa trắng ấy dành cho Cốc - kẻ vừa nổi danh đã khiến cho hai cô bạn cùng lớp phải đi nạo thai; cho Phũ mà giọng điệu giễu nhại hé lộ sự thật về một trong những chiến công của hắn: Trước khi từ giã cõi đời, sau chín năm làm đàn ông, Phũ đã kịp sưu tầm “101 chiếc quần lót”, đã kịp sống cuộc đời của 101 người đàn ông suốt đời chỉ biết một người đàn bà. Và sự thật nữa cũng được khẳng định ngay sau đó: “Và hiển nhiên là cũng giống như hai thằng bạn ra đi từ trước, đám tang thằng Phũ phủ đầy những vòng hoa trắng” [60, tr. 81]. Biểu tượng của cái đẹp, sự trinh trắng thì vẫn thế, chỉ có ý nghĩa

48

của chúng bị đánh tráo. Hình thức không đổi trong cái nội dung nếu không rỗng tuếch thì cũng đã mục ruỗng tự bao giờ.

Một phần của tài liệu Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diễn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)