Cảnh báo nỗi bất an trước con người phi nhân tính

Một phần của tài liệu Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diễn (Trang 69)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Cảnh báo nỗi bất an trước con người phi nhân tính

Vấn đề thiện ác vốn là mối quan tâm muôn thưở của loài người. Cùng với việc không ngần ngại phơi bày những cái xấu của con người trong xã hội hiện đại, Hồ Anh Thái còn riết róng bày tỏ nỗi bất an của mình trước những cái ác, sự băng hoại của nhân tính con người ở thời điểm hiện tại. Những ham muốn bản năng, lối sống thực dụng đã làm hoen ố bản chất lương thiện của con người. Con người bị tha hóa và có nguy cơ trở thành “loài thú lớn nhất”.

Cõi người rung chuông tận thế đã nhìn thẳng vào sự thật, đã thấu triệt cái ác nằm sâu trong khuôn mặt với “ánh mắt đanh ác đã có sẵn” của một diễn viên nổi tiếng là anh chàng Cốc. Vẻ mặt điển trai thời thượng lại hóa ra một tên quỷ sa-tăng đội lốt: “Sau cú lượn đầu tiên đầy hứa hẹn trước ban giám khảo và người xem, Cốc âu yếm dắt tay số 12 vào hậu trường chờ tiếp đến lần xuất hiện sau. Đêm nay em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ. Khiếp, nói năng trắng trợn thế? Vậy phải nói thế đéo nào? Số 12 kinh hồn, không ngờ một siêu sao thanh lịch và cao quý trên màn bạc lại phát ngôn như thế. Có hay không nói ngay? Một luồng hơi nước cáu kỉnh ập vào mặt số 12. Không! Có muốn thành hoa hậu á hậu hay thành thương binh? Cốc giẫm một cú phủ đầu lên chân số 12. Chỉ chút nữa là cô ta kêu thét lên. Mấy ngón chân như sắp nứt toác ra trong chiếc giầy cao gót. Nói ngay, có muốn thành con què lên bước qua sân khấu hay không, nói? Vâng, thôi thì em đi với anh (...) Đột ngột cô ta thấy bàn tay Cốc đang nắm tay mình nhẹ nhàng luồn vào đó một lưỡi dao cạo lành lạnh. Mày có muốn tao rạch bộ đồ tắm này, một đường sau lưng, một đường đằng trước, ngay ở chỗ mày đệm băng vệ sinh hành kinh không?” [60,

68

tr. 14]. Và dù phải chống cự thì cô nàng số 12 cũng không thể thoát được ánh mắt săn mồi của Cốc, bởi đó là “giọng nói của một kẻ dám giết người chứ không chỉ rạch áo tắm” [60, tr. 15]. Bên cạnh Cốc là Bóp, chơi thân với nhau đến mức ở cùng nhà nên cũng có những sở thích lập dị đến mức quái đản. Chứng kiến cảnh Bóp săn khỉ khi đi săn, Đông mới phát hiện anh chàng này có sở thích bóp cổ vật khác tìm khoái cảm cho mình. Hình ảnh Bóp khi tiến hành nhiệm vụ của một đầu bếp trong The Apocalypse Hotel đối với con dê được ngòi bút giễu nhại tường thuật lại cho thấy cái cảm giác vừa kinh sợ vừa ghê tởm của những người chứng kiến: “Nó buông cặp sừng trên đầu con dê, luồn đôi bàn tay quanh cái cổ đen nhánh. Thoạt đầu có vẻ giống như một cử chỉ âu yếm. Thình lình con dê giật nẩy lên. Bốn chân khua khoắng.

Thế là thằng Bóp đã bắt đầu Bóp. Thằng Bóp đang bóp.

Thằng Bóp đã bóp xong... Nó ngồi lại, bẻ ngửa cổ con dê lên, lật qua lật lại, nhìn đi nhìn lại như nhận mặt một kẻ thù nào đó. Như sung sướng nhận ra một kẻ thù đã chết. Như hả hê vì đã trả được hận” [60, tr. 49, 50]. Với những kẻ mà phần bản năng thú tính lấn át phần nhân tính, khả năng gây ra cái ác càng có nguy cơ thành hiện thực. Và thật đáng buồn là trong xã hội có phần khá thoải mái cho con người phát triển tính cá nhân như hiện nay, có không ít những thanh thiếu niên trở thành kẻ sát nhân chỉ bởi vì một cái nhìn đều, một cơn giận không kiềm chế được, một lời thách thức dại dột của bạn bè... Hạn chế tình trạng này cần sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội, cần những định hướng đúng đắn trong việc phát triển nhân cách, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi.

Nhà thiết kế trong Giã biệt bóng tối cũng là một điển hình của cái không toàn vẹn trong con người. Anh ta nhìn Bính như nhìn một con chuột, phát hiện ra Bính có đầy đủ khí chất của loài đục khoét: giọng chí chóe, mông

69

tóp, chân tay lúc nào cũng ngọ nguậy, lại hay khịt mũi. Nhưng chính anh ta - người thiết kế những ngôi nhà cho các thượng đế - lại chính là một con chuột từ trong bản chất, một con chuột thành tinh với đầy rẫy những mưu toan hoen ố mốc meo cả trái tim lẫn khối óc. Một con chuột được trang bị kiến thức ở trình độ cao, biết đục khoét, biết che đậy. Nhà thiết kế tuy ý thức được điều mình đang làm là tồi tệ, xấu xa, song anh ta không dừng bước, ngược lại còn thích thú nhìn ngắm những hệ lụy do mình góp công tạo tác. Anh ta không chỉ coi thường “đám kiến cỏ” trong những ngôi nhà y hệt nhau mà còn nhìn những bạn bè đồng nghiệp bằng nửa con mắt. Nghe anh ta nhận xét về bạn bè mình là đủ thấy một trí thức chính hiệu đã tự lột mặt nạ như thế nào. “Đôi khi chính tôi cũng không phát hiện ra, không phân biệt được đâu là nhà đạo đức, đâu là một thằng bạn vô lại thời còn lang thang xây cho nhà cao cao mãi. Nhưng dù thế nào (...) thì các chú còn lâu mới được ngồi cùng mâm với anh mày” [1, tr. 201]. Những kẻ có nhân cách lệch lạc như vậy thật nguy hiểm. Càng nguy hiểm hơn khi họ biết rõ tác hại của sự lệch lạc ấy nhưng vẫn cố tình không dừng lại. Họ phá hủy con người, nhân cách chính mình và tiếp tay làm những người khác cũng mục ruỗng như họ.

Một phần của tài liệu Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diễn (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)