Giới thuyết về điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diễn (Trang 76)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Giới thuyết về điểm nhìn trần thuật

điểm nhìn trần thuật với giọng điệu trần thuật

Nguyễn Thái Hoà cho rằng: “Điểm nhìn nghệ thuật là những thông tin ngầm ẩn mang màu sắc tu từ, gợi cảm hứng thẩm mỹ phải được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý thông qua các mối quan hệ giữa người kể và cốt truyện; giữa người kể và nhân vật, giữa người kể và lời kể; người kể và người đọc hàm ẩn”. Theo ông, “điểm nhìn nghệ thuật có thể nhận biết qua sự nhận biết của người đọc” và tuy “gọi là điểm nhìn nhưng thực chất là một cấu trúc hàm ẩn” để từ đó hình thành một cấu trúc nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng thừa nhận sự gắn bó của điểm nhìn với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của người viết, mà đứng ở “cái vị trí ấy”, anh ta “quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý, văn hoá” [68, tr. 149].

75

Giọng điệu là kết quả của việc người kể chuyện đứng tại nhiều vị trí với những điểm nhìn gồm những tiêu điểm và tiêu cự khác nhau. Trong Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn trong chuyện, Nguyễn Thái Hòa

cho rằng: Tiêu điểm tự sự “thường được hiểu là sự hội tụ các sự kiện ở nhân vật” [32, tr. 91]. Chính đây là tiêu chí để xét mức độ chính, phụ của các nhân vật tham gia vào cốt truyện. Ai là nhân vật chính, ai là nhân vật phụ không phụ thuộc vào “sự đặc tả bề ngoài hay tính cách, tên gọi nhân vật” mà được quyết định bởi “vai trò của nhân vật ấy đối với toàn bộ cốt truyện, với các nhân vật khác, làm thành cái trục vận động của truyện ” [32, tr. 91]. Tác giả lưu ý rằng, đây mới chỉ là tiêu điểm thông tin. Tiêu điểm nghệ thuật cần phải được hiểu theo G.Genette, tức là tương đương với thuật ngữ “phối cảnh”, là đi tìm đáp án cho câu hỏi “nhân vật nào mà điểm nhìn hướng vào phối cảnh kể chuyện?”; đáp án đó hoàn toàn không giống với câu trả lời cho “ai là người kể?”. Nói cách khác, đó là hai khía cạnh: “ai thấy?” và “ai nói?”. Tiêu điểm nghệ thuật dùng cho khía cạnh thứ nhất.

Gerard Genette trong Lý thuyết tiêu điểm tự sự quan niệm rằng nghệ thuật tự sự được quy định bởi các loại điểm nhìn và đây cũng là cách phân chia kiểu truyện được giới nghiên cứu phương Tây đồng thuận nhiều nhất. Theo ông, dựa vào điểm nhìn sẽ có các kiểu truyện:

- Truyện không có tiêu điểm (tiêu điểm zero). - Truyện tiêu điểm bên ngoài (điểm nhìn bên trên).

- Truyện tiêu điểm bên trong (những truyện ở ngôi thứ nhất).

Chính G.Genette cũng là người phát hiện ra lý thuyết “sự di động của điểm nhìn” và để nhìn nghệ thuật là trả lời câu hỏi “nhân vật nào mà điểm nhìn hướng vào phối cảnh kể chuyện?” khác hoàn toàn với câu hỏi “ai là người kể?” (theo [32, tr. 91]).

76

Như vậy, tùy thuộc vào vị trí đứng hướng vào phối cảnh kể chuyện của người trần thuật, ta có các cách xưng hô khác nhau ứng với những giọng điệu khác nhau và từ đó định hướng người đọc tới những cách cảm thụ khác nhau. Với giọng điệu giễu nhại được thể hiện trong các tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tốiNgười sông Mê, điểm dễ nhận thấy là cách xưng hô suồng sã, gần gũi hơn nhiều những tác phẩm có giọng điệu trữ tình nghiêm trang. Điểm nhìn nghệ thuật cũng thay đổi rất linh hoạt, không chỉ trong một chương, trong đoạn văn mà thậm chí trong một câu.

Một phần của tài liệu Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diễn (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)