Những góc tối trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn học nghệ thuật

Một phần của tài liệu Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diễn (Trang 55)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.4. Những góc tối trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn học nghệ thuật

nghệ thuật

2.1.4.1. Khoa học

Nghiên cứu khoa học là công việc đòi hỏi sự cần cù, nghiêm túc, đòi hỏi một sự lao tâm khổ tứ để có thể có được thành tựu. Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít người ngụy khoa học, lợi dụng cái mác khoa học để tư lợi cá nhân mà quên bẵng cái trách nhiệm của mình. Khi tính chất công việc đòi hỏi phải có tinh thần và thái độ khoa học thì họ lại “vận dụng” một tinh thần khác - tinh thần phi khoa học, phản khoa học. Những báo cáo thiếu trung thực (mà người đời vẫn gọi là “báo cáo láo”) là một ví dụ. Những góc tối đó được Tạ Duy Anh khắc họa khá vui nhộn trong Giã biệt bóng tối. Một đoàn các nhà khoa học toàn là “giáo sư đầu đàn” (chứ không phải đầu ngành) lại đổ lỗi cho Kẻ địch khi bất lực trong việc điều tra nguyên nhân những cái chết bí ẩn liên tục diễn ra tại làng Thổ Ô. Khoa học không phải bao giờ cũng biết hết mọi thứ, do vậy mới còn có đất cho những nghiên cứu mới khai phá. Điều ấy là bình thường. Nhưng tính sĩ diện đã khiến cho những giáo sư đầu ngành kia phải đau đầu tìm giải pháp, không phải cho câu đố khoa học mang tính chất hình sự kia, mà là làm thế nào chuồn nhanh khỏi cái làng hôi thối này một cách êm thấm nhất. Nó đòi hỏi phải có một bản kết luận! “Cuối cùng, thật kì lạ là gần như một trăm phần trăm các thành viên đều Ơ-rê-ca tìm ra rồi! Trong trường hợp này chỉ việc đổ phắt cho kẻ địch là đắc sách nhất”. Giọng điệu giễu nhại phát huy tối đa khi Tạ Duy Anh tường thuật lại con đường hiện thực hóa cái lý luận ấy của các giáo sư đầu ngành. Việc thuyết phục bà con bằng

54

lòng với kết luận kẻ địch là nguyên nhân những cái chết đầu tiên hơi khó khăn, vì “thoạt đầu bà con còn do dự lắm”, nhưng sau khi nghe các nhà khoa học nói rằng chấp nhận kết luận ấy tức là làng Thổ Ô sẽ được vinh quang: những người đầu tiên ngã xuống trên mặt trận mới mẻ này. Bà con cuối cùng cũng tỉnh cả người, không những ủng hộ mà còn cảm thấy hân hoan lắm lắm trước những cái chết kia. Giọng của nhà chính trị mị dân được nhại lại thật hài hước. Người đọc buồn cười, cười thành tiếng hoặc cười mỉm, rồi thành cái cười mỉa mai trình độ dân trí nước mình, sự lọc lõi có trình độ của nước mình.

Thực ra trong trường hợp này, không hẳn Tạ Duy Anh giễu cợt thuần túy sự dốt nát của những người được giao nhiệm vụ “thụ lý vụ án” bí ẩn kia. Rộng hơn, ông giễu nhại thới làm ăn tắc trách, thiếu trách nhiệm, thói quen dùng mối quan hệ địch-ta để xử lý trong trường hợp những con người đó không đủ trình độ, tri thức và hiểu biết để xử lý. Thay vào đó, để đạt được một kết quả theo họ là mang tính khoa học, họ dùng đồng tiền và những mối quan hệ xã hội. Đây là một cách phê phán bộ máy công quyền hiện thời. Đương nhiên, không thể phủ nhận rằng, Tạ Duy Anh, trong nhiều tác phẩm, không chỉ riêng Giã biệt bóng tối, dành khá nhiều “ưu ái” kiểu này cho đội ngũ trí thức, cho những kẻ mạo danh khoa học. Ông gay gắt tới nỗi đặt cả lời xỉ vả tầng lớp này vào miệng vua chuột, vốn cũng chẳng sạch sẽ gì. Tạ Duy Anh để hắn ta ghê tởm, giễu cợt giới trí thức làm khoa học nước nhà khi nói với Thượng lúc lão Định chết: “Chứ không phải hứa suông rồi để đấy chục năm này sang chục năm khác đưa ra hết lý do này đến lý do khác, nào thiên tai, giặc giã, nội tình ngoại sự bất thường, dịch bệnh... nghĩa là trăm thứ nhưng chẳng qua là cái lý của đồ mặt dầy lừa lọc phản trắc, bất tài lại còn đạo đức giả (...) Thì có ai không chết vì kẻ thù đâu? Kết luận như vậy thì bố ai mà bắt bẻ được. Siêu. Tao phải thừa nhận rằng các nhà bác học của chúng mày siêu. Nhưng tao nói cho mày biết, không có kẻ thù thì khối đứa ăn cám lâu

55

rồi. Mồm họ nói căm ghét kẻ thù nhưng trong lòng họ chỉ muốn hét lên kẻ thù muôn năm. Ha... ha...” [1, tr.126, 129]. Người dẫn chuyện cũng không phủ nhận sự thật này: “Một bảng liệt kê các loại kẻ thù, cũng do hội đồng những giáo sư tiến sĩ hàng đầu, những người có quyền tiêu tiền không hạn chế cho đề tài nghiên cứu của họ, chả lẽ chưa đủ là căn cứ hay sao? Ngay việc đọc cho hết, cho thật chuẩn xác cái danh sách dài dằng dặc, đành rằng khó mà không sai chính tả cũng đáng là một luận án tiến sĩ” [1, tr. 137]. Một nền khoa học với những “nhân tài xuất trúng” như vậy, liệu rằng con thuyền đất nước sẽ được giới trí thức ấy chèo lái tới đâu? Giọng văn Tạ Duy Anh vừa giễu nhại lại vừa xót xa khi phản ánh thực trạng ấy.

2.1.4.2. Giáo dục

Trong số các hạng mục được quan tâm đầu tư phát triển, giáo dục là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm nhiều nhất. Không chỉ bởi “vì lợi ích trăm năm trồng người” mà còn vì thực trạng giáo dục hiện nay còn rất nhiều điều bất cập. Dư luận không ít lần xôn xao về chất lượng các kỳ thi tuyển sinh đại học, đặc biệt với môn Văn và Sử; nạn mua bán bằng cấp (từ văn bằng chính chỉ ngoại ngữ, tin học, bằng đại học đến thậm chí cả bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ cũng có thể giải quyết êm đẹp bằng tiền). Tư cách trò và nhân cách thầy cũng đang có nguy cơ đáng báo động. Cái gì đang xảy ra với nền giáo dục nước nhà vậy? Bằng cái nhìn tương đối khách quan và tỉnh táo, các tác giả Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diên đã phát hiện và đưa ra ánh sáng những góc khuất, góp phần lý giải thực trạng giáo dục hiện thời.

Nền giáo dục trong tác phẩm của Hồ Anh Thái không được khắc họa tập trung mà hiện lên qua vài nét chấm phá, rải rác khắp chiều dài câu truyện. Giáo dục trong Cõi người rung chuông tận thế là một nền giáo dục không công tâm, nó ưu tiên cho những đối tượng đặc biệt, và có thể chi phối được bằng tiền. Trường hợp của Phũ là một ví dụ. Vốn dĩ thời học phổ thông, Phũ

56

được xếp vào lớp tiếng Anh, nhưng Thế đã ra tay can thiệp để cậu con được ngồi vào lớp tiếng Nga, để từ đó dễ dàng lo một suất dự thi olimpich tiếng Nga. Sự kiện Liên xô và khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ năm 1991 đã không làm Thế nao núng. Ông ta đã xoay xở chuyển ngay được thằng con mới thi đỗ trường Đại học Ngoại ngữ từ khoa tiếng Nga sang khoa tiếng Anh. Nền giáo dục ấy còn khô cứng đến mức được dùng làm hình tượng ví von cho cái sự đẹp đều tăm tắp mà một khiếm khuyết sẽ tăng cái duyên cho nhan sắc ấy: “Giống như một gương mặt mắt mũi miệng răng đều chuẩn răm rắp, như đáp án đề thi của nền giáo dục khô cứng, bỗng vì một lí do nào đó mà cặp mắt như hơi bị hiếng đi. Hiếng đi có nghĩa là kiều nữ sẽ có gương mặt ấn tượng hơn trước” [60, tr. 88, 89].

Không giống như Hồ Anh Thái và Tạ Duy Anh, Châu Diên vừa viết văn vừa nặng nghiệp với nghề giáo, lại đã từng trải qua kháng chiến nên trong

Người sông Mê, nhân vật của ông tập trung chủ yếu vào nhà giáo, sinh viên, người lính và nhà văn, trong đó, nhà giáo là nhân vật chiếm đa số trong tiểu thuyết. Những con người ấy là những mảnh ghép sinh động về thực trạng giáo dục nước nhà. Trước hết là thực trạng lý thuyết sáo rỗng, học chay của sinh viên mà nhân vật Khánh khi đói cứ giễu đi giễu lại cái điệp khúc đã được học trên lớp về tâm lý người: “Một nghìn thì ăn được cái gì sau năm tiết học suốt buổi sáng lải nhải những tâm lý người khác hẳn tâm lý động vật và rút ra kết luận nhân cách người xứ mình hơn đứt ở cái cao siêu. Lúc này nào ai đang hiểu tâm lý cái thằng động vật có tên Khánh này đây? Mình đang đói. Khi đói người ta có cái tâm lý gì cơ chứ nhỉ?” [17, tr.19] “Chỉ cơm không thôi. Một nghìn đồng. Một nghìn để tồn tại tâm lý người hơn hẳn tâm lý động vật cho tới tiết thứ nhất ngày mai cho xứng đáng nhân cách người xứ mình cao siêu” [17, tr. 20]. Giọng tự vấn mang sắc thái giễu nhại của Khánh vừa buồn cười vừa đáng thương. Chất giọng tự giễu cái đói của chính mình không chỉ dừng

57

tại đó, mà còn quàng vào các phạm trù vốn trang nghiêm của triết học: “Cơ sở vật chất cũng là cơ sở triết học và cơ sở tâm lý học của sĩ diện là phải còn nhiều hơn một nghìn đồng trong túi (...) Cơ sở vật chất cũng là cơ sở triết học và cơ sở tâm lý học của văn minh lịch sự là phải ăn vài thìa cho tạm cái đói trước khi văn minh giao tiếp” [17, tr. 22, 24]. Còn “những cây me không có dạ dày không có sôi réo sùng sục khi ngồi trong lớp tiết năm và không có nổi tí tẹo tâm lý động vật nào” [17, tr. 20].

Và cũng qua giọng kể của cậu sinh viên tên Khánh ấy, cuộc sống sinh viên đại học hiện ra trái ngược hẳn với những gì xã hội bên ngoài có thể hình dung: “Năm thứ nhất, chẳng biết mô tê gì. Thấy gì cũng sợ. Thấy gì cũng lạ. (...) Sang năm thứ hai, bắt đầu có thay đổi, không phải bản thân mình thay đổi mà vì trong lớp thành ra ba kiểu thay đổi. Kiểu thứ nhất chỉ lao vào học, chẳng biết học để làm gì, học chỉ cốt để được đánh giá là học giỏi. Kiểu thứ hai không biết mình đang học gì và thực sự học để làm gì. Hoang mang đi tìm một lẽ cho chỗ đứng. Kiểu thứ ba thì nảy sinh tính bướng, cái gì cũng cãi, cái gì cũng nhún vai, khi người khác hoan hô thì mình ngồi im, khi người khác ngồi im thì mình vỗ tay (...) Và bây giờ đã sang năm thứ ba. Năm rơi vào những hoạt động chuẩn bị tốt nghiệp. Ai làm gì mình làm nấy. Sang năm thứ tư thì coi như đã gần độc lập tự do. Chưa biết ra sao” [17, tr. 68]. Thực ra sự học của sinh viên trong các trường đại học diễn ra với thực trạng như vậy không chỉ trong thời của Khánh, mà ngay cả thời hiện đại bây giờ, không ít những người trẻ tuổi vẫn vấp phải cái dớp đó. Cho rằng vào được đại học là tới đích, cộng thêm là sự hiếu thắng, muốn thể hiện cá tính thì chắc chắn sẽ đẩy tuổi trẻ tới những chốn vô định, mà người thầy, nền giáo dục cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm.

Thời kỳ bao cấp, thời kỳ của bố mẹ Hoa, của Cu con và anh Chiền Chiện, nền giáo dục còn tồn tại kiểu dạy dỗ học sinh giống như trong trại lính.

58

Ấy là mô hình Tổ tam tam với cuốn nhật ký mang tên Sổ Thế hệ - nơi mà ba người trong tổ thay nhau ghi vào đó những sự kiện với mình kèm theo những suy tư, lý tưởng nhằm giúp nhau tiến bộ [17, tr. 86, 87]. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chỉ mang tính hình thức, không chú trọng tới thực tế và sự chân thực của con người với con người, “bề ngoài là để giúp đỡ nhau và học hỏi lẫn nhau, nhưng bề trong thì chỉ có mà giời biết người thảo ra nghị quyết và những người giơ tay đồng ý nghị quyết đó đã nghĩ gì trong bụng” [17, tr. 89].

Ngay cả đến thời kỳ hiện đại hơn của Hoa, của Khánh, của Khoa thì những bất cập trong giáo dục cũng không hẳn là không còn. Vấn đề ngòi bút Châu Diên quan tâm đến nhất lúc này vẫn là công tác nghiên cứu khoa học. Chủ trương thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong giảng viên, sinh viên, nhưng khi bước chân vào cái ghế quản lý, tinh thần khoa học cũng dần dần rời bỏ nhà khoa học (như Khoa). Vẫn còn tình trạng kìm kẹp, ép khuôn đối với sức sáng tạo của những người trẻ tuổi có năng lực và lòng dũng cảm như Hoa khi cô chỉ mở rộng thêm đề tài sinh học của mình sang xã hội học một chút, ngay lập tức được ông chủ nhiệm Khoa khuyên bảo. Cô nhất quyết không đổi đề tài thì chính ông chủ nhiệm Khoa ấy đã đích tay sửa lại cho cô, cho đúng với quy định. Châu Diên giễu cho cái ách chính trị đang tròng vào cổ khoa học, kéo khoa học xuống cái vị thế phải phục tùng. Tinh thần dũng cảm, dám nghiên cứu của người làm khoa học không được khuyến khích mà còn là đối tượng phải để ý, để kèm cặp và uốn nắn. Như thế, không hiểu hiệu quả khoa học sẽ được đánh giá như thế nào.

2.1.4.3. Văn học nghệ thuật

Là người trong cuộc nên khi nói về văn học nghệ thuật, Hồ Anh Thái vừa như bàn chuyện người, vừa như là để nói chuyện mình. Nghệ thuật trong

Cõi người rung chuông tận thế hiện lên qua hình ảnh nhân vật Đông - say mê hội họa và có tài thực sự. Nhưng nghệ thuật cũng là hình ảnh thần đồng

59

thơ trẻ con mà Thế mời đến dùng cơm, nhằm mục đích thuyết phục Đông bỏ ý định thi vào trường Mỹ thuật. Bằng cách nào mà Đông lại đồng ý với anh mình? Hồ Anh Thái tả về thơ của thần đồng: “Thơ của con bé này thì đứa trẻ nào ngồi một lát cũng ọe ra được cả đống, đại loại là ông trăng ơi ông ở trên cao, ông xuống đây cho em véo một cái, ông nhăn mặt kêu ôi đau quá cóc thèm chơi với em nữa, ông cóc thèm chơi thì cứ ở trên ấy mà nhìn em” [60, tr. 108] và cảm hứng làm thơ của thần đồng: “Nữ sĩ thần đồng kêu thất thanh lên rằng khoan hãy ăn, xin cho cháu một tờ giấy. Tôi hiểu con bé lên mười này bụng dạ bất an, bèn lấy mảnh báo cũ và tỏ ý để tôi dẫn vào toilet ở phía trong công trình phụ (…) Để em làm thơ, làm ngay tại đây. Con bé gạt đĩa thức ăn sang bên và diễn ngay bộ mặt của một thi sĩ thiên tài. Âm thầm, ngơ ngẩn” [60, tr.109]. Chỉ qua dăm bảy câu tả kể mà giọng văn Hồ Anh Thái đã không giấu màu giễu nhại với cái gọi là “thần đồng”, là “nữ sĩ thần đồng” mà cái ý mỉa mai đã lồ lộ ngay ở cách gọi tên. “Nữ sĩ thần đồng” đã biến thành “nữ sĩ ôn con” trong cái nhìn của Đông, cũng loại khỏi đầu anh cái ý định bước vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, để tránh cái tương lai nhãn tiền là trở thành thần đồng như “con bé tâm thần” ấy. Cô bé làm thơ này tuy không phải là hình ảnh đại diện cho lớp văn nghệ sĩ, song có lẽ không nằm ngoài ý đồ chĩa vào những trường hợp hoang tưởng về tài năng, năng lực nghệ thuật của bản thân mà họ không hay mình đang trở thành trò cười cho thiên hạ.

Châu Diên lại giễu một nhà văn lớn trong làng văn bằng chất giọng giễu nhại nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Chỉ trong việc gọi tên thể loại cho một cuốn tiểu thuyết, mà nhà văn đàn anh lại khuyên là nên gọi bằng “một bài thơ dài, ai biết đấy là đâu”, khuyên thế là bởi vì “đọc cái gọi là tiểu thuyết của thằng em chán chết cha. Tiểu thuyết gì mà có được mỗi một nhân vật ấy?” Quan niệm nghệ thuật của các nhà văn trong Người sông Mê cũng là đối tượng cho Châu Diên giễu nhại: “Tiểu thuyết phải là cả rừng nhân vật cây lớn cây bé cây

60

cao cây thấp cây la đà cây vươn ngồng cây hùng dũng cây ăn hại cây đái nát cây tiều tụy cây sang trọng cây gầy còm cây xa hoa cây cần kiệm cây khiêm nhường cây ăn bám…” [17, tr. 11]. Còn nhà văn thần tượng lại khuyên rằng: “Ngay từ chương đầu, các nhân vật phải dàn ra đủ mặt. Chính diện, phản

Một phần của tài liệu Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diễn (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)