5. Cấu trúc luận văn
3.4. Giọng điệu giễu nhại tạo nên nét cá tính riêng trong phong cách của nhà
cách của nhà văn
Bốn tiểu thuyết kể trên có nhiều điểm tương đồng: cùng thể loại , cùng lựa chọn phản ánh những mặt trái của con người, xã hội, cùng sử dụng những chi tiết huyền ảo (những cái chết bí ẩn trong Cõi người rung chuông tận thế, Thiên thần sám hối và Giã biệt bóng tối) nhân vật bí ẩn, khó tin (Mai Trừng chuyên đi trừng trị kẻ ác - Cõi người rung chuông tận thế, hài nhi kể chuyện - Thiên thần sám hối, vua chuột - Giã biệt bóng tối, linh hồn của Khánh vẫn dõi theo và dẫn chuyện - Người sông Mê), và đều cùng một giọng điệu giễu nhại. Song giọng điệu giễu nhại trong mỗi tác phẩm lại tạo nên những dấu ấn riêng không thể nhầm lẫn cho mỗi nhà văn.
Lời văn Hồ Anh Thái đặc trưng bởi nét suồng sã thị dân, phố phường. Nếu như nhà văn đi trước như Vũ Trọng Phụng hay Nguyên Hồng sử dụng kiểu ngôn ngữ thị dân để nêu lên đặc điểm của tầng lớp dưới thì Hồ Anh Thái lại dùng kiểu ngôn ngữ này để phản ánh những nhân vật thuộc tầng lớp trí thức, nghệ sĩ. Đó là một phương cách giễu nhại. Điều này xuất phát từ quan điểm của nhà văn. Trong lần trả lời báo Thể thao và Văn hoá, số 3 năm 2005, nhà văn đã nhấn mạnh: "tôi thích nhại giọng thị dân, đúng hơn là giọng điệu kiểu thị dân bởi vì hầu như người ta đang bê nguyên lối sống tiểu thị dân và quê mùa vào đô thị". Trong văn xuôi đương đại, ngôn ngữ đang có những
95
biến chuyển rất mạnh mẽ, diễn tả dòng chảy mãnh liệt, phức tạp của đời sống xã hội và tâm hồn con người. Hồ Anh Thái đã nắm bắt được dòng chuyển vận đó, biết vượt qua sự du dương của ngôn ngữ và tình trạng tha hoá để sáng tạo ra một cấu trúc ngôn ngữ khá lạ, một thứ ngôn ngữ không bằng phẳng mà lổn nhổn một cách cố ý, điều này khiến cho hình ảnh trong tác phẩm gần hơn với hơi thở của cuộc sống.
Bên cạnh đó, Tạ Duy Anh sở trường ở tính khẩu ngữ nổi trội. Còn Châu Diên lại rất thâm thúy, bởi giọng giễu nhại dềnh dàng nên khi đọc một câu văn dài, cần phải giữ hơi, không lên giọng, cả câu phải đều đặn nhịp thở, vì thế mà người đọc tĩnh tâm để lĩnh hội hết cái sâu xa thâm thúy đằng sau từng câu chữ của văn ông chăng?
Như vậy, bằng cách sử dụng phong phú nhiều phương tiện và biện pháp nghệ thuật, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diên đã thành công trong việc tạo hiệu quả cho giọng điệu giễu nhại trong việc phản ánh hiện thực cũng như biểu hiện thái độ của mình trước hiện thực đó. Từ việc di chuyển linh hoạt các điểm nhìn, sử dụng phong phú lời văn gián tiếp, cách đặt tên nhân vật, nhại ở nhiều cấp độ từ thể loại cho tới từ vựng, ngữ pháp, cách sử dụng thành ngữ vừa tạo thêm ấn tượng cho giọng điệu giễu nhại trong các tác phẩm vừa thể hiện tốt cảm hứng phê phán mang sắc thái giễu nhại của tác giả về những vấn đề tồn tại của con người và cuộc sống hôm nay. Đến lượt mình, giọng điệu giễu nhại trong các tác phẩm ấy trở thành minh chứng cho sự tìm tòi đổi mới của họ trong nghệ thuật văn chương, tạo nên nét cá tính riêng nổi bật cho phong cách các tác giả.
96
KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành khảo sát giọng điệu giễu nhại trong Cõi người rung chuông tận thế, Người sông Mê, Thiên thần sám hối và Giã biệt bóng tối, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Chúng tôi khẳng định giọng điệu giễu nhại là giọng chủ âm trong cả bốn cuốn tiểu thuyết. Nó có mối quan hệ đặc biệt khi được chọn dùng cho cảm hứng giễu nhại phê phán nổi bật của các tác phẩm. Qua chất giễu nhại của giọng điệu, thái độ, cảm xúc của nhà văn được thể hiện rõ ràng qua những vấn đề của tác phẩm. Chúng ta thấy cả Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh và Châu Diên đều thể hiện thái độ của họ với rất nhiều những vấn đề hiện thực khác nhau. Nhà văn giễu nhại những vấn đề của đời sống, xã hội, từ thực trạng gia đình - tế bào của xã hội - đã không còn giữ được vai trò nền tảng của mình trong việc giáo dụng và định hướng tính cách cho con cái, đến những tệ nạn xã hội hoành hành, sự pha tạp của đời sống vật chất văn hóa phương Tây cũng góp một tay đẩy con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi đến những ngã đường tối của tội ác và sự tha hóa. Khai thác hình ảnh người trí thức (nhà văn, họa sĩ, công chức, giáo viên, sinh viên,…), các tác giả đã vẽ nên những nét tính cách đa chiều, nhưng tựu chung lại là sự méo mó, dị hình, quái tính của con người trong xã hội xung quanh cái mốc khởi đầu thiên niên kỷ thứ XIX. Châu Diên, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh đặt con người trong rất nhiều môi trường sống, từ nông thôn, thành thị, từ trường học, giảng đường, tới bệnh viện, từ trong gia đình ra đến đường phố… để cho thấy những chông chênh, vênh lệch những giá trị văn hóa truyền thống. Những chuẩn mực đang bị tha hóa dần theo sức mạnh của đồng tiền và cơ chế thị trường nhiều bạc bẽo. Qua những vấn đề nhức nhối ấy, người nghệ sĩ dám nói, dám vạch trần không phải là người quá chai cứng trước hiện thực.
97
Bởi vì, làm điều đó là cần thiết. Do vậy, giọng điệu giễu nhại lúc này trước tiên là mang lại tiếng cười cho người đọc, làm mềm mại đi vấn đề gai góc trong tác phẩm, và sau đó, khi tiếng cười đã qua đi, cái còn lại trong lòng độc giả là sự đồng cảm với những day dứt, nhức nhối đang cào xé trong tâm trí nhà văn. Cười đấy, nhưng đau đấy. Và giọng điệu giễu nhại lúc này, trong các tác phẩm này, cũng là một cách thể hiện thái độ của những người đảm nhận vai trò “người thư ký trung thành của thời đại” đối với cuộc sống nói chung, với quê hương, đất nước nói riêng.
2. Giọng điệu giễu nhại trong bốn tiểu thuyết chúng tôi nghiên cứu là kết quả của một tập hợp các tác động qua lại của những yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm. Sự di chuyển điểm nhìn trần thuật một cách linh hoạt đã tạo ra độ nhòe giữa giọng kể của người kể chuyện với giọng kể của nhân vật, tạo ra những lối xưng hô giễu nhại: Thay đổi ngôi xưng hô liên tục trong cùng một câu hoặc người kể chuyện bị tiếm ngôi một cách trắng trợn (trường hợp
Giã biệt bóng tối), nhân vật liên tục và thay nhau trần thuật câu chuyện (trường hợp Người sông Mê, Thiên thần sám hối) hoặc kể với điểm nhìn người kể chuyện bằng ngôn ngữ của nhân vật khác (trường hợp Cõi người rung chuông tận thế).
Giọng điệu giễu nhại được thể hiện qua cách đặt tên nhân vật: Có hoặc không đặt tên cho nhân vật. Nhân vật thường không được đặt tên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có tỉ lệ khá lớn trong cả phạm vi bốn tác phẩm. Họ chỉ được gọi bằng cách phóng đại một đặc điểm nào đó về ngoại hình, tính cách, về quốc tịch, về nghề nghiệp, địa vị xã hội hoặc qua mối quan hệ với một nhân vật khác. Ngay cả trong trường hợp nhà văn có đặt tên cho nhân vật, nhưng vẫn lại mang tính giễu nhại khá lớn. Những cái tên là kết quả của một đặc điểm tính cách của nhân vật. Biệt danh này được nêu ra trong phần lớn những lần nhân vật được nhắc tới, và điều này có nghĩa là cái tên chính kia đã
98
không còn quan trọng. Tác giả giễu nhại luôn cả cái việc đặt tên cho nhân vật ở khía cạnh đó.
Giọng điệu giễu nhại trong bốn tác phẩm khảo sát còn cho thấy một đặc điểm chung. Đó là tính lặp, láy xảy ra ở nhiều cấp độ: nhại một thể loại văn học, hoặc nghệ thuật khác, nhại cấu trúc văn bản, lặp mức độ câu, từ, ngữ trong suốt chiều dài tác phẩm. Sự lặp, láy này tạo ra nhịp điệu cho tác phẩm, khi khoan nhặt, đều đều như Người sông Mê, lúc nhanh mạnh, gấp gáp như
Giã biệt bóng tối.
Đặc biệt, những biểu hiện của giọng điệu giễu nhại còn ở chỗ, các tác giả sử dụng khá nhiều các thành ngữ, tục ngữ, có khi còn biến điệu nó bằng ngôn từ của đời sống sinh hoạt hiện thời, vừa tạo cảm giác vui vẻ, hài hước, vừa khơi gợi một nét cá tính nơi người cầm bút.
3. Chúng tôi cũng khẳng định giọng điệu giễu nhại là một trong những cố gắng có tính cách tân trong đội ngũ các nhà văn Việt Nam sau 1975 mà Châu Diên, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh là những nhà văn trong số đó. Giọng điệu giễu nhại cũng mang tới những đặc trưng riêng trong phong cách của các nhà văn này. Trong số những trang viết mang tính cách tân hình thức tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài, chất giọng giễu nhại có nhiều đanh đá, chua ngoa của Nguyễn Huy Thiệp,… người đọc nhận ra chất giọng suồng sã thị dân của Hồ Anh Thái, sở trường ở tính khẩu ngữ nổi trội của Tạ Duy Anh và phát hiện ra Châu Diên ở cái thâm thúy bởi những nhịp câu dài. Họ cùng sử dụng giọng điệu giễu nhại để tỏ bày thái độ của mình với những vấn đề nổi cộm của xã hội, của con người. Nhưng với mỗi nhà văn, bằng tài năng, sức sáng tạo riêng của mình, giọng điệu giễu nhại trong tay họ được dùng linh hoạt một mặt khẳng định phong cách cá nhân, khẳng định chất giọng độc đáo của mình trên văn đàn, mặt khác lại làm phong phú thêm cho diện mạo một nền văn học Việt Nam vốn nhiều sắc diện, đa phong cách.
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Duy Anh (2006), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
2. Tạ Duy Anh (2006), Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
3. Tạ Duy Anh (2006), Trò đùa của số phận, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai
4. Tạ Duy Anh (2008), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
5. Hà Anh, Văn chương 8x nhìn từ Vũ điệu thân gầy, website Việt Báo Việt Nam, http://vietbao.vn/Van-hoa/Van-chuong-8X-nhin-tu-Vu-dieu-than-gay/75161039 /105, 20-5-2009
6. Aristole (2007), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Lao động - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ
Đông Tây, Hà Nội
7. Lại Nguyên Ân (chủ biên) (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội
8. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học,
số 9, tr. 56-62
9. Nguyễn Thị Bình (2001), Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 3, tr. 39-44
10. Nguyễn Thị Bình (2003), Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi
nước ta sau 1975, Tạp chí Văn học, số 4, tr. 21-25
11. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau
1975 (khảo sát trên những nét lớn), Luận án PTS KH Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội
12. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975-Một cái nhìn khái quát, Tạp
chí Nghiên cứu Văn học, số 2, tr. 49-54
13. Nguyễn Thị Bình (2005), Về một hướng thể nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11, tr. 61- 66
14. Nguyễn Minh Châu (1976), Dấu chân người lính, Nxb Văn học, Hà Nội
15. Nguyễn Minh Châu (2003), Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học, Hà
Nội
16. Châu Diên (2006), 73 chiếc cối đá, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
17. Châu Diên (2003), Người sông Mê, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
18. Châu Diên (2005), Truyện ngắn Châu Diên, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
100
20. Cao Việt Dũng, Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn chương (Phần 2) website
Việt Báo Việt Nam, http://vietbao.vn/Van-hoa/Suy-nghi-ve-dich-thuat-va-ngon- ngu-van-chuong-Phan-2/20528358/103/, 20-5-2009
21. Đoàn Ánh Dương (2009), Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp Tạ Duy Anh), Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7, tr.85-95
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb
Sự thật, Hà Nội
23. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội
24. Hà Minh Đức (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb
Sự thật, Hà Nội
25. Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà (2007), Thế giới
nghệ thuật Tạ Duy Anh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
26. Giới thiệu sách: Bốn lối vào nhà cười - Hồ Anh Thái, website Hoa và cỏ dại, http://my.opera.com/tanlangtu/blog/show.dml/434287, 30/8/2006
27. Giới thiệu sách: Người sông Mê, website Ăn mày văn chương, http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/ChauDien/NguoiSongMe.htm, 11/4/2004
28. Lê Bá Hán (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
29. Xuân Hạo, Có “bốn lối” để vào “nhà cười”, website Mỗi ngày một cuốn sách, http://www.moingay1cuonsach.vn/?page=product_detail&id=2310&portal=minhchau, 23/10/2006
30. Phạm Ngọc Hiền, Giọng điệu anh hùng ca trong tiểu thuyết “người người lớp lớp”
của Trần Dần, website Văn học & Nghệ thuật, http://www.vanchuong viet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=8459&LOAIID=33&TGID=1587, 06/02/2009
31. Lưu Hiệp (2007), Văn Tâm Điêu Long, Nxb Lao động - Trung tâm văn hóa ngôn
ngữ Đông Tây, Hà Nội
32. Việt Hoài, Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện - ác, website Việt Báo Việt Nam, http://vietbao.vn/Van-hoa/Ta-Duy-Anh-giua-lan-ranh-thien-ac/40048611/105/,
19/9/2004
33. Tô Hoài (2006), Ba người khác, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng
34. Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái với Sắp đặt và diễn, website eVan,
101
35. Nguyễn Thị Thu Huệ, Lang thang trong chốn rất riêng, website Báo Công An
Nhân Dân, Chuyên đề An Ninh Thế giới và Văn nghệ Công An, http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/doisongvanhoa/2007/1/51638.cand, 04/01/2007
36. Thụy Khuê, Tạ Duy Anh, người đi tìm nhân vật, website Văn tuyển,
http://www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=5777, 10/10/2003
37. Tôn Phương Lan, Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh, website Viện
Văn học, http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id= 119&me nu =106, 10-2-2009
38. Tôn Phương Lan (2001), Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi
mới, Tạp chí Văn học, số 9, tr. 43-48
39. Tôn Phương Lan (2005), Văn học và cảm nhận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
40. Phong Lê (2005), Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam
từ tháng Tám - 1945, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9, tr. 13-28
41. Lê Nguyên Long (2006), Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu
văn học, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9, tr. 40-54
42. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà
Nội
43. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn
đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội
44. Vân Long (2002), Cái ảo trên nền thực, Tạp chí Sức khỏe và đời sống, số ngày 19/11/2002, tr. 12
45. Lê Lựu (1996), Thời xa vắng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
46. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội
47. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đoxtoievxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội
48. M.B.Khrapchencô (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn
học, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội
49. Phạm Xuân Nguyên, Vị đắng của nụ cười, website Tuổi trẻ Online,
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=102981&ChannelID=10, 14/10/2005
50. Trần Thị Mai Nhân (2007), Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam giai
đoạn 1986-2000, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7, tr. 57-74
51. Nhiều tác giả (1996), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên