Nhân vật được mã hóa

Một phần của tài liệu Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diễn (Trang 87)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Nhân vật được mã hóa

Những nhân vật này được gọi bằng những cái tên thậm xưng, được số hóa, hoặc có khi hoàn toàn vô danh tính. Đặc điểm rõ nhất ở loại nhân vật này là độ mờ hóa cao, tính chất khu biệt thấp, và do đó chúng mang tính chất nhân vật loại hình. Trong cả bốn tác phẩm mà luận văn khảo sát, nhóm nhân vật được mã hóa này chiếm tỉ lệ cao. Chúng tôi tạm xếp chúng vào ba nhóm như sau:

Thứ nhất là nhóm nhân vật mang những cái tên hoán dụ. Đây là nhóm có số lượng đông đảo mà mỗi cái tên đều được tác giả gọi theo nghề nghiệp, chức vụ, ngôi thứ, quốc tịch, dân tộc, theo mối quan hệ với nhân vật khác hoặc theo một đặc điểm của nhân vật được phóng đại lên để giễu nhại, v.v... Đó là ông An Nam, số 12, gã đàn ông có bộ mặt cô hồn, quý phu nhân, các cô các chú, ông già tuổi về hưu thỏa thuê sung mãn, cụ cấp cao, ông thầy bói ở hội Đống Đa, ông phó chủ tịch phá đền, con bò lạc trinh nguyên, nữ sinh 19 tuổi, bà bác sĩ hành nghề ngoài giờ, ông tổng biên tập và nữ sĩ thần đồng, gã máy trưởng, người đàn bà trên cù lao, ông cán bộ tổ chức ngành điện góa vợ, bà sư cụ (Cõi người rung chuông tận thế). Đó là bà hộ lý, bà the thé, bà khàn khàn, bà thân nhân, ông bác sĩ, bà sản phụ có bộ mặt trắng nhợt, gã bốc vác thuê, ả cave, bà hộ lý to béo, lão tiến sĩ đi học ở Đức về, gã con trai đầu đinh đi bốt cao, hai bà cháu ăn mày, cô chân quê, cô gái xin thụ tinh nhân tạo, ông chủ tịch xã Hoàng, vị cán bộ đau bụng, ông đội trưởng góa vợ, Thiên thần, Thiên sứ đi tuần, Chúa tể bóng tối (Thiên thần sám hối). Đó là thằng bé vi phạm điều cấm kị, các nhà khoa học, vợ San, người biên tập, gã đàn ông mặt hầm hố, bà lớn sang trọng, ông tây mắt xanh mũi lõ, bà cao to như đàn ông, gã đàn ông bảo kê, ông chủ quán bia, bà quyền quý, gã lái xe, gã đầu đỏ, ông cán bộ về hưu đi tập thể dục buổi sáng, cô giáo làng, chồng cô giáo, gã đầu trọc, bà trung niên, lão chủ tịch xã, ông chủ phế thải làng bên, tên quản giáo

86

mặt rỗ, bà góa lắm tiền, cô nàng gái điếm, anh cán bộ, nhà thiết kế, người áp giải, người thường trực, ông quản giáo góa vợ, con bé cùng phòng (Giã biệt bóng tối). Đó là nhân vật người kể chuyện, người ghi chép, người giỏi giang, bà chủ quán Cơm sư, con gái bà chủ, người bạn học gái của chị, cô ca sĩ quán cà phê, người phòng Tổ chức, bố Hoa, mẹ Hoa, bà nội, bà ngoại, người ấy của Hoàn, em trai Hoàn, chính trị viên, thần tượng văn chương của Hoàn, cô gái dân quân làng, cô sinh viên, bà bác sĩ, ông mãnh, cha cố đạo, thầy hiệu trưởng, cha Chánh xứ (Người sông Mê).

Thứ hai là nhóm nhân vật được số hóa, như số 12 (Cõi người rung chuông tận thế)

Thứ ba là nhóm nhân vật gần như hoàn toàn vô danh tính, không đặc điểm nhận dạng là những lão, cụ, ông, gã, mụ, chàng, nàng, anh, chị, người liền ông, người liền bà, thằng bé...

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số nhân vật trong bốn tác phẩm trên đều là những nhân vật không được đặt tên hoặc nếu có thì đều là những cái tên thậm xưng, những con số mà có lẽ vì người kể “chưa muốn ký hiệu con người thành những góc nhọn, góc tù”. Đó đều là những hình tượng, hình nộm nghệ thuật về người Việt xấu xí, méo mó, hài hước, con người rởm, con người phi lý, con người tự nhiên, con người hồn nhiên, cho dù họ có chức quyền, địa vị (các cô, các chú, quý phu nhân, bà sang trọng, chủ nhiệm khoa), có tiền (bà góa chồng giàu có, chủ khách sạn), thuộc đủ thành phần nghề nghiệp (nông dân, trí thức, sinh viên, nhà văn, thi sĩ, họa sĩ, kiến trúc sư, diễn viên, ca sĩ, đầu bếp, phục vụ, ôsin, tú bà, ma cô, gái điếm, bảo kê, công an...) và đủ mọi lứa tuổi (hài nhi, thằng bé, thanh niên, ông bà già, cụ lão). Mỗi nhân vật ấy giống như một sợi chỉ trong “một bó chỉ ngũ sắc” mà người kể chuyện thi thoảng lại rút ra một sợi, để tô điểm thêm cho bức tranh xã hội tạp nham và lắm bụi bặm.

87

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong văn học phi lý phương Tây, một trong những thủ pháp nổi bật, ấn tượng là việc xây dựng những nhân vật vô danh mà nguồn cội sâu xa là ý thức muốn tái hiện thực trạng phi lý của cuộc đời thực, của thời đại hoặc ít nhiều là những khủng hoảng tâm lý khiến cho con người, đặc biệt là giới trí thức cảm thấy tính phi lý trong đời sống con người. Kiểu nhân vật phi lý xuất hiện trong văn học mà điều dễ nhận biết nhất là việc đặt cho chúng những cái tên dưới hình thức rút gọn, mã hóa. Trong trường hợp các tác giả trên, chúng tôi chưa khẳng định việc có hay không sự tồn tại của kiểu nhân vật phi lý, nhưng rõ ràng họ đã có ý thức tìm tòi và nỗ lực trong việc thể hiện tư tưởng, quan niệm của mình về thế giới, về xã hội và con người thông qua thao tác đặt tên cho nhân vật. Sự chông chênh, mất thăng bằng, nghiêng lệch của một vài giá trị xã hội, sự tha hóa của con người. Ý nghĩa tạo ra tiếng cười và sau đó là khoảng lặng tư duy cho độc giả đã được chất giễu nhại thực hiện khá thành công. Sự nỗ lực của các nhà văn là rất đáng trân trọng, bởi vì việc để mất xuất xứ của cái tên trong văn học, tất nảy sinh sự bất bình thường trong quan hệ xã hội. Nó báo hiệu sự đổ vỡ, báo hiệu khát vọng dựng xây.

Một phần của tài liệu Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diễn (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)