5. Cấu trúc luận văn
3.3. Giọng điệu giễu nhại thể hiện qua lời văn giễu nhại
Cấp độ đầu tiên trong giọng điệu giễu nhại thể hiện ngay trong kết cấu tác phẩm mà bề nổi chính là bố cục văn bản. Ở cấp độ này, Người sông Mê, Giã biệt bóng tối có biểu hiện rõ nhất.
Người sông Mê mở đầu bằng cách nhại Kinh Thánh. Chúa tao ra thế giới, đất, nước, cây, cỏ, và loài người trong vòng 6 ngày, đến ngày thứ 7, Chúa cho phép mình nghỉ ngơi, đó là ngày chủ nhật. Còn Châu Diên lại kể về sự ra đời cuốn sách chỉ trong vòng 2 ngày 2 đêm cũng với cách đếm thời gian như thế:
88
“Trời và Đất đã cho sinh ra một Ngày đầu tiên, trong ngày đó có câu chuyện liên quan đến cô gái tên là Hoa. Và Hoa xuất hiện.
(...)
Thế rồi tiếp theo Ngày đầu tiên thì đã có một buổi tối, nói cho đúng ra là một thời khắc tranh tối tranh sáng.
Và thời khắc tranh tối tranh sáng xuất hiện.
(...)
Tiếp theo một Ngày và một Thời khắc tranh tối tranh sáng thì cũng sinh ra được một Đêm.
Và thế rồi Đêm buông xuống.
(...)
Thế rồi có cuốn sách sinh ra giữa bụi và khói và đêm và ngày,
và yêu và thương, ra đời giữa tỉnh và mê
Và cuốn sách được sinh ra” [17, tr.5,6,7,8]
Bóng dáng sử thi thấp thoáng đâu đây trong cách thiết kế các chương phần giống như kể một câu chuyện từ thời hồng hoang xa xưa, gõ nhịp nhẹ nhàng như lời bà ru cháu. Lại như một khúc đồng giao dài hơi bởi sự mềm mượt của vần điệu những câu văn dài được kể lại, được ngân lên như lời ca. Châu Diên đặt tên các tiểu phần nhỏ trong cuốn sách theo cách chơi chuyền chơi chắt của trẻ nhỏ - những tâm hồn lương thiện và nguyên sơ nhất như những điều mà tác giả mong muốn chuyển tải tới người đọc qua câu chữ của mình. Những Khúc một: Gốc một, nhất gốc, Khúc đôi: Gốc hai, hai gốc, Khúc 3: Gốc tam ba gốc, những Kiếp thực, Kiếp ảo, Đầu thai, Kiếp Hoa, Kiếp Khánh, Kiếp họa, Kiếp rừng, Kiếp lặng, Huyền bút vừa hướng người đọc tới một điều gì huyền ảo, mông lung, như ở một nơi sương khói u u minh
89
minh nào đó, vừa như cố gắng xua tan đi cái lớp mây mù huyễn ảo ấy để soi tỏ những kiếp những linh hồn nào kia. Châu Diên nhại cấu trúc của sử thi mang tới cho giọng văn giễu nhại một nhịp điệu du dương nhẹ nhàng nhưng rất khó nắm bắt.
Tạ Duy Anh lại nhại cấu trúc một vở kịch với Giã biệt bóng tối. Bắt đầu bằng lời miễu, giới thiệu hoàn cảnh - sân khấu cho các nhân vật - diễn viên bắt đầu đối thoại, độc thoại, tương tác với nhau. Các màn các cảnh trước khi xuất hiện một nhân vật đều có lời giới thiệu của người kể chuyện, lúc này đóng vai trò là người dẫn trò. Tính kịch được đẩy lên cao bằng những câu ngắn, nhanh, gọn. Và điều đặc biệt nữa là trong vở kịch lớn Giã biệt bóng tối
ấy, còn có màn kịch theo đúng nghĩa mà lão vua chuột đầu têu diễn cùng các diễn viên - quần chúng đàn chuột lố nhố, lổn nhổn. Kỳ công đưa hẳn một vở kịch vào trong tiểu thuyết nhưng rút ngắn hoặc chỉ nhại phủ đầu vài phần nhỏ. Tuy nhiên, lời chào đầu trò không phải là những lời hài hước trong sáng quen thuộc mà khập khiễng, chọc phá, ngang ngược, đầy khiêu khích:
Kính thưa các ngài.
Ngài nghiệc rách việc, cứ mày tao chí tớ cho thân tình. Kính thưa các dị chí.
Kính thưa các bạn. Thưa các đồng lõa.
Thưa các chú em từ bé đến lớn. Thưa các cụ cố
Thưa bà con cô dì chú bác
Lời lẽ ấy, ngôn từ ấy, giọng lưỡi ấy lột trần bản chất xấu xa, khinh nhờn, tự đắc của vua chuột. Trong vở kịch đó, vua chuột cũng “Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ” đàng hoàng như trên chiếu chèo sân đình thôn quê. Rồi có tiếng đế của đàn chuột rất chỉn chu: “Trò hề à?” “Chơi có thưởng
90
đấy nhé” [1, tr. 145]. Kết cấu kịch trong kịch của Tạ Duy Anh có tác động rất lớn trong việc lột tả những điều giả dối trong cuộc sống, từ giới công chức cao sang cho tới những người nông dân nghèo hèn, từ những kẻ lắm tiền bệnh hoạn tới những thân phận bèo bọt dưới đáy xã hội, những người lương thiện, những đứa ma cô,... tất cả dường như là thật mà như kịch, như kịch mà lại rất thật. Ý nghĩa giọng điệu giễu nhại bật lên soi tỏ cái mặt nạ do đeo lâu ngày đã biến thành mặt thật của phần lớn con người.
Không chỉ nhại ở cấp độ bố cục văn bản, trong tác phẩm, còn có nhiều đoạn nhà văn nhại một thể loại khác nhưng ở mức độ nhẹ nhàng và nhỏ hơn. Đó là Châu Diên nhại thơ bằng cách diễn xuôi bài thơ Thăm lúa của Hữu Thung với cái giọng ề à của người nông dân khi kể chuyện: “có con chim đang bay nho nhỏ từ đám lúa bay vút lên trời cao rồi con chim có tên chiền chiện ấy cao tiếng hót khi lúa cũng vừa sậm hột và đó là buổi em tiễn anh lên đường” [17, tr. 93]; hoặc bằng cách cho nhân vật trung tướng (chồng của Hương) viết nhật ký dưới dạng văn vần, rất có nhịp điệu: “Ngày... Hương em ơi, Trần gian này vắng lắm, vì có rất nhiều người, trần gian đầm nước mắt, vì thừa thãi tiếng cười...”, rồi “Trần gian này sum họm vì có người xa nhau, trần gian là nháy mắt, một cùng cực dài lâu...”, “trần gian là lãng quên, một lẵng đẵng thương nhớ, trần gian là mênh mông, nặn lại thành bể nhỏ...” và rất nhiều đoạn nhật ký như vậy trong trang 64, 65 của tiểu thuyết Người sông Mê. Còn Giã biệt bóng tối lại nhại một lời hát của Những ánh sao đêm (Phan Huỳnh Điểu) khi đặt micrô vào tay nhà thiết kế chuyên vẽ những ngôi nhà làm cho người ta sống tàn sống lụi đi hàng ngày: “Đôi khi chính tôi cũng không phát hiện ra, không phân biệt được đâu là nhà đạo đức, đâu là một thằng bạn vô lại thời còn lang thang xây cho nhà cao cao mãi” [1, tr. 201], nhại cải lương trong đoạn San chó say rượu về nhà nịnh vợ, một câu Phu nhân ơi, hai câu nàng ơi.
91
Khảo sát bốn tác phẩm trên ở bình diện lời văn giễu nhại, chúng tôi nhận thấy sự nhại lặp diễn ra trên khắp các tầng cấp ngữ pháp của câu. Nó xảy ra ở cấp độ vần (từ láy), nhại lặp từ, nhại lặp vế câu, nhại lặp cấu trúc, nhịp điệu của câu đến cấp độ nhại lặp cả câu.
Thứ nhất, chúng tôi tìm được nhiều từ láy tạo nên tính giễu nhại cho giọng điệu trong cả bốn tác phẩm trên. Có thể kể tới như: “Anh cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần nên tuy chẳng định nhớ tôi vẫn chẳng thể quên mặc dù chẳng khi nào tôi nghĩ tôi thành nhà văn và nhất hạng là là nhà văn viết truyện đàn bà con gái eo ôi vớ vỉn lắm”; “Thuận về sống với mình đắp điếm xây dựng cho mình cần cù chắt chiu không đòi hỏi không kiêu sa... thế mà mình vẫn cứ thấy như thiếu thiếu chút gì đó” [11, tr. 88, 89]; “Với ai thì Thuận cũng cười mỉm tươi tỉnh đàng hoàng thân tình nồng nàn”; “anh vừa làm vừa
lẩm nhẩm bài thơ của một nhà thơ nông dân hồi đó được giải thưởng quốc tế bảo vệ hòa bình hồi đó trong bài có con chim đang bay nho nhỏ từ đám lúa bay vút lên trời cao rồi con chim chiền chiện ấy cao tiếng hót khi lúa cũng vừa sậm hột và đó là buổi em tiễn anh lên đường...” [11, tr. 93]... Đặc biệt,
Giã biệt bóng tối tràn ngập những từ láy giàu ý nghĩa tượng hình, tượng thanh: quanh đi quẩn lại, ế xưng ế xỉa, đỏ lòe đỏ loẹt, thối nồng thối nặc, trống huếch trống hoác, lạnh tanh lạnh ngắt, biết tỏng tòng tong, vô tình vô tiềng, đen đặc, dằng dặc, kịch kọt. Giọng vua chuột đặc trưng bởi ngôn ngữ “iếc hóa” đầu đường xó chợ, lưu manh: Văn sĩ, văn siếc, cò mồi bồi bút; triết học triết hiếc; ăn iếc, ngủ nghiếc, làm tình làm tiếc, chết chiếc; ước iếc; hạnh phúc hạnh phiếc; quát kiếc, lãnh đạo lãnh điếc, thằng đội thằng điệc; lý luận lý liệc; sách siếc, lí lịch lý liệc; nguyên tắc nguyên tiếc; đội ngũ đội nghiếc; mơ miếc; phiện phiệc; liên kết liên kiếc; nam nhi nam nhiếc; tiết canh tiết kiếc; diễn viên diễn viếc; khẩu hiệu khẩu hiệc; mông miếc; hứa hươu hứa vượn; triết lý triết liếc; trí thức trí thiếc; đĩ điếc. Nhại giọng của những kẻ lưu
92
manh, chỉ mạnh vũ lực, ăn không nên đọi, nói không nên lời, phải mượn loại từ “iếc” hóa (loại láy từ vô cùng dễ dãi) để kéo dài thêm lời nói mà nạt nộ kẻ khác, nhân vật vua chuột hiện lên vừa dốt nát lại vừa mang màu sắc tà đạo.
Thứ hai, giọng điệu giễu nhại thể hiện qua các hình thức nhại lặp các từ trong một câu hoặc trong nhiều câu liên tiếp: “Phải rồi, chiều đã xuống từ khi nào không biết. Sân trường đầy bụi. Lá cây đầy bụi. Những hàng rào sắt che chắn mấy cái cây cũng đầy bụi. Những tấm kính chắn gió chắn nắng đầy bụi. Cô gái tên là Hoa vẫn lặng lẽ đi dạo trong sân trường đầy bụi, tay vuốt những chiếc lá đầy bụi, mắt đôi khi ngước lên lơ đãng nhìn những tấm kính che gió che nắng đầy bụi. Hoa đi quanh những tấm kính che gió che nắng đầy bụi.
Hoa đi quanh quanh thế cho đến lúc thấy mình rạc cẳng. Đành ngồi xuống một chiếc ghế xi măng đầy bụi. Hoa ngả lưng vào tựa ghế, biết chắc lưng áo mình sẽ dính đầy bụi, nhưng mặc kệ, cứ tựa cái đã, thì sao nào? (...) Và bây giờ thì anh ấy bỏ đi, lặng lẽ, nhẫn nhịn, khẽ khàng, như lúc anh ấy chợt hiện ra, nhẹ nhàng đến sát bên Hoa, ngay trong sân trường đầy bụi, cạnh lùm cây đầy bụi… [17, tr. 7, 8]. Không hiếm những trường hợp lặp một từ liên tục trong hàng loạt câu liên tiếp trong Người sông Mê, chúng tạo nhịp điệu cho câu, cứ miên man đi, cứ trôi trượt đi, xua người ta vào cõi nhớ nhớ quên quên mà tác giả đã cảnh báo trước: “Cô nhớ và không nhớ. Thực tình cô cũng có nhớ, nhưng rồi nhớ nhớ quên quên, thành thử là quên và nhớ lẫn lộn. Cô làm cho nhiều người ra trình diện trong cuốn sách này cũng có tật giống cô, ấy là cứ nhớ nhớ quên quên. Và có khi cô còn làm cho cả những ai tiếp xúc với các nhân vật trong sách này cũng lây cái tật quên quên nhớ nhớ ấy” [17, tr. 5]
Người sông Mê cũng có hiện tượng lặp lại nguyên cả câu trong những đoạn khác nhau, rải rác khắp tác phẩm. Ví như câu mà mẹ Hoa hay nói với Hoa để thanh minh cho cái tính ngây thơ của chồng mình: “đó là lỗi của không khí, lỗi của gió của mưa lỗi của nắng, lỗi của những con chó sủa nhí
93
nhách suốt đêm bên vườn nhà hàng xóm, lỗi của những cặp mèo hoang gào trong đêm, lỗi của mưa đang rơi chợt tạnh, lỗi của giọt nắng bên thềm chẳng sưởi ấm được chút gì dù là cũng sưởi ấm được đôi mắt của mình...” được lặp lại bốn lần khi ông mãnh rửa tội cho hết thảy những nhân vật trong câu chuyện. Và cả lời nhắn nhủ, gửi gắm của Chiền Chiện cho Cu con cái ước mơ làm nhà văn: “Chỉ cần mày viết một đề tài này thôi... viết về người đàn bà Việt Nam... con gái trẻ trung tươi tắn vô lo vô liệu đang yên ấm ở nhà với mẹ với cha với ông với bà với anh với chị với em với cháu với cả hàng xóm láng giềng quen thuộc... đánh đùng một cái bỏ hết đó hai tay trắng đi về một phương vô định gọi là về nhà chồng, hai tay mình trần lực làm từ đầu, làm cho những người xa lạ không có tý ông chằng bà buộc nào cả...” [17, tr. 89], câu này được nhắc lại mỗi lần hai người gặp nhau, mỗi lần cách nhau đúng mười năm. Như vậy, một câu dài được lặp lại giống như một lần đánh dấu con đường đã qua, và nó tạo ra những khúc quanh quen thuộc thể hiện chủ đề sông Mê bến Lú của tác phẩm, tạo nhịp điệu như ru, như hát, như vỗ về, nhẹ nhàng nhưng không hề nhàm chán.
Giọng điệu giễu nhại còn được bộc lộ qua lối lộng ngôn - chơi chữ trong trường hợp Hồ Anh Thái dùng sự đồng âm The Apocalypse (Ngày Tận thế) để giễu cuộc hôn phối của đồng tiền với trí thức: “Những cái ô này đủ che chở khách sạn The Apocalypse cho tới ngày tận thế” [60, tr. 46].
Trong cả bốn cuốn tiểu thuyết, thành ngữ được sử dụng khá nhiều, trước hết nhằm nhại vốn từ dân gian, sau đó là vì thành ngữ thường có vần nên sẽ tạo nhịp điệu bổ trợ giọng điệu giễu nhại trong ý đồ nhại của các tác giả: “Lo nhiều thì đâm ra mê tín, thôi thì vái cả bốn phương tám hướng, có thờ có thiêng, có kiêng có lành” (Cõi người rung chuông tận thế) [60, tr. 74]; trong Người sông Mê có: Con cua thua con ếch (tr. 17), “Làm hoa cho người ta ngắm, làm mắm cho người ta... (...) làm hoa cho ngắm, làm mắm cho
94
mút... (...) làm chụt cho hư... Làm sư cho phạm... (tr. 25), Ông chằng bà buộc (tr. 86),...
Tất cả những cấp độ từ nhại tiếng, nhại từ, nhại ngữ, nhại câu cho đến nhại cả đoạn văn dài, nhại một thể loại đều cho thấy sự đa dạng trong bút pháp của các tác giả. Thông qua những cấp độ ấy, chất giễu nhại của giọng điệu dường như sâu sắc hơn, chạm đến tầng sâu hơn những vấn đề mà nó thể hiện.