1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA FRANZ KAFKA

95 672 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 456,5 KB

Nội dung

Hôm nay, giữa thế kỉ XXI, thế giới nói chung và triết học nhân loại nói riêng đã có nhiều biến chuyển nhưng triết học hiện sinh vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Triết học hiện sinh đã tiếp thu những tư tưởng từ những nhà hiện sinh trước đó. Đặc biệt, nó đóng vai trò to lớn trong cuộc chiến chống lại sự duy lý hóa mọi mặt đời sống của xã hội đương thời. Triết hiện sinh đến gần với công chúng khắp thế giới một phần do các nhà hiện sinh lựa chọn những phương pháp chuyền tải rất cuốn hút như văn chương, kịch nghệ, mĩ thuật. Có thể nói, đây là trào lưu triết học nổi bật nhất trong những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Đây được xem như một tiếng vang của nền triết học phương Tây hiện đại. Không chỉ có mặt ở châu Âu, triết học hiện sinh đã và đang lan rộng đến cả những quốc gia khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Franz Kafka và những tác phẩm tiêu biểu của mình như Hóa thân, Vụ án, Lâu đài là người có công rất lớn trong việc đưa những tư tưởng hiện sinh tới với đông đảo quần chúng.Franz Kafka không phải là một nhà triết học nhưng những đề xuất, thông điệp mà ông thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu của mình đã thể hiện tầm tư tưởng lớn lao, vượt xa thời đại của một nhà văn hiện sinh lỗi lạc. Tư tưởng của ông không chỉ đúng với thời đại đi trước mà còn phù hợp với những vấn đề của thời đại ngày nay và hơn thế nữa nó còn mang những giá trị tới cả xã hội hậu hiện đại. Những suy tưởng ta có được sau khi đọc các tác phẩm của ông là nỗi khát khao tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống hiện tại của con người. Đồng thời, con người có cái nhìn đúng đắn hơn về hệ thống giá trị trong cuộc sống hiện đại, giá trị nào đúng đắn và giá trị nào là sai lầm. Các tác phẩm của ông đã nêu lên nỗi khắc khoải, những suy tư về thân phận con người trong xã hội hiện đại. Con người không được sống và thể hiện trọn vẹn bản thể của mình, nhân vị mờ nhạt bởi xã hội có quá đông những tha nhân. Ông đánh giá cao cái tôi của mỗi người và xây dựng nên một hệ thống lí thuyết hiện sinh độc đáo của riêng mình. Ngược lại, F.Kafka muốn con người can đảm đứng lên, nhận trách nhiệm ở đời và hiện hữu đúng với tư cách một con người. Con người cần có thái độ quảng đại, kiêu hãnh, đập tan cái phi lí đang hiện hữu mà vươn lên, khẳng định ý nghĩa cuộc nhân sinh của mình. Con người tuyệt đối không được dễ dãi, thỏa hiệp với cuộc đời phi lí mà luôn phải bảo vệ đến cùng cái nhân vị tự do của mình. Vì đánh mất nhân vị, đánh mất tự do thì con người chỉ cuộc sống chỉ là tồn tại chứ không còn hiện sinh nữa. Sự nổi loạn trong tâm thức, những ý tưởng độc đáo, quyết liệt trong tư tưởng của F.Kafka là liều thuốc tiếp thêm sinh lực cho con người hiện đại dù có cô độc đến đâu vẫn vươn lên sống cho xứng đáng với chính mình. Triết học hiện sinh cho rằng sự vật bị chi phối nếu không có tự do sẽ bị chi phối bởi những qui luật tất yếu, cho rằng bản chất con người là tự do và lựa chọn bản chất chính là lựa chọn tự do. Tóm lại, triết học hiện sinh đề cao cái tự do, cái bản thể của mỗi con người. Thông qua những tác phẩm tiêu biểu của mình, F.Kafka cho ta thấy những tư tưởng hiện sinh mạnh mẽ và tràn đầy sức sống. Ông quả quyết ủng hộ con người cần đứng lên, đối diện với cuộc đời, nhìn thẳng vào những vấn đề mình đang gặp phải và nỗ lực giải quyết nó đến cùng, nắm lấy sự tự do của chính bản thân mình.Mặc dù còn mang những hạn chế nhất định về biểu hiện của tư tưởng hiện sinh trong các tác phẩm của mình nhưng không thể phủ nhận những ý nghĩa tích cực mà F.Kafka mang lại. Thông điệp của F.Kafka chứa đựng những tư tưởng nhân đạo, vị nhân sinh sâu sắc. Đồng thời, nó thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào bản chất con người, dù thế giới có biến đổi khắc nghiệt tới đâu thì con người vẫn sẽ vươn lên và khẳng định nhân vị của mình đến cùng.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trang 2

Hà Nội - 2018

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CỦA FRANZ KAFKA

Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Thị Thường

Trang 4

Hà Nội - 2018

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học SưPhạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập, nghiên cứu vàhoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô Khoa Triết học đãtạo mọi điều kiện, chỉ bảo tận tình cho tôi trong bốn năm học vừa qua, giúp

đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình

Đặc biệt, tôi xin chân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm của PGS.TSNguyễn Thị Thường Cô đã chỉ dạy cho tôi từ bước tiếp cận đề tài nghiêncứu, tìm kiếm tài liệu tham khảo cho đến lúc hoàn tất khóa luận

Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót do những hạn chế về khảnăng và cách nhìn nhận vấn đề Tác giả rất mong nhận được sự đóng gópchân thành từ các thầy cô, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp để tácgiả có thêm nhận thức sâu rộng, ngày càng hoàn thiện trên con đường học tập

và nghiên cứu của mình

Xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2018

Tác giả khóa luậnDương Hồng Ngọc

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3

2.1 Những công trình nghiên cứu về triết học hiện sinh 3

2.2 Những công trình nghiên cứu về Franz Kafka 8

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

4 Mục tiêu nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp mới của đề tài 11

7 Kết cấu của khóa luận 11

NỘI DUNG 12

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA 12

1.1 Khái lược về triết học hiện sinh 12

1.1.1 Những điều kiện và tiền đề ra đời của triết học hiện sinh 12

1.1.2 Quá trình phát triển và phân ngành của triết học hiện sinh 19

1.1.3 Nội dung, phương pháp của triết học hiện sinh 26

1.2 Tác giả Franz Kafka và một số tác phẩm tiêu biểu 31

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Franz Kafka 31

1.2.2 Một số tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka 35

Tiểu kết chương 1 38

CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG HIỆN SINH QUA NỘI DUNG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA FRANK - KAFKA 40

2.1 Bản chất của tồn tại người trong tư tưởng hiện sinh của Franz Kafka 40

2.1.1 Sự phi lí, lo âu của tồn tại người 40

2.1.2 Sự cô độc của tồn tại người 52

2.1.3 Con người vươn lên 64

2.2 Giá trị và hạn chế trong tư tưởng hiện sinh của F.Kafka 72

Trang 7

2.2.1 Giá trị của tư tưởng hiện sinh của F.Kafka 72

2.2.2 Hạn chế của tư tưởng hiện sinh của F.Kafka 78

Tiểu kết chương 2 81

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Triết học hiện sinh ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) làmột trong những trào lưu triết học nổi bật nhất của thế kỷ XX Cùng với sựphát triển vượt bậc của khoa học, xã hội loại người cũng gia tăng những vấn

đề bất ổn trong đời sống con người như sự lo âu, suy tư của con người Haycảm giác bất ổn, cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa khi con người bị máymóc thay thế Lúc này, thách thức đặt ra cho loài người không còn là nhữngvấn đề về mặt bản thể luận nữa, mà bắt đầu hướng nhiều hơn vào cuộc nhânsinh, nhân vị, ý nghĩa cuộc sống và tinh thần con người Đó là lí do vì sao màtriết học hiện sinh lại phát triển vượt bậc và để lại dấu ấn mạnh mẽ trong thế

kỷ XX

Nhà nghiên cứu Trần Thái Đỉnh trong công trình nghiên cứu về triếthọc hiện sinh của mình đã nhận định: “Đầu thể kỷ XX là thời kỳ rời rạc, triếthọc như người thiếu máu, nhợt nhạt và yếu ớt cho đến khi được tiêm sinh khímạnh mẽ từ 4 triết gia vĩ đại: Boutroux, Bergson, Blondel và Brunschvicg.Bốn triết gia này có chung một điểm là đề cao vai trò của tinh thần conngười”[20;5]

Triết học hiện sinh nuôi tham vọng giúp cho con người hiện đại có tưtưởng tích cực hơn, loạt trừ cảm giác cô đơn, lạc lõng, vô vị và hoang mang,giúp họ tìm được ý nghĩa cuộc sống nhất là trong giai đoạn xã hội suy đồi,con người ngày càng sống như những chiếc máy: nhạt nhẽo, vô hồn, và bịtính cộng đồng lấn át Như một nhà hiện sinh đã từng nhận định: Vào lúc tínhcộng đồng được sinh ra thì tính cá thể đồng thời dần biến mất Triết học hiệnsinh ra đời như một cái phao cứu sinh với tâm hồn con người trong xã hộihiện đại, để họ bấu víu, nương tựu và tìm lại giá trị cuộc sống của mình, đểkhông “sống thừa”, “sống bầy đàn”

Trang 9

Theo đánh giá của học giả S.Breton thì trong triết học hiện đại ngày naychỉ có hai trào lưu đáng kể là triết học Mác - xít và triết học hiện sinh Tất nhiên,nhận xét như vậy mang tính chất phiến diện, chưa khái quát được hết các tràotriết học khác của thế kỉ XIX - XX Tuy nhiên, qua đánh giá đó, chúng ta có thểthấy tầm quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ của triết học hiện sinh đối với nềntriết học hiện đại nói riêng và với con người ở xã hội hiện đại nói chung.

Có thể thấy, triết học hiện sinh đã hòa cùng nhịp thở của con ngườihiện đại, nên nó nhanh chóng được lan rộng, trở thành phong trào đặc biệt làtrong giới trẻ Lần đầu tiên người ta thấy triết học trở nên gần gũi như vậy,giản dị và đi sâu vào đời sống con người Các triết gia hiện sinh thường lànhững nhà văn, thơ, nhà soạn kịch Họ thể hiện quan điểm của mình thôngqua các tác phẩm văn thơ, kịch nghệ Trong số đó, không thể không nhắc tớinhà văn đại tài của thế kỉ XX Franz Kafka với một số tác phẩm đậm chất hiện

sinh như tiểu thuyết Lâu Đài, Vụ án hay truyện ngắn Hóa thân của ông.

Franz Kafka là một nhà văn người Do Thái, có nhiều người xếp ôngvào trường phái biểu hiện, có người lại xếp ông vào trường phái hiện sinh.Tuy nhiên, không nhất thiết phải giới hạn ông vào trường phái nào vì nói nhưnhà văn Oscar Wilde thì “định nghĩa là giới hạn”, mà chẳng có giới hạn nàongăn cản được tư tưởng đại tài, vượt thời đại của F.Kafka

Thông qua các tác phẩm của mình, F.Kafka thể hiện sự lo âu, suy tưcủa mình về thân phận con người, sự cô độc của kiếp người giữa một xã hộiđầy rẫy những phi lí Văn học của ông là sự kết hợp tuyệt vời giữa chủ nghĩahiện sinh và văn học phi lí Các tác phẩm của ông có sức ảnh hưởng vô cùngmạnh mẽ không chỉ với giới nghiên cứu mà lên khắp các khu vực Âu - Mỹ.Trong số những người say mê ông mãnh liệt có thể kể đến Albert Camus vànhà hiện sinh nổi tiếng Jean - Paul Sartre

Từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn vấn đề: Tư tưởng hiện sinh trong một số tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình

Trang 10

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Có thể nói đã có không ít công trình nghiên cứu về triết học hiện sinhnói chung và về tác giả Franz Kafka nói riêng Có thể chia các công trìnhnghiên cứu đó thành 2 nhóm chính Một nhóm là các công trình nghiên cứu

về triết học hiện sinh, nhóm còn lại là những công trình nghiên cứu về nhà

văn Franz Kafka.

2.1 Những công trình nghiên cứu về triết học hiện sinh

Có thể nói đã có không ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về triết họchiện sinh, coi triết học hiện sinh như một trào lưu đặc biệt quan trọng của triếthọc hiện đại

Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu với tên gọi Triết học hiện sinh (2005) của Trần Thái Đỉnh, trong đó tác giả đã giới thiệu những khái

niệm cơ bản cũng như lập trường riêng biệt của triết học hiện sinh so với cácnền triết học khác Đồng thời, tác giả còn chỉ ra những đề tài chính, những nộidung và phạm trù chủ yếu của triết học hiện sinh Trần Thái Đỉnh chia triếthọc hiện sinh thành hai ngành là hiện sinh là hiện sinh hữu thần và hiện sinh

vô thần Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu của mình ông đã giới thiệukhái lược các đại diện tiêu biểu nhất của triết học hiện sinh cùng những đánhgiá sâu sắc, súc tích về những tư tưởng triết học của họ

Bên cạnh đó, tác giả Đỗ Minh Hợp cũng chủ biên cuốn sách cùng nhan

đề Triết học hiện sinh (2010) Công trình đề cập tới những vấn đề cơ bản của

chủ nghĩa hiện sinh như cơ sở hình thành và một số đặc điểm chung của chủnghĩa hiện sinh Đồng thời, các tác giả bàn về góc độ văn hóa của chủ nghĩahiện sinh, cuốn sách chỉ ra bản thể luận văn hóa chính là cơ sở phương phápluận để nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh Thêm vào đó, công trình của nhànghiên cứu Đỗ Minh Hợp còn đưa ra những nhận định về chủ nghĩa hiện sinhkhi nhìn từ góc độ nhân học văn hóa Ngoài ra, công trình còn đề cập đến một

số bậc tiền bối cũng như các đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa này Công trình

Trang 11

đã bao quát được hệ thống khái niệm triết học hiện sinh với con người là đềtài trung tâm

Ngoài ra, trong những cuốn sách chuyên khảo, những cuốn giáo trình

về lịch sử triết học cũng dành những dung lượng đáng kể cho vấn đề này

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Vui trong cuốn Lịch sử triết học (1997)

đã dành khá nhiều trang trong cuốn sách của mình để bàn về triết học hiệnsinh với tư cách là một trào lưu thuộc dòng triết học phi Mác xít hiện đại ởphương Tây Tác giả đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của chủ nghĩahiện sinh trong việc xác lập cơ sở tư tưởng cho nhiều trào lưu cực tả Đồngthời, nhà nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh

và những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện sinh và tầm ảnh hưởng của nó đếnnền triết học phương Tây hiện đại

Đặc biệt, trong cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX (2008) do Học giả Nguyễn Thanh làm

chủ biên đã dành dung lượng khá lớn để luận bàn về triết học hiện sinh với tưcách là một trào lưu triết học không thể thiếu ở các nước phương Tây giaiđoạn hiện đại Nhóm tác giả đưa ra những khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh

và một số đặc điểm chung của chủ nghĩa hiện sinh Trong công trình củamình, tác giả lấy bản thể luận văn hóa làm cơ sở phương pháp luận để nghiêncứu chủ nghĩa hiện sinh Đồng thời, nhóm tác giả còn cung cấp cho chúng tacái nhìn mới mẻ về chủ nghĩa hiện sinh từ góc độ văn hóa Thêm vào đó, côngtrình còn khái quát hóa những tư tưởng của các triết gia đặt nền móng chotriết học hiện sinh và một số đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh

Nhóm các nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng và Bùi Đăng Duy trong

công trình nghiên cứu Lịch sử triết học phương Tây hiện đại (2005) cũng

dành một dung lượng thỏa đáng để trình bày về triết học hiện sinh như mộttrào lưu triết học nổi bật trong nền triết học phương Tây hiện đại Các tác giảnghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh ở phạm vi các nước Châu Âu và tập trungnghiên cứu kĩ về chủ nghĩa hiện sinh tại Mỹ Nhóm tác giả đã khái quát được

Trang 12

những nội dung chính, những đề tài được các triết gia hiện sinh quan tâmnhiều nhất Đồng thời, công trình đã trình bày khái lược về hệ thống phạm trùtriết học lấy con người làm trung tâm Các tác giả còn làm rõ vai trò của triếthọc hiện sinh đối với ý thức hệ cũng như nền văn hóa của các nước Châu Âunói chung và nước Mỹ nói riêng.

Không chỉ là một đề tài sôi nổi ở thế kỉ XX, Triết học hiện sinh cho đếnnay vẫn là đề tài được quan tâm và bàn luận rất nhiều trong các buổi hội thảo

về triết học Có các cuộc hội thảo chuyên biệt về triết học hiện sinh, bên cạnh

đó triết học hiện sinh còn được đề cập đến như một tư tưởng quan trọng trongcác buổi hội thảo về triết học phương Tây hiện đại

Vừa qua, tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ

đề thuyết hiện sinh là một nhân bản thuyết ( 2018) Trong buổi hội thảo, đã có

rất nhiều bài viết, bài tham luận của các học giả, các nhà nghiên cứu triết họcvới nội dung các phê phán về thuyết hiện sinh, quan điểm của nhà văn Sartre

về thuyết hiện sinh hay những vấn đề đạo đức học

Trong buổi hội thảo về vấn đề con người, nhân văn trong triết học phương Tây hiện đại và chủ nghĩa duy vật nhân văn hiện nay (2009) đã đề

cập đến triết học hiện sinh với vai trò là trào lưu triết học về vấn đề con người

của thế kỉ XX Đặc sắc nhất trong buổi hội thảo là bài viết Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa chống trí tuệ, chống duy lý Bên cạnh đó, trong hội thảo

có các bài viết bàn về chủ nghĩa hiện sinh như với những vấn đề như: Nghiêncứu tồn tại người, đề cao thân xác, hiện hữu, nhận thức bằng thân xác, tư duythân xác là tư duy vô thức, tâm thần và tâm linh, đề cao tình yêu, tính chủ thể

tự do, tự do trong cô đơn, buồn chán, lo âu nên phải nhập cuộc để giải thoátmới có tự do Buổi hội thảo có nêu ra ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh đếnđời sống của giới trẻ một thời theo tâm lý bi quan trước xã hội công nghiệp tưbản chủ nghĩa

Trên các tạp chí, diễn đàn triết học, triết học hiện sinh luôn là một đềtài nhận được rất nhiều sự quan tâm của các độc giả từ trước đến nay

Trang 13

Tác giả Trần Thị Điểu trong bài viết Chủ nghĩa duy lí và triết học hiện sinh với những bài học về lối sống trong điều kiện văn minh hiện đại (2009)

in trên tạp chí Lí luận chính trị trang 84-88 số 7 đã chỉ ra sự ảnh hưởng củachủ nghĩa duy lí và triết học hiện sinh đến lối sống của con người hiện đại Từ

đó nêu lên những bài học, những đúc kết có được từ tư tưởng hiện sinh phùhợp với cuộc sống ngày nay

Học giả nổi tiếng nghiên cứu về triết học phương Tây Nguyễn Tiến

Dũng từng có bài viết về Một số khía cạnh về văn hóa và con người trong triết học phươngTây hiện đại (1999) in trên tạp chí triết học ngay số ra đầu

tiên Trong bài viết tác giả đã nhìn nhận triết học dưới góc độ văn hóa, nêu lênnhững nội dung bàn về văn hóa và con người trong các trào lưu triết họcphương Tây hiện đại trong đó có triết học hiện sinh

Nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Huyền đã có một bài đăng trên tạp chí

nghiên cứu châu âu trang 53 số 57 với nhan đề Đặc điểm và phương pháp tiếp cận triết học phương Tây hiện đại (2006) Trong bài viết của mình, nhà

nghiên cứu đã làm rõ những đặc điểm chung của các trào lưu triết học phươngtây Hiện đại như triết học hiện sinh, triết học thực dụng Đồng thời, tác giảcòn làm rõ những phương pháp mà các trào lưu triết học phương Tây hiện đại

sử dụng để thâm nhập vào quần chúng nhân dân như sử dụng văn học, nghệthuật

Trong bài viết về Chủ nghĩa Hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954

-1975 (trên bình diện lý thuyết) được in trên tạp chỉ Phê bình văn học số ra

ngày 02/06/2012, tác giả Huỳnh Như Phương đã đưa ra đánh giá rất tinh tế:Chủ nghĩa nhân vị được đón nhận ở đời sống văn hóa miền Nam Việt Nammột cách lạnh nhạt và gần như bị xóa sổ sau cuộc đảo chính tháng 11/1963,ngược lại chủ nghĩa hiện sinh lại được đón nhận nồng nhiệt, lôi cuốn được sựquan tâm của giới trí thức Việt Nam dù nó đến muộn hơn tới hai thập kỷ sovới chủ nghĩa nhân vị Hàng loạt các nhà xuất bản, tạp chí lúc bấy giờ như

Trang 14

Đại học, Sáng Tạo, Văn, Bách khoa đều cho in những bài viết về trào lưu vănhọc, triết học của những tác giả phương tây nổi bật như A.Camus, F.Kafka.

Không chỉ có những học giả nổi tiếng, triết học hiện sinh còn thu hútrất nhiều những nhà nghiên cứu trẻ Có rất nhiều những luận văn thạc sĩ, luận

án tiến sĩ nghiên cứu về đề tài này

Tác giả Bùi Thị Tỉnh đã chọn Triết học hiện sinh về giới của Simone

De Beauvoir (2007) làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học của

mình Trong công trình của mình, tác giả đã khái lược những nội dung cơ bản

về quá trình hình thành và phát triển của triết học hiện sinh như: tiền đề kinh

tế, chính trị - xã hội, văn hóa hay tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩahiện sinh Bên cạnh đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu những tư tưởng của triếthọc hiện sinh về giới tính qua sự phê phán của bà Beauvoir với những quanniệm về giới trong lịch sử Có thể thấy, tác giả đã cung cấp một góc nhìn hoàntoàn mới mẻ, đào sâu nghiên cứu một mảng đề tài khá nóng hổi trong xã hộihiện đại dưới lăng kính của triết học hiện sinh

Luận văn thạc sĩ triết học của tác giả Nguyễn Thị Như Huê có đề tài

quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh (2007) Trong công trình

của mình, tác giả đã trình bày về bối cảnh và nguồn gốc hình thành quan niệmđạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh Tác giả đã làm rõ những bối cảnh vànguồn gốc xã hội cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh, đồng thời nêu lênnguồn gốc tư tưởng cho sự ra đời chủ nghĩa hiện sinh và những giá trị đạođức mà nó mang lại

Sự tiếp nhận cũng như đánh giá về triết học hiện sinh nói chung và cáctác phẩm của Franz Kafka nói riêng diễn ra khá thuận lợi ở Việt Nam do nước

ta có một đội ngũ các nhà phê bình văn học, phê bình triết học, dịch giả rấtquan tâm tới trào lưu hiện sinh tiêu biểu như Phạm Minh Lăng, Đỗ MinhHợp, Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm, Nguyễn Văn Dân, Phạm Hào Hải Trong

số đó phải kể tới một dịch giả có công rất lớn trong việc đưa các tác phẩm củaKafka tới gần hơn với bạn đọc trẻ Việt Nam: dịch giả Lê Chu Cầu - người đã

Trang 15

trực tiếp dịch các tác phẩm như Lâu Đài hay Hóa thân từ tiếng Đức sang

tiếng Việt Nam

Mỗi công trình lại có một điểm nhìn và đóng góp riêng biệt Song nhìnchung, các công trình đã khái quát những nội dung cơ bản, lịch sử hình thành

và phát triển cũng như những chủ đề chính trong triết học hiện sinh Tuynhiên các công trình còn có hạn chế là mới chỉ ra các phương pháp tiếp cậncủa triết học hiện sinh chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp ấy,đặc biệt là tìm hiểu các nhà tư tưởng, nhà văn hiện sinh như A.Camus hayF.Kafka

2.2 Những công trình nghiên cứu về Franz Kafka

Franz Kafka là một hiện tượng văn học đặc biệt của thế kỷ XX, mộthiện tượng được đánh giá là “không giống ai và không ai có thể giống”

Trong công trình nghiên cứu về Văn học phi lí - một loại hình phản

kháng đặc biệt của chủ nghĩa hiện đại (2015) tác giả Nguyễn Văn Dân đã

đánh giá Franz Kafka là một hiện tượng của văn học phi lí Tác giả nhận địnhvăn học phi lý thực sự ra đời từ văn học của Franz Kafka Căn nguyên xã hộicủa văn học phi lý tính là kết quả của chủ nghĩa phi lý tính triết học Như vậy,

ta thấy rằng khái niệm phi lí hiện đại được thể hiện qua triết học hiện sinh vàngười mở đường không ai khác chính là Franz Kafka - nhà văn tiên phongtrên mặt trận chống phi lí là nhà văn gốc Do Thái Có những nhà văn mà sựtác động của họ diễn ra một cách ngỡ ngàng, những người thế hệ sau khôngthể theo kịp, nhà văn đại tài Franz Kafka - chính là một hiện tượng như vậy.Cái dũng cảm của F.Kafka là dám khai thác một đề tài rất hiện sinh, một đềtài mà trước ông chưa có ai dám “đụng tới” đó là “cái phi lí của cuộc đời”[7;9] Ở F.Kafka, cái phi lí không phải là một đối tượng nhận thức kháchquan, nó là một hiện tượng xã hội và thậm chí còn chi phối số phận con ngườitrong xã hội hiện đại và cả xã hội hậu công nghiệp

Trong công trình Nhân vật trong tác phẩm Franz Kafka (năm 2012)

của Nguyễn Thị Thắng đã nghiên cứu về đặc trưng các loại hình nhân vật, các

Trang 16

kiểu nhân vật của Franz Kafka Đồng thời cho thấy đóng góp của F.Kafka đốivới dòng văn học phi lí hiện đại Tác giả đã nghiên cứu dưới góc độ phân tâmhọc, xã hội học và chính trị và văn học Người ta đã thấy ở ông không chỉ sứclan tỏa mạnh mẽ trong thế giới nghệ thuật, mà còn thấy được một tinh thầnhiện sinh đậm đặc, tinh thần hiện sinh từ đời sống đến các sáng tác của ông.Tác giả khẳng định : “Một hiện tượng như F.Kafka không thể xếp vào mộttrường phái cụ thể nào” [53;43] F.Kafka và những sáng tác của ông mangđầy tính độc đáo, cá nhân : “Không lặp lại ai và không ai có thể lặp lại”[53;43].

Tiểu luận Lời rất thánh của Hölderlin (1946) của Maurice Blanchot

đăng trên tạp chí chuyên nghành Critique số 7 năm 1946 cho thấy : Với ngườiPháp, họ yêu mến tư tưởng của F.Kafka tới mức cho rằng thế kỷ XX là thế kỷcủa F.Kafka Không chỉ nhìn thấy cái tài tình của F.Kafka mà sâu thẳm trongcác sáng tác của ông, Blanchot thấy được sự “thiếu vắng” luôn hiện hữu, sự

“thiếu vắng” thể hiện trong các trang bản thảo, các trang bản thảo của F.Kafkaluôn cho người đọc cảm giác chông chênh, sự suy tư trong suy nghĩ về thânphận con người Sự thiếu vắng trong tác phẩm của F.Kafka được tác giả đánhgiá đã đạt tới mức độ bản thể Qua đó thấy được một nỗi “Cô đơn cơ bản” củachính tác giả và những tư tưởng, những triết lí sống mà ông muốn truyền tải

Sự cô đơn cũng là một chủ đề chính trong triết học hiện sinh

Trong công trình nghiên cứu vấn đề tiếp nhận sáng tác của Franz

Kafka tại Việt Nam (2006) tác giả Thái Thị Hoài An nhận thấy trong tác phẩm

của Franz Kafka nổi bật lên những vấn đề về thân phận của con người trầnthế, những nỗi đau đớn thấu khổ, bệnh tật chết chóc, sự xa lạ với những kẻkhác của con người hiện đại Đây cũng là những vấn đề nổi cộm được triếthọc hiện sinh nhắc tới Có thể thấy, văn học miền Nam Việt Nam đã bắt đầutiếp nhận tư tưởng của F.Kafka thông qua các tác phẩm của ông, những quanniệm triết học mới mẻ được đưa tới cho độc giả miền nam Việt Nam bằngnhững phương pháp phù hợp với hiện tượng phức tạp - Franz Kafka

Trang 17

Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đa sốcác công trình đó đều nghiên cứu trên góc độ văn học, nghệ thuật Tư tưởngcủa Franz Kafka thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nền văn chương phi

lý và triết học hiện sinh Tuy nhiên nghiên cứu về các tác phẩm tiêu biểu củaFranz Kafka trên cơ sở triết học, để rút ra được những tư tưởng hiện sinh

trong đó thì chưa có công trình nào Bởi vậy nghiên cứu Tư tưởng hiện sinh trong một số tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka tôi hi vọng sẽ lấp đầy

khoảng trống đó

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng hiện sinh trong một số tácphẩm của Franz Kafka

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở một số tác phẩm tiêu biểunhư "Hóa thân" (Die Verwandlung) do Đức Tài dịch, NXB hội nhà văn năm

2017, tác phẩm "Vụ án" (Der Prozess) do Lê Chu Cầu dịch, NXB văn họcnăm 2015, và tác phẩm "Lâu đài" (Das Schloss) do Lê Chu Cầu dịch, NXBvăn học năm 2016, có đối chiếu và so sánh với một số bản dịch khác

4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm tiêu biểu của FranzKafka, để chỉ ra những khía cạnh triết học đặc biệt là triết học hiện sinh trongcác tác phẩm đó Tác giả tập trung nghiên cứu những phạm trù, những tưtưởng hiện sinh nổi bật trong các tác phẩm như sự cô độc, phi lý, lo âu, vươnlên của con người hiện đại Từ đó thấy được những điểm tích cực và hạn chếcủa tư tưởng hiện sinh trong các tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka

Nhiệm vụ: Để đạt được những mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện một

số nhiệm vụ sau đây:

Làm rõ được những điều kiện hình thành, nội dung cơ bản cũng nhưcác phương pháp của triết học hiện sinh

Chỉ ra được những biểu hiện của tư tưởng hiện sinh trong một số tácphẩm tiêu biểu của Franz Kafka

Trang 18

Rút ra được những điểm tích cực và hạn chế của tư tưởng hiện sinhtrong các tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka Từ đó vận dụng nó vào cuộcsống, điều chỉnh tư tưởng và lối sống đối với giới trẻ hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng Bên cạnh

đó, đề tài còn kết hợp thêm một số phương pháp nghiên cứu khác như:

- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

- Phương pháp lịch sử và logic

- Phương pháp so sánh và đối chiếu

6 Đóng góp mới của đề tài

Đóng góp về mặt lí luận: Với hướng khai thác và phương pháp nghiêncứu trên đề tài góp phần tìm hiểu, làm rõ những tư tưởng, biểu hiện của triếthọc hiện sinh qua một số tác phẩm tiêu biểu của Franz Kafka

Đóng góp về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trởthành tài liệu tham khảo cho những công trình liên quan sau này

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungkhóa luận gồm có 2 chương và 4 tiết

Trang 19

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA 1.1 Khái lược về triết học hiện sinh

1.1.1 Những điều kiện và tiền đề ra đời của triết học hiện sinh

1.1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

Triết học hiện sinh ra đời ở Đức sau chiến tranh thế giới thứ I và nở rộsau thế chiến lần thứ hai ở Pháp Vì thế mà triêt học hiện sinh biểu hiện bốicảnh châu Âu, cuộc sống của người dân châu Âu trong thời chiến Bối cảnh

xã hội phương Tây hiện đại có nhiều biến động, diễn ra các cuộc chiến tranhxâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản và âm mưu thôn tính lẫn nhau đãdẫn tới sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất

Có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đánh giá chính hai cuộc chiếntranh là nguồn gốc sinh ra triết học hiện sinh Tác giả Nguyễn Thị Thường

trong bài viết: “Sự hình thành, phát triển và đặc điểm cơ bản của triết học hiện sinh” in trong cuốn “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX”

(2007) cũng cho rằng: Triết học hiện sinh ra đời do hai nguyên nhân chính,nguyên nhân đầu tiên là do sự chạy đua về lợi nhuận của phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa đưa con người vào tình trạng tha hóa, mất đi địa vị đíchthực của mình Nguyên do thứ hai là do sự tuyệt đối hóa, đề cao vai trò củakhoa học, kĩ thuật ở phương tây và bỏ rơi con người, làm cho con người cảmthấy lạc lõng, bị xem nhẹ mặt tâm hồn Triết học hiện sinh ra đời, đề cao tinhthần con người và sự độc đáo nhân vị, là sự phản kháng lại với chủ nghĩa duy

lý phương tây lúc bấy giờ

Quả đúng như vậy, chiến tranh khốc liệt và phi nghĩa giữa các nướcchâu Âu không chỉ đẩy người dân vào sự đói khổ, cùng cực về mặt thể xác màcòn đẩy họ đến một thảm họa khác mang tên tinh thần: “Dân chúng châu Âu,đặc biệt là tầng lớp thanh niên cảm thấy mình như những con số vô danh,những tấm thẻ vô hồn trong bộ máy chiến tranh khổng lồ” [25;119] Trong

Trang 20

bối cảnh rối ren đó, con người cảm thấy hoang mang, lạc lõng, bơ vơ, cô độc

và không có điểm tựa: “Con người sống trong lo âu, chán nản và thấy cuộcđời thật vô nghĩa, phi lí Và theo họ, đấy chính là những cơ sở, nguồn gốc trựctiếp, căn bản để hình thành và phát triển chủ nghĩa hiện sinh” [25;119]

Lúc này, triết học hiện sinh xuất hiện như một liều thuốc tinh thần hiệu quảđối với con người, một điểm tựa giữa một xã hội chống chếnh, không nơi nươngtựa, nơi những tha nhân sống không cần và không biết tới nhân vị của mình

1.1.1.2 Điều kiện văn hóa - tinh thần

Châu Âu bị bao trùm bởi nền văn hóa chuyên chế, bóp nghẹt tinh thần

cá nhân Suốt gần hai mươi thế kỷ qua, con người đã bị giam hãm bởi nhữngquy định, nguyên tắc tuyệt đối, những thứ kìm hãm sự phát triển của conngười Con người độc lập, con người đầy rẫy sự đột biến, sáng tạo vốn đã bịngủ sâu thì nay bừng tỉnh với câu hỏi: Sự hiện sinh của mình là đích thực haykhông đích thực?

Chính câu hỏi mang tính thức tỉnh này làm dấy lên phong trào hiện sinhmạnh mẽ Hàng loạt những triết thuyết hiện sinh ra đời như một cứu cánh chobầu trời u ám, ảm đạm của triết học phương tây nói riêng và triết học nhânloại nói chung

Theo cách nói của Oterga I Gasset là không có gì dễ dàng hơn điềukhiển con người không nhân cách - những con người đại chúng Người đạichúng có thái độ thờ ơ, chỉ biết tiếp nhận những yêu ghét mà người khácmang lại Nietzche đã từng nói: “Người ta chỉ yêu cuộc sống khi người ta biếtghét nó”[20;206] Lúc này triết học hiện sinh ra đời, như một “cú lay” thứctỉnh con người ra khỏi cái “Đại chúng” để trở thành những “siêu nhân”,những “nhân vị độc đáo”

1.1.1.3 Tiền đề lí luận

Các nhà nghiên cứu triết học châu Âu đều công nhận ông tổ của triếthọc hiện sinh là Soren Kierkegaard người Đan Mạch Tuy nhiên, tư tưởnghiện sinh được tìm thấy trong một số quan điểm của Socrate và Auguistin, tức

Trang 21

là có trước cả thời đại của Kierkegaard, có thể coi họ là những “bậc tiền bối”của chủ nghĩa hiện sinh Nói vậy không có nghĩa rằng họ là những nhà hiệnsinh mà “chỉ muốn nói rằng họ cũng có nhiều suy tư về vấn đề thân phận conngười thường được đặt ra ở nhiều thời đại” [12;129].

Nếu các nhà triết học cổ đại chỉ tập trung nghiên cứu thế giới tự nhiênthì Socrate lại nghĩ khác Ông nổi tiếng với câu nói đầy chất hiện sinh: “Hãy

tự biết lấy chính mình” [5;92] Ông sớm nhận thấy sự thiếu sót, phiến diện vàkhông toàn diện của các học thuyết triết học thời bấy giờ và kêu gọi triết họcphải quay về tìm hiểu con người coi đó là nhiệm vụ hàng đầu Song, sau nàyhai học trò lỗi lạc của ông là Platon và Aristotle lại không hoàn toàn nghetheo lời kêu gọi của thầy mình Họ cũng nghiên cứu về con người nhưng với

tư cách là một thành phần của thế giới tự nhiên, một đối tượng khách quannhư bao đối tượng khác Quan điểm này đã bị các nhà hiện sinh phê phánmạnh mẽ: “Các nhà hiện sinh cho rằng tồn tại của con người là một sự tồn tạiđặc biệt, không giống như sự tồn tại của mọi sự vật khách quan khác Và họgọi tồn tại của con người là “tồn tại hiện sinh” [25;93]

Có thể thấy, triết học hiện sinh có nền móng từ triết học cổ đại, là sựtiếp nối của các triết gia luôn đau đáu tìm hiểu vấn đề con người như Socrate.Socrate ( 469 - 399) - nhà triết học cổ đại đầu tiên đã có những suy tư rấthiện sinh Hệ thống triết học của Socrate chủ yếu bàn về các vấn đề đạo đức,ông cho rằng “biết” là “đạo đức” và lấy câu nói lừng danh khắc trên đềnDelphes “Hãy tự biết lấy mình” [5;92] làm nội dung trong các học thuyết triếthọc của mình Những tư tưởng của Socrate được cho là đi ngược lại với tưtưởng của các nhà triết học thời bấy giờ, trong khi các nhà triết học cổ đạiđang loay hoay tìm kiếm những câu trả lời cho vấn đền bản thể thì Socrate lạikêu gọi thống thiết triết học hãy tập trung vào vấn đề con người Các nhànghiên cứu phương Tây hết lời tán dương Socrate, cho ông là người “thực sựquan tâm đến con người” [25;92] trong bối cảnh con người không phải nội

Trang 22

dung được quan tâm nhiều nhất và đặt nền tảng cho triết học nhân bản cũngnhư triết học hiện sinh.

Không chỉ có Socrate, các nhà nghiên cứu phương Tây còn thấy đượcnền móng của triết học hiện sinh khi nghiên cứu những triết thuyết của triếtgia thần học Auguistin ( 354 - 430) Ông đã trình bày những nội dung như: “ýnghĩa đời sống con người, cuộc đời con người nơi trần thế, đời sống tâm linhcủa con người và nhiều vấn đề khác liên quan đến cuộc sống con người,chẳng hạn như vấn đề thời gian” [25;96] Đặc biệt khi suy nghĩa về vấn đềthời gian, Auguistin đã đem tới những tư tưởng mới mẻ, vượt khỏi những suyluận lí trí thông thường của con người lúc bấy giờ Ông cho rằng giá trị củamỗi con người không nằm ở thời gian sống rong ruổi, trôi nổi và vô nghĩa mànằm ở những giây phút hiện tại hoàn hảo của mình: những giây phút ấy lànhững giây phút họ được gặp Thiên Chúa, được làm việc thiện Có thể thấy,những tư tưởng triết học của Auguistin có những đặc điểm rất khác so vớitriết học truyền thống, một tư tưởng vượt thời đại, sâu sắc và đầy tính nhânvăn Đây cũng chính là tiền đề lý luận quan trọng cho sự hình thành và pháttriển triết học hiện sinh sau này

Tư tưởng của thánh Augustin là cơ sở nền tảng quan trọng cho triết họchiện sinh đặc biệt là dòng hiện sinh hữu thần, hiện sinh ki tô giáo Ông cònbàn đến cả những vấn đề sâu kín, trừu tượng về con người ví dụ như vấn đềlương tâm: “Lương tâm của con người có thể vượt mọi phép tắc, luật định củacuộc sống để đưa đến những quyết định tối hậu đối với những hành động củacon người trong cuộc đời” [25;96] Theo các nhà nghiên cứu, tư tưởng hiệnsinh có cả trong kinh Cựu Ước và Tân Ước, trong cuộc đời của thánh Job haycuộc đời của Chúa Tuy nhiên, phải đến thánh Augustin thì tư tưởng hiện sinhmới trở nên rõ rệt Cuộc đời của Augustin cũng trải qua vô số thác ghềnh trướckhi đến với sự “cứu rỗi” của Thiên Chúa Chính sự “cứu rỗi” cũng được xem làmột trong những hạt nhân quan trọng trong triết học hiện sinh công giáo

Trang 23

Tư tưởng hiện sinh của ông trước hết được thể hiện qua lời phán quyết :

Ở trong người Chúa, cái đã được tạo dựng đó là sự sống Tư tưởng này củaông rất giống với tư tưởng của Socrate, muốn hiểu được cuộc sống trước hếtphải hiểu được con người, không bàn tới những vấn đề tự nhiên hay vũ trụ.Thánh Augustin là nhà thần học khi cho rằng con người là do thiên Chúa tạo

ra theo ý tưởng của mình, vì vậy mà một con người xa rời thiên chúa sẽkhông thể hiểu được chính mình và không thể hiểu được ngài Thánh Augutincũng trình bày ý tưởng đó của mình trong tập “Thú nhận” (Confession).Trong tập tự thuật này ông kể về cuộc đời của mình, kể về chính kinh nghiệmsống của mình, kể về sự phóng túng, hoan lạc, một cuộc sống vừa hoan lạc,vừa bi đát, cười ra nước mắt trước kia đã dẫn mình tới lầm đường lạc lối rasao và được chúa “cứu rỗi” Tư tưởng của ông được nhà hiện sinhKierkegaard kế thừa khi xây dựng học thuyết về ba giai đoạn của cuộc sống.Triết học hiện sinh cũng mang đặc điểm tương tự với các triết thuyết củaAugustin, các triết gia hiện sinh đề cao trải nghiệm của bản thân mỗi conngười hơn là những qui luật đời sống

Triết học của Auguistin có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các triết gia hiệnsinh, là ngọn đuốc khơi mở trong tư tưởng của rất nhiều nhà hiện sinh đời đầunhư Kierkegard, Heidegger hay Marcel, Jaspers Có rất nhiều nhà hiện sinh đãsuy tôn thánh Auguistin là “ông tổ của mình” [25;97] Chính Jaspers đã lêntiếng khẳng định vai trò quan trọng của triết học Auguistin và cho rằng: “Khaithác triết học của thánh Auguistin, đó là những nguồn suối phong phú chưa hề

bị tát cạn” [25;97] Jaspers khẳng định triết học của Auguistin vẫn còn là đềtài khai thác của các triết gia hiện đại đặc biệt là các triết gia hiện sinh Mộttrong những “bậc tiền bối” của triết học hiện sinh là triết gia người PhápB.Pascal (1623 - 1662) Ông được mệnh danh là “cụ tổ của chủ nghĩa hiệnsinh Pháp” [12;129]

Ở giai đoạn hiện đại, đồng hành cùng việc tìm hiểu những vấn đề bảnthể, trả lời cho câu hỏi thế giới bắt đầu từ đâu? Các nhà khoa học, các nhà

Trang 24

triết học cũng bắt đầu hướng đến những vấn đề nhận thức luận, những vấn đề

về khả năng nhận thức của con người Chính quá trình phát triển các lý thuyết

về mặt nhận thức luận và khuynh hướng phi duy lý trong triết học cũng là mộttrong những nguồn gốc, cơ sở để thúc đẩy sự ra đời và phát triển triết họchiện sinh Hơn thế nữa: “Đề tài về tính phi duy lí của tồn tại thể hiện rất rõ néttrong chủ nghĩa hiện sinh” [28;86]

Các nhà triết học theo khuynh hướng phi duy lý có xu hướng hạ thấp,không quá coi trọng, thậm chí có thái độ hoài nghi khả năng của khoa học Họ

đi sâu vào tìm hiểu những khả năng khác, đặc biệt của tư duy phản duy lý như

tư duy cảm tính, tư duy duy cảm hay tư duy kinh nghiệm Đỉnh cao củakhuynh hướng phi duy lý có lẽ phải kể đến Kant, ông thể hiện những quanđiểm đề cao tri thức khoa học xuất phát từ tư duy duy lý Ông cho rằng khoahọc thực nghiệm đúng là rất tuyệt vời, rất có giá trị thực tiễn tuy nhiên lý trícủa con người cũng có giới hạn, lí trí con người không thể nhận thức hết đượctoàn bộ vũ trụ mà còn phải có những hình thức khác Kant là người đầu tiên:

“Đặt ra vấn đề tính chủ quan, vấn đều xây dựng bản thể luận với tư cách sựphản tư về về cái khởi thủy trong ý thức” [28;272]

Xét về mặt bản thể luận, triết học hiện sinh lại quay về với con đườngchung của triết học phương Tây, đó là đi tìm xem cái gì là bản thể luận?

“Thực ra đi quanh co, vòng vèo với nhiều con đường khác nhau, họ vẫn trở vềcon đường muôn thủa của triết học truyền thống phương Tây” [25;98] Họđều lí giải tồn tại, khác ở chỗ phạm vi nghiên cứu của các nhà hiện sinh thuhẹp lại ở lĩnh vực con người mà thôi

Không chỉ bàn tới bản thể luận, nhận thức luận cũng là một trongnhững vấn đề quan trọng nhất của triết học và được các triết gia từ cổ đại đếnhiện đại nghiên cứu Bên cạnh những tiền đề nói trên, quá trình phát triểnnhững triết thuyết về lí luận nhận thức của con người có xu hướng chống hay

hạ thấp vai trò của chủ nghĩa duy lý cũng là sự gợi mở, thúc đẩy sự ra đời của

Trang 25

triết học hiện sinh Nói cách khác, chính những suy nghĩ trăn trở, đau đáu vềkhả năng nhận thức của con người cũng là tiền đề dẫn tới sự ra đời của triếthọc hiện sinh.

Ngoài Kant, còn rất nhiều nhà tư tưởng khác đề cao vai trò của nhữnghình thức nhận thức khác, hạ thấp vai trò của tư duy duy lý Tiêu biểu nhưHenri Bergason (1859 - 1941) khi ông đưa ra thuyết trực giác của mình Trựcgiác ở đây không phải thứ cảm giác thuần về chủ quan, trực giác là mộtphương pháp nhận thức vượt hẳn ra ngoài lý trí Ông gọi tư duy duy lý là chủnghĩa giáo điều khoa học, nó khiến các nhà triết học duy vật trở nên cứngnhắc và mù quáng tin vào một thứ trí tuệ vạn năng có thể hiểu được hết mọithứ Bergason không hạ thấp vai trò của trí tuệ, ông chỉ nêu ra những hạn chếcủa trí tuệ: “Không có trí tuệ trực giác vẫn dừng ở bản năng”[25;105] Ôngnêu cao khả năng nhận thức bằng trực giác, hướng con người tới sự nhận thứcsâu hơn, độc đáo, thú vị hơn: “Trực giác chính là đã đặt mình ở trên để hòanhập sự sáng sủa của trí tuệ với sự thuần phác của bản năng rồi vượt qua cảhai” [25;105] Tư duy của Bergason đã ảnh hưởng đến các nhà triết học hiệnsinh, họ coi đó như một sự minh chứng sắc nét, cụ thể con đường mà họ đang

đi, vì vậy thuyết trực giác của Bergason được đón nhận và trở thành một trongnhững tiền đề lý luận ra đời triết học hiện sinh

Cuối cùng phải kể đến hiện tượng học của Hussel - một trong nhữngtiền đề lí luận quan trọng bậc nhất cho sự hình thành và phát triển triết họchiện sinh: “Cội nguồn gần gũi hơn về mặt thời gian của chủ nghĩa hiện sinh làhiện tượng học” [28;86] của Hussel Ông đặc biệt phê phán triết học duynhiên - cho rằng vũ trụ có khách thể tính tuyệt đối, tức là ai nhìn cũng thấythế mãi Điều này hoàn toàn trái ngược với “hiện tượng học” của Hussel, ôngcho rằng không có vũ trụ tuyệt đối và không có hiện tượng tuyệt đối Vũ trụchỉ là đối tượng của tôi hay của anh Hiện tượng học của ông đã tránh được cảhai xu hướng duy lý và duy nghiệm: “Ông gọi hiện tượng học là căn nguyên

Trang 26

chủ nghĩa vì nó có chủ đích tìm hiểu cho đến nguồn ngọn tri thức của conngười dưới tất cả mọi hình thức, từ hình thức thường nghiệm đến hình thứckhoa học”[20;156] Ông cho rằng vũ trụ không phải thứ tuyệt đối và lí trí conngười không phải lúc nào cũng nhận thức được Phải luôn có sự linh hoạttrong mỗi cá nhân, sự vật này, hiện tượng này có thể tôi nhìn nhận khác sovới anh Hiện tượng học của Hussel đi vào miêu tả đối tượng để dẫn tới quátrình nhận thức Hiện tượng học Hussel trở thành điều kiện để triết học hiệnsinh phát triển mạnh mẽ, cái để các nhà hiện sinh khẳng định con người cótrước bản chất Đây cũng chính là phương pháp mà các nhà hiện sinh cho làđúng đắn nhất, phù hợp nhất để nhìn nhận đối tượng, nhất là đối tượng hiệnsinh Hiện sinh với họ là kinh nghiệm sống do chính con người tạo ra cả vềmặt không gian và thời gian, sống hiện sinh là sống có ý nghĩa và biết ý nghĩacuộc sống của mình, từ đó khẳng định bản ngã, sự tồn tại riêng của mình.

Đây được coi là phương pháp để các nhà hiện sinh miêu tả tính chủquan của con người, nhận thức con người, nhận thức thế giới

1.1.2 Quá trình phát triển và phân ngành của triết học hiện sinh

Triết học hiện sinh có mầm mống tư tưởng từ thời cổ đại Tuy nhiên,phải đến giai đoạn hiện đại, triết học hiện sinh mới thực sự trở thành một tràolưu triết học, phải đến Kierkegaard Cũng bởi vì vậy mà triết gia người ĐanMạch này được suy tôn là ông tổ của triết học hiện sinh chứ không phải cácđại biểu đi trước

Triết học hiện sinh còn được gọi là triết học của những kỳ chiến bại, nóxuất hiện lần đầu tiên tại Đức, mãi sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kếtthúc mới nở rộ, như một cành hoa tư tưởng mọc lên giữa xã hội đổ nát tinhthần của thời kì bại chiến Chính Kierkegaard đã nhận thức được những vấn

đề ở thời đại của mình, triết học của ông được ví như một bản tuyên án tửhình đối với triết học duy niệm Triết học hiện sinh đã khởi niệm nơi nhữngsuy tưởng thuần chất tôn giáo của ông, ngay chính trong cuộc đời đầy rẫy suy

tư, cuộc đính hôn giang dở và mối tình bỏ ngỏ, day dứt tới cuối đời của

Trang 27

Kierkegaard vì sự không hiệp nhất được với vị hôn thê Điểm này có néttương đồng với những lần hủy hôn của nhà văn Franz Kafka Tiến sĩ TrầnThái Đỉnh nhận định: Ở thời điểm đó chỉ có “Triết gia mới thấy trước những

đổ nát tinh thần còn quần chúng chỉ nhận thức được những đổ nát đó quanhững sụp đổ vật chất mà thôi”[20;94]

Cha của Kierkegaard là một người độc đoán, và do lộng ngôn “chửitrời” mà dẫn tới cái chết yểu của anh chị ông Vì vậy kierkegaard lớn lênthấm nhuần sự âu lo của thân phụ Cuộc đời ông cứ ngoan ngoãn và trầmngâm suy nghĩ cho tới khi đến với triết học

Ông viết ra ba giai đoạn hiện sinh và sống một đời minh chứng cho họcthuyết của mình Giai đoạn đầu ông gọi là hiếu mỹ: ông đã sống một đời sốngsinh viên trụy lạc, phóng túng, tiêu xài và nợ nần Để rồi sau đó cảm thấy ânhận, giam mình trong những suy tư Cho đến khi ông gặp người phụ nữ củađời mình Kierkegaard gọi giai đoạn thứ hai này là giai đoạn đạo hạnh Giaiđoạn của những suy tư, trăn trở Tiêu biểu như sau cuộc đính hôn với ngườiyêu, ông suy nghĩ: “Nàng có khước từ ta không? Ta cho rằng có lẽ nàngkhước từ ta thì hơn”[20;89] Chỉ sau đó một tuần, ông từ hôn: “Tình yêu củanàng quá lớn, nàng yêu một người con trai hơn cả Thiên Chúa” [20;90] và mộtmình bước sang giai đoạn thứ ba của cuộc đời hiện sinh: giai đoạn tôn giáo.Kierkegaard cũng chính là đại diện tiêu biểu nhất cho phái hiện sinh hữu thần

Bàn về sự phân ngành của triết học hiện sinh, thực chất các triết giahiện sinh được phân chia thành hai ngành lớn là hiện sinh hữu thần và hiệnsinh vô thần Tuy nhiên, ở thế kỉ XX dường như ngành triết học vô thần đượcbiết tới nhiều hơn cả, các đại diện tiêu biểu của phái vô thần như Sartre,Heidegger được biết đến rộng rãi nên có rất nhiều người tưởng rằng triết học

vô thần là tất cả nền triết học hiện sinh Ở giai đoạn trước, những hiểu biết về

sự phân ngành hay các triết thuyết hiện sinh ở nước ta còn rất mập mờ: “Báochí và văn thơ hiện sinh đâu đã phải là triết học hiện sinh của Sartre? MàSartre đâu đã phải là thành phần chủ chốt của triết học hiện sinh? Bởi vậy lên

Trang 28

án triết học hiện sinh như người ta đã làm là vơ đũa cả nắm” [20;6] Ngàynay, từ những công trình nghiên cứu về hiện sinh của các tác giả lớn như TrầnThái Đỉnh, Đỗ Minh Hợp, Phạm Minh Lăng, chúng ta đã có cái nhìn toàncảnh hơn về cả hai trường phái của triết học hiện sinh là hiện sinh vô thần vàhiện sinh hữu thần Sự phân chia này phụ thuộc vào việc họ lập luận về ThiênChúa khác nhau.

Các nhà hiện sinh dù chia ra làm nhiều nhánh khác nhau nhưng nhìnchung đều tuân theo tôn chỉ số một là đề tài về sự tự do nhân vị của conngười Nhà hiện sinh vô thần Sartre cho rằng cả hai dòng đều khởi điểm từchủ quan tính, cùng hiện hữu và có trước yếu tính

Một số đại diện tiêu biểu cho dòng hiện sinh hữu thần nhưKierkegaard,K.Jaspers, Marcel, đều cho rằng cuộc sống là phi lí, vô nghĩa,chỉ có cái siêu việt là Thượng đế mới đưa ta tới nơi đáng sống, một cuộc sốngđúng nghĩa

Với Jaspers, hiện sinh và siêu việt vốn không thể tách rời nhau: “Trong

đà đi lên, và đi lên không ngừng này, sẽ có một lúc con người cảm thấy bịchặn lại bởi những tình trạng giới hạn: khi đó con người phải nhảy cái nhảycuối cùng Nhảy vào trong lĩnh vực của siêu việt”[20;195] Vậy siêu việt làgì? Siêu việt với ông là việc con người không sống cuộc sống tầm thường,vươn lên tới mức hiện sinh là từ bỏ cuộc sống bình thường như cầm thú Chữsiêu việt được hiểu theo hai nghĩa: siêu việt là vươn lên, siêu việt cũng làthượng đế Bàn về vũ trụ, ông cho rằng vũ trụ hiện sinh không phải là vũ trụcủa các nhà bác học, vũ trụ mà các nhà triết học tìm hiểu là vũ trụ sống,không phải vũ trụ chết như các nhà vật lý học nghiên cứu Jaspers cho rằng,hiện sinh chỉ bắt đầu khi con người biết ý thức sâu xa về chủ thể tính củamình, khi con người chủ động gây ra nhân cách và bản lĩnh của mình

Còn với Marcel sự huyền nhiệm của Thượng đế trùm lên mọi triếtthuyết, mọi suy tưởng của ông Trong các triết thuyết của ông có bàn vềThượng Đế, tuy nhiên chúng ta không nên liệt kê ông vào các triết gia duy

Trang 29

tâm: “một lập trường hoàn toàn trái ngược với lập trường của triết duy tâm:trong khi duy tâm chỉ mải miết với tính chất khả niệm của đối tượng, coi đốitượng như đồng nghĩa với đối tượng của tâm trí, Marcel lại chú trọng đếnphương diện mà thuyết duy tâm cố tình bỏ đi vì cho đó là không thể quanniệm được” [20;262] Marcel phân tích bản tính của huyền nhiệm là thứkhông vươn tới được, vì nó lúc ẩn, lúc hiện, nó bao chùm quanh ta và vượtqua mọi ước lượng, quan niệm của ta Ông cũng đề cập tới hiện tượng học, tỏ

ra chịu ảnh hưởng từ hiện tượng học của Husserl nhưng trước sau gì ông cũngtách ra một con đường riêng, nó không phải hiện tượng thu hẹp như Husserl

mà theo con đường “những gần gũi cụ thể”

Tư tưởng hiện sinh của Marcel luôn xoay quanh hai vấn đề: chiếm hữu(quy chế của sự vật) và hiện hữu (quy chế của chủ thể vươn tới hiện sinh) vớiông hiện hữu là cái vô cùng hiển nhiên và bất khả nghi Quan điểm về cáiđẹp, ông là người đầu tiên phê phán, quay lưng lại với cái đẹp theo khuônmẫu, khuôn khổ - “cái đẹp kiểu Platon” Tới ngày nay, người ta vẫn nhắc tớibài báo của Marcel với nhan đề “Hiện sinh và khách thể tính” ông cho rằng:

cứ khi nào người ta càng quan tâm đến đối tượng và những thuộc tính khảniệm của nó, người ta càng đi tới chỗ bỏ quên phương diện hiện hữu củachính nó Ngoài việc là một nhà hiện sinh hữu thần vĩ đại, tư tưởng về thanhân của ông được mệnh danh là “triết lý của tình yêu và của nhân vị”[20;291], có lẽ điều này đã dẫn Marcel tới với Thiên Chúa giáo, vì những điềurăn của chúa quy kết lại chỉ nằm trong hai nội dung mến chúa và yêu người.Marcel còn đưa ra cả những triết lý huyền nhiệm về tình yêu Ông quan niệm:

“Một tình yêu như thể hẳn có khả năng cảm thụ người yêu: đó chính là côngdụng của cái đức người quân tử và sự thánh thiện của thánh nhân” [20;292]

Còn rất nhiều đại diện tiêu biểu trong trường phái triết học hiện sinhhữu thần chúng ta chưa đề cập tới vì phạm vi nghiên cứu và trình bày của đềtài có giới hạn

Trang 30

Phát triển song song với hiện sinh hữu thần là hiện sinh vô thần Đầutiên phải kể đến là ông tổ của hiện sinh vô thần - Nietzche Ông là con củamột vị mục sư, ngay từ nhỏ đã tham gia soạn nhiều bản nhạc, bài thơ để catụng Thiên Chúa Tuy nhiên, sau khi lên đại học ông chính thức xa rời ThiênChúa, xa rời tôn giáo Ông phê bình triết học cổ truyền, triết học duy niệm vàđặc biệt căm thù triết học Socrate Ông phê bình giá trị cổ truyền , đồng thờiđưa ra một bảng giá trị mới về con người hùng của ông: “Nietzche đã để lạinhững nét rất ngang tàng về đức tự giác của người siêu nhân Chẳng nhữngngười tự giác phải phê bình và nhận xét kĩ càng về nền luân lý cổ truyền,người siêu nhân còn phải tỏ ra hoàn toàn tự chủ với chính ông thầy dạy củamình nữa” [20;148] Thậm chí, ông còn coi thầy giáo như một “tai hại cầnthiết” [20;148] con người cần phải vượt qua.

Ông cho rằng tất cả những gì cường bạo và tự quyết chính là đặc tínhcủa người hùng Ông căm thù ki tô giáo, phật giáo hay do thái giáo vì chorằng tôn giáo là của những kẻ hèn yếu Những kẻ bất lực ở xã hội hiện tại vàngồi mơ tưởng về các giá trị đời sau Nietzche gọi xã hội này là “hư vô chủnghĩa”, những con người với lối sống bầy đàn Ông kêu gọi mọi người hãyđứng lên thể hiện cái tôi, ý chí hùng cường của mình, không nên theo sốđông Với ông, số đông hầu như là đám bị nô dịch về tinh thần, bị nô dịch bởinhững luân lý, nguyên tắc xã hội cụ thể và chỉ có lối sống anh hùng mới đưacon người thoát khỏi điều đó Nietzche không cần ai ủng hộ, thậm chí còncảm thấy xấu hổ nếu có ai đó có tư tưởng giống mình, với ông người hùng là

cô độc, là cô đơn: “Ta muốn chư đệ phải lên đường một mình Chư đệ phải xa

ta, phải chống lại ta Con người đi tìm chân lý cần phải biết yêu các thù địchcủa mình, và cũng phải biết ghét những bạn thân của mình nữa” [20;149]

Đại diện nổi bật tiếp theo trong ngành hiện sinh vô thần là Jean PaulSartre Sự ngang tàng và độc đáo của Sartre thu hút phần đông thanh niên,trong đó có cả những thanh niên Việt Nam ở thế kỉ XX Sartre là một trongbốn triết gia được biết đến nhiều nhất trong nền hiện sinh Ông phê phán lý trí

Trang 31

biện chứng, duy vật biện chứng Với ông, triết học thực sự không phải là thứtĩnh tại, bất di bất dịch mà là nền triết học chuyển mình cùng những chuyểnbiến xã hội, tỏ ra mình có tính động và sẵn sàng “cắn” vào tương lai Sartrecho rằng Thượng đế chỉ là một dạng phóng thể của con người, ông phê phán

cả những thuyết hữu thần Ông đã đi vào những nẻo đường mới mẻ, tìm ranhững miền âm u của cõi lòng người, ông đã bạo dạn nhìn thẳng vào nhữngvấn đề thực tại mà xưa nay ít ai dám tới gần: “Con người không có khả nângphá hủy toàn bộ tồn tại nhưng nó có thể thay đổi quan hệ của mình đối với tồntại Để làm được điều đó, con người chỉ cần đưa mình ra khỏi sự luân hồi”[28;187]

Các tác phẩm của Sartre được lan truyền rất rộng rãi, trong số đó phải

kể đến một trong những tác phẩm thành công nhất của ông là “Buồn Nôn”.Tác phẩm thể hiện thế giới quan và vũ trụ luận của Sartre, tác phẩm diễn tảtính chất lầm lì của sự vật Ông cho rằng sự vật vốn lầm lì và không có nghĩa

lý gì hết, nó nhầy nhụa, trơ trơ, đông đặc và đáng buồn nôn Sartre cho rằng:

“Sự hiện sinh không phải là sự tất yếu, nó chỉ là những sự trùng hợp ngẫunhiên Sự đi liền nhau của con người, của hoàn cảnh không phải là bề ngoàigiả dối, múc đích của tất cả thể hiện ở tính được đem lại một cách nhảm nhí.Khi mà rốt cuộc bạn hiểu được những điều đó, mọi thứ trong bạn đều đảo lộn,bay lơ lửng Đó chính là buồn nôn” [28;187] Như vậy, đặc tính đầu tiên màSartre nhận thấy nơi vạn vật là phi lý, sự phi lí đáng buồn nôn ấy được thếhiện ở “gốc cây xoan đào” hay cuộc sống tẻ nhạt của nàng Anny Đồng thời,ông đưa ra ba dự phóng về con người: Dự phóng có, dự phóng thông cảm vớitha nhân và dự phóng vãn hồi lại bản thân

Một đại diện khác của dòng hiện sinh vô thần là Heidegger, triết họccủa ông được đánh giá là hơi khó hiểu, ông được coi là nhà triết học của hiệnsinh và hiện hữu Heidegger quan niệm con người như một hữu thể tại thế -con người là Dasein Triết thuyết của ông nhấn mạnh bản chất con người:

“xét con người như là một Dasein - một danh từ thông dụng trong tiếng Đức

Trang 32

để chỉ sự hiện hữu của sự vật” [20;347] Ông là một nhà triết học rất độc đáo

và khó hiểu, được mệnh danh là “Nhà triết học vĩ đại nhất và duy nhất của thế

kỷ XX” [28; 156] Ông chỉ ra bản chất con người và nhận rằng: “Con người

là hữu thể duy nhất có đặc tính và biểu lộ bản chất của mình và bản chất vạnvật.” [20;350]

Tuy có những lập trường, quan điểm khác nhau nhưng các triết gia hiệnsinh đều thống nhất quan điểm là triết học không phải khoa học tìm hiểunhững nguyên lý của vũ trụ mà là khoa học tìm hiểu ý nghĩa đời sống của conngười Triết học hiện sinh coi nhẹ, ngó lơ trước những triết thuyết khách quancủa triết học cổ truyền, tập trung hướng tới vấn đề con người, mong muốn giảiphóng con người và giúp con người nhận ra được ý nghĩa cuộc sống của mình

Giai đoạn sau này, triết học hiện sinh phát triển mạnh tại Pháp Các nhàhiện sinh Pháp đa số đều là những người làm nghệ thuật, những bài giảng của

họ hết sức đa dạng, phong phú và cuốn hút với những hình thức truyền đạtsinh động Triết học Pháp chịu ảnh hưởng bởi tâm trạng đau khổ, cô đơn, lạclõng, u buồn của giai cấp tư sản pháp nói riêng và người dân pháp nói chung.Đây là điều kiện rất tốt cho triết học hiện sinh phát triển

Sau này, triết học hiện sinh còn được dịp “ngao du” khắp châu Âu, tớicác đất nước khác như Tây Ban Nha, Anh, Mỹ Đặc biệt ở Mỹ, triết học hiệnsinh lại phát triển theo một hướng đi khác Với các đại diện tiêu biểu như PaulJohanne Tillich, William Barrett Đặc biệt, khi đến Mỹ, nó trở thành một bộphận quan trọng của ý thức hệ và nền văn hóa nước Mỹ, trong tác phẩm

“Chớp lấy thời cơ”(1991) tác giả R.Nixon đã viết: “Khi được kết hợp với chủnghĩa hiện sinh đích thực, chủ nghĩa duy lý của Mỹ đem lại một kỷ lục vềlãnh đạo thế giới mà không một nước nào, dù trước đây hay ngày nay có thểsánh kịp” [12;138]

Sự phát triển của triết học hiện sinh lên tới đỉnh điểm vào những năm50,60 của thế kỉ XX và đến những năm 70 đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống.Tuy nhiên, nói theo tiến sĩ triết học Trần Thái Đỉnh thì nó như một quả pháo

Trang 33

sáng trên bầu trời triết học ảm đạm Triết học hiện sinh vẫn đang là chủ đềđược khai thác và nghiên cứu của các học giả trên toàn thế giới.

1.1.3 Nội dung, phương pháp của triết học hiện sinh

1.1.3.1 Những nội dung chính triết học hiện sinh

Triết học hiện sinh nghiên cứu con người, song đó là con người đanghiện hữu, đang sống trong xã hội hiện đại chứ không phải con người phổ quátnhư triết học cổ điển: “Nội dung của triết học hiện sinh là con người, conngười có xương thịt đang hoạt động hàng ngày trong xã hội Con người ở đây

là tôi, là anh, là chúng ta hết thảy và từng người một” [20;24] Hai nội dungchính trong triết học hiện sinh là con người là một chủ thể (chủ thể tính) vàcon người có nhân vị tự do (Tự do tính): “Chủ nghĩa hiện sinh có ý định xâydựng một triết lí nhân sinh mới và qua đó là một chủ nghĩa nhân đạo mới”[28;86]

Chủ thể tính không coi con người là một bộ phận của vũ trụ mà trái lại,con người là toàn bộ vũ trụ, là hữu thể đứng trên vũ trụ và đặt cho vũ trụ bất

kì giá trị nào theo quan điểm của mình: “Triết hiện sinh xây trên chủ thể tính,không coi con người là một sự vật của toàn thể vũ trụ nữa, nhưng coi conngười như một hữu thể đứng trên vũ trụ và có quyền gán cho vũ trụ một giátrị tùy quan điểm của mỗi người” [20;25] Cần phân biệt sự khác nhau giữachủ thể tính và tính duy chủ thể Duy chủ thể là một hình thức của chủ nghĩaduy tâm, cho rằng chỉ có con người là có giá trị, sự vật vô nghĩa và không cógiá trị nào hết Chúng chỉ có giá trị do con người ban cho, mọi sự vật đều làtác phẩm của tư duy Ngược lại, chủ thể tính là một nội dung quan trọng củatriết học hiện sinh Chủ thể tính khẳng định con người không giống như một

sự vật và cách hành xử, phản ứng lại mọi thứ xung quanh của con người cũnghoàn toàn khác với sự vật Sự phản ứng của con người không theo một quiluật nhất định nào vì con người là chủ thể tự do, mang một nhân vị tự do vàchỉ có con người mới có đời sống nội tâm

Trang 34

Khi con người đã ý thức được chủ thể tính của mình thì vũ trụ liền mất

vẻ thần thánh của nó Có thể nói, triết học hiện sinh là triết học của con ngườidám đứng lên, dám tỉnh ngộ, không sống theo những đạo đức, tư tưởng mà xãhội gán cho mình hay cho sự vật Sự lập luận của các nhà hiện sinh dườngnhư đi ngược lại rất nhiều thuyết giáo của triết học phương đông Ví nhưKhổng tử cho rằng là bề tôi phải trung với vua, dầu vua có thế nào cũng phảitận trung, tận nghĩa Còn với triết học hiện sinh, người ta lập luận hoàn toàntrái ngược: chúng ta chỉ kính người thầy khi người thầy có những đức tính tốtchứ không phải vì người thầy là người thầy, người thầy không có nghĩa làchân lý Con người hiện sinh không sống theo những quan niệm trừu tượng

mà luôn cố gắng tìm tới ý nghĩa hiện sinh của mỗi sự vật Tóm lại, chủ thểtính cho ta thấy ta có quyền và có nghĩa vụ tự đánh giá lại mọi sự vật, mọi thanhân mà ta tiếp xúc, chủ đích của triết học hiện sinh là làm con người ta tự ýthức và ý thức số phận của mình Từ đó không ngừng phấn đấu, thể hiện chủthể tính của mình vì nếu ta thụ động, ngay lập tức ta bị rơi xuống hàng sự vật:

“Sợ hãi là sự rơi xuống bình diện tồn tại không đích thực, giống như vật”[28;153]

Nội dung lớn thứ hai trong triết học hiện sinh là tự do tính, nhận biếtđược chủ thể tính, biết mình là một nhân vị riêng biệt, độc đáo nhưng đó vẫn

là chưa đủ Con người hiện sinh cần phải có một đời sống tự do, độc đáo vàngang tàng: “Người tàng là người không chịu đứng trong hàng ngũ của quầnchúng vô danh” [20;28] Đời sống của mỗi con người là độc đáo vì mỗi ngườisinh ra trong điều kiện kinh tế, thể lực, trí lực khác nhau vậy làm sao có thểlấy lí tưởng sống của anh làm ý nghĩa cuộc đời của tôi? Theo quan điểm củagiáo sư Trần Thái Đỉnh, chúng ta nên ngang tàng theo nghĩa tích cực, conngười hiện sinh là con người dám bước ra khỏi đám quần chúng, dám sốngđời tự do và hành động tự do theo ý muốn riêng mình Tôi làm điều đó vì tôimuốn thế, điều đó thể hiện lí tưởng sống của tôi chứ không phải tôi làm vì xã hộimuốn thế, vì nghĩ tôi phải làm thế hay vì một mục đích “đê tiện” nào khác

Trang 35

Sự tự do của hiện sinh không phải sự tự do của thế giới, mà là conngười tự do Người tự do là người dám đảm nhiệm hành động của mình, thểhiện khả năng của mình: “Con người không có khát vọng, ý chí và mongmuốn sẽ là gì, nếu không phải là cái đinh vít trong một cỗ máy” [28;110].Con người phải vứt bỏ ngay cuộc sống vật vờ, vô vị, nhàm chán và thậm chí

là sống bám Cuộc sống thiếu tự do khiến cho Sartre thấy “Buồn nôn”, Camusđánh giá là “phi lí” và Heidegger cho đó là “tầm thường” Sự tự do đích thựctrong tâm hồn mới là điều làm con người sống có trách nhiệm hơn, biết quantâm tới ý nghĩa cuộc sống và vươn lên hàng hiện sinh thay vì sống như những

sự vật tầm thường

Tóm lại, chính chủ thể tính và tự do tính là hai cơ sở dẫn con người tới

sự ưu tư, lo âu, tự quyết, độc đáo, vươn lên những chủ đề chính mà triết họchiện sinh bàn tới Đây là hai chủ đề lớn mà nhà hiện sinh nào cũng đề cập đếntrong các trang viết của mình

Về vấn đề tồn tại, các nhà hiện sinh cho rằng: sự tồn tại của con ngườihoàn toàn khác với những tồn tại khách quan khác trong đời sống, để cảmnhận được sự tồn tại của con người không thể chỉ dựa vào các ngành khoa họcnhư sinh vật học, tâm lý học, sinh hóa học, sinh lý học mà còn phải cảm nhận từsuối nguồn tư tưởng và hành động của chính những con người đang sống

Nói cách khác, triết học hiện sinh nghiên cứu con người dưới góc độ sựtồn tại của thân phận con người chứ không phải dưới góc độ con người là mộthiện tượng của tự nhiên Họ không dùng các công thức khoa học chung để nói

về con người, họ đề cao tính cá thể, cái tôi nhân vị Mỗi con người là mộtthực thể độc lập, tự do và có quyền lựa chọn khác nhau cho nên cuộc đời và ýnghĩa cuộc đời của mỗi con người đều rất khác nhau Họ cho rằng con ngườicần phải “Vượt qua những gì họ biết về chính họ” [28;111]

Với Sartre: “Tồn tại của con người có trước bản chất, còn các sự vậtkhác thì bản chất có trước tồn tại, chỉ vì con người và chỉ có con người là có

tự do” [20;314] Jaspers đưa ra thuyết “Bao dung thể” như là một lí luận nhận

Trang 36

thức riêng cho tồn tại hiện sinh Ông cho rằng chúng ta không thể phân chiacon người thành chủ thể, khách thể và nhận thức mà muốn nhận thức conngười cần phải vươn lên khỏi sự phân chia này Nghĩa là con người phải vượtqua mọi khuôn khổ, nguyên tắc khoa học mà trước đây người ta đưa ra đểphân tích những đối tượng khách thể khác.

Triết học hiện sinh hẳn từ cái tên chúng ta có thể hình dung dượcnhững nội dung cơ bản nó Các nhà hiện sinh đã “ngó lơ” những vấn đề bảnthể luận, những quan điểm về vũ trụ luận và chỉ tập trung nghiên cứu con ngườihiện tồn Triết hiện sinh không xem con người là một sự vật thuộc vũ trụ nhưAristote hay xem con người đứng ngoài vũ trụ, chiêm ngưỡng vũ trụ như Kant.Triết hiện sinh cho rằng con người là con người tại thế chứ không phải conngười nội tại như các lập luận của các nhà duy tâm, vũ trụ chỉ là nơi sinh hoạtcủa con người, không phải cái chi thần thánh để con người chiêm ngưỡng

Triết học nào thì mang những phạm trù nấy, triết học hiện sinh chỉ chútrọng tới cuộc hiện sinh của con người và số phận con người, cách con ngườiphản ứng lại thế giới là điều dễ hiểu Các nhà hiện sinh dù theo trường pháinào thì đều gặp nhau ở những luận điểm, những nội dung xoay quanh cuộcsống của con người thời đại Giữa xã hội mà khoa học tự nhiên ngày một pháttriển: “máy móc dần thay thế con người và con người sống như những cáimáy”, ai ai cũng hối hả sống cuộc đời mà xã hội sắp đặt cho mình, sống cuộcđời tầm thường đến nỗi “buồn nôn”, sống như những phóng thể không cónhân vị, rồi sẽ tới lúc chúng ta cần phải tỉnh ngộ, phải biết ưu tư, lo âu và suyngẫm về ý nghĩa cuộc đời mình và những ngày tháng sau này của mình Suy

tư, nhận thấy cuộc đời mình đã sống là vô vị, con người sẽ biết vươn lên,vươn lên để khẳng định mình, vươn lên để không bị tụt lại hàng sự vật, đểkhông sống bám như những tha nhân nhạt nhẽo

Khi đã biết vươn lên, lúc này ta mới mở rộng tâm hồn và thấy rằngmình có khả năng tự quyết, tự quyết định cuộc đời của mình: Tôi tự quyếtđịnh mọi hành động của tôi, không cần người nào can thiệp và không ai có

Trang 37

quyền can thiệp vào sự tự quyết của một một nhân vị tự do Để rồi, con ngườisống một cuộc đời của riêng mình, một cuộc đời độc đáo, “dám nghĩ dámlàm”, hơn thế nữa còn dám nghĩ khác làm khác Tiêu biểu như chủ tịch HồChí Minh vĩ đại của chúng ta, người đã nghĩ khác, làm khác so với tất cả tríthức yêu nước lúc bấy giờ, người chọn cuộc đời đơn độc không có gia đình đểhết lòng vì lí tưởng cao đẹp giải phóng dân tộc

Có thể thấy, thông qua những phạm trù cơ bản như buồn nôn, ưu tư, tự

do, vươn lên hay tự quyết, các nhà hiện sinh thể hiện rõ quan điểm của mình,

sự tập trung hướng nghiên cứu vào con người hiện đại và cách con ngườiphản ứng với xã hội Nói cách khác, họ không quá bận tâm tới những vấn đểbản thể luận, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mà chỉ đơn thuần muốnkhám phá những vấn đề thuộc lĩnh vực tư duy con người

1.1.3.2 Phương Pháp của triết học hiện sinh

Phương pháp sử dụng trong triết học hiện sinh là phương pháp miêu tả

Đa số các nhà hiện sinh sử dụng kinh nghiệm, dựa trên những phương phápcủa chủ nghĩa kinh nghiệm và mô tả trực quan đối tượng, sự vật để từ đó xemxét sự phản ứng của con người, lột tả nhân vị của con người Phương phápnày thậm chí còn được Sartre gọi là “Phương pháp biện chứng” Tuy nhiên,xét đến cùng thì đây chỉ là sự biện chứng chủ quan và cũng chỉ có ông sửdụng thuật ngữ đó cho phương pháp miêu tả Sartre cho rằng: “Chủ nghĩahiện sinh phải tìm tới văn học, đó là hoạt động cao nhất của con người để nói

về nhân vị, và để thiết lập sự giao tiếp chặt chẽ giữa người sáng tác và ngườiđọc” [12;138]

Phương pháp của triết học hiện sinh khá phù hợp với các lĩnh vực vănhọc, nghệ thuật: “Việc phân tích sự hiện sinh được trình bày không nhữngtrong các tác phẩm triết học mà cả trong các tác phẩm văn học của Sartre,Camus, Simona de Bovoir, Marsell” [28;86] Vì vậy mà các nhà hiện sinh đa

số đều là các nhà văn, nhà nghệ thuật Có lẽ không ở đâu ranh giới giữa cácnhà văn và nhà triết học lại bị xóa nhòa như ở triết học hiện sinh Các nhà

Trang 38

hiện sinh nổi tiếng như Sartre, Nietzche hay Marcel đều có những tác phẩmvăn học có sức ảnh hưởng vô cùng lớn Cũng chính trong triết học hiện sinh,phương pháp biểu đạt của văn học và phương pháp của triết học đã có sự gặp

gỡ, giao thoa, từ đó hình thành nên những khái niệm mới: nhà văn hiện sinh.Thông qua những mô tả, những trang văn chương của mình mà họ biểu đạtđược tư tưởng hiện sinh sống động như Dostoveki, Camus và đặc biệt là nhàvăn gốc Do Thái Franz Kafka F.Kafka đã dùng chính văn chương của mìnhlàm công cụ chuyển tải những tư tưởng, những suy tư rất hiện sinh về conngười và về cuộc sống của ông

1.2 Tác giả Franz Kafka và một số tác phẩm tiêu biểu.

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Franz Kafka

Franz Kafka (1883 - 1924) là một nhà văn của thế kỉ XX, các tác phẩmông để lại cho nhân loại không nhiều, trong đó có ba tác phẩm nổi bật nhất là

Vụ án, lâu đài và Hóa thân có giá trị rất to lớn cả về mặt nội dung và nghệ

thuật trình bày Ngay từ những thập kỷ đầu của thế kỉ XXI người ta đã nhận

ra những giá trị, những tư tưởng sâu sắc của ông và đưa những tác phẩm củaF.Kafka vào chương trình đào tạo ở các hệ cao đẳng, đại học và sau đại họckhông chỉ trên thế giới mà ở cả Việt Nam

Các tác phẩm của F.Kafka có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ khôngchỉ với giới nghiên cứu mà lên khắp các khu vực Âu - Mỹ Tư tưởng củaF.Kafka có tầm ảnh hưởng tới biết bao người trẻ đương thời, trong số đó phải

kể đến Albert Camus và nhà hiện sinh nổi tiếng Jean - Paul Sartre Tên tuổi

của ông được sánh ngang cùng các nhà văn lớn nói về chủ đề Thân phận con người trong thế giới hiện đại như Fyodor Dostoievski, William Faulkner hay

James Joyce Có thể thấy, F.Kafka chịu ảnh hưởng mạnh từ các nhà hiện sinhchủ nghĩa đời đầu và cũng có sự tác động mạnh mẽ tới tư tưởng của các nhàhiện sinh thế hệ sau

Tìm hiểu về cuộc đời F.Kafka, chúng ta sẽ thấy được thế giới quan củaông, lí giải được văn chương của ông - văn chương của một nhà hiện sinh

Trang 39

F.Kafka sinh ra trong một gia đình Do Thái nói tiếng Đức, ông có một ngườicha độc đoán, gia trưởng và áp đặt Có lẽ vì vậy mà các tác phẩm của ôngthường có chủ đề, khuôn mẫu từ sự ghẻ lạnh, khắt khe, mâu thuẫn giữa cha vàcon hay sự bạo hành về thể xác lẫn tinh thần Mẹ ông là con một lái buôn giàu

có, được học hành tử tế hơn chồng bà nên cũng có ảnh hưởng tích cực tớiông Sau F.Kafka còn có 2 em trai chết yểu và 3 người em gái Có lẽ cha mẹông đã quá bận rộn với công việc buôn bán nên lũ trẻ chủ yếu được dạy dỗbởi cô giáo và người hầu gái Vì vậy mà tuổi thơ F.Kafka có phần cô đơn Sau

này trong bức thư gửi cha dài 100 trang, F.Kafka đã phàn nàn vì chịu sự tác

động sâu sắc từ tính khắt khe, độc đoán của cha ông Ta có thể bắt gặp ngườicha lạnh lùng và bảo thủ của F.Kafka ở hình tượng người cha của G.Samsa

trong truyện ngắn Hóa Thân Có thể thấy, yếu tố gia đình có ảnh hưởng mạnh

mẽ tới thế giới quan của F.Kafka: “Thực ra sự cô độc trong tinh thần F.Kafka

có căn nguyên trực tiếp từ bản chất con người nhà văn được hun đúc nên từtấm bé bởi gia đình nhà văn, bởi sự giáo dục” [53;66]

Năm 1893, F.Kafka được nhận vào trường trung học nhà nước kiểu cổđiển nghiêm khắc Một lần nữa F.Kafka chịu sự giáo dục hà khắc, giáo điều

và khuôn mẫu đè nén Đây cũng là một trong những lí do khiến F.Kafka có tưtưởng muốn bứt phá khỏi mọi rào cản, khuôn phép của xã hội

Năm 1901, ông đỗ tốt nghiệp trung học, đăng kí học tại trường đại họcKarl - Ferdinands ở Praha Ban đầu học hóa học nhưng sau bỏ sang học luậtthể theo nguyện vọng của cha ông Ở đây ông đặc biệt thân với cậu bạnnghiên cứu sinh ngành triết là Max Brod - đây cũng là người bạn thân suốtđời của Kafka Việc kết bạn với cậu sinh viên ngành triết Max Brod đã khiếnF.Kafka có những tư tưởng khái quát của triết học, sự suy luận và chiêmnghiệm về những qui luật bao trùm cuộc sống của con người đương thời

Năm 1906, Kafka nhận bằng tiến sĩ ngành luật, làm việc một nămkhông lương tại tòa án dân sự và hình sự, sau làm cho một công ty bảo hiểm

Là người nghiện sách và yêu văn chương nên đời sống công sở thật sự khiến

Trang 40

ông khổ sở và gò bó Chính lúc này, tư tưởng của ông mang những nét tiêucực, bi quan về cuộc đời người thiếu nhân vị và mờ nhạt Đến năm 1908,F.Kafka vào làm việc tại một công ty bảo hiểm của Ý, tuy nhiên ông thườngxuyên bệnh tật và khó lòng viết lách hay tiếp tục công việc ở công ty Thựcchất, ở giai đoạn này F.Kafka đã cảm thấy khá chán nản với lối sống vô vịcông sở, tư tưởng của ông bộc lộ rõ sự bi quan, tiêu cực

F.Kafka bắt đầu say mê nghệ thuật vào năm 1911, ở nghệ thuật, ôngtìm thấy những nhân vật có tiếng nói riêng biệt, có nhân vị rõ ràng và phêphán những tha nhân mờ nhạt Vì vậy mà tư tưởng của F.Kafka ngày càngmang màu sắc hiện sinh Không chỉ là người có tư tưởng khác biệt, F.Kafkacòn là một người rất “dám sống” Năm 1912, F.Kafka Gặp Felice Bauer - mộtngười họ hàng của Brod và sau này trở thành người tình lâu nhất của ông Họ

đã từng đính hôn hai lần nhưng sau đó hủy hôn: “Như vậy, sự cô đơn bản thểtrong con người Kafka không chỉ vì sự đối lập của bản thân nhà văn với thếgiới bên ngoài, mà còn vì đó là khát vọng được sống trong cô đơn của chínhKafka” [53;67] Điều này làm chúng ta liên tưởng tới cuộc hủy hôn củaKierkergaad Ở họ cũng chung một tư tưởng rất hiện sinh, tôi chỉ làm điều gì

mà thực sự tôi muốn, không làm vì người khác bảo hay người khác muốn thế

Năm 1917 F.Kafka bị chuẩn đoán mắc chứng lao phổi, chính chứngbệnh này đã khiến ông bị cho nghỉ hưu sớm và dành hết phần đời còn lại đểviết văn Mong muốn của cuộc đời ông là lưu lại những suy tưởng sâu sắc củamình và truyền tải cảm hứng sống độc đáo tới những người khác

Tuy nhiên, đến năm 1920, người ta lại thấy những tư tưởng củaF.Kafka vui tươi hẳn lên, cũng là hiện sinh nhưng mang màu sắc tích cực hơn.Ông có tư tưởng kêu gọi con người hãy vươn lên, chống lại mọi nghịch cảnh

Có lẽ do năm đó ông có mối quan hệ nồng nhiệt với nhà văn, nhà báo ngườiSéc Milena Jesenska - một nhà trí thức rất thời sự Năm 1923, ông chuyển tớiBerlin và gặp Dora Diamant - một nữ giáo viên mẫu giáo, đây cũng là lúc ôngcho ra đời bốn truyện ngắn trong đó có một tác phẩm đặc sắc mang tên

Ngày đăng: 27/03/2019, 22:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. R.M.Alberes, Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu Châu thế kỉ XX (1900-1959), Nxb Sài Gòn, Sài Gòn, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu Châu thế kỉ XX(1900-1959)
Nhà XB: Nxb Sài Gòn
2. Đức Anh, Hóa Thân - Franz Kafka thật là một kiếp người! Đăng trên trang Imlittletoxic ngày 12/06/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa Thân - Franz Kafka thật là một kiếp người
3. Bochenski, Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Ca Dao, Sài Gòn, 1969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học phương Tây hiện đại
Nhà XB: Nxb Ca Dao
4. David E. Cooper, Các trường phái triết học trên thế giới, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các trường phái triết học trên thế giới
Nhà XB: Nxb Văn hóathông tin Hà Nội
5. Phạm Như Cương, Bùi Thị Kim Quỳ, Hoàng Việt, Nguyễn Hào Hải, Phong Hiền, Triết học và cuộc đấu tranh ý thức tiến bộ: Về một số trào lưu triết học tư sản hiện đại, Nxb Thông tin lý luận, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học và cuộc đấu tranh ý thức tiến bộ: Về một số tràolưu triết học tư sản hiện đại
Nhà XB: Nxb Thông tin lý luận
6. Nguyễn Văn Dân khảo luận, tuyển chọn, giới thiệu, Văn học phi lí, Nxb Văn hóa thông tin, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phi lí
Nhà XB: NxbVăn hóa thông tin
7. Nguyễn Văn Dân, Kafka với cuộc chiến chống phi lí, Franz Kafka tuyển tập tác phẩm. Nxb HNV - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. Hà Nội, 5-12, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kafka với cuộc chiến chống phi lí
Nhà XB: Nxb HNV - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ ĐôngTây. Hà Nội
8. Nguyễn Tiến Dũng, Một số khía cạnh về văn hóa và con người trong triết học phươngTây hiện đại, Tạp trí triết học số ra 01, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khía cạnh về văn hóa và con người trongtriết học phươngTây hiện đại
9. Nguyễn Tiến Dũng, Giáo trình một số vấn đề về văn hóa và con người của triết học phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Huế,Huế, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình một số vấn đề về văn hóa và con ngườicủa triết học phương Tây hiện đại
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
10. Nguyễn Tiến Dũng, Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện của nó ở Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện của nó ởViệt Nam
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
11. Nguyễn Tiến Dũng, Một số khía cạnh về văn hóa và con người trong triết học phương Tây hiện đại, Tạp trí triết học số ra 01, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khía cạnh về văn hóa và con người trongtriết học phương Tây hiện đại
12. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Đăng Duy, Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây hiệnđại
Nhà XB: Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
13. Trương Đăng Dung, Chú giải triết học và kinh nghiệm thẩm mĩ, Tạp chí văn học, (8), 23-37, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chú giải triết học và kinh nghiệm thẩm mĩ
14. Trương Đăng Dung, Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka, Franz Kafka tuyển tập tác phẩm, Nxb HNV - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 938-947, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka
Nhà XB: Nxb HNV - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ ĐôngTây
15. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
16. Đặng Anh Đào, Franz Kafka, Giáo trình văn học phương tây, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 641-668, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Franz Kafka
Nhà XB: Nxb GiáoDục
17. Khải Đơn, Hóa Thân - Franz Kafka: Sao làm người đau đớn thế? Đăng ngày 09/05/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa Thân - Franz Kafka: Sao làm người đau đớn thế
18. Trần Thị Điểu, Chủ nghĩa duy lí và triết học hiện sinh với những bài học với những bài học về lối sống trong điều kiện văn minh hiện đại,Tạp chí Lí luận chính trị trang 84-88 số 7, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa duy lí và triết học hiện sinh với những bàihọc với những bài học về lối sống trong điều kiện văn minh hiệnđại
19. Phan Quang Định, Toàn cảnh triết học Âu Mỹ, Nxb Văn học, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cảnh triết học Âu Mỹ
Nhà XB: Nxb Văn học
20. Trần Thái Đỉnh, Triết học hiện sinh, Nxb Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học hiện sinh
Nhà XB: Nxb Văn học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w