Cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người của Nguyễn Khải là một đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao. Luận văn góp phần cung cấp một hệ thống kiến thức công cụ và phương pháp nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật của một nhà văn hiện đại, có phong cách nghệ thuật độc đáo. Cái nhìn nghệ thuật chính là yếu tố hạt nhân có tính quyết định, tạo nên phong cách nghệ thuật của một tác giả. Cái nhìn nghệ thuật chính là yếu tố hình thức mang tính quan niệm, mang tính nội dung, có tính thẩm mĩ và thể hiện qua các sáng tác nghệ thuật của nhà văn. Nó vừa ổn định, nhất quán xuyên suốt toàn bộ quá trình sáng tác vừa có những biến chuyển, thay đổi nhất định.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN ĐĂNG XUYỀN
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của
cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn làtrung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ côngtrình nào đã được công bố trước đó
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thanh Tùng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Trần ĐăngXuyền, người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận văn
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại họctrường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em trong quátrình học tập và nghiên cứu tại trường
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thanh Tùng
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của luận văn 7
7 Cấu trúc luận văn 7
Chương 1: GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN KHẢI 8
1.1 Khái niệm cái nhìn nghệ thuật 8
1.1.1 Tính chủ quan của sự phản ánh và sáng tạo văn học 8
1.1.2 Cái nhìn nghệ thuật 12
1.2 Cơ sở hình thành cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người của Nguyễn Khải 16
1.2.1 Tiểu sử và đặc điểm con người Nguyễn Khải 16
1.2.2 Tư duy nghệ thuật độc đáo của nhà văn 20
Chương 2: NỘI DUNG CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ THẾ GIỚI VÀ CON NGƯỜI TRONG NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA NGUYỄN KHẢI 24
2.1 Hứng thú đặc biệt với “cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn” 24
2.1.1 Tập trung khám phá những vấn đề thời sự nóng bỏng 24
2.1.2 Cái nhìn tinh nhạy, sắc sảo phát hiện những điều phức tạp, ngổn ngang đầy biến động bất ngờ của đời sống 27
2.2 Sắc sảo trong việc khám phá, phát hiện những mâu thuẫn, xung đột 31
2.2.1 Vấn đề đấu tranh giai cấp, xung đột địch ta, mâu thuẫn giữa tôn giáo và cách mạng 32
Trang 52.2.2 Vấn đề mâu thuẫn trong nội bộ đời sống nhân dân 39
2.2.3 Vấn đề mâu thuẫn giữa những hệ giá trị khác nhau 44
2.3 Thiên hướng nghiên cứu, phân tích 51
2.3.1 Nhìn vấn đề ở nhiều chiều, nhiều phương diện một cách khách quan 52
2.3.2 Luôn có ý thức khám phá và lí giải nguyên nhân để tìm ra hướng giải quyết cho những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống 57
Chương 3: HÌNH THỨC THỂ HIỆN CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ THẾ GIỚI VÀ CON NGƯỜI TRONG NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA NGUYỄN KHẢI 64
3.1 Nhân vật tư tưởng và nghệ thuật xây dựng nhân vật 64
3.1.1 Nhân vật tư tưởng nhưng vẫn có tính cách, cá tính 64
3.1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 68
3.2 Trường liên tưởng và một số biện pháp tu từ thể hiện trường liên tưởng 74
3.2.1 Trường liên tưởng trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải 74
3.2.2 Một số biện pháp tu từ biểu hiện trường liên tưởng 77
3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 80
3.3.1 Ngôn ngữ đối thoại tranh biện sắc sảo 80
3.3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất triết luận 89
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC THAM KHẢO 97
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Khải là một trong những cây bút tiểu biểu của nền văn xuôi hiệnđại Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Ông thuộc số ít những nhàvăn sớm định hình cho mình một phong cách nghệ thuật riêng với những quan niệmđộc đáo về văn chương và đời sống Ông luôn bám sát từng bước đi của đời sốngvới niềm hứng thú đặc biệt hướng vào “cái hôm nay” để nghiên cứu, phân tích, đốithoại Do đó, sáng tác của nhà văn vừa nóng hổi tính thời sự, vừa có tầm khái quát
về nhiều vấn đề lớn lao đặt ra từ đời sống xã hội và con người đương thời Đặc biệtsau năm 1975, bằng những tìm tòi, thể nghiệm, trăn trở với “tinh thần dân chủ vànhân bản” trong nhiều tác phẩm của mình, Nguyễn Khải luôn được các nhà nghiêncứu đánh giá như một trong những cây bút “mở đường” tiên phong cho công cuộcđổi mới văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.2 Nguyễn Khải tự nhận mình là “giọt nắng nhạt” nhưng trang viết của ôngluôn đậm nồng hơi thở cuộc sống, kịp thời đem đến cho người đọc nhiều lí giảiđúng đắn và khêu gợi suy nghĩ về những vấn đề xã hội đang đặt ra trong cuộc sống.Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Khải là một nhà văn lớn, sớmđịnh hình nên một lối viết đón bắt những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hôm nay,của cái ngày mai rất gần Ông cũng có quan niệm nghệ thuật rõ ràng “nghệ thuật làkhoa học thể hiện lòng người” Bởi vậy, theo nhiều nhà nghiên cứu phê bình,Nguyễn Khải là một nhà văn lớn, có tư tưởng và phong cách nghệ thuật Đã cónhiều công trình nghiên cứu khảo sát để làm rõ những đặc điểm phong cách nghệthuật của Nguyễn Khải, các yếu tố định hình nên phong cách của nhà văn Trongcác yếu tố đó, có những yếu tố ổn định, nhất quán nhưng cũng có những yếu tố phảithay đổi, điều chỉnh theo từng giai đoạn sáng tác Việc xác định được yếu tố hạtnhân, có tính ổn định, xuyên suốt các giai đoạn sáng tác của Nguyễn Khải sẽ gópphần nhận diện được phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.3 Một trong những yếu tố chủ yếu của phong cách văn xuôi Nguyễn Khảichính là cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn Nhà văn Marcel
Trang 7Proust (Pháp) đã từng nói: “Phong cách nghệ thuật đối với nhà văn cũng như sắc màu đối với họa sĩ, không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cái nhìn” (Hồng
Sâm dịch) Ý kiến của Proust coi nhẹ những yếu tố kĩ thuật như lối viết, các biệnpháp nghệ thuật trong việc tạo dựng phong cách nhà văn nhưng đã nhấn mạnh đếnvấn đề “cái nhìn” như một yếu tố quyết định làm nên phong cách nghệ thuật Do đó,việc nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người trong một số tác phẩmtiêu biểu của Nguyễn Khải sẽ mang nhiều ý nghĩa về mặt lí luận Mục đích của đềtài là đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống và khoa học khi tìm hiểu nội dung vàhình thức thể hiện cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải Từ đó, chúng tôi mongmuốn góp phần đưa ra một hệ thống các kiến thức công cụ và phương pháp khoahọc để nhận diện, phân tích và lí giải cái nhìn nghệ thuật của một nhà văn hiện đại
1.4 Cuối cùng, Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn có tác phẩm đượcđưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông Trong chương trình sách giáo khoa
trước đây, có tác phẩm Mùa lạc, còn chương trình sách giáo khoa hiện hành là truyện ngắn Một người Hà Nội Do đó, về mặt sư phạm, việc nghiên cứu cái nhìn
nghệ thuật trong một số tác phẩm tiêu biểu của ông có ý nghĩa thiết thực cho hoạtđộng dạy và học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay
2 Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về Nguyễn Khải và các sáng tác của Nguyễn Khải từ trước đếnnay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu quan trọng Chúng ta có thể kể một sốnhà nghiên cứu và phê bình quen thuộc như: Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan
Cự Đệ, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh, Chu Nga, Trần ThịBình, Đào Thuỷ Nguyên, Nguyễn Văn Hạnh, Đoàn Trọng Huy, Bích Thu,… Ở đây,chúng tôi chỉ xin đề cập đến những bài viết có liên quan đến cái nhìn nghệ thuật vềthế giới và con người trong sáng tác của Nguyễn Khải
Năm 1964, tác giả Nguyễn Văn Hạnh trong bài Vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn Khải đã chỉ ra cái nhìn đặc trưng của nhà văn: “Nhà văn có một cái nhìn nhạy bén, thấu
suốt vào một số những mặt chủ yếu, những vấn đề khá phức tạp của cuộc sống” [53,tr.53] Thống nhất với ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, tác giả Chu Nga trong bài
Trang 8viết Đặc điểm ngòi bút hiện thực của Nguyễn Khải đã khẳng định: “Với con mắt sắc
sảo của mình, nhìn vào ngõ ngách nào của đời sống, Nguyễn Khải cũng có thể rấtnhanh nhạy phát hiện ra những vấn đề phức tạp” [53, tr.65]
Năm 1983, trong cuốn Nhà văn hiện đại 1945-1975 - tập 2, nhà nghiên cứu
Phan Cự Đệ chỉ ra: “Truyện ngắn và truyện vừa có màu sắc trí tuệ của Nguyễn Khảivẫn tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt nhờ ở tính thời sự nhạy bén của các sự kiện và
ý nghĩa lâu dài của các vấn đề đặt ra, nhờ ở những chi tiết tâm lí sâu sắc và chi tiết
sự việc sống động”[7, tr.51] Như vậy, cái nhìn nghệ thuật thể hiện trong hệ thốngchi tiết đã được Phan Cự Đệ khẳng định như một dấu hiệu tạo nên sự hấp dẫn củatruyện ngắn Nguyễn Khải
Trong cuộc luận bàn về sáng tác của Nguyễn Khải, hai nhà nghiên cứu LạiNguyên Ân và Trần Đình Sử cùng đi tìm nguyên nhân: vì sao sáng tác của NguyễnKhải gây được sự chú ý của độc giả Theo Lại Nguyên Ân thì người đọc thíchNguyễn Khải ở “chất văn xuôi”, nghĩa là tính hiện thực của tác phẩm khi viết về
“những con người, những sự việc những vấn đề của hôm nay”, “đề tài nhằm thẳngvào cuộc sống hiện tại” Còn Trần Đình Sử thì lại nhấn mạnh đến cái “cảm hứngnghiên cứu” và “sự phân tích tâm lý” đã làm cho tác phẩm của nhà văn không rơivào minh họa đơn giản, một chiều Điểu đó giúp sáng tác của Nguyễn Khải tránhkhỏi rơi vào sự quên lãng mau chóng
Các bài viết và công trình nghiên cứu sau này của nhiều tác giả cũng bướcđầu đề cập cụ thể hơn về cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm Nguyễn Khải Có thể
nhắc đến Đoàn Trọng Huy trong Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải
(1990) đã nhấn mạnh “cái nhìn hiện thực nghiêm ngặt” của Nguyễn Khải giúp nhàvăn phát hiện ra hiện thực luôn “có vấn đề”, ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, xung độttrong các sự kiện, hiện tượng của đời sống và tâm lí con người Đến năm 1996, với
bài viết khá công phu Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau năm 1945, Vương Trí Nhàn đã nhận ra cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải ở
giai đoạn sau năm 1980 vẫn luôn hướng về “cái hôm nay” nhưng nó không chỉ là
Trang 9hiện thực đậm tính thời sự, chính luận nữa mà đã đi sâu vào nhiều vấn đề thế sự, đời
tư, thậm chí là những chuyện riêng tư, cá nhân của chính tác giả
Nhà nghiên cứu Đào Thủy Nguyên trong bài viết Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích lưu ý tới cái nhìn xoáy sâu vào nhiều
vấn đề của đời sống con người đương thời: con người trong thời gian và lịch sử; conngười trong các khả năng lựa chọn và thích ứng; con người trong quan hệ gia đình;con người trong mẫu thuẫn và tiếp nối giữa các thế hệ… Tác giả bước đầu đã chỉ rađược sự chi phối của cái nhìn mang cảm hứng nghiên cứu, phân tích đối với việcxây dựng thế giới hình tượng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải
Cũng bàn về ảnh hưởng của cái nhìn có khuynh hướng nghiên cứu, phân tíchthực tại tới các phương diện khác của tác phẩm, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình
đã chỉ ra kiểu nhân vật tiêu biểu trong văn xuôi Nguyễn Khải là nhân vật tư tưởng
và “trí tuệ là phẩm chất hàng đầu của các nhân vật mà nhà văn tâm đắc” [53,tr.138] Một trong những nhân vật tư tưởng độc đáo của văn xuôi Nguyễn Khải lànhân vật người kể chuyện Nhân vật người kể chuyện luôn là nhân vật quan trọng,
“tham gia trực tiếp vào câu chuyện, khoảng cách giữa anh ta với các nhân vật khácđược rút ngắn tối đa để quan hệ hai bên hoàn toàn trở nên bình đẳng, thân mật (…).Nhân vật này góp phần tạo ra giọng điệu tự nhiên, chân thành mà vẫn phóng túng
trên các trang văn Nguyễn Khải” [53, tr.140-141] Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng
chỉ ra đặc điểm của giọng điệu trong văn xuôi Nguyễn Khải: “Gắn liền với nhu cầuđối thoại, bàn bạc, tranh luận, giọng văn Nguyễn Khải là giọng đa thanh, trong lời
kể thường có nhiều lời kể, trong một giọng kể bao hàm nhiều giọng, màu sắc tự tinxen lẫn màu sắc hoài nghi, vẻ tự hào lẫn trong ý vị chua chát” [53, tr.141]
Trong bài nghiên cứu Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mươi đến nay, nhà nghiên cứu Bích Thu đã chỉ ra: “Giọng điệu
được thiết kế bởi mối quan hệ, thái độ, lập trường tư tưởng, tình cảm của người kểchuyện với các hiện tượng, các sự kiện được miêu tả cũng như người nghe tạo thànhgiọng điệu trần thuật” [67, tr.59] Do đó, từ cái nhìn luôn hướng vào thực tại ngổnngang, bề bộn, với sự liên tục di chuyển điểm nhìn trần thuật, Nguyễn Khải đã tạo
Trang 10ra sự phức hợp giọng điệu trong tác phẩm của ông Bích Thu đã chỉ ra đó là giọngtriết lý, tranh biện; giọng điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân tâm tình, chia sẻ;giọng hài hước hóm hỉnh
Ngoài ra, những năm gần đây, cũng có nhiều công trình luận văn tiến sĩ, thạc
sĩ của các trường đại học, viện nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu nhiều phương diệnkhác nhau trong tác phẩm Nguyễn Khải như: tính triết luận, hình tượng tác giả, thếgiới nhân vật, đặc điểm ngôn ngữ trong văn xuôi Nguyễn Khải,… Nhưng do yêucầu và mục đích của luận văn nên chúng tôi không đề cập đến ở đây
Trên cơ sở khảo sát những bài viết và công trình nghiên cứu về nhà vănNguyễn Khải, đặc biệt là những công trình có đề cập đến cái nhìn nghệ thuật trongsáng tác của ông, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
1 Số lượng các bài viết, những ý kiến đánh giá về Nguyễn Khải và sáng táccủa ông rất phong phú Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định Nguyễn Khải làmột nhà văn sắc sảo, đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống, có nhiều tìm tòi, đổimới trong cách viết
2 Hầu như cho đến nay, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu vềcái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người trong những tác phẩm tiêu biểu củaNguyễn Khải Nếu có chỉ là những ý kiến, bài viết riêng lẻ, những nhận xét kháiquát còn sơ lược, hoặc mới chỉ chạm đến một phương diện nhất định trong cái nhìnnghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khải Tuy nhiên, tất cả những bài viết và công trìnhnghiên cứu trên đây đều là những gợi ý và định hướng quan trọng để chúng tôi triển
khai đề tài Cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người trong một số tác phẩm
tiêu biểu của Nguyễn Khải.
3 Phạm vi nghiên cứu
Do nhiều lí do và điều kiện khách quan, nên trong luận văn này, chúng tôichỉ tập trung nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người của NguyễnKhải qua một số tác phẩm tiêu biểu như sau:
Về tiểu thuyết và truyện vừa gồm có: Xung đột (1959), Tầm nhìn xa (1963), Cha và con và…(1978), Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985) Về
Trang 11truyện ngắn, chúng tôi chủ yếu khảo sát các tác phẩm trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải (2014) với 30 truyện ngắn tiểu biểu được tuyển chọn qua các giai
đoạn sáng tác khác nhau của tác giả Theo chúng tôi, đó là những tác phẩm tiêu biểucủa Nguyễn Khải, thể hiện rõ nhất tư tưởng và cái nhìn nghệ thuật của nhà văn
Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát một số tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn
và tạp văn khác của tác giả được đăng rải rác trên các tờ báo khác nhau; một số tácgiả và tác phẩm văn xuôi cùng thời với Nguyễn Khải để có cái nhìn so sánh, đốichiếu, phân tích, tổng hợp một cách toàn diện
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến mục đích làm rõ nét độc đáo củacái nhìn nghệ thuật trong một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải; đồng thờithấy được những đóng góp mới mẻ của ông cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam
Từ mục đích nghiên cứu như vậy, chúng tôi xác định cần giải quyết cácnhiệm vụ cơ bản sau: Tìm hiểu khái niệm cái nhìn nghệ thuật và quan hệ của nó vớiphong cách nghệ thuật nhà văn Khảo sát, thống kê, nhận diện, lí giải cái nhìn nghệthuật của Nguyễn Khải qua những tác phẩm tiêu biểu Từ đó, chỉ ra nội dung vàhình thức thể hiện cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải một cách cụ thể và có tính
5.2 Phương pháp hệ thống
Chúng tôi xác định coi cái nhìn nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khải là mộtyếu tố quan trọng trong một hệ thống chung lớn hơn là phong cách nghệ thuật củanhà văn, cùng cấp độ với một số yếu tố khác như giọng điệu nghệ thuật, thế giới
Trang 12nhân vật,… Đồng thời, xác định cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải cũng là một
hệ thống chỉnh thể có nội dung và hình thức thể hiện riêng
5.3 Phương pháp thống kê, phân loại
Sử dụng phương pháp này nhằm thống kê và phân loại những đối tượng vàcách thức mà cái nhìn nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khải hướng tới và sử dụngchủ yếu Đồng thời chúng tôi cũng thống kê một số biện pháp tu từ nghệ thuật màNguyễn Khải thường xuyên sử dụng, đã tạo nên một trường liên tưởng đặc trưngnhư thế nào cái nhìn nghệ thuật của ông về con người và thế giới
5.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Để nhận ra những nét tương đồng và dị biệt giữa Nguyễn Khải và các nhàvăn cùng thời, chúng tôi so sánh ông với Chu Văn ở đề tài tôn giáo, so sánh vớiNguyễn Minh Châu về loại hình nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật và phươngthức tổ chức lời văn nghệ thuật
6 Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người trong một số tácphẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật củanhà văn có cơ sở khoa học Luận văn sẽ giúp cho người đọc có thể nhận thức, phântích, lí giải những nét độc đáo trong cách nhìn con người và thế giới của NguyễnKhải Từ đó, luận văn gợi mở một hướng nghiên cứu có tính hệ thống đối với cáinhìn nghệ thuật của những tác giả lớn có phong cách nghệ thuật Luận văn cũng gópphần khơi gợi ý tưởng cho các công trình nghiên cứu Nguyễn Khải về sau
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính luận văn gồm 3 phần như sau:Chương 1 Giới thuyết khái niệm cái nhìn nghệ thuật và cơ sở hình thành cáinhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải
Chương 2 Nội dung cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người trongnhững tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải
Chương 3 Hình thức thể hiện cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con ngườitrong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải
Trang 13Chương 1 GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT
VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN KHẢI
1.1 Khái niệm cái nhìn nghệ thuật
1.1.1 Tính chủ quan của sự phản ánh và sáng tạo văn học
Như chúng ta đã biết, văn học là một lĩnh vực thuộc hình thái ý thức xã hội Mọihình thái ý thức xã hội đều phản ánh hiện thực khách quan Với tư cách là một hìnhthái ý thức, cũng như triết học, văn học không chỉ góp phần “giải thích thế giới bằngcách này hay cách khác mà chủ yếu là nhằm cải tạo thế giới” (C.Mác) Sự phản ánhhiện thực của văn học là sự phản ánh có khám phá, có sáng tạo, có mục đích Hiện thựcđược miêu tả, phản ánh trong văn học là hiện thực đã được khúc xạ qua lăng kính chủquan của nhà văn Hiện thực đó là một hiện thực khác, hiện thực thứ hai, dù manghình bóng thế giới hiện thực khách quan của đời sống Thế giới hiện thực trong tácphẩm không phải lúc nào cũng mang một nội dung ý nghĩa đồng nhất với đời sốngthực tại Đó là thế giới hiện thực đã được chọn lọc, khái quát hóa, điển hình hóa, thếgiới chứa đựng sự sáng tạo của nhà văn
Trong tác phẩm văn học, dù sáng tác theo phương thức nào, tự sự hay trữtình, theo cảm hứng nào, lãng mạn hay hiện thực, nhà văn đều phải lựa chọn, sắpxếp, lược bỏ những cái ngẫu nhiên, vụn vặt, nhất thời để làm nổi bật bản chất củahiện thực được phản ánh Để làm nổi bật bản chất gian xảo, “cáo già” của bá Kiến,Nam Cao không cần miêu tả nhiều về diện mạo, hay cách ăn mặc, nhà văn chỉ cầnđặc tả tiếng cười “rất sang” của hắn Tiếng cười của một tên “lưu manh bậc thầy”rất sành sỏi các thủ đoạn áp bức, bóc lột, đè nén những người nông dân nghèo khổ ởcái làng Vũ Đại ấy
Văn học phản ánh hiện thực, nhưng nó không làm cái việc phản ánh thụđộng như một tấm gương Vai trò của nhà văn trong quá trình văn học phản ánh đờisống là hết sức quan trọng Chính vai trò của chủ thể, thái độ của nhà văn đối vớicuộc sống, làm cho văn học trở thành một lời tâm sự, một sự kí thác, một tiếng kêu
Trang 14cảnh tỉnh hay thúc giục hành động, một sự bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm chủquan của nhà văn đối với thế giới và con người Hình tượng con đường có thể xem
là đặc điểm chung của thơ ca cách mạng Việt Nam và thơ ca cách mạng thế giới.Trong thơ Tố Hữu, con đường đã được thể hiện thật nổi bật, phong phú, nhất quán
và trở thành nét tư duy cơ bản, đặc sắc trong thơ ông: đó là con đường đi đày củanhững người không chết - những người chiến sĩ, là con đường cách mạng mỗi lúcmỗi hiện ra rõ mồn một, thênh thang, tít tắp, mở ra nhiều hướng, nhiều bình diện:
con đường ra trận, con đường chiến thắng, con đường thống nhất, con đường hạnh phúc, con đường tình nghĩa, con đường sáng tạo, con đường của cha ông, con đường thắng lợi, con đường sang nước bạn, con đường ra thế giới Con đường
như thế đã thành một không gian nghệ thuật chung, không gian xã hội cho mọingười Việt Nam, ở đó, người đọc có thể gặp gỡ hầu hết mọi tầng lớp quần chúngđông đảo của cách mạng
Trong hầu hết những truyện ngắn, truyện dài của Vũ Trọng Phụng, các tìnhtiết, tình huống, các quan hệ nhân vật và số phận đều được nhà văn xếp đặt, tổ chứctheo nguyên tắc ngẫu nhiên, may rủi như : bố con trở thành kẻ thù, vợ chồng hóa raanh em, thằng bỗng hóa ra ông, ông lại hóa ra thằng, đang nghèo đói trở nên giàu cóhoặc ngược lại, cuộc sống quay cuồng vì vận hạn may rủi, vì số đen số đỏ Thêmvào đó là ba tiếng “vô nghĩa lí ” được sử dụng như một định ngữ chua chát với đủmọi đối tượng: cuộc đời vô nghĩa lí, bộ mặt vô nghĩa lí, hành vi vô nghĩa lí, cái cười
vô nghĩa lí, cái khóc vô nghĩa lí Tất cả những hiện tượng phổ biến, có tính hệthống đó có nguồn gốc từ tư tưởng bi quan định mệnh và tâm trạng phẫn uất khôngnguôi của nhà văn đối với hiện thực xã hội thực dân phong kiến bất công, tàn nhẫn,dâm đãng, lố lăng, bịp bợm và hết sức vô nghĩa lí đương thời Thế giới hiện thực ấylúc nào cũng như bị xốc lên, bị đảo lộn khác thường Đó chính là tiếng nói nghệthuật độc đáo mà Vũ Trọng Phụng đã đem đến cho người đọc
Từ nội dung trình bày trên cho thấy, thế giới hiện thực trong tác phẩm ngoài
sự đòi hỏi phải phản ánh một cách chân thực, cụ thể, sinh động hiện thực đời sống,bản thân nó cũng mang những giá trị thẩm mĩ riêng biệt, bộc lộ sự nhận thức thế
Trang 15giới độc đáo của nhà văn Không thể đồng nhất chân lí nghệ thuật với chân lí đờisống Những giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm chứa đựng những xúc cảm, khát vọngcủa con người về cuộc đời, là sự thể hiện những giá trị văn hóa, lịch sử, truyềnthống qua cách nhìn, cách cảm, qua trí tưởng tượng và sáng tạo của nhà văn
Xác định được vai trò của chủ thể trong phản ánh và sáng tạo văn học, một vấn
đề tiếp theo là cần xác định xem nhân tố nào có vị trí quan trọng, chủ yếu chi phối cáchthức phản ánh hiện thực và sáng tạo thế giới nghệ thuật của nhà văn Đặc biệt là yếu tốgiúp cho nhà văn phản ánh được hiện thức vừa có chiều sâu, vừa có những phát hiệnmới mẻ, sáng tạo
Bản thân nhà văn vừa là một thực thể tâm - sinh lí, vừa là một thực thể xã hội.Chủ thể nhà văn kết hợp cá tính, bản lĩnh của mình với tính quần thể, tính cộng đồngcủa môi trường xã hội, từ môi trường hẹp là gia đình đến môi trường rộng là nhân loại.Trong môi trường sống đó, anh ta chịu sự qui định của truyền thống, phong tục, tậpquán, văn hóa, giáo dục, sự qui định của tính dân tộc và tính giai cấp Nhà văn nhàonặn, sáng tạo ra hiện thực thứ hai nhờ sự kết hợp tổng thể và hệ thống của rất nhiều yếu
tố như: thế giới quan, lí tưởng thẩm mỹ, vốn sống, kiến thức văn hóa, …
Vốn sống là nguồn chất liệu quan trọng và vô tận của văn học, là khâu nối liềnnhà văn với đời sống Tuy nhiên, không phải vốn sống quyết định tất cả Hễ có đi vàođời sống là có tác phẩm, như có lúc đã lưu hành quan niệm như vậy Thực tế cho thấy,một số nhà văn cùng đi như nhau nhưng chất lượng tác phẩm viết ra lại không đồngđều về quan điểm, lập trường, tư tưởng, về mặt sáng tạo nghệ thuật Cũng có nhữngnhà văn đi về nhưng không viết được, hoặc những gì viết ra chưa đủ thể hiện sự nắmbắt của tác giả ở chiều sâu bản chất sự vật
Trong thế giới chủ quan của nhà văn, một yếu tố chiếm vị trí đặc biệt quan trọng
đó là thế giới quan “Toàn bộ tư tưởng của con người hợp lại thành vũ trụ quan và nhânsinh quan” (Lê Duẩn) Trong lĩnh vực sáng tác văn học, người ta thường gọi vũ trụquan là thế giới quan Thế giới quan là “ hệ thống quan điểm, khái niệm và quan niệm
về toàn bộ thế giới chung quanh mình Theo nghĩa tổng quát, đó là toàn bộ những quan
Trang 16điểm về thế giới, về những hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội: các quan điểmtriết học, xã hội và chính trị, luân lí, mĩ học, khoa học, ” [54, tr 934]
Thế giới quan chi phối phạm vi hiện thực mà nhà văn quan tâm Về chính trị và
xã hội, thế giới quan thể hiện ở quan điểm nhìn nhận những vấn đề cơ bản của conngười trong các quan hệ xã hội và trong mối tương quan giai cấp như vấn đề tự do củacon người, độc lập của dân tộc, vấn đề xâm lược và chống xâm lược, vấn đề áp bức bóclột và chống áp bức bóc lột, vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ, cái riêng và cái chung Sự lígiải, đánh giá, chiều hướng giải quyết những vấn đề hiện thực phụ thuộc vào thái độ,phương pháp nhận thức của nhà văn trong việc thừa nhận và phản ánh hiện thực trongtính qui luật của nó Cùng miêu tả mối quan hệ địa chủ - nông dân trong xã hội thựcdân nửa phong kiến Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhưng cách nhìn,
cách cảm, cách nghĩ, cách lí giải, đánh giá của Khái Hưng trong Gia đình (1936), của Hoàng Đạo trong Con đường sáng (1938) rất khác so với Ngô Tất Tố trong Tắt đèn
(1939) Ở các nhà văn Tự lực văn đoàn, mối quan hệ địa chủ - nông dân được miêu tảnhư một thứ quan hệ hài hòa hữu nghị, địa chủ luôn theo đuổi ý nghĩ và hành động mởmang đồn điền, cải thiện đời sống tối tăm, khổ cực của nông dân, tá điền thì nhớ ơn quí
trọng địa chủ Còn ở Tắt đèn, nhà văn đã thể hiện sự thông cảm với đời sống cơ cực,
vất vả của nông dân, nhất là người bần nông, cố nông, do chính sách áp bức, bóc lộtnặng nề của bọn thực dân phong kiến Ngô Tất Tố cũng đã cho người đọc thấy đượcbản chất tốt đẹp của người nông dân và cuộc đấu tranh của họ để bảo vệ nhân phẩm,qua đó tác giả bước đầu phản ánh được qui luật đấu tranh giai cấp: ở đâu có áp bức, ở
đó có đấu tranh, tức nước thì vỡ bờ
Các quan điểm triết học, chính trị, thẩm mĩ làm thành toàn bộ thế giới tư tưởngcủa nhà văn và tồn tại với tính chất là một tổng thể, có quan hệ trực tiếp với cách nhìnnhận hiện thực của nhà văn Thế nhưng bản thân thế giới quan của nhà văn cần phảiđược chuyển hóa thành cái nhìn nghệ thuật bên trong và được hình tượng hóa vào mỗitác phẩm bằng tài năng và sự rèn luyện công phu Các nhà văn có thể có sự tương đồng
về thế giới quan, về vốn sống và trải nghiệm thực tế, nhưng nhờ tư duy nghệ thuật độcđáo của mình, ở mỗi người lại tạo nên cái nhìn nghệ thuật riêng, không ai giống ai
Trang 17Bàn về cái nhìn nghệ thuật, viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô M.B.Khrapchenko nhận định “sự thật của cuộc sống trong các tác phẩm nghệ thuậtkhông thể tồn tại bên ngoài cách nhìn thế giới của cá nhân, cách nhìn này vốn
có ở mỗi một nghệ sĩ thực thụ, bên ngoài những đặc điểm của tư duy hình tượngcủa anh ta, bên ngoài cung cách sáng tác của anh ta Tính đặc thù của cách nhìncuộc sống trong sáng tác tự bản thân nó hoàn toàn không mâu thuẫn với sự phảnánh của cái cơ bản, cái điển hình trong các hiện tượng hiện thực Nếu như đứngtrước chúng ta là một nghệ sĩ muốn nhận thức những hiện tượng ấy thì sứcmạnh của sự sắc bén của cách nhìn thế giới của anh ta chính là khả năng nắmbắt, khám phá những quá trình bên trong cuộc sống, miêu tả những tính cách vànhững điển hình mô tả từ một phương diện mới hoạt động của con người, tâm lýcủa con người Cái nhìn của nhà văn càng tinh bao nhiêu thì anh ta càng thâmnhập sâu vào thực chất của sự vật, những khái quát nghệ thuật của anh ta, nhữngkhám phá sáng tạo của anh ta càng lớn bấy nhiêu” [29, tr.89]
Như vậy, chính cái nhìn nghệ thuật của nhà văn là yếu tố quyết định làm nên cáiđộc đáo, mới mẻ và sâu sắc trong việc nhận thức và phản ánh hiện thực của mỗi tácgiả Nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật của mỗi nhà văn là một con đường hữu hiệu, khả
dĩ có thể giúp ta nhận thức và lí giải những sáng tạo độc đáo, mang phong cách riêngcủa mỗi nhà văn trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của họ
1.1.2 Cái nhìn nghệ thuật
Theo nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Sử, “cái nhìn nghệ thuật là hìnhthức bên trong cơ bản của sáng tác nghệ thuật, trực tiếp qui định cấu tạo hìnhthức của tác phẩm, thể hiện khả năng và chiều sâu lí giải con người và thế giớicủa tác giả.” [58, tr.9] Như vậy là cái nhìn nghệ thuật là một loại hình thứcmang tính quan niệm, nó kết tinh tất cả tư tưởng, vốn sống, kiến thức văn hóa,
… của nhà văn, mang tính độc đáo thuộc về phẩm chất tinh thần của người nghệ
sĩ Nó mang tính thẩm mĩ và phải được thể hiện thông qua những sáng tác nghệthuật cụ thể
Trang 18Chúng ta không thể tìm được cái nhìn nghệ thuật của một nhà văn nếutách rời những sáng tác nghệ thuật của anh ta Cái nhìn nghệ thuật ở mỗi nhàvừa độc đáo, riêng biệt vừa thống nhất và ổn định, thể hiện qua toàn bộ sựnghiệp sáng tác của họ Thông thường, ở những nhà văn lớn có phong cách nghệthuật riêng mới có những cái nhìn nghệ thuật độc đáo, không lặp lại với ai vàcũng hiếm có ai có thể lặp lại được họ Bởi lẽ, cái nhìn ấy có khả năng chi phốitoàn bộ thế giới hình tượng nghệ thuật, mối quan hệ phức tạp giữa nhiều cấp độnội dung và hình thức, tạo nên một chỉnh thể tác phẩm thống nhất, mang tínhthẩm mĩ cao Nếu cái nhìn nghệ thuật không độc đáo và thấm nhuần trong từngtrang viết, hay là đi “vay mượn”, mô phỏng một cách gượng ép, sản phẩm tạo ra
có thể là những tập “xác chữ” không hồn và thiếu đi sự tự nhiên, sự thuyết phục
và hấp dẫn với bạn đọc Kết quả là những “đứa con tinh thần” ấy sẽ dễ dàngchết yểu theo thời gian
Sở dĩ, những trang viết của Vũ Trọng Phụng vẫn còn sức lay động mãnhliệt tâm trí bạn đọc sau gần một thế kỷ, một phần quan trọng là nhờ cái nhìnnghệ thuật độc đáo của ông Là nhà văn hiện thực phê phán nên ông tập trungkhám phá hiện thực xã hội đương thời Và hiện thực đó, qua cái nhìn rất riêng,
đầy ấn tượng của ông chỉ toàn là cái xấu xa, tồi tệ Xã hội Việt Nam trước Cách mạng, theo Vũ Trọng Phụng là mội trường tụ tập những “hội chứng của cái ác, cái dâm, cái đểu, cái rởm, bịp bợm và giả dối Đó là cái xã hội “khốn nạn”,
“chó đểu” theo cách gọi của ông [64, tr.234] Thông qua nhân vật Tú Anh trong Giông tố, nhà văn gián tiếp thể hiện cái nhìn của mình: “Văn chương sách vở
khiêu dâm, phim ảnh khiêu dâm, phòng khiêu vũ, nhà săm, những quân phu xebảo ông đi lấy trinh tiết của mọi hạng phụ nữ bằng năm đồng, ba đồng, âm nhạccũng khiêu dâm, những mốt y phục lại càng ngày càng khiêu dâm, nói tóm lạithì bao nhiêu cái xô đẩy người ta vào vòng thương luân bại lý” Còn xã hội
thượng lưu trưởng giả qua cái nhìn của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ là cả một
lũ người nhố nhăng, trâng tráo với lối sống sa đọa, bất nhân, giả dối, bịp bợm
Chỉ qua trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ, bằng cái nhìn sắc
Trang 19lạnh của mình, Vũ Trọng Phụng đã “lôi ra” và “phơi bày” toàn thể bộ mặt nhângnháo, bịp bợm và “vô nghĩa lí” của tất cả xã hội thượng lưu thành thị lúc bấygiờ Có lẽ cái chết của cụ cố Tổ - một kẻ còn chút lòng tự trọng cuối cùng củagia đình giàu có bậc nhất Hà thành là dấu chấm hết cho sự tồn tại của nhân cách,của đạo lý Ông già ốm đau mãi mà không chết, nhưng chỉ vì biết được cái đámcon cháu của mình đã làm bại hoại gia phong thì uất lên mà chết Cái chết củaông cụ lập tức trở thành một niềm hạnh phúc vô bờ cho tất cả thành viên tronggia quyến từ cụ cố Hồng – ông con giai cụ cố Tổ, vợ chồng Văn Minh – ôngcháu đích tôn, ông Phán mọc sừng, cô Tuyết, cậu Tú Tân, cho đến những bạn
bè, các đối tác làm ăn của gia đình như những ông tai to mặt lớn với đủ kiểu râuria - bạn cụ cố Hồng, đám giai thanh gái lịch bạn bè cô Tuyết, cô Hoàng Hôn,tất nhiên không thể thiếu Xuân Tóc Đỏ, sư chùa Bà Banh,… Thậm chí, niềm vuicòn lan tỏa đến cả những nhân viên của sở cảnh sát đang lo thất nghiệp nhưMin-đơ, Min-toa vì bỗng nhiên có người thuê giữ gìn trật tự cho đám ma Ngườidân khắp phố phường cũng được một phen “vui mắt” vì được xem một đám tang
“to tát chưa từng thấy” Một đám tang có tất cả mọi lễ nghi, có sự tham gia đôngđảo của rất nhiều con cháu, bạn bè gần xa, thế nhưng nó lại thiếu đi một điềuquan trọng nhất để làm nên một đám tang đúng nghĩa Đó chính là tình người,
sự tiếc thương chân thành dành cho người đã mất, là sự biết ơn, thương xót, làđạo hiếu của con cháu dành cho ông cha mình Thành ra đám tang bỗng hóathành đám rước Nhưng đó là cuộc đưa rước của một đám “thây ma sống” đangtiễn đưa một “thây ma chết”, là hành trình chôn vùi vĩnh viễn mọi giá trị củađạo lí, của nhân cách, để cho đồng tiền, sự bỉ ổi, vô liêm sỉ, giả dối, bịp bợmđược lên ngôi Thật là đáng sợ làm sao và chua xót biết bao! Có thể nói, VũTrọng Phụng là nhà văn có biệt tài phát hiện ra mặt trái của xã hội, cái xấu củacon người Đó là cái nhìn có ý nghĩa phê phán sâu sắc Nhà văn đứng về phíangười nghèo khổ, lầm than để lên án cái ác, công kích lối sống ăn chơi sa đọacủa những kẻ có tiền và có quyền Đó là một cái nhìn tiến bộ, tích cực, phù hợpvới tình cảm và thái độ của đông đảo nhân dân lao động
Trang 20Nhắc đến văn học trước Cách mạng tháng Tám, chúng ta không thể bỏqua Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới, người đem đến mộtcái nhìn thế giới và con người vô cùng độc đáo, mới lạ Được xếp vào hàng ngũnhững nhà thơ Mới lãng mạn nhưng Xuân Diệu lại luôn hướng cái nhìn về thựctại, nâng niu, trân trọng cuộc sống nơi trần thế Ông không hề thoát lên cõi tiên
như Lưu Trọng Lư với Tiếng sáo thiên thai, tìm về quá khứ oanh liệt một thời như Thế Lữ với Nhớ rừng, điên cuồng với những trăng, hồn, máu như Hàn Mặc
Tử, hay thả mình trong men say của rượu cồn và thuốc phiện như Vũ HoàngChương, …Với Xuân Diệu, cuộc sống hiện tại này chính là một thiên đườngtràn ngập hương thơm và ánh sáng, hội tụ những gì tinh túy nhất của mùa xuân,tuổi trẻ và tình yêu Chính vì vậy, Xuân Diệu luôn nhìn cuộc đời qua lăng kínhcủa tình yêu và tuổi trẻ Nhà thơ ngắm nhìn khu vườn mùa xuân như chiêmngưỡng một giai nhân đang ở độ xuân thì, đang rạo rực yêu đương Và ônghưởng thụ mùa xuân cũng như đang hưởng thụ ái tình:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần…”
(Vội vàng)
Một nét đặc sắc khác trong cái nhìn thế giới và con người của Xuân Diệu
đó là nhìn cuộc đời bằng con mắt thời gian và luôn bị ám ảnh bởi sự trôi chảykhông ngừng của thời gian Ông từng cay đắng thừa nhận “Nói làm chi rằng
xuân vẫn tuần hoàn - Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” (Vội vàng) Với Xuân
Diệu, thời gian là tuyến tính một đi không trở lại, đời người là hữu hạn và quángắn ngủi so với sự trường tồn của vũ trụ, đất trời: “Còn trời đất nhưng chẳng
còn tôi mãi” (Vội vàng) Với Xuân Diệu, thời gian là một hình tượng có hương
Trang 21vị của sự chia phôi, đổi thay vô tình khiến nhà thơ luôn lo âu, phấp phỏng trước
sự mong manh của cái đẹp, sự ngắn ngủi của hạnh phúc: “Thời gian giót từng
giọt buồn khô héo - Sự sống đi như hương bỏ hoa chiều” ( Gửi hương cho gió).
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi - Khắp sông núi đều than thầm tiễn biệt”
(Vội vàng), “Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt” (Giục giã),… Chính vì thế, cái
điệp khúc thời gian không đứng đợi, tuổi trẻ sẽ mau qua, cái đẹp sớm tàn lụi, cáitươi xanh sẽ chóng phai tàn, héo úa vang lên dồn dập trong thơ ông Nó là cơ sở
để Xuân Diệu đề xuất một lối sống rất nhân văn và hiện đại: sống hết mình từngphút giây, không chấp nhận sống nhạt nhòa, phẳng lặng, hay bỏ lỡ những gì tươiđẹp nhất mà cuộc sống đã ban tặng
Như vậy, ở những nhà văn lớn có cá tính sáng tạo và phong cách nghệthuật luôn xuất hiện cái nhìn độc đáo về thế giới và con người Chính cái nhìnnghệ thuật đó đã làm nên đặc sắc trong những tác phẩm của họ, giúp họ “tái tạothế giới” theo cách của riêng mình mà vẫn đầy tính thẩm mỹ và hấp dẫn
1.2 Cơ sở hình thành cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người của Nguyễn Khải
1.2.1 Tiểu sử và đặc điểm con người Nguyễn Khải
1.2.1.1 Tiểu sử
Nguyễn Khải, tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh năm 1930 tại HàNội Quê cha ở phố Hàng Nâu (thành phố Nam Định), quê mẹ ở xã Hiến Nam,huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên Cha ông từng làm chức tham biện (viên chứccao cấp trong công sở dưới thời thực dân Pháp), sau đó được thăng chức trihuyện Nguyễn Khải là con vợ lẽ của một ông quan, ngoài thì tưởng là danh giánhưng kì thực chỉ là thứ của nợ phiền toái của cha mình Bị bà cả khinh ghét,ông còn bị chính người cha của mình và các anh chị trong nhà coi thường, khinhmiệt, có lúc bị sỉ nhục là “thằng mán tiền”, “thằng ăn cắp”,… [28, tr.381-382].Tuổi thơ của ông chủ yếu chìm trong nỗi buồn tủi, nhục nhã, khi thì ở với mẹ
đẻ, khi ở với mẹ già (bà cả), khi ăn nhờ ở đậu nhà anh cả cùng cha khác mẹ.Đến năm 12 tuổi, ông bị ông anh rể và các chị cùng cha khác mẹ “đuổi khéo” từ
Trang 22Hải Phòng về Hà Nội Nguyễn Khải sống với mẹ và em trong một căn nhà lá lụpxụp ở làng Vân Hồ Ba mẹ con sống rất chật vật, đã có lúc người mẹ nghĩ đếnviệc cùng chết với hai con để thoát khổ Thế rồi, nhờ sự giúp đỡ, đùm bọc củanhững người hàng xóm tốt bụng – vốn cũng là những người lao động nghèokhổ, đáy cùng của xã hội, ba mẹ con cũng dần dần vượt qua được thảm cảnhchết đói Những năm tháng bị tổn thương vì cái khổ, cái nhục ấy đã in sâu vàotâm trí ông cho đến tận sau này “Tưởng là con ông cháu cha hóa ra không phải,chỉ là con thêm, con thừa Bao nhiêu mộng mơ của một thuở thơ ngây, phútchốc mất sạch Cái sự thật về thân phận qua mỗi tháng lại tuột ra một lớp vỏ, rútlại cái lõi của nó không đáng một xu Chẳng là cái gì ở cõi đời này Là mộtthằng ăn cắp! Lại ghẻ lở, bẩn thỉu, bị căm ghét còn khá, bị khinh rẻ mới thậtnhục” [28, tr.424] Cái đói, cái khổ, cùng sự khinh miệt, nhục mạ chồng chấtcủa những thành viên trong gia đình đã khiến cậu bé Khải trở nên ù lì, sợ sệt,làm cái gì cũng hỏng, cũng lóng ngóng và trở nên “ăn hại” trong mắt tất cả bọn
họ “Quả tình nửa năm ở phố Hàng Nâu tôi không còn là tôi nữa, cứ ngơ ngơngẩn ngẩn như đứa mất hồn, đi lại ngượng ngập, mặt mũi sầu thảm, đăm chiêuđến phát chán” [28, tr.381] Nhưng rồi chính cái hoàn cảnh cay đắng ấy đã làmbùng lên trong ông ý thức về nhân phẩm và ý chí khẳng định mình: “Vậy thìphải sống Sống bằng cái nhẫn nhục, chịu thương chịu khó,… Sống cho hết cái
có thể có của cuộc đời mình rồi đời sẽ giúp mình sau” [28, tr.424] Có thể nói,hoàn cảnh gia đình đã tạo nên một cậu bé Nguyễn Khải có bề ngoài nhút nhát,vụng về, ngờ nghệch và “ăn hại”, nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là một nghị lựcsống mãnh liệt, ý thức sâu sắc về lòng tự trọng và danh dự
Nguyễn Khải lớn lên đúng vào lúc cách mạng tháng Tám thành công, mở
ra thời đại mới cho đất nước và dân tộc Tất nhiên những người lao động nhỏ
bé, bất hạnh như mẹ con ông trở thành quần chúng của cách mạng Ông nhanhchóng đi theo cách mạng và tham gia quân tự vệ chiến đấu ở Hưng Yên vào năm
1947 Vào quân đội, bên cạnh làm công tác tuyên huấn, ông từng bước làm quenvới việc viết báo, viết văn và được nhiều thế hệ nhà văn đàn anh đi trước chỉ
Trang 23bảo, hướng dẫn Cùng tinh thần làm việc hăng say, trách nhiệm, ông dần khẳngđịnh được tên tuổi của mình Kể từ đây, cuộc đời của ông thực sự được giảiphóng, ông tìm thấy ý nghĩa tồn tại của mình, nhận ra giá trị của mình và nhữngngười lao động bần cùng như ông Tâm trí ông được khai sáng để hoàn toànphục vụ cách mạng và sự nghiệp sáng tác Đây chính là con đường để ông đềnđáp ơn nghĩa cách mạng và rửa sạch nỗi nhục bị chính những người ruột thịt hắthủi, khinh miệt.
1.2.1.2 Đặc điểm con người
Ngay từ nhỏ Nguyễn Khải đã thể hiện tố chất thông minh, hoạt bát vớikhả năng quan sát, nhận xét khá sắc sảo, pha chút hài hước Ông kể lại khi cònnhỏ có viết một bài quốc văn tả lại cảnh một me Tây cúng tuần bốn mươi chíncho ông chồng chết bất đắc kỳ tử Kết bài, ông có thắc mắc “hồn ma Tây, thầycúng Việt, ngôn ngữ bất đồng, làm sao hiểu được nhau mà về hưởng” [28,tr.278] Nhờ có bài văn ấy mà Nguyễn Khải được thầy Minh – một ông thầy ởtrường sơ học Việt Pháp rất yêu mến
Ông còn là một người giàu nghị lực sống mãnh liệt, ý thức sâu sắc vềdanh dự và lòng tự trọng Điều này khiến ông nhận thức được mọi nỗi khổ nhụcchồng chất mà ông đã phải chịu đựng ngay từ thuở còn thơ dại Mặt khác, lạikhiến ông kiên trì chống chọi với tất cả, chứ không cho phép bản thân buôngxuôi, đầu hàng trước nghịch cảnh
Những tố chất ấy cùng với hoàn cảnh gia đình, thời đại đã tạo nên mộtNguyễn Khải phức tạp, có hai con người cùng tồn tại song song, vừa đối lập vừathống nhất Trong ông có sự pha trộn của hai dòng máu: “Dòng máu của lớpcùng dân từng bị giày xéo, lăng nhục rồi sẽ in dấu vào những lời văn khi thì uấthận, khi thì xót xa một thứ văn như để giải oan, như để đòi nợ, như để trả thù.Còn dòng máu của tầng lớp thượng lưu lại sinh ra một Nguyễn Khải thích nóichuyện sang, dùng văn chương để phô bày cái hào hoa, lịch lãm, am hiểu vàđồng cảm với giới thượng lưu Hà Nội xưa, trân trọng nếp sống thanh lịch, bảnlĩnh cá nhân, cốt cách tự do, những cái làm nên nét văn hóa đặc thù của đế đô”
Trang 24[37, tr.410] Ông là người tỉnh táo, biết kiềm chế trong cái chừng mực, khuônkhổ chặt chẽ đúng theo tinh thần của anh cán bộ tuyên huấn Tuy vậy, NguyễnKhải cũng tự biết rõ rằng là một nghệ sĩ đích thực còn phải biết mê muội trongniềm tin của mình, biết đi tới cùng cái yêu cái ghét Nhà thơ Dương Tường cũngtừng nhận xét về Nguyễn Khải: “Trong Khải, luôn có hai con người MộtNguyễn Khải khôn khéo giả dối và một Nguyễn Khải thành thật trắng trợn MộtNguyễn Khải hèn nhát và một Nguyễn Khải khinh ghét tay Nguyễn Khải hènnhát kia Và sự tranh chấp giữa hai con người ấy không bao giờ ngã ngũ” [72].Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn thì bổ sung và chỉ ra cái thống nhất trongnhững nét mâu thuẫn, đối lập ở con người Nguyễn Khải: “Sự tranh chấp ở đâythực ra chỉ là bề ngoài, trên sàn diễn, trước mặt bàn dân thiên hạ Chứ ở hậutrường Nguyễn Khải yêu cả hai con người đó ở mình Ông sống hòa hợp với cảhai Tùy trường hợp mà ông đưa con người này hay con người kia ra để làmhàng Lối nghĩ này đã giúp ông thành công chói lọi trong suốt đường đời, và chođến giai đoạn chung cục của đời sống, ông vẫn giữ, không tự khác mình đi đếnmột mi-li -mét!” [51] Cái bản tính thông minh, sắc sảo kết hợp với sự trải đờivới đủ mọi đắng cay, ngọt bùi đã tạo nên một Nguyễn Khải khôn ngoan, “biếtlui biết tới”, có khả năng thích ứng với thời thế, biết cách hòa giải nhiều vấn đềmâu thuẫn, nhất là giữa khát khao nghệ thuật với những trách nhiệm nặng nềcủa cuộc mưu sinh.
Nhu cầu khẳng định mình khiến ông luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc,ham đi, ham viết, thường xuyên có mặt ở những điểm nóng, mang đậm tính thời
sự Trang văn của ông vì thế thường thấm đẫm hơi thở của nhịp sống hiện tại.Điều này cũng đảm bảo cho tác phẩm của Nguyễn Khải luôn có khả năng theokịp những chuyển biến mãnh liệt của thời cuộc
Tóm lại, những đặc điểm về tiểu sử và con người của nhà văn NguyễnKhải đã góp phần hình thành nên cái nhìn nghệ thuật về con người và cuộcsống, ảnh hưởng sâu sắc đến đời văn và phong cách nghệ thuật của ông Đúngnhư nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “những trải nghiệm cay
Trang 25đắng thời niên thiếu đầy éo le tủi nhục kia có vai trò quan trọng, nếu không nói
là quyết định, đối với đời văn và cái văn của Nguyễn Khải: hiểu đời hiểu ngườicũng ở đấy, khôn ngoan lọc lõi cũng ở đấy, sắc cạnh, tỉnh táo cũng ở đấy, yêughét khinh trọng cũng ở đấy, hèn nhát nhẫn nhục cũng ở đấy mà khẳng khái tựtrọng, thậm chí kiêu ngạo tự phụ nữa cũng ở đấy…” [53, tr.417]
1.2.2 Tư duy nghệ thuật độc đáo của nhà văn
1.2.2.1 Sự kết hợp giữa tư duy hình tượng và phân tích khoa học
Nguyễn Khải bộc bạch “Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản như sau: là khoahọc thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người ( ) Sự thật chỉ có thể viết vềnhững tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội và mọi sự phức tạp,tinh vi, ngoắt ngoéo có thực của nó, như thế mới là sự chân thật theo quan niệm củatôi ( ) Hãy nói về sự thật lòng người, sự chân thật, kết quả của sự nghiên cứu thậntrọng, tỉ mỉ của chúng ta” [14, tr.8-9]
Những ý kiến như thế cho thấy nhà văn có xu hướng muốn vươn tới một sựkết hợp giữa tư duy hình tượng và phân tích khoa học trong việc phản ánh hiện thực
đời sống Ông muốn chiếm lĩnh hiện thực đời sống cả "ở cái bề sâu, ở cái bề xa"
với khát vọng thể hiện chân thật lòng người trong những năm tháng lịch sử nhiềubiến động Ông chinh phục người đọc bằng những lí lẽ, cách lập luận, những cáchđặt vấn đề và những giải pháp riêng, đáp ứng nhu cầu đánh thức trí tuệ của họ Nhàvăn đã đúc rút nên một kinh nghiệm quý báu đó là: muốn tìm ra được những nét cănbản của cuộc sống, muốn có được những hình tượng nghệ thuật chân thật và sinhđộng thì phải có sự hiểu biết chu đáo, sâu rộng, phong phú về phạm vi hiện thực mànhà văn đó phản ánh Ông coi trọng sự giải thích thực tại hơn là sự chứng minhnhững định kiến có sẵn, không bắt những sự kiện thích nghi những tư tưởng mà bắtnhững tư tưởng phục tùng những sự kiện thông qua những dữ kiện đời sống phongphú, tỉ mỉ và chính xác Nhà văn sử dụng dữ kiện lịch sử có chọn lọc, sắp xếpnhững cái vốn rời rạc nhau, đặt trong những mối quan hệ nhân quả, có tính kháiquát cao độ Từ đó, Nguyễn Khải hướng đến mục tiêu sau cùng là tìm được triết học
văn hóa của các hiện tượng xã hội - lịch sử
Trang 26Hệ quả của khuynh hướng nghiên cứu, phân tích khoa học trong khi đi sâuvào mổ xẻ quá trình vận động phức tạp của đời sống tư tưởng con người là tácphẩm mang đậm chất chính luận, triết luận Ngay từ các sáng tác giai đoạn trước
1977, nhà văn tập trung vào mối quan hệ giữa "cái tôi" và "chúng ta": hòa nhậpnhưng đừng để bị hòa tan vào cái tầm thường của đám đông Quan tâm đến cá nhâncon người trong mối quan hệ "cái tôi" và "chúng ta" là một việc làm đạt đến chiềusâu triết học và nhân bản Đây là đóng góp của Nguyễn Khải trong bối cảnh nền vănhọc lúc đó có xu hướng đề cao sức mạnh, tinh thần tập thể mà dè dặt khi nói đến ýthức trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vấn đề khẳng định bản lĩnh cá nhân Tuy vậy,chính Nguyễn Khải cũng chưa thể vượt ra khỏi “quán tính” của thời đại ấy Khi nói
về vấn đề tôn giáo, nhà văn vẫn chủ yếu nhìn nhận vấn đề theo quan điểm “địch –ta” với cuộc đấu tranh quyết liệt giữa những cán bộ cách mạng và bọn phản độngđội lốt tôn giáo Các sáng tác giai đoạn sau 1977, nhà văn đã chú ý nghiên cứu quátrình diễn biến tư tưởng nhân vật nhằm đi tới những khái quát lớn về tôn giáo vàdân tộc, sự hòa hợp giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội, tôn giáo với quá trình vận
động để tồn tại của chính nó Gặp gỡ cuối năm là cuộc đối thoại giữa người "thắng
cuộc" với người "thua cuộc" để hòa nhập vào cuộc sống và thúc đẩy cuộc sống phát
triển Thời gian của người chạm đến vấn đề nhìn sâu vào bản thể để tự ý thức…
Các sáng tác lúc này vẫn không thiếu tính thời sự nhưng giá trị của nó đã vượt xakhung giá trị thời sự nhất thời và để lại ý nghĩa lâu dài
1.2.2.2 Niềm khát khao nắm bắt những vấn đề thời sự, nóng bỏng của đời sống
Nguyễn Khải được đánh giá là một trong những nhà văn tiên phong trongquá trình đổi mới nền văn học sau năm 1975, góp phần tạo dựng nên một thời đạimới, một thế hệ sáng tác mới Dù giai đoạn trước đây hay sau này, ngòi bút NguyễnKhải vẫn thống nhất ở niềm khao khát vô tận muốn được có mặt trong cuộc đời
Nói như Vương Trí Nhàn thì “một chút đanh đá, chua ngoa, pha lẫn một chút ngông nghênh hiếu thắng, lối nói băm bổ, lối trình bày thẳng tuột những điều người khác chỉ dám nghĩ” để cuối cùng nói lên được sự thật [53, tr.120]
Trang 27Ngoài đời Nguyễn Khải là một con người sống xuê xoa, biết tự giảm bớtnhững yêu cầu bình thường và càng tránh va chạm càng tốt Nhưng càng dễ dãitrong đời sống bao nhiêu, ông lại càng tỉ mỉ, trách nhiệm và nghiêm khắc với việcviết lách của mình bấy nhiêu Vì cái khao khát tột bậc của ông là được chắt lọc hếttài năng của mình để phô bày lên trang giấy, dù cho nó không được dồi dào, phongphú như nhiều thiên tài văn học khác Thành công trong đời văn của Nguyễn Khải
có lẽ không phải ở năng khiếu mà nằm ở ý thức về sứ mệnh của mình, vai trò của
ngòi bút trong đời sống Nguyễn Khải tâm niệm phải cầm bút viết về “những gì mà
ta nghĩ, ta yêu thương, ta phẫn nộ” và những điều ấy không thể là gì khác với cái
“cả xã hội cùng nói, cùng nghĩ, cùng yêu thương, phẫn nộ” [20, tr.614] Quan niệm
ấy cho thấy rằng văn học nghiên cứu thế giới tinh thần, đời sống tình cảm, tư tưởng
và toàn bộ tâm hồn con người Nó bao hàm cả sự cần thiết phải phanh phui nhữngthói hư, tật xấu của con người để giúp con người hoàn thiện chính mình và cải tạođời sống xung quanh
Từ quan niệm đó, Nguyễn Khải đã hình thành cảm hứng nghiên cứu đời sống
xã hội đương thời một cách nhất quán Nguyễn Khải hầu như chỉ viết về hiện tại vànhững trang viết về quá khứ chiếm phần khiêm tốn trong những sáng tác của ông
Ông gọi đó là "cái hôm nay": "Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, đầy bất ngờ mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các tay bút tiểu thuyết thả sức khai vỡ" [17, tr.70] "Cái hôm nay" luôn luôn ở "thì hiện tại", ở trạng thái "chưa hoàn kết" (M.Bakhtin) "Nếu không đi, chỉ ngồi tĩnh lặng mà nhớ lại thì nhạt lắm Ngay cả khi viết về cái xa xưa cũng cần có tia nhánh lửa của hôm nay, cái xôn xao của bây giờ."- nhà văn Nguyễn Khải tâm sự (Thúy Nga, Nguyễn Khải:“Tôi chỉ là người của một thời”, Báo Tuổi Trẻ số Xuân Bính Tuất) "Nếu ngày hôm qua bao giờ cũng tốt đẹp hơn ngày hôm nay và cả ngày mai thì sẽ không có lịch sử, không có khoa học về lịch sử, không có sự sống, không có gì hết" [15] Cảm hứng nghiên cứu đời sống
Trang 28bén rễ vào "cái hôm nay" thôi thúc Nguyễn Khải tự mình vươn lên không ngừng,học hỏi không ngừng để theo kịp với những yêu cầu cuộc sống đặt ra
Trang 29Chương 2 NỘI DUNG CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ THẾ GIỚI VÀ CON NGƯỜI TRONG NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA NGUYỄN KHẢI
2.1 Hứng thú đặc biệt với “cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn”
2.1.1 Tập trung khám phá những vấn đề thời sự nóng bỏng
Nguyễn Khải thường đi thẳng vào những vấn đề gay cấn của đời sống hôm nay,
“lăn xả vào” để khám phá, phân tích, lí giải một cách trực diện Những vấn đề đó luônmang hơi thở của cuộc sống hiện tại, luôn “nóng hổi” tính thời sự, chính trị Những vấn
đề thời sự đó gắn liền với tình hình chính trị của đất nước, dân tộc thì thường mang tínhchính luận rõ nét Nhưng khi nó nói về những thực trạng “ngổn ngang” của thế sự, đời tưthì lại mang tính triết luận, có tầm khái quát cho muôn đời
Nguyễn Khải khát khao "muốn có mặt trong đời sống" và sự lựa chọn của nhà văn là "Thà bị chê bai một chút nhưng luôn luôn có mặt trong ngày hôm nay, được lên tiếng trong ngày hôm nay, còn hơn ngồi đó tu luyện, nói những chuyện cao xa
và tạo ra những vẻ đẹp hoàn chỉnh, nhưng không mấy liên quan đến cuộc sống" [Vương Trí Nhàn (2014), Nguyễn Khải trong sự tiếp nhận của tôi trước 1996, vuongtrinhan.blogspot.com, ngày 15 tháng 1 năm 2014 ] Tiểu thuyết Xung đột tập trung diễn tả những xung đột trong giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng
đội lốt tôn giáo, đồng thời đặt ra vấn đề giải phóng tư tưởng, giải phóng tinh thầncho người lao động ở vùng nông thôn công giáo Tiếp đến, ông tìm lên Điện Biên -mảnh đất từng là chiến trường khốc liệt để viết về phong trào hàn gắn vết thương
chiến tranh và xây dựng cuộc sống ở những vùng kinh tế mới (Mùa lạc) Ông gợi ra
những trăn trở, băn khoăn, những vướng mắc của bản thân trước các vấn đề phongphú và phức tạp đang đặt ra trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Đó là tính tư hữu của người nông dân và sự bất ổn của một mô hình kinh tế vào thời
điểm nó đang được đề cao, phổ biến (Tầm nhìn xa) Rồi ông lại đặt chân tới Sài
Gòn vào đúng năm 1975, khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng Ông tập trungvào việc phát hiện những khía cạnh sâu hơn của hiện thực cách mạng những năm
Trang 30tháng đầu hòa bình: sự thay đổi trong nhận thức; cách nhìn nhận và chấp nhận đời
sống mới của những con người thuộc chế độ Sài Gòn cũ Tiểu thuyết Gặp gỡ cuối
năm bàn về những thay đổi quyết liệt của đời sống xã hội chủ nghĩa mới trong những lớp người cũ những năm đầu hòa bình lập lại ở miền Nam Trong Gặp gỡ
cuối năm, ông đã khéo léo dựng lại được phần nào cái không khí của xã hội miền
Nam Chuyện Nguyễn Thế Uyển tát tai tổng đốc Thái Bình tại bến phà Tân Đệ,
chuyện những người làm nghề “xỉa răng cá sấu” ngoài Mã Đảo để kiếm tiền,
chuyện một cán bộ khoa học có tài bị thoái hóa mới trốn ra nước ngoài ở xí nghiệpBình; chuyện một thằng A cỡ bự được Quân tặng chó lại có liên quan đến “chúPhùng” tình báo đang được bà Hoàng coi là ân nhân,… Rồi những chuyện về Thiền,
về tử vi, tướng số, về sáng tác nghệ thuật, về văn hóa ẩm thực, về chơi cờ tướng,thậm chí triết luận cả về một cái tên người Chẳng hạn tên ông Đại thêm một chấm
ở vai thành Khuyển là chó Thêm một chấm ở háng là Thái, thái quá thì bất cập.Giáo chủ Cao đài mời ông ra làm việc với Pháp, ông đã từ chối khéo vì không muốn
có thêm một chấm trên vai thành chó săn (thành chuyện chính trị) Nói về Thiền:Thiền dạy con người ta biết sống cho hợp lẽ tự nhiên: “Thượng thiện nhược thủy,Bậc thượng thiện sống như nước Nước luôn luôn có khuynh hướng nhập vào dòng
lớn chảy ra đại dương Mà tự nhiên, mà thanh thản” [17, tr.92] Chuyện nào cũng cô
đọng, hàm súc mà lung linh, đa nghĩa, chỉ cốt lấy cái thần để rút ra những triết líthâm trầm, sâu sắc bằng những chính kiến, những trải nghiệm cá nhân khác nhau
Thời kì đất nước tiến hành đổi mới với sự xuất hiện của nền kinh tế hànghóa đi kèm nhiều xáo trộn trong nếp sống, nếp nghĩ người Việt Nam, NguyễnKhải lại tập trung viết về "văn hóa sống", về cuộc đấu tranh âm thầm nhưng quyếtliệt để giữ gìn đạo đức và nhân cách của mỗi con người trước những cám dỗ của
thời thế, trước sóng gió của nền kinh tế thời mở cửa (Một người Hà Nội, Nếp nhà, Sống giữa đám đông,…) Trong buổi giao thời đầy nhốn nháo đó, ở đâu cũng chỉ
nghe đến chuyện kiếm tiền, buôn bán, làm ăn, thủ đoạn, mánh khoé Đồng tiền đãtrở thành thước đo của mọi giá trị, thước đo của mọi thước đo, thành cây gậy chỉhuy mọi thứ Cha mẹ, anh em, vợ con tất cả đều quay quắt vì đồng tiền như:
Trang 31người vợ của Lưu (Đàn bà), Quắc (Sống giữa đám đông), vợ con của anh Tần (Đổi đời) Trong hoàn cảnh xã hội như thế, Nguyễn Khải khai thác mối tương
quan giữa hai thế hệ già và trẻ để trân trọng thế hệ già cùng với những chuẩn mựcđạo đức, lối sống của họ nhưng đồng thời ông cũng chỉ ra giới hạn của tuổi tácnhư sự bảo thủ, trì trệ không phù hợp với nhịp điệu của đời sống mới Vấn đề khảnăng hòa hợp giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội cũng được Nguyễn Khải trở lạikhám phá, phân tích nhưng trong cái nhìn sâu sắc, đa chiều và từng trải hơn (tiểu
thuyết Cha và con và , tiểu thuyết Thời gian của Người).
Nguyễn Khải ít khi viết về quá khứ, nếu có viết về cái hôm qua, cái đã xảy ra thìcũng vẫn là nhằm để nói về hiện tại, cái hôm nay nóng hổi, đang được dư luận xã hội
quan tâm Trong truyện ngắn Hậu duệ dòng họ Ngô Thì, nhà văn có kể về chuyến thăm
nhà anh Trác – cháu bảy đời của Ngô Thì Nhậm Ôn lại những sự kiện lịch sử trọng đạicủa một danh sĩ Bắc Hà thời Tây Sơn, Nguyễn Khải nhận ra cái phong thái và lối sốngcủa con cháu thời nay đã khác rất nhiều với cha ông thời xưa Một dòng họ nổi tiếng vềkhoa cử, văn chương và thích làm chính trị nhưng con cháu ngày nay thì chả có tí “máuchính trị” nào, sách vở cũng không thích đọc Cụ Nhậm lúc bình sinh để thỏa chí tangbồng của mình, đã từng đắc tội với “tứ phụ nhi thị lang”, chấp nhận mang tiếng bất trung
mà thờ nhà Tây Sơn; để rồi đi vào sử sách với chiến thắng Ngọc Hồi – Đầm Mực, gópphần đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược Sau này, vì thời thế thay đổi mà Ngô ThìNhậm bị kẻ thù cũ nọc đánh tại sân Văn Miếu, về ốm mà chết Thế nhưng một đời hàohùng cũng đủ để cụ sảng khoái, tự hào mà viết nên câu thơ: “Hạnh tại, sinh Nam Bang”(May thay, được sinh ở nước Nam) Khác với cha ông mình, ngày nay, mối bận tâm duynhất của vợ chồng, con cái Trác là kiếm tiền để lo toan, sắm sửa cho những nhu cầu vậtchất và tinh thần thiết yếu hằng ngày Sự lựa chọn của Trác và gia đình anh âu cũng làmột điều tự nhiên Bởi lẽ thời nào cũng thế, con người ta luôn có lựa chọn cách sống choriêng mình “Danh nhân có niềm vui riêng, người bình thường có niềm vui riêng” [28,tr.82] Thời nào làm người cũng khó vì phải biết đưa ra lựa chọn và dũng cảm sống vớilựa chọn đó: “Sống tẻ nhạt, sống không màu sắc, lẫn lộn với đám đông thì yên phận.Sống đam mê, sống mạnh mẽ vượt khỏi cái thông thường thì sóng gió bất chợt, có thể bị
Trang 32nhấn chìm khi chưa kịp làm một việc nào cho đắc ý” [28, tr.82] Đó là vấn đề trăn trởtrong lựa chọn cách sống, lối sống của mỗi người chúng ta hiện nay, nhất là những ailuôn khát khao được sống là chính mình, được làm việc để khẳng định mình nhưng chưadám dấn thân vì lo sợ rủi ro, thất bại và những điều bất trắc khác
2.1.2 Cái nhìn tinh nhạy, sắc sảo phát hiện những điều phức tạp, ngổn ngang đầy biến động bất ngờ của đời sống
Hướng về cái hiện tại để khám phá và phân tích, nhưng không phải cái hiệntại nào cũng trở thành nguồn cảm hứng cho sáng tác của nhà văn Chỉ những cáihôm nay “ngổn ngang, bề bộn”, lẫn lộn ánh sáng và bóng tối, chứa đựng nhiều bấtngờ, nghịch lí mới thực sự là trung tâm chú ý của Nguyễn Khải Đó là những vấn đềđang gây chú ý, thậm chí đang gây tranh luận nghĩa là còn dở dang, chưa hoàn tất,chưa hề có một “diện mạo” rõ nét Nó là cái đang thành hình, dự báo những chiều hướngphát triển khác nhau, có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực Chính điều này làm nên chất
“văn xuôi”, chất “tiểu thuyết” hấp dẫn cho những sáng tác của Nguyễn Khải
Lần theo hành trình sáng tác của nhà văn cả trước và sau đổi mới, chúng ta đều
thấy sự nhất quán của cái nhìn nghệ thuật này ở Nguyễn Khải Tiểu thuyết Xung đột (tập
1) là hình ảnh thu nhỏ của miền Bắc sau giải phóng với những cuộc đấu tranh chính trịquyết liệt xảy ra trong từng thôn xóm, từng gia đình và mỗi con người ở một vùng nôngthôn công giáo Hàng loạt câu hỏi đặt ra nhưng không hẳn đã được trả lời và giải quyếttriệt để: sau những năm khói lửa, nông thôn sẽ đi về đâu ? Tiếp tục đi theo con đườngkháng chiến, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, hay trở lại với con đường u tối do thựcdân và các thế lực tôn giáo phản động khống chế ? Người cán bộ cách mạng làm thế nàovừa có thể làm tròn bổn phận của một con chiên ngoan đạo theo giáo lý Ki-tô, vừa tintưởng vào lý tưởng cách mạng… Sâu xa hơn, tác phẩm còn đặt vấn đề làm thế nào đểmỗi công dân nhận ra ánh sáng của chân lý, để vươn lên xây dựng cuộc sống mới, làmthế nào để có thể xử lý dung hòa mối quan hệ giữa tôn giáo và cách mạng Kết thúc tập 1của tác phẩm vẫn là những lời gan ruột đầy trăn trở và tâm trạng có phần bế tắc của Nhànkhi phải xử lý những vấn đề của đời sống giáo dân: “Lạy Chúa, sao tôi lại sinh ra ở cáiđất này! Sao tôi lại là con chiên của Chúa! Tôi không bỏ đạo được, mà tôi cũng không
Trang 33thể bỏ hoạt động được Tôi muốn làm cả hai nhưng không ai để cho tôi được yên thân –Tôi theo Chúa, tôi theo chính phủ, tôi theo cả hai mà không được sao ? Ôi, lạy Chúa, concho họ miếng bánh nhưng họ đã ném đá trả lại, con đến với họ với tấm lòng nhân từ của
Mẹ, nhưng họ lại đối đãi với con như kẻ thù… Thế mà họ được lên thiên đàng ư ? Vậy
mà con phải xuống hỏa ngục ư ? Tôi loạn trí mất rồi! Tôi chẳng hiểu ra làm sao cả! Tôikhổ quá anh Môn ơi!” [18, tr.247 - 248] Những lời đau xót và cả nước mắt của Nhànkhiến cho người đọc không khỏi băn khoăn về lựa chọn của những cán bộ cách mạngxuất thân công giáo Liệu họ có thể sáng suốt dẫn dắt nhân dân đi theo con đường cáchmạng hay chấp nhận đầu hàng vì những “tín điều” mù quáng, những sự chống phá ngấmngầm nhưng vô cùng mạnh mẽ của bọn phản động đội lốt tôn giáo hay không? Đó lànhững câu hỏi, những “bài toán” khó mà không phải người cán bộ cách mạng nào cũng
có thể tìm ra lời giải Những vấn đề tôn giáo còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm của
Nguyễn Khải sau này trong các tiểu thuyết Cha và con và…, Thời gian của người với
những hướng giải quyết mới nhằm tạo nên sự hòa hợp giữa tôn giáo và cách mạng, cũngnhư tìm ra con đường chân chính để tôn giáo có thể tồn tại lâu bền trong đời sống tinhthần của nhân dân
Khi miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều vấn đề phức tạp và khókhăn xuất hiện khi Đảng và Nhà nước còn “non trẻ” và thiếu kinh nghiệm trong điềuhành, xây dựng đất nước Nhiều tấm gương tích cực, hăng say, nhiệt tình xuất hiệnnhưng cũng bắt đầu lộ diện những biểu hiện tiêu cực, cá nhân, tư lợi trong lao động sảnxuất Nói về biểu hiện tinh vi của chủ nghĩa cá nhân trong cuộc sống mới, Nguyễn Khảinhận thấy đó là một “căn bệnh” khó có thể giải quyết tận gốc Đến những trang cuối của
tác phẩm Tầm nhìn xa, ta vẫn không biết được rồi Tuy Kiền có thực sự nhận ra khuyết
điểm, từ đó đấu tranh với bản thân để hoàn toàn trở thành con người vì tập thể, vì cáichung hay không Thậm chí, với Mão và Sĩ, là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hợptác xã Đồng Tiến liệu có thể sửa đổi đường lối làm việc, toàn tâm, toàn trí cho tập thể,cho Nhà nước, hay cũng chỉ biết phê bình và tự phê bình, rút kinh nghiệm tạm thời Đểrồi nay mai thôi, họ lại trở về con đường cũ, trở lại với lối suy nghĩ, làm việc mập mờ,nhập nhằng, dễ bề đục khoét của tập thể để làm lợi cho cá nhân và gia đình mình Chính
Trang 34Tuy Kiền cũng tự thú nhận: “Tôi thì tôi chưa dám hứa với các anh là từ nay về sau sẽkhông mắc phải sai lầm nào nữa Cái tính tôi nó khổ lắm Hôm nay thì thấm thía nhưvậy, nhưng đến mai hứng lên thì không chừng…” [18, tr 600] Cái chủ nghĩa cá nhân,thói tư lợi, tham ô vặt có lẽ sẽ không bao giờ có thể tiêu diệt hoàn toàn Thậm chí, nếukhông được kiểm soát chặt chẽ, nó có nguy cơ “bành trướng” trở thành tệ nạn thamnhũng, đục khoét - một thứ “quốc nạn” như ngày hôm nay với những thiệt hại vô cùngnghiêm trọng cho Nhà nước và xã hội
Những vấn đề ngổn ngang, bề bộn của thực tại đất nước sau ngày giải phóng
miền Nam năm 1975 được đề cập đến trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm Ở thiên truyện
này, nhà văn đặt ra tập trung khám phá những vấn đề mang đậm tính thời sự và chính trị.Những con người của chế độ Sài Gòn cũ liệu có chấp nhận thực tại mới, chế độ mới ởmiền Nam sau ngày giải phóng hay không ? Những chị Hoàng, anh Chương, Bùi Quý,
… sẽ khư khư giữ lấy sự ràng buộc bởi quá khứ hay là vận động theo sự chuyển mình tấtyếu của lịch sử ? Giả sử như họ đã chịu “đầu hàng”, không tự tử mà tiếp tục sống như chịHoàng thì họ sẽ sống ra sao? Liệu họ có vui vẻ mà chung tay xây dựng cuộc sống mớihay là chìm trong cờ bạc, rượu chè cho qua ngày đoạn tháng, hoặc thậm chí là tìm mọicách để vượt biên sang nước ngoài như một cách trốn tránh thực tại ? Quả thực, họ sẽphải đưa ra sự lựa chọn vô cùng khó khăn mà có không ít người đã tỏ ra phân vân, do dự
và có lúc tỏ ra “bế tắc” như chị Hoàng, anh Chương Tất cả cũng vì sự đổi thay nhanhchóng của hoàn cảnh lịch sử Tuy là sự đổi thay tất yếu nhưng nó quá bất ngờ với nhữngcon người thuộc tầng lớp trên của chế độ Sài Gòn cũ, biến họ từ vị thế cao sang, đắc ý,bỗng chốc thành những kẻ thất bại thảm hại, tay trắng hoàn toàn Thực tại “ngổn ngang”
ấy khiến họ trở nên mất phương hướng và khó có thể tỉnh táo đưa ra lựa chọn đúng đắntrong cách sống và thái độ sống
Đến cả những nhân vật được coi là chủ nhân mới của một trật tự mới như Bình –anh kỹ sư hóa học trẻ tuổi, có bản lĩnh, có nhận thức sâu sắc về cuộc sống cũng tỏ ra bốirối trước thực tế đa dạng, phức tạp, gai góc hiện nay Bình tâm sự với nhà văn Việt vàĐại: “Thế hệ chúng cháu có nhiều việc phải làm lắm…Thế nào là một nền kinh tế xã hộichủ nghĩa của Việt Nam? Thế nào là hạnh phúc cho mọi gia đình và cho mỗi người ?
Trang 35Thế nào là con người mới ?” [17, tr 123] Rất nhiều những vấn đề trong công cuộc xâydựng xã hội mới, cuộc sống mới đặt ra như xử lý quan hệ lợi ích chung và lợi ích cá nhânsao cho hài hòa, vấn đề bản lĩnh của người trí thức trước sức cám dỗ của đồng tiền, làmthế nào để thay đổi cơ chế và cách làm việc cũ kỹ cho phù hợp tình hình mới ? … Nhữngđiều ấy khiến cho Bình cũng phải đứng chênh vênh trên hai ranh giới của sự lựa chọn:quyết liệt tiến tới, hay tạm lui, tạm ngừng trước những thế lực khác: “cái trách nhiệm cánhân phải hòa tan trong cái lãnh đạm của tập thể, cái sắc sảo thì mài cùn đi thành cái mù
mờ, cái tiên phong thì tụt lại một chút để khỏi bị xung quanh ghét” [17, tr.88] Tuy vậy,Bình vẫn vượt lên tất cả với sự sáng suốt điềm tĩnh trước cám dỗ của danh lợi, luôn vữngtin vào cuộc sống mới mà mình góp sức xây dựng Những tâm sự đó của Bình gợi mở vềmột thực tại và tương lai có nhiều biến động, đổi thay, có cả mảng màu tươi sáng vàmảng màu đen tối Ở đó thay thế cho sự giao tranh của tiếng súng giữa địch – ta là sựđấu tranh về đạo đức, đạo lý, cách sống giữa những người đã từng là đồng đội, và thậmchí là sự giao tranh âm thầm nhưng mãnh liệt ngay trong mỗi con người Xã hội mới vìthế sẽ có những điều tốt đẹp hơn nhưng cũng có những thứ càng trở nên xấu xa, tồi tệhơn
Những truyện ngắn của Nguyễn Khải sau thời kỳ đổi mới càng tập trung hướngvào thời hiện tại hôm nay với nhiều biến động, đổi thay so với thời đã qua trên nhiềuphương diện: từ lối sống, văn hóa ứng xử, cho đến những chuẩn mực, giá trị, thước đo
của xã hội Truyện ngắn Một người Hà Nội viết về bà Hiền, một người bình thường như
bao người bình thường khác nhưng trong suy nghĩ và hành động lại ẩn giấu nhiều giá trịnhân văn làm nên một phong thái Hà Nội với những nét đẹp trong văn hóa ứng xử.Người cô được tác giả ví như “hạt bụi vàng” của Hà Nội và ao ước “những hạt bụi vànglấp lánh đó, ở mỗi góc phố Hà Nội, hay mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói changnhững ánh vàng” [28, tr.51] Có một điều đáng nói là ở cuối truyện, nhà văn có trăn trở
về thực tại văn hóa ứng xử của người Hà Nội ngày nay Đó là một anh bạn trẻ đạp xenhư gió, làm xe người ta suýt đổ, lại phóng xe vượt qua rồi quay lại chửi một người đángtuổi bác, tuổi chú “tiên sư cái anh già” một cách thô tục, vô văn hóa, thiếu lễ độ Cáchứng xử của những người mà nhân vật “tôi” quên đường hỏi thăm, khiến không ít bạn đọc
Trang 36phải xấu hổ thay cho chính họ: “có người trả lời, là nói sõng hoặt hất cằm, có người cứgiương mắt nhìn mình như con thú lạ” chỉ vì “ông ăn mặc tẩm như thế lại đi xe đạp họkhinh là phải, thử đội mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, cưỡi cái Cúp xem, thưa gửi tử tế ngay” [28,
tr 50] Tất cả lối cư xử vô văn hóa ấy chẳng phải là biểu hiện của thói hám danh, hámlợi, coi trọng danh vị, hình thức hay sao ? Khi những “hạt bụi vàng” của đất kinh kỳ như
bà Hiền cứ già cỗi dần và mất đi, còn những thứ “rác rưởi” của Hà Nội kia ngày càng trởnên phổ biến thì đó thực sự là một nguy cơ đáng báo động Trong tương lai, liệu đời sốngcủa người Hà Nội có còn giữ được những nét hào hoa, thanh lịch, hay là lối sống vô vănhóa, vô cảm và trọc phú sẽ lại lên ngôi như cái thời mà Vũ Trọng Phụng đã từng viết
“Số đỏ”, “Giông tố” ?
Như vậy là càng về giai đoạn sau, cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải đã
có nhiều chuyển biến theo xu hướng tiến gần với cuộc đời hơn, có chiều sâu vănhoá hơn, từ những vấn đề có tính thời sự, chính trị hướng dần về những vấn đề cótính thế sự, đời tư, giàu chất nhân văn, nhân bản Những trang viết của ông vừa cócái thâm trầm, thuần hậu của tuổi già, vừa có cái góc cạnh, trải đời của một ngườitừng quen xông pha, lăn lộn
2.2 Sắc sảo trong việc khám phá, phát hiện những mâu thuẫn, xung đột
Nguyễn Khải luôn nhìn ra “tính vấn đề” ở ngay cuộc sống hiện tại, ở nhữngnơi tưởng như yên ổn, bình lặng, tưởng như là đã tốt đẹp cả Đó là những vấn đề ẩnchứa những mâu thuẫn, xung đột phức tạp của đời sống con người đang diễn ra âmthầm mà gay gắt, đòi hỏi phải biết nhìn nhận thấu đáo và có phương hướng giảiquyết căn cơ Ngòi bút của nhà văn thường không ngại ngần mà xông thẳng vàonhững nơi “nóng hổi” nhất, chất chứa nhiều mâu thuẫn, xung đột để khám phá,phân tích và phơi bày tất cả lên trang giấy
Bằng cái nhìn tinh nhạy sắc sảo, ông luôn chộp được những vấn đề sâu sắc
mà người khác chưa kịp nghĩ ra, dư luận xã hội cũng mới “lờ mờ” nhận ra nhưngchưa thể chỉ mặt gọi tên, chưa thể lí giải căn nguyên của nó Qua ngòi bút củaNguyễn Khải thì các vấn đề nóng hổi ấy được “phơi bày” rõ ràng, thậm chí đượcxem xét, “lật đi lật lại” ở nhiều góc độ khác nhau Các mẫu thuẫn và xung đột trong
Trang 37cuộc sống cũng như trong sáng tác của Nguyễn Khải vô cùng đa dạng Trong phạm
vi của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung đi vào phân tích những loại xung đột cơ bản,nổi bật theo quá trình sáng tác của nhà văn
2.2.1 Vấn đề đấu tranh giai cấp, xung đột địch ta, mâu thuẫn giữa tôn giáo và cách mạng
Tiểu thuyết Xung đột (tập 1) kể về những sự việc xảy ở một thôn công giáo
toàn tòng Khi đó vào dịp sửa sai, bọn phản động ngóc đầu dạy chống phá ta gaygắt Với ngòi bút sắc sảo, linh hoạt, Nguyễn Khải đã nêu lên nhiều khía cạnh củacuộc đấu tranh phức tạp gay go giữa ta và địch Truyện chia ra làm 4 phần, mỗiphần nhà văn ghi chép được là kết quả của mỗi lần anh đi xuống xã tìm hiểu tìnhhình thực tế Anh làm việc nhanh nhạy, vạch rõ những âm mưu xảo quyệt của bọnphản động và tinh thần đấu tranh kiên quyết của cán bộ, nhân dân để từng bướcchiến thắng kẻ thù
Tác phẩm đã xây dựng được hai lực lượng đối lập và đấu tranh gay gắt vớinhau, một bên là những cán bộ địa phương, những người công giáo chân chính nhưNhàn, Môn, Thụy, ông trùm Bính, bà Tình, ông Dương, ông Thiềm; một bên là bọnphản động đội lốt tôn giáo như tu sĩ Thịnh, cha Thuyết, quản Dụ và bọn tay chân
mù quáng như Lý, Quảng, Minh gộc, … Bọn phản động thì tìm mọi cách để mêhoặc, lôi kéo, thậm chí đe dọa một bộ phận quần chúng lạc hậu, bị đức tin làm cho
mù quáng để chống phá bộ đội, cán bộ và lật đổ chính quyền mới Mâu thuẫn giữahai lực lượng diễn ra gay gắt ngay từ phần đầu cho đến khi kết thúc truyện Ở phần
I của truyện, bọn địch đưa tên địa chủ Quý lên làm chánh trương xứ, rồi tổ chức “lễminh oan” cho cha Vinh – một tên phản động từng đeo lon quan ba của Pháp đi cànquét ở Thạch Bi, bắn giết, hãm hiếp dân lành Xung đột giữa ta và địch dần dầnđược đẩy lên mức quyết liệt khi xảy ra vụ xô xát giữa Lý, Quảng với vợ chồngThụy và bộ đội Nhân cơ hội đó, Quảng lăn ra “ăn vạ”, giả chết để cho bộ đội phảichịu tội đánh chết dân Bà con công giáo ùn ùn kéo về nhà Thụy – hiện trường vụ
án để chứng kiến Một số người mê muội và quá khích đã đánh bị thương Nẫm –một anh chiến sĩ trong tiểu đội Bọn phản động gồm Lý, Tài, Minh gộc, cha Thuyết
Trang 38và bọn tay chân liền đưa “xác Quảng” về nhà thờ và bắt theo Nẫm để chờ xét xử.Trong lúc chờ sự việc được phân xử trắng đen, bọn chúng cử quản Dụ làm “thuyếtkhách”, lừa cho Nẫm kí vào bản xác minh là anh đã đánh chết Quảng Nếu Nẫm kíthì chúng sẽ thả anh ngay Rất may là Nẫm vẫn sáng suốt không chịu kí, hơn nữaanh còn thức trắng đêm nằm cạnh cái xác của Quảng để canh chừng “Vì rất có thểmột người nào đó bắt cái xác kia phải chết thêm một lần nữa thì sự việc ngày maicòn rắc rối hơn nhiều” [18, tr.109] Sự việc xảy ra chứng tỏ kẻ địch luôn sẵn sàngchống phá chính quyền, hạ thấp uy tín của cán bộ chiến sĩ, gây mất lòng tin vớinhân dân Chúng không từ thủ đoạn nào dù là bỉ ổi, vô liêm sỉ nhất Còn về phía cán
bộ, chiến sĩ của ta thì luôn bình tĩnh, cảnh giác cao độ, tránh rơi vào bẫy của bọnphản động, từng bước vạch trần âm mưu thủ đoạn của bọn chúng Bên cạnh đó, họcũng tranh thủ vận động, giác ngộ cho quần chúng nhân dân thấy được việc làm saitrái, xảo trá của kẻ thù Kết quả là bọn phản động đã thất bại thảm hại, khi phó chủtịch Nhàn nhẹ nhàng vạch trần màn “ăn vạ”, giả chết của Quảng trước toàn thể giáodân, đồng thời cảnh cáo bọn phản động đã làm loạn và đánh bộ đội Phần I khép lại
mà không có hình phạt thích đáng nào cho bọn cầm đầu phản động, một sự đấutranh triệt để nhằm loại bỏ hoàn toàn lực lượng chống đối cách mạng ở xứ Hỗ Điều
đó phản ánh thực tế rằng: cuộc chiến giữa ta và địch, giữa cái cũ và cái mới, giữalạc hậu và tiến bộ là một cuộc chiến đấu còn lâu dài, bền bỉ và chưa có hồi kết
Xung đột giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng không chỉ diễn ra ởphạm vi lớn của làng xã mà còn âm ỉ trong từng gia đình, do bọn phản động đội lốttôn giáo gây ra Tường là một cán bộ bộ đội về nghỉ phép bị vợ và bố hắt hủi, khiêukhích: “Ý thày u, ý tôi nữa, muốn lần này anh về rồi lên xin với đơn vị cho ở hẳnnhà Anh không nên đi theo con đường lầm lạc mãi, bị ma quỷ cám dỗ” [18, tr.130].Thế nhưng Tường vẫn kiên quyết đi theo cách mạng, vì nhờ có cách mạng anh mớithoát kiếp con ở cho nhà địa chủ Bao, được bộ đội dạy dỗ, nuôi ăn, nuôi mặc Anhđau đớn khi biết vợ ngoại tình còn bố mẹ cứ nằng nặc bắt anh phải bỏ đơn vị.Nhưng anh thà chấp nhận bị cha mẹ từ mặt, vợ bỏ đi theo người khác chứ không thểphản lại cách mạng, phản lại bộ đội
Trang 39Không đau xót như hoàn cảnh của Tường, nhưng Thụy cũng luôn phải sốngtrong cảnh xích mích khó chịu với cha mình là ông trùm Nhạc Ông Nhạc giận con
vì Thụy không chịu nhận tiền của cha Thuyết (vốn là em trai của ông Nhạc) và trảlại nhà cho địa chủ Quý Thụy hiểu được tất cả cơ sự đằng sau cái cử chỉ “tốt đẹp”của cha Thuyết với cha con anh nhưng anh không dễ dãi mà “cắn câu”: “Nuốt vào
mà hóc không ọe ra được Dễ thường người họ ngốc cả!” [18, tr.153] Thực tình chaThuyết từng chịu ân sâu của địa chủ Bao – là bà nội của địa chủ Quý, nhờ có mụcấp tiền ăn học mới đỗ đạt và có địa vị Do đó, giữa cha Thuyết và Quý có mốithâm tình từ lâu Kể cả, khi hắn có lừa cha mà ăn quỵt tiền, cha có ấm ức nhưng vẫnmuốn nâng đỡ cho hắn được hạ thành phần và lo lên làm chánh trương Cái việcgiúp hắn đòi lại nhà mà Thụy đang ở cũng nằm trong tính toán của cha Biết là nóithẳng với Thụy không được, cha Thuyết tìm cách tác động vào ông Nhạc, nào làcho cha con ông Nhạc vay tiền để xây nhà riêng ở nơi khác, rồi đến cả dọa sẽ khôngtới nhà ông anh trưởng họ dự giỗ tết vì đó là nhà của người khác Chính thâm ýmuốn giúp đỡ “đồng bọn” ấy của cha Thuyết khiến cho tình cảm cha con giữa ôngNhạc và anh Thụy ngày càng trở nên xa cách Ông Nhạc ngày càng khó tính, vừatiếc tiền vừa bực con trai Tối nào ông cũng chì chiết Thụy: “Khí khái rởm, tiền đưatận tay mà không thèm cầm… Mày không thèm lấy tiền của cha thì tao sẽ xin cha,
ăn mày cha chẳng ai cười Tao sẽ làm nhà tao ở,… mày ở được với tao thì ở nhượcbằng không thì tao ở một mình, tao ở cùng Chúa” [18, tr.159]
Thế mới biết bọn phản động đội lốt tôn giáo đã không từ thủ đoạn nào, từ sửdụng vũ lực, bạo động cho đến sức mạnh của “thần quyền”, niềm tin mù quáng,thậm chí sử dụng ma lực của đồng tiền để phá hoại tinh thần đoàn kết quân dân, tìnhcảm gia đình vợ chồng, cha con, mẹ con Tất cả là nhằm lật đổ chính quyền nhândân, khôi phục chính quyền phản động, ở đó “thần quyền” cùng với biết bao quyềnlợi khác của bọn chúng được khôi phục Và đời sống nhân dân lại chìm trong tămtối, đói nghèo, mê muội một lần nữa Tất nhiên những người cán bộ cách mạng,cũng là những người con, người chồng đã không vì tình cảm gia đình ràng buộc,
Trang 40hay niềm tin mê muội mà bỏ lập trường phấn đấu Họ vẫn tỉnh táo để không “sậpbẫy” kẻ thù, vẫn kiên trì đấu tranh với niềm tin bất diệt vào Đảng, vào cách mạng
Xung đột giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng không chỉ diễn racông khai mà còn được Nguyễn Khải soi sáng bằng những mâu thuẫn bên trong tâm
tư tình cảm của mỗi con người Nhà văn đi sâu vào miêu tả những phút giây bănkhoăn, do dự của chủ tịch Môn không biết có nên đi dự lễ xưng tội hay không? Anhnhận thức được rằng làm theo lời răn dạy của Chúa có thể cứu vớt được linh hồnmỗi người nếu như bọn họ, kể cả cha xứ và con chiên, phải giữ trọn những điều răndạy ngay khi còn sống: “Muốn giữ trọn linh hồn phải giữ 10 điều răn cho lọn” [18,tr.183] Và mỗi người sinh ra đều có phận sự của mình: “Phần đời trả lại vua chúathế gian, phần đạo trả lại đức Chúa Lời” [18, tr.183] Nghĩa là hãy sống “tốt đời,đẹp đạo” Thế nhưng anh nhận ra rất nhiều cha xứ không làm theo lời răn dạy ấy,thậm chí vì quyền lực, tiền tài, họ sẵn sàng trở thành tay sai cho thực dân Pháp, chàđạp lên con dân của mình như cha Vinh Thế mà họ vẫn có thể đứng ở vị trí trên cao
để chăn dắt con chiên, nghe những lời xưng tội của con chiên được hay sao ? Anhbiết rằng những cán bộ cách mạng đi ngược lại quyền lợi của các cha xứ phản động
sẽ dễ dàng bị họ “hành hạ”, lăng nhục làm cho mất hết uy tín trước giáo dân khi đi
dự lễ xưng tội Anh đã suy nghĩ rất nhiều và càng củng cố thêm quyết tâm khôngthực hiện cái nghi lễ hình thức và giả dối ấy Quyết định đã đưa ra nhưng lòng anhcảm thấy trống rỗng hẳn đi, “bâng khuâng như mất đi một cái gì, như thiếu đi mộtchỗ bấu víu mà trước kia chưa nghĩ đến, có cảm giác như bị tách rời ra khỏi mộtkhối, bị cô độc, ghẻ lạnh” [18, tr.184] Đó những phút giây đấu tranh tư tưởng âmthầm mà quyết liệt để lựa chọn tự do, lựa chọn cách mạng của Môn thay vì đi theoniềm tin tôn giáo mù quáng Tất nhiên cuộc đấu tranh ấy không hề dễ dàng mà cónhững người đã không thể vượt qua được như Thụy Anh cán bộ Thụy vốn là mộttri thức trong hàng ngũ giáo dân, nhờ giác ngộ chân lý mà đi theo cách mạng Songanh làm cách mạng với cảm quan của một con người dễ cực đoan, dễ súng bái Anhđến với Đảng bằng niềm tin và cũng bằng cả lòng tín ngưỡng của mình: “Trong sựtin yêu Đảng có nhuốm cả màu sắc tôn giáo” [18, tr.91] Thế nhưng khi tình hình