1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát hệ thuật ngữ khí tượng thủy văn tiếng Anh (Có so sánh với tiếng Việt

138 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới các thuật ngữ của các ngành khoa học trong nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Trung; đặc biệt là tiến

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đoàn Thuý Quỳnh

KHẢO SÁT HỆ THUẬT NGỮ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TIẾNG ANH

(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Luận văn Thạc sỹ

HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2007

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đoàn Thuý Quỳnh

KHẢO SÁT HỆ THUẬT NGỮ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TIẾNG ANH

(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ học Ngành học: Ngôn ngữ học

Mã ngành: 60 22 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Đức Nghiệu

HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2007

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn ……… i

Lời cam đoan ……… ii

Bảng kí hiệu các chữ cái viết tắt ……… iii

Mục lục ……… iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu ……… 2

3 Nguồn tư liệu nghiên cứu ……… 3

4 Phương pháp nghiên cứu ……… 3

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu ……… 4

6 Cấu trúc của luận văn ……… 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Khái niệm thuật ngữ ……… 5

2 Việc nghiên cứu lý luận thuật ngữ trong ngôn ngữ học ……… 7

3 Tính chất của thuật ngữ ……… 11

3.1 Tính chính xác ……… 11

3.2 Tính hệ thống ………. 12

3.3 Tính đơn nghĩa ……… 12

3.4 Tính quốc tế ……… 13

3.5 Tính không biểu thị sắc thái tình cảm ……… 14

4 Thuật ngữ gốc Ấn Âu và thuật ngữ Việt ……… 15

4.1 Đặc điểm thuật ngữ nguồn gốc Ấn Âu ……… 15

4.2 Đặc điểm thuật ngữ Việt ……… 18

Tiểu kết ……… 18

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THUẬT NGỮ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TIẾNG ANH 1 Thuật ngữ của ngành Khí tượng Thuỷ văn 20

Trang 4

2 Đặc điểm cấu trúc từ loại của hệ huật ngữ Khí tượng Thuỷ văn 22

2.1 Mô hình cấu trúc của thuật ngữ đơn ………. 22

2.1.1 Thuật ngữ là từ phái sinh ……… 22

2.1.2 Thuật ngữ gốc từ ……… 28

2.2 Thuật ngữ phức ……… 31

2.2.1 Thuật ngữ gồm 2 từ ……… 32

2.2.2 Thuật ngữ gồm 3 từ ……… 35

3 Phân tích hệ thuật ngữ Khí tượng Thuỷ văn tiếng Anh về nguồn gốc ……… 41

3.1 Nguồn bản địa ……… 42

3.2 Nguồn ngoại lai ……… 43

4 Hệ phụ tố trong cấu tạo thuật ngữ Khí tượng Thuỷ văn 46

4.1 Các phụ tố trong tiếng Anh ……… 47

4.2 Các phụ tố trong hệ thuật ngữ Khí tượng Thuỷ văn 47 4.2.1 Phụ tố gốc Anh ……… 49

4.2.2 Phụ tố ngoại lai ……… 50

4.2.3 Phụ tố chưa rõ nguồn gốc 52

4.2.4 Đánh giá khả nămg sinh sản ……… 54

Tiểu kết ……… ……… 55

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CÁC THUẬT NGỮ NGÀNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TIẾNG VIỆT VÀ BƯỚC ĐẦU SO SÁNH HỆ THUẬT NGỮ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN ANH-VIỆT 1 Đặc điểm thuật ngữ Khí tượng Thuỷ văn tiếng Việt ……… 57

1.1 Về cấu trúc ……… 57

1.1.1 Thuật ngữ đơn ……… 57

1.1.2 Thuật ngữ phức ……… 58

1.2 Về nguồn gốc ……… 60

1.2.1 Thuật ngữ thuần Việt 60

1.2.2 Thuật ngữ là từ Hán Việt 61

1.2.3 Thuật ngữ gốc Ấn Âu … 63

2 So sánh các thuật ngữ Khí tượng Thuỷ văn Anh - Việt 66

2.1 Nét trùng ……… 66

Trang 5

2.2 Nét khác biệt ……… 67

Tiểu kết ……… 70

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN GÓP PHẦN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN 1 Hiện trạng dạy - học tiếng Anh chuyên ngành Khí tượng Thuỷ văn 71

2 Những khó khăn trong việc dạy - học tiếng Anh chuyên ngành Khí tượng Thuỷ văn 75

3 Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Khí tượng Thuỷ văn 75 3.1 Hiện trạng 75

3.2 Định hướng một giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Khí tượng Thuỷ văn 76

3.2.1 Mục tiêu 76

3.2.2 Giải pháp 76

3.3 Thiết kế chương trình 79

3.3.1 Bài dạy mẫu 79

3.3.2 Quản lý và cung cấp vốn thuật ngữ 81

3.4 Thiết kễ các bài tập ứng dụng 82

Tiểu kết ……… 94

KẾT LUẬN ……… 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 98

PHỤ LỤC ………… 103

Trang 6

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà nội

ĐHKHTN: Đại học Khoa học Tự nhiên

KTTV: Khí tượng Thuỷ văn

KTTVHD: Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học TACN: Tiếng Anh chuyên ngành

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

Nghiên cứu thuật ngữ là vấn đề không còn hoàn toàn mới mẻ Đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới các thuật ngữ của các ngành khoa học trong nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Trung; đặc biệt là tiếng Anh- một ngôn ngữ rất thông dụng trong các lĩnh vực khoa học ở Việt Nam hiện nay Ngành nào của chúng ta cũng có thể sử dụng tiếng Anh để làm công cụ giao tiếp và trao đổi thông tin Đối với ngành khoa học kỹ thuật, tiếng Anh lại càng sử dụng rộng rãi

Trên thực tế, mỗi ngành khoa học kĩ thuật đều gắng xây dựng cho mình một hệ thuật ngữ riêng làm phương tiện nghiên cứu, giao tiếp và trao đổi thông tin Ngành nào ra đời sớm, hệ thuật ngữ phong phú và cũng sớm được hoàn chỉnh, ngành nào mới ra đời, cũng có hệ thuật ngữ, thậm chí hệ thuật ngữ có thể phong phú nhưng vẫn đang trong quá trình xây dựng và chuẩn hoá

để tiến tới có một hệ thuật ngữ hoàn chỉnh Khí tượng thuỷ văn (KTTV) là một ngành khoa học xuất hiện chưa lâu ở nước ta, một ngành khoa học vẫn còn mới và non trẻ nên hệ thuật ngữ vẫn đang trong quá trình xây dựng và chuẩn hoá Nhìn chung hệ thuật ngữ KTTV ở nước ta còn chưa hoàn chỉnh, các sách dùng để tra cứu vẫn còn thiếu thốn, từ điển dành riêng cho ngành chưa có… Ở nhiều nước trên thế giới, khoa học nghiên cứu về khí tượng đã

có từ lâu đời và phát triển rất mạnh, hệ thuật ngữ rất phong phú và sớm được hoàn chỉnh Ngành Khí tượng của Anh - nơi xuất hiện đài khí tượng đầu tiên trên thế giới có hệ thuật ngữ rất phát triển Ở Mỹ, ngành Khí tượng cũng phát triển rất nhanh, khoa học về KTTV được đầu tư nghiên cứu có hệ thống, sách

Trang 8

vở, từ điển và các tài liệu có liên quan rất phong phú Trong xu thế hội nhập

và toàn cầu hoá, Việt Nam đã và đang tập trung nghiên cứu về khí tượng ở trình độ cao Điều này đòi hỏi phải quan tâm tới hệ thuật ngữ bằng tiếng Anh của ngành để nghiên cứu, trao đổi thông tin và tiếp thu những tinh hoa của thế giới phục vụ cho sự phát triển củangành KTTV nước nhà Vì vậy, xây dựng

hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt đối với những người hoạt động trong ngành để

có những thuận lợi và phát huy tốt công tác nghiên cứu KTTV, là một việc rất quan trọng và cần thiết

Tiếp cận thuật ngữ tiếng Anh và Việt ngành KTTV ở Việt Nam chúng tôi thấy hệ thuật ngữ của ngành chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống Chính vì thế luận văn này sẽ nghiên cứu khảo sát hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh, có sơ bộ so sánh với tiếng Việt, đồng thời bước đầu đề xuất một số

ý kiến để xây dựng giáo trình tiếng Anh chuyên ngành KTTV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên học ngành này

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là:

- Nghiên cứu hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh để rút ra những nhận xét về đặc điểm của các thuật ngữ này về mặt cấu trúc, mặt nguồn gốc xuất xứ; đồng thời cũng nghiên cứu cấu trúc và nguồn gốc hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt Qua việc nghiên cứu này chúng tôi sơ bộ so sánh đối chiếu hai hệ thuật ngữ

để tìm ra các nét tương đồng và khác biệt

- Nghiên cứu hai hệ thuật ngữ này nhằm mục đích đề xuất ý kiến góp phần phục vụ việc biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và tiến xa hơn nữa sau này, khi có điều kiện

có thể tiến tới làm từ điển để phục vụ mục đích học tập của sinh viên ngành Khí tượng Thuỷ văn

Trang 9

3 Nguồn tư liệu nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu 2035 thuật ngữ chuyên ngành KTTV trong tiếng Anh được thu thập từ các nguồn tư liệu sau đây:

1- Meteorology Today – An introduction to Weather, Climate and the Environment, West publishing company, Fourth edition (tiếng Anh)

2- Earth Science (khoa học Trái Đất), Merril, Teacher wraparound Edition (tiếng Anh)

3- Earth Sciences (các khoa học Trái Đất), Christopher St J.Yates, Cassell Publisher (tiếng Anh)

4- Physical Geography (Địa lí tự nhiên), a lanscape Appreciation, Tom L.MC knight (tiếng Anh)

5- Journal of the Atmosphere Sciences (tạp chí khoa học khí tượng), American Meteorological Society, 2002, Volum 59, N o 16, 17, 18, 20,

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích thống kê số lượng đối với các thuật ngữ KTTV tiếng Anh và Việt đã thu thập để xác định đặc điểm của chúng Mặt khác chúng tôi cũng phân tích so sánh để tìm các nét tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ KTTV tiếng Anh và Việt

Trang 10

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Luận văn này cung cấp được những thông tin cần thiết và hữu ích về hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó đề xuất một số ý kiến góp phần phục vụ công việc dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn bao gồm bốn chương như sau:

Chương 1: Một số điểm về cơ sở lí luận

Chương 2: Phân tích các đặc điểm của hệ thuật ngữ khí tượng thuỷ văn tiếng Anh

Chương 3: Đặc điểm các thuật ngữ khí tượng thuỷ văn tiếng Việt và bước đầu so sánh hệ thuật ngữ khí tượng thuỷ văn Anh - Việt

Chương 4: Đề xuất ý kiến góp phần biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành khí tượng thuỷ văn

Trang 11

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm thuật ngữ

Thuật ngữ là đề tài có sức cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam Đã có không ít định nghĩa về thuật ngữ ra đời Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học như Hoàng Xuân Hãn, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Tu, Lưu Vân Lăng, Vũ Quang Hào, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thiện Giáp

và một số nhà nghiên cứu khác cũng đã đưa ra những định nghĩa về thuật ngữ

Theo Hoàng Xuân Hãn, “thuật ngữ hay danh từ khoa học là những từ ngữ

biểu thị một khái niệm xác định thuộc những khái niệm của một ngành khoa học nhất định” [12] Nguyễn Văn Tu lại cho rằng: “ Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học kỹ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật… và có một nghĩa đặc biệt biểu thị chính xác các khái niệm và tên các

sự vật thuộc các ngành nói trên”[22 tr.176] Theo ông thuật ngữ là lớp từ vị

trong ngôn ngữ Thuật ngữ giống từ thường ở chỗ đều tuân theo qui luật ngữ

âm và ngữ pháp của ngôn ngữ đó Nhưng thuật ngữ khác từ thường là chỉ có một nghĩa và ít gợi cảm Một từ có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa nhưng khi trở thành thuật ngữ nó không có đồng nghĩa và trái nghĩa

Cũng nói về thuật ngữ, Vũ Quang Hào [15, tr.124,125] lại đề cập về phương diện ngữ nghĩa của thuật ngữ Theo ông, trong tiếng Việt, bản thân hai chữ “thuật ngữ” phải được hiểu theo bốn nghĩa:

“Thuật ngữ” được hiểu là nội dung của khái niệm khoa học (nội hàm khái niệm) Theo nghĩa này, thuật ngữ là đơn vị cơ bản của mỗi khoa học chuyên ngành

“Thuật ngữ” được hiểu là hình thức ngôn ngữ, là cái vỏ, là tên gọi của một khái niệm khoa học Theo nghĩa này, thuật ngữ - tên gọi là đơn vị cơ bản trong vốn từ của ngôn ngữ khoa học

Trang 12

“Thuật ngữ” được hiểu là toàn bộ khái niệm trong một khoa học, một lĩnh vực Theo nghĩa này, toàn bộ thuật ngữ - khái niệm làm thành hệ thuật ngữ - khái niệm của một khoa học

“Thuật ngữ” được hiểu là toàn bộ tên gọi trong một khoa học Theo nghĩa này , toàn bộ thuật ngữ - tên gọi làm thành hệ thuật ngữ - tên gọi của một khoa học Tình trạng của hệ thuật ngữ - tên gọi phản ánh tình trạng ứng dụng lý luận ngôn ngữ học vào việc giải quyết những vấn đề của hình thức ngôn ngữ trong một khoa học

Nguyễn Thiện Giáp cũng đưa ra một định nghĩa về thuật ngữ rất cô đọng, súc tích, dễ hiểu đồng thời cũng chứa đựng tất cả các đặc điểm mà các

nhà Việt ngữ học đi trước nói đến: “Thuật ngữ khoa học là một bộ phận từ

vựng đặc biệt của ngôn ngữ Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [11 tr.118]

Qua định nghĩa trên ta thấy thuật ngữ khoa học chính là một lớp từ trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ Nó không phải là từ vựng chung mà là lớp từ vựng đặc biệt Nét đặc biệt được thể hiện ở chỗ thuật ngữ khoa học là những

từ và những cụm từ cố định thuộc một chuyên môn nhất định, chính xác và xác định về nghĩa

Sau khi tìm hiểu các định nghĩa về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu nói trên, chúng ta thấy thuật ngữ là từ và cụm từ nhưng không giống với từ và cụm từ thông thường Từ ngữ thông thường có thể biểu thị sắc thái tình cảm, sắc thái phụ như thái độ đánh giá con người, khen, chê…, có thể mang tính đa nghĩa, có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa, có thể có đồng âm, trong khi thuật ngữ thì chỉ đơn nghĩa và chỉ mô tả một khái niệm hay một khách thể Nói cách khác, thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng của một ngôn ngữ, chúng biểu thị khái niệm xác định trong các ngành khoa học kỹ thuật nên thuật ngữ phải tuân

Trang 13

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy xung quanh khái niệm thuật ngữ có một số đặc điểm cần chú ý:

 Về mặt cấu trúc: thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ

 Về mặt nội dung (mặt biểu nghĩa): thuật ngữ biểu thị duy nhất một nghĩa - một khái niệm

 Về mặt sử dụng: thuật ngữ được sử dụng trong một ngành nhất định, một lĩnh vực khoa học nhất định

Từ các đặc điểm nêu trên, thuật ngữ được hiểu một cách ngắn gọn là:

Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ biểu thị chính xác khái niệm, đối tượng được sử dụng trong một ngành khoa học cụ thể

2 Việc nghiên cứu lí luận về thuật ngữ trong ngôn ngữ học

Như trên đã nói, thuật ngữ là một bộ phận từ vựng quan trọng của ngôn ngữ Đối với ngôn ngữ được nhiều người và nhiều nước trên thế giới sử dụng thì vốn từ vựng phong phú và đương nhiên số lượng thuật ngữ chiếm tỉ lệ rất lớn Tiếng Anh là một ngôn ngữ như vậy Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, thuật ngữ là bộ phận phát triển mạnh nhất so với các bộ phận khác trong từ vựng Thuật ngữ phát triển theo sự phát triển của khoa học

kĩ thuật Hiện nay, khoa học kĩ thuật trên thế giới đang phát triển như vũ bão nên số lượng thuật ngữ trên thế giới ra đời rất nhanh để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật đó và ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu thuật ngữ

Ở Việt Nam hiện nay, các ngành sản xuất công nghiệp và khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh Số lượng các thuật ngữ ở Việt Nam ngày càng nhiều và đang được hoàn thiện dần, nhưng bên cạnh đó lại tồn tại một số bất cập Ví dụ, có những khái niệm được biểu thị bằng hơn một thuật ngữ Sở

dĩ có điều này là vì các thuật ngữ có khi chưa được hệ thống hoá và cách hiểu

của các nhà khoa học cũng thiếu thống nhất Thí dụ: Lũ - lũ lớn - hồng thuỷ;

Trang 14

phi cơ trực thăng – máy bay lên thẳng Ngay cả cách phiên âm thuật ngữ Ấn

Âu ở nước ta cũng không thống nhất Thí dụ: Cùng một thuật ngữ tiếng Anh

acid nhưng sang Việt Nam lại được viết thành axít, a-xít Nhìn chung những

vấn đề nêu trên gây không ít khó khăn cho người học

Hiện nay ở Việt Nam chưa có đội ngũ đủ mạnh các nhà nghiên cứu thuật ngữ Chúng ta còn thiếu các chuyên gia chuyên nghiên cứu thuật ngữ học Vấn đề đang được đặt ra trước mắt là phải chú trọng nghiên cứu thuật ngữ, xây dựng và tiêu chuẩn hoá các hệ thống thuật ngữ thuộc các ngành khoa học ở nước ta Đây là một vấn đề cấp thiết vì Việt Nam đang cần những hệ thống thuật ngữ chuẩn xác, không tồn tại những nhược điểm như đã nêu trên Các nghiên cứu về thuật ngữ ở nước ta từ trước tới nay chủ yếu tập trung

ở một số nét chính như sau:

Bàn về yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam

Nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa học, dần dần tiêu chuẩn hoá và thống nhất thuật ngữ trong các ngành chuyên môn, cuối tháng 12 năm 1964, Uỷ ban Khoa học Nhà nước đã triệu tập Hội nghị

bàn về vấn đề Xây dựng thuật ngữ khoa học Có rất nhiều bản báo cáo đã đề

cập tới nguyên tắc xây dựng thuật ngữ khoa học, nêu ra những tiêu chuẩn có quan hệ khăng khít chặt chẽ của thuật ngữ khoa học Trên đại thể các tác giả

đề nhất trí với nhau về các tiêu chuẩn Thuật ngữ khoa học trước tiên phải thật chính xác, có hệ thống, đồng thời phải có màu sắc dân tộc, ngắn gọn và dễ dùng Muốn đảm bảo được mức độ chính xác thì khi đặt một hệ thống thuật ngữ, trong cùng một lĩnh vực chuyên môn, nên tránh các hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa (những hiện tượng ngày nay thường thấy trong ngôn ngữ), muốn

thế thuật ngữ khoa học phải cố gắng tiến tới nguyên tắc: mỗi khái niệm có một

thuật ngữ và mỗi thuật ngữ chỉ có một khái niệm [23, tr.41] Theo các nhà

khoa học, tính chính xác là đặc điểm quan trọng nhất, cơ bản nhất trong các

Trang 15

Bàn về phương cách xây dựng thuật ngữ

Về chất liệu

Để đặt thuật ngữ khoa học, các nhà khoa học đều đi đến thống nhất: trước hết phải tận dụng kho tàng từ vựng của tiếng Việt, đó là những từ mà mọi người dân thường dùng Điều này đảm bảo được tính dễ hiểu và bảo vệ, phát triển được ngôn ngữ dân tộc Khi cần, có thể dùng yếu tố Hán - Việt Dùng yếu tố Hán Việt để đảm bảo tính chính xác và hệ thống khi các từ trong tiếng Việt không đảm bảo yêu cầu trên Ngoài ra, để đảm bảo mức chính xác khoa học cần thiết, chúng ta có thể mượn cả yếu tố Ấn Âu để tạo từ, có thể mượn những thuật ngữ nước ngoài phiên âm Như vậy, có ba nguồn xây dựng thuật ngữ là:

Lớp thuật ngữ thuần Việt Lớp thuật ngữ Hán Việt Lớp thuật ngữ Ấn Âu

Về mô hình thuật ngữ

Nguyễn Văn Tu [22 tr 177] cho rằng: “Tạo những từ ghép Phương thức

này được dùng nhiều trong tiếng Việt như: đòn bẩy, đoạn thẳng, mặt phẳng, tam giác… cách này thường dựa vào vốn từ vị của ngôn ngữ toàn dân”

Về nguyên tắc vay mượn

Các nhà khoa học đều thống nhất mượn thuật ngữ nước ngoài để làm giàu vốn thuật ngữ của dân tộc Nhưng vay mượn thuật ngữ nước ngoài không phải là bắt chước người nước ngoài, cố giữ nguyên cách nói, cách đọc hay cách viết để đưa vào tiếng Việt, làm cho tiếng Việt bị lai căng, mất tính trong sáng Phải dùng thuật ngữ nước ngoài một cách có sáng tạo, biến nó thành thuật ngữ khoa học của dân tộc ta, vừa chính xác, vừa có hệ thống Khi dùng yếu tố Hán - Việt để đặt thuật ngữ, ta nên chú ý đến yếu tố có nghĩa, độc lập thường dùng và kết hợp theo ngữ pháp tiếng Việt Khi dùng thuật ngữ Ấn

Trang 16

Âu, theo lưu Vân Lăng, không nên “cố giữ nguyên dạng chữ quốc tế mà nên

dựa theo âm là chủ yếu (âm của nguyên ngữ hoặc của nhiều nước dùng gần giống nhau) mà phiên một cách sáng tạo, sao cho nó phù hợp với đặc điểm và

sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc ta [23, tr 153] Ông còn nhấn mạnh đến

dạng chữ viết, kí hiệu khoa học quốc tế để đảm bảo tính chính xác khoa học

Bàn về chính tên gọi thuật ngữ

Các nhà khoa học trong nước cũng thảo luận rất nhiều về tên gọi của thuật ngữ Hàng loạt các tên gọi khác nhau được áp dụng cho thuật ngữ như: thuật ngữ, danh từ khoa học, tiếng khoa học, thuật ngữ khoa học và chuyên

danh Tại hội nghị ngôn ngữ học được tổ chức vào tháng 7/1980 “Về vấn đề

chuẩn hoá thuật ngữ”, Hồng Dân (Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí

Minh) đã trình bày một tham luận về tên gọi của thuật ngữ Theo ông, dùng

“chuyên danh” để thay cho “thuật ngữ”, “thuật ngữ khoa học”, “danh từ khoa học”… Thực ra giữa các cách gọi trên có sự khác nhau chứ không phải hoàn toàn trùng nhau Chuyên danh không thể dùng để thay thế cho thuật ngữ khoa học Thuật ngữ, danh từ khoa học hay tiếng khoa học đều coi là thuật ngữ khoa học, được sử dụng trong các ngành khoa học, còn chuyên danh chỉ dùng chuyên biệt trong các ngành cụ thể

Các công trình nghiên cứu gần đây

Bên cạnh các hướng nghiên cứu về thuật ngữ như nêu trên, gần đây tại Việt Nam đã có một số đáng kể luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về thuật ngữ Điều này chứng tỏ vấn đề thuật ngữ, nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ đã và đang càng ngày càng được quan tâm Ví dụ:

- Thuật ngữ kinh tế thương mại Nhật Việt (tác giả Nguyễn Thị Bích Hà, luận án tiến sĩ 2000)

- Thuật ngữ điện tử Anh Việt (tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh, luận văn thạc sĩ 2000)

Trang 17

- Thuật ngữ thương mại Anh Việt (tác giả Vũ Thị Bích Hà, luận văn thạc

3.1 Tính chính xác

Muốn có tính chất khoa học thì trước tiên thuật ngữ phải đảm bảo được tính chính xác, rõ ràng trong khoa học Mức chính xác khoa học yêu cầu thuật ngữ phải thể hiện đúng nội dung khái niệm khoa học một cách rõ ràng, rành mạch Một thuật ngữ chính xác tuyệt đối không làm cho người nghe hiểu sai hoặc nhầm lẫn từ khái niệm này qua khái niệm khác Tính chính xác của thuật ngữ được thể hiện ở mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ Như chúng ta đã biết, trong khoa học các khái niệm, các định luật hay các công thức bắt buộc phải chính xác Trong khoa học không có khái niệm nào được hiểu không rõ ràng Khi nhắc tới khoa học tính chính xác mà thuật ngữ thể hiện ở chỗ nó được xác định hoàn toàn chặt chẽ và xác định theo giới hạn của ngành khoa học sử dụng nó Thí dụ:

precipitation: giáng thuỷ

precipitation: mưa

Ta không thể dịch thuật ngữ trên là “mưa” như trong từ điển thông thường được vì mưa trong tiếng Anh là “rain”, còn giáng thuỷ là toàn bộ nước

từ trên trời rơi xuống, gồm cả mưa, tuyết, mưa đá, mưa tuyết…

Muốn giải thích đúng nội dung của thuật ngữ, ta phải có sự hiểu biết tường tận về ngành khoa học có thuật ngữ đó Sử dụng chính xác thuật ngữ

Trang 18

không dễ dàng gì đối với những người không phải chuyên môn Muốn làm tốt được điều này, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với những nhà chuyên môn thuộc lĩnh vực đó Trong lĩnh vực khí tượng chẳng hạn, giáo viên Anh văn có

thể sẽ không hiểu rõ được thuật ngữ thăng hoa: sublimation và bốc hơi:

evaporation có gì giống và khác nhau nếu như ít hiểu biết về khí tượng

3.2 Tính hệ thống

Đặc điểm thứ hai của thuật ngữ là tính hệ thống Thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng, mà ngôn ngữ là một hệ thống nên thuật ngữ bắt buộc phải mang tính hệ thống Hơn nữa, mỗi lĩnh vực khoa học đều có một hệ thống các khái niệm chặt chẽ mà mỗi thuật ngữ lại biểu thị một khái niệm, đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành khoa học nên nó phải tuân theo hệ thống Giá trị của thuật ngữ được xác định bởi mối quan hệ của nó với những thuật ngữ khác trong hệ thống ấy

Ta xét một số thuật ngữ được đặt trong hệ thống sau đây:

Warm front: frông nóng

Cold front: frông lạnh

Stationary front: frông tĩnh

Occluded front: frông bit

Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ thống thì nội dung của thuật ngữ sẽ

mất đi Thí dụ: front nghĩa là frông khí – nơi tiếp giáp giữa hai khối khí Nếu tách từ front ra khỏi hệ thống thuật ngữ thuộc lĩnh vực Khí tượng thì từ này chỉ có nghĩa là mặt trận – nơi giao chiến giữa ta và địch, như vậy thuật ngữ đã

bị thay nghĩa

3.3 Tính đơn nghĩa

Thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ khi nói ra, viết ra người nghe, người đọc hiểu một và chỉ một khái niệm khoa học tương ứng với nó Do

Trang 19

thuật ngữ nằm trong một hệ thống thuật ngữ nhất định nên thuật ngữ chỉ có một nghĩa, khác với từ thông thường có tính đa nghĩa Tính đơn nghĩa ở đây được hiểu là đơn nghĩa trong một ngành, một lĩnh vực chuyên môn nhất định

Thí dụ: Circulation: lưu số (trong toán học)

Circulation: hoàn lưu khí quyển (trong Khí tượng)

3.4 Tính quốc tế

Ngoài đặc điểm chính xác, đơn nghĩa và tuân theo một hệ thống nhất định, thuật ngữ còn mang tính quốc tế Đây là điều hiển nhiên vì các khái niệm khoa học mà thuật ngữ biểu thị là tài sản chung của toàn nhân loại Thông thường, nói tới tính quốc tế của thuật ngữ người ta thường chú ý tới hình thức cấu tạo của nó, các ngôn ngữ dùng chung những thuật ngữ giống hoặc tương tự nhau cùng xuất phát từ một gốc chung Thí dụ:

Tiếng Anh: radio

Tiếng Pháp: radio

Tiếng Đức: radio

Tiếng Việt: rađiô

Tuy nhiên, tính quốc tế của thuật ngữ thể hiện ở hình thức cấu tạo cũng chỉ tương đối vì dường như không có thuật ngữ nào có sự thống nhất ở tất cả các ngôn ngữ Tính thống nhất của thuật ngữ thể hiện ở phạm vi khu vực Ở các ngôn ngữ Châu Âu thuật ngữ thường bắt nguồn từ tiếng La Tinh và Hy Lạp Thí dụ:

Meteorology (khí tượng) có nghĩa gốc từ tiếng Hy Lạp Meteorologica Microwave (sóng vi ba) có gốc từ tiếng Latinh micro-

Các ngôn ngữ như tiếng Việt, Nhật, Triều Tiên… xây dựng thuật ngữ phần lớn dựa trên cơ sở các yếu tố gốc Hán nên hầu hết các thuật ngữ trong

Trang 20

các ngôn ngữ này đều mang yếu tố Hán Trong đó thuật ngữ ngành KTTV Việt Nam tất yếu có các yếu tố Hán-Việt

Thí dụ:

Hygrometer: ẩm kế; nhưng không nói thiết bị đo độ ẩm

Anemometer: phong kế; không nói thiết bị đo gió

Barometer: khí áp kế; không nói thiết bị đo khí áp

Hyetometer: vũ kế; không nói thiết bị đo mưa

Thermometer: nhiệt kế; không nói thiết bị đo nhiệt độ

3.5 Tính không biểu thị sắc thái tình cảm

Đặc điểm cuối cùng của thuật ngữ là không biểu thị sắc thái tình cảm (của người sử dụng) Chúng ta không thể tìm thấy trong hệ thống thuật ngữ những từ ngữ mang giá trị biểu cảm như các từ ngữ trong phong cách văn học nghệ thuật hay trong đời thường, bởi vì chúng được đặt ra là chỉ để biểu thị những khái niệm của một ngành khoa học xác định và phụ thuộc vào sự phát triển của ngành khoa học đó Trong ngành khoa học KTTV, các thuật ngữ

như: convection (đối lưu), apparent (biểu kiến), radiation (bức xạ), tornado

(vòi rồng), groundwater (nước ngầm)… không hề mang sắc thái biểu cảm hay

gây ra cho người đọc xúc cảm riêng tư Vì thế, ta nói rằng thuật ngữ khoa học không mang sắc thái biểu cảm

Chính các đặc điểm biểu hiện trên đây của thuật ngữ đã làm cho nó phân biệt rõ với từ trong từ vựng thông thường, từ nghề nghiệp, tiếng lóng và biệt ngữ mặc dù từ nghề nghiệp, tiếng lóng và biệt ngữ cũng đều được dung trong những phạm vi xã hội hạn hẹp

- Từ nghề nghiệp từ biểu thị các công cụ sản phẩm và quá trình sản xuất Điểm khác biệt giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp là từ nghề nghiệp là những biệt ngữ của nghề, thuật ngữ là từ thuộc các ngành khoa học, công nghệ Từ

Trang 21

nghề nghiệp tương đối ít, chúng ta có thể đếm được từ nghề nghiệp còn thuật ngữ là hệ thống lớn với số lượng từ phong phú

- Tiếng lóng là những từ ngữ được sử dụng để che giấu hành động, giữ bí mật trong nội bộ nhóm xã hội, thường là xã hội đen - xã hội trộm, cắp, ma

tuý, thuốc phiện… Thí dụ: phê (say mê), bay hơi (không còn nữa), đạn

(tiền)…

- Biệt ngữ có một cách gọi khác là tiếng xã hội, bao gồm những đơn vị

từ vựng được sử dụng trong phạm vi một tập thể xã hội nhất định, thường là tập thể xã hội trong đó có giai cấp thống trị trong xã hội cũ, những giới xã hội như công chức, học sinh, những người buôn bán, những người lái xe… nhưng không nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm xã hội như tiếng lóng Thí dụ biệt ngữ của triều đình phong kiến: hoàng đế, long thể, ngọc thể, băng hà, trẫm, vi hành…

Như vậy ta hoàn toàn có thể phân biệt được thuật ngữ với các từ thường,

từ nghề nghiệp, tiếng lóng hay biệt ngữ qua các đặc tính riêng nêu trên

4 Thuật ngữ gốc Ấn Âu và thuật ngữ Việt

Thuật ngữ nguồn gốc Ấn Âu và thuật ngữ nguồn gốc Việt giống nhau về mặt nội dung nhưng về mặt hình thức lại khác nhau Thuật ngữ Ấn Âu là thuật ngữ biến hình còn thuật ngữ Việt là thuật ngữ không biến hình

4.1 Đặc điểm của thuật ngữ nguồn gốc Ấn Âu

Các ngôn ngữ Ấn Âu là ngôn ngữ biến đổi hình thái nên về mặt hình thức chúng có sự biến đổi về hình thái cho phù hợp với các quan hệ ngữ pháp

và thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp về ngôi, thời, thể, giống, số, cách Ý nghĩa

từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp dung hợp ở trong từ và không thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng và phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp

Về mặt cấu tạo, thuật ngữ nguồn gốc Ấn Âu được cấu tạo bằng hai phương thức chính là phương thức phụ gia và phương thức ghép

Trang 22

- Phương thức phụ gia là phương thức dùng chính tố kết hợp với phụ tố

cấu tạo từ (tiền tố và hậu tố) để tạo nên từ Phương thức này cho ta thuật ngữ phái sinh Ví dụ: ta có thể thấy các loại kết hợp sau:

 Kết hợp tiền tố với căn tố:

Fore + cast → forecast (dự báo)

Anti + clockwise → anticlockwise (ngược chiều kim đồng hồ)

Anti + cyclone → anticyclone (áp cao)

Alto + cumulus → antocumulus (mây tầng tích)

Alto + stratus → altostratus (mây cao tầng)

Aero + metry → aerometry (môn đo tỷ trọng)

Fore + tell → foretell (báo trước, dự báo)

 Kết hợp căn tố với hậu tố

Deflect + ion → deflection (sự chệch hướng)

Humid + ity → humidity (độ ẩm)

Dense + ity → density (mật độ)

Meteor + ology → meteorology (khí tượng)

Counter + clockwise → counterclockwise (ngược chiều kim đồng hồ)

 Kết hợp tiền tố, căn tố và hậu tố

Radio + meteor + ology → radiometeorology (khí tượng học vô tuyến) Aero + climat + ology → aeroclimatology (khí hậu cao không)

Astr + onomic + al → atronomical (thuộc về thiên văn học)

Geo+ physic + al → geophysical (địa vật lý)

 Kết hợp tiền tố, căn tố, hai hậu tố

Omni + direct + ion + al → omnidirectional (thuộc các hướng)

Trang 23

 Kết hợp hai tiền tố, căn tố, hậu tố

Un + pre + dict + able → unpredictable (không thể đoán trước được)

- Phương thức ghép là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai chính tố Có các

loại ghép sau đây:

 Ghép chính tố với chính tố

Bad + land → badland (đất xấu)

Station + model → station model (mô hình trạm)

Weather + man → weatherman (người trình bày tin dự báo thời tiết) High + pressure + system → high pressure system (hệ thống áp cao)

 Ghép một từ phái sinh với một yếu tố là gốc từ

Advection + fog → advection fog (sương mù bình lưu)

Meteoritic + rain → meteoritic rain (mưa sao băng)

Orbital + parameters → orbital parameter (thông số quỹ đạo)

 Ghép một yếu tố gốc từ với một từ phái sinh

Atmosphere+circulation → atmosphere circulation (hoàn lưu khí quyển) Bottom + suction → bottom suction (thấm ở đáy)

Dense + vegetation → dense vegetation( thực vật rậm rạp)

 Ghép từ phái sinh với từ phái sinh

Actual + elevation → actual elevation (độ cao trên mực nước biển) Adiabatic + cooling → adiabatic cooling (sự làm lạnh đoạn nhiệt) Invisible + radiation → invisible radiation (bức xạ không nhìn thấy) Mechanical + analogy → mechanical analogy (sự tương tự cơ giới)

Trang 24

Như vậy, nhìn từ đặc điểm cấu tạo thuật ngữ, ta có hai loại thuật ngữ là thuật ngữ đơn (gồm một từ) và thuật ngữ phức (gồm hơn một từ)

4.2 Đặc điểm của thuật ngữ Việt

Thuật ngữ Việt có đặc điểm là không biến đổi hình thái Quan hệ giữa các từ (thuật ngữ) với nhau về mặt hình thái rất yếu, không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ trong câu

Một thuật ngữ trong tiếng Việt có thể là một từ đơn hoặc là một thuật ngữ phức, được cấu tạo bằng các tổ hợp các từ, yếu tố cấu tạo từ lại với nhau

Ví dụ:

 Dùng một từ đơn làm thuật ngữ

Thí dụ: gió, bão, lũ, thổi… là thuật ngữ được hình thành do sử dụng một

từ đơn gió, bão, lũ, thổi…

 Phương thức ghép: Kết hợp các từ, yếu tố cấu tạo từ với nhau để tạo ra một thuật ngữ mới Thí dụ:

áp + kế → áp kế

không khí + đặc → không khí đặc

mây + tích → mây tích

đối + lưu → đối lưu

mưa + đối lưu → mưa đối lưu

Tiểu kết:

Trong chương này, luận văn đã trình bày lại một số vấn đề lý luận về

thuật ngữ và tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam Khái niệm “thuật

ngữ được hiểu là một từ hoặc một cụm từ, biểu thị chính xác khái niệm, đối tượng và được sử dụng trong một lĩnh vực khoa học nhất định” sẽ được làm

cơ sở cho công việc khảo sát, miêu tả của chúng tôi Bên cạnh đó, các đặc

Trang 25

vựng cũng đã được hệ thống hoá lại để theo đó chúng tôi có thể thu thập, phân tích và đánh giá tư liệu, thực hiện các khảo sát hữu quan

Trong khi phân tích và so sánh hệ thuật ngữ KTTV Anh Việt, những đặc điểm khác biệt giữa thuật ngữ KTTV tiếng Anh với thuật ngữ KTTV tiếng Việt cũng sẽ được đặc biệt lưu ý Đó là những khác biệt do đặc điểm loại hình ngôn ngữ qui định và có ảnh hưởng rất lớn mà người nghiên cứu không thể bỏ qua

Phải nói rằng, toàn bộ cơ sở lý luận được trình bày trong chương này chưa phải là hoàn toàn đầy đủ và không phải là không có những điểm còn cần được thảo luận thêm Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi thấy hoàn toàn có thể chấp nhận những cơ sở lý luận đó để thực hiện các công việc nghiên cứu của mình

Trang 26

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA

HỆ THUẬT NGỮ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TIẾNG ANH

1 Thuật ngữ của ngành Khí tượng Thuỷ văn

1.1 “Khí tượng là ngành khoa học nghiên cứu bầu khí quyển và các hiện

tượng diễn ra trong bầu khí quyển của Trái Đất” [ 69]

Việc nghiên cứu bầu khí quyển và các hiện tượng diễn ra trong bầu khí quyển là nhiệm vụ của Khí tượng học Vậy nên các thuật ngữ nói về các hiện

tượng khí quyển như storm (bão), hurricane (bão nhiệt đới), squall (gió giật), các thuật ngữ nói về bầu khí quyển như troposphere (tầng đối lưu),

stratosphere (tầng bình lưu)… và các đặc điểm của các tầng khí quyển như air motion (sự chuyển động của không khí trong các tầng khí quyển)… đều là

các thuật ngữ thuộc lĩnh vực khí tượng và được nghiên cứu trong luận văn này

“Thuỷ văn là ngành khoa học nghiên cứu về các quá trình hiện tượng của nước trong tự nhiên bao gồm: nước trong khí quyển, nước mặt (ao, hồ, sông, đầm) và nước dưới đất” [69]

Nhắc tới Thuỷ văn là nhắc tới công việc nghiên cứu về nước trong tự nhiên và về chế độ nước như: chế độ mực nước, chế độ lưu lượng nước, chế

độ phù sa, chế độ hoá học, chế độ nhiệt và chế độ băng hà Thuật ngữ ngành thuỷ văn là thuật ngữ có liên quan tới các đối tượng trên

Thí dụ: solid (thể rắn), liquid (thể lỏng), gas ( thể khí), run off (dòng nước mặt), hardwater (nước cứng), groundwater (nước ngầm), aquifer (tầng ngậm nước), saturation zone ( vùng bão hoà), glacial deposit (sự tích tụ băng hà), lacustrine (đầm), stream (sông)…

Trang 27

1 2 Vậy thuật ngữ ngành KTTV có thể được phát biểu một cách giản dị như sau:

Thuật ngữ khí tượng thuỷ văn là những từ và những cụm từ cố định,

là tên gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn về Khí tượng thuỷ văn

Bên cạnh đó các thuật ngữ thuộc các lĩnh vực Vật lí, Thiên văn, Hải dương hay Địa lí cũng có thể được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu thuật ngữ ngành KTTV bởi vì khí tượng, thuỷ văn có thể được nghiên cứu liên ngành, thuật ngữ của một số ngành có thể dùng chung Cụ thể là:

- Thuật ngữ Vật lí học: nói về các quá trình, các hiện tượng vật lí diễn ra

trong bầu khí quyển như: higher energy state (trạng thái năng lượng cao

hơn), sublimation (thăng hoa)…

- Thuật ngữ Thiên văn học: nói về, vũ trụ, khoảng cách trong vũ trụ, các

thiên thể Thí dụ: outer space (không gian vũ trụ), planetery body (các thiên

thể)

- Thuật ngữ Hải dương học: nói về nước ở biển, hoàn lưu khí quyển và

đại dương… Thí dụ: wave advance (sự lan truyền sóng), wave action (quá trình sóng), coastwice area (vùng ven bờ), tidal current curve (đồ thị biến đổi

Trang 28

2 Đặc điểm cấu trúc từ loại của hệ thuật ngữ Khí tượng Thuỷ văn

Qua các nguồn tư liệu được giới hạn và xác định, chúng tôi đã thu thập được 2035 thuật ngữ, trong đó có 754 thuật ngữ đơn và 1281 thuật ngữ phức

2.1 Mô hình cấu trúc của thuật ngữ đơn

Thuật ngữ đơn là thuật ngữ chỉ có một từ Thí dụ: atsmosphere, Coriolis,

cloud, precipitation, radiometeorology

Trong tổng số 754 thuật ngữ đơn khảo sát, có 545 thuật ngữ được cấu tạo dùng phương thức phụ tố (dùng tiền tố và hậu tố), chúng tôi gọi đây là những thuật ngữ đơn là từ phái sinh, còn lại 209 thuật ngữ, mỗi thuật ngữ là một yếu

tố gốc từ, chúng tôi gọi là những thuật ngữ gốc từ Ví dụ các thuật ngữ là là từ

phái sinh như precipitation và radiometeorology, còn Coriolis, atmosphere,

cloud là thuật ngữ gốc từ

2.1.1 Thuật ngữ là từ phái sinh: là thuật ngữ gồm một từ căn (gốc từ)

ghép với ít nhất một yếu tố phụ tố Thí dụ: precipitat/ion (giáng thuỷ),

evaporat/ion (bốc hơi)… Có những thuật ngữ được cấu tạo từ nhiều phụ tố

phái sinh như: radio/meteor/ology (khí tượng học vô tuyến)

Tất nhiên trong một thuật ngữ phái sinh, từ căn mang ý nghĩa cơ bản Trong tổng 545 thuật ngữ là từ phái sinh, chiếm 26,78% tổng số thuật ngữ khảo sát, chúng tôi phân loại thành các mô hình sau:

2.1.1.1 Thuật ngữ là danh từ

Trong hệ thuật ngữ tiếng Anh ngành KTTV, thuật ngữ là danh từ chiếm

số lượng rất lớn Thuật ngữ là danh từ có mô hình cấu trúc như sau:

 Tiền tố + căn tố

Counter + clockwise → counterclockwise (ngược chiều kim đồng hồ) Counter + trade → countertrade (tín phong đối)

Trang 29

Anti + centre → anticentre (tâm đối)

Astro + physic → astrophysics (vật lý học thiên thể) Bio + system → biosystem (hệ thống sinh học)

Bio + sphere → biosphere (sinh quyển)

Eco + climate → ecoclimate (khí hậu sinh thái)

Fore + tell → foretell (dự đoán)

Iso + bar → isobar (đường đẳng áp)

Iso + density → isodensity (đẳng mật độ)

Proto + galaxy → protogalaxy (thiên hà nguyên thuỷ) Micro + scope → microscope (hạt siêu nhỏ)

Micro + sphere → microsphere (vi cầu)

Multi + cell → multicell (nhiều dòng)

 Căn tố + hậu tố

Condense + ation → Condensation (ngưng tụ)

Sublimate + ation → Sublimation (thăng hoa)

Absorb + tion → Absorption (sự hấp thụ)

Insolate + ion → Insolation (sự chiếu ánh nắng) Humid + ity → humidity (độ ẩm)

Intense + ity → intensity (cường độ)

Dense + ity → density (mật độ)

Mix + ure → mixture (hỗn hợp)

Moist + ure → moisture (hơi ẩm)

Freeze + ing → freezing (đóng băng)

Trang 30

Deflect + ion → deflection (sự chệch hướng)

Orbit + ing → orbiting (bay quanh quỹ đạo)

Oceanography + er → oceanographer (nhà hải dương học) Meteor + ology → meteorology (khí tượng học)

Glacio + meter → glaciometer (máy đo chuyển động của băng hà) Tacho + meter → tachometer (máy lưu tốc)

Tide + meter → tidemeter ( máy tự ghi triều)

Ombro + meter → ombrometer (máy đo mưa)

 Căn tố + hậu tố + hậu tố

Continent + al + ity → continentality (tính lục địa)

Glacie + rize + ation → glacierization (sự đóng băng hà)

Solid + fy + ation → solidification (sự rắn lại)

 Tiền tố + căn tố + hậu tố

Trans + port + ability → transportability (khả năng vận chuyển) Multi + layer + ed → multilayered (nhiều lớp)

Micro + meteor + ology → micrometeorology (vi khí tượng học) Counter + circulate + ion → countercirculation (hoàn lưu ngược) Hydro + photo + meter → hydrophotometer (máy chụp ảnh dưới nước) Iso + bathy + therm → isobathytherm (đường đẳng nhiệt theo độ sâu Iso + dros + therm →isodrostherm (đường đẳng nhiệt độ điểm sương) Omni + direct + ion → omnidirection (tất cả các hướng)

De + ice + er → deicer (máy làm tan băng)

Pre + dict + ion → prediction (dự báo)

Trang 31

Radio + meteor + ology → radiometeorology (khí tượng học vô tuyến) Tele + meteor + ology → telemeteorology (môn khí tượng từ xa)

Như vậy, qua việc nghiên cứu các thuật ngữ đơn là từ phái sinh là danh

từ có cấu trúc tiền tố + căn tố; căn tố + hậu tố; căn tố + hậu tố + hậu tố, tiền tố + căn tố + hậu tố, chúng tôi thu được 354 thuật ngữ (chiếm 64,95% tổng số thuật ngữ phái sinh, tương đương 17,40% tổng số thuật ngữ khảo sát), trong

đó mô hình căn tố + hậu tố chiếm số lượng nhiều nhất (182 thuật ngữ), tiếp theo là mô hình tiền tố + căn tố Mô hình có số lượng thuật ngữ ít nhất là mô hình căn tố + hậu tố + hậu tố (3 thuật ngữ)

2.1.1.2 Thuật ngữ là động từ

Thuật ngữ là động từ trong hệ thuật ngữ tiếng Anh ngành KTTV không nhiều Qua khảo sát chúng tôi thu thập được 10 động từ, chiếm 1,83% tổng số thuật ngữ phái sinh, tương đương 0,49% tổng số thuật ngữ khảo sát Dưới đây

là các mô hình cấu trúc của thuật ngữ là động từ:

 Tiền tố + căn tố

Fore + tell → foretell (đoán trước)

Fore + cast → forecast (dự báo)

Pre + dict → predict (dự báo)

De + frost → defrost (làm tan băng)

De + ice → deice (làm tan băng)

Inter + act → interact (tương tác)

Inter + change → interchange (trao đổi)

Radio + transmit → radiotransmit (truyền sóng)

 Căn tố + hậu tố

Solid + ify → solidify (làm rắn lại)

Pure + ify → purify (làm tinh khiết)

Trang 32

2.1.1.3 Thuật ngữ là tính từ

Thuật ngữ là tính từ có mô hình cấu trúc sau:

 Tiền tố + căn tố

Auto + matic → automatic (tự động)

Geo + thermal → geothermal (nhiệt độ trái đất)

Sub + cool → subcool (hơi lạnh)

Sub + humid → subhumid (nửa ẩm)

Super + sensitive → supersensitive (quá nhạy)

Un + stable → unstable (không ổn định)

 Căn tố + hậu tố

Emit + ed → emitted (được thoát ra)

Precipitate + ed → precipitated (được giáng thuỷ)

Evapourate + ed → evapourated (được bay hơi)

Orbit + al → orbital (thuộc về quỹ đạo)

East + ward → eastward (hướng về phía đông)

South + ward → southward (hướng về phía nam)

Saturate + ed → saturated (đã bão hoà)

Snow + y → snowy (có tuyết)

Blow + y → blowy (có gió)

Storm + y → stormy (có bão)

Rain + y → rainy (có mưa)

 Căn tố + hậu tố + hậu tố

Meteor + ology + cal → meteorological (thuộc về khí tượng) Gravit + ation + al → gravitational (có tính chất hấp dẫn)

Trang 33

 Tiền tố + căn tố + hậu tố

Inter + continent + al → intercontinental (liên lục địa)

Pre + dict + able → predictable (có thể đoán được)

Un + saturate + ed → unsaturated (chưa bão hoà)

Sub + merge +ed → submerged (lặn)

Super + saturate + ed → supersaturated (quá ngưỡng bão hoà)

 Tiền tố + căn tố + hậu tố + hậu tố

Omni + direct + ion + al → omnidirectional ( mọi hướng)

 Tiền tố + tiền tố + căn tố + hậu tố

Un + pre + dict + able → unpredictable (không thể đoán trước được)

Số thuật ngữ phái sinh là tính từ thu được qua khảo sát là 144, chiếm 26,42% tổng số thuật ngữ phái sinh, tương đương 7,08% tổng số thuật ngữ khảo sát, trong đó mô hình căn tố + hậu tố chiếm nhiều nhất với số lượng 74 thuật ngữ Mô hình có số lượng thuật ngữ ít nhất là tiền tố + căn tố + hậu tố + hậu tố và tiền tố + tiền tố + căn tố + hậu tố, mỗi mô hình chỉ thu thập được 1 thuật ngữ

2.1.1.4 Thuật ngữ là trạng từ

Qua khảo sát chúng tôi thu thập được 37 thuật ngữ là trạng từ có cấu tạo

dạng đuôi ly và wards, chiếm 6,79% tổng số thuật ngữ phái sinh, tương đương

1,82 % tổng số thuật ngữ khảo sát Thuật ngữ là trạng từ có cấu trúc:

 Căn tố + hậu tố

Thí dụ:

Swift + ly → swiftly (chảy xiết)

Exact + ly → exactly (chính xác)

Trang 34

North + ward → northward/ northwards (về hướng bắc)

Pole + ward → poleward (về phía cực)

Equator + ward → equatorward (hướng về phía xích đạo)

Earth + ward → earthwward (hướng về phía Trái Đất)

Sea + ward → seaward (hướng về biển)

Easter + ly → easterly (theo hướng đông)

Wester + ly → westerly (theo hướng tây)

Tổng số thuật ngữ phái sinh đã khảo sát đƣợc tóm tắt trong bảng sau: Thuật ngữ Số thuật ngữ Tỉ lệ so với tổng số

thuật ngữ phái sinh

Tỉ lệ so với tổng số thuật ngữ khảo sát Danh từ 354 64,95% 17,40%

Trang 35

động với tư cách là một từ hoàn chỉnh Thuật ngữ thuộc loại này không có cấu tạo bằng phương thức phụ tố Trong tổng số 2035 thuật ngữ khảo sát, chúng tôi thu thập được 209 thuật ngữ gốc từ, chiếm 10,27% Thuật ngữ gốc từ gồm các nhóm sau đây:

2.1.2.1 Danh từ Hầu hết các thuật ngữ gốc từ ngành KTTV đều là danh

từ Trong tổng số 209 thuật ngữ gốc từ khảo sát, có tới 159 thuật ngữ là danh

từ chiếm 76,08% , tương đương 7,81% tổng số thuật ngữ khảo sát Thí dụ:

energy (năng lượng)

weather (thời tiết)

tornado (lốc xoáy)

front (fron)…

2.1.2.2 Động từ Qua khảo sát, chúng tôi thu được 23 thuật ngữ là động

từ trong tổng số 209 thuật ngữ đơn, chiếm 11%, tương đương 1,13% tổng số thuật ngữ khảo sát.Thí dụ:

observe (quan trắc)

absorb (hấp thụ)

release (toả nhiệt)

2.1.2.3 Tính từ Có 25 tính từ trong nguồn tư liệu được khảo sát Thuật

ngữ loại này chiếm 11,96 % số thuật ngữ gốc từ, tương đương 1,23% tổng số thuật ngữ khảo sát Thí dụ:

dead (tù đọng)

plane (trung bình)

cool (mát mẻ)

dense (dày đặc)…

Trang 36

2.1.2.4 Trạng từ Thuật ngữ là trạng từ chiếm số lượng rất ít trong lĩnh

vực này (0,96% số thuật ngữ gốc và tương đương 0,10% tổng số thuật ngữ khảo sát) Chúng tôi chỉ thu được 2 trạng từ là từ gốc, không có cấu tạo dạng phái sinhlà:

aloft (phía trên)

adrift (xuôi theo dòng)

Tổng số thuật ngữ là một từ gốc được tóm tắt như sau:

Thuật ngữ Số thuật ngữ Tỉ lệ so với số thuật

ngữ là từ gốc

Tỉ lệ so với tổng số thuật ngữ khảo sát

gì ngành KTTV, nhìn chung thuật ngữ trong các lĩnh vực khoa học khác cũng

có hiện tượng tương tự, đó là thuật ngữ là danh từ chiếm ưu thế

Trang 37

Bảng tổng kết số lƣợng thuật ngữ đơn

và tỷ lệ so với tổng số 2035 thuật ngữ đã khảo sát khảo sát

Mô hình Danh từ Động từ Tính từ Trạng từ Tổng Thuật ngữ

là từ gốc

159 (7,81%)

23 (1,13%)

25 (1,23%)

2 (0,10%)

209 (10,27%) Thuật ngữ

phái sinh

354 (17,40%)

10 (0,49%)

144 (7,08%)

37 (1,81%)

545 (26,78%) Tổng 513

(25,21%)

33 (1,62%)

169 (8,30%)

39 (1,92%)

754 (37,05%)

2.2 Thuật ngữ phức

Thuật ngữ phức là thuật ngữ đƣợc cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ Thuật ngữ phức có thể đƣợc hình thành bằng cách ghép các từ căn, ghép từ phái sinh với từ căn, ghép từ căn với từ phái sinh, hoặc ghép các từ phái sinh lại Sau đây là các thí dụ:

Weather + man → weatherman (người trình bày bản tin dự báo thời tiết) Bad + land → badland (đất xấu)

Cirrostratus + halo → cirrostratus halo (quầng mây ti tầng) Cirricumulus + halo → cirrocumulus halo (quầng mây ti tích) Nacreous + cloud → nacreous cloud (mây trắng đục)

High + pessure + cell → high-pressure cell (dòng áp cao) Funnel+shaped+cloud → funnel-shaped cloud (mây có dạng hình phễu) Accumulation + area → accumulation area (vùng tích tụ) Air + density → air density (mật độ khí)

Actual + evapouration → actual evapouration (bốc hơi thực)

Trang 38

Trong 2035 thuật ngữ KTTV thu thập có 1281 thuật ngữ phức, chiếm 62,95%, đƣợc chúng tôi chia thành nhóm thuật ngữ gồm 2 từ và nhóm thuật ngữ gồm 3 từ Nhóm thuật ngữ gồm 4 từ trở lên rất ít gặp trong lĩnh vực KTTV nên chúng tôi không khảo sát

2.2.1 Thuật ngữ gồm 2 từ (gồm cả thuật ngữ viết không có dấu gạch

từ đứng sau Thí dụ:

Autumn flood: lũ mùa thu

Capillarity action: độ mao dẫn

Hydrometer analysis: phân tích đo đạc thuỷ văn

Ice crystal: tinh thể băng

Moonson precipitation: mưa gió mùa

Pole altitude: độ cao cực

2.2.1.2 Danh động từ + danh từ

Khảo sát 2035 thuật ngữ KTTV chúng tôi thu thập đƣợc 49 thuật ngữ có

mô hình cấu tạo danh động từ + danh từ, chiếm 2,41% Danh động từ có chức năng chỉ rõ đặc điểm của hành động hay tính chất của danh từ đứng sau nó Thí dụ:

Deflecting force: lực làm chệch hướng

Forecasting centre: trung tâm dự báo

Trang 39

Distributing channel: kênh phân phối

Freezing temperature: nhiệt độ đóng băng

Increasing altitude: độ cao tăng

2.2.1.3 Tính từ + danh từ

Mô hình tính từ + danh từ là mô hình thông dụng nhất trong tiếng Anh nói chung Trong hệ thuật ngữ tiếng Anh KTTV cũng vậy, chúng tôi khảo sát được 481 thuật ngữ, chiếm 23,64% tổng số thuật ngữ khảo sát Đây là con số lớn nhất trong các mô hình thuật ngữ Thuật ngữ có kết cấu tính từ + danh từ thì bao giờ tính từ cũng là thành phần bổ nghĩa cho danh từ Nói cách khác, danh từ có đặc điểm mà tính từ mô tả

Thí dụ:

Atmospheric circulation: hoàn lưu khí quyển

Barometric fomula: công thức tính khí

Luminous cloud: mây phát sáng

Peripheral divide: đường phân nước ngoại vi

Sensitive heat: hiển nhiệt

Periodic current: dòng triều lên xuống

2.2.1.4 Tính từ + danh động từ

Mô hình tính từ + danh động từ rất ít gặp trong hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh Trong tổng số 2035 thuật ngữ khảo sát chúng tôi chỉ tìm được 12 thuật ngữ có mô hình này, chiếm 0,59% Thuật ngữ được cấu tạo bởi tính từ-danh động từ thì danh động từ là danh từ và thường chỉ quá trình của hành động, còn tính từ có chức năng chỉ ra các tính chất của hành động Thí dụ:

Atmospheric modelling lập mô hình khí quyển

Adiabatic cooling: sự làm lạnh đoạn nhiệt

Dynamic cooling: sự làm lạnh động lực

Trang 40

Evaporative cooling: sự hoá lạnh khi bốc hơi

Natural cooling: sự làm lạnh tự nhiên

Solar heating: sức nóng mặt trời

Earth spinning: sự quay của trái đất (trái đất quay)

Orographic lifting: sự nâng địa hình

Rocket lightning: chớp dạng tên lửa

Ribbon lightning: chớp dạng dải

Zigzag lightning: chớp ngoằn ngoèo

2.2.1.6 Phân từ 2 + danh từ

Phân từ 2 được sử dụng như một tính từ để bổ nghĩa cho danh từ Danh

từ kết hợp với phân từ hai mang nghĩa sự vật bị tác động do phân từ hai là tính từ bị động, khác với tính từ chỉ tính chất của sự vật Mô hình phân từ hai + danh từ tương đối phổ biến trong tiếng Anh Qua khảo sát chúng tôi thu được 49 thuật ngữ, chiếm 2,41% Thí dụ:

Condensed droplets: các hạt ngưng tụ

Decreased erosion: sự xói mòn tắt dần

Divided channel: lòng sông phân nhánh

Occluded front: fron bít

Scattered radiation: bức xạ khuyếch tán

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Hoài Ân. 2003. Luận văn thạc sĩ: Đặc điểm thuật ngữ kiểm toán tiếng Đức và cách chuyển dịch thuật ngữ kiểm toán tiếng Đức sang tiếng Việt.ĐHKHXNNV Khác
2. Xuân Bá. 2005. Cấu tạo từ tiếng Anh. NXBKHXH Khác
3. Phan Văn Các. 2003. Từ điển từ Hán Việt. NXBTPHCM 4. Nguyễn Tài Cẩn. 1998. Ngữ pháp tiếng Việt. NXB ĐHQGHN 5. Đỗ Hữu Châu. 1999. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. NXBGD Khác
6. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến. 1997. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXBGD Khác
7. Hồng Dân. 1981. Về việc chuẩn hoá chuyên danh. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Khác
14. Vũ Quang Hào. 1991. Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt. Luận án phó tiến sĩ. ĐHTHHN Khác
15. Vũ Quang Hào. 2001. Ngôn ngữ báo chí. NXB ĐHQGHN Khác
16. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng. 2005. Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu. NXBKHXH Khác
17. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ. 1999. Cơ sở Khí tượng học tập I. NXBKHKT Khác
18. Lê Khả Kế. 1983. Chuẩn hoá thuật ngữ khoa học tiếng Việt-chuẩn hoá chính tả và thuật ngữ. NXBGD Khác
19. Nguyễn Văn Khang. 2001. Tiếng lóng Việt nam. NXBKHXH 20. Nguyễn Lân. 2003. Từ điển từ và ngữ Hán Việt. NXB Văn học Khác
25. Trần Công Minh. 2004. Khí tượng và Khí hậu đại cương. NXBĐHQGHN Khác
26. Nguyễn Viết Phổ, Đoàn Văn Tước. 1980. Danh từ Anh - Việt. Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn XB Khác
27. Nguyễn Thị Kim Thanh. 2000. Khảo sát việc tiếp nhận và sử dụng thuật ngữ điện tử tin học viễn thông tiếng Anh trong tiếng Việt hiện đại. Luận văn thạc sĩ. ĐHKHXHNV Khác
28. Nguyễn Văn Tu. 1968. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại. NXBGD Khác
29. Nguyễn Văn Tuần, Nguyễn Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thanh Sơn. 1991. Thuỷ văn Đại cương tập I. NXBKHKT Khác
30. Nguyễn Văn Tuần, Nguyễn Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thanh Sơn. 1991. Thuỷ văn Đại cương tập II. NXBKHKT Khác
31. Hoàng Văn Vân. 2005. Nghiên cứu dịch thuật. NXBKHXH 32. Nguyễn Như Ý. 1999. Đại từ điển tiếng Việt. NXBVHTT Khác
33. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn. 2007. số 555. Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia Khác
35. Từ Điển các khoa học Trái Đất. 1978. NXBKHKT TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w