Hình thức trả lương theo sản phẩm

Một phần của tài liệu BỘ BÀI TẬP VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG (Trang 29)

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP A Câu hỏi tự luận

1. Hình thức trả lương theo sản phẩm

- Đối tượng áp dụng: áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất làm những công việc có thể định mức lao động được.

- Điều kiện áp dụng:

+ Phải xác định đơn giá trả lương sản phẩm chính xác; + Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc;

+ Phải tổ chức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ + Phải có đội ngũ cán bộ chuyên sau về tiền lương. - Các chế độ trả lương sản phẩm:

+ Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân: áp dụng đối với lao

động trực tiếp sản xuất mà quá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối. Cách tính như sau:

SLCBCV CBCV M PC L ĐG= + hoặc ĐG=(LCBCV +PC)xMTG TLsp = ĐG x Q Trong đó: TLsp: Tiền lương sản phẩm

ĐG: Đơn giá tiền lương của sản phẩm LCBCV: Lương cấp bậc công việc

PC: Phụ cấp lương

MSL và MTG: Mức sản lương và mức thời gian Q: Sản lượng thực tế hoàn thành

+ Chế độ trả lương sản phẩm tập thể: áp dụng cho những công việc không thể tác rời từng chi tiết cần phải có một nhóm công nhân cùng thực hiện. Cách tính trả như sau:

(LCBCV PC)xMTG ĐG=∑ + hoặc ( ) SL CBCV M PC L ĐG ∑ + = TLsp = ĐG x Q

Trong đó:

( )

LCBCV +PC : Tổng số tiền lương và phụ cấp tính theo thành phần công nhân quy định để sản xuất sản phẩm hay tính theo cấp bậc công việc của sản phẩm.

MSL và MTG: Mức sản lương và mức thời gian giao cho cả nhóm công nhân (tổ, đội).

*Chia lương sản phẩm tập thể: Có nhiều phương pháp chia lương sản phẩm tập thể, ở tài liệu này giới thiệu với chúng ta 3 phương pháp chia lương sản phẩm tập thể sau:

Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh (Hđc):

Các bước tiền hành chia lương như sau:

Bước 1: Tính tiền lương thời gian thực tế của từng công nhân (TLtgi) TLtgi = MLtgi x TLVTTi

Trong đó: TLtgi: Tiền lương thời gian của công nhân i MLtgi: Mức lương thời gian của công nhân i TLVTTi: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i

Bước 2: Tính Hđc ∑ ∑ = = n i đc TLtgi TLspnhóm H 1

Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm cho từng công nhân (TLspi) TLspi = Hđc x TLtgi

Phương pháp dùng thời gian – hệ số:

Các bước tiền hành chia lương như sau:

Bước 1: Tính thời gian làm việc thực tế quy đổi của từng công nhân (Tqđi)

Tqđi = HSLi x TLVTTi

Trong đó: HSLi: Hệ số lương của công nhân i

Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho 1 đơn vị Tqđ (TL1Tqđ) TL1Tqđ = ∑ ∑ = n 1 i Tqdi TLspnhóm

Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm cho từng công nhân (TLspi) TLspi = TL1Tqđ x Tqđi

Phương pháp chia lương theo bình điểm và hệ số lương:

Các bước tiến hành chia lương như sau:

Bước 1: Tính điểm quy đổi của từng công nhân (Đqđi) Đqđi = HSLi x Đi

Trong đó: HSLi: Hệ số lương của công nhân i Đi: Điểm được bình của công nhân i

Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho 1 Đqđ (TL1Đqđ)

TL1Đqđ = ∑ ∑ = n i Đqđi TLspnhóm 1

Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm cho từng công nhân (TLspi) TLspi = TL1Đqđ x Đqđi

+ Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp: áp dụng cho công nhân phụ làm

các công việc phục vụ, phụ trợ. Các tính như sau:

*Trường hợp 1: Một công nhân phụ có định mức phục vụ một công nhân chính hoặc một máy móc thiết bị.

ĐGp = SL CBCNP M PC L + hoặc ĐGp = (LCBCNP + PC) x MTG TLspp = ĐGp x Q Trong đó:

LCBCNP: Lương cấp bậc công nhân phụ

ĐGp: Đơn giá tiền lương sản phẩm của công nhân phụ

MSL và MTG: Mức sản lương và mức thời gian giao cho công nhân chính Q: Sản lượng thực tế hoàn thành của công nhân chính.

*Trường hợp 2: Một công nhân phụ có định mức phục vụ nhiều công nhân chính hoặc nhiều máy móc thiết bị với thời gian phục vụ sấp sỉ bằng nhau. ĐGp = SL CBCNP M PC L + x 1/ MPV hoặc ĐGp = (LCBCNP + PC) x MTG/MPV TLspp = ĐGp x Q Trong đó: MPV là mức phục vụ

*Trường hợp 3: Một công nhân phụ có định mức phục vụ nhiều công nhân chính hoặc nhiều máy móc thiết bị với định mức lao động và thời gian phục vụ khác nhau.

ĐGpi = (LCBCNP + PC) x HPVi / MSLi

hoặc ĐGpi = (LCBCNP + PC) x MTGi x HPVi

TLspp = ∑ĐGpi x Qi Trong đó:

HPVi: Hệ số phục vụ của công nhân phụ đối với công nhân chính thứ i; đây là tỷ lệ thời gian mà công nhân phụ phục vụ công nhân chính đó trong tổng số thời gian làm việc của công nhân phụ.

ĐGpi: Đơn giá tiền lương sản phẩm của công nhân phụ khi phục vụ công nhân chính thứ i.

MSLi và MTGi: Mức sản lương và mức thời gian giao cho công nhân chính thứ i được công nhân phụ phục vụ.

Qi: Sản lượng thực tế hoàn thành của công nhân chính thứ i.

+ Chế độ trả lương sản phẩm khoán: áp dụng đối với những công

việc khó giao chi tiết mà phải giao cả khối lượng công việc hay nhiều việc tổng hợp yêu cầu phải làm xong trong một thời gian xác định. Cách tính như sau:

TLspK = ĐGK x QK

Trong đó:

TLspK: Tiền lương sản phẩm khoán ĐGK: Đơn giá khoán

+ Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng: áp dụng đối với công việc của những khâu trọng yếu trong dây chuyền sản xuất nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động trong cả dây chuyền sản xuất. Cách xác định như sau:

TLspt = TLsp + 100 h x m x TLsp Trong đó:

TLspt: Tiền lương sản phẩm có thưởng

TLsp: Tiền lương sản phẩm tính theo chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân hay tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá cố định.

(TLsp = ĐG x Q)

m: Tỷ lệ thưởng cho 1% vượt mức chỉ tiêu thưởng h: % vượt mức chỉ tiêu thưởng

+ Chế độ trả lương sản phẩm lũy tiến: áp dụng đối với công việc của

những khâu trọng yếu trong dây chuyền sản xuất hoặc do yêu cầu đột xuất đòi hỏi phải hoàn thành khẩn trương. Cách xác định tiền lương này dựa trên 2 loại đơn giá là đơn giá cố định (ĐGcđ) và đơn giá lũy tiến (ĐGlt).

ĐGcđ trả cho những sản phẩm ở mức khởi điểm lũy tiến (sản phẩm ở mức quy định hoàn thành). Đơn giá này được tính như ở chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân.

ĐGlt dùng để trả cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm, với tỷ lệ tăng đơn giá có thể được tính toán như sau:

k = L c cđ d x t d x 100 (%)

Trong đó: k là tỷ lệ tăng đơn giá; dcđ là tỷ trọng số tiền tiết kiệm được trong chi phí sản xuất cố định trong giá thành sản phẩm; tc là tỷ lệ của số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất cố định dùng để tăng đơn giá; dL là tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm.

ĐGlti = ĐGcđ x (1 + ki)

Công thức tính tiền lương sản phẩm lũy tiến: Nếu doanh nghiệp áp dụng 1 tỷ lệ tăng đơn giá thì: TLsp = Q x ĐGcđ + (Q - Qkđ) x k x ĐGcđ

Hoặc TLsp = Qkđ x ĐGcđ + (Q - Qkđ) x ĐGlt

Nếu doanh nghiệp áp dụng các tỷ lệ tăng đơn giá khác nhau thì: TLsp = Q x ĐGcđ + ( ) i cđ 1 1 i 1 i Q k x ĐG Q ∑− = + − n i + (Q - Qn)kn x ĐGcđ Hoặc TLsp = Qkđ x ĐGcđ + ( ) lti 1 1 i 1 i ĐG x Q Q ∑− = + − n i + (Q - Qn) x ĐGltn Trong đó:

Qkđ: Mức sản lượng khởi điểm

Qi và Qn: Mức sản lượng quy định thứ i và thứ n dùng để xác định đơn giá lũy tiến

ki và kn: tỷ lệ % tăng đơn giá của những sản phẩm vượt mức ở khoảng thứ i và thứ n

Một phần của tài liệu BỘ BÀI TẬP VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w