QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG

Một phần của tài liệu BỘ BÀI TẬP VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG (Trang 68 - 71)

I. TểM TẮT Lí THUYẾT

1. Quản lý Nhà nước về tiền lương

- Khái niệm: Quản lý Nhà nước về tiền lương là sự tác động có định hướng của Nhà nước thông qua các công cụ quản lý (chính sách, chế độ, hệ thống các giải pháp…) lên hệ thống tiền lương tiền công nhằm trật tự hoá nó và phát triển phù hợp với những quy luật phát triển kinh tế xã hội.

- Nhà nước và vấn đề quản lý tiền lương:

+ Thiết lập cơ quan quản lý Nhà nước về tiền lương trong hệ thống quản lý Nhà nước;

+ Xây dựng các hành lang pháp lý về chính sách tiền lương, tiền công;

+ Ban hành các quy định đảm bảo pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp.

- Nội dung và quy trình quản lý Nhà nước về tiền lương

+ Nội dung: 1) Ban hành mức lương tối thiểu; 2) Thiết lập quan hệ tiền lương; 3) Ban hành cơ chế quản lý Nhà nước về tiền lương; 4) Tổ chức thực hiện hệ thống các văn bản luât và dưới luật về tiền lương.

+ Quy trình quản lý Nhà nước về tiền lương

Bước 1: Nghiên cứu xây dựng ban hành văn bản về tiền lương Bước 2: Tổ chức thực hiện văn bản về tiền lương

Bước 3: Tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện văn bản về tiền lương Bước 4: Phát hiện sai sót, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Nghiên cứu xây dựng ban hành văn bản về tiền lương

Tổ chức thực hiện văn bản về tiền lương

Tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện văn bản Phát hiện sai sót, điều chỉnh,

sửa đổi, bổ sung

- Công cụ và hệ thống quản lý

2. Quản lý tiền lương trong doanh nghiệp - Đối với công ty Nhà nước

- Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài - Đối với các công ty tư nhân, công ty TNHH,…

3. Chính sách tiền lương

- Khái niệm: Chính sách tiền lương là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, là một hệ thống đồng bộ các giải pháp về tiền lương do Chính phủ ban hành nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

- Nội dung của chính sách tiền lương bao gồm 1) Chính sách tiền lương tối thiểu; 2) Chính sách về hệ thống thang bảng lương; 3) Chính sách quản lý tiền lương, thu nhập.

- Đổi mới chính sách tiền lương ở Việt Nam + Quan điểm đổi mới

+ Giải pháp đổi mới chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.

II. CÂU HỎI

1. Thế nào là quản lý Nhà nước về tiền lương? Vì sao phải quản lý Nhà nước về tiền lương?

2. Hãy nêu quy trình quản lý Nhà nước về tiền lương và cho nhận xét về quy trình quản lý đó ở Việt Nam.

3. Thế nào là quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp? Hãy phân tích các nội dung quản lý tiền lương thu nhập trong doanh nghiệp.

4. Hãy phân tích cơ chế quản lý Nhà nước về tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh và cho nhận xét.

5. Hãy phân tích các nội dung của quản lý Nhà nước về tiền lương. Trong điều kiện hội nhập hiện nay các nội dung này cần thay đổi như thế nào? Vì sao?

6. Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về chính sách tiền lương?

Vì sao phải đổi mới chính sách tiền lương ở nước ta hiện nay?

7. Hãy phân tích chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp nhằm đổi mới chính sách này?

8. Hãy phân tích chính sách thang bảng lương trong các doanh nghiệp Nhà nước và đưa ra các giải pháp đổi mới chính sách này trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới.

9. Có nhận định cho rằng: “Việt Nam đã và đang thực hiện một chính sách tiền lương thấp”. Dựa vào chính sách tiền lương hiện hành của Việt Nam bạn hãy phân tích nhận định trên.

10. Nghiên cứu chính sách tiền lương của các nước trên thế giới, em rút ra kinh nghiệm gì cho quá trình đổi mới chính sách tiền lương ở Việt Nam.

GỢI Ý TRẢ LỜI CHƯƠNG I

Một phần của tài liệu BỘ BÀI TẬP VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w