CHƯƠNG VIII: QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG
4. Sử dụng tổng quỹ tiền lương
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động (ít nhất bằng 76%
tổng quỹ lương) bao gồm: Fc = Ft + Fsp + Fk
- Quỹ khen thưởng cho lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích (tối đa không quá 10% tổng quỹ lương)
- Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề giỏi (tối đa không vượt quá 2% tổng quỹ lương)
- Quỹ dự phòng cho năm sau (tối đa không quá 12% tổng quỹ lương) 5. Phân phối tiền lương cho người lao động
- Đối với lao động trả lương thời gian: có thể tiến hành trả theo 2 cách.
+ Cách 1: Trả lương theo công việc được giao, không phụ thuộc vào hệ số lương trong thang bảng lương mà Nhà nước ban hành.
Căn cứ để tính trả lương dựa vào: 1) Mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc, 2) Mức độ hoàn thành công việc, 3) Ngày công thực tế làm việc của từng người.
Cách tính:
TLi =
i i 1
i i i
t x nK
K n F
∑= m
Ft = Fc – (Fsp + Fk) Ki = 1 2 i
2
1 x h
+®
® +®
®i i
Trong đó:
TLi : Tiền lương của người thứ i
Ft: Quỹ tiền lương của bộ phận làm lương thời gian ni: Ngày công thực tế của người thứ i
Ki: Hệ số tiền lương của người thứ i do doanh nghiệp tự đánh giá
hi: Hệ số tham gia lao động đánh giá theo chỉ tiêu mức độ hoàn thành công việc được giao.
(đ1 + đ2): Là tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc đơn giản nhất trong doanh nghiệp.
đ1i, đ2i: Điểm mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận.
+ Cách 2: Trả lương vừa theo hệ số lương trong thang bảng lương mà Nhà nước ban hành (TL1i) vừa theo kết quả lao động cuối cùng (TL2i).
TLi = TL1i + TL2i
TL1i = ni x MLngày
TL2i =∑
= m i
c
1 i i t
K n
d F - F
x niKi
Fcd = ∑
= m
i 1 TL1i
Trong đó:
MLngày = LCBCN Tháng/NCĐT
Fcd: Quỹ tiền lương cố định của bộ phận làm lương thời gian
Ki: Hệ số lương của người thứ i được xếp theo hệ thống thang bảng lương của Nhà nước.
- Đối với lao động trả lương theo sản phẩm, lương khoán:
+ Trả lương sản phẩm, lương khoán trực tiếp cá nhân:
TL = ĐG x Q
+ Trả lương sản phẩm, lương khoán tập thể có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Trả lương theo ngày công thực tế và hệ số lương đã được xếp
TLi = ∑
= m
i 1nihiKi
Fsp
x nihiKi
Trong đó:
Fsp: Quỹ lương sản phẩm của tập thể Ki: Hệ số lương của người thứ i
hi: Hệ số đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i
hi = ∑
∑
=
= n
1 j
1 ij
dminj d
n j
Trong đó:
j: Là chỉ tiêu đánh giá cho điểm mức độ đóng góp để hoàn thành công việc
∑= n j 1
dij
: Tổng số điểm đánh giá cho người thứ i theo các chỉ tiêu j;
∑= n j 1
dminj
: Tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp của người thấp nhất trong tập thể theo các chỉ tiêu j.
Ngoài cách xác định hi như trên, có thể chọn một trong chín phương án đã được xác định sẵn trong bảng sau:
Phương án Loại A Loại B Loại C Chệnh lệch
1 2,0 1,5 1 100%
2 1,8 1,4 1 80%
3 1,7 1,4 1 70%
4 1,6 1,4 1 60%
5 1,5 1,3 1 50%
6 1,4 1,2 1 40%
7 1,3 1,2 1 30%
8 1,2 1,1 1 20%
9 1,1 1,05 1 10%
Cách 2: Trả lương theo hệ số cấp bậc công việc đảm nhận và số điểm đánh giá mức độ đóng góp:
TLi = ∑
= n 1 i
i it d Fsp
x diti
Trong đó: di là điểm đánh giá mức độ đóng góp của người thứ i;
ti là hệ số lương cấp bậc công việc do người thứ i đảm nhận;
- Phân phối tiền lương cho người lao động theo hệ số tham gia lao động (Hi):
+ Hệ số tham gia lao động là chỉ số thể hiện mức độ đóng góp của người lao động đối với kết quả lao động cuối cùng của tập thể lao động.
+ Các bước xác định Hi
Bước 1: Xác định các tiêu chí đánh giá mức độ tham gia lao động.
Tuỳ vào mục đích phân chia tiền lương hay tiền thưởng mà lựa chọn các tiêu chí cho phù hợp. Những tiêu chí sau đây thường được lựa chọn:
1) Mức độ hoàn thành công việc và nhiệm vụ được giao;
2) Sáng kiến cải tiến;
3) Khả năng tổ chức thực hiện công việc;
4) Tinh thần tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp;
5) Thực hiện nội quy, quy chế và kỷ luật lao động, bảo hộ lao động;
6) Tiêu chí khác
Bước 2: Xác định thang điểm cho từng tiêu chí 1) Xác định tổng điểm của các tiêu chí
2) Xác định tỷ trọng điểm hoặc hệ số điểm cho từng tiêu chí: Tuỳ vào mức độ quan trọng của tiêu chí, mục đích của người sử dụng lao động để lựa chọn tỷ trọng điểm hoặc hệ số cao hay thấp.
3) Xây dựng biểu điểm cụ thể cho từng tiêu chí
Bước 3: Xác định điểm cho từng người lao động theo biểu điểm đã được xây dựng
Bước 4: Xác định Hi
Hi = ∑
= m i 1
Pi Pi
Trong đó: Pi là điểm của người thứ i được xác định ở bước 3
Chú ý: Cũng có thể sử dụng quá trình này để xác định Hi cho một tập thể người lao động hay cho một nhóm người.
+ Phân phối quỹ lương (thưởng) theo Hi
Cách 1: Chia toàn bộ quỹ lương (thưởng) theo Hi TLi (Thưởng) = Hi x F
Trong đó: F có thể là quỹ lương hoặc quỹ thưởng.
Cách 2: Chia quỹ lương thành 2 phần là quỹ lương mềm (Fmềm) và quỹ lương cứng hay cố định (Fcd). Chia quỹ lương mềm theo Hi giống như cách 1 còn quỹ lương cứng chia theo ngày công làm việc thực tế và mức lương ngày. Tiền lương của người lao động được xác định như sau:
TLi = ni x MLngày + TLi mềm
II. CÂU HỎI, BÀI TẬP A. Câu hỏi tự luận
1. Thế nào là quy chế trả lương? Hãy phân tích các nội dung của quy chế trả lương.
2. Hãy phân tích các nguyên tắc và trình tự xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp.
3. Anh (chị) hiểu như thế nào về hệ số tham gia lao động? Hãy xây dựng hệ số tham gia lao động cho cán bộ nhân viên (bộ phận gián tiếp) trong một doanh nghiệp cụ thể.
4. Hãy xây dựng hệ số tham gia lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trong một doanh nghiệp cụ thể.
5. Trả lương theo hệ số tham gia lao động có ý nghĩa như thế nào đối với các cơ quan, doanh nghiệp.
6. Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng quy chế trả lương? Để có một quy chế trả lương tốt, cần phải vận dụng các nguyên tắc tổ chức tiền lương vào nội dung nào? Hãy chỉ ra và phân tích cách vận dụng đó?
7. Theo em quá trình xây dựng và hoàn thiện quy chế trả lương trong doanh nghiệp có phải là quá trình thực hiện cơ chế hai bên không? Tại sao?
8. Có ý kiến cho rằng, có một chế độ trả lương tốt sẽ thu hút và giữ được các nhân viên giỏi. Hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên?
9. Nếu được mời tư vấn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp, tại sao cần phải tìm hiểu quan điểm của chủ sơ hữu?
10.Qua nghiên cứu chương “Quy chế trả lương”, em hãy cho biết thực chất
“bài toán” tiền lương trong doanh nghiệp là gì?