1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

173 1,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

2.2.2.So s¸nh theo quan điểm của giới Việt ngữ học Theo Hữu Đạt: “So s¸nh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm t×m ra sự giống nhau và kh¸c biệt gi

Trang 1

Đại học quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Khoa ngôn ngữ học

- -

Bùi Thanh Thuỷ

Nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng việt (ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài)

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Tổng quan về so sánh 5

2.1 So sánh theo quan điểm của triết học biện chứng 6

2.2 So sánh theo quan điểm của ngôn ngữ học 6

3 ý nghĩa của luận văn 8

4 mục đích của luận văn 9

5 giới hạn nghiên cứu 10

6 Phạm vi tư liệu của luận văn 12

7 Phương pháp nghiên cứu 13

Chương 1 Các phát ngôn So sánh tĩnh 14

1 Khái niệm 14

2.Tiêu chí để miêu tả phép so sánh tĩnh 14

3 các phương tiện biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh 15

3.1.Một kết cấu ngữ pháp trong đó yếu tố chi phối so sánh là một từ: như, giống, giống như, tựa như, hệt như, bằng, là, khác, 15

3.2 Dùng khác + gì / nào 16

3.3.Dùng không / chẳng + khác 16

3.4 Dùng không / chẳng + khác + gì / nào 16

3.5 Dùng liên từ đối lập “còn”, “nhưng” 16

3.6 Dùng không / chẳng + giống 16

4 Mô hình so sánh tĩnh 16

4.1.Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng 16

4.1.1.Mô hình 1 17

P1 17

P2 18

Trang 3

Đặc trưng hành động của P1 và P2 có sự tương ứng vì đối tượng đưa ra so

sánh là hai đối tượng khác nhau 18

thức ăn cho con trẻ (LH) 18

4.1.2.Mô hình 2 24

4.1.3.Mô hình 3 27

4.1.4.Mô hình 4 27

4.1.5 Từ “như” và từ “là” đều mang ý nghĩa khẳng định nhưng khi dùng từ “là” thì làm cho giọng văn sắc thái khẳng định cao hơn 28

4.1.6 Dùng các đại từ gì, nào: khác gì, hơn gì, khác nào, có ý nghĩa là giống nhau 28

4.1.7 Dùng các phụ từ “không”, “chẳng”: không khác, không khác gì, chẳng khác, chẳng khác gì có ý nghĩa biểu thị sự tương tự, giống nhau 29

4.2 Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt 29

4.2.1.Mô hình 1 29

4.2.2.Mô hình 2 30

4.2.3.Mô hình 3 31

4.2.4.Mô hình 4 31

4.2.5 Dùng cách so sánh hai sự vật có thuộc tính đối lập nhau bằng cấu trúc “nếu thì” 33

4.2.6.Dùng cấu trúc câu để so sánh 33

4.2.7.Dùng các từ phủ định “không”, “chẳng” kết hợp với “giống” thì câu lại có ý nghĩa biểu thị sự khác nhau 34

4.2.8 Các từ so sánh hơn, kém, nhất cũng mang ý nghĩa so sánh tĩnh biểu thị sự khác nhau 34

Tiểu kết 38

Chương 2 Các phát ngôn so sánh động 40

Trang 4

1.1 Khái niệm về ý nghĩa so sánh động 40

1.2 Đặc trưng của so sánh động 41

1.2.1 So sánh động có những thông số biểu thị sự giống nhau 43

1.2.2.So sánh động có những thông số biểu thị sự khác nhau 43

1.2.3 Khả năng biểu thị đặc trưng tăng hay giảm của phép so sánh động 44

2 So sánh động gồm có hai đối tượng 44

2.1 K1 thay đổi, K2 không thay đổi 44

2.2 K1 không thay đổi, K2 thay đổi 46

2.3 K1 và K2 thay đổi, sự thay đổi mang đặc trưng cân xứng 48

Tóm lại: 53

3 Phép so sánh động chỉ xảy ra ở trong một đối tượng 55

3.1 Trở nên, trở thành, biến thành có chủ ngữ là những danh từ, cụm danh từ chỉ đối tượng được biến đổi 55

3.1.1 Chủ ngữ biển đổi là người 55

3.1.2 Chủ ngữ có thể là hiện tượng thiên nhiên được biến đổi 56

3.1.3 Chủ ngữ có thể là sự vật cụ thể 56

3.2 Trở nên, trở thành, biến thành không có khả năng tồn tại độc lập 57

3.2.1.Các động từ biểu thị sự chuyển đổi có bổ ngữ là danh từ 57

3.2.2 Các động từ biểu thị sự chuyển đổi có bổ ngữ là tính từ 58

3.3.Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ cho thấy động từ “trở nên” thường đi cùng với những từ biểu thị chỉ mức độ : hơn, nhiều hơn, càng, càng ngày, càng ngày càng, càng lúc càng để biểu thị sự tăng trưởng của đặc trưng 59

3.3.1.Trở nên + hơn 59

3.3.2.Càng + trở nên + TT 60

3.3.3.Càng ngày càng + trở nên + TT 60

3.3.4.Ngày càng + trở nên + TT 60

3.3.5.Càng lúc càng + trở nên + TT 60

3.3.6.Mỗi lúc một + TT + TT 60

Trang 5

3.3.7.Càng: từ biểu thị mức độ tăng thêm do nguyên nhân nhất định nào

đó “Càng” thường đứng trước động từ và tính từ 60

3.3.8.Các tổ hợp từ : ngày càng, ngày càng hơn, càng ngày càng, càng lúc càng, càng ngày càng biểu thị mức độ tăng theo thời gian 61

Tiểu kết 63

Chương 3 Ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng cho 64

học viên người nước ngoài 64

1.Vai trò của ngữ nghĩa trong việc dạy tiếng 64

2 Phương pháp dạy ngôn ngữ truyền thống và phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp 67

2.1 Phương pháp dạy ngôn ngữ truyền thống 68

2.2.Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp 68

3 Vai trò của người dạy và người học theo đường hướng giao tiếp 74

4 Một số đề xuất 81

5 Quy trình chung để dạy các phát ngôn so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ 81

5.1.Mục đích của bản thiết kế 81

5.2 Quy trình thiết kế 82

5.3 Mẫu thiết kế dạy các phát ngôn so sánh tĩnh trong tiếng Việt biểu thị ý nghĩa tương đồng 83

5.4 Mẫu thiết kế dạy các phát ngôn so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt 85

5.5.Mẫu thiết kế về phép so sánh động 87

Kết luận 89

Tài liệu tham khảo 93

Nguồn tài liệu trích dẫn 99

PHỤ LỤC

Trang 6

Thao tác so sánh được tiến hành theo quan hệ liên tưởng của tư duy vừa mang tính khách quan và vừa mang tính chủ quan Khách quan là ở chỗ từ sự vật này liên tưởng đến sự vật khác có chung một hay nhiều thuộc tính Còn chủ quan

là vì hoạt động liên tưởng diễn ra trong tư duy của mỗi cá nhân, thể hiện khả năng nhận thức, thái độ tình cảm, thói quen sử dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân

Cái hay của so sánh chính là ở chỗ hai sự vật được đưa ra so sánh không cùng một loại, nh-ng giữa chúng lại có phương tiện chung để so sánh

Cho đến nay, hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Việt chỉ đề cập đến các

cấu trúc so sánh với các hình thức cơ bản là bằng nhau, hơn/kém, nhất, so sánh danh từ chỉ lượng số ít và số nhiều

Để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế cần hiểu thêm về cách cấu tạo câu so sánh Vì vậy, nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt nhằm đưa ra các cấu trúc so sánh đặc trưng Qua đó, nhằm đề xuất thêm một số loại mô hình câu so sánh nhằm góp phần làm phong phú thêm hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt Những cấu trúc so sánh mà chúng tôi đưa ra có lẽ từ trước đến nay chưa được chú ý đến

2 Tổng quan về so sánh

So sánh là một vấn đề rất quen thuộc đối với đời sống hàng ngày của con người Chính vì vậy, có nhiều nhà khoa học xó hội nghiên cứu như trong triết học và ngôn ngữ học, văn học

Trang 7

2.1 So sánh theo quan điểm của triết học biện chứng

Các nhà triết học Liên Xô (cũ) (TĐTH, 1985, tr 506) cho rằng: “So sánh là đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra các đối tượng, nhằm phát hiện ra những nét giống nhau hay khác nhau giữa chúng (hoặc cả hai cùng một lúc) là tiền đề quan trọng nhất của khái quát hoá”

2.2 So sánh theo quan điểm của ngôn ngữ học

2.2.1.So sánh theo quan điểm của ngôn ngữ học thế giới

Trong Anh ngữ học, hiện nay cã hai khuynh hướng t¸ch so s¸nh ra khỏi đối chiếu với c¸c đại diện như: Oshima, Hogue (1992), Jordan (1980), A

Macdonald (1996)…Reid (1992:33) cho rằng mục đÝch của so s¸nh là chỉ ra

sự giống nhau trong chừng mực nào đã giữa những người, sự vật hay nơi chốn thường được xem là kh¸c nhau

Cßn đối chiếu là chỉ ra chỗ kh¸c nhau giữa người, sự vật hay nơi chốn thường được cho là giống nhau (Reid 1992: 34)

Tuy nhiªn, một khuynh hướng kh¸c lại kh«ng t¸ch đối chiếu ra khỏi so s¸nh Hornby (1989: 234) “quan niệm so s¸nh là xem xÐt những người, những vật giống nhau và kh¸c nhau ra sao”

2.2.2.So s¸nh theo quan điểm của giới Việt ngữ học

Theo Hữu Đạt: “So s¸nh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm t×m ra sự giống nhau và kh¸c biệt giữa chóng”

Theo Đào Thản: “So s¸nh là lối nãi đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng cã một hay nhiều dấu hiÖu giống nhau về h×nh thức bªn ngoài hay tính chất bªn trong”

Theo Đinh Trọng Lạc: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem

sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một sự tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”

Trang 8

Theo Nguyễn Thế Lịch: “So s¸nh là đưa một vật ra xem xÐt sự giống nhau, kh¸c nhau, sự hơn kÐm về một phương diện với một vật kh¸c được coi

là chuẩn, cã thể kh«ng chỉ là một vật mà là nhiều sự vật, nhiều thuộc tÝnh được so s¸nh”

Trong giới Việt ngữ học các tác giả đó chú ý nghiên cứu về vấn đề so

sánh như: Nguyễn Kim Thản (1997) xác nhận sự tồn tại của câu so sánh trong tiếng Việt Nguyễn Đức Dân (1987, 1988) nêu lên khái niệm thang độ trong

so sánh và hiện tượng từ vựng hoá những từ ngữ để so sánh trên thang độ

Hoàng Trọng Phiến (1980) đề nghị sáu nhóm mô hình câu so sánh trong tiếng Việt, chủ yếu là câu so sánh ngang bằng Đào Thản (1988), Nguyễn Thế Lịch

khảo sát các phát ngôn so sánh tập trung so sánh ở cấp độ ngang bằng tu từ

học Hữu Đạt (2000) đưa ra một số mô hình của cấu trúc so sánh trên ba cấp độ: ngang bằng, hơn kém và tuyệt đối Bùi Phụng và Nguyễn Chí Hoà (2001)

bước đầu nghiên cứu ý nghĩa so sánh đối chiếu động”

2.3 So sánh theo quan điểm của văn học

Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi

cảm Nói đến văn chương là nói đến so sánh A Phơrăngxơ một lần định nghĩa: “Hình tượng là gì? Chính là sự so sánh…” và Gôlup: “Hầu như bất cứ

sự biểu đạt nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh” (Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hoà Phong cách học tiếng Việt NXBGD, H…1982,tr146) Một phép so sánh đẹp là một phát hiện Phát hiện những gì người thường không nhìn ra, không nhận thấy Nguyễn Tuân có

những so sánh rất tài tình: “Màu vỏ lòng trai ngọc thật là kiều diễm như nửa

vòng cung cầu vồng bắc lên từ một thế giới đáy biển vẫn hoài bão ánh trời”

Chỉ màu xanh của biển Cô Tô mà ông viết gần hai trang giấy, tìm hàng chục các so sánh khác nhau: như “lá chuối non”, như “lá chuối già”, như

“mùa thu ngả cốm làng Vòng”, như “màu áo Kim Trọng”, như “vạt nước của

Trang 9

ông Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu”… Tìm được một so sánh không phải là dễ dàng vì đó là tâm hồn, tài năng nghệ thuật

Paolơ cho r»ng: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, còn sức mạnh

của ẩn dụ là biểu cảm” Nếu nói so sánh nãi chung thì điều ấy rất có lý Nhưng không phải mọi so sánh đều cụ thể, đều lấy một hình ảnh cụ thể hơn

để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể

Trong ngôn ngữ, vế được so sánh có một tiền giả định làm chuẩn mực

đã được khẳng định, không hoàn toàn đồng nhất với cái được so sánh Vì vậy, mọi so sánh đều khập khiễng So sánh là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào đó của sự vật So sánh có cấu tạo đơn giản nên được dùng trong nhiều phong cách tiếng Việt như: phong cách khẩu ngữ, tự nhiên; phong cách chính luận; phong cách khoa học; phong cách ngôn ngữ văn chương Qua so sánh người ta có thể nhận ra những nét riêng thuộc về người sử dụng Có tác giả ưa dùng so sánh mang tính phát hiện trí tuệ Có tác giả ưa sự mộc mạc chân chất, chính xác và xen lẫn chút ít hài hước của dân gian

3 ý nghĩa của luận văn

Trong so sánh những yếu tố được so sánh ký hiệu là K1 và K2, đặc trưng của chúng được ký hiệu là P1 và P2 Bản chất các sự vật hiện tượng này trong quá trình so sánh được ghi lại trong một nhóm tương ứng với những

Trang 10

thông số so sánh Chính vì vậy K1 và K2, P1 và P2 tạo ra cơ cấu so sánh nghĩa Cấu trúc nghĩa có nhiệm vụ miêu tả khả năng và những quy tắc biểu hiện ngữ nghĩa Về cấu trúc so sánh,ngữ nghĩa được xác định như một cái bắt buộc đối với việc nghiên cứu cấu trúc nghĩa Do đó một vài đặc trưng cấu tạo

có thể là quan trọng trong những quan hệ điển hình, nhưng cũng có thể là quan trọng theo quan điểm phản ánh ý nghĩa Khi so sánh một trong những cặp được đưa so sánh có thể là những đặc trưng, phẩm chất, hành động thống nhất hay có thể là những đặc trưng, hành động, phẩm chất không thống nhất

Căn cứ vào khả năng biểu thị của ý nghĩa so sánh chúng tôi cho rằng có những phát ngôn mang ý nghĩa so sánh tĩnh, có những phát ngôn mang ý nghĩa so sánh động

Nghiên cứu so sánh tĩnh và so sánh động nhằm làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ Việc nghiên cứu các phương tiện biểu đạt ý nghĩa so sánh với chức năng giao tiếp của nó làm sáng tỏ thêm các cấu trúc diễn đạt ý nghĩa so sánh trong tiếng Việt Nghiên cứu ý nghĩa so sánh tĩnh và

so sánh động sẽ cung cấp cho người đọc phương tiện sử dụng ngôn ngữ tinh

tế, giúp người đọc hiểu đúng, phân loại được các phát ngôn về so sánh Đồng thời cũng góp phần vào công việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiệu quả hơn

4 mục đích của luận văn

1 Xác định khái niệm so sánh tĩnh và so sánh động trong tiếng Việt

2 Chỉ ra những điểm tương đồng, kh¸c biệt giữa các đối tượng đem ra

Trang 11

4.Khảo sát và mô tả, mô hình hoá các cấu trúc so sánh tĩnh và động 5.Xác lập các biến thể so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt

6.Ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

5 giới hạn nghiên cứu

Trong tiếng Việt, về phương diện lý luận và hoạt động giao tiếp cũng như hoạt động giảng dạy thì việc khảo sát những mô hình mang ý nghĩa so sánh là hết sức cần thiết So sánh là để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng Trong so sánh có những thông số biÓu thÞ sự giống nhau

và khác nhau

Luận văn này nghiên cứu về vấn đề so sánh tĩnh và so sánh động, từ đó

áp dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

* So sánh tĩnh là đối tượng ở vị trí trạng thái, hoặc tính chất không

thay đổi theo thời gian So sánh tĩnh có thể là:

b.Có thể là so sánh về không gian:

Ví dụ:

-Bên ngoài bóng tối đen đặc, bên trong biển càng gầm lên dữ dội

(MTHM-tr68)

Trang 12

-Một công việc làm bề ngoài là chạy theo thành tích, nhưng bề trong là dốt

nát vô trách nhiệm mà hậu quả mỗi ngày mỗi ngấm, sau mỗi năm lại càng ngấm sâu vào số phận một ngàn rưởi con người làm nghề đánh cá.(MĐTY-tr153)

Không gian là khoảng không bao trùm mọi vật xung quanh con người

“bên ngoài” và “bên trong”, “bề ngoài” và “bề trong” là những từ chỉ về không gian đã được nêu ra để so sánh

c.Có thể là so sánh về đối tượng

Đối tượng được hiểu là người, vật, hiện tượng mà con người nhằm vào trong suy nghĩ, hành động để làm thông số so sánh

Ví dụ:

So về tuổi tác Kinh hơn Nhẫn có lẽ gần một chục tuổi (DCNL-tr280)

Đối tượng được so sánh trong ví dụ trên là “Kinh” và “Nhẫn”

d.Có thể là so sánh về khái niệm

Khái niệm là ý nghĩa phản ánh ở dạng khái quát các sự vật hiện tượng của hiện thực và những mối quan hệ giữa chúng

Ví dụ:

Vật chất là hiện thực khách quan tồn tại ở bên ngoài ý thức của con

người và độc lập với ý thức, còn tinh thần là những thái độ, ý nghĩa định

hướng cho hoạt động của con người

Chất là tổng hợp các mặt các yếu tố, cỏc thuộc tính cấu thành sự vật tạo

cho sự vật đó thành một chỉnh thể và phân biệt được sự vật này với sự vật khỏc, trong khi đó lượng là tính quy định bên trong sự vật cơ sở xác định chất biểu hiện cả trình độ cao và thấp

e.Có thể là so sánh ngôi

Ngôi là phạm trù ngữ pháp gắn với các loại từ như đại từ, động từ… biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiếp là : người nói, người nghe hoặc người được nói đến

Trang 13

Vớ dụ:

Anh nhỡn những cụng việc trong gia đỡnh như một nhu cầu tỡnh cảm,

cũn em nhỡn nú như là một khõu sản xuất (TNCL-tr145)

Bõy giờ bà ấy trở thành một bà lóo thực sự, cũn anh vẫn trẻ

mói.(CTNX-tr420)

* so sỏnh động là đối tượng ở vị trí trạng thái hoặc tính chất thay

đổi theo thời gian

Ví dụ:

- Đụi mắt ấy, gương mặt ấy, trước kia linh hoạt và đáng yêu bao nhiêu,

giờ đõy càng lỳ lợm và trơ trẽn bấy nhiờu (TĐTVV-tr110)

- Cỳ phải lỳc nào trăng cũng sỏng được đõu Nhưng trăng đú lờn lỳc

đầu cũn non, sau sẽ trũn.(TN-tr196)

- Giờ đõy tụi nằm trờn giường nệm nhưng xưa kia đó cú bao thỏng

ngày rũng ró tụi khụng hề được đặt lưng ngủ trờn mặt phẳng dự chỉ là mặt đất (TNCL - tr41)

Trong cỏc vớ dụ trờn, cỏc từ biểu hiện trạng thỏi hay tớnh chất thay đổi

theo thời gian là: trước kia/giờ đõy, lỳc đầu/ lỳc sau, giờ đõy/xưa kia

So sỏnh tĩnh và so sỏnh động là những vấn đề cần phải phừn tớch riờng biệt Để xỏc định được so sỏnh tĩnh và so sỏnh động thỡ phải thụng qua việc miờu tả khả năng biểu thị cỏc thụng số đặc trưng, cỏc phương tiện của chỳng Ngoài ra, để miờu tả những khả năng phản ỏnh hai kiểu so sỏnh này cần phải

cú sự khu biệt về mặt ngữ nghĩa Vấn đề này sẽ được trỡnh bày một cỏch chi tiết ở cỏc chương sau

6 Phạm vi tư liệu của luận văn

Những dẫn chứng sử dụng trong luận văn được trớch dẫn từ :

*Bỏo

*Tỏc phẩm văn xuụi, truyện ngắn

Trang 14

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng các thủ pháp sau:

* Ghi chép thu thập câu có ý nghĩa so sánh trong các sách báo, tạp chí

và trong các tác phẩm văn học, truyện ngắn

* Phân loại tư liệu

* Sử dụng phương pháp miêu tả phân tích, mô hình hoá và so sánh đối chiếu Phương pháp trình bày trong luận văn chủ yếu là phương pháp quy nạp Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng sự kiện riêng đến những kết luận chung

Trang 15

Chương 1 Các phát ngôn So sánh tĩnh

1 Khái niệm

Xét ví dụ:

(1) Hoa gạo đỏ như những đốm lửa (HĐXHN - tr101)

“Hoa gạo” và “đốm lửa” là hai sự vật đưa ra để so sánh Chúng đều có đặc trưng là “đỏ” Vậy kết quả của phép so sánh trên là giống nhau

(2) Những tàu non vàng bóng như phát sáng, còn những tàu già thì

xanh đặc mà vẫn bóng bẩy (BCTS - tr181)

Yếu tố so sánh ở (2) là “những tàu non” được so sánh với “những tàu già có đặc trưng phẩm chất khác nhau Tàu non thì vàng bóng còn tàu già thì xanh Vì vậy, kết quả so sánh là khác nhau

(3) Bố mẹ Hoàng Oanh sống ở một căn hộ tập thể giống như những bao

diêm xếp, còn gia đình Hải Điệp thì sống trong một khu phố cổ (ĐC-tr110)

Ở (3) yếu tố so sánh là “bố mẹ Hoàng Oanh” và “gia đình Hải Điệp” một gia đình cư trú ở nhà tập thể còn một gia đình thì sống ở khu phố cổ Do

đó kết quả của phép so sánh này là khác nhau

Từ những ví dụ trên, ta có khái niệm về so sánh tĩnh như sau:

So sánh tĩnh là kết quả của việc so sánh xác định được sự giống hoặc khác nhau của các thông số tại thời điểm nêu ra sự so sánh

2.Tiêu chí để miêu tả phép so sánh tĩnh

1.Đối tượng được so sánh: K1, K2 (K2f)

2.Thông số so sánh: Đặc trưng, mức độ (P1, P2)

3 Kết quả của so sánh: Giống nhau-khác nhau

Việc phân tích quan hệ ngữ nghĩa cho thấy có trường hợp một nhân vật

là đối tượng được miêu tả và một nhân vật khác như cái đã biết – cái mang thông tin cũ, và nó được đem ra để so sánh Điều đó cũng có nghĩa là K1 và K2(f) luôn luôn có đặc trưng chung và đặc trưng này của nhân vật chỉ được

Trang 16

nêu ra một lần Các đối tượng đưa ra so sánh được tổ hợp với một phông nào

đó hoặc có sự hiện diện hoặc không có sự hiện diện của những đặc trưng đối tượng thì đặc trưng của K1 vẫn cứ đồng nhất với đặc trưng của phông K2(f) Phông được đưa vào không phải là nhân vật được miêu tả Còn đối tượng được miêu tả (K1) là đơn vị mang thông tin mới Nó cùng với P tạo ra một bối cảnh hoàn chỉnh Bối cảnh chỉ đặc trưng nhân vật K1 là bối cảnh được hiển thị Trong trường hợp này, người ta thường không nêu lại đặc trưng của phông để tránh sự lặp lại

3 các phương tiện biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh

3.1.Một kết cấu ngữ pháp trong đó yếu tố chi phối so sánh là một từ: như, giống, giống như, tựa như, hệt như, bằng, là, khác,

Ví dụ:

- ánh trăng thanh khiết, bao dung như mẹ che chở (CĐ - tr39)

- Mỗi khi giơ tay kéo hoặc vén mớ tóc xoà trước trán, những mảnh đá

phản chiếu ánh đèn sáng óng ánh khiến cô giống một nàng công chúa trong

màn cải lương (CDNHX – tr14)

- Thời gian học hành và trưởng thành dài bằng thời gian của cuộc chiến

tranh hai miền Bắc Nam xa cách (TNCL – tr14)

- Từ dưới chân núi, ngước nhìn lên vùng giữa lưng chừng những triền

núi cao, những hoa rừng giống như những vầng mây ủ sườn núi sau cơn mưa

(GR - tr1)

- Lên bờ đê, mưa phùn lất phất, gió thổi mạnh, đoàn người cứ chúi về phía

trước hệt như những toán linh hồn lang thang trong tích chèo cổ (NNNG – tr149)

- Dưới nền trời chiều màu xanh vàng, chòm xóm nổi rõ những thân dừa

không lá y như hàng cột buồm xa ở một vùng bến sông (TNCL – tr117)

- Chỗ vết gỗ bị xé rách, một dòng nhựa màu trắng sữa rỉ ra, trông đau

đớn y hệt những giọt máu đang rỉ ra từ một vết thương vậy (HCĐ - tr87)

- Giao thông là mạch máu của mọi việc” (TTHCM – tr236)

Trang 17

Những kỷ niệm thời kháng chiến chẳng khác gì viên ngọc trai nằm sâu

trong đáy lòng từng người, họ vẫn giữ gìn nó mà không biết, bỗng một lúc trí nhớ chiếu ánh sáng chói lọi vào, những kỷ niệm vụt hiện ra đẹp đẽ lạ thường

và cuộc sống xung quanh họ cũng đẹp đẽ lạ thường (CS – tr71)

3.5 Dùng liên từ đối lập “còn”, “nhưng”

- Ông lão chăm chú theo dõi thấy đứa con dâu trở nên trẻ và đẹp ra, còn ông lão trở nên già đi trông thấy (DCML – tr372)

3.6 Dùng không / chẳng + giống

Ví dụ:

Nhã nghĩ lan man đến sự giàu nghèo, mỗi nơi lộ ra một cách thức và

những nỗi khổ của con người lại chẳng ai giống ai (KTGB – tr102)

4 Mô hình so sánh tĩnh

Với tư cách là thông số so sánh của K1 và K2 các phẩm chất được lựa chọn mang đặc trưng (P) Kết quả phân tích có thể đưa đến sự giống nhau hoặc là sự khác biệt giữa K1 và K2 theo thông số P Trong những trường hợp khác việc lựa chọn mô hình còn phụ thuộc vào mối quan hệ lẫn nhau của các nhân vật được đưa

ra so sánh Sau đây là một số câu mẫu và khảo sát chúng trong hoạt động thực tiễn nhằm làm sáng tỏ hơn những mô hình so sánh đưa ra ở trên

4.1.Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng

với những tiêu chí trên kết hợp với các phương tiện so sánh sau: như, cũng như, giống như, hệt như, tựa như có bốn mô hình cơ bản sau:

Trang 18

Cấu trúc của các câu trên là một cấu trúc đồng nhất hoàn toàn Trong

thực tế giao tiếp, loại biến thể này không phải bao giờ cũng đáp ứng đầy đủ

những đặc trưng như mô hình mẫu trên mà nhiều câu cũng có tính chất phức

tạp của nó Sự phức tạp đó là:

Trang 19

a.Bên cạnh những cấu trúc đồng nhất hoàn toàn giữa P1 và P2 cũng có những biến thể mà P1 và P2 chỉ là những cái tương tự

Ví dụ:

Năm đầu là bọn cỏ, rêu, năm sau là bọn sẹ, giang phủ đất, cho lớp cây

tầm thấp mọc gió đưa hạt về, chim đưa hạt tới Lòng đất ủ hạt giống như mẹ

K1 P1 K2

ủ con.(TN- tr74)

P2

Đặc trưng hành động của P1 và P2 có sự tương ứng vì đối tượng đưa

ra so sánh là hai đối tượng khác nhau

Trong những trường hợp này tính chất nền của K2 và P2 thể hiện tương đối rõ

Ví dụ:

(4) Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp

K1 P1 K2 thức ăn cho con trẻ (LH)

P2

Những đặc trưng trong ví dụ trên không chỉ được phản ánh bằng lời mà còn bằng những gì ẩn sau những câu, những chữ cụ thể Để hiểu được điều đó thì đòi hỏi người đọc cần phải có những hiểu biết chung về tri thức nền Tri thức nền là sự hiểu biết và khả năng cảm nhận các hiện tượng văn hoá của cả hai bên người nói và người nghe, là cơ sở đảm bảo thành công cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ Tri thức nền là toàn bộ các tri thức được tích luỹ và củng

cố không chỉ qua ngôn ngữ, không chỉ trong các văn bản mà là sự thể hiện và vật chất hoá văn hoá Tóm lại, đó là toàn bộ nền văn hoá nào đó, tri thức nền được coi là một yếu tố không lời của quá trình giao tiếp bằng lời, chúng hoà

Trang 20

quyện vào nhau trong văn bản, trong đó có cả điều cú thể giải thích được và

cả những điều không thể giải thích được

Hệ thống ngôn ngữ hoạt động được, phát huy được những tác dụng của

nó là dựa vào hàng loạt các tri thức hiểu biết có trước về thế giới Những tri thức đó tham gia vào việc hiểu các sự kiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp gọi là các tri thức nền

Những người tham gia giao tiếp cần phải có những tri thức nền Tri thức nền là những hiểu biết có trong nhận thức của con người Tri thức nền là tổng thể của các tri thức có tính chất văn hoá, xã hội, lịch sử, địa lý mà người bản ngữ phải nắm được Tri thức nền thực sự là vô hạn và thiếu chúng thỡ quá trình giao tiếp không thể thực hiện được

Chính nhờ tri thức nền mà (4) được hiểu là: Người ta gắp thức ăn cho trẻ con với sự quý mến, tận tình đòi hỏi phải có một sự chăm sóc chu đáo, cẩn thận “Nó” ở đây chỉ “con chó vàng” Sự chăm sóc “con chó vàng” của lão

được so sánh như là chăm sóc một đứa trẻ Như vậy “lão” rất quý con chó vàng này Vậy bản chất của (4) sẽ là: Lão đối xử với con chó của lão một cách thân thiện cũng như người ta đối xử thân thiện quý mến đối với con người Có nghĩa là lão coi con chó của lão như một đứa trẻ được cưng chiều

b Để miêu tả những cái có tính trừu tượng tác giả thường lấy cái thông thường phổ quát cái có thể hình dung được để so sánh với một cái có tính trừu tượng cái khó có thể hình dung được Một trong những cách đó là phép

nhân cách hoá Phép nhân cách hoá là phép chuyển đổi từ những vật vô sinh sang hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người

Trong văn xuôi, ký của Nguyễn Tuân ghi lại những con thác sông Đà, những trận bão trên đảo Cô Tô… khi mà thiên nhiên dồn hết cái sức mạnh hoang dại của nó Đây là một trận đánh giáp lá cà không cân sức giữa chiếc thuyền bé nhỏ của con người với luồng nước hung hãn độc ác và những đoàn quân đá tảng lì lợm:

Trang 21

“Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá

bệ vệ oai phong lẫm liệt Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi

cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến Một hòn khác lùi lại một chút

thách thức cái thuyền có giỏi thì cứ tiến vào… Mặt nước hò la vang dạy quanh

mình mà bẻ gãy cán chèo vò khí trên tay mình Sóng nước như thế quân liều

mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền”

Những vật vô sinh: “hòn đá”, “nước thác”, “sóng nước” dưới ngòi

bút của nhà văn Nguyễn Tuân tự nhiên trở nên sống động như những sinh vật

trước mắt ta

c Bối cảnh miêu tả mà tác giả đề cập đến đôi khi có những phẩm chất

được đồng nhất bằng hình ảnh chân thực, cụ thể mà những hình ảnh trong

K2, P2 được hiểu như là nền của so s¸nh với mục đích làm sáng tỏ hơn bối

Tính chất đồng nhất của P1 và P2 còn có thể được hiểu một cách đầy

đủ thông qua văn hoá của mỗi dân tộc Chẳng hạn như “đứa con cầu tự” là

một khái niệm được dùng chủ yếu ở Việt Nam Đặc trưng của đứa con cầu tự”

là một đứa con hiếm, khoẻ mạnh, thông minh và do đó những gì so sánh với

“đứa con cầu tự” cũng gắn với phẩm chất quý hiếm Lấy “đứa con cầu tự”

như một cái đã biết tác giả văn bản muốn phản ánh tính chất quý hiếm của K1

với tất cả phẩm chất quý hiếm của “đứa con cầu tự” trong ví dụ sau:

-Cậu em trai kém chị một tuổi kháu khỉnh, phương phi như con cầu

Trang 22

Một trong những đối tượng mà người ta coi như là cái đã biết đó là

những câu thành ngữ, tục ngữ Thành ngữ, tục ngữ được truyền từ đời này

sang đời khác nội dung của nó ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc Chính vì tính

thân thuộc kÕt hîp với những nội dung vốn có, thành ngữ, tôc ng÷ trở thành

cái đã biết để người ta chọn làm phông cho sự so sánh

Ví dụ:

Trông hắn hiền lành, lừ đừ như ông từ vào đền (NNNG-tr423)

Trên đây lµ một số hiện tượng ngôn ngữ phổ quát được phản ánh đầy

đủ bằng mô hình ngữ pháp Tuy nhiên, trong thực tiễn giao tiếp người ta sử

dụng mô hình tổng quát này với những biến đổi nhất định, chẳng hạn, có thể

tỉnh lược những đơn vị không cần thiết để tránh rườm rà nhưng vẫn đảm bảo

được tính chất rõ ràng

Trong thực tế giao tiếp có những trường hợp K2 bị tỉnh lược mà vẫn

không ảnh hưởng đến tính chất phông so sánh của K2, P2 So sánh:

-Anh Quí lúc đó cũng có mặt trong phòng nhìn chúng tôi như nhìn

d.Tính chất đồng nhất của P1 và P2 được hiểu trong nhiều trường hợp

như là một tập hợp ngôn từ biểu thị những hình ảnh cụ thể Trong trường hợp

này một phẩm chất đ-a ra so s¸nh phải được cụ thể hoá bằng những bối cảnh

quen thuộc

Trang 23

Ví dụ:

(1)Trước mắt Nhàn, sau tấm kính xe, cuộc sống thủ đô nhộn nhịp như

một dòng sông đầy màu sắc đang cuộn chảy (LTNNN-tr202)

“Cuộc sống nhộn nhịp của thủ đô” được đối chiếu, được cụ thể hoá bằng những bối cảnh quen thuộc là “một dòng sông đầy màu sắc đang cuộn chảy”

(2)Dưới chợ tiÕng mua bán vẫn ào ào như tiếng thác đổ và đèn duốc

vẫn lại đan vào nhau sáng như sao sa (VN-tr75)

Bối cảnh được mô tả là tiếng mua bán ồn ào dưới chợ được so s¸nh với hình ảnh quen thuộc: “tiếng thác đổ”

(3)Câu nói của bà mẹ tràn vào lòng anh như dòng nước tràn vào hồ

nước đang đầy (BCTS-tr188)

“Dòng nước tràn vào hồ nước đang đầy” là bối cảnh cụ thể làm sáng tỏ

ý nghĩa câu nói của bà mẹ

Có thể dẫn ra hàng loạt những ví dụ khác mà trong đó ẩn chứa những ý tưởng chủ quan của người viết Người ta chọn cái đã biết – cái phông so s¸nh làm cái phổ quát với đặc trưng cụ thể nào đó của nó đÓ so s¸nh với bối cảnh được miêu tả

Ví dụ:

(1)Mỗi ngôi nhà dài sáng ánh điện trông giống như một đoàn tàu hoả

đang chạy trong đêm (ĐMB-tr29)

(2)Số phận của mỗi con người, và của cả một tập thể, một dân tộc,

giống như một cuộn chỉ mà mỗi bàn tay nào đó đã vò rối lên từ trăm năm

trước, nghìn năm trước.(KTGB-tr75)

Bối cảnh được miêu tả ở ví dụ (1) là “mỗi ngôi nhà dài sáng ánh điện”

và ở (2) là “số phận của mỗi con người, của một tập thể, một dân tộc” được so s¸nh với cái đã biết (phông so sánh), đó là: “một đoàn tàu hoả đang chạy trong

Trang 24

đêm” (1) và “một cuộn chỉ mà một bàn tay nào đó đã vò rối lên từ trăm năm trước” (2)

Có trường hợp K1 và K2 đồng nhất, trong trường hợp này dùng để miêu tả phẩm chất đặc trưng của đối tượng, người ta sử dụng tính chất đồng nhất của P2 như là bối cảnh khác nhưng có kết quả giống nhau

Ví dụ:

(1)Sinh lọt vào gia đình này tựa như cơn mưa rơi xuống đất

nẻ.(NNNG-tr73)

(2)Niềm vui ập vào anh đột ngột tựa như một căn nhà bị bưng kín gió

giờ bật tung cánh cửa và gió lùa vào.(BCTS-tr73)

Miêu tả bối cảnh nền như một cái đã biết gần gũi với nhiều người là hiện tượng phổ biến trong phép so sánh đang xét

Ví dụ:

(1)Trăng thượng tuần dài mảnh như chiếc lá tre bằng bạc mắc chơi vơi

lưng trời.(NĐTN-tr26)

Bối cảnh nền là “chiếc lá tre bằng bạc”

(2) Đôi mảnh da trời lộ ra xanh thẳm và ánh nắng ào ạt như những

dòng thác rực rỡ, cứ qua đó chảy tuôn mãi xuống mặt đất.(MS-tr36)

Bối cảnh nền là “những dòng thác rực rỡ”

e.Trong nhiều trường hợp cấu trúc so s¸nh chỉ tham gia như một đơn vị hợp thành của một cấu trúc phức tạp mà những yếu tố đi trước hoặc đi sau như là tiền đề cho sự xuất hiện

Ví dụ:

(1)Bông hoa mai chỉ nhỏ bằng chiếc khuy áo, cánh mỏng manh, mỗi

lần một cơn gió vẫy khẽ thì một cánh hoa đã lìa cành trút mình rơi xuống mặt đất như những cánh bướm không một tiếng động (DCNL-tr105)

Trang 25

Trong ví dụ (1), cấu trúc so sánh là: một cánh hoa đã lìa cành trút mình rơi xuống mặt đất như những cánh bướm không một tiếng động

“Bông hoa mai chỉ nhỏ bằng chiếc khuy áo, cánh mỏng manh, mỗi lần

một cơn gió vẫy khẽ” là tiền đề cho sự xuất hiện cấu trúc so sánh

(2)Mùa đông, mỗi khi trời khô ráo Buổi tối, bầu trời đen thẫm, sao trời trắng toát lung linh như muốn rụng (NĐTN-tr105)

Trong ví dụ (2), cấu trúc so sánh là: sao trời trắng toát lung linh như muốn rụng

“Mùa đông, mỗi khi trời khô ráo Buổi tối, bầu trời đen thẫm” là tiền

đề cho sự xuất hiện cấu trúc so sánh

(3)Những ngôi sao toả ra một ánh sáng tương phản với màu lửa đỏ,

một thứ ánh sáng sắc nhọn lấp láy, có màu xanh như lá mạ non

(CDNHX-tr10)

Trong ví dụ (3), cấu trúc so sánh là: một thứ ánh sáng sắc nhọn lấp láy,

có màu xanh như lá mạ non

“Những ngôi sao toả ra một ánh sáng tương phản với màu lửa đỏ” là

tiền đề cho sự xuất hiện cấu trúc so sánh

Trên đây lµ một số biến thể của mô hình 1 Những biến thể trên có kết quả so sánh giống nhau vÕ đặc trưng sử dụng của chúng thông qua đối tượng

so sánh K1 và K2

4.1.2.Mô hình 2

Đối tượng so sánh : K1, K2(f)

Thông số so sánh : Đặc trưng P1, P2

Kết quả so s¸nh : Giống nhau

M« h×nh 2 phân tích phép so sánh với thông số chung là đặc trưng phẩm chất hay hành động của K1 tương tự như đặc trưng phẩm chất hay hành

Trang 26

động của K2 Có nghĩa là K1 và K2 theo thông số được lựa chọn là có đặc trưng phẩm chất hay hành động giống nhau K1 được coi như đối tượng của

sự miêu tả trong khi đó K2 tham gia víi tư cách nền (phông), mang thông tin

cò đưa lại những biến thể của ý nghĩa so sánh

Câu này có dạng đầy đủ là:

Ngày anh đi dòng sông đang lặng lẽ trôi, hiền hoà và thơ mộng, bây giờ dòng sông vẫn lặng lẽ trôi hiền hoà và thơ mộng

Vậy thông số đồng nhất ở đây là P (lặng lẽ trôi, hiền hoà và thơ mộng) Đối tượng so sánh là “dòng sông ngày anh đi” (K1) và “dòng sông bây giờ” (K2) Nghĩa là dòng sông ngày xưa thơ mộng, hiền hoà bây giờ cũng thơ mộng hiền hoà Nhìn vào biến thể này ta thấy rõ ràng là K1 và K2 ở đây chỉ là hai đối tượng được đem ra để so sánh có nghĩa là chúng tương ứng với K1 và K2, mà K2 ở đây chỉ coi như là cái phông để so sánh

(3)Anh quen tác phong giản dị như hồi ở chiến trường (MLRTV-tr11)

(3) được hiểu là:

Hồi ở chiến trường anh có tác phong giản dị, bây giờ anh quen tác phong giản dị đó

Trang 27

Đối tượng so sánh là “anh hồi ở chiến trường” và “anh bây giờ” Nghĩa là

“anh hồi ở chiến trường” và “anh bây giờ” vẫn có đặc trưng phẩm chất (P) chung

là “tác phong giản dị” Thực ra chỉ có một nhân vật K1 được đề cập đến

(4)Anh hiểu lịch sử đơn vị như hiểu tiểu sử của chính mình.(BCTS - tr28)

(4) cũng chỉ có một đối tượng so sánh là K1 có chung một đặc trưng hành động (P): “hiểu lịch sử”

Anh hiểu lịch sử đơn vị như anh hiểu tiểu sử của chính mình

Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ tiền giả định cũng đãng vai trò rất quan trọng

Tiền giả định là bộ phận thông tin không được diễn đạt hiển ngôn trong thông báo, không nằm trong thông báo chính thức vào lúc nói nhưng phải được thừa nhận trước là chân thực để câu được sử dụng bình thường và mọi người đều có thể rút ra một cách như nhau, không phụ thuộc vào ngữ cảnh

Trong giao tiếp với những đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc thì phông K2 có thể phải được giải thích với những tri thức văn hoá nền

Ví dụ:

Dưới chợ tiếng mua bán vẫn ào ào như tiếng thác đæ và đèn đuốc vẫn

qua lại đan vào nhau sáng như sao sa (TTNVN-tr75)

“Sao sa” là tri thức văn hoá về thiên nhiên, “sao sa” là hiện tượng loé sáng thành một vết trông thấy trên nền trời ban đêm do những vật thể vũ trụ bốc cháy hoặc nóng sáng lên khi bay vào khí quyển trái đất, làm ta tưởng như

có sao rơi

Sau khi thay đổi thông số so s¸nh thì phép so s¸nh còn cho phép nhận được hai biến thể Sự giống nhau theo thông số “mức độ của đặc trưng” thông qua sự cân đối của đối tượng giao tiếp Do đó dẫn đến sự hiện diện của một biến thể khác

Trang 28

4.1.3.Mô hình 3

Đối tượng so sánh : K1 và K2

Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng (P1,P2)

Kết quả so sánh : Giống nhau

Khi phản ánh mức độ đặc trưng người ta thường dùng rất, quá, lắm P1 thường đồng nghĩa với P2 về cả đặc trưng và mức độ

Kết quả so sánh : Giống nhau

ở mô hình này K1 là đối tượng, K2 là phông (K2f) K2f được làm nền cho việc so sánh nhưng đối tượng được miêu tả mang thông tin mới là K1 chứ không phải K2f Đối tượng được so sánh thường là cái trừu tượng ít có tính cụ thể, đối tượng so sánh là cái cụ thể dễ hình dung Nhiệm vụ so sánh trong trường hợp này thường là làm rõ cái đã biết, cái có thể hình dung được

Ví dụ:

A Phủ khoẻ chạy nhanh như ngựa ( VCAP, tr 49)

K1 P K2

Như vậy, phép so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng là phép so sánh

mà kết quả là xác định được sự giống nhau của các đối tượng được so sánh theo một thông số so sánh nhất định tại thời điểm phát ngôn Kết quả phân tích phép so sánh tĩnh đã đưa ra bốn biến thể của ý nghĩa so sánh Thông qua

Trang 29

việc so sánh các đặc trưng và thông qua những thành tố được tổ hợp một cách cân đối, từ đó rút ra được đặc trưng phẩm chất của cả hai đối tượng và cuối cùng là so sánh giữa hai đối tượng để có được kết quả Bốn mô hình trên nêu

ra sự giống nhau dựa trên thông số so sánh (P) với những đối tượng được so sánh (K)

Trong phép so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng, ngoài việc sử dụng các từ so sánh như: như, giống, tựa, bằng, giống như, tựa như, hệt như, còn sử dụng từ “là”, các đại từ “gì”, “nào”, các phụ từ “không”, “chẳng”

4.1.5 Từ “như” và từ “là” đều mang ý nghĩa khẳng định nhưng khi dùng

từ “là” thì làm cho giọng văn sắc thái khẳng định cao hơn

Ví dụ:

Ruộng rẫy là chiến trường Cuốc cày là vũ khí (TT – tr350)

Đọc ví dụ này thì không có người nào hiểu nhầm rằng Bác định nói có cuộc chiến đấu vũ trang ở đồng ruộng, mà ở đây ai cũng hiểu rằng Bác nói về cuộc đấu tranh trong lao động sản xuất ở đây cũng có thể thay bằng từ “như”:

“Ruộng rẫy như chiến trường Cuốc cày như vũ khí” Về hình thức thì có vẻ

như hợp lý với cấu trúc so sánh hơn, nhưng rõ ràng ý nghĩa câu nói bị giảm đi nhiều

Một ví dụ khác: “Giao thông là mạch máu của mọi việc” (TT – tr263) chứ không nói “giao thông như mạch máu của mọi việc”

Phân tích như trên không có nghĩa là trong tất cả mọi trường hợp đều

có thể dùng từ “là” thay thế cho từ “như”

4.1.6 Dùng các đại từ gì, nào: khác gì, hơn gì, khác nào, có ý nghĩa là

giống nhau

Ví dụ:

Lúa non phủ lên các cánh đồng khác nào những tấm thảm xanh rộng

mênh mông hứa hẹn năm nay sẽ no ấm được mùa (TT – tr395)

Trang 30

= Lúa non phủ lên các cánh đồng giống như những tấm thảm xanh

rộng mênh mông hứa hẹn năm nay sẽ no ấm được mùa

4.1.7 Dùng các phụ từ “không”, “chẳng”: không khác, không khác gì, chẳng khác, chẳng khác gì có ý nghĩa biểu thị sự tương tự, giống

nhau

Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối (TT – tr226)

= Làm mà không có lý luận thì như/giống như đi mò trong đêm tối Các mẹ chẳng khác gì các “nữ thần hộ mệnh” đã bảo vệ cho các

Một người thì đầy túi còn người kia thì không có một xu (TNCL-9TGN, tr41)

Trong những câu ghép có kết từ quan hệ so sánh, phát ngôn trên có đặc trưng tương tự như câu ghép có kết từ mang ý nghĩa đối lập Nhiều khi thành phần K1-P1 có nội dung đối lập nhau

ở ví dụ trên chúng ta có thể thay thế liên từ đối chiếu “còn” bằng liên

từ đối lập “nhưng”

Một người thì đầy túi còn người kia thì không có một xu

Một người thì đầy túi nhưng người kia thì không có một xu

Tính chất đối chiếu đối lập có thể gặp trong các văn bản giao tiếp Sự đối lập giữa P1 và P2 có thể được biểu hiện bằng từ phủ định “không”

Trang 31

(1)Những ngư phủ đã mệt bã nhưng họ vẫn không bỏ cá, giặt lưới, rửa

thuyền (MĐTY – tr71)

(2)Là một chính trị viên tiểu đoàn từ đầu kháng chiến chống Pháp, Thái

Văn năm nay đã ngoài bốn mươi, tóc đã có chen sợi bạc nhưng trông dáng vẻ

bề ngoài và đôi mắt không có vẻ già (DCNL – tr86)

Việc sử dụng phép đối chiếu đối lập có thể được biểu thị bằng những đơn vị từ vựng trái nghĩa

Ví dụ:

(1)  Những ngư phủ đã mệt bã nhưng họ vẫn hối hả nhặt cá, giặt

lưới, rửa thuyền (MĐTY – tr71)

(2) Là một chính trị viên tiểu đoàn từ đầu kháng chiến chống Pháp,

Thái Văn năm nay đã ngoài bốn mươi, tóc đã có chen sợi bạc nhưng trông dáng vẻ bề ngoài và đôi mắt vẫn còn trẻ (DCNL – tr86)

Trang 32

Ví dụ:

Tinh thần yêu nước của giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản khác

hẳn với nhân dân lao động (LKGCHCT – T1 – tr13)

Những phát ngôn như mô hình trên thể hiện tính chất đối lập giữa K1

và K2 Nhưng tính chất đối lập không gay gắt, vì thế trong những trường hợp này có thể coi như sự khác biệt với những mức độ nhất định

Trang 33

Mức độ đặc trưng được thể hiện qua các từ: lắm, nhiều, rất

Khi đối tượng được đồng nhất nghĩa là K1 và K2 cùng một đối tượng

thì sự so sánh có thể chỉ mức độ đặc trưng so sánh theo thời gian như: ngày này, trước kia, bây giờ, giờ đây, xưa kia

Ví dụ:

Giờ đây tôi nằm trên giường nệm nhưng xưa kia có bao tháng ngày

ròng rã tôi không hề được đặt lưng nằm ngủ trên mặt phẳng, dù chỉ là mặt đất (GMGBBY – tr41)

Khi hai đối tượng được so sánh thì phẩm chất đặc trưng được so sánh

có thể không thể hiện một cách đầy đủ mà như một phẩm chất đặc trưng có tính chất chung chung như:

Dọc hai bên bờ là cả một rừng người với đủ màu sắc, bông hoa sặc sỡ

của các loại quần áo, khăn nón trông chẳng khác một rừng hoa là mấy

(BCTS – tr106)

Trong phép so sánh biểu thị ý nghĩa khác biệt không chỉ dựa vào những

từ “khác”, “khác nhau” để so sánh mà trong giao tiếp còn phải hiểu nghĩa của các phát ngôn đó Các phát ngôn mang ý nghĩa khác nhau còn sử dụng:

Trang 34

4.2.5 Dùng cách so sánh hai sự vật có thuộc tính đối lập nhau bằng cấu

Thành phần K1 – P1 có nội dung đối lập với K2 – P2 được phân biệt

bởi liên từ đối chiếu “còn”

*.Dùng liên từ đối lập “nhưng”

Có thể thay thế bằng liên từ đối lập “nhưng”

Ví dụ:

Người trong làng đang nhốn nháo, nhưng dòng sông vẫn yên tĩnh,

Trang 35

K1 P1 K2 P2

những giải lục bình vẫn theo con nước trôi xuôi (DSTA – tr86)

K2 P2

4.2.7.Dùng các từ phủ định “không”, “chẳng” kết hợp với “giống” thì câu

lại có ý nghĩa biểu thị sự khác nhau

Ví dụ:

Nhã nghĩ lan man đến sự giàu, nghèo, mỗi nơi lộ ra một cách thức và

những nỗi khổ của con người lại chẳng ai giống ai (KTGB – tr102)

= Nhã nghĩ lan man đến sự giàu, nghèo, mỗi nơi lộ ra một cách thức và

những nỗi khổ của con người lại khác nhau

Nhà của Trầm cũng như bao nhiêu nhà sàn khác ở làng, tất nhiên không

có nhà nào giống nhà nào (DSTA – tr73)

= Nhà của Trầm cũng như bao nhiêu nhà sàn khác ở làng, tất nhiên mỗi

nhà khác nhau

Trên đây là những phương tiện mà so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt thường sử dụng Nhờ những phương tiện này mà người đọc dễ hình dung được ý nghĩa so sánh, biểu thị ý tưởng rõ ràng, cụ thể, sinh động

4.2.8 Các từ so sánh hơn, kém, nhất cũng mang ý nghĩa so sánh tĩnh biểu

thị sự khác nhau

a.So sánh bậc hơn

Ví dụ:

Cái ô tô này đắt hơn cái ô tô kia (TVTH– tr105)

Cái ô tô này đắt hơn cái ô tô kia

Trang 36

-YTĐSS: yếu tố cần đưa ra để so sánh xét về tương quan với chuẩn có thể là yếu tố được hay bị so sánh (YTĐSS/YTBSS)

-YTĐTSS (yếu tố đặc trưng so sánh): yếu tố nêu rõ thuộc tính hay hành động của sự vật được nêu lên trong yếu tố được so sánh

-YTQHSS (yếu tố quan hệ so sánh): yếu tố được thể hiện mối quan hệ trong so sánh

-YTSS (yếu tố so sánh): yếu tố dùng để so sánh được coi là chẩn, xác định mức độ hơn, kém, giống, khác của yếu tố cần so sánh

Trường hợp ông Diệp xem ra giản dị hơn (NDNL – tr519)

* Trong nhiều trường hợp các thành tố cấu trúc có thể được phức tạp hoá hơn

Ví dụ:

Người nữ chủ tịch chưa đến bốn mươi tuổi, nhưng trông còn trẻ hơn

rất nhiều so với tuổi chị (MMH – tr14)

Yếu tố quan hệ ở đây không còn là một từ “hơn”nữa mà là một cụm từ:

“hơn rất nhiều so với”

** Hành động cũng có thể được đối chiếu

Ví dụ:

Trang 37

Lê dương, pháo thủ, lính thuỷ, tây trắng, tây đen tất cả đều uống nhiều hơn ăn (CBĐĐ - tr76)

Trường hợp này ta có mô hình:

Ví dụ:

Trước mặt Tư, người con gái còn kém Tư hẳn một cái đầu (MS – tr31)

Dạng phủ định của cấu trúc này lại có ý nghĩa biểu thị sự tương tự, giống nhau

Người phụ nữ này có lẽ ít hơn Nhã vài ba tuổi(KTGB – tr102)

**So sánh bậc kém còn được dùng với từ “giảm”

Ví dụ:

Trang 38

Năm nay, sự phát triển ngành nông nghiệp Nga sẽ giảm so với năm

2001, do thời tiết không thuận và sự thay đổi tình hình trên thị trường thế giới (Báo ND – tr4)

Vậy so sánh bậc thấp có các mô hình sau:

DT + kém + DT + hẳn + DT

DT + ít hơn + DT

DT + ĐT giảm so với + DT

c.So sánh bậc nhất

Trong so sánh bậc nhất, ban đầu chỉ có một tập hợp và sự so sánh xảy

ra trong nội bộ tập hợp này, sau đó một thành viên trội nhất hoặc kém nhất được xác định và chuyển về một đầu thang độ, lúc này tập hợp đó dường như được phân đôi giữa một bên là thành viên này, một bên là thành viên còn lại

So sánh bậc nhất gồm có: so sánh bậc thấp nhất và so sánh bậc cao nhất

** So sánh bậc thấp nhất:

Căm dễ đâm ngọn từ trong lịch sử xa xưa, ở những vùng biên cương

vắng vẻ – nơi quyền năng của các chính quyền trung ương thường ít hiệu lực

Trang 39

Cải đã nói một cách rất hùng biện để chứng minh rằng tiểu đoàn một

của anh phải chịu nhiều khó khăn nhất, thiệt thòi nhất so với hai tiểu đoàn

bạn (ĐMB – tr59)

d.So sánh không nhằm xác định hơn kém: nếu thì

Đây là loại so sánh để nêu bật thuộc tính nổi trội ở sự vật này so sánh với thuộc tính nổi trội ở sự vật khác

Ví dụ:

Nếu người chồng có vẻ như già hơn một chút, luộm thuộm hơn một

chút thì người vợ như lại béo ra, đẹp ra, gò má ửng hồng dưới ánh

So sánh là một hình thức diễn đạt nhằm giúp người đọc, người nghe dễ hình dung, dễ hiểu được điều mình nói, mình viết Tương quan trong so sánh được thể hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ Các phương tiện đó được thể hiện ở một dạng cụ thể , sự vật được hay bị đem ra so sánh

Trang 40

So sánh tĩnh trong tiếng Việt rất đa dạng, mỗi so sánh có một nét riêng

So sánh giúp cho sự diễn đạt ý tưởng được mạch lạc, dễ hiểu, giúp giao tiếp tiếng Việt đạt hiệu quả cao Mỗi lần thay đổi đối tượng được so sánh hiện ra dưới một cái nhìn mới Có thể nói mỗi lần so sánh là một lần phát hiện thêm thuộc tính của đối tượng

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w