Qua thực tế giảng dạy tiếng Anh cho chuyên ngành tin học - viễn thông cho sinh viên của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và một số các cơ sở đào t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-o0o -
NGUYỄN THỊ KIM THANH
KHẢO SÁT HỆ THUẬT NGỮ TIN HỌC - VIỄN THÔNG TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2005
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-o0o -
NGUYỄN THỊ KIM THANH
KHẢO SÁT HỆ THUẬT NGỮ TIN HỌC - VIỄN THÔNG TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 5.04.08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG
2 TS NGUYỄN HỒNG CỔN
HÀ NỘI - 2005
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .2
3 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án 3
4 Cái mới của luận án .5
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 5
6 Bố cục của luận án .7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1 Thuật ngữ - thành phần cơ bản của ngôn ngữ khoa học 8
1.1.1 Đặt vấn đề .8
1.1.2 Vị trí quan trọng của ngôn ngữ khoa học trong hệ thống ngôn ngữ 11 1.2 Những nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam 18
1.2.1 Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới 18
1.2.2 Những nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam 19
1.2.3 Vần đề phân biệt thuật ngữ và danh pháp khoa học 22
1.2.4 Thuật ngữ và ngữ định danh 24
1.2.5 Đặc điểm chung của thuật ngữ 25
1.2.6 Quan niệm của luận án về thuật ngữ 28
1.3 Khái niệm thuật ngữ tin học - viễn thông 30
1.3.1 Sự ra đời và phát triển của tin học - viễn thông và vai trò quan trọng của nó trong tiến trình phát triển lịch sử của toàn thế giới 31
1.3.2 Thuật ngữ tin học - viễn thông 34
1.4 Thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt 34
1.4.1 Khái quát về tình hình phát triển về hệ thuật ngữ từ vựng tiếng Việt 34
1.4.2 Một số đặc điểm cơ bản của hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt 37
1.4.3 Xác định nội dung cần giải quyết 39 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ TIN HỌC - VIỄN THÔNG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BÌNH DIỆN HÌNH THÁI CẤU TRÚC
Trang 42.1 Thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt được hình thành
chủ yếu bằng con đường vay mượn 40
2.1.1 Các hình thức tiếp nhận thuật ngữ tin học - viễn thông
tiếng nước ngoài vào tiếng Việt 40 2.1.2 Về các thuật ngữ tin học - viễn thông nước ngoài được
chuyển dịch sang tiếng Việt 52
2.2 Đặc điểm cấu trúc của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt 59
2.2.1 Đơn vị cơ sở để cấu tạo thuật ngữ trong tiếng Việt 60 2.2.2 Đặc điểm cấu trúc của thuật ngữ tin học - viễn thông
tiếng Việt xét trên phương diện cấu tạo từ 70 2.2.3 Đặc điểm về từ loại của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt 93
bình diện nội dung ngữ nghĩa 98
3.2.1 Vấn đề định danh ngôn ngữ và tính linh hoạt của thuật ngữ
tin học - viễn thông trong sự phát triển nội dung 99 3.2.2 Cách thức biểu thị của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt 104 3.2.3 Đặc điểm phân định nội dung biểu đạt theo tính chuyên môn của hệ thuật ngữ tin học- viễn thông tiếng Việt 132
3.3 Đặc điểm của hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt
xét từ bình diện sử dụng 137
3.3.1 Tình hình chung trong sử dụng thuật ngữ tin học - viễn thông
tiếng Việt 137 3.3.2 Những nét cơ bản về tình hình sử dụng thuật ngữ
tin học-viễn thông tiếng Việt 139 3.3.3 Đặc điểm sử dụng của các thuật ngữ tin học - tiếng Việt
xét trên phương diện nội dung thuật ngữ 148
Tiểu kết 151
Trang 5CHƯƠNG IV: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN HOÁ
THUẬT NGỮ TIN HỌC - VIỄN THÔNG TIẾNG VIỆT 155
4.1 Vấn đề chuẩn hóa và thuật ngữ khoa học - nền tảng của việc xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tin học- viễn thông tiếng Việt 155
4.1.1 Đặt vấn đề 155
4.1.2 Chuẩn hoá thuật ngữ khoa học 157
4.1.3 Tình hình xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ khoa học ở Việt Nam 161 4.1.4 Những cách thức xử lý thuật ngữ hiện gặp trong tiếng Việt 163
4.2 Vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt 165
4.2.1 Sự cần thiết của việc chuẩn hóa hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt 165
4.2.2 Những nội dung cần được chuẩn hóa của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt 165
4.2.3 Những nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo ra những nhược điểm của hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt 168
4.3 Một số ý kiến đề xuất về xây dựng và chuẩn hóa hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt 169
4.3.1 Ý kiến đề xuất về dịch thuật ngữ tiếng Anh/Mỹ sang tiếng Việt 169
4.3.2 Một số ý kiến đề xuất đối với việc vay mượn thuật ngữ Anh/Mỹ 175
4.4 Đề xuất về biên soạn từ điển thuật ngữ song ngữ (Anh/Mỹ - Việt) chuyên ngành tin học - viễn thông 182
4.4.1 Những vấn đề chung của từ điển chuyên ngành tin học - viễn thông 182
4.4.2 Một cấu trúc nội dung thống nhất cho từ điển chuyên ngành tin học - viễn thông Anh/Mỹ - Việt 183
4.4.3 Đề xuất thiết kế ngân hàng điện tử của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt (E - Termbank) 185
Tiểu kết 188
KẾT LUẬN 190
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 196
Trang 6PHỤ LỤC I
PHỤ LỤC II
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đang trở thành một xu hướng quốc
tế Toàn cầu hóa là một quy luật phát triển tất yếu, khách quan của xã hội vì thế tin học - viễn thông, với đặc tính của mình, trở thành một trong những ngành chịu tác động rất lớn của tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới Công nghệ thông tin là ngành kinh tế, kỹ thuật quan trọng khi bước vào kỷ nguyên thông tin Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ có tác động mạnh
mẽ tới quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế - xã hội Phát triển công nghệ thông tin sẽ cho phép các nước có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế thế giới, với tri thức của nhân loại, như các công nghệ mới, các thành tựu khoa học mới trên nhiều lĩnh vực, các phương thức kinh doanh mới, cũng như các kinh nghiệm quản lý, góp phần thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh để phát triển kinh tế và từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, khoảng cách về tri thức có thể san lấp trong một thời gian ngắn hơn nhiều so với khoảng cách về vật chất Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, chắc chắn phải tập trung vào khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo Cập nhật công nghệ tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, tận dụng ưu thế của các nước đi sau trong việc ứng dụng công nghệ mới đòi hỏi tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học thông tin (tin học) và công nghệ viễn thông (viễn thông)
Đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nội dung phát triển, hiện đại hoá nội dung đào tạo đối với tin học - viễn thông là yêu cầu tất yếu và cấp thiết của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới này Điều đó thể hiện ở nhu cầu giảng dạy và học tập tin học - viễn thông tăng rất nhanh, và cùng với nó là khối lượng tài liệu sách vở phục vụ cho ngành khoa học này xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều, phần lớn trong số chúng là các tài liệu tiếng Anh/Mỹ Hiện nay, về vấn đề thuật ngữ khoa học ở Việt Nam đang
Trang 8còn thiếu thống nhất giữa các quan điểm như: chuyển dịch thuật ngữ, đặt thuật ngữ mới, tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài dưới các hình thức khác nhau (chuyển dịch, phiên chuyển, để nguyên dạng) Hơn nữa, ngôn ngữ dành cho tin học - viễn thông phổ biến là tiếng Anh/Mỹ Qua thực tế giảng dạy tiếng Anh cho chuyên ngành tin học - viễn thông cho sinh viên của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và một số các cơ sở đào tạo tin học khác chúng tôi nhận thấy việc khẳng định vị trí then chốt của hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt
đã trở thành vấn đề thực sự cần kíp Chính vì vậy mà việc đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm về cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và hoạt động của các thuật ngữ tin học - viễn thông trong tiếng Việt là cần thiết Chỉ ra được các đặc điểm và xu hướng phát triển của hệ thuật ngữ này là góp phần vào quá trình xây dựng và chuẩn hoá hệ thống thuật ngữ tiếng Việt nói chung
và thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt nói riêng theo phương châm khoa học, dân tộc, đại chúng và quốc tế Hiểu rõ về các đặc điểm cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và hoạt động của thuật ngữ tin học - viễn thông cũng sẽ đóng góp phần nào cho việc khẳng định vai trò của tiếng Việt trong lĩnh vực khoa học công nghệ mới mẻ này, đóng góp thiết thực vào quá trình truyền bá kiến thức, phát triển tin học - viễn thông ở Việt Nam
2 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt và những yếu tố có liên quan đến quá trình hình thành, phát triển của hệ thuật ngữ này Các yếu tố có liên quan đến hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt như nguồn gốc, phương thức cấu tạo, tác động của điều kiện lịch sử, ảnh hưởng của các thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng nước ngoài (đặc biệt là Anh/Mỹ) lên hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt, sẽ được chú trọng nghiên cứu và phân tích trong luận
án
2.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là khảo sát, phân tích thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt nhằm rút ra được các đặc điểm cơ bản của các
Trang 9thuật ngữ trong lĩnh vực này về cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và sự hoạt động hay việc sử dụng chúng trong giao tiếp khoa học, cũng như trong cuộc sống Trên cơ sở đó, luận án sẽ đưa ra một số ý kiến đề xuất đối với hướng chuẩn hóa thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
(1) Hệ thống hóa các quan điểm lý luận về thuật ngữ khoa học nói chung và lý luận về thuật ngữ học ở Việt Nam
(2) Xem xét một cách có hệ thống về quá trình phát triển lịch sử của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam trong mối liên hệ mật thiết với sự hình thành và phát triển của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt
(3) Khảo sát đặc điểm cấu trúc, nội dung ngữ nghĩa và hoạt động của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt Xác định nguồn tạo nên thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt, các mô hình cấu tạo cơ bản của chúng, các đặc điểm về nội dung, cũng như phạm vi, tần suất hoạt động của hệ thuật ngữ rất lớn này Phân tích kỹ lưỡng để thấy rõ những ảnh hưởng của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Anh/Mỹ lên hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt, từ đó chỉ ra đặc điểm tiếp nhận và sử dụng thuật ngữ tiếng Anh/
Mỹ trong tiếng Việt, xây dựng bức tranh toàn cảnh về hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt
(4) Dựa trên các kết quả nghiên cứu đưa ra một số đề xuất, kiến nghị mang tính lý luận đối với việc xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt
Áp dụng kết quả nghiên cứu để biên soạn từ điển (đối chiếu và giải thích) tin học - viễn thông Anh - Việt, lập ra ngân hàng thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt trên Internet, tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy chuyên ngành, tin học - viễn thông cho sinh viên, học sinh trong nhà trường
và các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin ở Việt Nam
3 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án
3.1 Tư liệu nghiên cứu
Trang 10Tư liệu nghiên cứu chính của luận án là gần 30 000 thuật ngữ tin học
- viễn thông được chuyển dịch và mượn sang tiếng Việt (bằng các con đường: phiên âm, sao phỏng, viết tắt, nguyên dạng) lấy từ:
(1) Các từ điển thuật ngữ chuyên ngành tin học - viễn thông song ngữ Anh - Việt, Nga - Việt, Việt - Nga (chủ yếu là các từ điển Anh - Việt),
và một số từ điển đa ngữ như Anh - Pháp - Đức - Việt, Anh - Nga - Việt của các nhà xuất bản trong nước và quốc tế v.v… (Danh mục tư liệu);
(2) Các bài viết, bài khoá từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành Bưu chính Viễn thông tiếng Anh và tiếng Việt và những tài liệu liên quan khác (Danh mục tư liệu);
(3) Các giáo trình chuyên ngành tin học - viễn thông dùng trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Quốc Gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo nhân lực tin học - viễn thông khác ở Việt Nam;
(4) Thực tế sử dụng thuật ngữ của các đối tượng khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được một cách có hiệu quả mục đích nghiên cứu của mình, chúng tôi áp dụng các phương pháp, các thủ pháp nghiên cứu sau đây:
(1) Phương pháp phân tích định tính giúp nhanh chóng xác định
được yếu tố cũng như quy luật cấu tạo của các thuật ngữ Đây là phương pháp giúp chúng tôi phân tích và miêu tả hình thái, cấu trúc của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt một cách hiệu quả Trong luận án, chúng tôi phân tích cấu tạo thuật ngữ trên đơn vị cơ sở (thành tố trực tiếp) là tiếng trong tiếng Việt đối với thuật ngữ có cấu tạo là từ; là từ đối với thuật ngữ
có cấu tạo là cụm từ/ngữ định danh Nhờ vận dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ tìm ra được các nguyên tắc cơ sở tạo thành thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt và các mô hình cấu tạo cơ bản của chúng
(2) Phương pháp thống kê ngôn ngữ để tính toán các số liệu cần
thiết làm cơ sở xác thực cho những kết luận trong quá trình nghiên cứu Trong ngôn ngữ học phương pháp thống kê được sử dụng rất rộng rãi, bởi
Trang 11vì các hiện tượng ngôn ngữ ngoài những đặc trưng về chất còn có những đặc trưng về lượng và trong không ít các trường hợp của ngôn ngữ, sự khác biệt về chất chỉ có thể được giải thích nhờ những khác biệt về lượng Chúng tôi vận dụng các thủ pháp thống kê ngôn ngữ học để thực hiện các thống kê cần thiết về từ vựng như: tỷ lệ các yếu tố từ vựng tạo thành thuật ngữ, độ phong phú từ vựng, độ tập trung từ vựng, độ phân tán từ vựng, tỷ lệ tương quan giữa các từ loại khác nhau,… Các kết quả thống kê của chúng tôi sẽ được tổng hợp lại dưới hình thức các bảng biểu, đồ thị giúp hình dung rõ hơn các nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngữ nghĩa, phương thức hoạt động của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt
(3) Phương pháp đối chiếu chuyển dịch để tìm ra các ảnh hưởng cơ
bản về phương thức cấu tạo, cấu trúc ngữ nghĩa của các thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Anh/Mỹ đối với các các thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt Cơ sở đề chúng tôi chọn và vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu của mình chính là sự vay mượn gần như tuyệt đối của hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt các thuật ngữ nước ngoài, trong đó nhiều nhất là các thuật ngữ tiếng Anh/Mỹ, đặc biệt thông qua con đường chuyển dịch
(4) Theo suốt các phương pháp đã nêu trên là hai phương pháp luận
cơ bản trong nghiên cứu khoa học diễn dịch và quy nạp Trong quá trình
nghiên cứu, có những kết luận chúng tôi rút ra được từ những quy luật chung, chẳng hạn, quy luật về các con đường hình thành thuật ngữ khoa học; nhưng cũng có những kết luận có được nhờ khảo sát, phân tích những trường hợp cụ thể trong hệ thuật ngữ tin học - viễn thông
4 Cái mới của luận án
Có thể nói đây là công trình liên ngành, kết hợp kiến thức ngôn ngữ học và kiến thức cơ sở về tin học - viễn thông, bước đầu nghiên cứu tương đối kỹ lưỡng và có hệ thống những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt trên phương diện cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và sự hoạt động Luận án sẽ giới thiệu các phương thức cơ bản tạo thành thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt đồng thời sẽ đưa ra những con số tỷ lệ
về các yếu tố từ vựng thuộc các nguồn gốc khác nhau tham gia vào cấu tạo
Trang 12thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt cũng như các mô hình kết hợp cơ bản nhất của các yếu tố từ vựng để tạo thành thuật ngữ
Về mặt nội dung và cấu trúc ngữ nghĩa, luận án sẽ nêu lên và phân tích tính có lý do của thuật ngữ tin học - viễn thông nói chung và thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt nói riêng dựa trên các đặc trưng cơ bản được dùng làm cơ sở định danh trong quá trình tạo ra các thuật ngữ tin học - viễn thông
Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu của mình, luận án đưa ra những ý kiến đề xuất đối với việc chuẩn hóa thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt và vấn đề biên soạn từ điển chuyên ngành tin học - viễn thông song ngữ Anh/Mỹ - Việt
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
5.1 Ý nghĩa lý luận
(1) Nếu những nghiên cứu về hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt của luận án được thực hiện thành công sẽ góp phần hệ thống lại các vấn đề thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam Xem xét sự đổi mới của hệ tri thức khoa học - công nghệ thông tin Việt Nam qua hệ thuật ngữ tương ứng trong quá khứ, hiện tại và tương lai với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa
(2) Qua khảo sát và phân tích chỉ ra các đặc điểm của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt về cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và sự hoạt động,
từ đây sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng một hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt chính xác, hiệu quả, mang tính khoa học, dân tộc, đại chúng và vẫn đảm bảo tính quốc tế, thiết thực giúp ích cho sự phát triển của khoa học thông tin và công nghệ viễn thông ở Việt Nam
(3) Kết quả nghiên cứu sẽ thực sự đóng góp vào việc xây dựng lý thuyết về thuật ngữ khoa học nói riêng và lý luận về chuẩn hóa ngôn ngữ nói chung Trên cơ sở phân tích kỹ các đặc điểm cơ bản của hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt, luận án hệ thống lại các vấn đề tồn tại của
hệ thuật ngữ này, đưa ra những đề xuất cụ thể cho việc xây dựng và chuẩn hóa hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt nói riêng và thuật ngữ khoa học tiếng Việt nói chung
Trang 135.2 Ý nghĩa thực tiễn
(1) Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cầu nối tri thức ngôn ngữ học với tri thức khoa học - công nghệ, cụ thể là khoa học - công nghệ thông tin, một lĩnh vực có nhiều cái mới và có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển đất nước, hỗ trợ tích cực cho quá trình giảng dạy, truyền thụ kiến thức tin học - viễn thông trong nhà trường và các trung tâm đào tạo cho chuyên ngành này ở Việt Nam
(2) Trên cơ sở xác định được các đặc điểm của hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt, luận án đề xuất việc biên soạn từ điển tin học - viễn thông song ngữ Việt - Anh vốn đang còn rất thiếu so với nhu cầu lớn của đông đảo người sử dụng, đồng thời mạnh dạn đưa ra ý tưởng xây dựng ngân hàng thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt trên Internet, khẳng định vị trí của tiếng Việt trong tiến trình phát triển của khoa học - công nghệ thông tin ở Việt Nam, điều kiện tất yếu cho sự nghiệp phát triển đất nước
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, thư mục tham khảo và phụ lục, luận
án gồm có bốn chương được sắp xếp như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
CHƯƠNG 2: Đặc điểm của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt xét trên bình diện hình thái cấu trúc
CHƯƠNG 3: Đặc điểm của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt xét trên bình diện từ vựng ngữ nghĩa và cách sử dụng
CHƯƠNG 4: Một số ý kiến về định hướng chuẩn hóa thuật ngữ tin học
- viễn thông tiếng Việt
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 THUẬT NGỮ - THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ KHOA HỌC
1.1.1 Đặt vấn đề
Từ xưa tới nay, trong hoạt động giao tiếp của con người, luôn luôn tồn tại những rào cản, mà một trong số các rào cản đó là ngôn ngữ Đó là những khó khăn về ngôn ngữ gặp phải trong giao tiếp giữa những cá nhân thuộc các sắc tộc, tôn giáo, các miền địa lý, văn hóa, xã hội và nghề nghiệp chuyên môn khác nhau Vì xã hội loài người phát triển không ngừng nên ngôn ngữ cũng liên tục phát triển để kịp thời phản ánh được thực tiễn cuộc sống Ngày nay, những cách thể hiện hoàn toàn mới về nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống đã xuất hiện trong mối liên quan mật thiết với các chuyên ngành máy tính, dự báo, quảng cáo thương mại, âm nhạc phổ thông, Trải qua nhiều thế kỷ, những phong cách chuyên biệt đã được phát triển phù hợp với các lĩnh vực như tôn giáo, luật pháp, thể chế chính trị, thương mại, báo chí, y học và khoa học Ngôn ngữ thực sự giúp cho việc đáp ứng các nhu cầu chuyên môn trong các xã hội phát triển, và hoàn thiện những lĩnh vực mới nảy sinh trong khi con người dần dần quen với các từ ngữ được tạo ra Xét về tiêu chí mục đích và phạm vi sử dụng, có thể phân chia ngôn ngữ thành: ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ chuyên dụng Ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ chuyên dụng đều nằm trong hệ thống ngôn ngữ chung, ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ mẹ đẻ Chúng giống nhau ở chỗ là đều tuân thủ các nguyên tắc chung của ngôn ngữ về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, nhưng mỗi loại có những đặc điểm riêng Các đặc điểm đó được thể hiện khác nhau phụ thuộc vào sự khác nhau về phạm vi, mục đích sử dụng ngôn ngữ Nếu như, ngôn ngữ toàn dân được đại đa số nhân dân trong một quốc gia sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để giao tiếp, thì ngôn ngữ chuyên dụng có số lượng người sử dụng hạn chế hơn rất nhiều, tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của từng cá nhân, từng nhóm người Thông thường, mỗi cá nhân phải nắm vững ngôn ngữ toàn dân trước khi tiếp cận với ngôn ngữ chuyên dụng Nhu cầu tiếp cận với ngôn ngữ chuyên dụng chỉ thực sự xuất hiện khi một cá nhân tham gia vào các hoạt động trong xã hội
Trang 15Đặc trưng của ngôn ngữ toàn dân được thể hiện rõ trong định nghĩa
sau: "Ngôn ngữ toàn dân được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày,
không bị hạn chế bởi phong cách và phạm vi sử dụng; ngôn ngữ được mọi người trong quốc gia biết, chấp nhận và sử dụng." [80, tr 171]
Khác với ngôn ngữ toàn dân (được sử dụng rộng rãi, "không bị hạn
chế về phong cách và phạm vi sử dụng", lại dễ phổ biến và dễ dùng), ngôn
ngữ chuyên dụng là ngôn ngữ được sử dụng trong từng lĩnh vực chuyên biệt với những mục đích cụ thể không giống nhau, có kèm thêm các yếu tố nhân tạo (ký hiệu, công thức, ) và được xác định bằng nội dung giao tiếp dưới dạng văn bản hay lời nói, phục vụ cho những mục đích xác định (công việc, nghiên cứu, học tập, ) Định nghĩa dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
thêm về bản chất và chức năng của ngôn ngữ chuyên dụng: "Ngôn ngữ
chuyên dụng là ngôn ngữ được sử dụng với những mục đích cụ thể khác nhau: dùng trong công việc hàng ngày, dùng cho mục đích nghiên cứu, học tập, dùng để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật, Nó là một bộ phận của ngôn ngữ chung nhưng không phải là ngôn ngữ toàn dân vì nó có chứa đựng những nội dung chuyên môn mà không phải tất cả mọi người đều hiểu." [95, tr.16]
Rõ ràng, ngôn ngữ chuyên dụng không phải là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ mà là ngôn ngữ chuyên dùng cho một ngành chuyên môn, hay một nghề nghiệp nhất định nào đó trong xã hội loài người, ví dụ: ngành giáo dục đào tạo, ngành khoa học vật liệu, ngành chế biến thực phẩm, ngành cơ khí chế tạo máy, ngành thủ công mỹ nghệ, ngành sản xuất nông nghiệp, ngành nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thuỷ hải sản, ngành bưu chính viễn thông,v.v
Ngôn ngữ chuyên dụng có tính độc lập thể hiện ở chỗ nó là một hệ thống mở thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện và có liên quan tương hỗ với ngôn ngữ toàn dân Nó có thể mượn các yếu tố của ngôn ngữ toàn dân
để tạo ra các từ ngữ mới và ngược lại có thể làm giàu cho ngôn ngữ toàn dân bằng những yếu tố của nó (trường hợp thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường và thông thường hoá thuật ngữ)
Trang 16Ở Việt Nam khái niệm ngôn ngữ chuyên dụng chưa được nghiên cứu
và xem xét một cách thật thấu đáo, nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp chúng ở các sách chuyên môn, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, và chúng vẫn là vấn đề còn để mở Cần phải nói thêm rằng, chúng tôi dùng thuật ngữ
"ngôn ngữ chuyên dụng" nhằm nhấn mạnh vào tính mục đích của việc sử dụng ngôn ngữ trong thể hiện tư duy, trong thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, trong giao tiếp khoa học, của xã hội loài người Cùng khái niệm này
có một số tác giả Việt Nam đã dùng thuật ngữ "ngôn ngữ chuyên ngành" cụm từ "chuyên ngành" theo chúng tôi thì có nghĩa hẹp hơn "chuyên dụng"
và dễ làm chúng ta liên tưởng tới một ngành khoa học, kỹ thuật cụ thể nào
đó Tuỳ thuộc vào những mục đích phục vụ khác nhau, trong ngôn ngữ chuyên dụng có sự phân biệt giữa các khái niệm: ngôn ngữ nghề nghiệp, ngôn ngữ khoa học và ngôn ngữ nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghề nghiệp phục vụ cho công việc hàng ngày giữa những người cùng ngành nghề chuyên môn, cùng nghề nghiệp dùng để giao tiếp với nhau khi cần trao đổi những thông tin mang tính chuyên môn,
nghề nghiệp Ngôn ngữ nghề nghiệp là "ngôn ngữ trong các lĩnh vực
chuyên sâu của giao tiếp được xác định theo loại hình công việc ngoài ngôn ngữ của con người, ngôn ngữ nghề nghiệp được cá nhân học theo loại hình công việc, là tiếng mẹ đẻ và là cả ngoại ngữ trong mối quan hệ rất chặt chẽ." [56, tr 366]
- Ngôn ngữ khoa học phục vụ cho quá trình nghiên cứu và truyền bá tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ của con người để duy trì cuộc sống
và phát triển xã hội "Trong đó có vấn đề thuật ngữ, từ vựng khoa học
chung, mối tương quan giữa ngôn ngữ và phong cách trình bày khoa học."
[56, tr 369]
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được hình tượng hóa ở mức cao nhằm phản ánh mọi khía cạnh đời sống của con người dưới các hình thức
văn học, nghệ thuật khác nhau "Ngôn ngữ nghệ thuật tức ngôn ngữ trong
các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ
hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngôn ngữ tự nhiên) Chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật được thể hiện ở chỗ tín hiệu ngôn
Trang 17ngữ (tức đặc trưng ngữ nghĩa và đặc trưng âm thanh) trở thành yếu tố tạo thành của hình tượng." [45, tr 18]
Có thể hình dung ra bức tranh ngôn ngữ với cách phân loại như trên bằng sơ đồ dưới đây
Sơ đồ 1 Phân loại ngôn ngữ theo mục đích và phạm vi sử dụng Trên thế giới, khái niệm ngôn ngữ chuyên dụng, ngôn ngữ nghề nghiệp, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ văn học nghệ thuật, đã được nhiều nhà ngôn ngữ học như: IU.V Rozdextvenxki, R.N Pôpôv, D.P Vankôva, L.IA Malôvixtki, A.K Phêđôrôv, Tom Hutchinson, Alan Waters, quan tâm đến Trong luận án, đối tượng chính được đề cập đến là các thuật ngữ tin học - viễn thông thuộc phạm vi các thuật ngữ khoa học, một bộ phận chính của ngôn ngữ khoa học, nên ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ mô tả kỹ lưỡng hơn về ngôn ngữ khoa học
1.1.2 Vị trí quan trọng của ngôn ngữ khoa học trong hệ thống ngôn ngữ
Có thể thấy rằng, chức năng của ngôn ngữ được hiện thực hóa trong cách sử dụng ngôn ngữ ở các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống Mục đích của khoa học là xác định các nguyên lý chế ngự vũ trụ Tiến tới mục đích này là đồng nghĩa với việc tiến tới mở rộng sử dụng ngôn ngữ Các kiến thức cơ bản về một chuyên ngành khoa học bất kỳ chỉ có thể được tiếp cận
và phát triển nếu các thế hệ của các nhà khoa học đi trước thành công trong
NGÔN NGỮ
NGÔN NGỮ CHUYÊN DỤNG NGÔN NGỮ TOÀN DÂN
NGÔN NGỮ NGHỀ NGHIỆP
NGÔN NGỮ KHOA HỌC
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Trang 18việc thể hiện các thành tựu khoa học của họ (phát minh, khám phá, ) một cách chính xác, tường minh bằng một ngôn ngữ nhất định Cũng như vậy, các nhà khoa học ngày nay, với mong muốn đóng góp những thành quả riêng của mình vào tri thức khoa học chung của toàn nhân loại, bắt buộc phải thoả mãn các yêu cầu, nghiêm luật của ngôn ngữ để tác phẩm, công trình của họ được hiểu một cách chính xác và được chấp nhận bởi các đồng nghiệp của mình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học với những đòi hỏi của nó về đối tượng, mục đích, việc điều tra, khảo sát có hệ thống, sự
đo lường chuẩn xác, đều có kết quả quan trọng của sự thể hiện bằng ngôn ngữ Ở đây có sự liên quan đặc biệt đến các tuyên bố chung, việc giải thích, chứng minh lôgic một vấn đề lý thuyết, và sự mô tả chính xác bằng lời một
sự vật, hiện tượng khoa học Lối bình luận cảm tính, sắc thái hài hước, lối
mô tả tượng hình và nhiều đặc điểm khác của ngôn ngữ thông thường đều được tránh sử dụng Ngôn ngữ khoa học có những đặc trưng về từ vựng và ngữ pháp, những đặc điểm tiêu biểu tạo nên sắc thái riêng cho ngôn ngữ khoa học và phân biệt nó với ngôn ngữ nghề nghiệp và ngôn ngữ nghệ thuật
Chức năng của ngôn ngữ khoa học là thông báo, chứng minh tính quy luật đã được phát hiện ra bằng tư duy khoa học, loại tư duy mang tính khái quát, trừu tượng và được diễn đạt bằng những phán đoán, suy lý chính xác, lôgic Chính vì vậy mà muốn thực hiện được chức năng của mình, ngôn ngữ khoa học cần có những đặc trưng chung: tính trừu tượng, khái quát cao; tính lôgic nghiêm ngặt và tính khách quan
Tính trừu tượng, khái quát cao
Khoa học phải thông qua khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức
và phản ánh hiện thực khách quan Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong sự vật, hiện tượng nên nó không thể dừng lại ở những gì mang tính riêng lẻ, bộ phận, cá biệt Điều này có thể nhìn thấy rất
rõ khi so sánh ngôn ngữ khoa học và ngôn ngữ văn học nghệ thuật Từ ngữ trong ngôn ngữ khoa học thường được dùng với nghĩa đen, nghĩa sự vật; còn trong ngôn ngữ nghệ thuật, chúng thường được dùng với nghĩa bóng, nghĩa phái sinh
Trang 19Tính lôgic nghiêm ngặt
Tính lôgic nghiêm ngặt bảo đảm cho ngôn ngữ khoa học gợi mở trí tuệ và thuyết phục bằng lý tính Từ ngữ được sử dụng phải biểu hiện được năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy lôgic hình thức đến tư duy lôgic biện chứng Tính lôgic là tính nhất quán trong
sự phân bổ các đơn vị của văn bản và sự có mặt của những mối liên hệ về nghĩa giữa những đơn vị đó, giúp cho các kết luận trong một văn bản khoa học đều được rút ra một cách hợp lý từ nội dung, không gây ra mâu thuẫn, phản ánh đúng sự vận động của tư duy đi từ cái chung đến cái riêng hoặc ngược lại Tính lôgic trong ngôn ngữ khoa học có yêu cầu cực kỳ khắt khe
vì nó là thứ lôgic được chứng minh, và vì tư duy khoa học không chấp nhận một bất kỳ một sự mâu thuẫn hay phi lôgic nào
Tính chính xác khách quan
Ngôn ngữ khoa học phải đạt tính chính xác khách quan, bởi vì yêu cầu chính của khoa học là phản ánh chính xác, chân thực và khách quan các quy luật của tự nhiên và xã hội Tính chính xác của từ ngữ khoa học được hiểu như là tính một nghĩa, đòi hỏi không được tạo ra sự khác biệt giữa cái được biểu đạt và cái biểu đạt
Đặc điểm hình thức của ngôn ngữ khoa học
Ngôn ngữ khoa học chủ yếu là ngôn ngữ viết Dạng nói trong ngôn ngữ khoa học chiếm vị trí thứ yếu so với dạng viết Các văn bản khoa học thông thường tồn tại dưới dạng xuất bản phẩm như: các công trình nghiên cứu khoa học; các tạp chí, tập san, thông báo, báo cáo khoa học; các hình thức tóm tắt, giới thiệu, lược thuật và tổng thuật khoa học; các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo; các bài thi, luận văn, đồ án tốt nghiệp
Tuy nhiên, tất cả các văn bản khoa học đều có thể được in ra và đọc lên, có nghĩa là chuẩn bị kỹ dưới dạng viết và công bố bằng lời, do đó ngôn ngữ khoa học cũng tồn tại ở dạng nói gồm: lời giảng bài, lời thuyết trình, lời phát biểu trong các hội nghị, trong các buổi thảo luận khoa học; lời trình bày, thuyết minh các công trình, hay báo cáo khoa học; lời hỏi đáp về các
vấn đề khoa học; vì vậy, tồn tại các cụm từ như: đọc báo cáo, đọc bài
giảng,
Trang 20Cú pháp của ngôn ngữ khoa học
a Đặc điểm cú pháp nổi bật trong ngôn ngữ khoa học là việc sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác, tính một nghĩa và tránh cách hiểu nước đôi, nước ba Trong ngôn ngữ khoa học, các kiểu câu giản lược thành phần, câu đảo vị trí hầu như không được sử dụng, mà chủ yếu là những kiểu câu ghép, thích hợp với việc diễn đạt tập trung quá trình vận động của tư tưởng, sự lập luận của tác giả và những mối liên hệ giữa các hiện tượng được nói đến Điều này làm cho các câu văn khoa học càng thêm sáng tỏ, chặt chẽ, chứa đựng một lượng thông tin lôgic, đầy đủ, tuy nhiên nó làm cho các câu thường dài và
có cấu trúc phức tạp Tính phức tạp được thể hiện chủ yếu trong các cụm danh từ chứ không phải các cụm động từ Trong ngôn bản khoa học, có thể gặp trường hợp mỗi vế của câu ghép tách ra thành một câu độc lập nếu câu quá dài, nhằm mục đích nhấn mạnh vào trọng tâm thông tin
b Các câu trong ngôn ngữ khoa học thường là những câu khuyết chủ ngữ, hoặc những câu chủ ngữ không xác định cho phù hợp với tính khái
quát và khách quan Ví dụ trong tiếng Việt: Thực tế đã chứng minh ; Có
giải thích theo cách này mới có thể ; Nhìn qua lăng kính có thể nói rằng , v.v ; trong tiếng Anh: It has been proved that; It can be understood that; It is considered as;
c Ngôn ngữ khoa học dùng một số lượng lớn các phương tiện liên kết giữa các câu độc lập và các phần thông tin riêng lẻ của văn bản hay ngôn bản Ví dụ, để nối các phần của văn bản, các từ và cụm từ chỉ trình tự
phát triển của tư tưởng đã được sử dụng, trong tiếng Việt hay dùng: Đầu
tiên; Trước hết; Tiếp theo; Sau đó; Cuối cùng; Nói tóm lại; ; tiếng Anh
cũng có các đơn vị tương đương như: Firstly/At first/First of all; Next;
After that; Finally; Briefly saying;
d Đặc điểm cú pháp dễ nhận thấy nhất là việc sử dụng triệt để cấu trúc bị động trong các ngôn ngữ phổ biến (Nga, Anh, Pháp, Mỹ, ) Ví dụ:
Những máy móc này được điều khiển bởi các thay cho (Người nào đấy, hay trung tâm nào đấy) điều khiển các máy móc này; Dây cáp được chôn xuống đất ở độ sâu thay cho (Các kĩ thuật viên) chôn dây cáp xuống đất ở
độ sâu (These machines are operated by , The cables were buried at the
Trang 21depth of, ) Sở dĩ ngôn ngữ khoa học dùng nhiều cấu trúc bị động vì tâm
điểm của các văn bản khoa học là đối tượng (sự vật, hiện tượng), quá trình thao tác, chứ không phải là chủ thể nào liên quan, thực hiện
Từ ngữ trong ngôn ngữ khoa học
Đây chính là đặc điểm lớn của ngôn ngữ khoa học mà chúng tôi quan tâm hơn cả, vì nó chính là bộ phận chứa đựng đối tượng nghiên cứu trong luận án, đó là thuật ngữ khoa học - kỹ thuật - công nghệ
Quả vậy, vốn từ vựng khoa học - kỹ thuật - công nghệ chính là đặc điểm nổi bật nhất phản ánh đối tượng, khách thể của một chuyên ngành trong một lĩnh vực chuyên môn của khoa học - kỹ thuật - công nghệ Từ ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày, từ ngữ toàn dân trong các ngôn ngữ nói chung thường mơ hồ và thiếu chính xác đối với việc diễn đạt các vấn đề khoa học, chính vì vậy mà những từ ngữ mới, hay những nghĩa mới của từ ngữ đã được tạo ra để đáp ứng yêu cầu đặc biệt của ngôn ngữ khoa học Lấy ví dụ, quá trình làm mới vốn từ vựng này trong tiếng Anh (một trong những ngôn ngữ được dùng nhiều nhất trên thế giới), theo nhận định của
Roland Wilbur Brown (1893 - 1961) "về cơ bản dựa trên dựa trên sự vay
mượn từ ngôn ngữ La Tinh và Hy Lạp, thể hiện rõ ảnh hưởng to lớn của các ngôn ngữ truyền thống trong suốt giai đoạn khám phá, mở ra cánh cửa của khoa học cho nhân loại ở thời Phục hưng (thế kỷ 14, 15, 16) Vốn từ vựng này có chứa nhiều từ ghép và cụm từ cố định Trong số chúng có những từ cực kì dài và thậm chí là không thể phát âm nổi (như trong lĩng vực vật lý lí thuyết), đòi hỏi phải được viết tắt để có thể sử dụng thuận tiện Ngược lại, trong các lĩnh vực khác lại sử dụng những từ ngữ thông thường
để diễn tả các giả thuyết mới, các khám phá mới, điển hình là trong vật lý thực nghiệm, sinh học, và hiện nay là phỏng sinh học, viễn thông và tin
Trang 22văn bản khoa học Ví dụ trong tiếng Việt có các từ như: hệ thống, yếu tố,
chức năng, vật chất, thời gian, bình diện, phản ứng, nguyên lý, Trong số
chúng còn có các từ ngữ trừu tượng, đặc biệt là trong các văn bản có tính toán học và triết học Ví dụ, trong tiếng Việt, phần lớn những từ ngữ trừu
tượng này là các từ Hán Việt: hiệu năng, hiệu ứng, hình khí, hình thái,
nghiệm pháp, quán tính, sĩ hạnh, siêu dẫn, trường phái, tư duy, vũ khí, ;
bên cạnh đó cách thức định danh hóa một động từ bằng các yếu tố: "sự",
"cuộc", "tính", "độ", cũng được khai thác triệt để, ví dụ: sự sống, sự tăng
trưởng, cuộc thử nghiệm, cuộc đàm thoại, tính siêu dẫn, tính chống ẩm, từ tính, độ dẫn nhiệt, độ tin cậy, Những từ ngữ chỉ vật chất trừu tượng
trong ngôn ngữ khoa học thường được sử dụng với ý nghĩa khái quát, không được ẩn dụ hóa, với tư cách là những thuật ngữ khoa học ngắn gọn
và chính xác, ví dụ, trong tiếng Việt có các từ: sự sáng tạo, sự phát triển,
yếu tố, ý thức, tính hiện thực, tính năng động,
"Vốn từ vựng khoa học chung được hiểu là những từ - không chỉ là
thuật ngữ - được sử dụng trong các văn bản khoa học ở một nghĩa hay ở các nghĩa tương đương Là cơ sở để trình bày các bước lôgic của tư duy trong văn bản khoa học, từ vựng khoa học chung trong các ngôn ngữ có sự khác biệt với các từ vựng đồng âm với chúng trong ngôn ngữ toàn dân"
[56, tr 369] Chẳng hạn động từ "thoả mãn" trong ngôn ngữ văn học có nghĩa là hoàn toàn bằng lòng, trong ngôn ngữ khoa học, động từ này thường kết hợp với danh từ điều kiện để biểu thị ý tuân theo quy tắc cho
trước, hay đáp ứng yêu cầu phải có nào đó; danh từ trái tim trong ngôn ngữ thông thường có trường nghĩa rộng hơn rất nhiều so với thuật ngữ trái tim
trong y học, sinh học (một bộ phận cơ thể nằm trong lồng ngực có chức
năng điều khiển, vận chuyển máu trong cơ thể) Thuật ngữ tim này không thể kết hợp với yêu thương, hạnh phúc, và cũng không có khả năng tạo nên những hình ảnh đầy ý nghĩa như sống mãi trong trái tim, trái tim thắp
sáng, Nghĩa khoa học chung của từ được phát triển từ nghĩa thông
thường bằng con đường chuyên môn hóa nghĩa Vốn từ vựng khoa học chung là mắt xích trung gian, chuyển tiếp từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ khoa học Sự chuyên môn hóa nghĩa xuất hiện ở các từ trong ngôn ngữ toàn
Trang 23dân trên cơ sở hình tượng đặc biệt (hình ảnh của đối tượng khoa học), dẫn đến sự hình thành các thuật ngữ sau này
Thuật ngữ là một thành tố quan trọng của trong ngôn ngữ khoa học,
tức là những từ hoặc nhóm từ dùng để biểu đạt các khái niệm khoa học Trong thành phần các hệ thống thuật ngữ, các thuật ngữ quốc tế có một vai trò quan trọng Về thuật ngữ và vai trò hạt nhân của chúng trong từ ngữ khoa học, chúng tôi sẽ phân tích ở các phần tiếp theo của luận án này
Lớp từ đa phong cách là các từ ngữ còn lại của ngôn ngữ khoa học
không thuộc về thuật ngữ cũng như từ ngữ khoa học chung Chúng trung hoà về màu sắc cảm xúc, chủ yếu được dùng với nghĩa khái quát Ví dụ:
"Hổ là động vật ăn thịt", "Nho là loại cây thân mềm", "hổ" và "nho" được
dùng với nghĩa khái quát chỉ cả một họ, loài động/ thực vật
Một đặc điểm nữa của từ ngữ khoa học là chúng đòi hỏi được cập nhật liên tục để đáp ứng kịp thời với sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ Nói cách khác, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chính là cái nôi sản sinh ra từ mới cho bất kỳ một ngôn ngữ nào Đại
từ điển tiếng Anh [90, tr 18] khẳng định rằng cho tới nay các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã chiếm phần lớn khối lượng từ vựng của ngôn ngữ này, chẳng hạn, hơn 750 000 loài côn trùng đã được tìm ra và đặt tên, nếu tên của chúng được đưa vào hết trong từ điển thì số lượng từ điển tiếng Anh sẽ tăng ngay lên gấp hai lần
b Trong ngôn ngữ khoa học của đa số các ngôn ngữ, theo thống kê các khảo sát, danh từ được dùng nhiều hơn hẳn động từ, khẳng định khuynh hướng định danh trong ngôn ngữ khoa học Cụ thể trong tiếng Việt, danh từ được sử dụng nhiều gấp bốn lần động từ, các danh từ trừu tượng
(thời gian, hiện tượng, số lượng, thuộc tính, trạng thái, tần số, ) với ý
nghĩa khái quát được sử dụng nhiều Để đảm bảo tính khách quan, các đại
từ ngôi thứ nhất và thứ ba số nhiều, ví dụ: người ta, chúng ta, chúng tôi, trong tiếng Việt; it, they, their, trong tiếng Anh/Mỹ; oớo, oớu, eóo,
trong tiếng Nga, được dùng nhiều Để đảm bảo tính chính xác khoa học,
từ ngữ khoa học chỉ được phép hiểu theo một nghĩa và là nghĩa đen, nghĩa
sự vật - lôgic, việc sử dụng nghĩa bóng, nghĩa hình tượng và từ đồng nghĩa
Trang 24cũng như đại từ thay thế là rất hạn chế Tính chất trung hoà của các từ ngữ khoa học giúp cho các văn bản và ngôn bản khoa học hoàn thành tốt chức năng thông báo khách quan và chứng minh thuyết phục Đó cũng chính là dấu hiệu phân biệt ngôn ngữ khoa học với ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ nghề nghiệp và ngôn ngữ văn học nghệ thuật
Qua phân tích trên, có thể nhận thấy, thuật ngữ khoa học là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong ngôn ngữ khoa học nói riêng và ngôn ngữ nói chung Thuật ngữ được hình thành và phát triển không ngừng cùng với sự phát triển của các khoa học khác nhau trong xã hội loài người
và chúng thu hút không ít sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên toàn thế giới Dưới đây là những kết quả trong nghiên cứu về thuật ngữ của thế giới và Việt Nam
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THUẬT NGỮ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Mặc dù vấn đề "thuật ngữ" đã được quan tâm từ rất lâu, nhưng phải tới thế kỷ XX, thuật ngữ học mới thực sự được khẳng định như một ngành khoa học Việc nghiên cứu thuật ngữ xuất phát từ hai vấn đề nền tảng sau: thứ nhất là do kết quả quan sát quá trình hình thành lý thuyết nhằm đáp ứng
sự ra đời của một bộ phận từ ngữ đặc biệt trong ngôn ngữ chuyên dụng; thứ hai là do trên thực tế, trong giao tiếp, nhóm từ ngữ đặc biệt này được coi như những từ có ứng dụng độc lập
Tuy nhiên, thuật ngữ của mỗi ngành khoa học lại tạo dựng cho mình các cơ sở xây dựng nên những hệ thống thuật ngữ khác nhau, vì thế chúng
có đặc thù riêng Chẳng hạn, trong sinh học và y học, thuật ngữ mang tính nước đôi (những đồ vật, hiện tượng cần được miêu tả bằng thuật ngữ được gọi tên bằng các từ La Tinh tương ứng với các thuật ngữ bằng ngôn ngữ văn học) Ngược lại trong hóa học, thuật ngữ mang tính quốc tế, được xây dựng trên cơ sở tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp Thuật ngữ toán học và vật
lý học, xét về mặt từ nguyên, có phần mang tính ngẫu nhiên Chúng phụ thuộc vào hình ảnh mà người tạo ra chúng đưa vào thuật ngữ và được xây dựng bằng vốn từ vựng có nguồn gốc từ thực tiễn các ngôn ngữ khác nhau
Vì thế, để có cách nhìn xác đáng hơn về thuật ngữ, cần đặt thuật ngữ vào
Trang 25trong bức tranh toàn cảnh về hoạt động ngôn ngữ nói chung và hệ thống từ vựng của ngôn ngữ nói riêng
Trên thực tế, thuật ngữ ra đời và được sử dụng trước khi người ta tìm cách định nghĩa chúng Để hình dung rõ hơn về thuật ngữ khoa học, trước hết hãy đến với quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Âu - Mỹ, các quốc gia có nền khoa học - kỹ thuật - công nghệ phát triển sớm, nhanh và mạnh, mảnh đất tốt cho sự phát triển của ngôn ngữ khoa học, điều kiện cần thiết cho sự ra đời và phát triển của thuật ngữ khoa học
1.2.1 Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới
Nói về thuật ngữ học, không thể không nhắc tới các nhà thuật ngữ học Xô Viết với những công trình quý báu về thuật ngữ của họ Các nhà ngôn ngữ học Xô Viết trong các nghiên cứu của mình đã đi sâu vào phân tích bản chất, chức năng, khái niệm và đã tìm định nghĩa cho thuật ngữ khoa học Chẳng hạn:
"Thuật ngữ không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng
đặc biệt, đó là chức năng gọi tên" [78, tr 6];
V.V.Vinôgrađốp cho rằng: "Từ trước hết thực hiện chức năng định
danh, điều đó có nghĩa hoặc nó là phương tiện biểu thị thì nó chỉ là một ký hiệu giản đơn, hoặc nó là phương tiện của định nghĩa lôgic, lúc đó nó là thuật ngữ khoa học" [101, tr.12];
L.A.Kapatnatze đã nhấn mạnh về vai trò đặc biệt của thuật ngữ:
"Thuật ngữ không gọi tên khái niệm như từ thông thường mà là khái niệm được gán cho nó, giống như định nghĩa về nó Ý nghĩa của thuật ngữ là định nghĩa khái niệm, là cái định nghĩa được gán cho nó" [104, tr 57]
A.X.Gerd là một trong những nhà ngôn ngữ học Xô Viết của thập niên 60-70, thế kỷ XX, cũng có định nghĩa tương đối đầy đủ về thuật ngữ
như sau: "Thuật ngữ là một đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa có chức năng định
nghĩa và được khu biệt một cách nghiêm ngặt bởi các đặc trưng như tính
hệ thống, tính đơn nghĩa; ở thuật ngữ không có hiện tượng đồng nghĩa hay đồng âm trong phạm vi của một khoa học hoặc một lĩnh vực tri thức cụ thể" [103, tr 3] Trong định nghĩa này, tác giả đã nêu rõ về bản chất "thuật
Trang 26ngữ là một đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa" của hệ thống ngôn ngữ được đặc
trưng bởi tính hệ thống, tính đơn nghĩa, các đặc trưng mà A.X Gerd đưa ra, sau này đã được khẳng định là những đặc điểm thiết yếu của thuật ngữ Tác giả khẳng định chức năng của thuật ngữ là định nghĩa (có những tác giả trước đó như G.O.Vinôcua, V.V.Vinôgrađốp đã cho rằng thuật ngữ chỉ làm nhiệm vụ gọi tên)
Không thể không nói tới các nhà thuật ngữ học Âu-Mỹ vẫn thường được nhắc tới như: E.Wuster (Đức), J.C Boulanger (Anh), W.E Flood, R.W Brown (Mỹ) Ngoài việc định nghĩa thuật ngữ, nêu bản chất khái niệm và chức năng của chúng còn có xu hướng tìm cách xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần phải có của thuật ngữ Tác giả J C Sager (Mỹ) đã đưa ra tiêu chuẩn chung của thuật ngữ như sau:
- Thuật ngữ phải được hình thành một cách có hệ thống, chú trọng tới các đặc tính về hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của ngôn ngữ tạo thành chúng
- Thuật ngữ phải tuân theo các quy ước chung về hình vị, chữ viết và phát âm của ngôn ngữ tạo thành chúng
- Khi một thuật ngữ đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, thì nó không thể bị thay đổi nếu như không có những lý do bắt buộc và sự khẳng định chắc chắn rằng thuật ngữ mới thay thế nó sẽ đảm đương hoàn toàn vị trí của nó và sẽ được nhanh chóng chấp nhận
- Nếu một thuật ngữ mới chỉ truyền đạt được phần nào đó ý nghĩa của thuật ngữ đang dùng thì sẽ gây ra lầm lẫn, và trong trường hợp đó cần
sử dụng tới khái niệm đồng nghĩa, như vậy mới có thể giới thiệu thuật ngữ mới [98, tr 89]
Có thể kết luận rằng, các nhà ngôn ngữ học trên thế gới đã xây dựng nên một bức tranh rõ nét, tỷ mỉ về thuật ngữ trong đó thể hiện đầy đủ những nội dung cơ bản của khái niệm này, gồm các điểm sau:
- Thứ nhất là, định nghĩa thuật ngữ với việc phân tích khái niệm và bản chất ngôn ngữ của lớp từ ngữ đặc biệt này
Trang 27- Thứ hai là, nêu rõ chức năng cơ bản của thuật ngữ trong hoạt động ngôn ngữ của chúng
- Thứ ba là, khẳng định các đặc điểm cốt yếu của thuật ngữ để thực hiện tốt các chức năng
- Thứ tư là xác định các tiêu chuẩn cần có của thuật ngữ, hay nói cách khác là tiêu chí chung cho lớp từ ngữ đặc biệt này
1.2.2 Những nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam
Việc nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam được bắt từ những năm 30 -
40 của thế kỷ XX Phải kể đến là cuốn Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn, xuất bản năm 1942 Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử và xã hội, vấn đề
thuật ngữ thực sự trở thành mối quan tâm lớn của của các nhà khoa học Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ XX (Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, 28-29/12/1964; Hội nghị trưng cầu ý kiến về vấn
đề dùng thuật ngữ khoa học tháng 5/1965) Một Hội đồng Thuật ngữ - Từ điển khoa học do GS Nguyễn Khánh Toàn là Chủ tịch đã ra đời Vào tháng 6/1966, Viện Khoa học Xã hội nhân văn (tiền thân của Uỷ ban khoa học xã
hội Việt Nam) đã công bố áp dụng tạm thời bản "Quy tắc phiên thuật ngữ
khoa học nước ngoài (gốc Ấn-Âu) ra tiếng Việt" Rất nhiều nhà ngữ học
Việt Nam đã đi vào nghiên cứu bản chất của thuật ngữ như: Lê Khả Kế, Hoàng Văn Hành, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp,.v.v
Có thể trích dẫn ra đây một vài định nghĩa tiêu biểu về thuật ngữ của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam Các tác giả Lưu Vân Lăng và Nguyễn Như Ý trong khi định nghĩa thuật ngữ đã khoanh vùng cho các khái niệm
mà lớp từ vựng này phục vụ:
"Thuật ngữ là bộ phận ngôn ngữ (từ vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính của khoa học, kỹ thuật, chính trị, tức là những lĩnh vực của xã hội đã được tổ chức một cách có trí tuệ" [48, tr 44]
Rõ ràng, cụ thể hơn định nghĩa trên và có chỉ ra cả một số đặc điểm của thuật ngữ là định nghĩa của tác giả Nguyễn Văn Tu:
Trang 28"Thuật ngữ là những từ và cụm từ cố định để chỉ những khái niệm
của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất hay ngành văn hoá nào đó,.v.v Đặc điểm của thuật ngữ là từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính chất quốc tế (tuỳ từng ngành)" [71, tr.114] Trong định nghĩa này tác giả Nguyễn Văn Tu đã có
quan điểm gần như thống nhất với các nhà ngôn ngữ học Âu - Mỹ về bản
chất và đặc điểm của thuật ngữ Ông đã khẳng định "thuật ngữ là những từ
và cụm từ cố định" có chức năng định danh, có đặc điểm đơn nghĩa Ngoài
ra ông còn nói đến tính quốc tế của thuật ngữ, dù vào thời điểm đó, ông cho rằng nó chỉ tuỳ vào từng ngành, nhưng cho tới nay, khi sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho việc giao tiếp quốc tế dễ dàng, thì tính quốc
tế đã trở thành một đặc tính không thể thiếu được của hầu hết mọi thuật ngữ
Các nhà nghiên cứu Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang và Vương Toàn cũng đưa ra quan niệm như sau về thuật ngữ:
"Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ biểu đạt chính xác một khái niệm của một
chuyên môn nào đó Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của ngôn ngữ, nhưng chỉ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể, nghĩa là
nó chỉ được dùng trong ngôn ngữ chuyên môn Toàn bộ các thuật ngữ của một lĩnh vực sản xuất, hoạt động, tri thức tạo nên một lớp từ đặc biệt tạo thành một hệ thống thuật ngữ" [53, tr 64] Quan niệm này nêu bật tính
chính xác, tính hệ thống, phạm vi hành chức của thuật ngữ ("nằm trong hệ
thống từ vựng chung của ngôn ngữ, nhưng chỉ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể")
Đầu nững năm 90 của thế kỷ XX, tác giả Vũ Quang Hào trong luận
án tiến sĩ Hệ thuật ngữ Quân sự tiếng Việt: Đặc điểm và cấu tạo của thuật
ngữ Quân sự tiếng Việt, có nhận định rằng cụm từ "thuật ngữ" chứa đựng
bốn nội dung nghĩa sau đây:
- Thuật ngữ là nội dung của khái niệm khoa học (nội hàm khái niệm)
và với vai trò này nó là đơn vị cơ bản của mọi khoa học
- Thuật ngữ là hình thức ngôn ngữ (là cái vỏ), là tên gọi của một khái niệm khoa học
Trang 29- Thuật ngữ là toàn bộ khái niệm trong một lĩnh vực khoa học
- Thuật ngữ là toàn bộ tên gọi của một khoa học [31, tr.15]
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có những ý kiến thống nhất về nội dung cơ bản của thuật ngữ với các quan niệm về thuật ngữ của thế giới: thuật ngữ là những từ, cụm từ cố định biểu đạt chính xác một khái niệm, hay sự vật, hiện tượng, của một chuyên môn nào đó; bên cạnh đó, họ cho rằng thuật ngữ phải mang tính khoa học, tính đại chúng, tính dân tộc và tính quốc tế Khi nghiên cứu về thuật ngữ họ cũng quan tâm tới việc phân biệt thuật ngữ với những khái niệm có liên quan chặt chẽ tới thuật ngữ, chẳng hạn như: danh pháp khoa học, ngữ định danh Sau đây là vấn đề phân biệt thuật ngữ và danh pháp khoa học và mối liên hệ của thuật ngữ và ngữ định danh
1.2.3 Vấn đề phân biệt thuật ngữ và danh pháp khoa học
Cùng với việc đưa ra những định nghĩa xác đáng về thuật ngữ, các nhà ngôn ngữ học còn tìm cách phân biệt rõ ràng khái niệm thuật ngữ và danh pháp Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1999) đưa ra một sơ
đồ và vị trí của thuật ngữ trong mối liên quan với từ và danh pháp như sau [21, tr.270]:
Tín hiệu - Danh pháp - Thuật ngữ - Từ
Sơ đồ cho thấy, danh pháp gần với tín hiệu (là toàn bộ những tên gọi được dùng trong một ngành chuyên môn nào đó chứ không gắn trực tiếp với các khái niệm của khoa học đó) Còn thuật ngữ gần với từ hơn và chúng là những từ và cụm từ cố định, tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, chúng đồng thời là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ
Quan điểm này hoàn toàn thống nhất với quan điểm của các nhà ngôn ngữ học khác trên thế giới Lấy ví dụ, G.O.Vinôcua (Liên Xô cũ)
cũng cho rằng "Khác với thuật ngữ, danh pháp mang tính trừu tượng, ước
lệ, võ đoán và công dụng duy nhất của nó là tạo ra những phương tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để biểu đạt những sự vật không có quan hệ trực tiếp với những nhu cầu của tư duy lý luận lấy sự vật làm căn cứ" [78,
tr.8]
Trang 30A.A.Rêformatxki, một nhà ngôn ngữ học Xô Viết khác, sau G.O
Vinôcua, cũng phân biệt rõ ràng rằng "Hệ thuật ngữ trước hết gắn với hệ
thống khái niệm của một khoa học cụ thể, còn danh pháp chỉ "dán nhãn" cho đối tượng của nó" [106, tr.47]
Như vậy, có thể thấy thuật ngữ được xây dựng trên mối quan hệ logic với các hệ thống khái niệm khoa học và được biểu đạt hợp lý bằng các đơn vị từ ngữ của một ngôn ngữ Còn danh pháp mang nặng chức năng
của ký hiệu là "gọi tên" sự vật và hiện tượng mà không có quan hệ trực
tiếp, logic với bản chất của các sự vật, hiện tượng mà nó gọi tên Ví dụ:
Apple và Macintosh chỉ là tên gọi của các loại máy tính khác nhau; C, C+, Fortran, Pascal là tên của các ngôn ngữ lập trình Tuy nhiên, sự tồn tại
danh pháp có liên quan nhất định với hệ thuật ngữ mà nó phục vụ, và muốn hay không, ít hay nhiều, danh pháp cũng làm cho người đọc, người nghe liên tưởng tới những khái niệm về các sự vật, hiện tượng được biểu đạt nội dung qua hệ thuật ngữ Ví dụ, các nhà chuyên môn nghĩ ngay tới các thế hệ
máy tính khác nhau và chức năng của chúng khi nhắc tới: (mainfram), máy
điện toán, máy tính mini, máy vi tính, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy bảng viết, ; hay nghĩ ngay đến các thế hệ ngôn ngữ lập trình khi nhắc
tới các ngôn ngữ: C, C+, Fortran, Pascal, Cobol,
1.2.4 Thuật ngữ và ngữ định danh
Đồng thời với việc phân biệt thuật ngữ và danh pháp, các nhà ngôn ngữ còn tìm ra mối liên quan mật thiết giữa thuật ngữ và các ngữ định danh Có thể nói, phần lớn các thuật ngữ là các ngữ định danh Theo như định nghĩa về ngữ định danh của tác giả Việt Nam Nguyễn Thiện Giáp thì:
"Ngữ định danh là những cụm từ biểu thị các sự vật, hiện tượng hay khái
niệm nào đó của thực tế Nó bao gồm những cụm từ thường được gọi là từ ghép như: xe đạp, máy tiện, cá vàng, cà chua, áo dài,.v.v và những cụm
từ được gọi là ngữ cố định như: đường đồng mức, phương nằm ngang, máy hơi nước,.v.v ", [21, tr.71] mà thuật ngữ trong tiếng Việt thì hầu hết được
cấu tạo nhờ các phương thức ghép các hình vị
Theo những thống kê mà chúng tôi tham khảo được và những thống
kê của chúng tôi thì số lượng thuật ngữ tiếng Việt được cấu tạo từ một hình
Trang 31vị (một từ đơn) là rất nhỏ, cụ thể: 8,22% thuật ngữ kinh tế thương mại [22,
tr 61]; 4% thuật ngữ Quân sự [31, tr 114]; 0,9% (4/456) thuật ngữ chuyên ngành đo lường; 3,6% (23/643) thuật ngữ tự động hoá; 5,6% (24/413) thuật ngữ điện đại cương; 5,3% (53/1000) thuật ngữ tin học; 4,0% (35/882) thuật ngữ viễn thông Tất nhiên không thể nói tất cả các ngữ định danh đều là thuật ngữ, nhưng có thể nói các thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ đều là các ngữ định danh và có đặc tính của các ngữ định danh như: tính hoàn chỉnh
về nghĩa, tính phi cú pháp
Qua đây có thể kết luận: thuật ngữ là các đơn vị từ vựng (từ, ngữ định danh) dùng để biểu thị những sự vật, hiện tuợng, tính chất, đặc điểm hoạt động, trong những lĩnh vực chuyên ngành khoa học khác nhau của con người Cũng như từ ngữ thông thường, thuật ngữ có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm, nhưng khác với từ ngữ thông thường ở chỗ: nghĩa biểu vật của thuật ngữ trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng, tính chất, hoạt động, là đối tượng của một chuyên ngành khoa học và tồn tại trên thực tế; nghĩa biểu niệm của thuật ngữ cũng là chính những khái niệm về các sự vật, hiện tượng của một chuyên ngành khoa học tồn tại trong tư duy cũng như trên thực tế
1.2.5 Đặc điểm chung của thuật ngữ
Cho đến nay, tuy còn có những điều cần tranh luận, nhưng có thể thống nhất về những đặc điểm chung cơ bản của thuật ngữ, đó là: tính khoa học, tính dân tộc, tính đại chúng và tính quốc tế Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về các đặc tính này của thuật ngữ
1.2.5.1 Tính khoa học
Tính khoa học của thuật ngữ thể hiện ở tính chính xác, tính đơn nghĩa và tính hệ thống
a Về tính chính xác của thuật ngữ, nhà ngôn ngữ học người Nga,
A.A.Reformatski, có nhận định: "Các khái niệm biểu thị trong các từ ngữ
Trang 32thông thường chỉ là các khái niệm thông thường, còn các khái niệm được biểu thị trong thuật ngữ là các khái niệm chính xác của một chuyên ngành khoa học nào đó" [106, tr 49-51] Khoa học ngày nay càng phát triển sâu
hơn và rộng hơn, thuật ngữ phải là yếu tố cấu thành của một lý thuyết nhất định và có nắm được lý thuyết này thì mới hiểu chính xác được thuật ngữ
Có lẽ vì lý do này mà thuật ngữ trong các từ điển hiện có đều được định nghĩa chứ không giải thích như từ, ngữ thông thường khác Để giúp người đọc hiểu và có một khái niệm chính xác về bất kỳ một đối tượng khoa học nào, thuật ngữ có nhiệm vụ gọi tên, định nghĩa chính xác về khái niệm đó,
để không gây lầm lẫn Một yêu cầu cần có để đáp ứng được tính chính xác của thuật ngữ là tính đơn nghĩa của nó
b Thuật ngữ cần phải đơn nghĩa, vì khác với các từ ngữ thông thường ( có thể có nhiều hơn một nghĩa, hay đa nghĩa), thuật ngữ nên là những từ, cụm từ cố định (ngữ định danh) đơn nghĩa, tức là có một nghĩa duy nhất Thuật ngữ luôn luôn hướng tới tiêu chí đơn nghĩa, tức là một thuật ngữ không nên miêu tả cùng một lúc nhiều hơn một khái niệm Hơn thế nữa, các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất rằng không nên có hơn một thuật ngữ cho một khái niệm khoa học Theo tác giả Nguyễn Văn Tu:
"Thuật ngữ là những từ và cụm từ cố định để chỉ những khái niệm của một
ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất hay ngành văn hoá nào đó,.v.v Đặc điểm của thuật ngữ là từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính chất quốc tế (tuỳ từng ngành)" [70, tr 114]
c Tính hệ thống của thuật ngữ được thể hiện trên cơ sở: có hai yếu tố xác định một thuật ngữ, đó là trường từ vựng và trường khái niệm Trường
từ vựng chỉ ra mối liên hệ của thuật ngữ với các từ ngữ khác trong vốn từ vựng chung của một ngôn ngữ Trường khái niệm chỉ ra mối liên hệ giữa một thuật ngữ với các thuật ngữ khác trong cùng một chuyên ngành khoa học, tức là mỗi thuật ngữ không còn là thuật ngữ nếu không thuộc về một
hệ thống thuật ngữ của một chuyên ngành khoa học nhất định vì không có chuyên ngành khoa học nào tồn tại lại chỉ với một khái niệm duy nhất
"Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ biểu đạt chính xác một khái niệm của một
chuyên môn nào đó Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của
Trang 33ngôn ngữ, nhưng chỉ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể, nghĩa là
nó chỉ được dùng trong ngôn ngữ chuyên môn Toàn bộ các thuật ngữ của một lĩnh vực sản xuất, hoạt động, tri thức tạo nên một lớp từ đặc biệt tạo thành một hệ thống thuật ngữ" [53, tr 64]
Chính nhờ có tính hệ thống mà chúng ta có thể hiểu được thuật ngữ
một cách chính xác và dễ dàng "Do tính hệ thống trong cách cấu tạo thuật
ngữ mà người ta có thể dễ dàng nắm được khái niệm mà thuật ngữ diễn tả"
(Nguyễn Thiện Giáp, 1999, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, tr 274)
Hệ thống khái niệm Hệ thống định nghĩa Hệ thống thuật ngữ
Khái niệm khoa học tự nhiên (KHTN) Định nghĩa KHTN Thuật ngữ KHTN
1.2.5.2 Tính dân tộc
Mỗi dân tộc hãy tận dụng vốn từ của ngôn ngữ mình để diễn đạt các khái niệm khoa học, chẳng hạn, chúng ta phải hết sức tận dụng vốn từ quý báu và phong phú của tiếng Việt trong việc đặt và dịch thuật ngữ, tránh lạm dụng các thuật ngữ nước ngoài, bảo đảm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Chúng tôi nhất trí với quan điểm của tác giả Lưu Vân Lăng cho rằng:
"Thuật ngữ, dù là thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào, cũng nhất
thiết phải là một bộ phận của từ ngữ dân tộc Do đó thuật ngữ phải có tính chất dân tộc và phải mang mầu sắc ngôn ngữ dân tộc" [ 47, tr 58]
1.2.5.3 Tính đại chúng
Bảo đảm tính chất ngôn ngữ dân tộc của thuật ngữ là góp phần xây dựng tính đại chúng của thuật ngữ Khoa học kỹ thuật không thể tách rời quần chúng, tách rời người sử dụng, nhất là trong thời đại mà "nền kinh tế tri thức" đang được tiếp nhận trên phạm vi toàn cầu Khoa học công nghệ phải thực sự xâm nhập sâu rộng vào quần chúng, muốn vậy thì thuật ngữ không thể là lớp từ cao siêu, xa lạ hoàn toàn với quần chúng, chỉ dành riêng cho các nhà chuyên môn, nhất là các ngành kinh tế, chính trị, tin học, viễn thông, mà phải dễ dùng đối với đông đảo quần chúng Có nghĩa là thuật
Trang 34ngữ phải được hình thành từ ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói,
dễ đọc, dễ viết
1.2.5.4 Tính quốc tế
Bên cạnh tính dân tộc thì thuật ngữ phải có tính quốc tế Điều này thoạt nghe tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra lại rất logic Bởi vì, vốn từ vựng riêng của từng ngôn ngữ mang sắc thái của dân tộc sử dụng ngôn ngữ
đó, nhưng khoa học thì là tài sản tri thức chung của toàn nhân loại Các khái niệm vật lý, toán học, hoá học, là của chung toàn cầu chứ không thể
nào các khái niệm vật lý ở Việt Nam lại khác ở Nga, ở Mỹ, "Nếu chú ý
tới mặt nội dung của thuật ngữ, thì phải thừa nhận rằng, tính quốc tế là một đặc trưng quan trọng, phân biệt thuật ngữ với những bộ phận từ vựng khác: Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những người nói các tiếng khác nhau Vì vậy, sự thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích Chính điều này đã tạo nên tính quốc tế của thuật ngữ." [21, tr 275] Trong xu thế toàn cầu
hóa hiện nay, thuật ngữ cần thiết phải bảo đảm tính quốc tế trước hết là về mặt nội dung vì thuật ngữ biểu thị những khái niệm khoa học chung Tuy nhiên, khi xét về tính quốc tế của thuật ngữ, người ta hay chú ý tới biểu hiện hình thức của nó Thuật ngữ có thể được dùng chung ở một loạt các quốc gia do được cấu tạo từ một gốc từ chung của nhiều ngôn ngữ, ví dụ:
Như vậy, tính quốc tế đòi hỏi một thuật ngữ phải có nội dung và hình thức biểu đạt gần gũi không phải chỉ với một cộng đồng ngôn ngữ mà với các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau
Rõ ràng là "tính dân tộc, tính dễ hiểu, tính ngắn gọn không phải là
đặc trưng riêng của thuật ngữ mà những từ ngữ thông thường cũng cần phải có" [21, tr.274], nhưng tính quốc tế là nét rất đặc trưng cho thuật ngữ
nói riêng và từ ngữ khoa học nói chung
Trang 351.2.6 Quan niệm của luận án về thuật ngữ
Qua việc nghiên cứu, phân tích các quan niệm và định nghĩa về thuật ngữ cũng như các đặc tính của thuật ngữ, chúng tôi thấy rằng:
(1) Thuật ngữ thực sự là một bộ phận không thể thiếu được trong vốn
từ vựng của mỗi ngôn ngữ Chúng là những từ, cụm từ (ngữ định danh) biểu thị các khái niệm về các sự vật và hiện tượng, thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau trong xã hội loài người Thuật ngữ là một bộ phận hạt nhân trong ngôn ngữ khoa học
(2) Thuật ngữ được cấu tạo nhờ các phương thức cấu tạo từ của mỗi ngôn ngữ Do được cấu tạo từ các chất liệu ngôn ngữ cấu tạo nên từ vựng của ngôn ngữ đó nên thuật ngữ không tách biệt hẳn với các từ ngữ thông thường, tuy nhiên chúng chỉ tồn tại như một thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ của các ngành khoa học, ra khỏi hệ thống đó chúng sẽ có thể trở thành
từ vựng thông thường Ví dụ: "chuột" nếu không được dùng trong khoa học máy tính thì sẽ được hiểu như một loại động vật; "tuyến dẫn" sẽ được hiểu như "xe khách" (bus); "địa chỉ" sẽ được hiểu như địa chỉ theo địa lý hành
chính thông thường Tuy nhiên, khi một ngành khoa học đã trở nên gần gũi, mật thiết, đi sâu, lan rộng vào đời sống thì thuật ngữ cũng dần dần được sử dụng như một từ ngữ thông thường, có nghĩa là nó được xã hội hoá, ít nhất
là cái vỏ ngữ âm của mình Ví dụ: "khai hỏa" vốn là thuật ngữ quân sự,
nhưng đã được dùng cho trường hợp khi bắt đầu một việc quan trọng;
marketing (tiếp thị) vốn là thuật ngữ thương mại lại được áp dụng khi một
người thích nói về mình quá nhiều; "chập mạch" vốn là thuật ngữ của
ngành điện, nhưng trong đời thường lại được dùng để chỉ người có những
hành vi bất bình thường; hay "vi tính" là thuật ngữ của tin học lại dược
dùng để chỉ những cử chỉ kiêu ngạo như một từ lóng
(3) Thuật ngữ sinh ra bởi các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế, công nghiệp, khác nhau với chức năng biểu thị các khái niệm về các sự vật, hiện tượng khoa học nên nó phải có tính khoa học, thể hiện ở tính đơn nghĩa, chính xác và hệ thống
a Thuật ngữ sẽ không còn chính xác nếu như nó là một từ hay cụm
từ đa nghĩa vì như vậy sẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau về một vấn
Trang 36đề trong quá trình giao tiếp Chỉ có thể hiểu "màn hình tinh thể lỏng" là một
thiết bị xuất của một máy tính có màn hình nhạy cảm, cấu tạo từ những tinh thể lỏng đặc biệt mà không thể hiểu khác được
b Hơn nữa, thuật ngữ bao giờ cũng nằm trong một hệ thống nhất định phụ thuộc vào hệ thống khái niệm về các sự vật, hiện tượng, có quan
hệ logic chặt chẽ với nhau của một ngành khoa học bất kỳ
(4) Khác với từ vựng thông thường (từ vựng không phải là thuật ngữ) vốn là những từ ngữ mang sắc thái riêng của ngôn ngữ dân tộc, mang đặc trưng ngôn ngữ riêng của mỗi quốc gia, cộng đồng, thuật ngữ bao giờ cũng có tính quốc tế vì khoa học - công nghệ là tài sản tri thức chung của toàn nhân loại Bản chất của các sự vật, hiện tượng và các khái niệm khoa học không thay đổi theo vị trí địa lý hay lịch sử, xã hội của từng dân tộc hay quốc gia Tính quốc tế của thuật ngữ giúp cho sự truyền bá khoa học công nghệ được nhanh chóng và hiệu quả hơn, và đó là một trong những đặc trưng thiết yếu của thuật ngữ Tuy nhiên, vì mỗi dân tộc nói chung đều
có một ngôn ngữ riêng của mình, cho nên bên cạnh tính quốc tế thuật ngữ còn phải bảo đảm tính dân tộc của ngôn ngữ sinh ra chúng Phải có tính dân tộc bên cạnh tính quốc tế thì thuật ngữ mới phục vụ được cho sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, của từng quốc gia trên toàn thế giới
(5) Cuối cùng, vì khoa học, kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển nhanh và rộng khắp, các ngành khoa học cơ bản liên tục phát triển và phân nhánh, các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng vậy cho nên thuật ngữ xuất hiện ngày càng nhiều Để đáp ứng được điều đó thì trong nội
bộ các ngôn ngữ phải có một sự điều chỉnh, xử lý từ vựng hợp lý Một trong những hiện tượng hay gặp nhất trong quá trình trên là việc sử dụng chung thuật ngữ giữa các liên ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ Ví dụ: các thuật ngữ điện, điện tử được dùng rất nhiều trong lĩnh vực thông tin
viễn thông Ví dụ: đèn điện tử, bóng bán dẫn, tụ, vi mạch điện tử, xóa bằng
điện, Các thuật ngữ hoá học và sinh học thường hỗ trợ cho nhau rất
nhiều Các thuật ngữ kinh tế thương mại cũng được dùng rất nhiều trong một số ngành khoa học xã hội như kinh tế chính trị học, triết học, địa lý và
tin học, Ví dụ: gió mậu dịch, tiếp thị điện tử, thương mại điện tử, ngân
hàng dữ liệu, phần mền trọn gói, phần mềm đóng gói, hệ thống chìa khoá
Trang 37trao tay, dịch vụ trực tuyến, thanh toán qua mạng, Do tính liên ngành và
đa ngành mà việc vay mượn thuật ngữ giữa các chuyên ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ là điều tất yếu Tuy vậy cũng không nên lạm dụng sự chia
sẻ này mà dẫn tới những lầm lẫn đáng tiếc trong giao tiếp khoa học Việc đặt thuật ngữ mới và tái tạo thuật ngữ là cần thiết trong quá trình xây dựng các hệ thuật ngữ của một ngôn ngữ
1.3 KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ TIN HỌC - VIỄN THÔNG
Thuật ngữ tin học - viễn thông là hệ thuật ngữ trẻ trong ngôn ngữ của nhiều nước trên thế giới Hệ thuật ngữ này gắn liền với một ngành khoa học - công nghệ trẻ, có tốc độ phát triển rất nhanh, có ảnh hưởng quyết định và làm thay đổi thế giới trên nhiều phương diện khác nhau, đó là
ngành công nghệ thông tin - "ngành khoa học công nghệ biến những gì
hôm nay còn là mơ ước thì hôm sau đã trở thành nhu cầu tối thiểu"
(nguyên văn: " What is advanced today, will become the minimum
requirement of tomorrow"[85, tr 239]) Harry Newton (Mỹ), tác giả của
các từ điển tin học - viễn thông được dùng phổ biến ở châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản trong lời tựa cho một trong những cuôn từ điển được liệt
vào số sách bán chạy nhất (Best seller), cuốn Từ điển Viễn thông của
Newton, xuất bản tháng 2/2002 tại New York đã thừa nhận: "Tôi vẫn liên tục bổ sung, cập nhật, mở rộng và hoàn chỉnh chừng 100 thuật ngữ mỗi tuần Kể cả tôi và Ray Horak là một biên tập viên có nhiều đóng góp nhất cho các từ điển kỹ thuật, cũng không thể đuổi kịp tốc độ phát triển của thuật ngữ Vì vậy, tôi tha thiết đề nghị các bạn, nếu thấy tôi thiếu một định nghĩa, nếu một định nghĩa tôi đưa ra không rõ ràng, hoặc sai, hãy làm ơn email cho tôi theo địa chỉ Harry_Newton@HarryNewton.com." (nguyên
văn: "I'm adding, updating, expanding and fixing 100 words a week Still,
neither Ray Horak, who's the absolute best technical contributing editor ever, nor I can keep up So I beg you, If I'm missing a definition, or if a definition is unclear or, God forbid, wrong, please email me
Harry_Newton@HarrryNewton.com") [97, tr i]
Theo định nghĩa trong các từ điển thông thường, tin học là: "Khoa
học nghiên cứu việc xử lý thông tin trên máy tính (một loại máy điện tử
Trang 38dùng để thực hiện tự động các chương trình nhất định)"; và viễn thông là:
"Liên lạc bằng điện thoại, điện báo, truyền ảnh, truyền hình, theo dây cáp hoặc theo các đường ra - đi - ô tiếp sức giữa các điểm cách xa nhau."
[81, tr 1099, 1645, 1816] Còn theo định nghĩa trong các từ điển chuyên
ngành thì tin học là: "Các lĩnh vực có liên quan đến công nghệ thông tin
Chẳng hạn như: kỹ thuật sử dụng máy tính, công nghệ và toán học."; và
viễn thông là: "1) Sự truyền đi các tín hiệu điều khiển và thông tin giữa hai
hoặc nhiều vị trí bằng điện báo, vô tuyến, hoặc truyền hình 2) Là sự truyền
dữ liệu giữa các hệ thống máy tính trên đường dây viễn thông và giữa một
hệ thống máy tính với các thiết bị từ xa 3) Là truyền đi các thông tin, đã được diễn đạt bằng tiếng nói hoặc các tín hiệu máy tính, thông qua hệ thống điện thoại." [161, tr 607, 1324] Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu
những nét cơ bản của ngành khoa học - công nghệ mới mẻ này nhằm giúp chúng ta hình dung rõ hơn về tầm quan trọng của thuật ngữ tin học - viễn
thông trong cuộc sống xã hội
1.3.1 Sự ra đời và phát triển của tin học - viễn thông và vai trò quan trọng của nó trong tiến trình phát triển lịch sử của toàn thế giới
1.3.1.1 Thông tin là nguồn tài nguyên quan trọng của xã hội loài người
Trong xã hội ngày nay, thông tin đã thực sự trở thành một nguồn tài nguyên được gọi là tài nguyên thông tin Giống như các tài nguyên vật chất khác (đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng, ), tài nguyên thông tin được coi là nguồn của cải quý báu của mỗi quốc gia, nguồn động lực quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển Sở dĩ tài nguyên thông tin quan trọng như vậy là do các đặc điểm riêng của nó:
a Tài nguyên thông tin có thể dùng đi dùng lại nhiều lần mà vẫn không bị mất giá;
b Mức tăng trưởng về mặt số lượng của tài nguyên thông tin là cực nhanh (nếu tổng lượng thông tin của những năm 60 thế kỷ XX là 72 ngàn
tỷ chữ cái, thì đến những năm 80 đã lên tới 500 ngàn tỷ, và tăng gấp 2400 lần vào năm 1995);
Trang 39c Tốc độ lan truyền của tài nguyên thông tin rất nhanh, thậm chí có lúc đã đạt đến tốc độ ánh sáng;
d Phạm vi lan truyền của tài nguyên thông tin là vô hạn định;
e Tài nguyên thông tin mang tính hiệu lực về thời gian (dự báo thời tiết, tuyên bố chiến tranh)
Chính vì những đặc điểm trên mà việc khai thác và vận dụng thông tin đã được coi như là sản nghiệp tin tức và chiếm một tầm quan trọng trong mức tăng trưởng kinh tế của các nước
1.3.1.2 Tin tức có mối quan hệ gắn bó với sự sinh tồn và phát triển của nhân loại
Kể từ khi hình thành xã hội loài người thi thông tin đã có những tác động khác nhau tới sinh hoạt của con người Những người cổ đại đã biết tìm cách thông tin cho nhau nhờ những phương tiện đơn giản nhất như tiếng hú, tiếng mõ, tiếng tù và, tiếng cồng chiêng, tiếng loa, lửa (phong hoả đài), Thông tin đã gắn liền con người với nhau tạo thành sức mạnh cộng đồng, bảo vệ sự sống của loài người trước thiên nhiên hoang dã và khắc nghiệt Ngôn ngữ xuất hiện như một nhân tố vĩ đại tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch trình tiến hoá của xã hội loài người nói chung và thông tin truyền thông nói riêng Nhờ có ngôn ngữ, đặc biệt là từ khi chữ viết ra đời con người đã truyền tin nhiều hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn không chỉ trong một cộng đồng, một quốc gia, không chỉ trong một thế hệ, một thời đại mà xuyên thời gian
Cho đến nay, con người đã tiến hành năm cuộc cách mạng thông tin nhằm tạo ra những phương tiện truyền bá thông tin ngày càng tiện lợi và hiệu quả hơn Đó là:
a Cuộc cách mạng thông tin thứ nhất cho kết quả to lớn là tiếng nói của con người Bên cạnh ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ, tiếng nói đã trở thành phương tiện truyền tin đắc lực, giúp con người giao lưu tư tưởng, tình cảm
và tin tức một cách hiệu quả
b Cuộc cách mạng thông tin thứ hai được đánh giấu bằng sự ra đời của chữ viết Chữ viết là kết quả phân hoá của lao động thành lao động trí
Trang 40óc và lao động chân tay Chữ viết đã giúp loài người truyền tin qua không gian và thời gian
c Cuộc cách mạng thông tin thứ ba đã đưa con người vào một thời đại thông tin mới khi các tài liệu in ấn đã trở thành nguồn cung cấp tri thức
và thông tin cơ bản nhờ việc phát minh ra giấy và kỹ thuật in ấn Đó chính
là một phương tiện truyền tin mới của loài người
d Với cuộc cách mạng thông tin lần thứ tư (thế kỷ XIX) loài người phát minh và ứng dụng điện báo, điện thoại và truyền hình Bên cạnh phương pháp truyền tin bằng văn tự đã xuất hiện phương thức truyền tin bằng tiếng nói và hình ảnh
e Cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm mở màn vào những năm đầu thế kỷ XX con người đã ứng dụng mạng kỹ thuật số Đến những năm
90 của thế kỷ XX tốc độ truyền tin đã nâng cao hơn 10 triệu lần, tốc độ ghi lại thông tin nâng cao hơn một triệu lần Việc phát minh và sử dụng máy tính qua mã hoá thông tin đã góp phần then chốt trong việc nâng cao tốc độ cũng như độ chính xác trong truyền tin Những năm cuối của thế kỷ XX sự xuất hiện của Internet và xa lộ thông tin siêu cao tốc đã tạo cơ hội thu nhận
và khai thác thông tin tối đa cho con người Thế giới trở nên hoà nhập hơn, con người trở nên gần gũi hơn
1.3.1.3 Thông tin đã trở thành một trong năm yếu tố kinh tế của xã hội ngày nay
Xã hội ngày nay đang tiến lên xã hội thông tin hoá vì bất kỳ ngành gì cũng phải sử dụng thông tin và thông tin đã trở thành một trong năm yếu tố kinh tế của một xã hội, đó là thông tin, nhân lực, nguyên vật liệu, kỹ thuật công nghệ, tiền vốn Khối lượng tin tức nắm giữ và tốc độ truyền tin đã trở thành thước đo sức mạnh của mỗi quốc gia Sản nghiệp tin tức của mỗi quốc gia theo các nhà xã hội học và kinh tế học là những yếu tố sau:
a Công nghiệp máy tính (Computer industry)
b Công nghiệp phần mềm (Software industry): lập trình phần mềm máy tính, khai thác kho dữ liệu và hệ thống thông tin