NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO HỆ THUẬT NGỮ KHOA HỌC TỰ NHIÊN TIẾNG VIỆT (trên tư liệu thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí)
Trang 1NGÔ PHI HÙNG
NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO
HỆ THUẬT NGỮ KHOA HỌC TỰ NHIÊN TIẾNG VIỆT
(trên tư liệu thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2014
Trang 2NGÔ PHI HÙNG
NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO
HỆ THUẬT NGỮ KHOA HỌC TỰ NHIÊN TIẾNG VIỆT
(trên tư liệu thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí)
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1 GS TS LÊ QUANG THIÊM
2 PGS TS HOÀNG TRỌNG CANH
NGHỆ AN - 2014
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Tác giả luận án
Ngô Phi Hùng
Trang 4TT Quy định viết tắt Nghĩa
Trang 5Bảng 1.1 Các kí hiệu thường dùng trong Toán học 17
Bảng 1.2 Các tiêu chuẩn của thuật ngữ tiếng Việt 22
Bảng 2.1 Phân bố các kiểu thuật ngữ (từ) trong Từ điển KHTN 46
Bảng 2.2 Thuật ngữ KHTN là từ ghép 49
Bảng 2.3 Thuật ngữ KHTN là từ ghép đẳng lập 51
Bảng 2.4 Số lượng mô hình thuật ngữ KHTN là từ ghép đẳng lập 59
Bảng 2.5 Thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ 60
Bảng 2.6 Thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự xuôi 61
Bảng 2.7 Số lượng mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự xuôi 67
Bảng 2.8 Thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự ngược 69
Bảng 2.9 Số lượng mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự ngược 72
Biểu đồ 2.10 Tỉ lệ các mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN là từ ghép đẳng lập 76
Biểu đồ 2.11 Tỉ lệ các mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự xuôi 77
Biểu đồ 2.12 Tỉ lệ các mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự ngược 78
Bảng 2.13 Các thành tố độc lập (đứng trước) có tần số xuất hiện cao trong thuật ngữ KHTN 79
Bảng 2.14 Các thành tố không độc lập (đứng trước) có tần số xuất hiện cao trong thuật ngữ KHTN 81
Bảng 3.1 Thuật ngữ KHTN có cấu tạo là ngữ 90
Bảng 3.2 Thuật ngữ KHTN có cấu tạo là danh ngữ 94
Trang 6Bảng 3.5 Số lượng thuật ngữ là danh ngữ thuộc mô hình: Phần
phụ trước + Phần trung tâm 136 Bảng 3.6 Số lượng thuật ngữ là danh ngữ thuộc mô hình: Phần
phụ trước + Phần trung tâm + Phần phụ sau 136 Bảng 3.7 Số lượng thuật ngữ là danh ngữ thuộc mô hình: Phần
trung tâm + Phần phụ sau 137 Biểu đồ 3.8 Tỉ lệ thành tố tham gia cấu tạo thuật ngữ KHTN là
danh ngữ 139 Bảng 3.9 Số lượng thuật ngữ là động ngữ thuộc mô hình: Phần
phụ trước + Phần trung tâm 140 Bảng 3.10 Số lượng thuật ngữ là động ngữ thuộc mô hình: Phần
phụ trước + Phần trung tâm + Phần phụ sau 140 Bảng 3.11 Số lượng thuật ngữ là động ngữ thuộc mô hình: Phần
trung tâm + Phần phụ sau 141 Biểu đồ 3.12 Tỉ lệ thành tố tham gia cấu tạo thuật ngữ KHTN là
động ngữ 142
Trang 7MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Đối tượng và tư liệu nghiên cứu 7
6 Đóng góp của luận án 7
7 Bố cục của luận án 8
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 9
1.1 Khái niệm thuật ngữ 9
1.2 Thuật ngữ trong văn bản 12
1.3 Phân biệt thuật ngữ và danh pháp khoa học 19
1.4 Phương châm xây dựng thuật ngữ khoa học tiếng Việt 21
1.5 Về hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên và tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 27
1.6 Phương thức cấu tạo thuật ngữ 34
1.7 Tiểu kết chương 1 37
Chương 2 PHƯƠNG THỨC VÀ MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC TỪ 39
2.1 Quan niệm từ - từ điển và các kiểu loại cấu trúc từ tiếng Việt 39
2.1.1 Quan niệm từ - từ điển 39
2.1.2 Các kiểu loại cấu trúc từ tiếng Việt 40
2.2 Thành tố cấu tạo thuật ngữ ở cấp độ từ 42
2.2.1 Thành tố cơ sở 43
2.2.2 Thành tố trực tiếp 43
2.3 Quan niệm mô hình cấu tạo từ và phạm vi khảo sát 44
2.3.1 Quan niệm mô hình cấu tạo từ 44
2.3.2 Phạm vi khảo sát 45
Trang 82.4.2 Thuật ngữ khoa học tự nhiên là từ ghép đẳng lập 50
2.4.3 Thuật ngữ khoa học tự nhiên là từ ghép chính phụ 59
2.5 Các mô hình sản sinh thuật ngữ 73
2.5.1 Quan niệm sản sinh 73
2.5.2 Những mô hình có sức sản sinh lớn 75
2.6 Tiểu kết chương 2 85
Chương 3 PHƯƠNG THỨC VÀ MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC NGỮ 88
3.1 Giới hạn khái niệm và nội dung khảo sát 88
3.1.1 Giới hạn khái niệm 88
3.1.2 Nội dung khảo sát 89
3.2 Thuật ngữ khoa học tự nhiên có cấu tạo là danh ngữ 91
3.2.1 Khái niệm danh ngữ 91
3.2.2 Mô hình cấu trúc của danh ngữ 91
3.2.3 Các mô hình cấu tạo 94
3.3 Thuật ngữ khoa học tự nhiên có cấu tạo là động ngữ 117
3.3.1 Khái niệm động ngữ 118
3.3.2 Các mô hình cấu tạo 118
3.4 Những mô hình có sức sản sinh cao 135
3.5 Tiểu kết chương 3 146
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 165
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Về mặt ngôn ngữ và văn tự, trước đây, trong suốt 1000 năm Bắc
thuộc và tiếp sau gần 1000 năm độc lập, tiếng Việt tồn tại trong vị thế song ngữ
bất bình đẳng [113] Kể từ cách mạng tháng Tám năm 1945, địa vị của tiếng
Việt nói chung, chữ quốc ngữ nói riêng mới thực sự thay đổi, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ quốc gia thống nhất Vị thế của tiếng Việt thay đổi nên chức năng xã hội của tiếng Việt càng ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu Tiếng Việt không chỉ được dùng rộng rãi trong giao tiếp toàn xã hội, trong các văn bản pháp quy nhà nước, mà còn là công cụ được dùng để dạy học trong các cấp học, trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác nhau Cùng với sự phát triển của xã hội, tiếng Việt cũng phát triển mạnh mẽ, toàn diện Như một đòi hỏi khách quan và cũng là tất yếu của sự phát triển ngôn ngữ, một hệ thuật ngữ khoa học tiếng Việt ra đời để đáp ứng nhu cầu giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học Cũng vì thế, thuật ngữ là một trong những lĩnh vực trở thành đối tượng nghiên cứu cần yếu của Việt ngữ học
1.2 Từ những năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt là từ những năm 40 về sau, việc biên soạn thuật ngữ tiếng Việt có những bước phát triển Năm 1942 cuốn
Danh từ khoa học của tác giả Hoàng Xuân Hãn ra đời, là mốc đánh dấu hệ
thuật ngữ khoa học tự nhiên (KHTN) và công nghệ Việt Nam hình thành, bước phát triển đầu tiên của thuật ngữ khoa học tiếng Việt Tiếp theo, sau 1945, hàng loạt thuật ngữ Hóa học, Sinh học lần lượt được xuất bản; nội dung khoa học được nâng lên một bước và phát triển theo định hướng: chính xác, hệ thống, quốc tế và dân tộc Đến nay, cùng với sự phát triển sâu rộng của các ngành khoa học, hệ thống thuật ngữ tiếng Việt, nhất là hệ thống thuật ngữ các ngành KHTN đã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ không chỉ về từng thuật ngữ đơn lẻ
Trang 10mà cả hệ thống Nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt tuy đã có nhiều thành tựu nhưng còn rất nhiều vấn đề của thuật ngữ cần đào sâu, trong đó có vấn đề chuẩn hóa trong thời kì mới
1.3 Từ trước đến nay, nói đến xây dựng, phát triển thuật ngữ, người ta đề cập đến nhiều con đường như: thuật ngữ hóa từ thông thường, tạo thuật ngữ trên
cơ sở ngữ liệu vốn có, vay mượn thuật ngữ nước ngoài Trong đó, con đường cấu tạo thuật ngữ mới có ý nghĩa quan trọng, vì nó sử dụng chất liệu ngôn ngữ dân tộc Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu các phương thức cấu tạo của hệ thuật ngữ KHTN trong tiếng Việt là cần thiết, góp phần vào quá trình xây dựng
và chuẩn hóa hệ thuật ngữ tiếng Việt nói chung và hệ thuật ngữ KHTN nói riêng theo phương châm: khoa học (chính xác, hệ thống), quốc tế và dân tộc Mặt khác, hiểu rõ các đặc điểm cấu tạo của hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt cũng sẽ góp phần vào việc khẳng định vai trò của tiếng Việt trong lĩnh vực khoa học, góp phần vào quá trình truyền bá tri thức, phát triển khoa học ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng vào việc biên soạn từ điển, tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập tốt hệ thuật ngữ khoa học tiếng Việt nói chung và hệ thuật ngữ KHTN nói riêng
2 Lịch sử vấn đề
Mặc dù vấn đề thuật ngữ đã được quan tâm từ rất lâu, nhưng phải đến thế kỉ XX, Thuật ngữ học mới thực sự được khẳng định như một ngành khoa học Việc nghiên cứu thuật ngữ xuất phát từ hai vấn đề nền tảng: thứ nhất là
do kết quả quan sát quá trình hình thành lí thuyết nhằm đáp ứng sự ra đời của một bộ phận từ ngữ đặc biệt trong ngôn ngữ chuyên môn; thứ hai là do trên thực tế, trong giao tiếp, nhóm từ ngữ đặc biệt này được coi như những từ ngữ
có ứng dụng độc lập
Trên thực tế, thuật ngữ ra đời và được sử dụng trước khi người ta tìm cách định nghĩa chúng Bên cạnh cái chung, mỗi ngành khoa học đều tạo
Trang 11dựng cho mình các cơ sở xây dựng nên những hệ thống thuật ngữ chuyên ngành khác nhau, vì thế chúng có những đặc thù riêng
Để hình dung một cách rõ hơn về nội dung của khái niệm “thuật ngữ khoa học”, trước hết chúng ta hãy đến với quan niệm của các nhà khoa học Âu -
Mĩ, nơi có nền khoa học - kĩ thuật - công nghệ phát triển sớm, nhanh và mạnh
Nói đến thuật ngữ học trước hết không thể không nhắc tới các nhà thuật ngữ học như: E Wuster (Đức), J.C Boulanger (Anh), R.W Brown (Mĩ) [146], W.E Flood (Mĩ) [148], J.C Segen (Mĩ) [150] Ngoài việc định nghĩa thuật ngữ, nêu bản chất khái niệm và chức năng của chúng, các nhà nghiên cứu này còn có xu hướng tìm cách xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần phải có của thuật ngữ
Cùng với những tên tuổi của các nhà thuật ngữ học Âu - Mĩ là các nhà thuật ngữ học nổi tiếng của Xô viết như: D.S Lotte (Д.C Лотте), N.P Kuz'kin (Н.П Кузькин), A.I Moiseev (А.И Моисеев), V.V Vinogradov (В.В Виноградов), A.A Reformatskij (А.А Реформатский), V.P Đanilenko (В.П Даниленко), A.S Gerd (А.С Герд), đã đi sâu vào phân tích bản chất, chức năng, khái niệm của thuật ngữ và đã tìm định nghĩa cho thuật ngữ khoa học Riêng nghiên cứu về cấu tạo của thuật ngữ, năm 1939 tác giả G.O Vinokur
(Г.О Винокур) đã có bài “Về một số hiện tượng cấu tạo từ trong hệ thuật ngữ
kĩ thuật Nga” [135]
Ở Việt Nam, thuật ngữ khoa học xuất hiện muộn hơn so với các nước phương Tây Vào những năm đầu thế kỉ XX, một số thuật ngữ khoa học xã hội đã được các tác giả Đông Kinh Nghĩa Thục giới thiệu Từ những năm
1917 trở đi, việc xây dựng, hình thành thuật ngữ đã có những biểu hiện từ tự
phát đến tự giác, trên tạp chí Nam Phong (1917 - 1934) đã có ý kiến bàn bạc
về việc biên soạn từ điển, đặt danh từ khoa học Chẳng hạn như bài viết của Nguyễn Ứng “Về sự dịch tiếng hóa học”, Nguyễn Triệu Luật bàn về “Danh từ
Trang 12hóa học” Một số từ điển (tự điển) đã được xuất bản như: Việt Nam tự điển, do Hội khai trí Tiến Đức khởi thảo, xuất bản lần đầu năm 1931, Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Quan - Hải, Tùng - Thư xuất bản năm 1932 và Danh từ
khoa học (Toán, Lí, Hóa, Thiên văn) của Hoàng Xuân Hãn, xuất bản năm
1942 “Cuốn Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn không chỉ cung cấp tư
liệu từ ngữ mới, tri thức mới mà cả phương pháp, cách thức sáng tạo thuật ngữ tiếng Việt hiện đại Đóng góp lớn của công trình này không chỉ ở vốn thuật ngữ một số ngành khoa học cơ bản lần đầu được xây dựng cấu tạo mà còn là lí luận về hệ thuật ngữ, về nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ
thuật ngữ tiếng Việt hiện đại” [113, tr.190] Sau cuốn Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn, một số từ điển đã được xuất bản như Danh từ thực vật của Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Căn, Danh từ vạn vật học của Đào Văn Tiến (1945), Danh từ y học của Lê Khắc Thiền và Phạm Khắc Quảng, v.v
Do điều kiện lịch sử và xã hội, phải đến những năm 60 của thế kỉ XX, vấn đề thuật ngữ mới thực sự trở thành mối quan tâm của các nhà khoa học Việt Nam Năm 1960, Ban Sử Địa Văn (tiền thân của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đã ban hành
“Quy định tạm thời về nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên” Hàng loạt các hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề thuật ngữ (Hội nghị bàn về vấn
đề xây dựng thuật ngữ khoa học, 28 - 29/12/1964; Hội nghị trưng cầu ý kiến
về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học tháng 5/1965) Một Hội đồng Thuật ngữ -
Từ điển khoa học do Nguyễn Khánh Toàn làm chủ tịch đã ra đời Vào tháng 6/1966, Ủy ban Khoa học Nhà nước đã công bố áp dụng tạm thời bản “Quy tắc phiên thuật ngữ khoa học (gốc Ấn - Âu) ra tiếng Việt”
Những năm 90 của thế kỉ XX về sau, một số bài viết, công trình nghiên
cứu về cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt ra đời như: Vấn đề phương thức cấu tạo
thuật ngữ trong một số công trình xuất bản tại Việt Nam thời kì 1954 - 1975
Trang 13[143]; Thuật ngữ quân sự tiếng Việt (đặc điểm và cấu trúc) [42]; Thuật ngữ
Việt Nam đầu thế kỉ XX trong quan hệ với văn hóa và phát triển [111]; Đặc điểm của thuật ngữ tiếng Việt [83], [84]; Về đặc điểm mô hình cấu tạo và việc chuẩn hóa thuật ngữ xây dựng là cụm từ trong tiếng Việt [128] Cùng với các
bài viết, công trình trên là các đề tài cấp bộ, cấp học viện đã được bảo vệ, hàng loạt bài viết của các tác giả về thuật ngữ đã được giới thiệu, phản ánh kết quả nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt
Kể từ năm 1991 đến năm 2013 đã có nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu
về thuật ngữ được bảo vệ, như luận án của Vũ Quang Hào [41], Nguyễn Thị Bích Hà [35], Nguyễn Thị Kim Thanh [105], Vương Thị Thu Minh [80], Mai Thị Loan, Vũ Thị Thu Huyền [48]
Như vậy, vấn đề thuật ngữ nói chung và việc nghiên cứu các phương thức và mô hình cấu tạo của thuật ngữ nói riêng đã ít nhiều được các tác giả
trong và ngoài nước nghiên cứu Tuy nhiên, việc chúng tôi đi vào Nghiên cứu
các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên tiếng Việt (trên tư
liệu thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí) cho đến nay đây vẫn còn là lĩnh vực chưa có tác giả nào đi vào khảo sát chuyên sâu và toàn cảnh nhóm ngành khoa học này Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn góp một phần công sức vào lĩnh vực phát triển và chuẩn hóa thuật ngữ nói chung và hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Luận án nghiên cứu các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ KHTN
tiếng Việt mà cụ thể là hệ thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí nhằm rút ra
các đặc điểm cơ bản về cấu tạo của hệ thuật ngữ này Trên cơ sở đó, luận án
sẽ đưa ra một bức tranh tổng quát về các phương thức và mô hình cấu tạo;
đề xuất một số ý kiến đối với việc phát triển và chuẩn hóa hệ thuật ngữ này trong tiếng Việt
Trang 14- Khảo sát phương thức và mô hình cấu tạo hệ thuật ngữ KHTN Toán -
Cơ - Tin học, Vật lí tiếng Việt ở bậc từ
- Khảo sát phương thức và mô hình cấu tạo hệ thuật ngữ KHTN Toán -
Cơ - Tin học, Vật lí tiếng Việt ở bậc ngữ
Thông qua sự phân tích các mô hình cấu tạo, liên hệ tới những mô hình
có sức sản sinh cao, rút ra các mô hình cấu tạo cơ bản của các hệ thuật ngữ này trong tiếng Việt
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt kết quả nghiên cứu theo mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, luận
án sử dụng các phương pháp sau:
4.1 Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được dùng để miêu tả các phương thức và mô hình cấu tạo hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt
4.2 Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp
Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp được áp dụng để phân tích cấu tạo của thuật ngữ theo từng thành tố Kết quả phân tích cho thấy đặc điểm phương thức cấu tạo của hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt và làm rõ hệ thống mô hình cấu tạo cũng như các bước phát triển và xu hướng chuẩn hóa của chúng trong tiếng Việt
Ngoài hai phương pháp cơ bản trên, luận án còn sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:
Trang 15- Phương pháp so sánh đối chiếu được dùng khi phân tích những đặc
điểm riêng của từng tiểu loại Các tiểu loại khảo sát có mối liên hệ với nhau; qua so sánh rút ra những nhận xét chung và riêng cho từng tiểu loại
- Thủ pháp thống kê phân loại được sử dụng để xác định số lượng từng
loại thuật ngữ xét theo mô hình cấu tạo Các kết quả thống kê sẽ được tổng hợp thể hiện dưới hình thức các bảng biểu, đồ thị nhằm giúp hình dung rõ hơn nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo của hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên trong tiếng Việt
5 Đối tượng và tư liệu nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên
tiếng Việt Xét theo bậc cấu tạo và các phương diện cụ thể của thuật ngữ, luận
án sẽ nghiên cứu:
- Phương thức và mô hình cấu tạo thuật ngữ khoa học tự nhiên ở bậc từ
- Phương thức và mô hình cấu tạo thuật ngữ khoa học tự nhiên ở bậc ngữ 5.2 Tư liệu nghiên cứu
Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều từ điển KHTN song ngữ được xuất bản Trong số những cuốn từ điển KHTN được xuất bản gần đây, chúng tôi đã chọn
các từ điển sau làm tư liệu nghiên cứu: Từ điển Anh - Việt khoa học tự nhiên,
tập 1, Toán - Cơ - Tin học và tập 2, Vật lí/ Nguyễn Văn Mậu (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008
Đây là những từ điển được biên soạn bởi những nhà khoa học có uy tín hàng đầu ở Việt Nam, những từ điển này được biên soạn vào dịp kỉ niệm 50 năm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (1956 - 2006)
Trang 16- Qua khảo sát và phân tích, luận án chỉ ra các đặc điểm của thuật ngữ KHTN tiếng Việt về cấu tạo, từ đó sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng
hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt mang tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống), tính quốc tế và tính dân tộc, thiết thực góp ích cho sự phát triển của khoa học nói chung và hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt nói riêng
- Kết quả nghiên cứu sẽ thực sự đóng góp vào việc xây dựng lí thuyết
về thuật ngữ khoa học nói riêng và lí luận về chuẩn hóa ngôn ngữ nói chung
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở xác định được các đặc điểm về mặt cấu tạo của hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt, luận án sẽ góp phần định hướng cho việc xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ, rút kinh nghiệm cho việc xây dựng thuật ngữ khoa học nói chung và hệ thuật ngữ KHTN nói riêng trong tiếng Việt hiện nay
Luận án, ở mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp, góp phần chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng, sự phát triển của tiếng Việt trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, khảo sát và phụ lục, luận án gồm có ba chương được sắp xếp như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Phương thức và mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN ở bậc từ
Chương 3: Phương thức và mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN ở bậc ngữ
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái niệm thuật ngữ
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề thuật ngữ luôn
được các nhà ngôn ngữ học cũng như các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa, khái niệm thuật ngữ được mọi người thừa nhận Sở dĩ có nhiều cách định nghĩa khác nhau là
do cách nhìn Có tác giả cho rằng thuật ngữ xác định khái niệm, nhưng cũng
có tác giả cho rằng thuật ngữ không chỉ xác định khái niệm mà còn biểu hiện
khái niệm Về bản chất của thuật ngữ, D.S Lotte (Д.C Лотте), thì cho rằng thuật ngữ là từ đặc biệt, còn G.O Vinokur (Г.О.Винокур) cho rằng thuật ngữ không phải từ đặc biệt, mà chỉ là từ với chức năng đặc biệt, và tuyên bố
rằng, bất cứ từ nào cũng được cấu tạo để có vai trò là một thuật ngữ
O.S Akhmanova (O.C Axмaнова) định nghĩa: “Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của ngôn ngữ chuyên môn (ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ kĩ thuật, v.v.) được sáng tạo ra (được tiếp nhận, được vay mượn, v.v.) để biểu hiện chính xác các khái niệm chuyên môn và biểu thị các đối tượng chuyên môn”
[dẫn theo 124, tr.3] Đại Bách khoa toàn thư Xô viết (1976) định nghĩa:
“thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm
và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hóa, hạn định hóa về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng đặc trưng cho phạm vi chuyên môn đó” [dẫn theo 35, tr.11]
Đanilenko (В.П Даниленко) cho rằng: “Thuật ngữ dù là từ (ghép hoặc đơn) hay cụm từ đều là một kí hiệu tương ứng với một khái niệm”, và
“Bản chất của thuật ngữ với tư cách là một khái niệm hoàn toàn không trùng với từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân” [dẫn theo 35, tr.11]
Trang 18A.S Gerd (А.С Герд) định nghĩa: “Thuật ngữ là một đơn vị từ vựng
- ngữ nghĩa có chức năng định nghĩa và được khu biệt một cách nghiêm ngặt bởi các đặc trưng như tính hệ thống, tính đơn nghĩa; ở thuật ngữ không có hiện tượng đồng nghĩa hay đồng âm trong phạm vi của một khoa học hoặc một lĩnh vực tri thức cụ thể” [dẫn theo 105, tr.19]
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu thuật ngữ bắt đầu từ những năm đầu thế
thế kỷ XX Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam đã đi vào nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa thuật ngữ, làm cho khái niệm “thuật ngữ” ngày một đầy đủ
và chính xác
Năm 1960, trong cuốn Khái luận ngôn ngữ học, Nguyễn Văn Tu đã định
nghĩa: “Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học, kĩ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật, v.v và có một ý nghĩa đặc biệt, biểu thị chính
xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên" [131, tr.176] Năm
1976, trong cuốn Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, một lần nữa, ông lại đưa ra
định nghĩa về thuật ngữ: “Thuật ngữ là những từ và những cụm từ chỉ những khái niệm của một ngành khoa học, ngành sản xuất hay ngành văn hóa nào đó
v.v Ví dụ: đồng âm, phụ âm, nguyên âm thuộc về ngành ngôn ngữ học; giáo
án, lên lớp, thuộc về ngành giáo dục học; ốcxi hidrô, benzen thuộc về ngành
hóa học; quang phổ, quang học, điện pin thuộc về ngành lí v.v
Đặc điểm của thuật ngữ là một từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính chất quốc tế (tùy từng ngành)” [133, tr.202]
Ở định nghĩa này, Nguyễn Văn Tu đã nhấn mạnh đến mặt khái niệm
mà các thuật ngữ biểu thị Tuy nhiên, do điều kiện khoa học - kĩ thuật ở nước
ta lúc bấy giờ còn chưa phát triển mạnh, nên trong định nghĩa của ông phải chăng vì thế mà tính quốc tế chưa được đề cao, còn "tùy từng ngành”
Năm 1962, trong Giáo trình Việt ngữ, tập 2, Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa:
“Thuật ngữ là những từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành
Trang 19khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kĩ thuật nào đấy Có thuật ngữ của ngành vật lí, ngành hóa học, toán học, thương mại, ngoại giao, v.v… Đặc tính của những từ này là phải gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kĩ thuật nhất định” [15, tr.167]
Định nghĩa trên đã nhấn mạnh không chỉ đến mặt “biểu thị khái niệm khoa học” mà còn “chỉ tên một sự vật, hiện tượng khoa học, kĩ thuật” trong thuật ngữ khoa học
Sau này trong cuốn Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (1981), Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa bao quát nhưng khái quát hơn về thuật ngữ khoa
học, kĩ thuật như sau: “Thuật ngữ khoa học, kĩ thuật bao gồm các đơn vị từ vựng được dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm… trong những ngành kĩ thuật công nghiệp và trong những ngành khoa học tự
nhiên hay xã hội” [16, tr.237] Ông đối lập thuật ngữ với từ thông thường
Theo ông: “Khác với từ thông thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng có thực trong thực tế, đối tượng của ngành
kĩ thuật và ngành khoa học tương ứng Ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong
tư duy (dĩ nhiên theo cách hiểu của ngành kĩ thuật và ngành khoa học tương ứng) Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực thể khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ Mỗi thuật ngữ như là một “cái nhãn” dán vào đối tượng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung của nó Tính hệ thống về mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ là do tính hệ thống của bản thân đối tượng và khái niệm trong ngành khoa học và kĩ thuật
đó quyết định” [16, tr.238]
Năm 1983, Hoàng Văn Hành đã đưa ra định nghĩa nhấn mạnh hơn đến tính hệ thống của thuật ngữ Trong định nghĩa này, Hoàng Văn Hành đã chỉ rõ thêm tính xác định của khái niệm mà thuật ngữ biểu thị trong hệ thống những
Trang 20khái niệm của một ngành khoa học nhất định: “Thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ” [38, tr.26]
Năm 1978, trong giáo trình Từ vựng tiếng Việt, tiếp đến năm 1985, trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt, sau đó là năm 1998 trong giáo trình trên
được tái bản, Nguyễn Thiện Giáp viết “Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [29, tr.270]
Năm 2008, trong cuốn Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau thế
kỉ XX, tác giả Hà Quang Năng viết: “thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một
khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định” [81, tr.94]
Năm 2010, trên tạp chí Ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã viết:
“Thuật ngữ là từ ngữ biểu hiện một khái niệm hoặc một đối tượng trong phạm
vi một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn” [124, tr.1-9]
Từ những định nghĩa trên và để có cơ sở khoa học cho quá trình khảo sát đối tượng của luận án, chúng tôi đưa ra một cách hiểu về thuật ngữ như
sau: Thuật ngữ là từ ngữ biểu hiện khái niệm hoặc đối tượng trong một lĩnh
chuyên môn nhất định.
1.2 Thuật ngữ trong văn bản
Việt Nam hiện đang trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới
Đi cùng với quá trình này, các ngành khoa học và công nghệ cũng đang phát triển với tốc độ nhanh Số lượng thuật ngữ (term) liên tục tăng, tỉ lệ thuật ngữ xuất hiện trong các văn bản ngày càng cao Đây là điều tất yếu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, với số lượng thuật ngữ
Trang 21tăng với tốc độ rất lớn này, việc tìm hiểu, điều chỉnh thuật ngữ cũng trở nên không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong các văn bản, đặc biệt là văn bản khoa học chuyên ngành
Thuật ngữ không chỉ xuất hiện trong các văn bản khoa học, kĩ thuật mà còn có cả ở các văn bản thông thường Trong các văn bản thuộc lĩnh vực
KHTN, thuật ngữ được sử dụng với một số lượng lớn Ví dụ: đạo hàm, tích
phân, vi phân, đoạn thẳng, (Toán học); điểm tựa, trọng lực, lực, phát quang, phóng xạ, điện trở, quán tính, cơ học, dao động, (Vật lí); kiềm, muối, phân tử, kim loại, lưu huỳnh, hỗn hợp, nguyên tử, (Hóa học); mô, tế bào, thụ phấn, (Sinh học) Đây là những thuật ngữ của ngôn ngữ tự nhiên
chứa đựng các khái niệm của các chuyên ngành khoa học, và là công cụ để tư duy khoa học Các khái niệm khoa học này là kết quả của quá trình trừu tượng
và khái quát hóa của con người Vì thế, các thuật ngữ biểu hiện chúng cũng mang tính trừu tượng, khái quát cao
Thuật ngữ thuộc về lớp từ vựng khoa học chuyên ngành, không giống từ ngữ thông thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày Do đó, khi sử dụng thuật ngữ, cần phải dùng đúng với khái niệm khoa học Ví dụ, trong ngôn ngữ
hàng ngày, muối được dùng với nghĩa “tinh thể trắng, vị mặn thường tách từ nước biển, dùng để ăn” Khi muối được dùng trong lĩnh vực Hóa học, thì muối
có nghĩa là “Hợp chất do acid tác dụng với base sinh ra” [137, tr.650]
Các ngành khoa học hiện đại phát triển nhanh, có xu hướng đa ngành, liên ngành Vì vậy, xuất hiện tình trạng một thuật ngữ được dùng trong
nhiều ngành khoa học khác nhau, như virus, chuột trong Sinh học và Tin học; chu kì trong Toán học, Vật lí, Hóa học, Tuy nhiên, mỗi ngành khoa
học có hàm nội dung khái niệm xác định, hiện tượng đồng âm này không vi phạm nguyên tắc: một thuật ngữ phải là một khái niệm xác định, chính xác, thuần lí
Trang 22Trong các văn bản thuộc lĩnh vực KHTN, hệ thống thuật ngữ của các ngành như Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học mang tính ổn định hơn so với lĩnh vực Tin học Bởi vì, so với các ngành khoa học khác, Tin học là ngành mới xuất hiện trong những thập niên gần đây Thuật ngữ Tin học là hệ thuật ngữ trẻ, đang trong quá trình hình thành và phát triển, chưa ổn định, hằng ngày lại xuất hiện rất nhiều thuật ngữ mới lạ nên việc phiên chuyển những thuật ngữ này cũng còn nhiều bất cập, gây trở ngại cho người sử dụng
Cùng với việc sử dụng các thuật ngữ, văn bản chuyên ngành thuộc lĩnh
vực KHTN còn sử dụng một số lượng lớn các danh pháp khoa học Ví dụ:
vitamin A, vitamin B, vitamin C, Về mặt chức năng, danh pháp giống với
các tên riêng, còn thuật ngữ gắn liền với hệ thống các khái niệm Về bản chất, thuật ngữ nhấn mạnh đến chức năng định nghĩa, còn danh pháp chức năng gọi tên mới là quan trọng Khi tên riêng được dùng để biểu đạt khái niệm thì đó là
thuật ngữ Ví dụ: Ôm, Vôn (danh pháp) Ôm kế, Vôn kế (thuật ngữ)
Trong văn bản KHTN, còn sử dụng nhiều thuật ngữ chung cho các
ngành khoa học như: hệ thống, chức năng, yếu tố, phương trình, vật chất, thời
gian, bình diện Lớp thuật ngữ này thường được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều
lần trong một văn bản chuyên ngành Đây là điểm khác biệt giữa văn bản chuyên ngành KHTN và văn bản nghệ thuật Đối với văn bản nghệ thuật, việc lặp đi lặp lại một từ trong một ngữ cảnh hẹp là một thiếu sót, nhưng đối với văn bản chuyên ngành thuộc lĩnh vực KHTN thì đó là một dấu hiệu của phong cách chức năng
Văn bản chuyên ngành KHTN, bên cạnh việc sử dụng các thuật ngữ chung, còn sử dụng nhiều thuật ngữ mang tính trừu tượng Trong khoa học, các khái niệm đều được nhận thức thông qua tư duy logic, thông qua quá trình trừu tượng hóa, khái quát hóa để nhận thức và phản ánh thế giới khách quan Đóng vai trò quan trọng trong lớp thuật ngữ trừu tượng này là các từ Hán Việt
Trang 23và cách định danh hóa một động từ bằng các thành tố “sự”, “tính”, Những thuật ngữ chỉ vật chất trừu tượng trong văn bản chuyên ngành được sử dụng với ý nghĩa khái quát, đảm bảo tính ngắn gọn và chính xác
Để nắm vững thuật ngữ chuyên ngành, ngoài việc am hiểu khoa học, người tạo lập văn bản còn cần phải thông thạo ngoại ngữ của từng lĩnh vực chuyên môn Chẳng hạn, trong lĩnh vực Tin học, nếu không có sự hiểu biết
về tiếng Anh chuyên ngành, người tra cứu thông tin sẽ gặp rất nhiều khó khăn Nhưng nếu có trình độ chuyên môn tốt, chỉ cần một cái "nhấp chuột"
là cả một thế giới thông tin rộng lớn sẽ được mở ra trước mắt người đọc Trong văn bản chuyên ngành, thuật ngữ là danh từ được sử dụng nhiều nhất Bởi đa phần thuật ngữ trong văn bản chuyên ngành là thuật ngữ định danh khái niệm Trong số những thuật ngữ là danh từ còn có những thuật ngữ là
danh từ trừu tượng như: thời gian, nhiệt độ, hiện tượng, số lượng, thuộc tính,
tần số, trạng thái,
Văn bản chuyên ngành khoa học mang đặc trưng lí trí, logic cả trong nội dung khoa học, cả ở phương tiện ngôn ngữ Bởi vì, để gợi mở trí tuệ và thuyết phục bằng lí tính, lời trình bày, cách suy luận phải biểu hiện bằng năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ của tư duy logic hình thức đến
tư duy logic biện chứng
Trong lĩnh vực KHTN, việc chứng minh tính đúng đắn về nội dung khoa học cũng có sự khác nhau: “Nếu để chứng minh các quan điểm của mình, nhà
tự nhiên học luôn tìm đến thực nghiệm, thì nhà toán học chứng minh các kết quả của mình chỉ bằng các lập luận logic Trong toán học, không điều gì được công nhận là chân lí khi chưa được chứng minh logic, cả trong trường hợp một
số thí nghiệm đặc biệt xác nhận điều ấy đúng” [90, tr.10]
Trong quá trình nhìn nhận và khám phá sự vật, “Các nhà khoa học cũng xuất phát từ giác quan như cái nhìn thông thường, nhưng nhà khoa học khác
Trang 24người thường ở điểm anh ta tìm ra được những quan hệ bất biến, giải quyết được những điều mà giác quan thông thường cho là mâu thuẫn (1) Cái thước tuy thẳng nhưng nhúng một đầu xuống nước thì thấy nó bị gãy thành một đường gấp khúc (2) Lí trí bảo cái thước thẳng, con mắt bảo cái thước cong,
để điều hòa mâu thuẫn, người ta bảo: giác quan sai lầm (3) Nhà Vật lí học giải thích: đây không có sự sai lầm nào của giác quan cả, mà do cái độ khúc
xạ của ánh sáng, và đã đưa ra một công thức Toán học giải thích mọi hiện tượng khúc xạ” [88, tr.185]
Cũng cần phải nói thêm rằng, trong các văn bản chuyên ngành thuộc lĩnh vực KHTN, ngoài việc sử dụng các thuật ngữ, người ta thường sử dụng các kí hiệu, công thức như: (beta), (epsilon), (omega), (Toán học);
(ôm), Q (điện tích), C (điện dung), U (hiệu điện thế), (Vật lí); F (Fluor), He
(Hêlium), H2O, NaCl, (công thức Hóa học)
Theo nghĩa chuyên môn, kí hiệu là “Cái có thể nhận biết trực tiếp, cho
phép kết luận về sự tồn tại hoặc về tính chân thực của một cái khác liên hệ với nó” [137, tr.520] Còn công thức là: “1 Nhóm kí hiệu diễn tả gọn một sự kiện tổng quát, một quy tắc, nguyên lí hoặc khái niệm Công thức diện tích (S) hình chữ nhật (có các cạnh a, b) là S=ab 2 cn công thức Hóa học Nhóm kí hiệu hóa học biểu diễn thành phần phân tử của một chất Công thức của nước
là H2O” [137, tr.210]
Trong Toán học, để cho gọn, người ta thường dùng các kí hiệu để chỉ các số, các hình, các phép toán, các quan hệ, như: (vô hạn), e (cơ số logarit tự nhiên), (tỉ số giữa chu vi và đường kính vòng tròn), [ ] (phần nguyên của một số), a2, b2, an (lũy thừa của một số); các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, v.v
Tập hợp các kí hiệu thường dùng trong Toán học được thể hiện qua bảng tổng hợp 1.1 sau:
Trang 25Bảng 1.1 Các kí hiệu thường dùng trong Toán học
Dấu Nghĩa của dấu Người đưa vào Năm đưa vào
Vô hạn Oalixơ (J Wallis) 1655
e Cơ số logarit tự nhiên Ơle ( L Euler) 1736
Tỉ số giữa chu vi và
đường kính vòng tròn
Jôn (W Jones) và Ơle 1706
1736
i, j, k Véc tơ đơn vị Hamintơn (W R Haminlton) 1853 [ ] Phần nguyên của một số Gauxơ (C F Gauss) 1808 +, - Phép cộng, phép trừ Vitman 1489
x Phép nhân Aotret (vW Oughtret) 1631 Phép nhân Laibnit (G W Leibniz) 1698
a2, b2,…an Lũy thừa Đề các, Niutơn 1637, 1676
., n Căn số Ruđônpơ (Ch Rudolf) 1525
log Lôgarit Kêplơ (J Keplor)
Trang 26Hariôt (T Harriot) 1631
Hợp Giao
để chỉ một ion: H+, Na+, S2-, Cl-; d) để chỉ một nguyên tử ở trạng thái kích thích: H; đ) để chỉ một mol nguyên tử hoặc phân tử hoặc phân tử: H=1g, Fe=56g, H2=2g, Cl2=71g; e) để chỉ các đồng vị của các nguyên tố nếu có kèm theo số khối (chỉ số trên bên trái): 35Cl, 37Cl (có thể viết kèm theo cả số thứ tự
nguyên tử - chỉ số dưới bên trái):
Trang 27thường sẽ rất dài dòng, khó hiểu Ngoài ra, việc sử dụng các kí hiệu, công thức mang tính quốc tế này còn giúp cho các nhà khoa học trao đổi học thuật với nhau một cách thuận lợi, khắc phục được những trở ngại về ngôn ngữ Tuy nhiên, tiếng nói của các kí hiệu, công thức này không thể tồn tại được nếu không có tiếng nói thông thường Ngôn ngữ thông thường hay chính xác hơn là ngôn ngữ chúng ta sử dụng trong mọi lĩnh vực cuộc sống, là ngôn ngữ tự nhiên,
nó có nội dung phong phú hơn tiếng nói của các kí hiệu, công thức nhân tạo Trong Toán học, tất cả các mệnh đề đều được diễn tả bằng kí hiệu và các kí hiệu này đều có thể diễn tả bằng tiếng nói thông thường Nhưng ngược lại thì không đúng, mọi mệnh đề được diễn tả bằng tiếng nói thông thường, tiếng nói
tự nhiên, không phải lúc nào cũng được diễn tả bằng các kí hiệu nhân tạo, ngôn ngữ tự nhiên bao trùm ngôn ngữ nhân tạo, hệ thống kí hiệu nhân tạo
1.3 Phân biệt thuật ngữ và danh pháp khoa học
Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ Thuật ngữ luôn
luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành khoa học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành khoa học đó Nó bao gồm những từ và ngữ
cố định, là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc
các lĩnh vực chuyên môn Ví dụ các thuật ngữ: đạo hàm, tích phân, vi phân, trong Toán học; điểm tựa, trọng lực, lực, trong Vật lí; muối, nước, đơn chất,
hỗn hợp, trong Hóa học; bào ngư, thụ phấn, trong Sinh học
Danh pháp (danh từ khoa học) là tên gọi cụ thể của các đối tượng được
dùng trong từng ngành khoa học, nó không gắn trực tiếp với các khái niệm của khoa học này mà chỉ gọi tên sự vật trong khoa học đó mà thôi Ví dụ,
trong Hóa học, nước, muối là thuật ngữ, còn H 2 O, NaCl, là danh pháp Như
vậy, về mặt chức năng, danh pháp giống với các tên riêng, còn thuật ngữ gắn liền với hệ thống các khái niệm Về bản chất, thuật ngữ nhấn mạnh đến chức năng định nghĩa, còn danh pháp chức năng gọi tên mới là quan trọng
Trang 28Trong bài viết Thế nào là hệ thuật ngữ, tác giả A.A Reformatskij
(А.А Реформатский) đã viết “Hệ thuật ngữ trước hết có mối liên quan với
hệ khái niệm của một môn khoa học nào đó, còn danh pháp chỉ nhãn hiệu hóa đối tượng của khoa học thôi Vì vậy, danh pháp có thể coi là thể liên tục của các chữ cái (vitamin A, vitamin B…), hay là thể liên tục của các con số (MAC-5, MAC-8) và của mọi thứ dấu hiệu có tính cách ước lệ, tùy tiện khác Danh pháp không tương quan trực tiếp với các khái niệm của khoa học Vì vậy danh pháp không tiêu biểu cho hệ khái niệm của khoa học” [98, tr.4-5]
Tác giả G.O Vinokur (Г.О.Винокур) thì cho rằng: “về danh pháp thì,
khác với thuật ngữ, nó là một hệ thống phù hiệu hoàn toàn trừu tượng và ước
lệ, công dụng duy nhất của nó là tạo những phương tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để biểu đạt những sự vật không có quan hệ trực tiếp với những nhu cầu của tư duy lý luận lấy các sự vật ấy làm căn cứ” [135, tr.7]
Theo Nguyễn Thiện Giáp: "Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở
các từ hoặc các hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng Còn danh pháp có thể
được quan niệm là một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ cái như (vitamin A,
vitamin B, v.v…), là một chuỗi các con số như (MA 65, TU 104, MA 68) hay
bất kì cách gọi tên võ đoán nào" [29, tr.270-271]
Cùng với việc đưa ra những tiêu chí phân biệt thuật ngữ và danh pháp,
Nguyễn Thiện Giáp còn đưa ra một sơ đồ so sánh thuật ngữ và danh pháp với
từ bình thường và tín hiệu như sau [29, tr.271]:
tín hiệu - danh pháp - thuật ngữ - từ
Sơ đồ của tác giả cho thấy, từ và tín hiệu ở vào thế phân biệt xa, danh
pháp gần với tín hiệu (là toàn bộ những tên gọi được dùng trong một ngành
chuyên môn nào đó, không gắn trực tiếp với khái niệm khoa học đó), còn
thuật ngữ gần với từ hơn
Trang 29Như vậy, có thể thấy thuật ngữ gắn liền với khái niệm khoa học, thuật
ngữ được xây dựng trên mối quan hệ logic với các hệ thống khái niệm khoa
học và được biểu đạt hợp lí bằng các đơn vị từ ngữ của một ngôn ngữ (chúng
tôi nhấn mạnh - NPH) Còn danh pháp mang nặng chức năng của kí hiệu, nó
không gắn trực tiếp với các khái niệm khoa học, danh pháp chỉ “gọi tên” sự vật và hiện tượng trong khoa học Tuy nhiên, sự tồn tại của danh pháp có liên quan nhất định với hệ thuật ngữ mà nó phục vụ, và muốn hay không, danh pháp cũng làm cho người đọc, người nghe liên tưởng tới những khái niệm về các sự vật, hiện tượng được biểu đạt nội dung qua hệ thuật ngữ
1.4 Phương châm xây dựng thuật ngữ khoa học tiếng Việt
Trước hết, cần xác định rằng, để có một hệ thuật ngữ khoa học, không đơn giản chỉ là việc dịch thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt như nhiều người lầm tưởng, mà đây là vấn đề “cải biến sáng tạo” có sự đối chiếu với hệ thống thuật ngữ nước ngoài Vì vậy, chúng tôi cho rằng, trước khi đi vào xây dựng một hệ thuật ngữ, cần phải xác định các phương châm cần có của thuật ngữ
Như phần trên chúng tôi đã đề cập, việc đưa ra các phương châm trong việc xây dựng thuật ngữ tiếng Việt vẫn còn có sự chưa thống nhất giữa các nhà khoa học Tại hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học do Ủy ban khoa học nhà nước tổ chức năm 1964 ở Hà Nội, nhiều đại biểu đã nhất trí với các tiêu chuẩn của thuật ngữ mà bản báo cáo chính đã đưa ra: 1) Tính khoa học (chính xác, hệ thống và ngắn gọn); 2) Tính dân tộc; 3) Tính đại chúng [69] Tuy nhiên, mức độ nhất trí ở điểm này, điểm kia còn có sự khác nhau
Năm 1977, trong bài viết Thống nhất về tiêu chuẩn của thuật ngữ khoa
học, đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 1, Lưu Vân Lăng cho rằng: “thuật ngữ
tiếng Việt phải: 1) Chính xác; 2) Có hệ thống; 3) Có tính bản ngữ (dân tộc); 4) Ngắn gọn, cô đọng; 5) Dễ dùng Trong đó, ba tiêu chuẩn đầu là 3 yêu cầu
cơ bản mà tính chính xác là quan trọng nhất” [68]
Trang 30Đến năm 1979, trong Tham luận về chuẩn hóa thuật ngữ, đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 3+4, một lần nữa, các học giả lại đưa ra những quan điểm
khác nhau về tiêu chuẩn của thuật ngữ
Tác giả Như Ý cho rằng, những yêu cầu cơ bản của thuật ngữ là: “1) Tính định danh; 2) Tính chính xác; 3) Tính hệ thống; 4) Tính bản ngữ” [142]
Hồng Dân cũng đồng ý về tính định danh của thuật ngữ, theo ông tính
định danh của thuật ngữ thể hiện ở mấy điểm sau: “1) Thuật ngữ ổn định về cấu tạo; 2) Thuật ngữ phải ngắn gọn; 3) Thuật ngữ phải có sức sản sinh” [25]
Năm 1985, trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp
đã đưa ra ba đặc điểm cơ bản của thuật ngữ là: “1) Tính chính xác; 2) Tính hệ thống; 3) Tính quốc tế” [29]
Các tiêu chuẩn về thuật ngữ tiếng Việt mà các tác giả đưa ra được chúng tôi tổng hợp qua bảng thống kê 1.2 sau:
Bảng 1.2 Các tiêu chuẩn của thuật ngữ tiếng Việt
đưa ra
Tài liệu
1 1 Mỗi ý phải có một danh từ để gọi
2 Danh từ ấy phải dùng riêng về ý ấy
3 Mỗi ý đừng có nhiều danh từ
4 Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý
5 Danh từ trong các môn phải thành
một toàn thể duy nhất và liên lạc
6 Danh từ phải gọn
7 Danh từ phải có âm hưởng Việt Nam
8 Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng
thường và phải có tính chất quốc gia
Trang 31Tuy còn có những điểm khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà khoa
học đều nhất trí và nhấn mạnh ở hai tiêu chuẩn, đó là tính chính xác và tính
hệ thống
Một số tiêu chuẩn của các tác giả nêu trên cho thấy sự thiếu thống nhất
về số lượng và tính chất của các tiêu chuẩn Chúng tôi nghĩ rằng, đã là thuật
ngữ thì phải mang tính khoa học, vì thế tất yếu phải có tính chính xác và tính
hệ thống, vì tính khoa học đã bao hàm trong nó tính chính xác, hệ thống Song
Trang 32hệ thuật ngữ biểu đạt khái niệm, tri thức khoa học nên có tính quốc tế Thuật
ngữ lại được xây dựng ở một ngôn ngữ cụ thể nên cần có tính chất ngôn ngữ dân tộc Vì vậy, để dễ hiểu, tiện dụng, chúng tôi nghĩ thuật ngữ cần có các
phương châm quan trọng như: tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống),
tính quốc tế và tính dân tộc
Sau đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể những phương châm cần có của thuật ngữ Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi xem xét, đánh giá việc xây dựng hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt
- Tính khoa học: Tính khoa học của thuật ngữ được thể hiện qua tính
chính xác và tính hệ thống:
+ Tính chính xác: Nói đến thuật ngữ khoa học trước hết cần phải nói
đến tính chính xác, rõ ràng trong khoa học Một thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc nhầm lẫn từ khái niệm này sang khái niệm khác
Hiện nay, trong các từ điển KHTN có rất nhiều thuật ngữ tiếng Anh khi
được chuyển dịch sang tiếng Việt hiện vẫn còn tồn tại nhiều biến thể Ví dụ:
relax: làm yếu, nới lỏng, giảm nhẹ; release: thoát khỏi, tách ra, cắt dòng; remainder: số dư, phần dư, hiệu (khi trừ); remove: bỏ đi, khử, dời chỗ (Toán -
Cơ - Tin học)
Việc tồn tại nhiều biến thể như đã nêu trên sẽ làm cho thuật ngữ thiếu
đi sự chính xác Vì vậy, đối với những thuật ngữ nhiều biến thể này, cần phải lựa chọn một biến thể phản ánh đúng khái niệm khoa học Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực chuyên môn, mỗi thuật ngữ chỉ biểu đạt một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu hiện bằng một thuật ngữ
+ Tính hệ thống: Giá trị của mỗi thuật ngữ được xác định bởi mối quan
hệ của nó với những thuật ngữ khác trong cùng một hệ thống Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ thống thì nội dung của nó không còn nữa Trước hết cần phải bảo đảm tính hệ thống về mặt nội dung của thuật ngữ trong từng ngành
Trang 33Từ tính hệ thống về nội dung, dẫn đến tính hệ thống về hình thức biểu hiện Tính hệ thống về hình thức, ngược lại giúp cho người ta biểu thị được và nhận
ra được tính hệ thống trong nội dung Ví dụ: góc đụng, góc tới, góc nghiêng,
góc quay, góc xoắn, góc nhọn, góc kề, góc phụ, góc lõm, góc lồi, góc Ơle, góc bẹt, góc giờ, góc từ, góc vuông, ; đại số, hàm số, tham số, hiệu số, thương
số, tích số, tổng số, tử số, mẫu số, cơ số, căn số, hằng số, biến số, (Toán -
Cơ - Tin học); mạch nhận, mạch ghép, mạch tháo, mạch điện, mạch ngoài,
mạch nuôi, mạch nung, mạch rẽ, mạch hở, (Vật lí)
Tính hệ thống là một đặc điểm quan trọng trong việc cấu tạo thuật ngữ khoa học Vì vậy, khi đặt thuật ngữ, cần phải chú ý tới khả năng kết hợp của các thành tố để làm sao cho thuật ngữ được đặt ra không chỉ đảm bảo về tính
chính xác mà còn đảm bảo tính hệ thống Ví dụ: nhiệt kế, nhớt kế, ẩm kế,…
Bàn về tính hệ thống của thuật ngữ, tác giả Lê Quang Thiêm cho rằng:
“Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc thù có chức năng biểu đạt các khái niệm khoa học công nghệ một cách chính xác hệ thống Thật rõ ràng, tính hệ thống
là thuộc tính quan trọng của hệ thuật ngữ này, bởi lẽ có đảm bảo được tính hệ thống của thuật ngữ mới thực hiện được chức năng biểu đạt sáng rõ, chính xác các khái niệm Trong hệ thống, các thành tố được tổ chức theo tôn ti và lại có quan hệ với nhau một cách logic, chặt chẽ Tính hệ thống của hệ thuật ngữ cũng là yêu cầu bắt buộc chủ quan đối với người đặt, sáng tạo, tiếp nhận thuật ngữ Bởi vì có đặt một cách hệ thống, có tính toán cân nhắc chủ quan của người sáng tạo một cách hiệu quả thì hệ thống thuật ngữ không những phản ánh trung thực tri thức khoa học mà còn có hiệu lực cao trong nhận thức, sáng tạo của giới chuyên môn Tính hệ thống là yêu cầu quyết định khách quan và chủ quan cho nên nếu người đặt thuật ngữ thực hiện tốt, sáng tạo sẽ làm cho mỗi thuật ngữ và hệ thống thuật ngữ có tính chính xác khoa học công nghệ cao, giúp ích nhiều cho những khám phá sáng tạo tiếp theo Tính hệ thống ở mức độ cao cũng quy định tính chính xác của thuật ngữ” [116, tr.10]
Trang 34- Tính quốc tế: Tính quốc tế được biểu hiện trước hết là về mặt nội
dung Đây là yêu cầu tất yếu, bởi khái niệm khoa học là thành tựu chung của toàn thể nhân loại chứ không phải của riêng một cá nhân nào hay một dân tộc nào Nó thể hiện kết quả nhận thức về thế giới của nhiều dân tộc khác nhau Nội dung khái niệm của một ngành khoa học trong các nước là giống nhau Đó cũng là biểu hiện của sự thống nhất khoa học trên con đường nhận thức chân lí
Tính quốc tế của thuật ngữ còn được thể hiện qua hình thức, đặc biệt là
hình thức ngữ âm Chẳng hạn ôxy (oxygen), bazơ (base), axit (acid), gen (gene), hydrô (hydrogen), telephon (telephone), computơ (computer), intơnet
(internet), là những thuật ngữ của nhiều thứ tiếng trên thế giới Tuy nhiên, về mặt hình thức, không thể đòi hỏi sự quốc tế hóa hoàn toàn về mặt hình thức của các thuật ngữ được, vì mỗi ngôn ngữ có những thuộc tính riêng của nó
Tuy vậy, thực tế cho thấy nhiều ngành khoa học ở một số khu vực trên thế giới đã có những hệ thống thuật ngữ ít nhiều mang tính quốc tế trong khu vực đó Ví dụ: khu vực Châu Âu với các ngôn ngữ Ấn Âu, khu vực tiểu Á, Bắc phi với tiếng Ả Rập, khu vực Đông Á với ảnh hưởng của tiếng Hán,
- Tính dân tộc: Khoa học là tài sản chung của toàn thể nhân loại, đó là
tài sản quý giá mà con người đã tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất Tuy nhiên, việc xây dựng thuật ngữ khoa học ở mỗi quốc gia lại có những đặc điểm riêng về mặt ngôn ngữ Vì vậy, khi xây dựng thuật ngữ khoa học chúng
ta cần phải chú ý tới tính dân tộc
Trong quá trình xây dựng thuật ngữ khoa học, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng tối đa vốn từ của dân tộc mình để diễn đạt các khái niệm khoa học Việc làm này không những giúp cho thuật ngữ đến được với nhân dân mà còn nhằm giữ gìn và phát triển sự trong sáng của tiếng Việt Bàn về vấn đề này tác giả Lưu Vân Lăng cho rằng: “Thuật ngữ, dù là thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào, cũng nhất thiết phải là một bộ phận của từ ngữ dân tộc Do đó thuật ngữ phải có tính chất dân tộc và phải mang màu sắc ngôn ngữ dân tộc” [66, tr.58]
Trang 35Một số tác giả còn đề nghị thuật ngữ cần phải có tính ngắn gọn và tính
đại chúng Theo chúng tôi, việc hiểu tính khoa học (tính chính xác, tính hệ
thống) đã bao hàm tính ngắn gọn (hình thức); còn về tính đại chúng, đây là
phương châm được đưa ra trong buổi đầu của nền khoa học, thời kì mà tiếng Việt mới trở thành ngôn ngữ quốc gia, khi đó, người Việt vừa mới thoát nạn
mù chữ sau cách mạng tháng Tám Lúc bấy giờ, nhiều nhà khoa học đã đề cập đến việc thuật ngữ được tạo ra phải làm thế nào cho dễ hiểu, dễ truyền bá tới công chúng Thực tế không hoàn toàn như vậy, nếu dùng những từ phổ thông quá quen thuộc sẽ dễ nảy sinh những nhầm lẫn khi đưa vào từ điển Có nhiều thuật ngữ không phải ai đọc lên cũng hiểu được ngay, muốn hiểu được, người đọc cần phải có kiến thức về khoa học hoặc chuyên ngành đào tạo Để tạo ra một hệ thuật ngữ khoa học, người đặt thuật ngữ cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng cách cấu tạo của chúng Thành tố nào đặt trước, thành tố nào đặt sau có ý nghĩa gì? Dùng từ thuần Việt hay từ Hán Việt? Phiên âm hay để nguyên dạng? Tất cả những điều trên khiến cho người đặt thuật ngữ phải suy nghĩ lựa chọn để làm sao cho thuật ngữ được tạo ra vừa có tính khoa học, tính quốc tế
mà còn là thước đo về trình độ khoa học kĩ thuật đối với lịch sử nhân loại
Theo Từ điển tiếng Việt, KHTN cũng như từng lĩnh vực chuyên môn
được định nghĩa như sau:
Khoa học tự nhiên là “Tên gọi chung các khoa học nghiên cứu những
quy luật của thế giới vật chất như toán học, vật lí học, hóa học, sinh vật học, v.v.” [137, tr.503]
Trang 36Toán học là “Khoa học nghiên cứu các quan hệ số lượng và hình dạng
trong thế giới khách quan” [137, tr.1004]
Cơ học là “Môn học nghiên cứu sự chuyển động và sự cân bằng của
các vật thể” [137, tr.215]
Tin học là “Khoa học nghiên cứu về thông tin, các quá trình xử lí thông
tin, việc sử dụng các công cụ xử lí thông tin tự động trong các quá trình đó” [137, 993]
Vật lí là “Khoa học nghiên cứu về cấu trúc và các dạng chuyển động
của vật chất” [137, tr.1107]
Từ những định nghĩa trên và để có cơ sở khoa học trong quá trình làm
việc, chúng tôi đưa ra một định nghĩa về thuật ngữ KHTN như sau: Thuật ngữ
KHTN là từ ngữ biểu hiện khái niệm hoặc đối tượng trong một lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành KHTN.
1.5.2 So với các nước phương Tây, ở Việt Nam, thuật ngữ KHTN xuất
hiện muộn nên việc nghiên cứu thuật ngữ KHTN cũng mới được quan tâm gần đây Mãi đến đầu thế kỉ XX, thuật ngữ tiếng Việt mới xuất hiện rải rác trên một
số tờ báo Một số học giả Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề này
Về cách đặt thuật ngữ Hóa học, năm 1922, trên báo Hữu Thanh,
Nguyễn Ứng đã dựa vào tiếng Hán để đặt thuật ngữ Hóa học Ví dụ:
acide sulfurique (SO4H2) lưu toan
acide dithionique (S2O6H2) nhị lưu toan
anhydride sulfurique (SO8) lưu dưỡng khí anhydride persulfurique (S2O7) lưu quá dưỡng khí
Trang 37Năm 1926, trên tạp chí Nam Phong, số 111, Nguyễn Triệu Luật đã có
bài “Bàn về cách dịch các danh từ hóa học” Ông cũng chủ trương dùng chữ nho để đặt tên, nhưng theo ông, thì "ta không nên theo Tàu cả vì rằng thanh
âm Tàu đọc khác ta", mà ta chỉ nên theo chữ, "tiện nghĩa thì dịch nghĩa, tiện vần thì dịch vần" và "có thể lấy giáp, ất, bính, đinh hoặc tí, sửu, dần mà dịch cũng không sao, sau học sẽ quen" Ví dụ:
Dương Minh cũng có chủ trương dùng chữ nho, tác giả cho rằng "khi
nói hitrô, ôc-sy-giên ta e dè như sắp phạm tội gì", "nếu dùng nhiều tiếng dịch
âm quá có lẽ người đọc phải thông hiểu chữ Pháp mới hiểu được câu viết
Việt-nam" Ông đề nghị nên đổi mêtan, êtan, butan thành nguyên thán, lưỡng
thán, tam thán,… đổi méthyle, propyle… thành nguyên tín, lưỡng tín, tam tín,… (Dương Minh, Báo Khoa học, số 12)
Lê Văn Kim trên Khoa học tạp chí, số 39 năm 1932 cho rằng, về hóa
"bây giờ chúng ta đang ở vào cái thời kì học theo, chỉ có phận sự dịch thuật, chưa tới trình độ đặt tên, thế thì cái phép tắc đặt tên ta chưa cần biết vội" Trong thực tế thì ông cũng đã mượn tiếng Hán là chính để đặt ra một hệ thống thuật ngữ hóa học với những kí hiệu riêng, so sánh với tiếng Pháp
Đặng Phúc Thông trên báo Khoa học năm 1942 cũng cho rằng, thuật
ngữ tiếng Việt nên dùng chữ nho, còn về hóa học thì theo cách đặt chữ nôm, không dùng tiếng Pháp vì "dịch âm tiếng Pháp ra tiếng ta có nhiều điểm không tiện", "tiếng Pháp thuộc về loài đa âm mà tiếng mình thuộc về loài độc âm"
Trang 38Trái lại, Nguyễn Văn Thịnh lại không tán thành quan niệm dùng chữ Hán để đặt thuật ngữ hóa học Ông cho rằng: "nếu ta cứ mượn chữ Hán thì ngày kia thông dụng đã quen rồi, muốn sửa ắt là bất tiện" Ông chủ trương
"mượn tiếng Latinh hay Hy - lạp như các tiếng trong thế giới mà âm ra", chứ không mượn tiếng Pháp vì "tiếng Pháp cũng mượn tiếng Latinh hay Hy - lạp,
ta nên đi tới cuội nguồn phải tốt hơn" (Nguyễn Văn Thịnh, Khoa học tạp chí,
số 31, 1932) Ngay cả những người chủ trương dùng thuật ngữ bằng tiếng Hán như Phan Khắc Khoan cũng cho rằng, riêng đối với hóa học thì "phải dùng ngay chữ Tây" (Phan Khắc Khoan, 1942) Đào Đăng Hy cũng chủ trương đối với thuật ngữ hóa học "cần phải để nguyên văn mà dùng" Theo
ông, "ngay đối với một số thuật ngữ vật lí như ampère, champ magnélique,
dioptrie, foyer, virtuel thì cũng nên dùng nguyên văn" (Đào Đăng Hy, 1932)
Nguyễn Duy Thanh trong bài “Bàn về cách đặt tiếng hóa học”, báo
Khoa học, số 3 năm 1942 cho rằng, cách đặt thuật ngữ hóa học của Trung
Quốc là không khoa học Ông đề nghị lấy các kí hiệu mà gọi Theo ông,
không nên gọi là khinh khí, dưỡng khí,… mà gọi là hát (H), ô (O), a-en (Al),
es-bê (Sb),… Đối với các hợp chất cũng cứ theo công thức mà gọi Ví dụ MnO 2 gọi là em-en ô hai Theo ông, các chất mà mình chưa có tên cứ lấy "kí
hiệu" cả thế giới đều công nhận ra mà dùng Ngoài ra, có thể đặt thêm một số
chữ gì đó ghép vào giữa hai chất mà đọc như thêm uy chẳng hạn
Ngoài những khuynh hướng trên, một số học giả còn muốn dùng "tiếng nôm na" để đặt thuật ngữ Năm 1932 trong bài "Một vài ý kiến về cách dùng
danh từ khoa học" đăng trên Khoa học tạp chí, số 35, ông Jật cho rằng "dùng
danh từ cần phải cân nhắc xem có thể dễ hiểu và giản dị, phổ thông…, càng nôm na càng hay" Đại Nam cũng cùng quan điểm này và đề nghị dùng những
"tiếng nôm na" như cạp góc (côté d’un angle), đường giữa góc (bissectrice),
vía (valence)
Trang 39Tác giả Dương Trọng Bái lại đề nghị cần “mạnh dạn dùng các danh từ đã quốc tế hóa” Theo ông, đây là “một trong những nguyên tắc
cơ bản” để đặt thuật ngữ, nhưng Phạm Văn Bảy lại cho rằng “từ chỗ chú
ý dùng trong phạm vi cần thiết đi đến thành một nguyên tắc là một bước dài” [66, tr.33]
Trong số các quan điểm trên, đáng chú ý nhất là quan điểm của Hoàng
Xuân Hãn trong cuốn Danh từ khoa học xuất bản năm 1942 Có thể coi đây là
một hướng đặt thuật ngữ khoa học bằng sự kết hợp tiếng Hán, tiếng Việt với thuật ngữ có tính quốc tế (bằng tiếng Pháp) Trong tác phẩm, tác giả đã đề ra cho thuật ngữ các điểm sau:
1) Mỗi ý phải có một danh từ để gọi;
2) Danh từ ấy phải dùng riêng về ý ấy;
3) Mỗi ý đừng có nhiều danh từ;
4) Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý;
5) Danh từ trong các môn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc; 6) Danh từ phải gọn;
7) Danh từ phải có âm hưởng Việt Nam;
8) Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có tính chất quốc gia
Ông nêu lên 3 phương sách đặt thuật ngữ khoa học, đó là: phương sách dùng tiếng thông thường, phương sách phiên âm và phương sách lấy gốc chữ nho
Ba phương sách trên đã được Hoàng Xuân Hãn vận dụng trong cuốn
Danh từ khoa học Đây là dấu mốc đánh dấu hệ thuật ngữ KHTN và công
nghệ Việt Nam được hình thành, bước phát triển đầu tiên của thuật ngữ khoa học tiếng Việt với các môn Toán, Lí, Cơ, Thiên văn dùng trong nhà trường Việt Nam
Trang 40Tiếp theo công trình Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn, hàng loạt
từ điển đã được xuất bản, như Danh từ thực vật của Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Căn; Danh từ vạn vật học của Đào Văn Tiến; Danh từ y học của Lê Khắc
Thiền và Phạm Khắc Quảng v.v
Cách mạng tháng Tám thành công, với việc ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiếng Việt đã được trả lại ví trí xứng đáng Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức của một nhà nước độc lập, có chủ quyền Tiếng Việt đã được sử dụng rộng rãi và được giảng dạy ở tất cả các cấp học Vị thế của tiếng Việt thay đổi nên chức năng xã hội của tiếng Việt càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc sáng tạo và sử dụng phổ biến thuật ngữ tiếng Việt Tuy nhiên hoàn cảnh chiến tranh cũng gây nhiều khó khăn hạn chế cho việc xây dựng và phát triển thuật ngữ
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954) công việc đặt thuật ngữ khoa học tiếng Việt được tiến hành một cách chính thức, có quy
mô và mang tính Nhà nước Từ thuật ngữ và cụm từ thuật ngữ khoa học đã
xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong thời gian này (trước đó chủ yếu sử
dụng cụm từ danh từ khoa học) Từ những năm 60 của thế kỉ XX, vấn đề đặt
thuật ngữ đã thực sự trở thành mối quan tâm của các nhà khoa học Việt Nam Có hàng loạt các hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề thuật ngữ, đáng chú