Nét trùng

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thuật ngữ khí tượng thủy văn tiếng Anh (Có so sánh với tiếng Việt (Trang 72)

2. So sánh các thuật ngữ Khí tƣợng Thuỷ văn Anh-Việt

2.1Nét trùng

Cả hai hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và tiếng Việt đều có số lƣợng thuật ngữ bản ngữ ít, đa phần là thuật ngữ vay mƣợn. Nguồn vay mƣợn chủ yếu của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh là từ tiếng La tinh và Hi Lạp còn nguồn vay mƣợn chủ yếu của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt là tiếng Hán. Đây là điều không lạ vì các ngôn ngữ Ấn Âu với tiếng Latinh và Hi Lạp, các ngôn ngữ Đông Á với tiếng Hán, các ngôn ngữ Bắc Phi với tiếng Ảrập có mối tƣơng quan với nhau. Tuy nhiên hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt vay mƣợn từ tiếng Hán với số lƣợng thuật ngữ rất lớn (gần 90% các thuật ngữ ngành KTTV là từ Hán Việt), các thuật ngữ thuần Việt chỉ chiếm số lƣợng rất khiêm tốn (5,60%). Với hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh, số thuật ngữ ngoại lai là 71,29%, các thuật ngữ gốc Anh chiếm 19,14%, còn lại chƣa rõ nguồn gốc.

Một điểm trùng nhau về hiện tƣợng vay mƣợn của hai hệ thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt là tiếng Anh vay mƣợn phụ tố và căn tố để cấu tạo từ và từ phái sinh; hệ phụ tố cũng chủ yếu đến từ tiếng La tinh và Hi Lạp. Tiếng Việt không vay mƣợn căn tố và phụ tố nhƣng vay mƣợn các yếu tố từ vựng tiếng Hán để tạo tƣơng đƣơng. Các yếu tố từ vựng tiếng Việt vay mƣợn từ tiếng Hán để tạo tƣơng đƣơng bao gồm: phi, vô, hoá. lực, bất… Trong lĩnh vực thuật ngữ ngành KTTV chúng tôi thấy các yếu tố lực, hạt, hoá, kế… thƣờng xuyên xuất hiện. Đây là những yếu tố góp phần tạo hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt mang tính hệ thống. Thí dụ:

lực quay của Trái Đất: corriolis lực hút: gravity

lực hấp dẫn: gravitational force lực ma sát: friction

lực li tâm: centrifugal force lực hướng tâm: centripetal force oxi hoá: oxidize

công nghiệp hoá: industrialize nhiệt kế: thermometer ẩm kế: hydrometer khí áp kế: barometer vũ kế: anemometer 2.2 Nét khác biệt  Về hình thức

Do sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ giữa Anh và Việt nên hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và Việt có sự khác biệt rất lớn về mặt hình thức. Thuật ngữ KTTV tiếng Anh là thuật ngữ biến đổi hình thái còn thuật ngữ KTTV tiếng Việt là thuật ngữ không biến đổi hình thái. Chính do đặc điểm này mà phƣơng thức cấu tạo từ của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh ngắn gọn và thuận lợi hơn tiếng Việt. Điều này cũng là đƣơng nhiên vì KTTV là ngành khoa học còn mới ở Việt Nam, hệ thuật ngữ chƣa hoàn chỉnh, các tƣơng đƣơng trong hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt nhiều khi chƣa phải là thuật ngữ, có nhiều ngữ đoạn chỉ là dịch để đảm bảo ý, có những ngữ đoạn chƣa đảm bảo độ thuật ngữ.

 Về hệ thống

Hệ thống của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt chƣa hoàn chỉnh. Nhƣ trên đã nêu ngành KTTV là ngành mới ở nƣớc ta nên hệ thuật ngữ mới đang bắt

đầu xây dựng. Các thuật ngữ đa số là dịch, trực dịch, dịch ý (giải thích). Có rất nhiều tƣơng đƣơng Việt Anh chƣa bảo đảm tính hệ thống ngắn gọn, tính cố định, tính thuật ngữ còn yếu. Đây là điều tất yếu vì phải đảm bảo thuật ngữ tƣơng đƣơng trong tiếng Anh. Thuật ngữ KTTV tiếng Anh là hệ thuật ngữ có hệ thống và kết cấu chính xác với các đơn vị thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, đảm bảo chính xác về nghĩa.

 Về cấu trúc

Hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và tiếng Việt đều gồm thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức. Thuật ngữ đơn KTTV tiếng Anh đƣợc cấu tạo bằng phƣơng thức phụ tố, thuật ngữ phức đƣợc tạo lập chủ yếu bằng cách kết hợp phái sinh và ghép từ. Thuật ngữ KTTV tiếng Việt cũng gồm hai loại, thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức. Thuật ngữ đơn đƣợc cấu tạo bằng phƣơng thức dùng một từ đơn, thuật ngữ phức đƣợc cấu tạo bằng phƣơng thức ghép các từ đơn lại. Nét khác biệt chủ yếu là ở chỗ tỷ lệ số lƣợng thuật ngữ đơn trong hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt ít hơn hẳn so với cũng tỷ lệ ấy trong hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh, vì hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt có số lƣợng thuật ngữ là ngữ chiếm ƣu thế (94,98%).

 Về nguồn gốc

Xét về nguồn gốc thấy rằng hệ thuật ngữ KTTV Anh và Việt cũng bao gồm những thuật ngữ bản địa và thuật ngữ ngoại lai. Thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Anh chủ yếu du nhập từ nguồn La tinh, Hi Lạp sau đó là Pháp và một số thứ tiếng khác. Thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Việt chủ yếu mang yếu tố Hán Việt và một số mang yếu tố Ấn Âu.

 Về độ dài

Do đặc điểm loại hình ngôn ngữ nên hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh có tính hệ thống cao. Các thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, nghĩa ổn định, mang tính khoa học và đạt tiêu chuẩn thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ KTTV tiếng Việt là

hệ thuật ngữ của ngành mới, chƣa hoàn chỉnh nên có những đơn vị thuật ngữ chƣa phải là thuật ngữ, có những ngữ đoạn chỉ là dịch để đảm bảo nghĩa nên chƣa đạt độ thuật ngữ. Nhìn chung thuật ngữ KTTV tiếng Việt dài vì phải ƣu tiên nội dung thuật ngữ, có những đơn vị chƣa đƣợc gọi là thuật ngữ nhƣng chúng ta vẫn chấp nhận sự tồn tại này, vì nếu không chấp nhận thuật ngữ dài sẽ không diễn đạt hết ý nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Anh; nếu diễn đạt đƣợc đủ ý thì thuật ngữ lại không đạt hình thức.

Sau đây là bảng so sánh đặc điểm hệ thuật ngữ KTTV Anh Việt

Các đặc điểm của thuật ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt

Nét trùng

Chủ yếu là từ vay mƣợn

La tinh, Hi Lạp Tiếng Hán

Vay mƣợn yếu tố cấu tạo từ

Vay mƣợn phụ tố Vay mƣợn từ vựng

Nét khác biệt

Hình thức Biến hình Không biến hình

Hệ thống Có tính hệ thống về

hình thức cao

Tính hệ thống về hình thức yếu

Cấu trúc -Thuật ngữ đơn

-Thuật ngữ phức (nhiều) -Thuật ngữ đơn (ít) -Thuật ngữ phức là từ ghép -Thuật ngữ phức là ngữ (tuyệt đại đa số) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn gốc chủ yếu La tinh, Hi Lạp Hán Việt

Độ dài Ngắn gọn Chƣa ngắn gọn

Nhận xét: Từ những điểm so sánh cụ thể nêu trên, chúng tôi thấy rằng hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt cần đƣợc xây dựng và chuẩn hoá để đạt đƣợc tính

thuật ngữ và tính hệ thống. Để làm đƣợc điều này, các nhà chuyên môn và các nhà thuật ngữ cần phải cộng tác để tìm phƣơng án giải quyết.

Tiểu kết

Hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt có số lƣợng thuật ngữ là ngữ chiếm tỷ lệ áp đảo (94,99%), số lƣợng thuật ngữ đơn và thuật ngữ là từ ghép rất ít. Nguồn gốc của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt chủ yếu là từ Hán Việt, rất ít gặp các thuật ngữ là từ thuần Việt.

Từ đặc điểm hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và tiếng Việt chúng tôi thấy hai thuật ngữ này đều có điểm tƣơng đồng là số lƣợng thuật ngữ đơn ít, thuật ngữ phức (ngữ) nhiều. Hai hệ thuật ngữ này đều vay mƣợn nhiều, chủ yếu là từ ngoại lai, từ bản địa chiếm số lƣợng ít.

Tuy nhiên, có sự khác biệt khá rõ giữa các hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù cả hai hệ thuật ngữ đều có hiện tƣợng vay mƣợn nhƣng hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh vay từ tiếng La tinh và Hi Lạp là chủ yếu còn hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt lại vay mƣợn từ tiếng Hán. Do đặc trƣng loại hình nên hình thức của thuật ngữ KTTV tiếng Anh dễ cấu tạo, mang tính hệ thống cao, còn hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt là các thuật ngữ đơn lập nên cấu trúc thuật ngữ dài và tính hệ thống chƣa đảm bảo.

Qua quá trình tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh, có so sánh đối chiếu với tiếng Việt, chúng tôi đƣa ra đề xuất ý kiến góp phần biên soạn chƣơng trình tiếng Anh chuyên ngành KTTV ở chƣơng 4. Chƣơng 4 sẽ nêu cụ thể những đề xuất và chƣơng trình định hƣớng với mục tiêu dạy sinh viên đọc đƣợc tài liệu chuyên ngành. Chính vì thế, vấn đề xây dựng hệ thuật ngữ chuẩn và cách chiếm lĩnh thuật ngữ là vấn đề đƣợc chúng tôi quan tâm.

CHƢƠNG 4

ĐỀ XUẤT Ý KIẾN GÓP PHẦN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KHÍ TƢỢNG THUỶ VĂN 1. Hiện trạng dạy-học tiếng Anh chuyên ngành Khí tƣợng Thuỷ văn

Hiện trạng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành (TACN) tại trƣờng Đại học Khoa học Tự Nhiên (ĐHKHTN), ĐGQG HN nói chung và tại khoa Khí tƣợng Thuỷ văn và Hải dƣơng học (KTTVHD) nói riêng đều tồn tại một vấn đề chung là chƣa quan tâm đầy đủ tới việc luyện và phát triển vốn thuật ngữ. Cụ thể là, sinh viên chƣa quan tâm tới việc học và phát triển thuật ngữ, giáo viên cũng chƣa dành nhiều thời gian luyện tập, củng cố và phát triển vốn thuật ngữ cho sinh viên.

Về phía sinh viên: Cách học và sử dụng thuật ngữ của sinh viên cũng đầy tính thụ động. Nhƣ đã nói ở trên, sinh viên chƣa ý thức đƣợc tính phức tạp của việc học thuật ngữ mà chỉ quan niệm đó là danh sách các từ có nghĩa tiếng Việt đi kèm và họ học thuộc lòng. Những thuật ngữ này về nhà có thể bị lãng quên vì không đƣợc trau dồi lại, không đƣợc áp dụng vận dụng vào các hoạt động học tập khác. Chính vì việc học thụ động nhƣ thế nên sinh viên không đạt đƣợc yêu cầu của việc học thuật ngữ chuyên ngành. Điều này dẫn đến việc yếu kém và không làm chủ đƣợc vốn thuật ngữ cần thiết nên dễ thất bại trong việc học tiếng Anh chuyên ngành.

Về phía giáo viên: Do thời lƣợng chƣơng trình có hạn nên việc giảng dạy thuật ngữ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa chú ý dạy thuật ngữ trong nghiên cứu theo nguyên tắc chung, chƣa chú ý phát triển cấu trúc thuật ngữ. Giáo viên chủ yếu dạy thuật ngữ dƣới dạng giới thiệu các thuật ngữ cần thiết, dạy cách đọc, sau đó áp dụng vào việc đọc bài khoá, phân tích thảo luận bài khoá, tóm tắt bài khoá trên cơ sở các thuật ngữ xuất hiện trong bài học. Ngoài ra cũng có thêm bài tập ghép từ. Nhìn chung, các bài tập áp dụng vào việc dạy

thuật ngữ chƣa đa dạng. Giáo viên mặc dù cũng nhận biết rõ đƣợc việc phải dạy cách nắm bắt thuật ngữ nhƣng thời lƣợng chƣơng trình không cho phép nên cũng chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái niệm thuật ngữ.

Để dạy thuật ngữ một cách hiệu quả, giáo viên cũng nhƣ sinh viên đều phải tuân thủ các nguyên tắc bắt buộc. Theo Penny Ur [56 tr.60-62], dạy từ vựng (thuật ngữ) cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Form: prononciation and spelling (phát âm và viết), nghĩa là sinh viên phải đọc đƣợc từ đó và viết đƣợc từ đó.

Grammar: (ngữ pháp) Giáo viên phải cung cấp cho sinh viên qui tắc ngữ pháp khi sử dụng thuật ngữ.

Collocation: (sự phối hợp giữa các từ) Khi trang bị thuật ngữ cho sinh viên, cần phải chỉ cho sinh viên biết những thuật ngữ nào có thể phối hợp đƣợc với nhau.

Aspect of meaning (ngữ nghĩa) Điều này là hiển nhiên. Khi dạy thuật ngữ chúng ta có thể cung cấp nghĩa của nó cho sinh viên.

Meaning relationship (quan hệ ngữ nghĩa) Đây cũng có thể hiểu là việc cung cấp một trƣờng nghĩa cho sinh viên. Khi dạy sinh viên thuật ngữ, chúng ta có thể đƣa ra các thuật ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa…

Word formation: (cấu tạo từ) Cung cấp dạng của thuật ngữ cho sinh viên thông qua phụ tố, giúp sinh viên nắm đƣợc đâu là danh từ, đâu là động từ, đâu là trạng từ…

Nhƣ vậy để nắm bắt đƣợc thuật ngữ, theo chúng tôi sinh viên phải tuân thủ đƣợc các tiêu chí sau:

Hiểu đƣợc thuật ngữ (nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt)

Phát âm chuẩn thuật ngữ đó

Biết cách sử dụng thuật ngữ (về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa) nghĩa là dùng thuật ngữ để viết câu, viết đoạn.

Ở khoa KTTVHD, ĐHKHTN, ĐHQG HN, việc dạy và học thuật ngữ còn chƣa biểu hiện hết đƣợc các điều nêu trên, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở tiêu chí ngữ nghĩa và phát âm, có một chút bài tập thực hành. Ngay tiêu chí ngữ nghĩa cũng không phải không có vấn đề. Đa số các sinh viên vẫn dùng và hiểu chƣa đúng thuật ngữ mặc dù có sự hƣớng dẫn tận tình của giáo viên. Dƣới đây xin trích một số thí dụ về cách hiểu và sử dụng thuật ngữ một cách phi thuật ngữ của sinh viên:

Thí dụ 1: When the water table reaches Earth’s surface, a spring forms.

Sinh viên dịch: Khi mực nƣớc dâng lên tới bề mặt, một mùa xuân đƣợc hình thành.

Dịch lại: Suối hình thành khi nƣớc ngầm dâng tới mặt đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thí d ụ 2: Gases in the atmosphere, like all mater, have mass.

Sinh viên dịch: Ga trong khí quyển giống nhƣ tất cả vật chất có khối lƣợng

Dịch lại: Cũng nhƣ các vật chất khác, các chất khí trong khí quyển đều có khối lƣợng.

Thí dụ 3: Water constantly moves between the atmosphere and Earth in the water cycle

Sinh viên dịch: Nƣớc liên tục lƣu thông giữa khí quyển và trái đất trong chu kỳ nƣớc.

Dịch lại: Trong vòng tuần hoàn nƣớc, nƣớc không ngừng lƣu thông giữa khí quyển và trái đất.

Thí dụ 4: The nature of the hydrogen-oxygen bond results in the hydrogen side having a positive charge and the oxygen side a negative charge.

Sinh viên dịch: sự tự nhiên của liên kết ôxy - hiđrô kết quả phía hyđrô có điện tích dƣơng, ôxy có điện tích âm.

Dịch lại: Bản chất của liên kết hyđrô-ôxy dẫn đến kết quả là hyđrô mang điện tích dƣơng, ôxy mang điện tích âm

Thí dụ 5: Hard water contains dissolved minerals, which prevent soap from forming suds.

Sinh viên dịch: Nƣớc nặng chứa các chất khoáng hoà tan, cái làm ngăn chặn xà phòng tạo bọt.

Dịch lại: Nƣớc cứng có chứa các chất khoáng hoà tan làm cho xà phòng không tạo bọt.

Thí dụ 6: High pressure systems may consist of warm or cold air masses. They often linger in one spot, although some moving from the west to east are known as migratory high-pressure systems.

Sinh viên dịch: Các hệ thống áp cao có thể gồm các khối khí nóng và lạnh. Chúng thƣờng dàn thành một điểm mặc dù một vài di chuyển từ tây sang đông đƣợc biết đến nhƣ là các hệ thống áp cao di cƣ.

Dịch lại: Hệ thống áp cao có thể gồm các khối khí nóng và lạnh. Mặc dù có một số hệ thống áp cao gọi là hệ thống áp cao di chuyển đi từ tây sang đông nhƣng chúng thƣờng tụ lại ở một điểm.

Sáu thí dụ nêu trên đƣợc trích ra từ các bài thi cuối kỳ và bài dịch Anh

Việt của sinh viên khoa KTTVHD, ĐHKHTN, ĐHQGHN. Ở đây, chúng tôi

thấy sinh viên không chỉ dịch không đúng nghĩa thuật ngữ mà đã dịch theo nghĩa của từ thƣờng, thậm chí dịch sai, đồng thời họ cũng chƣa biết vận dụng đúng cấu trúc ngữ pháp của câu nhƣ ở thí dụ 2, 5, 6. Ở đây chúng tôi chỉ nhấn mạnh về cách sử dụng thuật ngữ chứ chƣa nói tới vấn đề hiểu sai ngữ pháp.

2. Những khó khăn trong việc dạy - học tiếng Anh chuyên ngành Khí tƣợng Thuỷ văn tƣợng Thuỷ văn

Dạy và học TACN tại khoa KTTVHD hiện còn gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất chúng tôi gặp phải là chƣa có giáo trình chính thức TACN và tài liệu tra cứu liên quan phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

- Về tài liệu học tập: Cho đến nay sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành KTTV dựa vào tập bài giảng của giáo viên ngƣời Việt biên soạn nên không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định về mặt nội dung và khoa học.

- Về tài liệu tra cứu: Chƣa có từ điển dành riêng cho sinh viên ngành KTTV. Sinh viên phải dùng từ điển thông thƣờng để tra cứu thuật ngữ nên hiểu chƣa đúng thuật ngữ và hay dẫn đến hiện tƣợng lẫn lộn đồng âm. Đây là khó khăn lớn đối với sinh viên bậc đại học nói chung và sinh viên ngành KTTV nói riêng. Vấn đề tự học, tự nghiên cứu đối với sinh viên luôn đƣợc đặt lên hàng đầu, song không có từ điển thì việc tự học gặp rất nhiều khó khăn và

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thuật ngữ khí tượng thủy văn tiếng Anh (Có so sánh với tiếng Việt (Trang 72)