Thông thường, mỗi khu DTSQ đều có một Ban quản lí và một Hội đồng tư vấn về nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh tế cũng như các vấn đề văn hóa, giáo dục, xã hội … Thành phần
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-
LÊ TRẦN ANH VÂN
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-
LÊ TRẦN ANH VÂN
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
CÙ LAO CHÀM – HỘI AN Chuyên ngành: Môi trường trong Phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS LÊ TRỌNG CÚC
Hà Nội – Năm 2011
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Khu Dự trữ sinh quyển 5
1.1.1 Khái niệm về khu DTSQ 5
1.1.2 Cấu trúc và chức năng của khu DTSQ 6
1.1.3 Công tác quản lí khu DTSQ 7
1.1.4 Các yếu tố để quản lí thành công khu DTSQ 13
1.2 Mối quan hệ giữa Phát triển bền vững và khu DTSQ 14
1.2.1 Các vấn đề chung của Phát triển bền vững 14
1.2.2 Khu DTSQ là "Phòng thí nghiệm học tập cho PTBV 16
1.3 Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET) 19
1.3.1 Du lịch sinh thái 20
1.3.2 Cộng đồng 21
1.3.3 Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 22
Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Địa điểm nghiên cứu 33
2.2 Thời gian nghiên cứu 33
2.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1 Phương pháp luận 33
2.3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 40
Trang 43.1.1 Đặc điểm tự nhiên 40
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 43
3.3 Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 47
3.2.1 Khái quát chung 47
3.1.2 Công tác quản lí khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 50
3.1.3 Công tác quản lí khu BTB Cù Lao Chàm 50
3.3 Thực trạng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn tại vùng lõi khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 54
3.3.1 Tài nguyên thiên nhiên 54
3.3.2 Tài nguyên nhân văn 66
3.4 Thực trạng CBET tại vùng lõi khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 73
3.4.1 Công tác quản lí và các dự án du lịch đang thực hiện Cù Lao Chàm 73
3.3.2 Hiện trạng DLST và du lịch cộng đồng tại Cù Lao Chàm 74
3.5 Kết quả phân tích SWOT cho CBET ở Cù Lao Chàm trong công tác quản lí theo định hướng PTBV khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 77
3.5.1 Những thế mạnh 78
3.3.2 Những điểm yếu 79
3.5.3 Các cơ hội 80
3.3.2 Các mối đe dọa 81
3.6 Đề xuất mô hình CBET và những định hướng phát triển CBET trong quản lí theo định hướng PTBV khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 83
3.5.1 Mô hình CBET đề xuất 84
3.5.2 Các định hướng phát triển CBET 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 105
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTB CLC Bảo tồn biển Cù Lao Chàm
CBCRM Bảo tồn tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng
CBET Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community-based
Homestay Dịch vụ lưu trú tại nhà dân
MAB Chương trình Con người và Sinh quyển
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PTBV Phát triển bền vững
SWOT Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Đe dọa
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TNNV Tài nguyên nhân văn
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TMDL&DV Thương mại Du lịch và Dịch vụ
Trang 6VHTT&DL Văn hóa, thể thao và du lịch
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Văn hóa và Khoa học Giáo dục Liên hợp quốc
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Hệ thống tổ chức quản lí các khu DTSQ ở một số nước trên thế giới 10
Bảng 1.2 Diện tích và dân số trong các khu DTSQ của Việt Nam 12
Bảng 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành côngm thất bại quản lí khu DTSQ
Error! Bookmark not defined.3
Bảng 1.4 Mối liên quan giữa sự phân đới và chức năng của khu DTSQ với các mục
tiêu quốc gia về PTBV 17 Bảng 2.1 Ma trận phân tích SWOT 36
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc hệ thống MAB và các khu DTSQ của Việt Nam 12
Hình 1.2 Ba khía cạnh chính của CBET 25
Hình 2.1 Hệ thống sinh thái nhân văn trong quản lý tài nguyên 35
Hình 3.1 Quần đảo Cù Lao Chàm 44
Hình 3.2 Một số sinh kế của người dân Cù Lao Chàm 45
Hình 3.3 Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 46
Hình 3.4 Bản đồ quy hoạch các cùng chức năng của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 53
Hình 3.5 Nghệ nhân làm võng Cù Lao Chàm 56
Hình 3.6 Ốc vú nàng Cù Lao Chàm 60
Hình 3.7 Cua đá Cù Lao Chàm 60
Hình 3.8 Hòn Chồng tại Bãi Chồng 65
Hình 3.9 Hang Yến Cù Lao Chàm 65
Hình 3.10 Chùa Hải Tạng 69
Hình 3.11 Miếu tổ Nghề Yến 69
Hình 3.12 Tour leo núi ở Bãi Hương 74
Hình 3.13 Du khách tắm biển tại bãi Chồng 74
Hình 3.14 Dịch vụ lưu trú tại nhà dân ở bãi Hương 76
Hình 3.15 Dịch vụ ăn uống ở bãi Làng 76
Hình 3.16 Mô hình CBET đề xuất tại Cù Lao Chàm 84
Trang 9MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Khu DTSQ thế giới được thành lập với mục đích chính là nghiên cứu và tìm ra các giải pháp sử dụng đất để vừa nâng cao mức sống của người dân mà vẫn không gây hại đến môi trường Các khu DTSQ còn là địa điểm lí tưởng để các nhà khoa học, các cá nhân, tổ chức có thể tiến hành các nghiên cứu khoa học cũng như trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ các kiến thức về TNTN và PTBV Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là quốc gia có số lượng khu DTSQ nhiều nhất Đông Nam Á, gồm có 8 trong hơn 500 khu DTSQ thế giới được UNESCO công nhận tại hơn 100 quốc gia
Bộ máy quản lí là yếu tố quan trọng nhất tạo nên hiệu quả trong việc xây dựng, điều hành các kế hoạch quản lí cũng như các hoạt động khác của khu DTSQ Thông thường, mỗi khu DTSQ đều có một Ban quản lí và một Hội đồng tư vấn về nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh tế cũng như các vấn đề văn hóa, giáo dục,
xã hội … Thành phần và cách thực hiện khác nhau tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng quốc gia, từng địa phương Chương trình Con người và Sinh quyển đã phối hợp với Văn phòng Chương trình nghị sự 21 quốc gia để cùng đạt được mục đích sử dụng các khu DTSQ như là một phương thức của PTBV, đặc biệt là tập trung mục tiêu vào tìm hiểu vấn đề mất ĐDSH ở các khía cạnh sinh thái, xã hội, kinh tế và giảm sự mất mát này bằng cách sử dụng mạng lưới các khu DTSQ quốc gia như một công cụ cho việc chia sẻ kiến thức, nghiên cứu và giám sát, giáo dục và đào tạo, thực hiện các quyết định có sự tham gia (Batisse, 1986; Ishwaran et al.2008) Quản lí theo định hướng PTBV đang và sẽ được áp dụng cho các khu DTSQ ở Việt Nam Tuy nhiên, khu DTSQ thế giới vẫn là một vấn đề mới mẻ đối với từng tỉnh nói riêng và ở Việt Nam nói chung Chính quyền ở các cấp địa phương cũng như BQL các khu bảo tồn, VQG (là vùng lõi của mỗi khu DTSQ) vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí Bên cạnh việc nhận được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, dự án nghiên cứu, số lượng khách đến thăm quan tăng lên thì những chồng chéo trong công tác quản lí, khó khăn trong thực hiện kế
Trang 10hoạch hoạt động, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường là những thách thức không nhỏ đối với các địa phương có khu DTSQ Việc tìm ra các giải pháp để hoàn thiện kế hoạch quản lí cũng như thực hiện có hiệu quả việc quản lí các khu DTSQ Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu.
Du lịch đang ngày càng thể hiện rõ vai trò mũi nhọn trong quá trình phát triển, là ngành công nghiệp không khói mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã đang và sẽ trở thành trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của các tỉnh, thành phố đặc biệt
là các vùng biển Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET) cũng đã trở thành một xu thế phát triển và ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người CBET
đã mở ra triển vọng trong việc nâng cao công tác bảo tồn TNTN, môi trường và phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng địa phương Các khu bảo tồn và VQG cũng như các khu DTSQ trên thế giới và Việt Nam bắt đầu đầu tư và phát triển mạnh mẽ loại hình này Chuyển từ khai thác để phát triển sang chiến lược bảo tồn
để phát triển là tiêu chí của PTBV trong đó tạo nên sự thành công là vai trò quyết định của địa phương và sự tham gia tích cực của cộng đồng Việc đưa cộng đồng địa phương trở thành yếu tố trực tiếp tham gia vào các hoạt động quản lí khu DTSQ dưới nhiều hình thức khác nhau đã từng bước khẳng định hiệu quả không chỉ trong việc nâng cao mức sống tạo sinh kế bền vững cho cư dân tại đây, mà còn mang lại hiệu quả trong công tác bảo tồn TNTN và nguồn TNNV quý giá Vì vậy có thể nói CBET là hướng đi thực hiện và lồng ghép được cả 3 vấn đề của PTBV: kinh tế, xã hội và môi trường
Ngày 26/05/2009, Cù Lao Chàm cùng với Mũi Cà Mau chính thức được UNESCO công nhận là khu DTSQ thế giới Diện tích khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An và khu Di sản văn hóa thế giới đã chiếm 40km2
trên tổng diện tích hơn 60km2 của thành phố Hội An, nên nhiều nhà khoa học đã nhận định rằng “Hội An là vùng đất của thế giới” Được sở hữu Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An và khu DTSQ thế giới là vinh dự nhưng cũng là thách thức đối với tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An trong công tác quản lí để vừa bảo tồn vừa phát triển đảm bảo mục tiêu PTBV
Trang 11Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu vai trò của Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong quản lí theo định hướng phát triển bền vững khu
Dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An” để thực hiện luận văn tốt nghiệp khóa
học thạc sỹ chuyên ngành Môi trường trong Phát triển bền vững
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong vùng lõi khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An, bao gồm cộng đồng dân cư ở xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội
An, tỉnh Quảng Nam; BQL khu BTB Cù Lao Chàm và BQL khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An; các HST thuộc địa bàn nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn vai trò của việc áp dụng CBET trong quản lí theo định hướng PTBV các khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An; Phân tích,
dự báo các ảnh hưởng; Đề xuất mô hình và các định hướng để thực hiện và phát triển CBET hiệu quả
Để đạt được mục tiêu trên, các nhiệm vụ cần được giải quyết gồm:
- Tổng hợp và phân tích các tài liệu lý thuyết và thực tế các vấn đề liên quan
- Đánh giá hiện trạng TNTN và TNNV tại vùng lõi khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An
- Tìm hiểu và đánh giá mức độ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên của cộng đồng địa phương và sự tham gia của họ trong công tác bảo tồn tài nguyên và hoạt động du lịch tại địa bàn nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lí khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An
- Từ các kết quả điều tra sẽ đưa ra bảng Phân tích SWOT với những mặt mạnh, điểm hạn chế, cơ hội và thách thức của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu cũng như khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An khi thực hiện CBET Qua đó đề xuất mô hình thực hiện CBET và những định hướng phát triển CBET tại Cù Lao Chàm trong công tác quản lí theo định hướng PTBV khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 12- Khu vực nghiên cứu có tiềm năng to lớn về TNTN, các giá trị nhân văn để phát triển loại hình CBET và các nghiên cứu về quản lí khu DTSQ vẫn chưa được triển khai tại đây Các kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra những lợi ích mà CBET
có thể mang lại trong công tác quản lí khu DTSQ Từ đó có thể giải quyết các mục tiêu về bảo tồn TNTN, các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương và nâng cao năng lực cho cộng đồng trong việc quản lí nguồn tài nguyên của mình, thực hiện mục tiêu PTBV chung của Việt Nam và Chương trình nghị sự 21 của tỉnh Quảng Nam (LA21)
- Cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ quản lí nhà nước đối với các khu DTSQ ở Việt Nam và cũng là cơ sở cho việc xây dựng các dự án, phương án quy hoạch, kế hoạch quản lí sử dụng và phát triển các nguồn TNTN và TNNV theo mục tiêu PTBV
- Cung cấp cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu đến các nhà quản lí địa phương, quản lí ngành và BQL khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An
- Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng vào việc quản lí bền vững các nguồn TNTN và TNNV trong khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An
- Đây là đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho luận văn thạc sĩ đầu tiên được thực hiện tại Cù Lao Chàm về CBET cũng như về quản lí khu DTSQ
Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn bao gồm 5 phần sau:
Phần mở đầu: Nêu lý do lựa chọn đề tài, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn
Chương 1: Tổng quan các tài liệu về khu DTSQ, CBET và các vấn đề liên quan đã được công bố trên thế giới và Việt Nam
Chương 2: Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Trình bày các kết quả nghiên cứu về thực trạng TNTN, TNNV; Công tác quản lí khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An; Thực trạng CBET tại khu vực
Trang 13nghiên cứu; Kết quả phân tích SWOT, mô hình và định hướng đề xuất phát triển CBET hiệu quả
Kết luận, khuyến nghị và các phụ lục
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khu dự trữ sinh quyển
1.1.1 Khái niệm khu DTSQ
Khái niệm khu DTSQ do Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) của UNESCO lần đầu tiên được đưa ra tại hội nghị khoa học “Sử dụng hợp lí và bảo tồn tài nguyên của Sinh quyển” tổ chức tại Paris vào tháng 9 năm 1968 với sự tham gia của 236 đại diện của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ của nhiều ngành khoa học khác nhau, các nhà quản lí và ngoại giao Sau này được gọi là “Hội nghị Sinh quyển” do UNESCO tổ chức với sự ủng hộ tích cực của FAO, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các tổ chức bảo tồn và chương trình sinh học quốc tế thuộc Hội đồng Khoa học Quốc tế (IBP/ICSU) [15]
Khu DTSQ bao gồm các HST đất liền và ven biển được thế giới công nhận trong khuôn khổ MAB của UNESCO nhằm thúc đẩy và tạo nên mối quan hệ cân bằng giữa con người và thiên nhiên Bất cứ quốc gia nào cũng có quyền lựa chọn các địa điểm trên lãnh thổ của mình để đề nghị công nhận nếu đáp ứng được những tiêu chuẩn mà UNESCO đã đưa ra
Mỗi khu DTSQ phải kết hợp được ba chức năng sau đây: (1) chức năng Bảo tồn: đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan, HST, loài và di truyền; (2) chức năng Phát triển: thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở bền vững môi trường và văn hóa;
và (3) chức năng Trợ giúp: nghiên cứu, giám sát, đào tạo và giám sát về bảo tồn và PTBV ở phạm vi địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế
Ý tưởng xây dựng khu DTSQ nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay là làm thế nào để có thể tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn ĐDSH, các nguồn TNTN với sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người Mô hình khu DTSQ vừa cung cấp cơ sở lí luận vừa là công cụ thực hiện chương trình nghiên cứu đa quốc gia về Con người và Sinh quyển, thể hiện phương pháp luận và cách tiếp cận cơ bản là “Con người là một phần của Sinh
Trang 15quyển”, là “Công dân sinh thái” Mặc dù các khu DTSQ có bối cảnh văn hóa, kinh
tế và vị trí địa lí khác nhau nhưng đều có mục đích chung là tìm kiếm giải pháp cho
sự hài hòa giữa bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững nguồn lợi thiên nhiên vì lợi ích của người dân địa phương Năm 1969, Ban Tư vấn Khoa học của Chương trình Con người và Sinh quyển đã đề xuất việc thành lập mạng lưới hợp tác trên toàn thế giới bao gồm cả các VQG, khu DTSQ và các hình thức bảo tồn khác phục vụ cho công tác bảo tồn cũng như đẩy mạnh các công trình nghiên cứu, giáo dục và đào tạo Mạng lưới các khu DTSQ thế giới đóng góp vào việc thực hiện mục đích của Công ước Đa dạng sinh học và Chương trình nghị sự 21 do Hội nghị của Liên hợp quốc
về Môi trường đề ra năm 1992 [15]
1.1.2 Cấu trúc và chức năng của khu DTSQ
Để thực hiện mục đích bảo tồn và sử dụng nguồn lợi thiên nhiên, các khu DTSQ được phân thành 3 khu có quan hệ mật thiết lẫn nhau, gồm vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp [15]:
Vùng lõi: Vùng này được thiết lập có tính chất lâu dài nhằm bảo tồn cảnh quan, HST và đa dạng loài sống trong đó Các vùng lõi của các khu DTSQ trên thế giới nằm ở các HST khác nhau, do đó nếu nhìn trên phương diện toàn cầu ta sẽ có được một bức tranh về các đại diện các HST Thông thường các vùng lõi không có các hoạt động của con người, trừ các hoạt động có tính chất nghiên cứu và giám sát Trong một số trường hợp người dân địa phương có thể duy trì việc hạn chế một số hoạt động khai thác truyền thống hoặc giải trí bền vững
Vùng đệm: Đây là vùng bao quanh giáp với vũng lõi Các hoạt động ở đây được quản lí để giúp cho vùng lõi nhằm không làm tổn hại đến mục đích bảo tồn với đúng nghĩa của nó là vùng “đệm” Các vùng này vẫn duy trì các hoạt động nhằm nâng cao sản lượng thu hoạch về sản xuất, lâm nghiệp, nghề cá mà vẫn bảo tồn được các quá trình tự nhiên và ĐDSH Các thí nghiệm khoa học cũng được thực hiện ở vùng đệm nhằm khôi phục lại các HST đã xuống cấp Đây cũng là nơi cung cấp địa điểm lý tưởng cho giáo dục, đào tạo, du lịch và giải trí
Trang 16Vùng chuyển tiếp: Vùng này bao bọc xung quanh duy trì các hoạt động nông nghiệp, khu dân cư và các hoạt động khác Cộng đồng khu vực, các tổ chức bảo tồn, các nhà khoa học, các tổ chức quần chúng, các nhóm văn hóa, tư nhân và các hình thức sở hữu khác được điều phối để cùng làm việc quản lí và PTBV nguồn lợi mang lại lợi ích cho người dân sống trong đó Vùng này có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động kinh tế, xã hội cho sự PTBV của địa phương
Mặc dù cấu trúc theo vòng tròn đồng tâm nhưng kích thước và bố cục rất mềm dẻo và đa dạng tùy thuộc vào tình hình địa phương Đây chính là điểm cốt lõi của
khái niệm khu DTSQ (UNESCO 1994; UNESCO.1996 và Bioret Cibien, Genot, Lecomte.1998)
1.1.3 Công tác quản lí khu DTSQ
1.1.3.1 Các vấn đề quản lí chung
Ban Thư ký Chương trình Con người và Sinh quyển Quốc tế thuộc UNESCO trực tiếp điều phối các hoat động của mạng lưới các khu DTSQ trên toàn thế giới Việc thông tin, thông báo và trao đổi kinh nghiệm giữa các khu DTSQ trên thế giới được thực hiện qua các tờ tin, tap chí, mạng Internet, các hội thảo khoa học Một số châu lục và khu vưc địa lý còn thành lâp mạng lưới điều phối các hoạt động của các khu DTSQ trong khu vực, ví dụ: EUROMAB – mạng lưới điều phối các hoạt động của các khu DTSQ ở Châu Âu và Bắc Mỹ, SEABRNet – mạng lưới các khu DTSQ vùng Đông Nam Á Các mạng lưới này trợ giúp công tác quản lí của mỗi khu DTSQ thông qua việc trao đổi thông tin, tài liệu, tập huấn, cung cấp cơ sở dữ liệu cho công việc giám sát nguồn lợi Ngoài ra, một đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia trên thế giới có kinh nghiệm sẵn sàng trợ giúp các khu DTSQ khi có yêu cầu Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) trực tiếp điều phối các hoạt động của mạng lưới quốc gia các khu DTSQ Ủy ban có trách nhiệm liên hệ với các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các hoạt động của các khu DTSQ Một trong những nhiệm vụ chính của Ủy ban Quốc gia là cung cấp tư vấn các vấn đề kỹ thuật, các chuyên gia, các nhà khoa học trên các lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục đào tạo và quản lí [38]
Trang 17Sự khác nhau giữa các khu DTSQ với các VQG và khu bảo tồn ở chỗ các khu
DTSQ không trực tiếp quản lí về mặt lãnh thổ Công việc quản lí các khu DTSQ là điều phối các hoạt động với sự tham gia của cộng đồng địa phương, là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người và sinh quyển Các khu DTSQ được thế giới công nhận
cũng có nghĩa là việc quản lí phải tuân thủ hướng dẫn thực hiện của các công ước quốc tế như đã cam kết Hầu hết các vùng lõi của khu DTSQ là các VQG hoặc khu bảo tồn nên phải tuân theo các quy định của Chính phủ về quản lí các khu này Vùng đệm và vùng chuyển tiếp nằm dưới sự quản lí trực tiếp của chính quyền địa phương hoặc các đơn vị kinh tế - xã hội Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp với PTBV do cơ quan địa phương có thẩm quyền quyết định (UNEP, 1999; UNESCO (Ed.)) Công việc điều phối các khu DTSQ dựa trên các mối quan hệ hành chính và ngoài hệ thống hành chính tạo nên mối liên kết và hợp tác trong các lĩnh vực: bảo tồn ĐDSH,
đa dạng văn hóa, PTBV, kêu gọi đầu tư và trợ giúp các hoạt động nghiên cứu giám sát nguồn lợi và phát triển kinh tế xã hội, DLST, giáo dục và đào tạo… Các hoạt động này sẽ được triển khai dựa trên sự phân vùng chức năng của các khu DTSQ (UNESCO (Ed.) 1996; UNESCO – MAB, 2000) Một số nước đã đưa các khu DTSQ vào hệ thống quản lí có tính luật pháp của Nhà nước; một số quốc gia khác thì chỉ quản lí vùng lõi theo hệ thống văn bản luật pháp áp dụng cho các khu bảo vệ Các khu DTSQ thường có diện tích lớn bao trùm lên các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ…; một số đồng thời là khu Ramsar, khu di sản thiên nhiên thế giới… Như vậy, trong một khu DTSQ sẽ có rất nhiều các văn bản, pháp quy của cả quốc gia, quốc tế và địa phương Điều này cho thấy công việc quản lí các khu DTSQ thực chất là điều phối và tận dụng tối đa các văn bản, nguồn nhân lực và tài chính hiện có của địa phương [15] Hệ thống tổ chức quản lí các khu DTSQ ở một
số nước trên thế giới được trình bày ở bảng 1.1
Trang 18Bảng 1.1 Hệ thống tổ chức quản lí các khu DTSQ ở một số nước trên thế giới (UNESCO, 2004) [38]
Tên nước
Số khu DTSQ
Hệ thống tổ chức quản lí
Chính phủ Các tổ chức
phi chính phủ
Các cơ sở nghiên cứu
Các công ty kinh doanh
Các tổ chức
tự nguyện
và tư nhân
Các tổ chức khác
Trung
Hệ thống các khu bảo tồn quốc gia
Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc
Tư vấn và ủng hộ tài chính
Tiểu ban cố vấn
về các khu DTSQ tại thượng viện
Tư vấn và ủng
hộ tài chính
Hệ thống các trường đại học và viện nghiên cứu
Ủng hộ tài chính
Tư vấn và ủng hộ tài chính
Tư vấn và ủng hộ tài chính
Thái Lan 4
Hệ thống các khu bảo tồn quốc gia
Tư vấn và ủng
hộ tài chính
Các trường đại học và viện nghiên cứu
Ủng hộ tài chính
Tư vấn và ủng hộ tài chính
Tư vấn và ủng hộ tài chính
Philipin 2
Hệ thống các khu bảo tồn quốc gia
Tư vấn và ủng
hộ tài chính
Các trường đại học và viện nghiên cứu
Ủng hộ tài chính
Tư vấn và ủng hộ tài chính
Tư vấn và ủng hộ tài chính
Trang 19Vùng lõi: Mục tiêu quản lí vùng lõi là bảo tồn ĐDSH, hạn chế các hoạt động của
con người Một số vùng lõi bảo tồn các loài động vật di cư hoặc kiếm ăn trong phạm vi rộng lớn (chim di cư, bò biển, rùa biển…) thì việc bảo tồn không chỉ giới hạn ở vùng lõi mà cần phối hợp chặt chẽ với vùng đệm và vùng chuyển tiếp Các hoạt động nghiên cứu, quản lí HST có thể tiến hành ở mức độ cụ thể
Vùng đệm: Mục tiêu quản lí vùng đệm là tạo nên một hành lang an toàn cho bảo tồn
vùng lõi, khai thác và sử dụng bền vững TNTN, phát triển kinh tế xã hội Việc quản lí vùng đệm không làm ảnh hưởng mà trợ giúp cho hiệu quả bảo tồn ĐDSH vùng lõi Các hoạt động phát triển nông nghiệp, thủy sản, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, tuyên truyền,
du lịch, giải trí phát triển dựa trên cơ sở sinh thái học trong việc sử dụng hợp lí TNTN
Vùng chuyển tiếp: Mục tiêu quản lí vùng chuyển tiếp là nơi thực hiện sự cộng tác
chặt chẽ và có hiệu quả của các nhà khoa học, nhà quản lí và người dân địa phương trong phát triển kinh tế xã hội Các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ đi đôi với tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
Hiệu quả của các hoạt động của khu DTSQ kể cả xây dựng và điều hành kế hoạch quản lí phụ thuộc phần lớn vào bộ máy quản lí Thông thường, mỗi khu DTSQ đều có một Ban điều hành và một Hội đồng tư vấn Thành phần và cách thực hiện khác nhau tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương
Ban Điều hành: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và điều phối các hoạt động
của khu DTSQ Trưởng ban thường là đại diện UBND Tỉnh, các thành viên trong Ban bao gồm lãnh đạo VQG, khu bảo tồn, các đại diện lãnh đạo cấp huyện và hiệp hội quần chúng Ban Điều hành sẽ họp bàn ra quyết định về những vấn đề chủ yếu trong công tác quản lí trước mắt cũng như lâu dài Khi có những ý tưởng mới, vấn đề mới được đề xuất, Ban Điều hành có thể đề nghị triệu tập thảo luận tùy thuộc thời gian và địa điểm thích hợp
Hội đồng tư vấn: Một trong những kế hoạch quản lí chính của khu DTSQ là làm sao
động viên được cộng đồng các nhà khoa học, các chuyên gia triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, quản lí TNTN, xây dựng và thực hiện các dự án nghiên cứu liên ngành dài hạn, đáp ứng mục tiêu bảo tồn và những đề tài đáp ứng nhu cầu quản
Trang 20lí Một trong những lĩnh vực nghiên cứu được xem là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay là phân tích kinh tế về lợi ích của các khu DTSQ đối với con người từ mức độ địa phương tới giá trị toàn cầu Kết quả nghiên cứu áp dụng ngay tại khu DTSQ sẽ chứng minh cho tính hiệu quả của công tác quản lí Khu DTSQ có thể tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu theo đơn đặt hàng của mình [38]
Chức năng khu DTSQ rất nhiều và đa dạng; Các hoạt động quản lí là phối hợp cả về
kĩ thuật, hành chính và chính sách Khu DTSQ cần được bảo tồn thích ứng với hệ thống hành chính, điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa vốn rất khác nhau ở từng địa phương Hình thức quản lí, cách tổ chức và thực tiễn quản lí hết sức đa dạng và khác nhau tùy theo từng nước, từng vùng, thậm chí từng khu DTSQ Điều này hoàn toàn phù hợp với tuyên ngôn của UNESCO về bảo tồn các giá trị truyền thống: hầu hết các hình thức và
tổ chức quản lí hiệu quả trên thế giới đều thỏa mãn các giá trị đa dạng về văn hóa và đạo đức truyền thống, kết hợp hài hòa và tôn trọng các lợi ích cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế trên cơ sở sử dụng bền vững nguồn lợi Có thể nói một kinh nghiệm quản
lí tốt ở một nước này sẽ không có hiệu quả khi áp dụng sang một khu DTSQ của một nước khác do không tính đến các giá trị truyền thống và nhân văn lâu đời cần tôn trọng Nhiều nước đã tự trang trải các chuyến đi học hỏi kinh nghiệm và trao đổi về công tác quản lí đã mang lại hiệu quả rõ rệt, đặc biệt là phát triển DLST tạo nên một nguồn vốn lâu bền cho công tác quản lí [15]
Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc hệ thống MAB và các khu DTSQ của Việt Nam [ 15]
Trang 21Hiện nay Việt Nam là quốc gia có số lượng khu DTSQ cao nhất Đông Nam Á, chiếm 8 trong tổng số 553 khu DTSQ thế giới (107 nước) được UNESCO công nhận, gồm có: khu DTSQ Cần Giờ, khu DTSQ Cát Tiên, khu DTSQ Cát Bà, khu DTSQ Miền Tây Nghệ An, khu DTSQ Kiên Giang, khu DTSQ Đồng bằng Châu thổ sông Hồng, khu DTSQ Mũi Cà Mau và khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An Sau khi được UNESCO công nhận là khu DTSQ thế giới thì khu DTSQ Cát Bà đã chủ động hợp tác trong
“Sáng kiến Jeju” với mực tiêu nhằm xác định các biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch trên thế giới [54] Diện tích và dân số trong các khu DTSQ của Việt Nam được trình bày ở bảng 1.2
Bảng 1.2: Diện tích và dân số trong các khu DTSQ của Việt Nam [46]
(ha)
Vùng đệm (ha)
Vùng chuyển tiếp (ha)
Tổng (ha) Số người
5 Khu DTSQ Kiên Giang 36.935 172.578 978.591 1.188.104 353.893
6 Khu DTSQ Miền Tây
Trang 221.1.4 Các yếu tố để quản lí thành công khu DTSQ [48]
Các yếu tố để quản lí thành công khu DTSQ được đưa ra trong bảng kết quả Dự án nghiên cứu “Governance of Biodiversity_Quản trị ĐDSH” (gọi tắt là GoBi) của trường Đại học Humboldt (Berlin, Đức) Năm 2006, nhóm nghiên cứu của dự án GoBi tiến hành một cuộc khảo sát 211 trong tổng số 507 khu DTSQ trên toàn thế giới Kết quả dự án đã đưa ra những nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các khu DTSQ, gồm có: Giáo dục môi trường; Sự hợp tác giữa các ban ngành địa phương; Công tác nghiên cứu và giám sát lâu dài; Các quy định về luật pháp và chương trình bảo tồn tự nhiên hiện đại; Nguồn tài chính được đảm bảo dài hạn; Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc quản lí khu DTSQ và yếu tố “leader-ship” được mô tả là trình độ của những người chủ chốt trong khu DTSQ đóng vai trò chủ đạo Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại trong quản lí khu DTSQ được trình bày trong bảng 1.3
Bảng 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại trong quản lí khu DTSQ [48]
Các hoạt động quản lí Các yếu tố quản trị Mối đe dọa từ bên ngoài
Các biện pháp phát triển khu
vực nông thôn
Hỗ trợ về chính trị ở cấp khu vực
Biến đổi khí hậu
Giáo dục môi trường Kinh phí thích hợp Các loài xâm lấn (ngoại lai) Nghiên cứu và giám sát (dài
Thay đổi lối sống và cách thức tiêu dùng
Các biện pháp bảo tồn thiên
nhiên thực tế: trồng rừng,
chống xói mòn
Thiếu các chương trình hiệu quả và có tính cạnh tranh của chính phủ
Khai thác tài nguyên phục
vụ cho thương mại (ví dụ: khai thác mỏ)
Sự đánh giá các biện pháp
quản lí thích nghi
Đưa ra thể chế đầy đủ; Phân công trách nhiệm chính xác giữa các bên liên quan
Xung đột giữa các nhóm dân cư/quần thể khác nhau
Sự cộng tác tốt giữa các bên Sự bồi thường cho những Sự gia tăng dân số
Trang 23tham gia hoạt động đã bị hạn chế sử
dụng Nhà lãnh đạo Phân chia ranh giới rõ ràng Sự đô thị hóa
Cán bộ khu DTSQ đủ về số
lượng và có chuyên môn
Dự án GoBi đưa ra lập luận “Để quản lí tốt khu DTSQ thì các khu DTSQ phải thích nghi với điều kiện của địa phương cũng như toàn cầu và phải phù hợp với sự phát triển của quốc gia và khu vực Quản lí các khu DTSQ mục đích cuối cùng là dẫn đến sự ổn định và tính toàn vẹn HST Cán bộ địa phương, cán bộ quản lí khu DTSQ và những người
sử dụng đất trong khu DTSQ phải được tạo điều kiện tốt nhất để quản lí các khu DTSQ và tạo tính công bằng cho HST”
1.2 Mối quan hệ giữa PTBV và Khu DTSQ
1.2.1 Các vấn đề chung của Phát triển bền vững
Khái niệm về PTBV được trình bày trong Báo cáo của Ủy ban Thế giới về Môi trường
và Phát triển năm 1987: “PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai” đề cập đến mối liên quan giữa kinh tế - xã hội – môi trường
Khía cạnh môi trường trong PTBV đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường với sự khai thác nguồn TNTN phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một mức độ giới hạn nhất định cho phép của môi trường, tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất Khía cạnh xã hội của PTBV cần được chú trọng vào sự phát triển công bằng và xã hội cần luôn tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho mọi người có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được Yếu
tố kinh tế đóng vai trò không thể thiếu trong PTBV, nó đòi hỏi sự phát triển của hê thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và sử dụng những nguồn TNTN cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ bình đẳng Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lí cơ bản Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một
Trang 24số ít, trong một giới hạn cho phép của HST cũng như không xâm phạm đến những quyền
cơ bản của con người [63]
Tại Hội nghị thượng định thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio đưa ra 8 mục tiêu của PTBV, gồm có: (i) Xóa tình trạng nghèo đói cùng cực; (ii)Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học; (iii) Khuyến khích bình đẳng giới và nâng cao địa vị của phụ nữ; (iv) Giảm tỉ lệ
tử vong ở trẻ em; (v) Nâng cao sức khỏe sinh sản; (vi) Phòng chống HIV/AID, sốt rét và các bệnh khác; (vii) Bảo đảm bền vững về môi trường; (viii) Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu phục vụ hoạt động phát triển Tại Hội nghị này, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị cũng đã thống nhất về quan điểm PTBV, coi
đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về PTBV và Chương trình nghị sự 21, xác định các hành động cho sự PTBV của toàn thế giới trong thế kỉ thứ 21 Đây là những nguyên tắc chung nhất để các quốc gia có thể vận dụng vào việc xây dựng các nguyên tắc PTBV cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và thể chế chính sách riêng của nước mình Sau hội nghị này, nhiều nước đã xây dựng Chương trình nghị sự 21 quốc gia [19]
Năm 2006, Việt Nam đã thành lập Hội đồng PTBV Quốc gia và Chính phủ phê duyệt
bản Định hướng Chiến lược về PTBV ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) trong đó co nêu 8 nguyên tắc PTBV của Việt Nam gồm:
(1) Con người là trung tâm của PTBV
(2) Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới
(3) Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tốt không thể tách rời của quá trình phát triển
(4) Quá trình phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại đối với cuộc sống của thế hệ tương lai
(5) Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, thúc đẩy phát triển nhanh mạnh và bền vững đất nước
(6) PTBV là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân
Trang 25(7) Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế
1.2.2 Khu DTSQ là “Phòng thí nghiệm học tập cho PTBV”
Ý tưởng đưa các khu DTSQ trở thành phòng thí điểm về học tập vì sự PTBV chỉ mới xuất hiện tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 19 (tháng 10/2006) của Hội đồng Điều phối quốc
tế các khu DTSQ của MAB MAB cộng tác cùng Văn phòng quốc gia Chương trình nghị
sự 21 với mục đích sử dụng các khu DTSQ như là một phương thức của PTBV, đặc biệt
là tập trung vào mục tiêu đánh giá việc suy giảm ĐDSH ở các khía cạnh sinh thái, xã hội, kinh tế và giảm sự mất mát này bằng cách sử dụng mạng lưới các khu DTSQ quốc gia như một công cụ cho việc chia sẻ kiến thức, nghiên cứu, giám sát, giáo dục và đào tạo và thực hiện các quyết định có sự tham gia (Batisse, 1986; Ishwaran et al.2008) Chương trình MAB của Ủy ban Quốc gia Việt Nam đã đưa ra một tầm nhìn mới nhằm khẳng định
và truyền đạt ý nghĩa về khái niệm “Khu DTSQ là những phòng thí nghiệm học tập cho PTBV” bao gồm một số tính năng như:
- Các không gian được xem xét phải bao gồm toàn bộ khu DTSQ: vùng lõi, vùng đệm
và vùng chuyển tiếp
- Bảo tồn và phát triển phải được xem là có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và áp dụng cho các chức năng của cả ba khu vực Đối với vùng lõi, không chỉ nghĩ về mục đích bảo tồn, hay chỉ quan tâm đến ĐHSH trong vùng lõi, mà còn phải quan tâm đến mối quan
hệ để có thể phát triển xã hội và kinh tế trong không gian sinh quyển rộng lớn hơn Tương
tự, phát triển trong vùng đệm và vùng chuyển tiếp phải được gắn với việc cải thiện môi trường, bao gồm sử dụng bền vững và bảo tồn ĐDSH
Trang 26- Sản xuất và ứng dụng năng lượng sạch và các khí không gây hiệu ứng nhà kính đang trở thành một phần trong nền kinh tế sinh thái của một thế giới đang nóng lên, được coi là khía cạnh mới áp dụng vào thực tiễn PTBV
- Chương trình giáo dục, nghiên cứu và giám sát lâu dài cần tiếp tục đóng vai trò quan trọng Các hoạt động này đã thường xuyên được ưu tiên trong suốt quá trình hình thành cũng như phát triển của khái niệm và giai đoạn thực hiện khu DTSQ; cùng nhau tạo thành một liên kết nhằm thúc đẩy sự tương tác quan hệ lẫn nhau và học tập giữa các chính sách
Vùng chuyển tiếp
(Phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu của địa phương và quốc gia)
Mục tiêu về kinh tế
Góp phần giảm hiệu ứng nhà kính thông qua việc hấp thụ carbon, duy trì nguồn nước dưới đất, kiểm soát lũ lụt
và duy trì nguồn nước ngầm
Phát triển kinh tế sạch, phát triển DLST và thương mại của địa phương
Phát triển các khu
đô thị, khu công nghiệp
Trang 27Mục tiêu về xã hội
Góp phần vào việc giáo dục văn hóa, đạo đức môi trường; hài hòa giữa con người và thiên nhiên
Tạo ra việc làm, góp phần vào xóa đói, giảm nghèo và giải quyết các vấn
đề xã hội
Góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và khu vực
Bảo vệ môi trường
Bảo tồn, dự trữ các vốn gen và các loài quý hiếm cho con người
Môi trường xanh, Vành đai xanh bảo
vệ môi trường
Môi trường sạch-đẹp; phát triển các khu công viên, cây xanh…
xanh-Vùng lõi cần được biết đến như là khu vực "Bảo tồn để phát triển" Sự quản lí phối hợp dựa trên các chính sách hiện tại để đảm bảo lâu dài về môi trường và ĐDSH như Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, các hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai
do Chính phủ ban hành Vùng lõi được thành lập theo quy định để đáp ứng mục tiêu bảo tồn cho thế hệ tương lai bằng cách cung cấp các dịch vụ HST là rất cần thiết để đảm bảo PTBV Vùng đệm được phối hợp để giảm thiểu tối đa bất kỳ tác động tiêu cực nào ở bên trong và bên ngoài vùng lõi từ các hoạt động của con người và tăng cường sự phục hồi Phục hồi các vùng đất đã bị suy thoái và duy trì các hoạt động kinh tế phù hợp với các mục tiêu bảo tồn được cho phép và khuyến khích thực hiện (như giải trí và DLST gắn với giáo dục môi trường và các biện pháp phục hồi môi trường) Vùng đệm không nhất thiết được bảo vệ pháp luật như vùng lõi Tuy nhiên, nó phải nằm trong quy hoạch tổng thể của tỉnh, trong quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch kinh tế xã hội Vùng chuyển tiếp trong tất
cả các khu DTSQ là không gian khoanh định đủ lớn để bao gồm các hệ thống sử dụng đất khác nhau và được quản lý thông qua việc quản lý toàn diện cả ba vùng của khu DTSQ (UNESCO, 1996, 1971)
Đối với mỗi khu DTSQ cấp địa phương, BQL khu DTSQ ở cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 21 cấp địa phương của tỉnh Môi trường bền vững cấp địa phương sẽ liên kết chặt chẽ với việc thực hiện chương trình nghị sự 21 cấp tỉnh và các cấp quản trị phía dưới (Edmunds et al 2001; UNESCO, 1995, 2002; WCED, 1987) Để các thử nghiệm mô hình khu DTSQ là phòng thí nghiệm học tập
Trang 28PTBV đạt hiệu quả, Uỷ ban MAB quốc gia của Việt Nam giao trách nhiệm và quyền hạn đến các Phó Chủ tịch UBND các tỉnh nơi có khu DTSQ Hiệu quả của sự phối hợp tất cả các chức năng của khu DTSQ tại cả ba vùng là khả thi, cần sự tham gia tích cực của các nhà quản trị, cơ quan quản lý và các chuyên gia phụ trách hành chính tổng hợp của tỉnh
1.3 Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất, lợi nhuận cao nhất và là một trong những ngành tạo nhiều việc làm nhất Tốc độ trung bình 5% một năm, chiếm đến 10% hoạt động kinh tế thế giới và dự đoán là sẽ tăng trưởng gấp đôi vào năm 2020 so với
2006 [22]
Để có thể hiểu rõ về khái niệm DLST dựa vào cộng đồng cần phân biệt rõ hai khái niệm: Dựa vào cộng đồng (Community-based) và Du lịch sinh thái (Ecotourism)
1.3.1 Du lịch sinh thái (Ecotourism)
DLST là loại hình có mối quan hệ với sự PTBV, DLST luôn hướng tới sự cân bằng sinh thái khi giải quyết các vấn đề giữa khai thác các loại tài nguyên và bảo tồn, giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và đặc biệt là lợi ích của cộng đồng dân cư bản địa DLST là một khái niệm tương đối mới và là một khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau qua những góc độ tiếp cận khác nhau
“DLST là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và muôn thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong các khu vực này” (Cebllos – Lascurain, H, 1987)
Trang 29“DLST là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến đổi Nó phải đóng góp vào BTTN và phúc lợi của dân địa phương” (L.Hens, 1988)
“DLST là du lịch đến các vùng còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch
sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương” (Wood, 1991)
“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực” (IUCN)
Tại Hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” năm 1999, DLST
đã được định nghĩa “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và PTBV, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Trên diễn đàn về bảo tồn ĐDSH toàn cầu tổ chức tại Montreal-Canada vào tháng 6/1999 đã đề cập và xác định “DLST bao hàm đầy đủ sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn, có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với bảo tồn thiên nhiên, quản lí bền vững ĐDSH, hiệu quả tích cực hơn trong giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho con người”
Yêu cầu có tính nguyên tắc của DLST là tôn trọng sự tồn tại của các HST tự nhiên và cộng đồng địa phương Để đáp ứng yêu cầu này thì DLST áp dụng ở các khu BTTN trên phải đáp ứng những điều kiện sau [8]:
- Ít gây ảnh hưởng tới TNTN của khu BTTN
- Thu hút sự tham gia của các cộng đồng, cá nhân, khách DLST, các nhà điều hành du lịch và các cơ quan của chính phủ và tổ chức phi chính phủ
- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành du lịch tư nhân
- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của khu BTTN
- Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương
Trang 30- Giáo dục để nâng cao hiểu biết, khả năng thưởng thức của khách du lịch về các khu BTTN và tăng cường sự tham gia của họ trong công tác bảo tồn
Du khách DLST thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến lịch sử tự nhiên và văn hóa địa phương và khi đó nền kinh tế du lịch địa phương được xây dựng sẽ hỗ trợ cho công tác bảo tồn môi trường (Boo 1990; Brandon 1996; Lindbergh et al 1996)
Thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên cũng phải là người quản lí hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó [26] Theo A.D.Amstrong, “Dựa vào cộng đồng” là tạo ra các tiềm năng trong việc trao quyền cho cộng đồng, tăng cường sự tham gia của họ trong quá trình ra quyết định, nhưng cần phải đảm bảo rằng sự tham gia phải đến từ bản thân cộng đồng tức là họ sẵn lòng tham gia.Việc trao quyền này đặc biệt làm tăng khả năng kiểm soát và quản lí nguồn lực sản xuất
vì đó là lợi ích của chính mỗi gia đình và cộng đồng Quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng như là một điểm của sự khởi đầu, không có sự quan liêu và phụ thuộc vào các dự án
và chương trình phát triển, mà là chính bản thân cộng đồng: nhu cầu, khả năng kiểm soát của chính cộng đồng dựa vào nguồn lực của mình Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng cho phép mỗi cộng đồng phát triển một chiến lược quản lí mà có thể đáp ứng được nhu cầu cụ thể cũng như những điều kiện của nó và giúp việc thực hiện được linh hoạt hơn Có sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, quá trình thực hiện và đánh giá các
Trang 31chương trình quản lí tài nguyên Cách tiếp cận này cũng nâng cao sự công nhận và tôn trọng những điểm khác biệt văn hóa ở cấp địa phương, cấp khu vực và giữa các quốc gia,
nó cũng tận dụng tối đa kiến thức bản địa và kinh nghiệm của cộng đồng trong việc phát triển các chiến lược quản lí Trong Tuyên ngôn Rio (UNCED, 1992) xác định rằng: sự tham gia của cộng đồng nhất là các nhóm chịu tác động vào các quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi của họ là nền móng của PTBV Cơ chế chủ yếu của sự tham gia là tư vấn của cộng đồng trong việc xây dựng chính sách và quy hoạch trong quá trình kiểm soát phát triển, trong đánh giá và thực hiện các dự án phát triển [16, 39]
1.3.3 DLST dựa vào cộng đồng (Community-based ecotourism_CBET)
cơ sở của các liên kết kinh tế Văn hóa là yếu tố biểu thị tổng hợp để nhận biết cộng đồng, hay nói cách khác nó là thuộc tính riêng được hình thành trong quá trình phát triển của mỗi cộng đồng Yếu tố văn hóa ở đây được xem xét trên ba khía cạnh cơ bản là tộc người, tôn giáo-tín ngưỡng và hệ thống giá trị chuẩn mực (các định chế xã hội quy định lên sự nhận thức và hành vi của các cá nhân trong cộng đồng) Phát triển cộng đồng là một quá trình trong đó có sự tăng trưởng về kinh tế cộng đồng cùng với những tiến bộ của cộng đồng theo hướng hoàn thiện về các giá trị chân-thiện-mỹ Vài năm gần đây, du lịch ở các nước đang phát triển là ngành đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nó cũng đưa đến những hệ quả tiêu cực cho môi trường sinh thái và các cộng đồng dân cư bản địa
Sự thoái hóa môi trường, sự gia tăng khoảng cách về kinh tế và văn hóa giữa các cộng đồng dân cư đang làm nẩy sinh nhiều mâu thuần cần phải giải quyết DLST trong trường hợp này đã phải gánh thêm chức năng bảo tồn và phát triển cộng đồng ở các nước đặc biệt
là ở các nước đang phát triển
Trang 32DLST phải dựa vào một hệ thống các quan điểm về tính chất bền vững và sự tham gia của các cộng đồng địa phương, của dân cư nông thôn và ở những nơi có tiềm năng lớn về DLST DLST gắn kết giữa nhân dân địa phương và du khách để duy trì những khu hoang
dã và những thế mạnh về sinh thái và văn hóa vốn có Vì vậy, du lịch là một ngành kinh tế
có nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế nào khác, bởi vì TNTN phục vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từ môi trường nên hậu quả của nó (suy thoái
và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, suy thoái và giảm sút và ĐDSH…) không thể lường hết được Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lí và kinh doanh du lịch là làm thế nào để khai thác tốt các hoạt động du lịch mà vẫn không quên chức năng bảo tồn các TNTN nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững
1.3.3.2 Khái niệm CBET
DLST đang nhận được sự chú ý đáng kể từ việc lồng ghép vào kế hoạch phát triển của quốc tế và các quốc gia đến chương trình của các tổ chức bảo tồn và du lịch (như Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO)) Tuy nhiên, nhiều báo cáo nghiên cứu đưa ra kết luận rằng phát triển DLST cần thực sự dựa vào cộng đồng và DLST đang có những tác động tiêu cực đến môi trường và các hệ sinh thái, các cộng đồng bản xứ không nhận được lợi ích một cách đầy đủ, bên cạnh đó cũng
có nhiều chương trình CBET quy mô nhỏ cũng đã được thiết lập nhưng thất bại do quá trình tổ chức chưa tốt, chất lượng và quảng cáo CBET không hiệu quả và thiếu sự đánh giá thị trường [49] DLST mà người bên ngoài đến đia phương để triển khai xúc tiến DLST dựa vào những tài nguyên mà người dân ở đây đã bảo tồn hay đã sống với nó qua nhiều thế hệ, trong khi đó những người dân bản địa này không được tham gia vào quá trình ra quyết định và quản lí, thì những trường hợp này đều không tuân thủ đúng với tính triết lý cơ bản của DLST chính thống Hầu hết các lợi ích thu được của các nhà điều hành
du lịch để lại cho cộng đồng và những người dân địa phương kiếm được chỉ ở dưới dạng lao động (thường là lao động cơ bản hay phi nghiệp vụ) hoặc nhân viên phục vụ Nhiều hoạt động du lịch không thích hợp đối với sử dụng tài nguyên, trong khi đó một số lại có mâu thuẫn với văn hóa bản địa Khi các điểm du lịch xuống cấp và không thể tiếp tục thu hút du khách được nữa thì các nhà điều hành tour có hướng chuyển sang những khu vực khác, bỏ lại tất cả những tác động của mình cho địa phương Khái niệm DLST dựa vào
Trang 33cộng đồng đã được sử dụng để đề cao sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển và quản lí du lịch Cộng đồng được coi là một nguồn tài nguyên hay thậm chí là những cộng sự trong việc quản lý các khu vực được bảo vệ và du lịch bền vững
(Bramwell & Lane, 2000; Dudley et al., 1999; Leverington, 1999) Chính việc tham gia
làm giảm bớt cảm giác xa lánh hay có thái độ chống đối trong cộng đồng, ngoài ra những tác động tiêu cực lên cộng đồng địa phương được giảm thiểu (Keogh, 1990) và kinh tế được tạo điều kiện phát triển (Ap, 1992) CBET được hiểu là loại hình DLST có sự tham gia tích cực của cộng đồng, trong đó cộng đồng địa phương là chủ sở hữu, dựa trên sự định hướng của chính quyền địa phương Trong cộng đồng đó tất cả các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch đều chịu sự chi phối và kế hoạch hoá của cộng đồng địa phương Từ đó
du lịch có thể dựa vào cộng đồng để có thể phát huy được hết khả năng của mình và mang lại nguồn lợi cũng như sự PTBV cho cộng đồng địa phương [39] Từ hai khái niệm về DLST và dựa vào cộng đồng, Avery Denise Amstrong và cộng sự đã đưa ra một cách nhìn tổng quát chung về khái niệm CBET qua hình 1.2
Trang 34SINH THÁI DU LỊCH (Môi trường) (Kinh tế)
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
(Xã hội)
DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Một dạng hòa nhập thị trường đặc biệt cho các cộng đồng nông thôn
Hình 1.2: Ba khía cạnh chính của DLST dựa vào cộng đồng
(theo Avery Denise Amstrong) [39]
CBET là một dạng đặc biệt trong hội nhập thị trường của cộng đồng địa phương Khái niệm CBET được hợp nhất vào 1 tam giác duy nhất, mỗi mặt là một khía cạnh của CBET, khía cạnh “dựa vào cộng đồng” ở phía dưới để cung cấp 1 nền tảng cho khái niệm này Đây sẽ là một chủ đề xuyên suốt và là nền tảng quan trọng của cộng đồng trong quá trình
và có ý nghĩa cải thiện chất lượng cuộc sống và chất lượng môi trường của họ Khía cạnh môi trường và khía cạnh kinh tế được đặt tại 2 góc và ở phía trên của tam giác có ý nghĩa
là chúng phải cân bằng lẫn nhau để chiến lược này đạt được hiệu quả tốt nhất [39]
Trong nhiều năm qua, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên quốc tế (WWF) đã thực hiện một số
dự án nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch tại một số VQG Các dự án này đã cho thấy có thể phát triển CBET hiệu quả ở những nơi có các điều kiện sau:
- Cảnh quan hoặc hệ động thực vật có sức thu hút đối với khách du lịch
- Các HST có khả năng tiếp nhận khách tham quan ở một mức độ nhất định mà không gây tổn hại đến môi trường và các HST đó
- Cộng đồng địa phương nhận thức được cơ hội và mong muốn tham gia vào hoạt động du lịch
- Đang tồn tại hoặc có tiềm năng tổ chức kiểu cộng đồng ra quyết định có hiệu quả
- Không tồn tại nguy cơ đối với văn hóa bản địa và truyền thống dân tộc
Trang 35- Có nhu cầu của thị trường [8]
1.3.3.3 Vai trò của cộng đồng trong CBET [39]
Vai trò của cộng đồng trong việc trực tiếp tham gia và quản lý vào hoạt động phát triển du lịch và DLST ở các VQG, khu BTTN, được thể hiện qua các hoạt động sau:
- Tham gia vào quá trình quy hoạch phát triển du lịch: Đây là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho quy hoạch du lịch đi vào cuộc sống với sự ủng hộ, giám sát của cộng đồng địa phương
- Cộng đồng có thể tham gia hoạt động lữ hành với tư cách là hướng dẫn viên địa phương Sự hiểu biết và kinh nghiệm của cộng đồng ở các VQG, khu BTTN sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về các giá trị cảnh quan, ĐDSH ở khu vực
- Khi cộng đồng có được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch, sẽ tham gia tích cực trong bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Cung cấp các dịch vụ đến du khách: cộng đồng có khả năng tự tổ chức cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch như lưu trú tại nhà, vận chuyển khách, dịch vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ Tuy nhiên, để có thể thực hiện được các dịch vụ này, cộng đồng cần được huấn luyện với những hiểu biết tối thiểu về giao tiếp, về các quy định nghiệp vụ
- Cung cấp các sản phẩm du lịch văn hóa mang bản sắc truyền thống: biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống; các tác phẩm văn học, nghệ thuật, truyện kể, văn học dân gian, các hoạt động trình diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống hoặc đơn giản là các sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày mà ở đó cộng đồng là chủ thể, là những nghệ nhân
1.3.3.4 Các mục tiêu của CBET [39]
Mục đích chính của CBET là kết hợp bảo vệ môi trường và duy trì sinh kế của cộng đồng địa phương, giải quyết được cả hai vấn đề xã hội và suy thoái môi trường CBET khi thực hiện có hiệu quả được cho là đã ảnh hưởng tích cực trong tất cả 3 lĩnh vực: kinh tế, môi trường và xã hội
Mục tiêu về kinh tế
CBET được mô tả là một dạng đặc biệt của hội nhập thị trường cho các cộng đồng nông thôn Sự gặp gỡ giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương trong CBET không chỉ
Trang 36là quá trình giao dịch thong qua trao đổi hàng hóa và dịch vụ; mà còn là những kỳ vọng
về thương mại và liên quan đến việc trao đổi các ý tưởng về thiên nhiên và văn hóa Ngoài ra, CBET cho phép những cách thức khác nhau có thể tham gia vào nền kinh tế thị trường mà không gây ảnh hưởng đến sinh kế hay mối quan hệ xã hội trong cộng đồng
Mục tiêu về môi trường
Bằng cách làm cho nền kinh tế ổn định cho địa phương, CBET đã tạo ra sự hỗ trợ cho việc bảo tồn môi trường, khuyến khích PTBV Những cách thực hiện trong quản lí mới cũng khuyến khích giảm các áp lực của du lịch vào các khu vực quan trọng Việc thực hiện mức giá thu phí khách du lịch cao lên đã có thể kết hợp tối đa giữa lợi ích kinh tế và việc giảm áp lực lên DLST Lệ phí dành cho du khách sẽ giữ được khả năng chịu tải của HST và hạn chế được tốc độ tăng trưởng vì vậy sự phát triển không làm tăng áp lực về việc lập kế hoạch, quản lí và kiểm soát (Lindberg, 1991)
1.3.3.5 Những nguyên tắc hướng dẫn phát triển CBET [50]
Năm 2001, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (WWF) đã đưa ra 12 nguyên tắc để phát triển CBET Các nguyên tắc này nhằm xác định một số nguyên tắc chung của CBET, nhấn mạnh một số vấn đề thiết thực nhất nhằm cung cấp cho các nhân viên dự án đối chiếu với thực tế và khuyến khích các cách tiếp cận CBET thích hợp 12 nguyên tắc này được nhóm thành 4 phần liên quan đến các giai đoạn khác nhau của CBET, được tóm tắt như sau:
Trang 37Phần 1: Cần xem xét DLST có phải là một sự lựa chọn giải trí thích hợp hay không
Ba nguyên tắc đầu tiên tập trung vào các điều kiện và các mối quan hệ của một khu vực cần phải được xem xét kĩ trước khi bắt tay vào thực hiện CBET
(1) Xem xét các lợi ích về tiềm năng của việc bảo tồn
Cần có sự hiểu biết sâu rộng về mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và vấn đề bảo tồn và bằng cách nào để có thể cải thiện mối quan hệ này thông qua việc các cộng đồng tham gia vào DLST
(2) Kiểm tra các điều kiện tiên quyết của DLST
Các điều kiện tiên quyết cần được kiểm tra và đáp ứng về cơ bản trước khi thực hiện DLST tại khu vực
(3) Thực hiện phương pháp tiếp cận tổng hợp
Thay vì hoạt động một cách cô lập, CBET nên được diễn ra trong một bối cảnh với các điều kiện và các chương trình khác như: bảo tồn, PTBV, du lịch có trách nhiệm Phần 2: Lập kế hoạch thực hiện DLST với cộng đồng và các bên liên quan khác
Ba nguyên tắc tiếp với mục đích xem xét các dạng cấu trúc và quy trình cần phải đặt đúng chỗ trong một cộng đồng để có thể thực hiện DLST một cách tốt nhất, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và cho môi trường
(4) Tìm ra phương thức để có sự tham gia của cộng đồng một cách tốt nhất
Một cấu trúc CBET có hiệu quả nhất là cho phép cộng đồng tham gia và quá trình quản lí và nhận được các lợi ích từ việc thực hiện và phát triển DLST
(5) Cùng làm việc trong một chiến lược thống nhất
Cần sự tham vấn chặt chẽ với cộng đồng và các bên liên quan khác để có thể dẫn đến một tầm nhìn và chiến lược thống nhất cho DLST, nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường, xã hội, kinh tế và các vấn đề khác
(6) Đảm bảo tính toàn vẹn môi trường cũng như văn hóa của khu vực
Mức độ thực hiện và loại hình DLST phải được quy hoạch và phát triển phù hợp với TNTN, di sản văn hóa của khu vực và phù hợp với mong muốn, kỳ vọng của cộng đồng tại đây
Phần 3: Phát triển các dự án CBET khả thi
Trang 38Trên thế giới có rất nhiều dự án CBET đã thất bại, hai nguyên tắc trong phần 3 sẽ nhấn mạnh các vấn đề thường gặp
(7) Đảm bảo tính hiệu quả trong việc đánh giá thị trường
Các dự án CBET phải dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu thị trường và mong muốn của khách hàng, phải biết làm cách nào để cung cấp những sản phẩm hiệu quả trên thị trường
(8) Cải tiến chất lượng sản phẩm
Tất cả các sản phẩm CBET cần yêu cầu đạt chất lượng cao cho những khách du lịch
có kinh nghiệm và phải có những kế hoạch kinh doanh chặt chẽ đối với các sản phẩm này
Phần 4: Tăng cường lợi ích cho cộng đồng và môi trường
Bốn nguyên tắc cuối cùng hướng dẫn các biện pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện CBET qua việc cung cấp các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường
Du khách và các nhà điều hành du lịch cần nâng cao nhận thức về bảo tồn và các vấn
đề của cộng đồng, cần có những cơ chế để tranh thủ sự ủng hộ của họ đối với CBET tại địa phương
(12) Giám sát các hoạt động và đảm bảo tính liên tục
Các dự án CBET cần được thiết kế và quản lí để đảm bảo cho quá trình tồn tại và thành công lâu dài
1.3.3.6 Tình hình áp dụng DLST dựa vào cộng đồng trong quản lí các khu DTSQ trên thế giới và Việt Nam
Thế giới
Trang 39Việc áp dụng CBET trên thế giới đã phát triển từ rất lâu, đặc biệt là ở các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên các vùng có thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa truyền thống đặc trưng Điển hình như làng Surama nằm trên vùng thảo nguyên ở Guyana, với cư dân chủ yếu là
từ các bộ lạc người da đỏ Macushi Tiềm năng CBET ở Surama dựa trên nền văn hóa đa dạng của cộng đồng và vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã Dịch vụ homestay và thưởng thức các món ăn chế biến từ sản phẩm địa phương rất được du khách ưu thích Tất cả các tour CBET ở đây đều do những người dân Macushi quản lý và tham gia hoạt động và một phần thu nhập của các tour du lịch này sẽ được đưa vào quỹ thôn được sử dụng cho các
dự án phát triển cộng đồng [48]
CBET đã được chính phủ Thái Lan quan tâm và phát triển và đã được coi như là một hình thức du lịch bền vững từ cuối những năm 1990 bằng cách để người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định Hiến pháp của Thái Lan công nhận sự tham gia của địa phương vào việc bảo tồn TNTN và trực tiếp khuyến khích người dân địa phương tìm các phương thức để quản lí các nguồn lực của mình vì lợi ích của mình hơn là cho người ngoài Điều này tạo cơ sở cho người dân địa phương tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và bảo tồn nguồn TNTN CBET được thực hiện ở Phuket và một số
VQG Thái Lan như VQG Ao Phangnga tỉnh Phang Nga [47].
Hiện nay đa số các khu DTSQ trên thế giới đã áp dụng CBET và được các nhà khoa học đánh giá là cho kết quả tốt, trong đó có khu DTSQ Nanda Devi của Ấn Độ và khu DTSQ Rio Platano của Hunduras Khu DTSQ Nanda Devi được UNESCO công nhận vào năm 1988 Những người dân làng trong vùng đệm khu DTSQ này nhận ra rằng họ không thể sinh sống bằng các ngành nghề trước đây là chăn nuôi và hái lá thuốc, dân làng
đã quyết định chọn hình thức CBET để làm sinh kế chính Hội nghị về CBET đã được tổ chức tại 2 làng Lata và Reni của khu DTSQ Nanda Navi vào năm 2001, từ cuộc hội nghị này, một bản tuyên bố DLST đã hình thành Bản tuyên bố này đã đưa ra những mong muốn của cộng đồng phải làm như thế nào để đẩy mạnh DLST một cách bền vững và công bằng ở bên trong khu DTSQ Những người dân của khu DTSQ đã được trao quyền
để kiểm soát một tuyến leo núi duy nhất vào khu vực cấm Các tour CBET do người dân Bhotiya phát triển gồm có: tour leo núi, đi xe đạp núi, tham gia các ngày lễ văn hóa tại các khu vực trong vùng đệm và dịch vụ homestay CBET được đánh giá là áp dụng có
Trang 40hiệu quả tại khu DTSQ Nanda Navi cho đến hôm nay Khu DTSQ Rio Platano (RPBR) nằm ở vùng La Mosquitia thuộc miền Đông đất nước Hunduras và là một khu vực bị cô lập về bối cảnh văn hóa và chính trị của Hunduras RPBR được gọi là “Amazon thu nhỏ của Trung Mỹ” với diện tích khoảng 8.500km2
với 3 cộng đồng sinh sống: Las Marias (cộng đồng sông Pech), Raista (cộng đồng ven biển Miskito) và Plaplaya (cộng đồng ven biển Garifuna) Có ba dự án CBET được thực hiện tại vùng văn hóa và các vấn đề quản lí cũng như phát triển CBE ở RPBR đều diễn ra bên trong vùng này Mỗi cộng đồng này đã phát triển phương pháp tiếp cận CBET độc đáo khác nhau Các cộng đồng này thực hiện phương pháp quản lí CBET có sự tham gia rộng rãi của các thành viên trong cộng đồng
để đảm bảo quyền sở hữu của địa phương và kiểm soát các dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng, để xác định tìm kiếm các cơ hội về đào tạo, phát triển và bổ sung các dịch vụ du lịch hấp dẫn Sự thành công của các sáng kiến về CBET tại RPBR được đánh giá tốt [42,45]
nhất là dự án “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại đầm phá Tam Giang – Thừa Thiên
Huế” được sự tài trợ của Quỹ phát triển dự án nhỏ Du lịch và Bảo tổn đa dạng sinh học của tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Hà Lan (IUCN NL) thực hiện từ tháng 8/2009 đến tháng 7/2010 [58] CBET cũng đã được tổ chức và đang tiến hành khảo sát nghiên cứu ở hầu hết các VQG, khu bảo tồn Việt Nam có đủ tiềm
năng thực hiện Tại Khu bảo tồn nhiên nhiên Pù Luông, mô hình CBET do Quĩ Irish Aid
của Sứ quan Ai-len tài trợ đã hỗ trợ thành công nâng cao năng lực cho các cộng đồng dân tộc Thái và Mường của địa phương, giúp họ biết cách giới thiệu và quảng bá với du khách nền văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của mình, hỗ trợ tích cực cho việc tăng cường bảo
vệ những loài bị đe dọa trong Khu bảo tồn [53] Năm 2008, VQG Cúc Phương đã có đề tài phát triển CBET, trong đó bản Khanh được coi là mô hình CBET của vườn [25]