3.1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Tân Hiệp hay còn gọi là Cù Lao Chàm là một quần đảo gồm 8 đảo nhỏ thuộc thành phố Hội An, nằm về phía đông tỉnh Quảng Nam. Cách bờ biển Cửa Đại 15 km và cách trung tâm phố cổ Hội An 19km (tƣơng đƣơng với 10 hải lý) theo hƣớng Đông - Đông Bắc. Vị trí địa lí: 150
52’ – 16000 vĩ độ Bắc và 1080
22’ – 108044’ kinh độ Đông. Đảo lớn nhất là Hòn Lao có độ cao so với mặt biển là 400m, với nền đá ba-zan tạo thành một dãy chạy dọc từ bắc tới nam, là đảo duy nhất có con ngƣời sinh sống, diện tích 1.317ha, 7 đảo nhỏ còn lại không có ngƣời sinh sống nằm thành dãy dọc phía Tây của đảo chính, tổng diện tích là 327ha.
3.1.1.2 Địa chất, địa mạo [12]
Cù Lao Chàm là phần kéo dài về Đông Nam của khối núi đá granit (đá hoa cƣơng) Bạch Mã – Hải Vân – Sơn Trà, mà các nhà địa chất gọi là “phức hệ Hải Vân” đƣợc hình thành cách đây khoảng 230 triệu năm. Chúng đƣợc lộ trên bề mặt trái đất và tạo địa hình trên đảo bởi quá trình vận động nâng lên của vỏ trái đất dọc các đứt gãy kiến tạo phƣơng Tây Bắc – Đông Nam. Nhìn tổng thể, hình thái chung của đảo Cù Lao Chàm có dạng khối với góc cạnh rõ ràng, phản ánh khá rõ vai trò của các hoạt động kiến tạo trong việc tạo nên bình đồ địa hình tại đây. Sự giao nhau giữa các khe nứt, đứt gãy tạo điều kiện cho sự mở rộng các thung lũng, là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa nƣớc trên sƣờn khối núi Hòn Biển. Đặc điểm nổi bật của địa hình Cù Lao Chàm là tính bất đối xứng: đảo định hƣớng Tây Bắc – Đông Nam với sƣờn Đông Bắc hẹp và dốc đứng, sƣờn Tây Nam rộng và thoải hơn. Bờ biển sƣờn Đông Bắc tạo bởi các đoạn bờ thẳng hoặc hơi cong, trùng với đứt gãy và khe nứt, là các vách đứng, trơ đá gốc, cao đến 100m hoặc hơn, đang chịu sự công phá mãnh liệt của biển, với quá trình đổ lở khối tảng lớn. Còn bờ biển Tây Nam của đảo đƣợc tạo bởi các đoạn bờ cong lõm xen với các mõm nhô, tạo thành các dạng vụng, vịnh nhỏ, với tích tụ cát lấp đầy đáy cong lõm.
Hình 3.1: Quần đảo Cù Lao Chàm
3.1.1.3. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của cụm đảo Cù Lao Chàm là 1.549 ha gồm 8 hòn đảo nhỏ. Tại Cù Lao Chàm chủ yếu là sƣờn dốc với sự thống trị của quá trình đổ lở, nhiều nơi lộ trơ các khối đá, tầng phong hóa mỏng, thống trị kiểu vỏ saprolit. Kết quả điều tra cho thây sự tồn tại của 6 nhóm đất chính trên đảo, đó là nhóm đất tàn tích, đất tàn tích – thềm bóc mòn, đất tầng mỏng sƣờn Đông Bắc, đất sƣờn tích sƣờn Tây Nam, đất dốc tụ chân sƣờn và nhóm đất cát. Đất dốc tụ chân sƣờn và đất thềm tích tụ là nguồn tài nguyên quý giá của đảo. Chúng phân bố hạn chế ở ven Bãi Bấc, Bãi Ông, Đồng Chùa, Bãi Hƣơng, ở các độ cao đến 10 – 20m và 30 – 40m. Thành phần đất thƣờng là cát pha, cấp hạt >2mm thƣờng thấp hơn 10%; bên dƣới là các tảng cục đá phong hóa, tròn cạnh. Có thể xếp các đất này vào nhóm Fluvisols. Chúng có hàm lƣợng mùn nghèo và ít thay đổi theo độ sâu; đất chua, bị bạc màu. Đất trên ruộng bậc thang thoải trồng lúa nƣớc ở Bắc Đồng Chùa thuộc đất chua (PHkct= 3,72 – 3,86), nghèo mùn (1,14% trên mặt, xuống 0,26% dưới
50cm), thành phần cơ giới chủ yếu cấp cát thô-bột, cấp hạt 2 – 0,02mm chiếm đến 82 –
86%. Tại trũng thấp ruộng lúa nƣớc của Đồng Chúa, đất cát pha màu xám đen đến xám nhạt, sũng nƣớc, bên dƣới có nhiều tảng cục granit tròn cạnh. Đất chua (PH = 3,97 – 4,22), mùn khá hơn (2,5% trong lớp trên mặt), thành phần cơ giới bột- cát với cấp hạt 2 – 0,02mm chiếm 84-90%. Trên các sƣờn thoải (<20%), độ cao 60 – 80m, gặp tổ hợp đất tầng dày. Trong phẫu diện, đất có màu nâu vàng nhạt, hơi thô, viên cục góc cạnh, thịt trung bình, ít dẻo, bên dƣới (15 – 20cm) lẫn nhiều (>50%) sạn thạch anh và các viên cục góc cạnh phong hóa từ granit. Đất chua (PHKcl= 4,61 – 4,12) mùn khá hơn (3,32% trên mặt) [2].
3.1.1.4. Tài nguyên nước
Với diện tích đủ lớn (15km2) và lƣợng mƣa cao (>2000mm/năm), Cù Lao Chàm có thể có tiềm năng nƣớc ngọt lớn. Nhƣng sƣờn dốc, lớp phủ đất mỏng, một lƣợng lớn nƣớc mƣa đổ thẳng xuống biển mà chƣa kịp chuyển thành dòng ngầm. Tuy nhiên đá Cù Lao Chàm có độ nứt nẻ, khe nứt và hang hốc cao, là một điều kiện thuận lợi để lƣu giữ một phần lƣợng mƣa dồi dào vào mùa mƣa để cung cấp lại cho mùa khô các mạch ngầm ở chân núi. Tài nguyên nƣớc ngầm đƣợc đánh giá một cách định tính là khá phong phú với tầng nƣớc ngầm nằm sâu 2-5m cách mặt đất, trong khe nứt, đới phong hóa, sƣờn tích, lở tích và tích tụ sông – biển ở chân sƣờn.
Cù Lao Chàm là vùng cửa sông nơi hợp lƣu của các dòng sông Ô Gia, Chiên Đàn và Thu Bồn. Cửa Đại là nơi hòa trộn nƣớc của dòng sông Cổ Cò phía Bắc, sông Trƣờng Giang phía Nam tạo nên vùng sinh thái sông biển tuyệt vời nhƣ hình cánh cung, bức thành chắn sóng biển Đông, bao bọc ôm ấp giữ gìn cho các loài sinh vật biển phát triển.
3.1.1.6. Khí hậu, thời tiết
Cụm đảo Cù Lao Chàm có khí hậu hải dƣơng điều hòa, ảnh hƣởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa. Gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 6. Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 3 năm sau mang theo không khí lạnh. Vào tháng 10, tháng 11 ở trên đảo thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão nhiệt đới, nhiệt độ cao, ít biến động. Chế độ ánh sáng, mƣa ẩm phong phú. Biên độ nhiệt trong năm khoảng 60
C - 70C, khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, thỉnh thoảng có đợt rét vào mùa đông nhƣng không rét đậm và kéo dài. Mùa hè ít mƣa, nhiệt độ cao gây khô hạn. Khu vực Quảng Nam- Đà Nẵng còn chịu ảnh hƣởng của bão (1 đến 8 cơn bão trong một năm và cứ khoảng hai năm lại có bão lớn). Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Cù Lao Chàm trên 250
C [2].
Cù Lao Chàm đƣợc ví nhƣ ngƣời lính hoa tiêu khổng lồ, là bức bình phong che chắn cho vùng ven bờ biển Quảng Nam, Đà Nẵng và đây cũng chính là vị trí có thể kiểm soát đƣợc sự ra vào các cảng biển quan trọng của miền Trung. Tuy nhiên xã Tân Hiệp cũng nhƣ các vùng huyện, xã đảo khác, là khu vực rất nhạy cảm với môi trƣờng, thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của gió bão. Bão thƣờng xuất hiện ở Cù Lao Chàm vào tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, cấp bão lớn nhất lên đến cấp 11, 12. Mỗi năm có ít nhất 5 cơn bão gây ảnh
hƣởng hoặc đổ bộ trực tiếp vào đất liền. Đặc biệt có những cơn bão đổ bộ bất ngờ không theo quy luật chung nhƣ cơn bão số 2 năm 1989, bão số 9 năm 2009. Mƣa lớn xảy ra cùng thời kì hoặc bão kèm theo gió xoáy, tốc độ gió khi có bão có lúc lên đến 40 m/s. Năm 2009, cơn bão số 9 đã gây nhiều thiệt hại cho xã đảo Tân Hiệp, trong đó 2 kè chắn sóng ở thôn bãi Hƣơng và bãi Làng bị hƣ hỏng nặng, hiện nay đang đƣợc thi công xây dựng lại cho kịp mùa mƣa bão năm nay. Âu Thuyền là một công trình do chính quyền địa phƣơng xây dựng, nằm giữa thôn Cấm và thôn Bãi Ông. Mục đích của công trình này chủ yếu là để tàu thuyền của ngƣ dân địa phƣơng và các tàu thuyền đi ngang qua Cù Lao Chàm trong mùa mƣa bão neo đậu. Khi xảy ra bão, tất cả ngƣời dân sơ tán tập trung tại Đồn Biên phòng, UBND xã, Miếu tổ nghề Yến và đình chùa tại địa phƣơng. Vấn đề về tác động của BĐKH đối với Cù Lao Chàm vẫn chƣa có những nghiên cứu cụ thể. Tháng 3/2009, Ngân hàng thế giới (WB) thực hiện dự án “Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và nghiên cứu xây dựng kịch bản có sự tham gia về thích ứng với BĐKH” và Cù Lao Chàm đƣợc chọn là 1 địa điểm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là nơi chịu ảnh hƣởng sớm và nhanh của BĐKH. Với đặc điểm nhƣ vậy nên du lịch tại Cù Lao Chàm mang tính chất thời vụ, chỉ vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 8 hoặc tháng 9 hằng năm. Đây là một rào cản lớn trong việc phát huy tối đa tiềm năng du lịch của Cù Lao Chàm. Việc tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân trong thời gian này cũng cần đƣợc quan tâm.