3.1.2.1. Dân số
Dân số Cù Lao chàm tăng nhanh trong vòng 70 năm trở lại đây do sự di cƣ từ đất liền ra đảo. Khoảng 2/3 số hộ gia đình nhập cƣ tại Cù Lao Chàm trong giai đoạn 1950 -1975, gần 1/3 đến đây trƣớc năm 1950 và số còn lại từ năm 1975 đến nay. Hiện nay chỉ có ngƣời sinh sống ở hòn Lao, bao gồm hai cộng đồng chính là bãi Làng và bãi Hƣơng, cả hai cụm cộng đồng này đều nằm ở phía Tây đảo. Cộng đồng bãi Làng gồm 3 thôn: thôn bãi Làng, thôn Cấm, thôn bãi Ông với tổng số dân khoảng 492 hộ gia đình với 2.134 ngƣời. Cộng đồng thôn bãi Hƣơng cƣ ngụ ở phía Tây Nam cuối đảo, cách bãi Làng 4km, bao gồm 96 hộ gia đình. Theo số liệu năm 2009, toàn thôn có 2776 dân với tỷ lệ tăng dân số bình quân các năm gần đây là 0,4% , trong đó nam là 1.367 ngƣời chiếm 49,2%, nữ là 1.409 ngƣời chiếm 50,8%. Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 1691 ngƣời, trong đó nữ là
842 ngƣời chiếm 49,79%, ngoài ra còn có lực lƣợng vũ trang đóng quân tại Cù Lao Chàm.
3.1.2.2. Y tế - Giáo dục
Hiện nay trên đảo có một trƣờng tiểu học và một trƣờng trung học. Trong năm học 2008 - 2009 có 144 học sinh trung học và có 159 học sinh tiểu học. Các giáo viên đa số là ngƣời đất liền. Đối với các em học sinh phổ thông trung học phải vào thành phố Hội An để học tập.
Tại Cù Lao Chàm có 1 trạm xá và 1 bác sĩ từ đất liền ra đảo làm việc. Các chƣơng trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng đƣợc thực hiện chu đáo và công tác phòng chống dịch đƣợc triển khai kip thời. Tuy nhiên cũng nhƣ bao vùng xã đảo khách, trang thiết bị còn thô sơ, đối với những bệnh nhân nặng thì phải chuyển vào trong Hội An.
3.1.2.3. Đời sống tinh thần
Công tác thông tin tuyên truyền nhân các ngày lễ lớn của dân tộc đƣợc tổ chức tƣơng đối tốt và thu hút sự tham gia đông đảo của cộng đồng. Đài truyền thanh của xã luôn duy trì đƣợc buổi thu âm và xây dựng các chƣơng trình phát âm về nhiều chủ đề của địa phƣơng. Trong đó có 10 chƣơng trình phát thanh chuyên mục "Bảo tồn biển", 6 chƣơng trình phát thanh "Nếp sống mới", 10 chƣơng trình phát thanh "Vì chủ quyền biên giới quốc gia". Phong trào xây dựng đời sống cơ sở có nhiều chú trọng và chất lƣợng. Năm 2008 có 481/569 hộ đạt gia đình văn hóa bằng 84,53%. Toàn xã có 4/4 thôn đƣợc thành phố công nhận đạt thôn văn hóa. Tháng 9/2010 vừa qua, với sự tài trợ của tổ chức tình nguyện, nhà cộng đồng đã đƣợc xây dựng tại thôn Bãi Hƣơng
3.1.2.4. Cơ cấu kinh tế
Các ngành nghề truyền thống tại Cù Lao Chàm gắn liền với các làng chài Việt Nam từ bao đời nay nhƣ: đan lƣới, sơn sửa tàu thuyền, chế biến thực phẩm và đánh bắt gần bờ. Các nghề này vẫn đƣợc ngƣời dân Cù Lao Chàm thực hiện hằng ngày để kiếm sống, một mặt là những đặc điểm thu hút du lịch. Tại thôn bãi Hƣơng, làng chài vẫn còn nhƣ nguyên vẹn tính đặc trƣng của mình, cũng nhƣ các thao tác đan lƣới, đi câu vẫn thu hút đƣợc lƣợng lớn khách du lịch tham gia.
Qua các dự án của khu BTB và chính quyền địa phƣơng thực hiện, việc tiếp cận sinh kế bền vững đã đƣợc áp dụng tại xã đảo Cù Lao Chàm với một số ngành nghề mới nhƣ:
làm nƣớc mắm, chế biến hải sản khô, nuôi ong, làm cây mầm.... Dự án Sinh kế làm nƣớc mắm đƣợc bắt đầu thực hiện vào tháng 9/2006, tuy nhiên hiện nay nguồn cá tại Cù Lao Chàm đã giảm đáng kể, theo ngƣời dân cho biết đã không đủ cá để có thể làm mắm vì vậy còn rất ít hộ gia đình duy trì sinh kế này để tạo thu nhập. Kết quả điều tra thực địa cho thấy, từ khi có du lịch, tại Cù Lao Chàm đã xuất hiện nhiều loại ngành nghề mới và phát triển nhiều ngành nghề trƣớc đây chỉ phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Một số nghề hiện tại gồm có: buôn bán tạp hóa nhỏ lẻ, thợ may, thợ hớt tóc, thợ mộc, thợ hồ, nhà hàng ăn uống, nhà trọ, dịch vụ giữ trẻ, bán hàng lƣu niệm, làm bánh ít lá gai, trồng rau sạch, hái rau rừng, bắt cua đá, đan võng ngô đồng, xe ôm, dùng thuyển chở khách thăm quan đảo, hƣớng dẫn viên du lịch...
Hình 3.2: Một số sinh kế của người dân Cù Lao Chàm
Theo chuyên gia khu BTB, với đặc điểm sinh kế cộng đồng ở Cù Lao Chàm có nhiều hình thái, nên BQL khu BTB dễ dàng áp dụng đồng quản lí trong các cộng đồng này có thể phân biệt các cộng đồng sinh kế khác nhau.