Khái niệm DLST dựa vào cộng đồng chƣa đƣợc sử dụng ở Cù Lao Chàm. Hiện tại, khu BTB Cù Lao Chàm phối hợp với Phòng TMDV&DL Hội An và chính quyền địa phƣơng triển khai các dự án về DLST và Du lịch cộng đồng tại đây. Một số hội thảo về du lịch tại Cù Lao Chàm đã đƣợc các bên liên quan và chính quyền địa phƣơng phối hợp tổ chức nhƣ:
- Hội thảo “Phát triển Du lịch sinh thái và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa Cù Lao Chàm” do UBND tỉnh Quảng Nam và Ban chỉ đạo Dự án khu BTB Cù Lao Chàm tổ chức tại thành phố Hội An vào ngày 05-06/10/2005.
- Hội thảo “Du lịch sinh thái và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử Quảng Nam” do UBND tỉnh Quảng Nam và BQL Dự án bảo tồn biển Cù Lao Chàm tổ chức tại thành phố Hội An ngày 29 – 30/03/2006.
- Hội thảo “Giới thiệu sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng khu BTB Cù Lao Chàm đến với các công ty lữ hành, du lịch tại miền Trung” do BQL khu BTB Cù Lao Chàm tổ chức vào ngày 3/8/2010, tại thành phố Đà Nẵng.
3.4.2. Hiện trạng CBET tại Cù Lao Chàm.
3.4.2.1. Các loại hình du lịch chính tại Cù Lao Chàm
Các hoạt động du lịch chính mà du khách có thể lựa chọn khi đến với Cù Lao Chàm gồm có: tắm biển; tham quan các di tích cấp quốc gia; xem san hô bằng tàu đáy kính và thúng đáy kính; đi thuyền thăm các cảnh quan sinh thái quanh đảo và làm ngƣ dân khi sống và tham gia các hoạt động cùng với cƣ dân địa phƣơng.
Hình 3.12: Tour leo núi tại bãi Hƣơng Hình 3.13: Tắm biển tại bãi Chồng
Qua tìm hiểu, khách du lịch Việt Nam và quốc tế đến Cù Lao Chàm theo 2 phƣơng thức khác nhau. Phƣơng thức thứ nhất: đặt theo tour từ các công ty du lịch trong Hội An và từ Đà Nẵng, du khách đi từ cầu cảng dành cho tàu của các công ty du lịch đến bãi cầu cảng Bãi Làng; tại Bãi Làng du khách đƣợc hƣớng dẫn viên (có thể là hƣớng dẫn viên ngƣời địa phƣơng) hƣớng dẫn thăm quan một số di tích: giếng xóm Cấm, Âu thuyền, chùa Hải Tạng... sau đó du khách lại lên tàu và đi đến các bãi tắm và ăn uống ở các nhà hàng tại đó. Với phƣơng thức này, đa số khách đi về trong ngày và không chi tiêu các khoản tiền khác ngoài số tiền đã đóng cho công ty du lịch hoặc chi tiêu 1 ít để mua nón, nƣớc và quà lƣu niệm. Phƣơng thức thứ hai là những du khách đi tự do, theo cách này rất ít khách ngƣời nƣớc ngoài. Khách đón tàu đò tại cảng Cửa Đại, dừng ở cầu cảng Bãi Làng và chủ yếu ngủ qua đêm tại đây và tham gia các hoạt động du lịch do ngƣời dân hƣớng dẫn. Qua phỏng vấn một số du khách đi trên chuyến tàu đò, họ hầu hết đã đến Cù Lao Chàm trƣớc đây, lần đầu theo các công ty du lịch và bây giờ có thể tự đi để giảm chi phí và khám phá nhiều hơn ở Cù Lao Chàm. Ngoài ra một lƣợng lớn khách du lịch chủ yếu là từ thành phố Đà Nẵng, những du khách này thƣờng ở tại những hộ gia đình có thuyền chuyên đánh bắt (chủ yếu ở bãi Hƣơng) và đi cùng chủ thuyền để đánh cá hay câu mực vào ban đêm. Theo ngƣời dân bãi Hƣơng, nguồn khách này khá cố định và thƣờng xuyên vào cuối tuần và về trong ngày hôm sau.
Việc tiếp cận đến Cù Lao Chàm từ 2 cầu cảng (cầu cảng tại chợ Hội An và cầu cảng Cửa Đại). Du khách có thể chọn đi tàu đò với giá 20.000 VNĐ/ngƣời và 100.000
VNĐ/ngƣời (đối với khách nƣớc ngoài), hoặc đi cano hay tàu của các công ty du lịch với giá vé 120.000 VNĐ/ngƣời. Phí du lịch (10.000 VNĐ/ngƣời) đƣợc thu khi khách bƣớc lên tàu đò, hoặc đã đƣợc tính trong vé của công ty du lịch.
3.5.1.2. Sự tham gia của cộng đồng Cù Lao Chàm trong các hoạt động phục vụ du lịch
Cộng đồng Cù Lao Chàm chủ yếu tham gia tổ chức kinh doanh các dịch vụ tự phát phục vụ cho du lịch nhƣ: homestay, kinh doanh quán ăn nhà hàng, dịch vụ chở khách tham quan quanh đảo lặn ngắm san hô và đánh bắt cá mực bằng thuyền, dịch vụ xe ôm, bán hàng lƣu niệm... Vẫn chƣa có số liệu thống kê chính xác bao nhiêu ngƣời tham gia vào từng nghề hay thu nhập của từng ngành nghề tại Cù Lao Chàm.
Tại Bãi Ông chủ yếu đƣợc khai thác bởi các hộ gia đình sống ở các thôn Cấm, thôn Bãi Ông và thôn Bãi Làng. Có 7 hộ chủ yếu kinh doanh dịch vụ ăn uống với ăn hải sản của địa phƣơng và cho du khách thuê lều, ghế khi có nhu cầu.
Hình 3.14. Homestay ở Bãi Hƣơng Hình 3.15. Dịch vụ ăn uống ở bãi Làng
Dịch vụ homestay (hình 3.14) đƣợc coi là phát triển nhất tại thôn Bãi Hƣơng, đã có 8 hộ gia đình đƣợc chọn để tham gia mô hình thí điểm làm dịch vụ homestay do sự tài trợ của BQL khu BTB CLC kết hợp với Phòng TMDL&DV thành phố Hội An từ năm 2008. Giá tiền cho du khách khi ở tại các hộ homestay đƣợc thống nhất: khách Việt Nam 70.000VNĐ/ngƣời/đêm và 105.000VNĐ/ngƣời/đêm đối với khách nƣớc ngoài. Nguồn thu nhập chủ yếu trƣớc đây của các hộ gia đình làm homestay này là đánh bắt
tại các vùng rạn san hô nay thuộc vùng lõi của khu BTB Cù Lao Chàm. Các hộ homestay tại bãi Hƣơng phục vụ các dịch vụ sau: dạy nấu ăn (miễn phí), Tour thuyền thúng (50.000 VNĐ/giờ), tour đi xem dân chài kéo lƣới ban đêm bằng thuyền máy (200.000 VNĐ/chuyến), tour tham quan quanh đảo hoặc tắm ở các bãi biển bằng thuyền máy vào ban ngày (150.000 VNĐ/giờ) và Tour hƣớng dẫn tham quan đi bộ leo núi (50.000/chuyến). Các dịch vụ này và giá cả đƣợc niêm yết tại mỗi hộ homestay để du khách lựa chọn nếu có nhu cầu. Các hộ làm homestay đều đƣợc Phòng TMDL&DV Hội An cấp sổ đăng kí để du khách điền các thông tin cá nhân. Các hộ tại cả 4 thôn xã Tân Hiệp có điều kiện đều mong muốn đƣợc làm dịch vụ homestay này, tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn yêu cầu đối với phục vụ du lịch. Tháng 8/2010, thôn Bãi Hƣơng đã thành lập nhóm DLST cộng đồng có tổ chức. Nhóm này đƣợc chia làm 3 tổ: tổ thức ăn (chịu trách nhiệm thu mua và chế biến thức ăn cho du khách), tổ hƣớng dẫn viên (hƣớng dẫn các tour lên rừng hay đi quanh đảo), tổ vận chuyển (gồm số hộ có tàu thuyền có thể phục vụ vận chuyển khách) và tổ homestay. Mục đích của việc hình thành các nhóm du lịch cộng đồng này để có thể tạo sự công bằng về hƣởng lợi từ du lịch cho toàn cộng đồng bãi Hƣơng. Với mục tiêu sẽ có ngƣời đại diện liên hệ trực tiếp với các công ty trong Hội An vào Bãi Hƣơng.
Tại Bãi Làng có 10 ngƣời tham gia vào tổ xe ôm, 10 hộ gia đình đăng kí dịch vụ nhà lƣu trú, 8 thuyền du lịch tham gia vận chuyển khách đi quanh đảo. Tại khu Cảng Cá có 33 hộ dân kinh doanh các dịch vụ: bán quán ăn, bán hải sản khô và quà lƣu niệm, bánh ít lá gai, giải khát... Giá tiền cho khách du lịch ngủ qua đêm tại Bãi Làng dao động từ 35.000VNĐ – 50.000 VNĐ/ngƣời/đêm, khách nƣớc ngoài là 100.000 VNĐ/ngƣời/đêm. Hiện nay, tại Bãi Làng, theo tác giả nhận định cũng nhƣ có tham khảo ý kiến của ngƣời dân và một số khách du lịch thì tình trạng chèo kéo khách đã bắt đầu xuất hiện tại cầu cảng Bãi Làng. Mặc dù tình trạng này vẫn chƣa có những biểu hiện chƣa gay gắt nhƣng hình ảnh của những ngƣời dân chài chất phác, mến khách sẽ mất dần đi nếu các tình trạng này vẫn tiếp tục không có sự can thiệp của chính quyền địa phƣơng và sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các hộ gia đình làm du lịch. Tại Bãi Chồng có 2 hộ là ngƣời
địa phƣơng tham gia kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô lớn và chuyên nghiệp hơn so với các hộ tại bãi Làng và bãi Ông.
Từ năm 2009, BQL khu BTB CLC đã tổ chức các buổi tham quan học hỏi các kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng cho ngƣời dân địa phƣơng đến một số vùng của Việt Nam nhƣ: Rạn Trào (Nha Trang), Huế và các lớp giảng dạy làm du lịch cho các hộ gia đình này. BQL khu BTB CLC có tổ chức lớp Đào tạo hƣớng dẫn viên du lịch cho một số thanh niên của xã Tân Hiệp. Thời gian đầu có hơn 10 ngƣời đƣợc đào tạo tuy nhiên hiện giờ chỉ còn lại 4 ngƣời làm công việc này và còn đảm nhiệm công tác ở địa phƣơng. Công việc hƣớng dẫn viên chỉ làm vào cuối tuần khi nhận hợp đồng hƣớng dẫn với các công ty du lịch tại Hội An. Trung bình 1 lần 100 – 150.000/lần, tuy nhiên không thƣờng xuyên do các công ty hầu hết đều có hƣớng dẫn viên chuyên nghiệp. Du khách đến Cù Lao Chàm vào buổi trƣa bằng tàu đò hoặc cano của các công ty du lịch nên khá mệt mỏi, tour hƣớng dẫn khách khi đến bãi Làng không phong phú và đơn giản. Khi rời khỏi chùa Hải Tạng, nhiều khách cảm thấy mệt mỏi và đi xem ôm từ đó về lại nơi xuất phát để trở về thuyền. Tại bãi Làng hiện có 4 thuyền chở khách du lịch nhƣng chỉ phục vụ chở du khách đi từ cầu cảng Bãi Làng đi xung quanh đảo. Các thuyền này đƣợc các ngƣ dân sửa chữa từ các thuyền đánh cá. Họ rất mong muốn đƣợc nhận khách từ cầu cửa Đại nhƣng do thiếu kinh phí và cần chứng chỉ thuyền trƣởng để có thể xin giấy phép đăng kí. Bán quà lƣu niệm cũng bắt đầu phát triển tại Cù Lao Chàm từ năm 2009, hiện có khoảng 10 ngƣời làm công việc này. Nguyên liệu đƣợc những ngƣời phụ nữ nhặt ở các bãi biển hoặc từ các nhà hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm không phong phú và hầu hết đều do ngƣời dân tự làm, một số hàng lấy từ Non Nƣớc và các thị trƣờng khác.
Thành phố Hội An khuyến khích các dự án đầu tƣ phù hợp với cảnh quan thiên nhiên Cù Lao Chàm. Việc xây dựng các khu du lịch ở Cù Lao Chàm sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cảnh quan, nhà không cao hơn đồi. Việc bùng nổ du lịch trong một tƣơng lai gần đang mở ra nhiều cơ hội làm giàu cho cƣ dân địa phƣơng. Hiện nay, BQL khu BTB đã thực hiện liên kết với các khu BTB khác ở Việt Nam đang bắt đầu thực hiện các chuyến tham quan học tập (study tour) nhƣ cùng MCD tổ chức chuyến giao lƣu các khu bảo vệ biển miền Trung, chuyến thăm của BQL VQG Côn Đảo. Các nguồn khách này
cũng là nguồn du khách đem lại thu nhập cho cƣ dân Cù Lao Chàm qua việc phục vụ ăn uống và phƣơng tiện vận chuyển tham quan quanh đảo.
3.5. Kết quả phân tích SWOT cho CBET ở Cù Lao Chàm trong công tác quản lí theo định hƣớng PTBV khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An. theo định hƣớng PTBV khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An.
Qua quá trình phân tích tài liệu, khảo sát thực tế và tham khảo ý kiến của các chuyên gia địa phƣơng và cộng đồng, tác giả đƣa ra bảng phân tích SWOT chỉ ra các thế mạnh, mặt hạn chế, các cơ hội cũng nhƣ những mối đe dọa hay thách thức của hoạt động CBET tại vùng lõi khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An. Kết hợp việc đánh giá hoạt động DLST và du lịch cộng đồng tại Cù Lao Chàm hiện nay với việc sử dụng phƣơng pháp phân tích SWOT và các nguyên tắc cũng nhƣ các thành tố của CBET, đề tài đƣa ra mô hình đề xuất về CBET trong vùng lõi khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An.
3.5.1. Những thế mạnh
- Nguồn TNTN Cù Lao Chàm đa dạng và phong phú kết hợp đƣợc cả rừng và biển, có tài nguyên địa mạo với các hang đá, bãi biển sạch đẹp, các hải sản tự nhiên, yến sào và TNNV mang đậm bản sắc địa phƣơng.
- Quần đảo Cù Lao Chàm luôn nhận đƣợc sự quan tâm sâu xát của chính quyền địa phƣơng các cấp đối với công tác quản lí TNTN, bảo tồn TNNV, môi trƣờng và chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng địa phƣơng.
- Vai trò của BQL khu BTB CLC ngày càng đƣợc phát huy trong bảo vệ môi trƣờng và các HST ở đây, phát triển sinh kế địa phƣơng và tạo đƣợc niềm tin đối với cộng đồng.
- Sự tham gia của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ tốt tài nguyên rừng và trật tự an ninh tại khu vực. Vấn đề an ninh ổn định tại Cù Lao Chàm là một sự đảm bảo cho khách du lịch khi đến tham quan và lƣu trú ở đây.
- Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An còn rất nhiều tiềm năng để các chuyên gia, nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu. Các doanh nghiệp tƣ nhân đã phát hiện tiềm năng du lịch tại quần đảo Cù Lao Chàm nên sẽ còn tiếp tục tăng hƣớng đầu tƣ vào đây.
- Ngƣời dân Cù Lao Chàm cần cù, ham học hỏi, tiếp thu tốt và áp dụng sáng tạo các vấn đề mới.
- Với vị thế địa phận hành chính thuộc thành phố Hội An, nằm trên trục 3 địa điểm du lịch Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn, nên việc phát triển CBET tại Cù Lao Chàm sẽ có những thuận lợi về nguồn du khách, nhận đƣợc sự hỗ trợ đầu tƣ của chính quyền các địa phƣơng cũng nhƣ các công ty du lịch tƣ nhân.
3.5.2. Những điếm yếu
- Cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch tại Cù Lao Chàm chƣa đƣợc đầu tƣ, nhiều sản phẩm du lịch còn trùng lặp so với các địa phƣơng khác và chƣa tạo đƣợc điểm nhấn đặc biệt.
- Công tác truyền thông, quảng cáo về khu DTSQ và CBET Cù Lao Chàm còn yếu so với các khu DTSQ khác của Việt Nam. Hợp tác và kết hợp gữa nghiên cứu khoa học và thực tiễn bảo tồn yếu.
- Khách du lịch đến CLC chủ yếu là khách nƣớc ngoài đi theo tour trọn gói từ các hãng du lịch ở Hội An và Đà Nẵng. Khách trong nƣớc chủ yếu là khách từ Đà Nẵng thƣờng đi vào các ngày cuối tuần nên thu nhập trực tiếp từ du lịch cho cộng đồng địa phƣơng không nhiều.
- BQL khu DTSQ vừa đƣợc thành lập vào tháng 6/2009, nên nguồn kinh phí dành cho các hoạt động trong khu DTSQ hạn chế, các cán bộ chuyên trách và cán bộ làm du lịch chuyên nghiệp còn thiếu. Ngoài ra sự tham gia quản lí của Quân đội cũng là một rào cản trong việc mở rộng các tour du lịch lên rừng.
- Có thể thấy vai trò của phụ nữ trong tất cả các ngành nghề phục vụ cho CBET ở Cù Lao Chàm là rất lớn, họ tham gia vào hầu hết các dịch vụ du lịch tại đây. Tuy nhiên vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm thật sự, các tổ chức phụ nữ và các dự án dành cho họ còn chƣa phát huy đƣợc vai trò.
3.5.3. Cơ hội
- Thị trƣờng du lịch ngày càng mở rộng đặc biệt đang chuyển dần sang khu vực Đông Á – Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á. Trong đó CBET cũng đang trở thành xu thế phát triển trên thế giới và Việt Nam và đƣợc đang áp dụng tại nhiều khu DTSQ.
- Các chƣơng trình phát triển cộng đồng, các dự án trình diễn PTBV là mục tiêu của khu DTSQ thế giới. Với danh hiệu là khu DTSQ thế giới, Cù Lao Chàm có nhiều cơ hội lớn đối với việc quan hệ và hợp tác với quốc tế. Vì vậy trong tƣơng lai, tận dụng tốt các cơ hội này sẽ thúc đẩy sự thành công trong việc thực hiện CBET hay các mục tiêu PTBV khác tại xã đảo Tân Hiệp và các địa phƣơng khác trong khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An cũng nhƣ tỉnh Quảng Nam.
- Theo định nghĩa về Đất ngập nƣớc thì Cù Lao Chàm cũng là một trong những