Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong quản lí theo định hướng, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An (Trang 63)

Các tài nguyên CBET tự nhiên đặc trƣng của khu vực Cù Lao Chàm bao gồm HST biển (rạn san hô, thảm cỏ biển…) và HST rừng đặc trƣng là rừng thƣờng xanh lá rộng nhiệt đới. Bên cạnh đó còn có các bãi biển và kết cấu đá ở các đảo cũng là tài nguyên độc đáo và tạo ấn tƣợng đối với du khách khi tới Cù Lao Chàm.

3.3.1.1 Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê tính đến năm 2008, toàn quần đảo Cù Lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó có Khỉ đuôi dài (macaca

fasicularis) và chim Yến hàng (Collocalia Fuciphaga Germani Oustalet) là 2 loài có tên trong Sách Đỏ Động vật Việt Nam. Hệ thực vật ở đây gồm 499 loài thuộc 352 chi, 115 họ trong 5 ngành. Theo các nhà khoa học đã nhận định, hệ thực vật ở Cù Lao Chàm chiếm 1/20 của tổng số loài, gần 1/6 tổng số chi và gần ½ tổng số các họ thực vật ở Việt Nam. Kiểu thảm thực vật chiếm diện tích lớn nhất tại Cù Lao Chàm là rừng thƣờng xanh lá rộng nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 50m đến 500m với nhiều loài gỗ quý nhƣ Gõ biển (Sindora maritima), Huỷnh (Tarrietia javanica), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum)... Ngoài gỗ, đây cũng là nơi có nhiều loại lâm sản phụ nhƣ

song, mây và các loại dƣợc liệu... Có hai kiểu rừng trên đảo là rừng cây bụi dƣới thấp và rừng nguyên sinh trên cao hơn với một số loài cây gỗ lớn. Cả hai loại rừng đều có các loài cây dây leo phong phú. Rừng cây bụi thấp có sự phong phú đặc biệt trên những vùng thấp của đảo và phía đông của đảo nơi có địa hình dốc với các vách đá chế ngự sóng gió mạnh. Vùng cao hơn và trung tâm của đảo là rừng nguyên sinh. Tại sƣờn phía Đông, nơi địa hình rất dốc, lớp đất phủ trên bề mặt hầu nhƣ không có, tồn tại kiểu thảm thực vật cây bụi và trảng cỏ với những loài đặc trƣng nhƣ Sến đất (chi

Sinosideroxylon), Huyết giác (chi Dracaena draco) và Cỏ cứng (?). Ngoài ra, về phía Tây Bắc của Cù Lao Chàm, có nhiều loài phong lan đƣợc xác định, trong đó có loài lan Huyết Nhung (Renanthera annamensis) là một loại phong lan quý hiếm. Kết quả điều

tra chung quanh các khu vực dân cƣ và các vùng rừng tại khu Bãi Hƣơng, Bãi Chồng, Bãi Làng và thôn Cấm thuộc sƣờn tây Hòn Lao đã phát hiện và thống kê đƣợc 288 loài

thuộc 107 họ thực vật có mạch bậc cao trong đó đại diện ngành Dƣơng Xỉ

(Polypodiphyta) có 5 loài, thuộc 5 chi, 5 họ; đại diện ngành thông / Hạt trần (Pinophyta / Gymonospermae) có 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ và đại diện ngành mộc lan/Hạt kín (Magnoliophyta/Angiospermae) có 280 loài thuộc 235 chi, 99 họ. Tại chùa Hải Tạng,

ngƣời dân trồng một số loại cây thuốc nhƣ: Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), Mã đề (Plantago major L.), Bạch chỉ nam (Millettia penicillata G.), Lạc tiên (Passiflora

foetida L. hay tiếng địa phƣơng là Bầu đƣờng). Hiện nay tại Cù Lao Chàm có hai loài

cây thuốc quí hiếm là Cỏ Nhung (Anoetochilus sp.) và Trầm Hƣơng (Aquilaria crassna Pierre) [2, 20].

Một số tài nguyên từ rừng đƣợc ngƣời dân sử dụng tạo thành các sản phẩm để phục vụ nhu cầu và cung cấp cho du lịch phổ biến ở đây nhƣ: rau rừng, lá thuốc và cây ngô đồng (cây tra đỏ).

Rau rừng là hỗn hợp các loại rau đƣợc ngƣời dân địa phƣơng hái trên núi tạo thành món rau luộc đƣợc dùng rất phổ biến từ trƣớc đến nay tại Cù Lao Chàm. Những loại rau đƣợc chọn theo tên địa phƣơng nhƣ rau sam, rau dớn, rau mè đất, rau bƣớm, rau cầm đƣờng, rau muối v.v.. Trƣớc đây chỉ có những ngƣời dân nghèo dùng các loại rau này chỉ để phục vụ bữa ăn hằng ngày cho gia đình, khi du lịch bắt đầu phát triển, hái rau rừng đã đƣợc coi là một nghề tạo nên thu nhập cho một số ngƣời dân Cù Lao Chàm. Tại Bãi Hƣơng có khoảng 5 ngƣời và Bãi Làng có 10 ngƣời đang làm công việc này. Việc hái rau rừng đƣợc thực hiện trong suốt mùa du lịch (từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm), trung bình khoảng 2- 3 kg/ngƣời/ngày, với giá bán cho khách du lịch khi đã chế biến khoảng 40.000/kg, với thu nhập trung bình khoảng 1.200.000 đồng/ngƣời/tháng. Món rau rừng luộc đƣợc dùng chung với nƣớc mắm nêm (đƣợc ngƣời dân trực tiếp muối từ cá tƣơi đánh bắt đƣợc ở vùng biển Cù Lao Chàm) đã trở thành món không thể thiếu trên các mâm cơm của các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống và các hộ làm homestay tại đây. Du khách thích thú với những vị rau lạ, khác hoàn toàn so với các loại rau thƣờng gặp cộng với vị đậm đà của nƣớc mắm nêm tạo nên sự khác biệt đặc sắc của các món ăn tại đây bên cạnh các loại hải sản tƣơi ngon.

Ngoài món rau rừng, Lá thuốc cũng đã trở nên phổ biến tại Cù Lao Chàm. Lá thuốc đƣợc ngƣời dân khai thác bao gồm: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas – Lour.

Merr), Ngấy hƣơng (Rubus cochinchinensis Tratt.), Dành dành (Gardenia angustifolia,

L.Merr), Sâm Bồng Bồng (Dracena angustifolia, Rox)... Các loại lá này đƣợc hái chủ yếu trong mùa khô, sau đó thái ra và đem phơi nắng để dùng cho gia đình, bán cho khách du lịch và dự trữ cho mùa lạnh. Lá đƣợc hãm với nƣớc sôi, để phục vụ du khách sau bữa ăn hoặc đƣợc bán đem về đất liền nếu khách du lịch có nhu cầu mua. Theo ngƣời dân, hiện nay ở bãi Làng có khoảng 10 ngƣời chuyên đi hái lá, trung bình thu nhập trên 500.000/tháng.

Cây Tra đỏ tên địa phƣơng là cây Ngô đồng, tên khoa học Kleinhofia hospita L.,

thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Ngô đồng là loại cây gỗ nhƣng không bền, rất dễ

mục nát nên hầu nhƣ không đƣợc ngƣời dân sử dụng phần gỗ. Tuy nhiên, cây lại đƣợc khai thác để lấy sợi làm võng cách đây trên 30 năm, võng Ngô đồng đƣợc coi là một sản phẩm du lịch độc đáo của Cù Lao Chàm. Quá trình làm võng Ngô đồng rất công phu, đòi hỏi ngƣời nghệ nhân sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Sau khi cây đƣợc mang từ trên rừng về, công việc tiếp theo là bóc vỏ cây và ngâm từ 5 – 7 ngày, sau đó rửa sạch chỉ còn lại lớp tƣợng tầng hình mạng lƣới và các sợi

này dùng để đan võng. Một chiếc võng ngô đồng cần 10 cây, là những cây còn non để sợi đƣợc bền. Hiện nay, cả xã Tân Hiệp chỉ còn 1 cụ già làm công việc này và giá một chiếc võng Ngô đồng từ 1.200.000 đến 1.500.000 VNĐ. Mỗi khi khách du lịch thăm quan quanh bãi Làng đều rất thích thú khi nhìn bà lão ngồi miệt mài làm võng mà vẫn có

thể chuyện trò vui vẻ với du khách. Hình 3.5: Nghệ nhân làm võng Ngô đồng Ngoài ra, khi đi thuyền quanh đảo những màu cam đỏ đặc trƣng của cây Ngô đồng tạo nên một điểm nhấn rất đẹp cho những mảng rừng trên mỗi hòn đảo Cù lao.

Theo ngƣời dân vào những năm 1975 đời sống rất khó khăn, biển mất mùa cá, nhiều năm liền nên dân Cù Lao Chàm phải đổ xô lên rừng đốn củi và hái các loại lá thuốc bán

đƣa vào đất liền và lúc đó công tác bảo vệ rừng ở Cù Lao Chàm chƣa đƣợc coi trọng. Do đó chỉ còn đất trống đồi trọc nhiều do các dải rừng bị biến mất vì sự khai thác quá mức của ngƣời dân, nguồn nƣớc sinh hoạt cho cƣ dân trên đảo cạn kiệt. Chi cục Kiểm lâm với vai trò và chức năng của mình đã có khả năng kiểm soát tốt đối với các hoạt động bất hợp pháp và đƣợc công nhận là đã phát triển một hệ thống quản lý tốt với sự tham gia tích cực của các thôn ở đây thông qua khoán sử dụng rừng. Ngoài ra, việc quản lý của Chi cục Kiểm lâm còn phải thực hiện tốt các yêu cầu từ chính phủ để tăng độ che phủ rừng thông qua các chƣơng trình trồng rừng 327, 661. Chi cục Kiểm lâm Hội An gần đây đã triển khai một sự phân chia khu rừng trên đảo Hòn Lao thành hai HST để quản lý việc Khoán bảo vệ rừng. Ranh giới giữa hai HST này đã đƣợc xác định trên cơ sở các trạng thái của rừng. Khoán bảo vệ rừng có thể đƣợc ký kết trong cả hai khu vực, mặc dù có những quy định nghiêm ngặt hơn đối với các hợp đồng trong các rừng đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt. Hai HST này là: 562 ha rừng tự nhiên bảo vệ nghiêm ngặt ở trung tâm của hòn đảo và 457 ha rừng cây bụi ở phần dƣới của hòn đảo. Nhìn chung rừng ở CLC đƣợc bảo vệ tốt, và có nhiều tổ chức khác nhau cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý các TNTN và kiểm soát việc xâm nhập vào rừng.

3.3.1.2 Tài nguyên biển

Cù Lao Chàm đƣợc đánh giá là một trong những vùng có mức độ ĐDSH cao bởi sự có mặt các HST điển hình của vùng biển nhiệt đới nhƣ: HST vùng triều, san hô, từng ngập mặn, rong – cỏ biển, HST đáy mềm (Võ Sĩ Tuấn, 2004). Trong kế hoạch quản lí khu BTB CLC, đã xác định 6 đối tƣợng mục tiêu cần bảo vệ ở Cù Lao Chàm gồm có: san hô, cỏ biển, bãi biển, tôm hùm, cua đá, ốc vú nàng.

Vùng rạn san hô

Các rạn san hô xung quanh Cù Lao Chàm chủ yếu có kiểu cấu trúc rạn dạng riềm không điển hình, tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam đảo Cù Lao Chàm và hầu hết các đảo nhỏ khác. Rạn phân bố theo kiểu thoai thoải và đột ngột tạo dốc đến độ sâu 20 m hoặc hơn. Bên cạnh đó, một số ít rạn có cấu trúc rạn riềm điển hình, có độ dốc ít, rộng hơn và có độ sâu phân bố dƣới 10 m. Tổng diện tích các rạn san hô ở Cù Lao Chàm ƣớc tính khoảng 200 ha. Theo khảo sát năm 2003 – 2004, độ phủ trung bình của san hô vào

khoảng 35%, trong đó gần một nửa thuộc về san hô mềm và khoảng 40% số rạn thuộc nhóm độ phủ thấp theo thang phân loại của English et al, (1997). Ngoài ra, còn có một số bãi ngầm ở độ sâu lớn phía tây đảo Cù Lao Chàm với phân bố các thảm san hô cứng thuộc nhóm san hô không tạo rạn, tạo nên những cảnh quan rất hấp dẫn ở độ sâu 20 – 35m. Theo số liệu thống kê năm 2008, Cù Lao Chàm hiện có trên 261 loài thuộc 59 giống của 15 họ san hô cứng, 15 loài thuộc 11 giống của 6 họ san hô mềm, 3 loài thuỷ tức san hô (Milleporidae), 1 loài san hô xanh (Helioporidae) và 2 loài san hô gai (Bộ Antipatharia). Số lƣợng loài tại mỗi điểm khảo sát thay đổi từ 23 loài (Sũng Bền – Tây

Bắc Hòn Dài) đến 63 loài (Vũng Ráng – Tây Bắc Hòn Lá) trùng bình là 42 loài trên mỗi vị trí khảo sát. Các giống ƣu thế tìm thấy trong vùng này là Acropora, Montipora,

Porities, Galaxea, Pachyseris, Lapophyton, Sinularia, Sarcophytum và Goniopora. Khu

vực phía bắc Hòn Khô, Hòn Lá, Hòn Tai và Vũng Cây Chanh – Tây Bắc Hòn Mồ là những nơi có sự giàu có nhất về thành phần giống loài san hô [2,30].

Theo nhận xét của ngƣời dân, san hô tại Cù Lao Chàm hiện nay thƣa so với trƣớc đây rất nhiều. Vào năm 2007, việc thi công tuyến đƣờng quốc phòng trên đảo đã làm ảnh hƣởng khá nghiêm trọng đến các rạn san hô nằm sát mép chân đảo do việc sử dụng mìn phá đƣờng và bụi cát làm ô nhiễm môi trƣờng sống của san hô. Những năm gần đây, khi du lịch bắt đầu phát triển, một số khách du lịch khi vào lặn ngắm san hô đã không đƣợc chỉ dẫn rõ ràng nên gây gãy các rạn san hô do việc sử dụng chân vịt khi lặn và các thuyền du lịch đi vào quá sâu trong khu vực bảo vệ. Cũng theo thông tin của ngƣời dân, từ khi có du lịch hiện tƣợng lấy trộm san hô cũng đã xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay khu BTB đã xây dựng hệ thống phao neo để bảo vệ ngăn cản việc neo đậu vào các vùng rạn của các tàu thuyền đánh cá và các tàu thuyền du lịch và đã có những biện pháp tuyên truyền vận động và xử phạt hành chính đối với hành động lấy san hô của ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ của khách du lịch.

Rong biển, cỏ biển

Đã xác định 47 loài thuộc 26 giống rong biển lớn sống trên các dạng nền là đá tảng, san hô vỡ vụn và san hô chết của các rạn san hô. Số lƣợng loài tại mỗi vị trí khảo sát thay đổi từ 7 loài (Vũng Cây Chanh – Tây Bắc Hòn Mồ, Bãi Bắc – Tây Bắc Cù Lao

Chàm) đến 32 loài (Bãi Đầu Tai – Tây Bắc Cù Lao Chàm), trung bình là 16 loài trên từng điểm khảo sát. Colpomenia bullosa, Colpomenia sinuosa, Sargassum spp., Padina

spp., Rosenvingea spp. và Dictyota spp. là các loài phổ biến. Bốn loài cỏ biển bao gồm Halophila decipiens, Halophila ovalis, Halodule pinifolia và Cymodecea rotundata đã

đƣợc ghi nhận trên các thảm cỏ biển tại Cù Lao Chàm. Cymodecea rotundata có phân

bố hẹp trong các vùng nƣớc nông sâu không quá 5 m và loài này chỉ đƣợc tìm thấy ở Bãi Bắc. Ba loài khác thuộc giống Halophila đã đƣợc ghi nhận tại hầu hết các thảm cỏ biển. Halodule pinifolia và Halophila ovalis khá phong phú tại những nƣớc có độ sâu 2 – 6 m trong khi Halophila decipiens phân bố sâu hơn5 – 10 m. [2, 26].

Động vật biển

Có 66 loài động vật thân mềm sống phụ thuộc vào các rạn san hô, thuộc 43 giống và 28 họ đã đƣợc ghi nhận. Trochus maculantus, Drupa sp, Pedum spondyloideum, Atrina

vexillum, Pinctada margaritifera và Tridacna decipiens là những loài phổ biến nhất và

đƣợc quan sát thấy ở hầu hết các rạn khảo sát. Trai Tai tƣợng (Tridacna squamosa) phổ biến ở các rạn vùng nƣớc nông trong khi đó Trai ngọc Môi đen (Pinctada margaritifera) phong phú ở các rạn sâu. Tôm hùm có 4 loài: Panulirus longipes, P. ornatus, P. stimpsoni và P. versicolor và một loài cua Charybdis feriata đƣợc tìm thấy

trên các rạn san hô. Cũng ghi nhận 16 loài thuộc 9 giống và 8 họ Da gai. Cầu gai đen

Diadema setosum, Sao biển gai Acanthaster planci, Hải sâm Holothuria edulis và Holothura atra là những loài phổ biến trên hầu hết các rạn. Khoảng 200 loài cá rạn san

hô thuộc 85 giống 36 họ đã đƣợc ghi nhận. Họ cá Thia Pomacentridae (39 loài) và cá Bàng chài Labridae (33 loài) và họ cá bƣớm Chaetodontidae (19 loài) đƣợc coi là đa

dạng nhất. Một số họ cá phổ biến nhƣ cá Đuôi gai Acanthuridea (12 loài), cá Mó

Scaridae (12), cá Dìa Siganidae (6), cá Mú Serranidae (6) và cá Hồng Lutjanidae (5).

Trong số đó, các loài Labroides dimidiatus, Thalassoma lunare, Halichoeres marginatus, H. melanochir, Gomphosus varius (Labridae), Abudefduf sexfasciatus, Neoglyphidodon melas, Hemiglyphidodon plagiometopon, Pomacentrus chrysurus (Pomacentridae), Chaetodon kleinii, C. trifascialis, C. trifasciatus (chaetodontidae), Parupeneus multifasciatus (Mullidae), Acanthurus nigrofuscus (Acanthuridae) và

Sufflamen chrysoptera (Balistidae) đƣợc xem là phổ biến ở hầu hết các rạn. Những nơi

có sự đa dạng cao về thành phần loài cá (với số lƣợng loài trên 70) bao gồm phía Bắc Xẹo Mô – Hòn Mồ, Vũng Bến Lăng – Đông Bắc Hòn Dài, Bãi Bắc – Tây Bắc Cù Lao Chàm, Bãi Hƣơng – Tây Nam Cù Lao Chàm, Vũng Đá Đen - Bắc Hòn Tai, Vũng Thùng – Nam Hòn Tai và Vũng Nhàn – Đông Bắc Cù Lao Chàm [2, 28].

Cù Lao Chàm đƣợc xem là bến đỗ và là ngƣ trƣờng quan trọng của tỉnh Quảng Nam, một số ngƣ trƣờng chính ở ngoài khơi phía bắc và phía đông của quần đảo. Việc tham gia đánh bắt tại ngƣ trƣờng này không chỉ có ngƣ dân địa phƣơng mà còn có nhiều tàu từ các vùng lân cận của Quảng Nam (Núi Thành, các xã trong đất liền thành phố Hội An), Quảng Ngãi, Đà Nẵng và Phú Yên. Hình thức đánh bắt gồm đánh bắt xa bờ, ở các vùng biển không sâu hơn 50m (chủ yếu là cá ngừ, cá thu, mực nang, cá cơm...) và đánh cá rạn (các loài các rạn, tôm, tôm hùm, trai sò, các loài chân bụng). Các tàu thuyền của ngƣ dân địa phƣơng hầu hết là các loại nhỏ với động cơ máy dƣới 20 mã lực. Đánh cá rạn gồm các hình thức khác nhau nhƣ lặn ống hơi, mành đèn, câu đàn, bẫy… Hiện nay tại Bãi Hƣơng, hoạt động đánh bắt gần bờ (cách bờ biển từ 3km trở lại) là chủ yếu.

Trong số các loài hải sản ở Cù Lao Chàm, BQL khu BTB Cù Lam Chàm đƣa ốc vú nàng và tôm hùm vào trong danh sách 6 đối tƣợng mục tiêu cần đƣợc bảo tồn bên cạnh cua đá, bãi biển, rạn san hô và thảm cỏ biển.

Tôm hùm Cù Lao Chàm đa dạng và có giá trị kinh tế cao. Các loài tôm hùm thƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong quản lí theo định hướng, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)