- Nguồn TNTN Cù Lao Chàm đa dạng và phong phú kết hợp đƣợc cả rừng và biển, có tài nguyên địa mạo với các hang đá, bãi biển sạch đẹp, các hải sản tự nhiên, yến sào và TNNV mang đậm bản sắc địa phƣơng.
- Quần đảo Cù Lao Chàm luôn nhận đƣợc sự quan tâm sâu xát của chính quyền địa phƣơng các cấp đối với công tác quản lí TNTN, bảo tồn TNNV, môi trƣờng và chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng địa phƣơng.
- Vai trò của BQL khu BTB CLC ngày càng đƣợc phát huy trong bảo vệ môi trƣờng và các HST ở đây, phát triển sinh kế địa phƣơng và tạo đƣợc niềm tin đối với cộng đồng.
- Sự tham gia của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ tốt tài nguyên rừng và trật tự an ninh tại khu vực. Vấn đề an ninh ổn định tại Cù Lao Chàm là một sự đảm bảo cho khách du lịch khi đến tham quan và lƣu trú ở đây.
- Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An còn rất nhiều tiềm năng để các chuyên gia, nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu. Các doanh nghiệp tƣ nhân đã phát hiện tiềm năng du lịch tại quần đảo Cù Lao Chàm nên sẽ còn tiếp tục tăng hƣớng đầu tƣ vào đây.
- Ngƣời dân Cù Lao Chàm cần cù, ham học hỏi, tiếp thu tốt và áp dụng sáng tạo các vấn đề mới.
- Với vị thế địa phận hành chính thuộc thành phố Hội An, nằm trên trục 3 địa điểm du lịch Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn, nên việc phát triển CBET tại Cù Lao Chàm sẽ có những thuận lợi về nguồn du khách, nhận đƣợc sự hỗ trợ đầu tƣ của chính quyền các địa phƣơng cũng nhƣ các công ty du lịch tƣ nhân.
3.5.2. Những điếm yếu
- Cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch tại Cù Lao Chàm chƣa đƣợc đầu tƣ, nhiều sản phẩm du lịch còn trùng lặp so với các địa phƣơng khác và chƣa tạo đƣợc điểm nhấn đặc biệt.
- Công tác truyền thông, quảng cáo về khu DTSQ và CBET Cù Lao Chàm còn yếu so với các khu DTSQ khác của Việt Nam. Hợp tác và kết hợp gữa nghiên cứu khoa học và thực tiễn bảo tồn yếu.
- Khách du lịch đến CLC chủ yếu là khách nƣớc ngoài đi theo tour trọn gói từ các hãng du lịch ở Hội An và Đà Nẵng. Khách trong nƣớc chủ yếu là khách từ Đà Nẵng thƣờng đi vào các ngày cuối tuần nên thu nhập trực tiếp từ du lịch cho cộng đồng địa phƣơng không nhiều.
- BQL khu DTSQ vừa đƣợc thành lập vào tháng 6/2009, nên nguồn kinh phí dành cho các hoạt động trong khu DTSQ hạn chế, các cán bộ chuyên trách và cán bộ làm du lịch chuyên nghiệp còn thiếu. Ngoài ra sự tham gia quản lí của Quân đội cũng là một rào cản trong việc mở rộng các tour du lịch lên rừng.
- Có thể thấy vai trò của phụ nữ trong tất cả các ngành nghề phục vụ cho CBET ở Cù Lao Chàm là rất lớn, họ tham gia vào hầu hết các dịch vụ du lịch tại đây. Tuy nhiên vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm thật sự, các tổ chức phụ nữ và các dự án dành cho họ còn chƣa phát huy đƣợc vai trò.
3.5.3. Cơ hội
- Thị trƣờng du lịch ngày càng mở rộng đặc biệt đang chuyển dần sang khu vực Đông Á – Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á. Trong đó CBET cũng đang trở thành xu thế phát triển trên thế giới và Việt Nam và đƣợc đang áp dụng tại nhiều khu DTSQ.
- Các chƣơng trình phát triển cộng đồng, các dự án trình diễn PTBV là mục tiêu của khu DTSQ thế giới. Với danh hiệu là khu DTSQ thế giới, Cù Lao Chàm có nhiều cơ hội lớn đối với việc quan hệ và hợp tác với quốc tế. Vì vậy trong tƣơng lai, tận dụng tốt các cơ hội này sẽ thúc đẩy sự thành công trong việc thực hiện CBET hay các mục tiêu PTBV khác tại xã đảo Tân Hiệp và các địa phƣơng khác trong khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An cũng nhƣ tỉnh Quảng Nam.
- Theo định nghĩa về Đất ngập nƣớc thì Cù Lao Chàm cũng là một trong những vùng đất ngập nƣớc quan trọng của Việt Nam. Vì vậy việc tận dụng những ƣu tiên bảo tồn, đầu tƣ phát triển của các dự án cho đối tƣợng này, đặc biệt là Công ƣớc Ramsar sẽ là cơ hội tốt cho cả quần đảo Cù Lao Chàm nói riêng và khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An nói chung.
- Thành phố Hội An thu hút đƣợc rất nhiều khách du lịch trong nƣớc và quốc tế, với Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An, ngoài ra còn có làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà… Công tác truyền thông giới thiệu thành phố Hội An rộng rãi khắp Việt Nam và đến với thế giới đang đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm và đầu tƣ tích cực. Đây là cơ hội tốt cho việc đƣa hình ảnh khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An gần hơn với cộng đồng Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó các đề án du lịch cộng đồng xã Cẩm Thanh vừa đƣợc khởi động, tạo thêm một điểm du lịch đƣợc đầu tƣ trong khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An.
- Các chƣơng trình liên kết giữa Quảng Nam và các tỉnh khác đã và đang đƣợc xúc tiến, tạo điều kiện cho Quảng Nam mở rộng tiềm năng khách du lịch và cùng nhau quảng bá hình ảnh nhƣ: Chƣơng trình “Ba địa phƣơng - một điểm đến” giữa Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Hóa nhằm phát triển du lịch trên địa bàn miền Trung; Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011 với chủ đề “Thiên đƣờng du lịch biển, đảo” sẽ diễn ra tại Phú Yên và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và TP. Đà Nẵng, liên kết với các tỉnh Tây Nguyên và các thành phố lớn trong cả nƣớc tại nhiều thời điểm trong năm 2011.
- Các cơ hội ở tầm vĩ mô: Chƣơng trình phát triển du lịch chung ở cấp quốc gia đã và đang tiếp tục đƣợc triển khai thực hiện nhƣ “Chiến lƣợc phát triển Du lịch Việt Nam
giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” sẽ hƣớng tới việc xây dựng sản phẩm và thƣơng hiệu du lịch Việt Nam; Quảng Nam là một trong 6 tỉnh đầu tiên của Việt Nam thực hiện Chiến lƣợc PTBV địa phƣơng (LA21), trong Định hƣớng chiến lƣợc PTBV tỉnh Quảng Nam có “Dự án bảo vệ môi trƣờng sinh thái kết hợp cải thiện điều kiện sống của cƣ dân đảo Cù Lao Chàm, Hội An” thuộc danh mục dự án ƣu tiên ODA; Quyết định xây dựng Tp. Hội An với mục tiêu thành thành phố sinh thái vào năm 2030 theo hƣớng PTBV; và đặc biệt là đề án đƣa xã đảo Tân Hiệp trở thành huyện đảo Tân Hiệp
3.5.4. Các mối đe dọa
- Các nguồn TNTN nhƣ rau rừng, lá thuốc, các loại hải sản… vẫn đang chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ do gắn với những sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng. Ngƣời dân khai thác rau rừng, lá thuốc theo thói quen và không có các phƣơng thức khai thác khoa học nên sẽ xãy ra khả năng cạn kiệt các sản phẩm này khi du lịch phát triển mạnh tại đây.
- Việc xây dựng và sửa chữa đƣờng quốc phòng, hệ thống đê điều ảnh hƣớng đến các HST tự nhiên do tiếng ồn của động cơ, các hoạt đông của công nhân, bụi, phế thải và do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ đất liền ra đảo bằng đƣờng thủy.
- Tình trạng thanh niên địa phƣơng có xu hƣớng làm ăn xa và không quay trở lại Cù Lao Chàm đang có xu hƣớng gia tăng mạnh. Điều này tạo nên mối lo ngại về nguồn nhân lực đối với ngành ngƣ nghiệp và CBET cũng nhƣ tính bền vững của cộng đồng Cù Lao Chàm. Các dự án phát triển nông thôn trong PTBV phải hƣớng đến việc đô thị hóa nông thôn và giảm các quá trình di cƣ của cƣ dân. Tình trạng này cho thấy các dự án đƣợc thực hiện ở đây chƣa thật sự có hiệu quả khi chƣa thu hút đƣợc sự tham gia rộng rãi của cộng đồng địa phƣơng.
- Sự cạnh tranh giữa các hộ gia đình kinh doanh các mặt hàng du lịch nhƣ nhau đã bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện tại Cù Lao Chàm. Các hiện tƣợng tranh giành khách đã gây sự khó chịu đối với du khách và đang dần mất đi hình ảnh những ngƣời dân vùng biển Cù Lao Chàm chất phác và nồng hậu. Những buổi tập huấn về tính cạnh tranh và những điểm mạnh của Cù Lao Chàm để phát huy và hạn chế những vấn đề tiêu cực có thể xảy ra trong tƣơng lai vẫn chƣa đƣợc triển khai có hiệu quả.
- Giá cả các mặt hàng sản xuất tại địa phƣơng cũng nhƣ chi phí cho các dịch vụ tại đây đang có xu hƣớng tăng nhanh. Cộng đồng Cù Lao Chàm đang phải đối mặt với nguy cơ khó có thể chi trả nổi các chi phí này.
- Ngành du lịch thƣờng chịu tác động của những thay đổi bất thƣờng do: thị trƣờng, nền kinh tế, du khách và các yếu tố khách quan không thể kiểm soát đƣợc. Vì vậy sự tập trung quá mức của ngƣời dân địa phƣơng vào các sinh kế phục vụ du lịch hiện nay là không bền vững. Trong trƣờng hợp thị trƣờng du lịch giảm sút (có thể bất ngờ) thì ngƣời dân Cù Lao Chàm sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng lớn về kinh tế và kéo theo nhiều hệ lụy liên quan.
- Thời gian để hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm chỉ đƣợc thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 do thời tiết không thuận lợi và hiện nay các hiện tƣợng khí hậu cực đoan đã bắt đầu xuất hiện tại đây. Trong khi đó mùa hè Việt Nam lại không phải là thời điểm dành cho du lịch của du khách quốc tế. Các hiện tƣợng khí hậu cực đoan đang bắt đầu xãy ra ở quần đảo Cù Lao Chàm và Cù Lao Chàm đã đƣợc đánh giá là thuộc vùng nhạy cảm với các ảnh hƣởng của BĐKH.
- Hiệu lực đối với việc UNESCO công nhận khu DTSQ là vô thời hạn. Tuy nhiên, nếu không có các hành động thực hiện đúng kế hoạch thì khả năng khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An bị tƣớc danh hiệu khu DTSQ thế giới vẫn có thể xãy ra.
3.6. Đề xuất mô hình CBET và những định hƣớng phát triển CBET trong quản lí theo định hƣớng PTBV khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An.
3.6.1. Mô hình CBET đề xuất tại Cù Lao Chàm.
Mô hình CBET đề xuất đƣợc dựa trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu liên quan, qua phân tích, đánh giá tổng hợp tình hình thực tế tại vũng lõi cũng nhƣ kết hợp toàn khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An và qua kết quả phân tích SWOT. Mô hình CBET cho Cù Lao Chàm đƣợc xây dựng với 3 yếu tố chính gồm có: yếu tố Quản lí (về mặt chính sách), yếu tố Cộng đồng địa phƣơng và yếu tố Tài nguyên. Nền tảng của ngành du lịch là các tài nguyên, cụ thể là TNTN và TNVN. Các bên liên quan quản lí về mặt chính sách và cộng đồng Cù Lao Chàm là hai yếu tố ảnh hƣởng đến việc tổ chức hoạt động, phát triển
CBET, hai yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau thông qua sự phối hợp hoạt động cũng nhƣ có thể xãy ra các mâu thuẫn.
Hình 3.14 Mô hình CBET đề xuất tại Cù Lao Chàm
QUẢN LÍ (Chính sách) - UBND tỉnh Quảng Nam - UBND Tp. Hội An - UBND xã Tân Hiệp
- BQL khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An - BQL khu BTB CLC
- Phòng TMDL&DV Hội An. - Phòng TNMT Hội An.
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG
- Ngƣời dân 4 thôn bãi Làng, bãi Hƣơng, bãi Ông và thôn Cấm.
- Hội bảo vệ cua đá, Hội phụ nữ, Hội nông dân, đội tuần tra bãi hƣơng, - Các hộ tham gia hoạt động dịch vụ du lịch (homestay, nhà hang quán ăn, hái rau rừng, lá thuốc…)
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - Cảnh quan: bãi biển, khối đá, hang yến, suối, rừng
- San hô, cua đá
- Các hải sản địa phƣơng - Rau rừng, lá thuốc - Võng ngô đồng
TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN - Tài nguyên vật thể: đình, lăng, chùa, làng chài,
- Tài nguyên phi vật thể: lễ lệ, truyền thuyết, cuộc sống của ngƣời dân.
- Con ngƣời Cù Lao Chàm
DU LỊCH SINH THÁI
CBET tại Cù Lao Chàm
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- Khí hậu
- Cảnh quan: bãi biển, khối đá, hang yến, suối, rừng.
- San hô, cua đá
- Các hải sản địa phƣơng - Rau rừng, lá thuôc - Võng ngô đồng
TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN
- Tài nguyên vật thể: Đình, Lăng, Chùa, làng chài.
- Tài nguyên phi vật thể: lễ lệ, truyền thuyết, cuộc sống của ngƣời dân - Con ngƣời Cù Lao Chàm
QUẢN LÍ - UBND tỉnh Quảng Nam
- UNBD Tp. Hội An - UBND xã Tân Hiệp
- BQL khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An - BQL khu BTB Cù Lao Chàm
- Phòng TMDL&DV Hội An - Phòng TNMT Hội An
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG
- Ngƣời dân 4 thôn bãi Làng, bãi Hƣơng, bãi Ông và thôn Cấm.
- Hội bảo vệ Cua đá, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đội tuần tra bãi Hƣơng. - Các hộ dân tham gia dịch vụ du lịch (homestay, nhà hàng quán ăn, hái rau rừng, lá thuốc…)
3.6.2. Các định hướng phát triển CBET ở Cù Lao Chàm trong quản lí theo định hướng PTBV khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An
Các định hƣớng phát triển CBET tại vùng lõi khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An để thực hiện mô hình CBET đề xuất. Những định hƣớng này nhằm phát huy các điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu cũng nhƣ tận dụng các cơ hội và tránh tối đa các mối đe dọa đối với CBET tại Cù Lao Chàm.
3.6.2.1. Định hướng sử dụng hợp lí và phát triển các nguồn TNTN, TNNV
Nền tảng của ngành du lịch là các tài nguyên có giới hạn, vì vậy TNTN và TNNV cho du lịch cần đƣợc nghiên cứu, có những định hƣớng sử dụng, phát triển hợp lí và đƣợc đặt lên hàng đầu trong các mối quan tâm.
Đối với tài nguyên thiên nhiên
- Bên cạnh sự quản lí tốt các nguồn tài nguyên biển của BQL khu BTB Cù Lao Chàm, sự phối hợp của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng thì cần huy động hơn nữa sự tham gia tích cực của cộng đồng và các công ty du lịch. Cần có các quy định rõ ràng trong việc sử dụng các loại tài nguyên biển cho du lịch nhằm tạo một khung pháp lí chặt chẽ đối với các hành vi vi phạm.
- HST biển không có sự biệt lập với HST trên đất liền nên mối quan hệ giữa rạn san hô, rừng ngập mặn ở vùng đệm và vùng lõi của khu DTSQ Cù Lao Chàm cần đƣợc nghiên cứu kỹ.
- Áp dụng các công nghệ mới trong việc nghiên cứu thực hiện trồng các rạn san hô nhân tạo và thả các giống cá rạn, các loài giáp xác, thân mềm để tăng nguồn sản lƣợng cho đánh bắt cũng nhƣ cân bằng HST của vùng.
- Nguồn tài nguyên rừng có sự quản lí của quân đội nên cần phối hợp và thỏa thuận với các đơn vị đóng quân trên địa bàn để có thể mở thêm các tuyến du lịch mới sử dụng các tài nguyên từ rừng. Đối với tour này cần nghiêm cấm du khách mang theo các vật liệu dễ gây cháy nổ. Thiết lập các bảng chỉ dẫn, tuyên truyền đồng thời dựng các hàng rào ngăn cản những ảnh hƣởng của du khách đến TNTN và TNVN.
- Nghiên cứu và tìm hiểu kinh nghiệm của ngƣời dân về các loại cây thuốc để xem xét tạo nên một thƣơng hiệu về một vùng đảo cây thuốc Cù Lao Chàm. Khuyến khích
trồng cây thuốc trong vƣờn nhà, tạo thành vƣờn cây thuốc cho du khách tham quan