Du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong quản lí theo định hướng, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An (Trang 28)

DLST là loại hình có mối quan hệ với sự PTBV, DLST luôn hƣớng tới sự cân bằng sinh thái khi giải quyết các vấn đề giữa khai thác các loại tài nguyên và bảo tồn, giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và đặc biệt là lợi ích của cộng đồng dân cƣ bản địa. DLST là một khái niệm tƣơng đối mới và là một khái niệm rộng, đƣợc hiểu theo những cách khác nhau qua những góc độ tiếp cận khác nhau.

“DLST là du lịch vào những khu tự nhiên hầu nhƣ không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thƣởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và muôn thú hoang dã và các biểu thị văn hóa đƣợc khám phá trong các khu vực này” (Cebllos – Lascurain, H, 1987).

“DLST là du lịch tại các vùng còn chƣa bị con ngƣời làm biến đổi. Nó phải đóng góp vào BTTN và phúc lợi của dân địa phƣơng” (L.Hens, 1988).

“DLST là du lịch đến các vùng còn tƣơng đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trƣờng tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho ngƣời dân địa phƣơng” (Wood, 1991).

“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thƣởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra ích lợi cho những ngƣời dân địa phƣơng tham gia tích cực” (IUCN).

Tại Hội thảo về “Xây dựng chiến lƣợc phát triển DLST ở Việt Nam” năm 1999, DLST đã đƣợc định nghĩa “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và PTBV, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng”.

Trên diễn đàn về bảo tồn ĐDSH toàn cầu tổ chức tại Montreal-Canada vào tháng 6/1999 đã đề cập và xác định “DLST bao hàm đầy đủ sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn, có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với bảo tồn thiên nhiên, quản lí bền vững ĐDSH, hiệu quả tích cực hơn trong giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng cho con ngƣời”.

Yêu cầu có tính nguyên tắc của DLST là tôn trọng sự tồn tại của các HST tự nhiên và cộng đồng địa phƣơng. Để đáp ứng yêu cầu này thì DLST áp dụng ở các khu BTTN trên phải đáp ứng những điều kiện sau [8]:

- Ít gây ảnh hƣởng tới TNTN của khu BTTN

- Thu hút sự tham gia của các cộng đồng, cá nhân, khách DLST, các nhà điều hành du lịch và các cơ quan của chính phủ và tổ chức phi chính phủ.

- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phƣơng và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành du lịch tƣ nhân.

- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của khu BTTN. - Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phƣơng.

- Giáo dục để nâng cao hiểu biết, khả năng thƣởng thức của khách du lịch về các khu BTTN và tăng cƣờng sự tham gia của họ trong công tác bảo tồn

Du khách DLST thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến lịch sử tự nhiên và văn hóa địa phƣơng và khi đó nền kinh tế du lịch địa phƣơng đƣợc xây dựng sẽ hỗ trợ cho công tác bảo tồn môi trƣờng (Boo 1990; Brandon 1996; Lindbergh et al. 1996).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong quản lí theo định hướng, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)