Phương pháp luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong quản lí theo định hướng, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An (Trang 43)

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận sau: tiếp cận hệ thống, tiếp cận HST, tiếp cận quản lí bảo tồn TNTN dựa vào cộng đồng.

Phương pháp tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống ra đời cùng với tác phẩm “Học thuyết chung về hệ thống” năm 1956 của nhà sinh học nổi tiếng ngƣời Đức Ludwig von Bertalanffy. Tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả mối liên kết giữa các yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tƣơng tác giữa chúng. Mỗi hệ thống là một tập hợp các thành tố tƣơng tác với nhau, sự thay đổi của một thành tố sẽ dẫn đến thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến thay đổi thành tố thứ ba,... và do đó có thể làm thay đổi toàn bộ hệ thống. Bất cứ mối tƣơng tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân, vừa có tính điều khiển. Phân tích và tổng hợp hệ thống, mô hình và mô phỏng là các phƣơng pháp, công cụ cụ thể đƣợc sử dụng trong tiếp cận hệ thống [17]. Tiếp cận hệ thống trong quản lý TNTN coi TNTN là một bộ phận của hệ thống tự nhiên. Sự tồn tại, vận động và biến đổi của nó chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên, đồng thời nó cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố kinh tế xã hội. Mối quan hệ giữa TNTN với các bộ phận khác của hệ thống sinh thái nhân văn đƣợc thể hiện ở hình 2.1.

Hình 2.1. Hệ thống sinh thái nhân văn trong quản lý tài nguyên

Xây dựng mô hình là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong tiếp cận hệ thống. Bằng phƣơng pháp tiếp cận phân tích, mô hình là sự hợp nhất các thành tố chính, để xem xét hành vi của hệ thống nhƣ một tổng thể - bằng cách đề cập thật nhiều (đến mức có thể) đến sự phụ thuộc qua lại giữa các yếu tố. Quan niệm xem vùng lõi khu DTSQ Cù Lao Chàm (quần đảo Cù Lao Chàm) là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố, trong đó các thành tố tự nhiên (yếu tố TNTN) và con ngƣời (yếu tố nhân văn) luôn luôn quan hệ với nhau thông qua du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Xây dựng mô hình CBET tại Cù Lao Chàm với mục đích xác định các thành tố có ý nghĩa nhất, phù hợp nhất để thực hiện CBET có hiệu quả và mối quan hệ phụ thuộc giữa các thành tố này trong hệ thống quần đảo Cù Lao Chàm.

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái (Ecosystem Approach)

Tiếp cận HST là một chiến lƣợc quản lý tổng hợp đất, nƣớc và tài nguyên sinh học theo hƣớng bảo tồn và sử dụng bền vững trong mối quan hệ bình đẳng. Cách tiếp cận này là khuôn khổ cơ bản cho các hành động nhằm thực hiện Công ƣớc về Đa dạng sinh học. Việc áp dụng tiếp cận HST sẽ giúp đạt đƣợc sự cân bằng giữa ba mục tiêu của Công ƣớc này: bảo tồn, sử dụng bền vững và chia sẻ một cách công bằng và bình đẳng lợi ích thu đƣợc từ việc sử dụng nguồn gen di truyền. Tiếp cận HST dựa trên việc ứng dụng các phƣơng pháp khoa học thích hợp tập trung vào các cấp độ tổ chức sinh học, bao gồm các chức năng, quá trình, cấu trúc thiết yếu và những mối tƣơng tác giữa sinh vật và môi

trƣờng của chúng. Tiếp cận HST yêu cầu cách quản lý mang tính thích ứng để phù hợp với bản chất năng động và phức tạp của các HST cũng sự thiếu hụt kiến thức về chức năng của chúng. Tiếp cận HST không gây cản trở đối với các cách tiếp cận quản lý và bảo tồn khác nhƣ thành lập các khu DTSQ, khu bảo tồn, các chƣơng trình bảo tồn các loài đơn lẻ,... mà còn có khả năng kết hợp tất cả các cách tiếp cận này để giải quyết những tình huống phức tạp. Áp dụng tiếp cận HST trong khuôn khổ luận văn xem quần đảo Cù Lao Chàm là một HST trong đó có con ngƣời Cù Lao Chàm cùng với sự đa dạng văn hóa của mình, là một hợp phần không tách rời của HST quần đảo.

Phương pháp tiếp cận quản lí bảo tồn TNTN dựa vào cộng đồng

Phƣơng pháp này đảm bảo huy động đƣợc tất cả các nguồn nhân lực và vật lực tham gia vào các hoạt động bảo tồn nhằm phát triển một cách bền vững. Phƣơng pháp tiếp cận này sẽ tìm đƣợc sự đồng thuận và sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng, đồng thời cũng mang đến các lợi ích cho bản thân họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong quản lí theo định hướng, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)