Tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong quản lí theo định hướng, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An (Trang 75)

Quần đảo Cù Lao Chàm là một vùng văn hóa đặc trƣng của một xã đảo của Việt Nam với các di tích, lễ tục và nếp sống thuần khiết của ngƣời dân chài. Các di tích, cuộc sống và con ngƣời nơi đây phản ánh đầy đủ đặc trƣng của văn hóa và con ngƣời vùng biển đảo Việt Nam.

3.3.2.1 Tài nguyên văn hóa vật thể

Cù Lao Chàm có 34 di tích (chiếm 15,3%) trên tổng số 222 di tích vùng ven khu phố cổ Hội An, bao gồm 9 di tích thuộc loại hình di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ danh thắng và 25 di tích tín ngƣỡng. Các thiết chế tín ngƣỡng làng xã ở Cù Lao Chàm nhƣ: Đình làng (đình Đại Càn), lăng/miếu thờ Thành Hoàng (vị thần cai quản mọi việc ở địa phƣơng, đƣợc triều đình nhà Nguyễn sắc phong là thƣợng đẳng thần và qui định đƣợc thờ tự tại đình làng), lăng/miếu Tiền Hiền (thờ các bậc tiền nhân có công khai lập

công đồng dân cƣ Cù Lao Chàm), lăng/miếu Thổ thần, lăng miếu Ngũ hành, lăng miếu Thần Nông, lăng Cô (thờ âm linh, cô hồn), chùa làng (chùa Hải Tạng), miếu Tổ nghề Yến, lăng Ông ngƣ… [11]. Quyết định số 96/QĐ-BVHTT ngày 13/12/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận một số di tích ở Cù Lao Chàm nhƣ: giếng xóm Cấm, Đinh Tiên Hiền, lăng Ông Ngƣ, chùa Hải Tạng, Miếu tổ nghề Yến đƣợc xếp hạng Di tích cấp Quốc gia

Giếng Xóm Cấm

Các tác phẩm Tùy Thƣ, Đƣờng Thƣ của Trung Quốc và các tài liệu của ngƣời A Rập cùng tác phẩm Hải ngoại kỷ sự của Thiền sƣ Thích Đại Sán cho biết vào thời kỳ Chămpa, Đại Việt thì Cù Lao Chàm là một điểm dừng chân của thƣơng thuyền quốc tế trên con đƣờng hàng hải [12]. Hiện nay Giếng xóm Cấm không chỉ cung cấp nguồn nƣớc ngọt dồi dào đáp ứng nhu cầu sử dụng của cƣ dân địa phƣơng và cho tàu thuyền đi biển mà còn là nguồn tƣ liệu quí để hiểu rõ hơn về sinh hoạt văn hóa của cƣ dân địa phƣơng, quá trình phát triển làng xã ở Cù Lao Chàm.

Đình Tiền Hiền

Đình Tiền Hiền còn gọi là Tiền Hiền Tôn Sở hay Lăng Tiền Hiền, tọa lạc tại xóm Giữa, thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp. Phía Tây giáp đƣờng mòn, phía Đông và phía Bắc giáp nhà dân, phía Nam giáp trƣờng tiểu học Bãi Làng. Đây là một di tích có vai trò quan trọng trong hệ thống các di tích tín ngƣỡng của các cƣ dân trên quần đảo Cù Lao Chàm.

Lăng Ông Ngư

Việc tôn sùng, tín bái cá Ông (cá Voi) là một tập tục có từ lâu đời của hầu hết các ngƣ dân vùng ven biển miền Trung Việt Nam. Khi ngƣ dân Cù Lao Chàm phát hiện đƣợc xác cá Ông, họ thƣờng đem mai táng tại Bãi Ông, vì tại đây có bãi biển với độ dốc thấp và đất rộng. Sau 3 năm, ngƣời dân đào lấy xƣơng cá ông, dùng rƣợu để rửa sạch và thỉnh về thờ tại lăng Ông. Lăng Ông Ngƣ (lăng Ông) nằm giữa khu dân cƣ thuộc xóm Đình, thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp, cách bờ biển 10m, lƣng dựa vào núi, mặt nhìn ra biển theo thuật phong thủy dân gian truyền thống. Trƣớc khi chuẩn bị ra khơi đánh bắt

cá vụ Nam vào mỗi năm, các ngƣ dân thƣởng tổ chức lễ cúng tại lăng Ông Ngƣ, lễ cúng này đƣợc gọi là lễ cầu ngƣ.

Chùa Hải Tạng

Chùa Hải Tạng thuộc phái Phật giáo Đại thừa nằm ở thôn Bãi Làng, đƣợc xây dựng vào năm 1758. Chùa Hải Tạng đƣợc xây dựng với mục đích đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng của cộng đồng đảo Cù Lao Chàm này nói riêng đồng thời cũng là nơi cho thƣơng thuyền các nƣớc vào hành lễ cúng kính tín ngƣỡng Phật giáo với cầu mong đƣợc phù hộ trên con đƣờng làm ăn, buôn bán, đặc biệt là đối với thƣơng thuyền của các nƣớc theo đạo Phật khi đi ngang qua Cù Lao Chàm. Hiện nay chùa Hải Tạng là một trong những điểm dừng chân khá lâu của du khách khi đến bãi Làng. Ngoài ý nghĩa về tín ngƣỡng, du khách còn đƣợc thƣởng thức nƣớc lá thuốc của nhà chùa, ngồi nói chuyện với ông Từ trông coi chùa. Những đặc trƣng của một ngôi chùa làng vẫn còn rất rõ nét tại chùa Hải Tạng ở Cù Lao Chàm. Ngoài ra, ở Cù Lao Chàm còn có 2 chùa thuộc hệ phái Phật giáo Tiểu thừa là Tịnh xã Ngọc Tuyền ở Bãi Làng và Tịnh xá Ngọc Hƣơng ở bãi Hƣơng.

Miếu Tổ nghề Yến

Yến sào là một nghề bao gồm đầy đủ 2 yếu tố: yếu tố vật thể và phi vật thể. Yếu tố vật thể của nghề Yến bao gồm: loài chim yến, tổ yến, các hang yến và đảo yến. Yếu tố phi vật thể là truyền thuyết chim yến, tâm linh của ngƣời thợ Yến, lễ hội, các lễ cúng… Yếu tố tâm linh luôn luôn đƣợc coi trọng và đã trở thành một nét đặc trƣng riêng của nghề yến vùng Đông Nam Á cũng nhƣ của Việt Nam.

Miếu Tổ nghề Yến (Yến nghệ Tổ miếu) nằm ở thôn Bãi Hƣơng đƣợc xây dựng từ thời Tự Đức (1848). Vào năm 2008, Trung tâm Quản lý, bảo tồn di tích Hội An đầu tƣ xây dựng miếu tổ nghề yến Thanh Châu với tổng kinh phí hơn 850 triệu đồng trên diện tích hơn 1.000m2

.Trong không gian cùng với những bàn hƣơng án thờ đồ sộ bài trí các bài vị của những bậc tiền bối khai sáng nghề yến sào và các vị thần liên quan đến sông nƣớc. Nghề khai thác yến sào gắn chặt với cƣ dân làng Thanh Châu trong lịch sử hình thành và phát triển (hay còn gọi là làng yến Thanh Châu). Căn cứ vào nhiều nguồn tƣ liệu: bia đá, biển, liễn hiện còn và các văn bia khác thì có thể khẳng định ông Hồ Văn

Hòa làm quan kiêm chức quản yến vào đời vua Giang Long và ông đã đứng ra lo tu bổ miếu vào năm 1848 để thờ các bậc tiền bối của nghề. Nhƣ vậy ngôi miếu hiện tồn tại cho đến nay là công trình đƣợc xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ XIX để thờ tổ nghề yến và Thành Hoàng bổn xứ. Đây còn là miếu tổ nghề yến của cả 3 tỉnh xƣa kia là Quảng Nam, Quy Nhơn, Khánh Hòa [12]. Miếu nghề tổ Yến đƣợc bà con bãi Hƣơng gọi là Lăng Yến (hình 3.11).

Trong suốt thời gian qua, Lăng Yến không chỉ có giá trị về mặt tín ngƣỡng mà còn là nơi trú ẩn cho bà con bãi Hƣơng mỗi khi vào mùa mƣa bão. Bên cạnh đó, trƣớc khi có nhà cộng đồng, Lăng Yến cũng là nơi tổ chức các buổi hội họp của ngƣời dân trong thôn, các buổi PRA cộng đồng từ các dự án, khu BTB và chính quyền địa phƣơng. Ngƣời dân bãi Hƣơng cũng thƣờng xuyên tập trung ở lăng Yến để vá và đan lƣới và chuyện trò trƣớc khi đi biển, đây là hình ảnh thể hiện rất rõ về một làng chài yên tĩnh và thanh bình.

Theo khảo sát mới nhất của Trung tâm quản lí bảo tồn di tích Hội An thì tại xã Tân Hiệp mới chỉ có 19/35 di tích đƣợc bảo quản tốt; các di tích đã bị xuống cấp nhƣ Miếu Hiệp Hòa, Lăng Ông Ngƣ, Lăng Thành Hoàng, Miếu bà Mộc, Miếu Tổ nghề yến sẽ đƣợc tiến hành tu bổ lại trong những năm tới.

Hình 3.10 Chùa Hải Tạng Hình 3.11 Miếu tổ nghề Yến

Cù Lao Chàm trƣớc đây nổi tiếng với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: Pulociam, Pulaucham, Polochiam Pello, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La…Với vị trí và điều kiện địa lý đặc biệt của mình, Cù Lao Chàm đƣợc coi nơi trung chuyển, điểm hẹn trên Con đƣờng tơ lụa gốm sứ Đông Tây và khu vực. Các nhà buôn phƣơng Tây coi đây là cơ sở giao lƣu và địa bàn lý tƣởng cho những dự định kinh tế, quân sự và cả ngoại giao đối với nƣớc Đại Việt – Đại Nam – Việt Nam. Những truyền thuyết, truyện cổ dân gian hiện tồn tại khá phong phú, nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực xã hội văn hóa của Cù Lao Chàm. Những truyền thuyết này cho thấy có sự tiếp nối về hình tƣợng nghệ thuật, về biện pháp thể hiện từ hệ thống thần thoại, truyền thuyết của ngƣời Việt ở các vùng châu thổ Bắc Bộ, có sự giao lƣu, tiếp biến với một số câu chuyện kể dân gian của ngƣời Chăm, Trung Hoa và một số nƣớc khác trong khu vực [12].

Truyền thuyết về chim Yến ở thành phố Hội An, Quảng Nam trong dân gian là câu chuyện nàng Yến. Chuyện kể về một cô gái làng biển sống cùng với cha mẹ già. Một trận hồng thủy xảy ra đã cuốn trôi tất cả dân làng, chỉ còn duy nhất gia đình nàng Yến sống sót và bị trôi dạt vào một hòn đảo. Nhìn cha mẹ nàng không còn sức lực và yếu dần đi do chịu cảnh đói khát nhiều ngày, nàng Yến đi tìm thức ăn và mớm cả thức ăn lẫn nƣớc bọt của mình cho ba mẹ. Khi cứu đƣợc cha mẹ thì nàng lại chết vì kiệt sức. Ba năm sau xuất hiện một loài chim cứ quẩn quanh trên ngôi mộ của cô gái hiếu thảo và dân làng đã gọi là loài chim Yến. Truyền thuyết nàng Yến phản ánh tính nhân văn cao cả của văn hóa Việt ở vùng đất mới thể hiện qua lòng hiếu thảo của cô gái làng biển với cha mẹ và quá trình “Thiêng hóa” loài chim Yến cũng thể hiện lòng biết ơn tự nhiên, tạo hóa đã cung cấp một đặc sản cho con ngƣời, một nghề đem lại lợi lộc cho cuộc sống ngƣ dân [33]. Giai thoại dân làng Thanh Châu (Hội An, Quảng Nam) cũng kể về một đôi vợ chồng trong làng đi đánh cá đã bị mắc bão và dạt vào Cù Lao Chàm. Trong lúc đói khát, tuyệt vọng, tình cờ phát hiện ra tổ Yến; sau khi ăn vào thấy trong ngƣời khỏe ra nhƣ có thuốc thần. Từ đó hai vợ chồng đã truyền nghề khai thác Yến cho làng. Nghề Yến Thanh Châu (làng Thanh Châu nay thuộc vùng đất của xã Cẩm Thanh và phƣờng Cẩm Châu) ra đời khoảng giữa thế kỉ XVIII. Giỗ Tổ nghề Yến là một lễ lệ dân gian nhằm cầu mong biển trời phù hộ cho nghề khai thác Yến và tri ân các bậc tiền bối đã có

công trạng đối với nghề khai thác Yến sào. Lễ lệ này cũng đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn TNTN quý hiếm. Dân làm nghề khai thác tổ yến làng Thanh Châu chọn các ông Trần Tiến, Hồ Văn Hòa là các tổ nghề. Nghề khai thác yến sào đƣợc gọi là nghề “bứng tổ - đổ trứng”, là nghề hết sức cực nhọc, đòi hỏi thợ nghề phải có sự khôn khéo, kiên trì. Lễ tổ nghề yến đƣợc tổ chức tại miếu thờ tổ nghề yến (Yến nghệ tổ miếu) ở Bãi Hƣơng – Cù Lao Chàm vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào năm 2006, lần đầu tiên Lễ hội cúng tổ nghề yến đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình hoạt động mang tính quốc gia của Năm Du lịch Quảng Nam và đã thu hút nhiều khách du lịch.

Mục đích chính của lễ cúng cầu ngƣ và hát bả trạo là nhân lúc trƣớc khi ra khơi, ngƣời ta tổ chức cúng ông Nam Hải và chƣ thần để cầu mong làng xóm bình yên, những ngƣời ra khơi đƣợc thuận buồm xuôi gió, đánh bắt đƣợc nhiều hải sản. Lễ cầu ngƣ là một trong lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu ở Cù Lao Chàm. Đây là một lễ hội gắn liền với tín ngƣỡng sông nƣớc của đại đa số nhân dân làm nghề biển nên mỗi khi tổ chức đều thu hút đông đảo ngƣời dân tích cực tham gia hƣởng ứng.

3.3.2.3. Con người Cù Lao Chàm.

Các kết quả nghiên cứu chuyên ngành và đa ngành, đặc biệt là các kết quả khai quật khảo cổ trong lòng đất và dƣới lòng biển Cù Lao Chàm cho biết con ngƣời đã có mặt tại cụm đảo này cách đây hơn 3000 năm. Về ngôn ngữ dân gian, ai đó mới lần đầu tiếp xúc với những ngƣời dân xứ đảo Cù Lao Chàm sẽ cảm thấy khó nghe do cách phát âm khá nặng. Có lẽ do là một cụm đảo ngăn cách với đất liền, điều kiện giao lƣu về lời ăn tiếng nói hẹp nên ở đây vẫn còn giữ đƣợc thói quen phát âm gắn với những lớp cƣ dân trƣớc đây. Trong sinh hoạt hằng ngày, hiện nay cƣ dân ở đây vẫn còn sử dụng những từ địa phƣơng mà không phải ai mới nghe cũng có thể hiểu ngày đƣợc nhƣ “kìn” có nghĩa là uống (nƣớc), “ót” là bó (củi), “cồn”, “lừa”, “tố” là những từ chỉ cấp độ sóng gió, “cấu” là gạo, “rào” là nƣớc v.v... Đây là những từ có nguồn gốc tiếng Mƣờng, Thái cổ mà hiện nay các tộc ngƣời này vẫn còn đang sử dụng. Sự bảo lƣu mạnh mẽ những yếu tố gốc về ngữ âm, từ vựng dân gian nói riêng cũng nhƣ về lời ăn tiếng nói địa phƣơng nói

chung là một đặc điểm của ngữ ngôn dân gian ở Cù Lao Chàm [11]. Ngày nay, sinh sống trên Hòn Lao bao gồm hai cộng đồng chính là Bãi Làng và Bãi Hƣơng và cả hai cụm làng này đều nằm bên bờ tây của đảo để tránh đƣợc sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Cộng đồng dân cƣ Bãi Làng cƣ ngụ ở phía tây bắc của đảo và đây là cộng đồng tập trung phần lớn dân cƣ ở xã đảo Cù Lao Chàm. Ở bãi Làng gồm có ba thôn: thôn Bãi Ông, thôn Bãi Làng và thôn Cấm. Cộng đồng Bãi Hƣơng cũng chính là thôn Bãi Hƣơng cƣ ngụ về phía tây nam của cuối đảo và cách Bãi Làng chừng khoảng 7 km đƣờng bộ, bao gồm 96 hộ gia đình. Thôn Bãi Hƣơng từ trƣớc đến nay sống bằng nghề đi biển, đánh bắt gần bờ. Biển cung cấp nguồn tài nguyên duy nhất cho các ngƣ dân, là nơi cho nguồn sống nhƣng cũng là nơi nghiệt ngã. Biển có lúc sóng êm biển lặng nhƣng cũng lúc gào thét nhấn chìm mọi thứ. Những ngƣ dân ở đây vẫn gọi biển là “Biển giả”. Vì thế những con ngƣời Cù Lao Chàm cũng nhƣ những vùng biển đảo khác luôn gắn bó với nhau tạo thành một cộng đồng vững chắc để cùng chia sẽ và giúp đỡ nhau trƣớc sự thất thƣờng của biển. Với tính chất nghề nghiệp nên các hoạt động trên biển cũng nhƣ khi vào trong bờ không thể tiến hành riêng rẽ mà phải gắn kết và ý thức cộng đồng cao, đã tạo nên nét riêng về văn hóa vùng biển trong sự ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời và con ngƣời với thiên nhiên. Đi biển phải gào thét để có thể nghe rõ lẫn nhau, nên ngƣời dân Cù Lao Chàm là những ngƣời “ăn sóng, nói gió” chất phác, thẳng thắn nhƣng bao dung nhân hậu. Ngƣời dân Cù Lao Chàm thƣờng ngâm nga hai câu thơ:

Cù Lao cơm gắp mắm cà

Trầu rừng, Cau rễ anh đà (đã) hiểu chưa?

So với bãi Làng thì Bãi Hƣơng vẫn còn giữ nguyên một làng chài truyền thống. Nụ cƣời thân thiện của ngƣời dân bãi Hƣơng, với cái chân chất mặn mà vốn có của ngƣời dân vùng biển đã tạo đƣợc ấn tƣợng rất tốt đối với du khách đặc biệt là với du khách quốc tế. Biển và rừng đã gắn bó với cƣ dân Cù Lao Chàm bao đời nay, ngƣời dân nắm rõ đƣợc vùng nào có san hô và các loại cá di chuyển và sinh sống nhƣ thế nào, các loại cây nào dùng để làm thuốc hay làm rau rừng. Các kiến thức vốn hiểu biết đƣợc đúc kết từ bao đời nay và ngày càng đƣợc củng cố với việc ngƣời dân tham gia vào việc phân

vùng chức năng của khu BTB CLC, làm theo sự chỉ đạo và phối hợp với chính quyền địa phƣơng tham gia công tác quản lí các nguồn tài nguyên hiện có và sáng tạo trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo chỉ có ở Cù Lao Chàm.

Nói về con ngƣời Cù Lao Chàm không thể bỏ qua hình ảnh của những ngƣời phụ nữ ở đây, họ chính những ngƣời tham gia vào quá trình hình thành và phát triển vùng đất Cù Lao Chàm. Ngay từ ngày xƣa, sự quan tâm nhấn mạnh vai trò của ngƣời phụ nữ tại đây đã đƣợc khẳng định qua truyền thuyết nàng Yến, Hang Bà hay lăng Bà Mụ. Theo các nhà thi pháp học truyện cổ tích thì Truyền thuyết nàng Yến thuộc mô típ “Hành động khẳng định phẩm chất của nhân vật trong truyền cổ tích thần kỳ của ngƣời Việt”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong quản lí theo định hướng, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)