Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
2.3.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp
Khi nghiên cứu các tài liệu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, các dự án trong lĩnh vực quản lý bảo tồn TNTN dựa vào cộng đồng ở Việt Nam và trên thế giới, cũng nhƣ các số liệu thống kê, số liệu điều tra khảo sát thực địa của các đề tài nghiên cứu đã đƣợc thực hiện tại khu vực khu vực nghiên cứu: khu DTSQ Cù Lao Chàm. Ngoài ra, khai thác các tài liệu và thông tin trên mạng Internet cũng đƣợc áp dụng để đảm bảo tính đa chiều và cập nhật của thông tin.
2.3.2.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Phƣơng pháp này sử dụng để xử lý các thông tin từ các phiếu điều tra thực hiện tại các điểm nghiên cứu cũng nhƣ các số liệu thứ cấp về tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
2.3.2.3. Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và mối đe dọa (SWOT)
SWOT là chữ viết tắt của các từ tiếng Anh: Strength (điểm mạnh), Weakless (điểm yếu), Opportunity (cơ hội) và Threat (đe dọa). Phân tích SWOT giúp cho việc làm
rõ 4 mặt trên để lựa chọn phƣơng án hay giải pháp tối ƣu, tránh sa vào các quyết định chủ quan [16]. Về cơ bản, mô hình của phân tích SWOT đƣợc trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Ma trận phân tích SWOT Hoạt động/Tổ chức/Khu vực Điểm mạnh Những điểm tích cực của tổ chức/ hoạt động/khu vực Điểm yếu Những điểm tiêu cực của tổ chức/ hoạt động/khu vực Cơ hội
Các yếu tố thuận lợi trong môi trƣờng
Các chiến lƣợc đƣơng đầu
Thách thức/mối đe dọa
Các yếu tố không thuận lợi trong môi trƣờng
Điểm mạnh, điểm yếu phản ánh yếu tố chủ quan, yếu tố bên trong, trong khi cơ hội và thách thức phản ánh các yếu tố bên ngoài khách quan tác động vào cộng đồng. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, môi trƣờng và các khía cạnh khác.
2.3.2.4. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA)
Phƣơng pháp PRA đƣợc sử dụng để các thành viên cộng đồng tự đánh giá về thế mạnh và những mặt hạn chế của cộng đồng, cũng nhƣ những cơ hội và các thách thức, mối đe dọa đối với hoạt động CBET của khu vực. Kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc đƣợc học viên sử dụng nhằm làm rõ các nội dung sau:
- Hiện trạng các loại TNTN và TNNV của địa phƣơng.
- Các hoạt động, dịch vụ, nghề nghiệp liên quan đến CBET tại địa phƣơng.
- Thế mạnh và những mặt hạn chế của cộng đồng cũng nhƣ những cơ hội và các thách thức từ các hoạt động CBET.
Các câu hỏi đƣợc thiết kế phù hợp để điều tra các thông tin trên từ những đối tƣợng khác nhau. Trong quá trình thực địa, học viên tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc đối với cán bộ BQL khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An, cán bộ BQL khu BTB CLC, cán bộ phụ
trách du lịch xã Tân Hiệp và các đối tƣợng nghề nghiệp khác nhau tại 4 thôn xã Tân Hiệp. Các câu hỏi đƣợc trình bày ở phần Phụ lục.
Phương pháp phân tích những người liên quan (stakeholders)
Những ngƣời có liên quan là các cá nhân, các nhóm hay các tổ chức bao gồm cả của nam và nữ, những ngƣời mà bằng cách này hay cách khác quan tâm, tham gia hay bị ảnh hƣởng (tích cực hay tiêu cực) bởi một dự án bảo tồn hay phát triển cụ thể. Những ngƣời bị thúc đẩy hành động trên cơ sở các giá trị hay mối quan tâm của họ. Những ngƣời có liên quan có vai trò quan trọng bởi vì họ có thể hỗ trợ và duy trì một nguồn tài nguyên cụ thể. Họ có thể là các đối tác tiềm năng hoặc là các mối đe dọa trong quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên. Phân tích những ngƣời liên quan là một phƣơng pháp mà thông qua đó ngƣời ta hiểu biết rõ các đặc điểm của các cá nhân và/hay các nhóm và mối quan hệ trong tƣơng lai của họ đối với một nguồn tài nguyên hay một dự án cụ thể. Phân tích ngƣời liên quan không chỉ là việc định nghĩa đơn giản về họ mà còn là kiểm tra mối quan tâm của ngƣời có liên quan tới một hay nhiều nguồn tài nguyên cụ thể và tác động của hoạt động bảo tồn đến ngƣời có liên quan. Phƣơng pháp phân tích ngƣời có liên quan cũng cố gắng xác định các chiến lƣợc đƣơng đầu với những khó khăn để giảm thiểu hay loại bỏ các tác động tiêu cực của các hoạt động bảo tồn tới ngƣời liên quan. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để học viên đƣa ra mô hình CBET và những định hƣớng phát triển CBET tại Cù Lao Chàm.
2.3.2.5. Phương pháp đánh giá tài nguyên DLST
Đánh giá tài nguyên du lịch là một loại đánh giá kỹ thuật mà nhiệm vụ của nó là phân
loại tài nguyên du lịch theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động du lịch – nghỉ hƣởng của con ngƣời. Đánh giá tài nguyên du lịch cũng chính là đánh giá tổng thể tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và nhân văn có khả năng khai thác cho du lịch. Có hai phƣơng pháp chính để đánh giá tài nguyên du lịch là đánh giá theo từng dạng tài nguyên và đánh giá tổng hợp tài nguyên. Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên đƣợc tiến hành theo 3 bƣớc: xây dựng thang đánh giá, tiến hành đánh giá và đánh giá kết quả. Phƣơng pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lịch gồm có đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên (tài nguyên du lịch: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật) và tài nguyên du lịch nhân văn.
Trong khuôn khổ đề tài luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lịch. Sau khi đã nghiên cứu tài liệu và điều tra thực tế các loại TNTN và TNNV tại Cù Lao Chàm, tác giả có thể đƣa ra những nhận xét và đánh giá chung về tiềm năng, thực trạng khai thác chung của tài nguyên và đƣa ra những nhận định về các tác động tiêu cực cũng nhƣ tích cực từ hoạt động du lịch đối với các loại tài nguyên này
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU