BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN NGUYỄN THỊ THU TRÂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ ĐỊNH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ THU TRÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH
SINH THÁI HỒ TUYỀN LÂM
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS ĐINH QUANG DIỆP
TP.HỒ CHÍ MINH -7/2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận này tôi xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô giáo trường đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Thầy, Cô giáo khoa Môi trường – Tài
nguyên nói riêng đã truyền đạt kiến thức, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận Đặc biệt là TS Đinh Quang Diệp, Phó trưởng khoa Môi trường – Tài nguyên trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến ThS Phạm Văn Dân, Phó giám đốc ban quản lý khu
du lịch Hồ Tuyền Lâm và các anh, chị, em trong ban quản lý khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
đã giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực tập, thu thập số liệu
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, người thân là sự ủng
hộ, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và định hướng phát triển bền vững khu du lịch Hồ Tuyền Lâm” được thực hiện từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010 đã thu được kết quả:
- Khảo sát hiện trạng tài nguyên của khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
- Tình hình hoạt động du lịch sinh thái tại các điểm trong khu du lịch Hồ Tuyền
Lâm
- Tình hình dân cư trong khu du lịch
- Đánh giá điểm manh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với khu du lịch Hồ Tuyền Lâm từ đó đưa ra giải pháp pháp huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để phát triển bền vững du lịch khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
Có 10 giải pháp được đưa ra về các lĩnh vực: đầu tư cơ sở hạ tầng, quảng bá hình ảnh khu du lịch, xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức, kinh nghiệm, phát triển các loại hình du lịch đa dạng và phong phú đặc biệt chú trọng du lịch sinh thái Trong đó có 3 giải pháp ưu tiên hàng đầu, 4 giải pháp ưu tiên tiếp theo và 3 giải pháp cần được xem xét
- Đầu tư vào quảng bá du lịch để quảng bá tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa Liên kết với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành để quảng bá, giới thiệu về khu du lịch
- Xây dựng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, kiến thức Tăng cường nguồn nhân lực để bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái
- Liên kết với các nhà đầu tư trong khu vực khu du lịch để tạo công việc cho cộng đồng địa phương
- Đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch mà không làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường tự nhiên
- Xây dựng quy định của khu du lịch
- Liên kết các điểm du lịch trong khu du lịch thành một khối thống nhất
- Lập kế hoạch để giảm tính mùa vụ của du lịch
- Lập phòng thiết kế các thông tin du lịch, quảng bá du du lịch cho khu du lịch
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư vào KDL
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ vi
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT vii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Thời gian nghiên cứu 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Một số vấn đề lý luận về du lịch sinh thái 3
2.1.1 Khái niệm về DLST 3
2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của DLST 5
2.1.3 Nguyên tắc cơ bản của DLST 6
2.1.5 Những yêu cầu của DLST 7
2.2 Hiện trạng phát triển DLST 8
2.2.1 Hiện trạng phát triển DLST ở Việt Nam 8
2.2.2 Hiện trạng phát triển DLST của tỉnh Lâm Đồng 8
2.2.3 Hiện trạng phát triển DLST ở khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 11
2.3 Khái quát về thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng 13
2.3.1 Vị trí địa lý 13
2.3.2 Địa hình, thổ nhưỡng 13
2.3.3 Khí hậu, thủy văn 14
2.3.4 Kinh tế - xã hội 15
2.3.5 Cơ sở hạ tầng 15
2.3.6 Hiện trạng hoạt động du lịch thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng 17
2.4 Khái quát về khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 18
2.4.1 Cơ cấu tổ chức ban quản lý khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 18
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 19
2.4.3 Tổ chức quản lý 19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Nội dung nghiên cứu 21
3.2 Phương pháp nghiên cứu 21
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 21
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học 21
3.2.2.1 Khảo sát thực địa 21
3.2.3 Phương pháp ma trận SWOT 22
3.2.4 Phương pháp tra cứu bản đồ 22
3.2.5 Phương pháp thông kê số liệu và vẽ biểu đồ 23
Trang 53.2.6 Phương pháp đánh giá của chuyên gia 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên của khu DLST Hồ Tuyền Lâm 24
4.1.1 Tài nguyên rừng 24
4.1.2 Tiềm năng về mặt nước 26
4.1.3 Tài nguyên về di chỉ - di tích khảo cổ 27
4.1.4 Tài nguyên về lịch sử 27
4.1.5 Tài nguyên về du lịch tôn giáo 28
4.2 Cộng đồng dân cư khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 28
4.3 Hiện trạng hoạt động du lịch trong khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 32
4.3.1 Hiện trạng kinh doanh du lịch 32
4.3.2 Các điểm du lịch và loại hình du lịch khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 38
4.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng của khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 39
4.4.1 Giao thông 39
4.4.2 Bến thuyền 40
4.4.3 Cáp treo 40
4.4.4 Điện 40
4.4.5 Nước sinh hoạt 40
4.4.6 Thông tin liên lạc 40
4.4.7 Thủy lợi 40
4.4.8 Cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ 40
4.5 Công tác giáo dục môi trường 41
4.6 Những tồn tại chủ yếu 41
4.6.1 Công tác đào tạo và tổ chức quản lý 42
4.6.2 Chính sách 42
4.6.3 Cơ sở hạ tầng và phương tiện phục vụ 42
4.6.4 Tuyên truyền và quảng bá du lịch 42
4.6 Định hướng phát triển du lịch sinh thái khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 43
4.7 Đề xuất giải pháp 44
4.7.1 Giải pháp phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội (S/O) 44
4.7.2 Giải pháp không để điểm yếu làm mất cơ hội (W/O) 44
4.7.3 Giải pháp phát huy điểm mạnh vượt qua thách thức (S/T) 45
4.7.4 Giải pháp không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu (T/W) 45
Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thách thức (S/T) 47
Giải pháp không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu (T/W) 47
4.8 Tích hợp các giải pháp chiến lược 47
4.8.1 Những giải pháp ưu tiên hàng đầu 47
4.8.2 Những giải pháp ưu tiên tiếp theo 48
4.8.3 Những giải pháp cần được xem xét 48
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1 Kết luận 49
5.2 Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 6DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê lượt khách du lịch đến Lâm Đồng từ năm 2001 – năm 2009 17
Bảng 4.1: Tỷ lệ lao động phân bố theo các ngành nghề 29
Bảng 4.2: Khảo sát độ tuổi của các lao động trong khu vực 0
Bảng 4.3: Thống kê trình độ văn hóa của lao động trong khu vực 30
Bảng 4.4: Phân tích nhu cầu đăng ký việc làm 32
Bảng 4.5: Doanh thu và số chuyến chạy đầu năm 2010 33
Bảng 4.6: Đánh giá của du khách về chất lượng phục vụ khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 34
Bảng 4.7: Tình trạng khách du lịch quay lại khu du lịch 8
Bảng 4.8: Ma trận SWOT về khả năng phát triển DLST khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 43
Bảng 4.9: Tóm tắt các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại các điểm 46
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Biểu đồ về đánh giá của du khách về chất lượng 34
Biểu đồ 4.2: Mục đích du lịch của du khách 35
Biểu đồ 4.3: Yếu tố thu hút khách du lịch 36
Biểu đồ 4.4: Hiệu quả về hình thức thông tin của khu du lịch 37
Biểu đồ 4.5: Sự thuận lợi về giao thông khi tham quan du lịch 39
Trang 8Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng du lịch sinh thái - một loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, giúp bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống bản địa - đang tăng mạnh do mức sống của người dân tăng cao, nhu cầu du lịch không chỉ dừng lại ở tham quan ngắm cảnh mà du khách còn muốn nghiên cứu, tìm hiểu, nâng cao kiến thức đồng thời góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên thông qua chuyến du lịch của mình
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến những giá trị văn hóa, kinh
tế của hoạt động du lịch sinh thái nhằm nhanh chóng đạt được những giá trị bền vững về lợi ích kinh tế, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao nhận thức của cộng đồng Việt Nam cũng sớm nhận thấy những lợi ích từ DLST về kinh tế, văn hóa, sinh thái Là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau Đó là một điều kiện thuận lợi
để phát triển DLST
Khu rừng phòng hộ khu vực hồ Tuyền Lâm là nơi duy nhất trong thành phố Đà Lạt còn giữ được tính nguyên thủy, hoang sơ của khu rừng mang tính nhiệt đới Ngoài chức năng chính của mình là khu rừng phòng hộ cảnh quan môi trường khu rừng còn nhiều chức năng quan trọng như: bảo tồn nguồn gen, giữ gìn và phát triển tính đa dạng sinh học, giá trị nghiên cứu khoa học, giá trị cảnh quan Đặc biệt hồ Tuyền Lâm là một trong 18 khu du lịch chuyên đề của Việt Nam đã được ngành du lịch quy hoạch - đã thu hút 27 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng vốn đăng ký lên tới 4.500 tỷ đồng Hồ Tuyền Lâm nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có điều kiện khí hậu mát mẻ, hệ sinh thái đặc thù đây chính là tiềm năng to lớn và thuận lợi cho việc hình thành và phát triển DLST
Được sự cho phép của trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và khoa môi trường và tài nguyên, trong giới hạn khóa luận tốt nghiệp, tôi thực hiện đề tài “Khảo
Trang 9sát hiện trạng sử dụng tài nguyên và định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Hồ Tuyền Lâm”
1.2 Mục tiêu đề tài
- Xác định hiện trạng hoạt động du lịch của KDL, ý kiến đánh giá của du khách đối với chất lượng phục vụ và đối với tài nguyên thiên nhiên KDL
- Mức độ tham mong muốn tham gia vào hoạt động của KDL
- Hiện trạng sử dụng và công tác quản lý tài nguyên KDL Hồ Tuyền Lâm
- Từ đó đóng góp cho khu Hồ Tuyền Lâm một số giải pháp nhằm khắc phục các mặt hạn chế và phát huy các lợi thế của khu du lịch để hoạt động du lịch được ngày càng phát triển mà vẫn bảo vệ môi trường tự nhiên
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên thiên nhiên khu du Hồ Tuyền Lâm
- Hoạt động du lịch ở khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
- Cộng đồng dân cư Hồ Tuyền Lâm
1.4 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến tháng 06/2010
Trang 10Một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, đã xuất hiện từ 1800 (Ashton, 1993), mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như leo núi, tắm biển,… đều được hiểu là DLST
Có quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái Có ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay
cớ sự nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội
Càng ngày thuật ngữ “Responsible Travel” (Du lịch có trách nhiệm) được nhấn mạnh khi nói đến khái niệm DLST hay nói một cách khác DLST là hình thức du lịch có trách nhiệm, là không ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không làm ảnh hưởng đến môi trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương
DLST Hector Ceballos-lascurain đưa ra năm 1987: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”
Trang 11Hiệp hội DLST quốc tế (WTO): “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”
Theo Phạm Trung Lương (2002), DLST còn được hiểu dưới những tên gọi khác như:
- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism)
- Du lịch môi trường (Environmental Tourism)
- Du lịch đặc thù (Particular Tourism)
- Du lịch xanh (Green Tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1999): “DLST
là du lịch tới những khu nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo
vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế ký
XX, cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất
Tổng cục Du Lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Đối với KDL Hồ Tuyền Lâm, hoạt động du lịch đang từng bước phát triển nhưng hoạt động du lịch chủ yếu là loại hình du lịch hướng về tự nhiên, chưa phải là DLST
Trang 12thuần túy Hoạt động giáo dục môi trường cho người dân và cả du khách chưa được chú trọng, nhưng người dân mong muốn tham gia vào hoạt động của KDL là điều kiện thuận lợi để nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững
2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của DLST
- Tính đa ngành: (1) Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch liên quan nhiều ngành quản lý ( sự hấp dẫn về cảnh quang thiên nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo…) (2) Mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch ( điện, nước, hàng hóa…)
- Tính đa thành phần: Gồm nhiều bên liên quan như khách du lịch, những người
du lịch, công cộng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch
- Tính đa mục tiêu: Bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức, trách nhiệm trong xã hội về bảo tồn
- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm
du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau
- Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường
độ cao trong năm Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa… hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi, giải trí,…
- Tính chí phí: Mục đích đi du lịch là hưởng thụ sản phẩm du lịch chứ không phải mục tiêu kiếm tiền
- Tính xã hội hóa: Thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động du lịch
DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng:
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST đặc biệt quan tâm đến bảo tồn và bảo vệ môi trường và DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển
du lịch với việc bảo vệ môi trường
Trang 13- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, duy trì tính đa dạng sinh học: qua tác dụng giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, hình thành ý thức bảo vệ thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, phát triển bền vững
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng
2.1.3 Nguyên tắc cơ bản của DLST
Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết và môi trường qua đó tạo ra ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn
- Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ rãng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác
- Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa, dẫn đến thái độ cư xử của du khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương
Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
- Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên
- Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững
- Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và du lịch sẽ phát triển các hệ sinh thái
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
- Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể
- Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn
có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST
- Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST
Trang 14Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
- Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST
- DLST sẽ giành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương
2.1.5 Những yêu cầu của DLST
Những yếu tố đóng vai trò thiết yếu đối với việc tổ chức thành công DLST (theo Drumm, 2002):
- Ít gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn thiên nhiên
- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách du lịch sinh thái, các nhà điều hành tour và các cơ quan của chính phủ
- Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương
- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân
- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của khu bảo tồn thiên nhiên
- Giáo dục nhận thức và vai trò của những người tham gia trong công tác bảo tồn
- Sẽ không thể có DLST nếu như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức
Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (Theo Phạm Trung Lương, 2002)
- Sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao
- Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:
+ Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương
+ Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch
- Cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa
Thõa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa bản địa
Trang 152.2 Hiện trạng phát triển DLST
2.2.1 Hiện trạng phát triển DLST ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú và tính đa dạng sinh học cao, được xếp là một trong những nước có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới Tuy có tiềm năng tài nguyên thiên nhiên to lớn, nhưng DLST ở các khu bảo tồn Việt Nam còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, thuộc loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên định hướng DLST Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng khách hàng rõ ràng Chưa đầu tư cho quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ DLST và chưa có sự quan tâm thích đáng tới việc đào tạo về DLST (Lê Văn Lanh, 1999) Với hiện trạng trên ta có thể nhận thấy rằng:
- Mặc dù có những chuyến du lịch mang tính chất DLST nhưng trên thực chất chỉ
là du lịch thiên nhiên
- Hoạt động giáo dục môi trường là một yếu tố rất cơ bản của DLST chưa được triển khai nhiều do chưa được quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ về lĩnh vực này Hầu hết làm nhiệm vụ dẫn đường
- Lợi ích tự hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng, chưa thu hút được sự tham gia của nhân dân địa phương
2.2.2 Hiện trạng phát triển DLST của tỉnh Lâm Đồng
Theo nguồn Thông tin KH&CN số 03/2004 mục tiêu chương trình du lịch sinh thái đề ra là:
- Đến năm 2005: Hoàn thành cơ bản việc đầu tư đưa vào kinh doanh các khu du lịch sinh thái Đạmb’ri (thị xã Bảo Lộc); rừng Madagui (Đạ Huoai); Thung lũng Tình yêu (Đà Lạt); khu du lịch văn hoá Lang Biang (Lạc Dương)
- Đến năm 2010: tập trung đầu tư phát triển các dự án du lịch trọng điểm Đan Kia
- Suối Vàng, khu hồ Tuyền Lâm, núi Voi, khu du lịch sinh thái Cam Ly – Mănglin, rừng
Đạ Chay, Đạ Sar, hồ Đa Nhim, khu du lịch sinh thái văn hoá Cát Tiên
2.2.2.1 Khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng
Trang 16- Tập trung phát triển khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng thành khu du lịch tổng hợp
có tầm quốc gia và quốc tế với đầy đủ các loại hình như: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, làng nghề, canh nông, thể thao,… và phát triển thành khu đô thị du lịch mới Đồng thời đầu tư phát triển các khu du lịch văn hoá Lanbiang, khu du lịch Camly Mănglin và khu du lịch Thung lũng tình yêu thành các khu vực hỗ trợ
- Hướng khai thác chủ yếu: tham quan nghiên cứu tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup núi Bà; tham quan nghiên cứu làng nghề xã Lát, làng văn hoá các dân tộc Việt Nam Xây dựng các tuyến du lịch chuyên đề phù hợp với từng đối tượng khách gắn kết các tour tuyến đi các tỉnh Tây Nguyên…, kết hợp phát triển du lịch sinh thái với du lịch nghỉ dưỡng và các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao…
- Tập trung hoàn chỉnh và phê duyệt sớm các quy hoạch du lịch trong khu vực này như quy hoạch du lịch sinh thái, quy hoạch du lịch dưới tán rừng ở Lạc Dương, quy hoạch chi tiết khu văn hoá du lịch Lang Biang và quy hoạch chi tiết khu du lịch Cam Ly – Mănglin để phục vụ cho chương trình
- Hướng đầu tư: tập trung hoàn chỉnh đường xã Lát – Đan Kia - Suối Vàng; đường
từ Đan Kia - Suối Vàng đi Đinh K’nớ, đường vòng khu Đan Kia - Suối Vàng để thu hút các nhà đầu tư, với tổng số vốn là 120 tỷ đồng (trong đó vốn Trung ương 30 tỷ, vốn địa phương 40 tỷ, còn lại huy động các nguồn vốn khác)
- Làm việc với phía đối tác Singapore để sớm triển khai các dự án cụ thể và đẩy mạnh công tác xúc tiến để thu hút vốn đầu tư vào khu vực này theo phương thức một chủ quản lý nhiều nhà đầu tư
2.2.2.2 Khu du lịch hồ Tuyền Lâm
- Tập trung phát triển khu du lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm với các loại hình như: nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao, hội nghị- hội thảo Khai thác các khu rừng và di tích lịch sử, di tích cách mạng tại khu vực núi Voi thành khu hỗ trợ
- Hướng khai thác chủ yếu: tham quan nghiên cứu du lịch sinh thái văn hoá và nghỉ dưỡng; tổ chức các, tuyến dã ngoại, thể thao; tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, khu căn cứ cách mạng núi Voi,…
Trang 17- Trước mắt tập trung đầu tư hạ tầng tuyến đường vòng quanh hồ Tuyền Lâm, đường từ Dinh 3 đi hồ Tuyền Lâm gắn với đầu tư điện, nước để thu hút các nhà đầu tư Hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ đến quý 4/2004 triển khai một số dự án tại các phân khu ở khu vực hồ Tuyền Lâm
2.2.2.3 Khu du lịch thác Đamb’ri
- Tập trung đầu tư mở rộng khu du lịch sinh thái thác Đamb’ri thành khu du lịch sinh thái quan trọng của khu vực phía Nam Lâm Đồng với những loại hình sản phẩm chủ yếu: sinh thái, nghỉ cuối tuần, tham quan, vui chơi giải trí,…
- Hướng khai thác chủ yếu: tổ chức các, tuyến tham quan; dã ngoại; nghiên cứu văn hoá dân tộc; các loại hình thể thao… kết hợp các dịch vụ lưu trú, nghỉ cuối tuần,
- Kế hoạch đầu tư 2004 – 2005 với các hạng mục: khinh khí cầu, thuỷ cung, khu vui chơi giải trí, đường motoray và khu vườn thú…
2.2.2.4 Khu du lịch sinh thái văn hoá Cát Tiên
- Phát triển khu du lịch sinh thái, văn hoá Cát Tiên trên cơ sở kết hợp với khu sinh thái rừng Madagui, vườn quốc gia Nam Cát Tiên và khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên với hướng khai thác chủ yếu: tổ chức các tuyến tham quan nghiên cứu văn hoá khảo cổ (khu
mộ cổ Đại Lào, khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên); tham quan làng nghề đan lát - huyện Đạ Huoai; kết hợp du lịch sinh thái rừng Madagui với loại hình nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí và dịch vụ hỗ trợ khác,…
- Trước mắt tập trung đầu tư khu du lịch sinh thái rừng Madagui và quy hoạch từng khu chức năng để từng bước triển khai và kêu gọi vốn đầu tư
Ngoài ra để thực hiện tốt các nội dung chương trình du lịch sinh thái cần đánh giá lại 32 khu, điểm du lịch hiện có để củng cố và đầu tư phát triển cho phù hợp Tập trung xây dựng các tuyến du lịch từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên (gắn với con đường di sản), miền Đông – Tây Nam bộ và nối các tour du lịch quốc tế, khu vực sau khi sân bay Liên Khương trở thành sân bay quốc tế Mở rộng các loại hình thể thao mạo hiểm như đua xe đạp địa hình, đua ngựa, leo núi, thám hiểm Nghiên cứu khai thác các lễ hội văn hoá dân tộc tại địa phương thành chương trình hàng năm cùng với hoạt động ở các làng nghề truyền thống
Trang 18Đặc biệt là làng dân tộc Darahoa nằm trên núi Voi, gần khu vực diện tích Hồ Tuyền Lâm, do công ty Phương Nam tổ chức là một loại hình du lịch sinh thái độc đáo, thể hiện nét văn hóa của làng dân tộc K’ho, du khách có thể đi thám hiểm trong rừng sâu với sự hướng dẫn của cư dân bảng làng có chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức tự nhiên, tổng hợp
Để loại hình này phát triển, vấn đề tổ chức củng cố hoạt động chỉ dẫn và lực lượng hướng dẫn viên tại các khu du lịch phải được quan tâm đúng mức theo hướng xã hội hoá
về du lịch Trong đó công tác tuyên truyền quảng bá trong và ngoài nước phải được mở rộng bằng nhiều hình thức khác nhau như trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet, đĩa CD, tham gia các hội chợ triển lãm,…
Tuy nhiên, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng còn bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại, đó là:
du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có; chất lượng sản phẩm
du lịch chưa cao, loại hình du lịch còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh thấp, chưa tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhanh và bền vững; tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành tuy có tăng nhưng chưa mang tính đột phá và chưa đạt so với mục tiêu Nghị quyết đề ra, mức đóng góp của ngành dịch vụ - du lịch vào GDP còn thấp Loại hình du lịch sinh thái chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức các loại hình dã ngoại, leo núi, cắm trại… chưa khai thác có hiệu quả các khu du lịch theo đúng quy hoạch và bảo vệ tốt môi trường sinh thái
2.2.3 Hiện trạng phát triển DLST ở khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
2.2.3.1 Luận chứng khoa học xác định mức độ phát triển du lịch trong rừng phòng hộ hồ Tuyền Lâm
Các yếu tố xác định mức độ phát triển du lịch:
Mức độ xung yếu của rừng phòng hộ được xác định bằng các yếu tố: độ cao địa hình, độ dốc, kết cấu tầng đất mặt, cấu trúc rừng và độ che phủ của rừng, khoảng cách từ điểm du lịch đến mép hồ Tuyền Lâm Các số liệu thu thập được xử lý và cho điểm, sau
đó được tích hợp để phân định ra 3 mức độ: rất xung yếu, xung yếu, và ít xung yếu
- Loại hình và sản phẩm du lịch sẽ được đầu tư tại khu vưc hồ Tuyền Lâm (Theo quyết định số 3907/QĐ-UB ngày 30/12/2003 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Trang 19- Mức độ phòng hộ xung yếu và mức độ phát triển cơ sở hạ tầng được điều tra và xác định cho 114 lô trạng thái rừng
Để đảm bảo phát triển du lịch mà vẫn đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng cần
có những quy định chặt chẽ về tỷ lệ che phủ rừng, mức độ phòng hộ xung yếu xác định theo lô rừng và các phân khu du lịch, quy hoạch về mức độ phát triển trong các phân khu
du lịch… được thể hiện trong quyết định số11/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng
2.2.3.2 Quan điểm phát triển của khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
Theo quyết định số 3907/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 30/12/2003 V/v phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch khu du lịch Hồ Tuyền Lâm – thành phố Đà Lạt Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm được quy hoạch trên quan điểm:
- Là khu du lịch mang tính chất tĩnh, kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa phương Đông và phương Tây Chọn du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí là loại hình du lịch chủ yếu
- Coi trọng bảo tồn và tôn tạo các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước và rừng Bảo vệ nghiêm ngặt đa dạng sinh học của khu vực Quy hoạch số lượng khách cân đối với sức chứa của môi trường tự nhiên
- Mặt nước Hồ Tuyền Lâm là trung tâm trong bố trí và thiết kế các phân khu chức năng và các hoạt động du lịch Kiến trúc và phân bố công trình phải đảm bảo hài hòa với các yếu tố tự nhiên, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
- Hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ của khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
Đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên
- Du lịch sinh thái: Tham quan hệ sinh thái rừng trên núi, nghiên cứu các giá trị văn hóa tự nhiên và văn hóa bản địa…
- Du lịch thể thao: bao gồm các hoạt động thể thao leo núi, đi bộ trong rừng…
Trang 20Tuy nhiên, các loại hình và sản phẩm du lịch này do chưa được quy hoạch cụ thể nên hình thức và quy mô hoạt động còn hạn chế
2.3 Khái quát về thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng
Diện tích tự nhiên là 39.106 km2 chiếm diện tích tự nhiên toàn tỉnh
Đối với tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt có chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh
là bề mặt san bằng cổ được bảo tồn tốt nhất trên lãnh thổ Việt Nam Bề mặt này được tạo nên bởi đá phiến sét, bột và trầm tích phun trào, đã bị phân cắt mạnh, biên độ đạt khoảng
100 m, tạo nên những đồi kéo dài với sườn khá dốc Đặc điểm của những đồi này là đá bị phong hóa mạnh, vỏ phong hóa có chỗ dày trên 30 m Ở đây quá trình rửa trôi đóng vai trò chủ yếu Tuy nhiên, trên các sườn núi sót vẫn phát triển kiểu bào mòn trọng lực
Trang 212.3.3 Khí hậu, thủy văn
2.3.3.2 Thủy văn
Trên địa bàn thành phố Đà Lạt có trên 20 dòng suối có chiều dài hơn 4km, toàn bộ đều là những dòng suối đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có 14 suối bắt nguồn từ độ cao trên 1.500m
Số lượng các suối cạn chiếm trên 50% số dòng chảy Đây là những suối có dòng chảy vào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô
Các dòng suối đều chảy trên một khu vực miền núi có độ cao địa hình lớn, mức độ chia cắt địa hình mạnh nên độ dốc bình quân trên một số lưu vực có nơi lên đến 30 - 40% Dòng chảy bị chi phối chủ yếu do địa hình, thường men vào các thung lũng giữa núi, các hợp thuỷ
Mật độ lưới dòng chảy khá dày, dao động trong khoảng 0,6 – 0,9 km/km2, khu vực đồi núi cao phía bắc, đông và nam thành phố là những nơi có mạng dòng chảy dày đặc nhất Do hầu hết các dòng suối chưa đạt đến trắc diện cân bằng nên xâm thực sâu trên các dòng suối chiếm ưu thế, lòng sâu và hẹp, sườn dốc đứng, thường không có bậc thềm, hệ
số uốn khúc thấp
Mưa ở Tây Nguyên nói chung cũng như ở Đà Lạt nói riêng mang tính rải đều theo thời gian, số ngày mưa khá lớn, phân bố mưa trong ngày cũng không tập trung với cường
Trang 22độ lớn nên đã giảm lượng dòng chảy mặt, tăng dòng chảy ngầm, do đó tính chất lũ cũng không gay gắt như các vùng khác
2.3.4 Kinh tế - xã hội
Về dân cư và dân tộc học: Theo số liệu thống kê ở Lâm Đồng (đến hết năm 2002 dân số ước 1.097.754 người) trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 77%, còn 23% là các dân tộc ít người thuộc nhiều miền trong cả nước với nhiều phong tục tập quán văn hóa khá đặc sắc của người Mạ, K’Ho…
Về di tích văn hóa và khảo cổ: Rựng tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm là căn cứ kháng chiến của nhân dân thành phố Đà Lạt suốt 2 thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, tại đây còn có các di tích văn hóa lịch sử khác như: căn cứ Suối Tía, Suối Cát, ao bèo…
Về lễ hội, văn hóa dân gian: Lâm Đồng có nhiều dân tộc bản địa cư trú Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, tất cả đã hợp lại thnafh một kho tàng văn hóa dân gian hết sức đặc sắc và độc đáo, có giá trị về mặt du lịch Tiêu biển là các lễ nghi nông nghiệp,
+ Quốc lộ 20: Quốc lộ 20 là tuyến quan trọng nhất nối thành phố Đà Lạt với quốc
lộ 1 (tại ngã ba Dầu Giây – tỉnh Đồng Nai) về Thành phố Hồ Chí Minh và nối với quốc lộ
27 tại Dran để về Phan Rang và các tỉnh Nam Trung Bộ Toàn tuyến dài 268 km được rải nhựa
+ Quốc lộ 28: Quốc lộ 28 nối Phan Thiết với quốc lộ 20 để đến Di Linh, Đức Trọng và Đà Lạt
+ Đường Trường Sơn Đông: Đường Trường Sơn Đông có tổng chiều dài 671km đường cấp IV, xuất phát từ thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), lần
Trang 23lượt đi qua 7 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và kết thúc tại cầu Suối Vàng nối với tỉnh lộ
722, từ Đà Lạt đến huyện Đam Rông
+ Tỉnh lộ ĐT 722: Tỉnh lộ ĐT 722 từ Đà Lạt đi Đam Rông có chiều dài 92,5km, điểm đầu tại ngã ba Tùng Lâm, đi qua hồ Suối Vàng – Dankia, Láng Tranh, Đưng K’Nớ,
Đạ Long, Đạ Tông và Đam Rông Tuyến đường cũng là hành lang song song với QL 27 vùng tây bắc của tỉnh Lâm Đồng, nơi còn nhiều khó khăn về kinh tế xã hội
+ Tỉnh lộ 723: nối Đà Lạt (từ ngã ba đường Hồ Xuân Hương) đến hai xã Đạ Sa,
Đạ Chais thuộc huyện Lạc Dương Tuyến đường dài 130,6 km, nối trực tiếp Đà Lạt với Nha Trang
+ Tỉnh lộ ĐT 725: Tỉnh lộ ĐT 725 có chiều dài 143,6km, xuất phát từ cổng sân bay Cam Ly đi qua xã Tà Nung, qua Nam Ban, thị trấn Đinh Văn (huyện Lâm Hà), Đinh Trang Thượng (Di Linh), Tân Rai (huyện Bảo Lâm) về Lộc Bắc và điểm cuối là thị trấn
Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh) Tỉnh lộ ĐT 725 tạo ra hành lang nam bắc thứ hai song song với
QL 20 nối liền 4 huyện và thị trấn với Đà Lạt
+ Đường chuyên dùng: Để tham quan Núi Bà, du khách có thể đi đường Lang Biang từ cầu Phước Thành đến chân núi dài 2,2km và đường lên đỉnh núi dài 4,6km, đường bêtông nhựa nên việc lưu thông thuận lợi Kể từ khi các công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi và Đại Ninh được đầu tư xây dựng, giao thông từ thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đến tỉnh Bình Thuận trở nên phong phú hơn với việc hình thành các tuyến đường chuyên dùng nối từ quốc lộ 20 đến các nhà máy thuỷ điện nêu trên
- Đường hàng không nối Đà Lạt với thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn – Đà Nẵng – Hà Nội
2.3.5.2 Điện
Đà Lạt có 2 nhà máy thủy điện:
Nhà máy thuỷ điện Suối Vàng gồm 4 tổ máy, tổng công suất 3.100 kW, 2 hồ Đan Kia và Suối Vàng
- Nhà máy điện Đà Lạt: 6 tổ máy tổng công suất 4.550 kW
Ngoài ra điện lực Lâm Đồng còn quản lý đường dây 66 kV Đa Nhim – Đà Lạt và
và trạm Đà Lạt 1 66 kV – 22.500 kVA – 66/15/6,6 kV
Trang 24Năm 2007, điện bình quân đầu người của thành phố Đà Lạt là 701,37 kWh/người/năm, và của tỉnh Lâm Đồng là 371,07 kWh/người/năm
2.3.5.3 Cấp thoát nước
Đà Lạt có 3 nhà máy cung cấp nước sạch:
- Nhà máy nước sạch hồ Than Thở có công suất lớn nhất là 8.400 m3/ngày
- Nhà máy nước hồ Xuân Hương công suất 6.000 m3/ngày đêm
- Công trình cấp nước sạch hồ Đan Kiacông suất 25.000 m3/ngày
Hiện nay, mạng lưới gồm 33.000 m ống chuyển tải Ø500 – 600 và trên 160.000 m ống phân phối Ø100 – 300
2.3.6 Hiện trạng hoạt động du lịch thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng
Bảng 2.1: Thống kê lượt khách du lịch đến Lâm Đồng từ năm 2001 – năm 2009
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng lượt khách
(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Lâm Đồng, 2010)
Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ du lịch quý I năm 2010 của phòng nghiệp vụ du lịch, sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng:
- Khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt - Lâm Đồng trong tháng 03/2010 ước đạt 225.000 lượt khách Trong đó, khách quốc tế ước đạt 11.500 lượt và khách nội địa ước đạt 213.500 lượt
- Trong quý 1 năm 2010, lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng ước đạt 902.000 lượt (tăng 47,8% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 30% kế hoạch năm) Trong đó, khách quốc tế ước đạt 43.950 lượt (tăng 19,75% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 27,5% kế
Trang 25hoạch năm) và khách nội địa ước đạt 858.050 lượt (tăng 49,6% so với cùng kỳ năm
2009, đạt 30,2% kế hoạch năm)
- Lượng khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng trong quý 1/2010 tăng cao do: Festival Hoa Đà Lạt 2010 được tổ chức vào tháng 01; ngày nghỉ Tết nguyên đán kéo dài, nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức tại các khách sạn 3-5 sao (khách sạn Sofitel, Sài Gòn –
Đà Lạt, Ngọc Lan, Sammy, Hoàng Anh – Đà Lạt…), bên cạnh đó do thời tiết các tỉnh miền Trung, phía Nam nắng nóng nên lượng khách cuối tuần đến Đà Lạt khá đông
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 7 và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt đã xác định du lịch là ngành kinh tế động lực và có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng trong những năm tới là tiếp tục thực hiện chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch, phát huy tính đặc thù để tạo ưu thế cạnh tranh và thu hút du khách, tập trung đầu tư phát triển các loại hìh du lịch: nghỉ dưỡng, sinh thái, hội thảo, hội nghị, văn hóa, thể thao… đưa Lâm Đồng lên tầm vóc một trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm là khu du lịch có nhiều tiềm năng của Đà Lạt, trong quá trình phát triển khu du lịch này luôn có mối quan hệ hỗ trợ và gắn kết với các khu điểm du lịch trong thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng để hình thành các tour, tuyến, điểm du lịch hấp dẫn, hình thành hệ thống sản phẩm du lịch
2.4 Khái quát về khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
2.4.1 Cơ cấu tổ chức ban quản lý khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
Ban quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm thành lập ngày 5 tháng 11 năm 2003 theo quyết định số 147/ 2003/ QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng
Biên chế phân bổ như sau:
- Giám đốc: 1 người
- Phó giám đốc: 2 người
- Phòng tổng hợp: 10 người
Trang 26- Phòng nghiệp vụ: 8 người
- Đội quản lý bảo vệ rừng: 7 người
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
Nhiệm vụ của hồ Tuyền Lâm theo Quyết định 3645/QĐ-UB ngày 02/12/2001 của UBND tỉnh Lâm Đồng là:
- Tích nước trong các tháng mùa mưa, điều tiết đập dâng vào các tháng mùa kiệt
để tưới cho các cánh đồng Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Phú Hội, Quảng Hiệp, Thị trấn Liên Nghĩa – huyện Đức Trọng với diện tích 2.100 ha, chủ yếu là cà phê và lúa
- Kết hợp phát điện trên kênh chính Quảng Hiệp, công suất lắp máy 500 KW
- Tạo nguồn nước sinh hoạt cho 18.000 dân vùng hưởng lợi, phục vụ công nghiệp
2.4.3 Tổ chức quản lý
Hiện nay, khu du lịch Hồ Tuyền Lâm được giao cho nhiều đơn vị quản lý và khai thác kinh doanh các dịch vụ du lịch
2.4.3.1 Quản lý rừng và đất rừng
Các đơn vị hiện đang được giao quản lý là:
- Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên : 2.796 ha
- Công ty du lịch Dalat Tourist : 1 ha
- Công ty du lịch Phương Nam : 1 ha
- Khu du lịch thác Datanla : 1 ha
Sau khi được giao đất ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên đã ký hợp đồng giao QLBV rừng kết hợp với kinh doanh du lịch với:
Trang 27- Thiền viện Trúc Lâm : 24 ha
- Công ty du lịch Phương Nam (thời hạn 5 năm) : 251,2 ha
- Doanh nghiệp tư nhân Nam Qua (thời hạn 1 năm) : 40 ha
2.4.3.2 Quản lý mặt nước
Hồ Tuyền Lâm với mục đích tưới tiêu là chính nên việc quản lý và sử dụng nguồn nước của hồ như tăng, giảm mực nước, cải tạo lòng hồ là do công ty Khai thác công trình thủy lợi đảm nhiệm
2.4.3.3 Quản lý dân cư
Dân cư trong địa bàn khu vực thuộc quản lý của UBND phường 3, phường 4 nhưng lấn chiếm đất rừng thuộc quyền quản lý ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên Mặc dù tỉnh ủy Lâm Đồng đã có chỉ thị 01/CT-TU về việc giải tỏa các khu vực này trả đất lại cho lâm nghiệp nhưng chưa có các giải pháp phù hợp nên kết quả còn hạn chế và tồn tại cho lâm nghiệp nhưng chưa có các giải pháp thích hợp về giải tỏa, đền bù, tái định canh – định cư cho dân cư đang cư trú và sản xuất trong vùng
2.4.3.4 Quản lý hoạt động của ngành
Sở Du lịch – thương mại quản lý hoạt động ngành du lịch của các đơn vị kinh doanh trong khu vực: công ty du lịch Dalat tourist, công ty du lịch Phương Nam, doanh nghiệp tư nhân Nam Qua
Công ty công trình đô thị Đà Lạt quản lý các hoạt động trên mặt hồ bằng thuyền máy
Trang 28Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
- Hiện trạng khai thác du lịch tại khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào sự việc bảo tồn khu du lịch
- Định hướng phát triển bền vững khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được áp dụng để thu thập thông tin trong các tài liệu có sẵn để hoàn thiện phần tổng quan và phần cơ sở lý luận cho đề tài
- Thu thập các dữ liệu tại ban quản lý khu du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm
- Các số liệu thống kê từ sở du lịch
- Thu thập trên website
- Các tài liệu thu thập trực tiếp từ điều tra thực địa bằng bảng câu hỏi
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học
3.2.2.1 Khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa nhằm mục đích kiểm tra, chỉnh lý, bổ sung những
tư liệu thu được Các số liệu sau khi được thu thập và phân tích sơ bộ được đối chiếu thực
địa tại địa bàn để chỉnh lý và bổ sung, sau đó đưa vào sử dụng trong đề tài
Ngoài ra còn khảo sát thêm:
- Một số mẫu điển hình về tài nguyên thiên nhiên khu DLST Hồ Tuyền Lâm Tiến hành những cuộc khảo sát hệ sinh thái khu du lịch, ghi lại bằng hình ảnh một số cảnh quan
- Khảo sát về tình hình môi trường
- Khảo sát cuộc sống của người dân, ghi nhận ý kiến về chất lượng cuộc sống và ý kiến đóng góp của người dân
3.2.2.2 Điều tra bằng bảng câu hỏi
Trang 29Trong quá trình khảo sát thực địa tiến hành điều tra xã hội học nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động DLST trong công tác tổ chức, quản lý cũng như tuyên truyền giáo dục môi trường của khu DLST Hồ Tuyền Lâm Khảo sát thông qua bảng câu hỏi từ đó đánh giá sơ
bộ các yếu tố để đưa ra các kết quả cuối cùng, các mặt còn tồn tại Đề xuất giải pháp khách quan nhất, quá trình khảo sát được thực hiện tuần tự như sau:
Mục đích: Thu nhận ý kiến của du khách về: mục đích du lịch, yếu tố thu hút du khách đi du lịch, các hình thức thông tin đến với du khách, sự cảm nhận của du khách về khu DLST Hồ Tuyền Lâm, chất lượng phục vụ của khu DLST Hồ Tuyền Lâm
Đối tượng khảo sát: Du khách tham gia hoạt động du lịch tại khu DLST Hồ Tuyền Lâm vào tháng 04/2010
Phương pháp khảo sát: Phát phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp, tổng số phiếu phát
ra bằng tổng số phiếu thu vào Phỏng vấn mở trong quá trình điều tra để trao đổi thêm một số thông tin và lấy ý kiến đóng góp của du khách Tổng số phiếu phát ra là 170 phiếu, bao gồm: khu du lịch thác Datanla 100 phiếu, khu du lịch Đá Tiên 30 phiếu, khu
du lịch Nam Qua 20 phiếu, khu du lịch Suối Tía 20 phiếu
3.2.3 Phương pháp ma trận SWOT
Phương pháp ma trận SWOT được áp dụng để phân tích khả năng phát triển DLST
và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của khu DLST Hồ Tuyền Lâm đối với sự phát triển DLST Cơ hội và thách thức do du lịch mang lại Từ đó làm cơ sở cho định hướng phát triển bằng cách tiếp cận những cơ hội và loại trừ các thách thức
3.2.4 Phương pháp tra cứu bản đồ
Bản đồ được sử dụng chủ yếu thực hiện phân bố lãnh thổ của khu du lịch, các hệ sinh thái đặc thù, sơ đồ phân bố tuyến điểm của khu du lịch Các loại bản đồ:
- Bản đồ tuyến điểm du lịch để xác định hoạt động du lịch hiện có, sự phù hợp và tính đa dạng của tuyến điểm du lịch
- Bản đồ phân bố tài nguyên: để biết được khu vực nào có những loại tài nguyên gì
và loại nào nổi trội mà những nơi khác không có để xây dựng nên những đặc trưng riêng cho từng cụm hay tuyến điểm du lịch