1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CỒN PHỤNG – BẾN TRE

96 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA MÔI TRỪỜNG VÀ TÀI NGUYÊN      KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA MÔI TRỪỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

    

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CỒN

Trang 2

i

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Trang 3

ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy Ngô An, giảng viên khoa Môi Trường và Tài Nguyên trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã luôn tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi định hướng và hoàn thành khóa luận này

Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến đến tất cả thầy cô trong khoa và những thầy cô đã từng giảng dạy tôi trong suốt bốn năm qua Kiến thức mà thầy cô truyền dạy là hành trang để tôi lựa chọn và hoàn thành đề tài này

Và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các cô chú, anh chị và cộng đồng dân

cư nơi tôi thực hiện khóa luận đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi những tư liệu để hoàn thành khóa luận này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè của tôi đã luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ và là điểm tựa cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 09 tháng 07 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Trúc Lan

Trang 4

Kết quả đạt được như sau:

1 Khảo sát được hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái tại Cồn Phụng

2 Khảo sát được hiện trạng cơ sở vật chất, các dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí

3 Khảo sát được hoạt động du lịch sinh thái tại Cồn Phụng

4 Khảo sát được hiện trạng quản lý tại khu du lịch

5 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái tại khu du lịch Cồn Phụng

Trang 5

iv

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁCHÌNH x

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Giới hạn đề tài 2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tổng quan về Bến Tre 3

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 3

2.1.1.1 Vị trí địa lý 3

2.1.1.2 Địa hình 4

2.1.1.3 Khí hậu thủy văn 4

2.1.2 Kinh tế - Xã hội 5

2.1.2.1 Đơn vị hành chánh 5

2.1.2.2 Kinh tế 6

2.1.2.3 Dân số và nguồn lao động 7

2.1.2.4 Mạng lưới giao thông 8

2.1.2.5 Bưu chính viễn thông 8

2.1.3 Các giá trị văn hóa lịch sử của Bến Tre 9

2.1.3.1 Di tích lịch sử 9

Trang 6

v

2.1.3.2 Lễ hội 12

2.1.3.3 Chùa 12

2.1.4 Hiện trạng phát triển du lịch ở Bến Tre 13

2.2 Tổng quan về Cồn Phụng 14

2.2.1 Lịch sử hình thành cồn 14

2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của KDL Cồn Phụng 15

2.2.3 Vị trí – Giới hạn – Diện tích 15

2.2.4 Khí hậu – Thủy văn 17

2.2.5 Kinh tế 17

2.2.6 Các hoạt động điển hình 17

2.3 Một số lý luận về DLST và phát triển bền vững DLST 20

2.3.1 Du lịch sinh thái 20

2.3.1.1 Khái niệm DLST 20

2.3.1.2 Những yêu cầu chung của DLST 21

2.3 2 Phát triển bền vững DLST 21

2.3.2.1.Khái niệm phát triển bền vững 21

2.3.2.2 Khái niệm phát triển bền vững DLST 21

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Nội dung nghiên cứu 23

3.2 Phương pháp nghiên cứu 23

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 23

3.2.2 Phương pháp điều tra thực địa 23

3.2.3 Phương pháp liệt kê 24

3.2.4 Phương pháp phân tích SWOT 24

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, văn hóa nhân văn cho DLST 25

4.1.1 Hiện trạng về cảnh quan tự nhiên 25

4.1.2 Hiện trạng về tài nguyên thực vật 26

4.1.3 Hiện trạng về tài nguyên động vật 28

4.1.4 Hiện trạng về tài nguyên văn hóa nhân văn 29

4.2 Hiện trạng hoạt động DLST tạ Cồn Phụng 37

Trang 7

vi

4.2.1 Cơ sở hạ tầng 37

4.2.2 Nhận xét và đánh giá các hoạt động kinh doanh 40

4.2.2.1 Hoạt động nhà hàng 40

4.2.2.2 Hoạt động khách sạn 41

4.2.2.3 Hoạt động lữ hành 42

4.2.2.4 Vé tham quan 42

4.2.2.5 Công tác tổ chức nhân sự 42

4.2.2.6 Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm công cụ, dụng cụ 43

4.2.2.7 Công tác tài chính 43

4.3 Cộng đồng dân cư khu vực Cồn Phụng 44

4.3.1 Dân số và nguồn lao động 44

4.3.2 Kết quả khảo sát cộng đồng dân cư 44

4.4 Thực trạng quản lý tại KDL 48

4.4.1 Công tác quản lý tại KDL 48

4.4.2 Kết quả khảo sát nhân viên KDL 50

4.5 Đánh giá ảnh hưởng của du lịch đến môi trường 52

4.5.1 Môi trường tự nhiên 52

4.5.2 Môi trường xã hội 54

4.6 Đề xuất giả pháp 55

4.6.1 Phân tích SWOT đối với KDL Cồn Phụng 55

4.6.2 Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển DLST tại Cồn Phụng 59

4.6.2.1 Giải pháp về đầu tư kết cấu hạ tầng 59

4.6.2.2 Giải pháp về quản lý và tổ chức các hoạt động du lich 59

4.6.2.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 59

4.6.2.4 Giải pháp về quảng bá và xúc tiến các hoạt động du lịch 60

4.6.2.5.Giải pháp về sự hỗ trợ của các bên liên quan 61

4.6.2.6 Giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch 61

4.6.2.7 Giải pháp liên kết với các điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh Bến Tre 62

Trang 8

vii

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

5.1 Kết luận 68

5.2 Kiến nghị 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 71

Trang 10

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tổng hợp phân tích SWOT 24

Bảng 4.1 Thành phần động vật tại KDL Cồn Phụng 28

Bnagr 4.2 Lượng khách đến với Cồn Phụng năm 2010 42

Bảng 4.3 Doanh thu của KDL từ năm 2008 đến năm 2010 44

Bảng 4.4 Bảng tóm tắt các hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại KDL Cồn Phụng 53

Bảng 4.5 Bảng phân tích các yếu tố trong ma trận SWOT 55

Trang 11

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ ĐBSCL 4

Hình 2.2 Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre 6

Hình 2.3 Sơ đồ KDL Cồn Phụng 16

Hình 2.4 Du khách đi xuồng chèo tham quan vườn trái cây, uống trà mật ong 17

Hình 2.5 Một số sản phẩm từ dừa 18

Hình 2.6 Đờn ca tài tử phục vụ du khách 19

Hình 2.7 Du khách tham gia câu cá sấu tại Cồn Phụng 20

Hình 4.1 Khu du lịch Cồn Phụng 25

Hình 4.2 Thảm lục bình tại Cồn Phụng 26

Hình 4.3 Một số loài thực vật trong KDL 27

Hình 4.4 Một số loài thực vật trong KDL 27

Hình 4.5 Chim bồ câu tại KDL 28

Hình 4.6 Một số loài động vật tại KDL 29

Hình 4.7 Hình ông Đạo Dừa 29

Hình 4.8 Cửu Đỉnh tại Cồn Phụng 32

Hình 4.9 Sân rồng tại Cồn Phụng 33

Hình 4.10 Hình cửu trùng đài và dãy thất sơn 34

Hình 4.11 Đội đờn ca tài tử 35

Hình 4.12 Một số nhạc cụ trong đờn ca tài tử 36

Hình 4.13 Nhà hàng thủy tạ tại Cồn Phụng 38

Hình 4.14 Nhà hàng phục vụ khách nội địa tại Cồn Phụng 38

Hình 4.15 Khách sạn tại Cồn Phụng 39

Hình 4.16 Lối đi trong KDL Cồn Phụng 39

Hình 14.17 Đội lân nữ phục vụ tết tại KDL 40

Hình 4.18 Món ăn đặc sản tại Cồn Phụng 41

Hình 4.19 Biểu đồ thể hiện doanh thu của KDL từ năm 2008 đến 2010 44

Hình 4.20 Biểu đồ thể hiện sự tham gia của cộng động vào hoạt động du lịch tại Cồn Phụng 45

Trang 12

xi

Hình 4.21 Biểu đồ thể hiện mục đích của cộng đồng khi tham gia vào hoạt động của

khu du lịch Cồn Phụng 46

Hình 4.22 Biểu đồ thể hiện ý kiến của cộng đồng trong việc phát triển du lịch tại Cồn Phụng 47

Hình 4.23 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tai KDL Cồn Phụng 49

Hình 4.24 Biểu đồ thể hiện thời gían làm việc của nhân viên tại KDL 50

Hình 4.25 Biểu đồ thể hiện sự hài lòng của nhân viên về công việc hiện tại tại KDL 51

Hình 4.26 Biểu đồ thể hiện sự nhận xét của nhân viên về sự quản lý tại KDL 51

Hình 4.27 Ô nhiễm nguồn nước tại KDL 52

Hình 4.28 Nước thải tại KDL xả thải trực tiếp vào môi trường 53

Hình 4.29 Đi du thuyền trên sông Tiền ngắm cảnh 62

Hình 4.30 Các món trái cây miệt vườn 63

Hình 4.31 Đi xe ngựa tham quan đường làng 64

Hình 4.32 Tát mương bắt cá tại vườn nhà dân 65

Hìn 4.33 Khám phá kênh rạch bằng đò chèo 65

Hình 4.34 Sơ đồ kết nối Cồn Phụng với các điểm du lịch khác 66

Trang 13

1

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Khi xã hội phát triển thì con người ngày càng có nhiều nhu cầu hơn cho cuộc sống, đặc biệt là nhu cầu được hưởng thụ Họ mong muốn được nghỉ ngơi, giải trí sau những ngày làm việc vất vả Một sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu đó của họ là

“Du lịch” Đi du lịch giúp họ tạm rời xa cuộc sống hiện tại, quên đi những vất vả trong công việc và giảm bớt những căng thẳng trong cuộc sống Với những tiêu chí đó thì du

lịch cũng ngày càng phong phú hơn về loại hình và sản phẩm

Một xu hướng rất được khách du lịch ưa chuộng hiện nay là đi “du lịch sinh thái” để có thể hòa mình vào thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, thư giãn tinh

thần, gần gũi hơn với người thân, bạn bè, nâng cao hiểu biết về văn hóa bản địa

Nói đền miền Tây Nam Bộ thì chúng ta nghĩ ngay đến loại hình du lịch đặc thù đó là du lịch miệt vườn với những vườn trái cây trĩu quả; với sông nước hiền hòa; với những đặc sản hương quê; với những bài ca tài tử ngọt ngào, đậm chất Nam bộ;

với những người dân quê chân chất, thật thà; với bầu không khí mát mẻ, trong lành …

Để đến được với loại hình du lịch đặc thù ấy thì du khách thường tìm đến Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… Riêng với Bến Tre thì Cồn Phụng là điểm đến được du khách quan tâm hàng đầu vì nơi đây vừa có tài nguyên về thiên nhiên vừa có tài nguyên về văn hóa - Đạo Dừa Tuy nhiên đến nay thì nơi đây vẫn chưa phát huy được

hết tiềm năng vốn có của nó

Với lợi thế là ba mằt giáp sông tạo nên một bầu không khí mát mẻ, thoáng đãng quanh năm tạo cho du khách có cảm giác khoan khoái Nhưng cũng chính vì ba mặt giáp sông, tách biệt với đất liền nên cũng gây không ít khó khăn cho Cồn Phụng

Trang 14

2

trong việc quản lý môi trường Ngoài phần rác và nước thải sinh hoạt của du khách thì nơi đây còn một lượng khá lớn rác và nước thải từ hệ thống nhà hàng và khách sạn chưa được xử lý mà xả thải trực tiếp xuống dòng sông đang mang lại nguồn thu cho

họ

Từ thực trạng của Cồn Phụng và hòa cùng với bầu không khí phát triển kinh tế bền vững của nhân loại thì việc thực hiện đề tài “ Khảo sát hiện trạng tài nguyên và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Cồn Phụng – Bến Tre” là một nghiên cứu cần thiết để góp phần đưa ngành du lịch nước ta trở thành ngành công nghiệp không khói thật sự nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội cho Bến Tre nói riêng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng các phương pháp nghiên cứu để có thể khảo sát, tìm hiểu được hiện trạng tài nguyên, hiện trạng hoạt động du lịch, những tác động xấu đến môi trường tại Cồn Phụng và từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch bền vững tại đây

1.3 Đối tƣợng nghiên cứu

- Tài nguyên DLST tại Cồn Phụng

- Hện trạng hoạt động DLST tại Cồn Phụng

- Điều tra xã hội học với 3 nhóm đối tượng: Du khách, cộng đồng, nhân viên khu du lịch

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: khu du lịch Cồn Phụng và cộng đồng xung quanh KDL

- Thời gian: từ tháng 3 năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2011

1.5 Giới hạn đề tài

Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn (từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011), khóa

luận chỉ nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cơ bản tại khu du lịch Cồn Phụng:

- Tài nguyên thiên nhiên: động vật, thực vật

- Tài nguyên nhân văn, văn hóa: di tích Đạo Dừa, đàn ca tài tử

Trang 15

3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

phố Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 85 km (53 miles)

Điểm cực Nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 9o48' Bắc

Điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20' Bắc

Điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o48' Đông

Điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57' Đông

Trang 16

nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía đông

2.1.1.3 Khí hậu – Thủy văn

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26o

C – 27oC Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20oC Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16 tháng 4 và 27 tháng 7) Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm2 Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 15o bắc trở lên) Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên

biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt

Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông

Trang 17

5

bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên

2 mùa rõ rệt Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa

ẩm Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm Trong mùa khô,

lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm

Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm

nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm

Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh

hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển

Huyện Mỏ Cày Nam 1 thị trấn và 16 xã Huyện Thạnh Phú 1 thị trấn và 17 xã

Trang 18

chiếm phần quan trọng là khoai lang, bắp, và các loại rau

Loại cây công nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh là dừa, thuốc lá, mía, ca

cao

Bến Tre có hơn 45.000 ha trồng dừa (2009) Dừa ở đây rất nhiều trái và lượng dầu cao Ngoài nước uống và dầu, dừa còn cho các sản phẩm khác là than dừa, vỏ dừa làm thảm dừa, dây dừa Kẹo dừa Bến Tre là đặc sản của vùng Một dự án trồng xen ca cao tận dụng bóng mát của dừa mới đưa vào thực hiện đang là vấn đề quan tâm của

nông dân Bến Tre

Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch; nổi tiếng nhất là

có các loại mía tại Mỏ Cày và Giồng Trôm Diện tích trồng thuốc lá tập trung ở Mỏ

Cày, nơi có loại thuốc thơm cũng nổi tiếng Đất bồi thích hợp trồng cói

Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa, bưởi da xanh, trồng nhiều ở

Trang 19

7

huyện chợ lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành Ngoài ra huyện Chợ Lách còn

là nơi trồng các loại hoa kiểng, Bonsai nổi tiếng Trong thời gian gần đây cây táo hồng đang được phát triển rất mạnh tại một số huyện như Mỏ Cày, Chợ Lách, Thời gian đầu, loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các nhà vườn Tuy nhiên trong thời gian một năm nay thì thị trường tiêu thụ bắt đầu gặp khó khăn Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ chính (chủ yếu tiêu thụ quả tươi) đã bão hòa nhưng không tìm được hướng thị trường mới và chưa chế biến để có thể bảo quản lâu dài

Làng nghề

Ngoài kẹo dừa, Bến Tre có các sản phẩm nổi tiếng như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi Mới đây cũng

có nghề rang trầu và làm "cau tầm vung" (cau để chín khô trên cây, không xắt ra) rất nổi tiếng trong nước

Thủy sản

Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như

cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển, và tôm he

Rừng nước mặn chạy dọc theo bờ biển, mang lại cây dừa nước, chà là, bần

Dân chúng lấy rượu ở khu rừng mắm Bình Đại, Thạnh Phú để làm nước mắm

Ruộng muối ở Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri cũng là nguồn lợi khả quan

2.1.2.3 Dân số và nguồn lao động

Số dân: 1.354.589 người ( điều tra ngày 01/04/2009)

Trang 20

8

Chính phủ phê duyệt, Bến Tre có thêm 5 KCN mới, diện tích 1.200 ha, dự báo nhu cầu lao động sẽ tăng lên rất lớn Trước mắt, từ năm 2011 - 2012, cần từ 5.000 - 7.000 lao

động nhưng không chỉ là lao động phổ thông

2.1.2.4 Mạng lưới giao thông

Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa

Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải

qua Bến Tre

Song song với giao thông thủy, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng

có một vị trí rất đặc biệt Thị xã Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km Quốc lộ 60 từ cầu Rạch Miễu qua thị xã Bến Tre, qua sông Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh Quốc

lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang Vĩnh Long Tỉnh lộ 888 nối thị trấn Mỏ Cày với thị trấn Thạnh Phú Tỉnh lộ 885 nối thị xã Bến Tre với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm Tỉnh lộ 884 từ ngã ba Tân Thành đến bến phà Tân Phú Tỉnh lộ 882 nối quốc lộ 60 với quốc lộ 57 Tỉnh lộ 883 nối quốc lộ 60 qua thị trấn Bình Đại đến xã Thới Thuận Tỉnh lộ 887 từ cầu Bến Tre xuống ngã ba

Sơn Đốc

Cầu Rạch Miễu - công trình thế kỉ - đã gối đầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh,

ba dải cù lao An Hoá - Bảo - Minh thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm

năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ

2.1.2.5 Bưu chính viễn thông

Dịch vụ viễn thông, thông tin liên lạc không ngừng phát triển về số lượng và

nâng cao về chất lượng dịch vụ

Trang 21

9

Số máy điện thoại cố định, số thuê bao di động trả trước và trả sau tăng nhanh, mật độ sử dụng điện thoại là 88,52 máy điện thoại/100 dân, tăng 22,3% so

cùng kỳ năm trước

Dịch vụ thuê bao Internet với đường truyền băng thông rộng phát triển nhanh

và chất lượng ổn định, với 24.042 thuê bao, mật độ sử dụng Internet đạt 17,75 thuê

động trả sau phát triển mới 1.228 thuê bao, Internet phát triển mới 1.939 thuê bao

Tỉnh sẽ tiếp tục phát triển đa dạng hoá dịch vụ bưu chính viễn thông đến các trung tâm kinh tế, khu dân cư, điểm du lịch,… đi đôi với nâng cao dịch vụ chăm sóc

khách hàng, giảm chi phí dịch vụ phù hợp với xu thế phát triển

2.1.3 Các giá trị Văn hóa – Lịch sử của Bến Tre

2.1.3.1 Di tích lịch sử

Mộ và đền thờ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Tại ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, cách thị trấn Ba Tri 2 km

Ngày 27-4-1990, Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch ra quyết định số

48 - QĐ công nhận là Di tích quốc gia

Hiện nay, Bộ Văn hóa thông tin và tỉnh đầu tư để mở rộng và nâng cấp khu di tích này với quy mô lớn

Di tích Đồng Khởi

Bao gồm Nhà Ông Chín Định, quán Năm Thiểu, đình Định Nhơn (còn gọi là đình Rắn), đồn Vàm Nước trong Tất cả đề thuộc xã Định Thủy, Mỏ Cày, tỉnh Bến

Tre Tại di tích này, vào ngày 17-1-1960, đã nổ ra cuộc đồng khởi đầu tiên của tỉnh

Ngày 7-1-1993 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 43-QĐ/VH công nhận

di tích cấp Quốc gia

Trang 22

tấn giết hại hàng trăm chiến sỹ và đồng bào yêu nước

Ngày 7-1-1993 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 43-QĐ/VH công nhận

di tích cấp Quốc gia

Di tích lịch sử chùa Tuyên Linh

Chùa được xây dựng năm 1861, tại xã Minh Đức huyện Mỏ Cày Chùa là nơi tập hợp những người yêu nước trong những năm 20 của thế kỷ XX Cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ) từng đến ở đây để tuyên truyền, vận động chống thực dân

Pháp

Ngày 20-7-1994 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 921-QĐ/BT công

nhận di tích cấp Quốc gia

Di tích lịch sử căn cứ Quân khu uỷ Sài Gòn Gia Định

Di tích nằm trên 2 xã Tân Phú Tây và Thành An thuộc huyện Mỏ Cày Là nơi khu uỷ Sài Gòn Gia Định đứng chân hoạt động chỉ đạo phong trào cách mạng ở Sài

Gòn Gia Định từ tháng 6/1969 đến tháng 10/1970

Ngày 23-12-1995 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 3777-QĐ/BT công nhận di tích cấp Quốc gia

Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc -Nam xã Thạnh Phong,Thạnh Phú

Tại căn cứ này là nơi xuất phát đầu tiên mở đường vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1046) và chống d0ế quốc Mỹ

Trang 23

11

(1961) Nơi đây cũng đã tiếp nhận hàng ngàn tấn vũ khí và chuyển đi khắp chiến trường miền Nam Đầu cầu tiếp nhận vũ khiá trở thành một huyền thoại "đường Hồ

Chí Minh trên biển"

Ngày 23-12-1995 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 3777-QĐ/BT công

nhận di tích cấp Quốc gia

Di tích Mộ và Đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng

Thuộc ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh ,huyện Giồng Trôm Đền thờ này trước đây là đình làng, thờ Thành hoàng bổn cảnh Vào năm 1984, nhân dân địa phương đem bài vị của ông vào đình thờ như một vị thần đã có nhiều công lớn đối với đất trong việc chống ngoại xâm Từ đó đình trở thành Đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng Mộ và

đền thờ ông cũng được trùng tu, nâng cao

Ngày 7-5-1997 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH công nhận

chi bộ Ngã ba cây da đôi nơi chi bộ ra mắt đồng bào

Ngày 7-5-1997 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH công nhận

di tích cấp Quốc gia

Di tích Mộ Võ Trường Toản

Năm 1867 hài cốt của nhà giáo Võ Trường Toản được các ông Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông… tổ chức cải tán tại xã Bảo Thạnh huyện Ba Tri Trước ngôi mộ

Trang 24

12

của ông cùng bà và con gái có bia chí do Phan Thanh Giản soạn bằng chữ Hán,khắc trên đá cẩm thạch trắng (kích thước :cao 1,2m, rộng 0,8m,dày 0,2m), rất may tuy chiến tranh loạn lạc, thời gian trải qua hơn trăm năm mà tấm bia vẫn còn như nguyên vẹn,

không hư mất một chữ nào

Năm 1995, thầy trò trường Võ Trường Toản (quận 1 –TP Hồ Chí Minh ) tổ

chức quyên góp cùng tỉnh Bến Tre tiến hành trùng tu lại mộ và đền

Ngày 7-5-1997 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH công nhận

di tích cấp Quốc gia

2.1.3.2 Lễ hội

Có hai lễ hội lớn ở Bến Tre là Lễ hội nghinh Ông và hội đình Phú Lễ

Lễ hội Nghinh Ông

Là Lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến Tre Hàng năm vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình đền hay miếu của các xã thuộc huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, mở Lễ hội này Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh

cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống

Hội đình Phú Lễ

Đình Phú Lễ ở ấp Phú Khương xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh Hàng năm lễ hội đình Phú Lễ diễn ra 2 lần: lễ Kỳ Yên vào ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch để cầu cho mưa thuận, gió hòa và lễ Cầu Bông vào ngày 9, ngày 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt Lễ hội có rước sắc thần,

lễ tế Thành Hoàng, người đã có công khai khẩn giúp dân trồng trọt Đêm có hát bội và

ca nhạc tài tử

2.1.3.3 Chùa

Chùa Hội Tôn

Chùa tọa lạc tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre Chùa được Thiền sư Long Thiền (quê ở Quảng Ngãi) dựng vào giữa thế kỷ XVIII, dưới triều Chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát (1738-1765) Vị trụ trì kế tiếp là Thiền sư Khánh Hưng, đời 36 dòng Lâm Tế đã trùng tu chùa vào đầu thế kỷ XIX, tôn tạo tượng Phật và pháp khí, đúc đại hồng chung năm 1805 Chùa còn được trùng tu vào các năm

Trang 25

13

1884, 1947 và 1992 Chùa hiện nay còn giữ một số bản gỗ khắc kinh (chữ Hán), nhiều tượng cổ Trong vườn chùa có 15 bảo tháp các ngài Bảo Chất, Quảng Giáo, Tâm Định,

Chánh Hòa

Chùa Tuyên Linh

Chùa Tuyên Linh ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Chùa Tuyên Linh được xây năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14 Lúc đầu, chùa có tên là Tuyên Linh do Hòa thượng Khánh Phong trụ trì và được làm bằng tre, lá để thờ bà Sầm Thời kháng chiến chống Pháp, chùa Tuyên Linh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng Trong những năm trước Đồng khởi, trong thế kìm kẹp khắc nghiệt của Mỹ, Diệm, vùng Tân Hương - Minh Đức, nơi có ngôi chùa Tuyên Linh, vẫn là nơi có phong trào mạnh Các

cơ quan Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại đây trong sự đùm bọc của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo giữa những ngày khó khăn nhất của cách mạng Ngày 19/5 hàng năm, ở chùa đều diễn ra ngày hội với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa và mít-tinh kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ Chùa Tuyên Linh đã được công nhận

di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia

Chùa Viên Minh

Chùa Viên Minh tọa lạc tại trung tâm thành phố Bến Tre Chùa Viên Minh được xây dựng năm 1874 với diện tích 3358 m2

với kiến trúc đơn sơ nhỏ hẹp, bên trong thờ Phật và tượng Quan Thánh Đế Quân cho phù hợp với sự tín ngưỡng của người Việt và người Hoa Trong hơn 100 năm kể từ khi thành lập, Chùa Viên Minh đã được nhân dân gìn giữ và tu bổ nhiều lần, Chùa thật sự là nơi thờ tự được nhân dân và

bà con đến chiêm bái ngày một đông đảo

2.1.4 Hiện trạng phát triển du lịch ở Bến Tre

Ngành du lịch Bến Tre ra đời không sớm (năm 1983) và mãi đến năm 1990 mới bắt đầu ổn định, đẩy mạnh hoạt động Từ chỗ là một Công ty du lịch, chủ yếu kinh doanh lữ hành nội địa và một số dịch vụ khác, đến nay Bến Tre có 2 doanh nghiệp nhà nước về du lịch và gần 20 doanh nghiệp tư nhân hoạt động chủ yếu trên

lĩnh vực kinh doanh khách sạn

Những tiềm năng phong phú về du lịch của Bến Tre mà thiên nhiên đã ưu đãi, vẫn chờ sự khai thác của ngành du lịch Cùng với bước phát triển mới của kinh tế Bến

Trang 26

14

Tre, từ thập kỷ đầu thế kỷ 21 du lịch Bến Tre tạo hướng đi hợp lý, năng động, vượt

lên, tạo đà khởi sắc mới

Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong

màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn

Theo Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Bến Tre, từ đầu năm đến nay lượng khách

du lịch, nhất là du khách nước ngoài đến Bến Tre liên tục tăng

Để phục vụ du khách ngày một tốt hơn, hiện tỉnh đang tiến hành khảo sát, lập

dự án đầu tư xây dựng một số khu du lịch như: Khu vui chơi giải trí Mỹ Thạnh An (Mỏ Cày), khu du lịch Vàm Hồ (Ba Tri), khu du lịch Hưng Phong (Giồng Trôm), phát triển cơ sở hạ tầng khu du lịch Cồn Phụng (Châu Thành),v.v… với tổng số vốn đầu tư

ước tính cả năm là 24.348 triệu đồng

Hiện tỉnh Bến Tre có 29 khách sạn và nhà nghỉ với 404 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi; 34 nhà hàng phục vụ khoảng 8.200 lượt khách; hơn 100 đò; 20 xe

Trước năm 1975, Cồn Phụng là điểm thu hút khách tham quan nổi danh không chỉ riêng khu vực ĐBSCL mà dường như cả miền Nam lúc đó đều biết đến Khách đến đây chủ yếu là để… xem ông Đạo Dừa và sinh hoạt của những người theo Đạo Dừa thời đó

Sau năm 1975, những người dân còn trụ lại trên cồn cải tạo vườn, vun bồi đất đai trồng cây ăn trái, nhiều nhất là nhãn

Trang 27

Một thời gian rất dài Cồn Phụng trầm trầm như vậy và cho đến sau khi cầu Rạch Miễu khánh thành (đầu năm 2009), Cồn Phụng mới có bước chuyển mình, dù bị cạnh tranh “quyết liệt” bởi cồn Thới Sơn (Tiền Giang) ở ngay bên cạnh

Sau khi cầu Rạch Miễu khánh thành, đường đến cồn Phụng đã tách lập, không ngột ngạt như hồi còn phà Bến phà cũ phía Bến Tre bây giờ là điểm đổ khách hoặc khách có thể gởi xe tại đó để qua sông đến cồn Phụng Một hướng khác là đi theo tour, khách đi tour đến cồn Phụng từ những bến đón khách bên bờ sông Tiền, thành phố Mỹ Tho

2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của khu du lịch Cồn Phụng

Tạo không gian vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh, thoáng mát cho du

khách

Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và công dân trong địa bàn

tỉnh

Phát huy được tiềm năng vốn có để góp phần xây dựng nền kinh tế quốc gia

nói chung và nền kinh tế Bến Tre nói riêng

Giữ gìn, tôn tạo di tích Đạo Dừa từ nguồn thu do hoạt động du lịch

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương

Trang 28

16

Hình 2.3 Sơ đồ KDL Cồn Phụng

Gianh àng thủ công

Nhà hàng khách quốc tế

Nhà hàng khách

nội địa

Bến thuyền

sau

Cơ sở sản suất kẹo

Trang 29

17

2.2.4 Khí hậu – Thủy văn

Là một cù lao nổi, bốn bề sông nước nên khí hậu ở Cồn Phụng mát mẻ quanh

Trang 30

18

Tham quan những cơ sở thủ công mỹ nghệ từ dừa: Từ thân dừa, quả dừa và cả

rễ dừa người nghệ nhân nơi dây đã tạo ra được những sản phẩm vừa vui mắt vừa là là một món quà lưu niệm hết sức có ý nghĩa đối với du khách Mỗi sản phẩm được tạo ra

đều là kết tinh tình cảm, tâm huyết của người nghệ nhân

(Nguồn: KDL Cồn Phụng, năm 2011) Hình 2.5 Một số sản phẩm từ dừa

Trang 31

19

Nghe đàn ca tài tử: Đàn hát tài tử cây nhà lá vườn, dân chúng ở đây họ thành lập một đội ca hát phục vụ du khách, nên giọng ca nghe rất mộc mạc chân phương, ít luyến lấy kỹ thuật và điệu bộ Phòng ca nhạc tài tử trên cồn Phụng được đặt trong một

hang đá nhân tạo, có nhiều thạch nhũ và có ba băng đá dài dành cho khách

(Nguồn: KDL Cồn Phụng,2011) Hình 2.6 Đàn ca tài tử phục vụ du khách

Tham quan di tích “Đạo Dừa”- Đạo Dừa là một tín ngưỡng tại miền Nam Việt Nam, còn gọi là Đạo Vừa (vừa phải, trung dung) hoặc Hòa đồng Tôn giáo Và cũng là tên gọi cho người sáng lập, thường được gọi là Ông Đạo Dừa, tên thật là Nguyễn Thành Nam (1909-1990), là người sáng lập Đạo Dừa ở Bến Tre, Việt Nam Cồn Phụng có di tích Đạo Dừa trên diện tích chừng 1.500m², hiện được bảo tồn nguyên trạng các hạng mục kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa: sân 9 con rồng (1 con rồng đực và 8 con rồng cái) tượng trưng cho Cửu Long Giang; tháp Hoà bình (cửu trùng đài) - nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo, toà tháp có kiến trúc lạ mắt với những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén; một đỉnh lớn Nguyễn Thành Nam tự xưng là

"Xứ giả của hòa bình", chủ trương mang lại hoà bình từ mọi tôn giáo, sống bằng hoa

trái – chủ yếu là ăn dừa (không ăn các sản vật khác)

Trang 32

20

Tham gia các trò chơi giải trí như: Câu cá sấu, cưỡi đà điểu, mô tô nước, kéo

phao, câu cá giải trí, karaoke…

Nguồn: KDL Cồn Phụng, năm 2011 Hình 2.7 Du khách tham gia câu cá sấu tại Cồn Phụng

2.3 Một số lý luận về du lịch sinh thái và phát triển bền vững du lịch sinh thái 2.3.1 Du lịch sinh thái

2.3.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái

“DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường đựơc bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại với quy mô nhỏ nhất nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp mang lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và

quyền con người” ( Đây là định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất của Honey (1999))

“ DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.(Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP,

WWF, IUCN, năm 1999)

Trang 33

21

2.3.1.2 Những yêu cầu chung của du lịch sinh thái

Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch siinh thái là sự tồn tại của các

hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao

Yêu cầu thứ 2 có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

ở 2 điểm:

Để đảm bảo khả năng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho du khách, người hướng dẫn viên ngoài trình độ ngoại ngữ tốt cần phải có kiến thức về các đặc điểm sinh thái

tự nhiên và văn hóa cộng động

Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi ở người điều hành sự tôn trọng nguyên tắc,

có sự cộng tác chặt chẽ với những nhà quản lý các khu bảo tồn tự nhiên và cộng đồng địa phương nhằm góp phần tích cực vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống cho cộng đồng địa

phương

Yêu cầu thứ 3 nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái phải được tổ chức có sự tuân thủ chặc chẽ các quy địng về sức chứa được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý

và xã hội (Ngô An, 2009)

2.3.2 Phát triển bền vững du lịch sinh thái

2.3.2.1 Khái niệm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ

tương lai” (Báo cáo Brundtland, 1987)

2.3.2.2 Khái niệm phát triển bền vững du lịch sinh thái

“Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các các nguyên tắc và các giá trị đạo đức” (Allen

K., 1993)

“DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến

Trang 34

kiện môi trường thiết yếu cho con người đang tồn tại và cho các thế hệ tương lai

Phát triển DLST bền vững phải đảm bảo phát triển cân bằng cả ba mục tiêu:

- Mục tiêu xã hội: nâng cao sức khỏe, trình độ, văn hóa cộng đồng

- Mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP

- Mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trường

Trang 35

23

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái tại Cồn Phụng

- Khảo sát hiện trạng cơ sở vật chất, các dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí

- Khảo sát hoạt động DLST tại Cồn Phụng

- Khảo sát hiện trạng quản lý taị khu du lịch

- Đề xuất một số giải phát nhằm phát triển bền vững DLST tại khu du lịch Cồn

Phụng

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Thu thập dữ liệu từ sách, báo, internet, từ nguồn tư liệu của công ty sau đó

tổng hợp và đút kết lại thành nguồn dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp điều tra thực địa

Điều tra bằng phương pháp phát phiếu phỏng vấn cho du khách tham quan,

phỏng vấn trực tiếp cộng đồng và nhân viên của KDL

Phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, nhân viên KDL về các dịch vụ, về sự quản

Tổng số phiếu điều tra du khách là 113 thu được 100 phiếu hợp lệ chiếm tỷ lệ

khoảng 0.83% tổng số du khách đến hàng năm bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên

Trang 36

24

Tổng số phiếu điều tra cộng động là 50 thu được 50 phiếu hợp lệ chiếm tỷ lệ khoảng 50%% tổng số cộng động tại Cồng Phụng bằng phương pháp chọn ngẫu

nhiên

Tổng số phiếu điều tra nhân viên là 20 thu được 20 phiếu hợp lệ chiếm tỷ lệ

khoảng 50% tổng số nhân viên bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên

3.2.4 Phương pháp liệt kê

Liệt kê những tài liệu thu thập được theo từng mãng cụ thể của nghiên cứu để

tiện cho việc nghiên cứu

3.2.5 Phương pháp phân tích SWOT

Đây là phương pháp được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa học, kinh

tế, xã hội nhằm phân tích những ưu, khuyết điểm bên trong, những đe dọa và thuận lợi bên ngoài của đối tượng nghiên cứu để đưa ra các quyết định, các chiến lược, giải pháp, định hướng phù hợp Trong luận văn, SWOT được áp dụng nhằm đánh giá tiềm năng, đề xuất các chiến lược phát triển DLST ở khu du lịch Cồn Phụng Các chiến

lược chủ yếu:

Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ

Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội

Chiến lược S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách

Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu

Yếu tố bên

ngoài

Cơ hội (Opportunities) S+O O-W Thách thức

(Threats) S-T -T-W (Nguồn: Ngô An, 2009)

Trang 37

25

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, văn hóa nhân văn cho du lịch sinh thái 4.1.1 Hiện trạng về cảnh quan tự nhiên

Cồn Phụng có địa hình bằng phẳng, trũng thấp, hàng năm được phù sa bồi lắng nên diện tích Cồn Phụng ngày càng mở rộng và bổ sung được một lượng lớn phù

sa, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trồng cây ăn quả của nông dân khu vực Cồn

Cồn Phụng như một hòn đảo nổi giữa bốn bề sông nước, là cầu nối giữa hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre Cồn Phụng rất thuận lợi cho du khách dừng chân khi đến

với Bến Tre

(Nguồn: KDL Cồn Phụng, năm 2011)

Hình 4.1 Khu du lịch Cồn Phụng

Trang 38

26

Bao quanh hòn đảo nhỏ là những hàng dừa nước xanh xanh nghiêng nghiêng soi bóng dưới dòng sông thơ mộng, tạo cho Cồn Phụng một vẻ đẹp hiền hòa hấp dẫn

du khách thập phương khi viếng thăm Mỗi hàng dừa, mỗi dòng sông mang một nét

đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long

Sự kết hợp hài hòa giữa địa hình, thảm thực vật và sông nước tạo cho Cồn

Phụng một cảnh quan thiên nhiên riêng biệt, một sản phẩm du lịch đặc trưng

4.1.2 Hiện trạng về tài nguyên thực vật

Khu vực Cồn Phụng được bao quanh bởi những rặng dừa nước xanh tươi quanh năm, xen lẫn với những cây bần – Một trong những loài thực vật đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long Bồng bềnh trên mặt nước thuộc khu vực Cồn là những mảng lớn lục bình Tất cả những loài cây này tạo nên cho khu du lịch một không khí trong lành, thoáng mát, một bầu không khí mang dấu ấn của thiên nhiên,

không khói bụi, không tiếng ồn

Nguồn: KDL Cồn Phụng, Năm 2011

Hình 4.2 Thảm lục bình tại Cồn Phụng

Bên cạnh những loài thực vật tự nhiên thì KDL còn trồng nhiều loại cây cảnh

và cây ăn trái nhằm tạo thêm sắc thái, thêm sự đa dạng và làm tăng thêm vẻ đẹp cho KDL, đồng thời chính những vườn cây ăn trái này lại chính là điểm thu hút du khách Với ý tưởng tạo thêm không gian xanh cho KDL nhưng khu vực vườn nhãn đã mang

Trang 39

27

lại nguồn thu cho khu du lịch thông qua dịch vụ cho thuê võng Ngoài ra, những loại

cây ăn trái còn lại trong KDL cũng mang lại nguồn thu mỗi khi vào mùa thu hoạch

(Nguồn: KDL Cồn Phụng, năm 2011)

Hình 4.3 Vườn nhãn trong KDL

(Nguồn: KDL Cồn Phụng, năm 2011)

Hình 4.4 Một số loài thực vật trong KDL

Trang 40

28

4.1.3 Hiện trạng về tài nguyên động vật

Tại KDL không có những loài động vật tự nhiên mà chỉ có một số loài động vật được ban quản lý KDLnuôi nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch Kết quả thống kê như sau:

lóc Cộng 18

(Nguồn: KDL Cồn Phụng, năm 2011)

(Nguồn: KDL Cồn Phụng, năm 2011)

Hình 4.5 Chim bồ câu tại KDL

Ngày đăng: 11/06/2018, 15:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô An, 2009. Du lịch sinh thái (tài liệu môn học), Đại học Nông Lâm TP HCM Khác
2. Lê Huy Bá, 2006. Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản giáo dục Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2006 Khác
3. Công ty THHH DL – DV – TM Cồn Phụng, 2010. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011 Khác
4. Công ty THHH DL – DV – TM Cồn Phụng, 2010. Đề án tổ chức nhân sự công ty TNHH DL – DV – TM Cồn Phụng Khác
6. Nguyễn Thị Hoài Thanh, 2010. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Yok Don tỉnh Dak Lak Khác
8. Trần Văn Thông, 2007. Tổng quan du lịch (tập bài giảng), Đại học dân lập Văn Lang, TP. HCM Khác
9. Võ Thị Bích Thùy, 2006. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các hướng giải pháp về quản lý để phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Côn Đảo Khác
1. Họ và tên Khác
3. Nghề nghiệp hiện nay Khác
4. Nơi ở hiện nay: .................................................................... II. Thông tin phỏng vấn Khác
1. Anh/Chị biết đến Cồn Phụng từ nguồn thông tin nào Khác
2. Đây là lần thứ mấy Anh/Chị đến Cồn Phụng? a. Lần đầu tiên c. Lần thứ 3 b. Lần thứ 2 d. Trên 3 lần 3. Điều gì thu hút Anh/Chi đến với Cồn Phụng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w