1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI

124 499 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 5,12 MB

Nội dung

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI Tác giả PHAN THỊ DIỄM THÙY Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH

QUẢNG NGÃI

Họ và tên sinh viên : PHAN THỊ DIỄM THÙY Ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI Niên khóa : 2008 -2012

Tháng 05/2012

Trang 2

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI

Tác giả

PHAN THỊ DIỄM THÙY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành

Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn Th.S TRẦN THỊ YẾN PHƯƠNG

Tháng 05/2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của

mọi người

Đầu tiên, tôi xin gửi lời yêu thương vô hạn đến Ba Mẹ và người thân đã luôn bên

cạnh động viên, chăm lo cho tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến cô Trần Thị Yến Phương - người đã tận

tình giảng dạy, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Trân trọng cảm ơn tất cả Thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường đại

học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học

tại trường

Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo cũng như các anh chị Sở Văn hóa, Thể

thao & Du lịch tỉnh Quảng Ngãi và Uỷ ban nhân dân huyện Lý Sơn đã hết lòng quan tâm,

giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận

Cuối cùng, tôi cảm ơn tất cả các bạn lớp DH08DL cùng những người bạn ngoài

lớp đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình sống và học tập Chúc các bạn sẽ gặt hái nhiều thành

công như mong muốn

Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh

được những thiếu sót Tôi kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô và sự đóng góp ý kiến

của mọi người

Bằng sự chân thành nhất, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người

Trang 4

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi” nhằm giúp tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Lý Sơn nói riêng phát triển du lịch theo hướng bền vững, góp phần giải quyết những tồn tại và hạn chế trong quá trình phát triển du lịch

Luận văn được trình bày với những nội dung chính:

1 Khảo sát hiện trạng của đảo về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và tình hình phát triển du lịch trong những năm gần đây tại huyện Lý Sơn

2 Phát phiếu điều tra nhằm xác định mức độ hài lòng của du khách khi đến đảo

và phỏng vấn cộng đồng người dân địa phương ở đây

3 Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cho đảo Lý Sơn dựa vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

4 Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện đảo Lý Sơn

Kết quả thu được:

Đảo Lý Sơn có cảnh quan du lịch khá tốt, môi trường tự nhiên và xã hội đảm bảo cho phát triển du lịch Tiềm năng để phát triển du lịch rất nhiều để tạo thành một hòn đảo

du lịch Tuy nhiên đảo Lý Sơn vẫn còn thiếu thốn về cơ sở vật chất hạ tầng cũng như vấn

đề thiếu điện nước làm cản trở việc phát triển du lịch, chưa khai thác hết hiệu quả tiềm năng các nguồn tài nguyên du lịch Cũng như ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở đây thực sự chưa cao làm cho môi trường sống ngày càng xuống cấp Vì vậy, đề tài đưa ra những biện pháp thích hợp để giải quyết các tồn tại và hạn chế này nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững trong tương lai

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3

1.5 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

1.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.7.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu 3

1.7.2 Phương pháp khảo sát thực địa 3

1.7.3 Phương pháp phỏng vấn, điều tra 4

1.7.4 Phương pháp ma trận SWOT 4

Chương 2 TỔNG QUAN 6

2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 6

2.1.1 Khái niệm phát triển du lịch bền vững 6

2.1.2 Mục tiêu của du lịch bền vững 7

2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững 8

2.1.3.1 Sử dụng nguồn lực một cách bền vững 8

2.1.3.2 Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải 9

2.1.3.3 Duy trì tính đa dạng 10

2.1.3.4 Hợp nhất du lịch và quá trình quy hoạch 11

2.1.3.5 Hỗ trợ kinh tế địa phương 12 2.1.3.6 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động

Trang 6

2.1.3.7 Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan 14

2.1.3.8 Đào tạo nhân viên 14

2.1.3.9 Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm 15

2.1.3.10 Tiến hành nghiên cứu 16

2.1.4 Các yêu cầu của sự phát triển du lịch du lịch bền vững 16

2.1.4.1 Hệ sinh thái 16

2.1.4.2 Hiệu quả 17

2.1.4.3 Công bằng 17

2.1.4.4 Bản sắc văn hóa 17

2.1.4.5 Cộng đồng 17

2.1.4.6 Cân bằng 17

2.1.4.7 Phát triển 17

2.2.TỔNG QUAN VỀ ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI 18

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên 18

2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 21

2.2.3 Tài nguyên du lịch ở huyện đảo Lý Sơn 24

2.2.4 Đặc sản Lý Sơn 32

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI 35

3.1.1 Lượng khách và doanh thu du lịch 35

3.1.2 Nguồn nhân lực du lịch 36

3.1.3 Hiện trạng cơ sở vật chất cho phát triển du lịch 37

3.1.4 Tiếp thị và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá 40

3.1.5 Mùa du lịch 41

3.1.6 Hiện trạng công tác lâm sinh, trồng rừng 41

3.1.7 Một số loại hình du lịch đang được khai thác 43

3.1.8 Công tác quản lý môi trường tại huyện đảo Lý Sơn 43

Trang 7

3.2 KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐẾN

ĐẢO LÝ SƠN 48

3.2.1 Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đến đảo Lý Sơn 48

3.2.1.1 Mức độ hài lòng, thị hiếu của khách du lịch 48

3.2.1.2 Ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch 51

3.2.2 Ý kiến của cộng đồng địa phương đảo Lý Sơn về hoạt động du lịch 52

3.3 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI 53

3.3.1 Tiềm năng 53

3.3.1.1 Phân tích SWOT cho đảo Lý Sơn 53

3.3.1.2 Các giải pháp 57

3.3.2 Quy hoạch tổng thể du lịch đảo Lý Sơn 60

3.3.2.1 Dự án đầu tư phát triển du lịch đến năm 2020 60

3.3.3.2 Quy hoạch đảo Lý Sơn thành đảo du lịch trong tương lai 63

3.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 64

3.4.1 Giải pháp về nguồn nhân lực và quảng bá tổ chức du lịch tại huyện đảo Lý Sơn 65

3.4.1.1 Quảng bá, tiếp thị 65

3.4.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực 65

3.4.2 Giải pháp về cơ sở vật chất 66

3.4.2.1 Giao thông 66

3.4.2.2 Hệ thống lưu trú, ăn uống 66

3.4.2.3 Hệ thống điện, nước 67

3.4.3 Giải pháp bảo tồn các tài nguyên du lịch 68

3.4.4 Giải pháp quản lý môi trường du lịch đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững 69 3.4.5 Vấn đề cộng đồng địa phương và phát triển du lịch cộng đồng 71

3.4.6 Giải pháp hướng dẫn khách tham quan tham gia bảo vệ môi trường 72

3.4.7 Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch 72

3.4.8 Công tác trồng rừng tạo cảnh quan 73

Trang 8

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

4.1 KẾT LUẬN 74

4.2 KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT

 

- WTO Tổ chức thương mại thế giới

- APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

- IUCN Tổ chức bảo tồn thế giới

- TN&MT Tài nguyên và môi trường

- VH&TT Văn hóa và thông tin 

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

 

Hình 3.1: Biểu đồ hiển thị lượt khách đến đảo Lý Sơn từ năm 2006 – 2011 và doanh thu

qua các năm 35

Hình 3.2: Nguồn nhận biết đảo Lý Sơn của khách du lịch 49

Hình 3.3: Cảm nhận của du khách khi đến Lý Sơn 50

Hình 3.4: Nhận xét của du khách về cơ sở hạ tầng khi đến Lý Sơn 50

Hình 3.5: Mục đích của du khách khi đến đảo Lý Sơn 50

Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện ý muốn quay trở lại đảo Lý Sơn 51

Hình 3.7: Thái độ của du khách về hành động xả rác bừa bãi gây cho môi trường du lịch ở đảo Lý Sơn 51

Hình 3.8: Nhận xét của du khách về chất lượng môi trường tại các điểm du lịch 52

Hình 3.9: Sự tham gia của khách du lịch đối với tour du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường khi du lịch tại Lý Sơn 52

Hình 3.10: Sự quan tâm của cộng đồng địa phương vào việc tham gia hoạt động du lịch 53

Trang 11

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những thập niên gần đây, du lịch - ngành công nghiệp không khói có tốc độ phát triển cực nhanh trên toàn thế giới Nó trở thành nguồn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển

Đối với nước ta, Đảng và nhà nước đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” (Pháp lệnh du lịch, 1999) và đề ra mục tiêu “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, 2001), đồng thời

“phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế -

xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Chỉ thị

46/CT-TW của ban Bí thư 46/CT-TW Đảng khóa VII, 1994) Hơn thế, du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu rất lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với Việt Nam, tạo ra mối quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng hình ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới

Như ta đã biết, tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng tạo nên sản phẩm du lịch

Vẻ đẹp và giá trị của tài nguyên thiên nhiên là một lý do để lôi cuốn du khách đi du lịch Việc mất dần tài nguyên du lịch sẽ làm cho hoạt động du lịch không thể phát triển được

Vì vậy, hơn bất cứ hoạt động nào khác, ngành du lịch rất phụ thuộc vào chất lượng của môi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nhân văn Nhưng du lịch lại mang đặc tính phát triển nhanh, ngắn hạn và "bùng nổ" - đặc biệt ở các nước đang phát triển, làm tổn hại đến tài sản của chính mình: sự phá huỷ, xuống cấp nghiêm trọng tài

Trang 12

nguyên du lịch; môi trường bị suy thoái và tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế -

xã hội khác

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường và sự tàn phá tài nguyên ở các điểm du lịch của Việt Nam đang là vấn đề đáng báo động nên để phát triển du lịch tốt nhất trước hết chúng ta cần bảo vệ tài nguyên du lịch, làm du lịch một cách bền vững

Đảo Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý về phía Đông Bắc Nơi đây có tiềm năng du lịch rất lớn Do ít bị tàn phá của chiến tranh và ý thức bảo vệ của người dân nên đảo Lý Sơn vẫn bảo lưu được những giá trị văn hóa truyền thống với nhiều di tích lịch sử và nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo tạo nên bản sắc riêng cho huyện đảo Năm 2007, tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch "biển đảo

Lý Sơn” đầu tiên đưa du khách đến đảo Hiện nay, Lý Sơn đã trở thành nơi được nhiều du khách chọn lựa là điểm đến khi đi du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi

Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có của đảo đồng thời môi trường tự nhiên đang bị xuống cấp, bản sắc văn hóa phần nào bị mai một, ô nhiễm môi trường đã xảy ra tại các điểm du lịch trên đảo Đó là vấn đề bức xúc đang đặt ra cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi nói chung và địa phương nói riêng Vì thế, phát triển du lịch đảo Lý Sơn theo hướng bền vững, không hủy hoại tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch trong quá trình khai thác tài nguyên phát triển du lịch là

vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay Vì vậy đề tài: “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải

pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi” được thực

hiện xuất phát từ cơ sở lý luận trên

1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao Tuy nhiên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu du lịch theo hướng bền vững tại

một địa điểm du lịch cụ thể đó là huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi về không gian: đề tài giới hạn trong phạm vi địa giới của huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi

Trang 13

Phạm vi về thời gian: tiến hành khảo sát hiện trạng phát triển du lịch tại huyện đảo

Lý Sơn từ năm 2006 – 2011 và định hướng phát triển đến năm 2020

1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

- Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận phát triển du lịch bền vững, lý thuyết hóa về

du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – 2 loại hình du lịch đặc trưng tại đảo Lý

Sơn

- Xây dựng cơ sở lý thuyết phát triển bền vững du lịch cho huyện đảo Lý Sơn –

tỉnh Quảng Ngãi

- Hiểu đúng khái niệm “phát triển bền vững” để đưa ra giải pháp hợp lý cho

huyện đảo Lý Sơn

1.5 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại huyện đảo Lý sơn – tỉnh Quảng Ngãi nhằm đề xuất các giải pháp góp phần tích cực vào việc quản lý, phát triển du lịch theo hướng bền vững tại đảo

1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến phát triển du lịch, phát triển du lịch

theo hướng bền vững

- Khảo sát tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn

– tỉnh Quảng Ngãi

- Dựa vào đặc điểm tài nguyên và các điều kiện liên quan, đưa ra các giải

pháp phát triển bền vững du lịch huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi

1.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.7.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổ chức hoạt động du lịch

1.7.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp thu thập trực tiếp số liệu thông tin du lịch trên địa bàn thuộc đối tượng nghiên cứu

Trang 14

Phương pháp này không thể thiếu nhằm tích luỹ tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch Trong quá trình thực hiện luận văn, phương pháp khảo sát thực địa rất được coi trọng vì nó phản ánh thực tiễn khách quan của đề tài mà luận văn nghiên cứu, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý

1.7.3 Phương pháp phỏng vấn, điều tra

Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu

về tài nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch và các tài liệu liên quan khác; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại liên quan du lịch và

sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc hình thành tổ chức không gian du lịch

1.7.4 Phương pháp ma trận SWOT

Phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tra thức về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống, trong đó:

Phân tích điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness) là sự đánh giá từ bên ngoài,

tự đánh giá về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu

 Strength: bao gồm những lợi thế mang đến; những thuận lợi có sẵn; những ủng

Trang 15

Bốn chiến lược sau khi phân tích SWOT là:

 Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ

 Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội

 Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách

 Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu

Trang 16

Chương 2

TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1.1 Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Sự bền vững được ủy ban Thế giới về phát triển môi trường định nghĩa như là “sự phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai” (Liên Hiệp Quốc, 1984)

Hơn thế nữa phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng

có thể bảo tồn được của nguồn tài nguyên (APEC, 1996)

Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de janeiro 1992 “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế – xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”

Có thể đưa ra định nghĩa phát triển du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động

du lịch đem lại”

Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn 3 yếu tố sau:

- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa

Trang 17

- Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài

- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo

1.1.2 Mục tiêu của du lịch bền vững

Du lịch hiện đang được coi là một ngành kinh tế lớn và phát triển nhanh nhất trên phạm vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hoá có tính toàn cầu cũng như có tác động đến mọi khía cạnh về tài nguyên và môi trường Sự phát triển bền vững của ngành du lịch hay bất kỳ một ngành nào khác đều nằm trong sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội nói chung, cần đạt được ba mục tiêu cơ bản :

- Bền vững về kinh tế

- Bền vững về tài nguyên và môi trường

- Bền vững về văn hoá - xã hội

Cũng trên cơ sở này ngành du lịch bền vững đặt ra những mục tiêu sau :

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường

- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa

- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách

- Duy trì chất lượng môi trường

Như vậy phát triển du lịch bền vững đã được xem như là sự phát triển ổn định lâu dài của ngành du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là người dân địa phương Nếu không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương thì sẽ không có lí do để họ bảo vệ những gì du khách muốn được hướng từ du lịch Mức sống của người dân địa phương được cải thiện nhờ du lịch thì họ sẽ có lí do để bảo vệ nguồn tài nguyên này bằng cách bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống để khách du lịch tiếp tục tới Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là một phương cách tích cực trong công cuộc xoá

Trang 18

đói giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tăng cường kinh tế ở những vùng còn nhiều khó khăn

1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững

Du lịch tạo nên động lực mạnh đối với việc bảo tồn và bảo vệ môi trường, đặc biệt

là sự phát triển và mở rộng mạng lưới các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên Ngày nay trên thế giới có hơn 5000 khu bảo tồn thiên nhiên, riêng ở Việt Nam có 105 khu rừng đặc dụng (trong đó có 16 vườn quốc gia)

Công nghiệp du lịch đang tăng cường áp dụng các chính sách môi trường

 Tác động tiêu cực

Ngoài những tác động tích cực, phát triển du lịch còn gây ra những tác động tiêu cực như:

- Gây ô nhiễm nguồn nước (biển, sông, hồ)

- Gây ô nhiễm không khí do chất phát thải của các phương tiện giao thông như máy bay, ô tô, máy điều hòa nhiệt độ

- Việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật không hợp lý cũng gây ra tác hại đến cảnh quan của các điểm tham quan du lịch

- Việc xác định sức chứa của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên không hợp lý cũng gây ra tác hại nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái

Trang 19

Mối quan hệ giữa du lịch và nhân lực

Phát triển du lịch có thể tạo việc làm và lợi ích cho cộng đồng địa phương, nhưng

nó cũng gây ảnh hưởng đến các nhu cầu và quyền lợi của người dân

Ví dụ như di dân khỏi những địa điểm quy hoạch du lịch, buộc dân cư đi nơi khác phá rừng để tìm nơi sinh sống

Gắn chặt các nguyên tắc phòng ngừa trong tất cả các hoạt động và phát triển mới

- Xác định sức chứa hợp lý cho các điểm tham quan du lịch

- Tôn trọng các nhu cầu và quyền lợi của cộng đồng địa phương

- Tiến hành các hoạt động du lịch một cách có trách nhiệm và đạo đức

- Chống lại các hoạt động du lịch phi văn hóa

1.1.3.2 Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải

Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và làm tăng chất lượng của du lịch

- Mọi người có nhận thức rằng sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến sự hủy hoại môi trường trên toàn cầu và đi ngược lại sự phát triển bền vững

- Các dự án được triển khai không có đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi những kiến nghị về đánh giá các tác động của môi trường đã dẫn đến

sự tiêu dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí

và không cần thiết

Đây là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm và xáo trộn về văn hóa xã hội

Trang 20

- Các chất thải từ các công trình không được quan tâm xử lý đúng mức, dẫn đến

sự xuống cấp về môi trường một cách lâu dài

- Một số các dự án không được lập kế hoạch một cách nghiêm túc, đặc biệt là trong thành phần tư nhân đã gây ra những hậu quả, dẫn đến các cơ quan nhà nước phải bỏ chi phí và công sức ra để phục hồi những tổn thất Chính vì vậy cần thiết phải có biện pháp để giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm rác thải:

 Các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch phải giảm tiêu thụ các nguồn lực

 Xử dụng công nghệ xử lý rác thải, tái chế rác thải

 Có trách nhiệm phục hồi những tổn thất nảy sinh từ các dự án du lịch

 Trách tổn thất thông qua công tác tiền hoạch định đúng đắn và theo dõi, giám sát liên tục

1.1.3.3 Duy trì tính đa dạng

Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch

Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội là một thế mạnh, mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực, và đồng thời tránh việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn

Môi trường thiên nhiên được đặc trưng bởi tính đa dạng, nhưng việc phát triển kinh tế và du lịch đã phá hủy sinh thái trên phương diện rộng

- Có tính toán cho rằng trong vòng 50 năm tới, có khoảng 25% các loài động vật

sẽ bị tuyệt chủng Ngày nay ở nhiều vùng đất ngập nước có 80% các rạn san hô

và 50% các khu rừng nguyên sinh trên hành tinh đã bị mất đi

Trang 21

- Phát triển du lịch bền vững phải để lại cho các thế hệ tương lai một gia tài đa dạng về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì được thừa hưởng của thế hệ trước

- Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch, do vậy, nó cần phải được giữ gìn, bảo vệ Sự đa dạng văn hóa bản địa sẽ mất đi khi

nó bị xuống cấp, bởi cư dân biến nó thành một món hàng hóa đem bán cho du khách

Các biện pháp để duy trì tính đa dạng:

- Trân trọng giữ gìn tính đa dạng của thiên nhiên và nhân văn

- Đảm bảo nhịp độ, quy mô và loại hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa bản địa

- Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên bằng cách tôn trọng sức chứa của mỗi vùng áp dụng công thức tính toán sức chứa và nguyên tắc phòng ngừa trước

- Giám sát tác động của du lịch đối với hệ sinh thái đặc biệt đối với các loài động thực vật

- Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương

- Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn phục vụ du lịch

- Khai thác tốt các đặc trưng đặc thù của vùng hơn là áp đặt các chuẩn mực đồng nhất

- Đảm bảo quy mô, nhịp độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng mến khách

và sự hiểu biết lẫn nhau

- Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát triển

1.1.3.4 Hợp nhất du lịch và quá trình quy hoạch

Trang 22

Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu

dài của ngành du lịch

Việc phát triển hợp nhất dựa trên hai quy tắc:

Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển

Khi sự phát triển du lịch là một bộ phận hợp nhất của một kế hoạch cấp quốc gia,

nó xem việc phát triển và quản lý môi trường là một tổng thể thì sẽ mang lại lợi ích tối đa

và dài hạn cho nền kinh tế quốc gia và địa phương trong đó có ngành du lịch

Du lịch và đánh giá tác động môi trường

Trong việc thiết kế các sơ đồ dự án quy hoạch du lịch, đánh giá tác động môi trường là bắt buộc để đánh giá xem quy mô hay loại hình phát triển du lịch đó có thích hợp hay không và cân nhắc xem nó có đem lại lợi ích cho khu vực, cho vùng hay quốc gia hay không ?

Các biện pháp cụ thể:

- Phải tính tới các nhu cầu trước mắt của cả cư dân địa phương và cả du khách

- Hợp nhất tất cả các mặt kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa với cộng đồng địa phương bằng cách thực hiện đánh giá tác động môi trường toàn diện có sự tham gia của cư dân địa phương và tất cả các cấp chính quyền có liên quan

- Tiếp tục giám sát những tác động môi trường tích cực cũng như tiêu cực của hoạt động du lịch trước, trong khi và sau khi phát triển

1.1.3.5 Hỗ trợ kinh tế địa phương

Ngành du lịch hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được các nền kinh tế địa phương

Các biện pháp nhằm gia tăng sự hỗ trợ du lịch đối với kinh tế địa phương

- Đảm bảo rằng các chi phí về môi trường được tính đến trong tất cả các dự án du lịch

- Hợp nhất những cân nhắc về môi trường vào tất cả các quyết định kinh tế

Trang 23

- Hoạt động du lịch trong giới hạn cho phép của sức chứa và hạ tầng cơ sở sẵn có của địa phương

- Thực hiện sự đa dạng kinh tế bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, mang lại lợi ích đến cho nhiều thành phần hơn

- Đảm bảo các loại hình và quy mô hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện của địa phương

- Trách khai thác quá mức các điểm du lịch

- Hỗ trợ tạo thu nhập cho địa phương và các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời trích một tỷ lệ thỏa đáng từ thu nhập du lịch cho nền kinh tế địa phương, nơi diễn ra các hoạt động du lịch

1.1.3.6 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du

Thông qua việc khuyến khích làm chủ các ngành thủ công nghiệp và nhà tranh, dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển và khách sạn, nhà hàng và tiệm ăn, sự tham gia của địa phương sẽ tạo điều kiện ngăn chặn sự thất thoát ngoại tệ và có lợi ích cho cộng đồng địa phương và du khách

Các biện pháp để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch:

- Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cư dân địa phương

- Tạo điều kiện cho cư dân địa phương phải quyết định sự phát triển của chính

họ

 Khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào các dự án

du lịch

Trang 24

 Ủng hộ tích cực các xí nghiệp và hợp tác xã địa phương cung cấp dịch vụ, hàng hóa và hàng thủ công

 Ủng hộ các cửa hiệu, quán ăn và hướng dẫn do địa phương làm chủ

 Ngăn ngừa sự chia rẽ và di dân địa phương

1.1.3.7 Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan

Việc tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan khác nhau là rất cần thiết nếu như những tổ chức này cùng nhau làm việc và cùng giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi

Tham khảo ý kiến giữa chính phủ, ngành du lịch và cư dân địa phương là hết sức cần thiết để đánh giá các dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của họ Đồng thời các tổ chức du lịch thông báo cho cư dân địa phương về những thay đổi trong kinh tế do sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch và những rủi ro có liên quan của ngành đưa lại

Các biện pháp cụ thể:

- Tham khảo ý kiến và thông báo rộng rãi cho cư dân địa phương về những biến động, thay đổi trong phát triển du lịch

- Tham khảo và thông báo cho họ về các lợi ích cho du lịch đưa lại

- Giới thiệu các giải pháp ngay từ bước lập sơ đồ quy hoạch để xin ý kiến đóng góp của quần chúng

- Tổ chức hội thảo để tham khảo ý kiến

- Thông báo và tham khảo ý kiến đầy đủ với các chính quyền địa phương và các

cơ quan chính phủ trước và trong quá trình tiến hành các dự án du lịch

1.1.3.8 Đào tạo nhân viên

Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch

Một lực lượng lao động du lịch được đào tạo và có kĩ năng thành thạo không những đem lại lợi ích kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng của sản phẩm du

Trang 25

lịch, tính hiệu quả của tất cả các cấp và lòng tin tưởng, tự tin và tự nguyện công tác của nhân viên

Sự phát triển bền vững nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường giáo dục nhằm mục đích nâng cao sự phồn vinh về kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo nhận thức về quản lý môi trường là then chốt cho sự phát triển tổng hợp bền vững

Các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên

- Đưa những vấn đề về môi trường, văn hóa và xã hội vào chương trình đào tạo

- Nâng cao vị trí của cán bộ địa phương các cấp

- Đề cao ý thức tự hào trong công việc và sự chăm lo đến cộng đồng địa phương

- Khuyến khích việc giáo dục đa văn hóa và các chương trình giao lưu văn hóa

- Đào tạo nhân viên hiểu biết bản chất phức tạp của du lịch hiện đại

- Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý người địa phương

1.1.3.9 Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm

Việc cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có tránh nhiệm sẽ nâng cao

sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội của nơi tham quan, đồng thời làm tăng thêm sự thỏa mãn của du khách

Các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác tiếp thị du lịch

- Giáo dục du khách trước khi đến điểm du lịch và hướng dẫn cho họ những điều

“cần làm”, những điều “không cần làm” về phương diện môi trường

- Sử dụng chiến lược tiếp thị tôn trọng các dân tộc, cộng đồng và môi trường các địa phương

- Làm cho du khách nhận thức được trách nhiệm của họ đối với địa phương du lịch

- Tiếp thị du lịch phải trung thực tương ứng với sản phẩm và chất lượng tour du lịch đã chào bán

- Cung cấp thông tin cho du khách về việc tôn trọng các di sản văn hóa và thiên nhiên của các địa phương

Trang 26

- Khuyên bảo những cách xử sự đúng đắn như ăn mặc, tập quán tôn giáo, thức ăn

đồ uống, đi lại, lịch sử và chính trị

1.1.3.10 Tiến hành nghiên cứu

Tiếp tục giám sát và nghiên cứu sự phát triển du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp việc giải quyết những tồn tại và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho du khách

- Phổ biến các kết quả nghiên cứu và điều tra đến các cơ quan trung ương, địa phương, đội ngũ nhân viên du lịch và công chúng

1.1.4 Các yêu cầu của sự phát triển du lịch du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững phải tiếp cận và thực hiện môt cách toàn diện, hài hòa các yêu cầu sau:

Trang 28

Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng không đồng nghĩa với sự khai thác triệt để và phá hủy môi trường

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên

1.2.1.1 Vị trí đại lý (Phụ lục hình ảnh - hình 1, 2)

Lý Sơn có tọa độ địa lý là 15040’ Vĩ độ Bắc, 1090 Kinh độ Đông

Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, được tách ra từ huyện Bình Sơn theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam vào năm 1992 Huyện đảo Lý Sơn bao gồm đảo Lớn (còn gọi là cù lao Ré), đảo Bé (còn gọi là cù lao Bờ Bãi) Ở phía đông Cù lao Ré còn có hòn Mù Cu, là một bãi đá nhô cao trên mặt biển Lý Sơn nằm ở phía Đông Bắc, cách cảng Sa Kỳ 15 hải lý (hơn 30km), cách cảng nước sâu và khu công nghiệp Dung Quất 25 hải lý về phía Đông Diện tích của huyện khoảng 11km2 nhưng dân

số lên đến hơn 21.158 người (2009) Người dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề trồng hành tỏi và đánh bắt hải sản, ngoài ra còn trồng đậu, ngô

Lý Sơn có mối quan hệ gần gũi và chặt chẽ với các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi như Dung Quất, Tp Quảng Ngãi  đã tạo nên những lợi thế không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng như du lịch

Lý Sơn cùng với KDL Mỹ Khê, KDL Sa Huỳnh tạo thành một tam giác phát triển

du lịch biển với quy mô lớn Đảo nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam Còn xét trong tổng thể tỉnh Quảng Ngãi, thì huyện đảo nằm án ngữ trên con đường ra biển Đông của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung qua cửa ngõ Dung Quất Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính tiền tiêu của đất nước, có vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc

độ phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai

1.2.1.2 Địa hình

Địa hình của Lý Sơn nhìn chung tương đối bằng phẳng, không có sông ngòi lớn (chỉ có một số suối nhỏ được hình thành vào mùa mưa) và có độ cao trung bình từ 20 - 30m so với mực nước biển

Trang 29

Trên địa bàn huyện có 5 hòn núi dạng bát úp (Thới Lới, Giếng Tiền, Hòn Sỏi, Hòn Tai, Hòn Vung) được hình thành do hoạt động của núi lửa, trong đó cao nhất là núi Thới Lới (169m) Xung quanh các chân núi, địa hình có dạng bậc thềm, độ dốc từ 80° đến 150° Phần lớn diện tích đất của đảo có độ dốc dưới 800, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và bố trí khu dân cư. 

Dạng địa hình nguồn gốc núi lửa chiếm tới 70% diện tích đảo Đây là những đối tượng quan trọng để bố trí các công trình xây dựng, đồng thời là những điểm tham quan thiên nhiên rất ngoạn mục của các tuyến du lịch biển – đảo Lý Sơn

Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển gồm các dạng: vách mái vòm – bóc mòn, vách mái mòn, bãi biển mài mòn, bãi biển mài mòn - tích tụ Bãi biển mài mòn tích tụ và thềm tích tụ làm thành một đồng bằng bằng phẳng, nghiên thoải, hơi lượn sóng, độ dốc dưới 8°, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và bố trí dân cư Đây chính là những vùng tập trung dân cư và là địa bàn sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện

Địa hình bờ biển của huyện phần lớn là các vách và hốc sóng vỗ bờ tạo nên các hốc hang khá đẹp (Hang Câu, Chùa Hang,…) Chính những địa hình vách dốc này đã tạo cho đảo những nét hùng vĩ có giá trị về tham quan, du lịch Huyện đảo Lý Sơn nằm trên thềm lục địa có độ sâu trung bình dao động 50 – 60 m

Về mặt địa hình là đồng bằng tích tụ - mài mòn nghiên thoải bị chia cắt bởi các máng trũng với độ sâu khác nhau Điểm sâu nhất trong lãnh thổ huyện là 120 m, ở phía Đông Địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, do vậy có thể sử dụng làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểm trên biển

1.2.1.3 Khí hậu

Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, song cũng có một vài đặc điểm của khí hậu hải đảo Do Lý Sơn là huyện đảo trên biển Đông, lại có vĩ độ thấp, nên chế độ nắng thuộc loại dồi dào nhất trong hệ thống các đảo ven bờ nước ta với tổng

số giờ nắng trung bình năm khoảng 2430,3giờ/năm Nguồn nhiệt cao và độ nắng lớn trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn có thể tiến hành khai thác cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng quanh năm, đồng thời có thể sử dụng nguồn quang năng này để bố trí các trạm

Trang 30

điện mặt trời phục vụ nhu cầu năng lượng của cư dân trên đảo. Điều kiện khí hậu, thời tiết của huyện được xác định như sau: 

- Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, song có năm đột xuất do sự chèn ép của khối không khí lạnh phía Bắc nên có gió bão vào tháng 4 và tháng 5

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau Thời gian này tập trung khoảng 71% lượng mưa của cả năm, có năm lượng mưa lên đến 2.600 mm, gây ngập úng phần lớn diện tích trồng tỏi

- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,50C

 Các tháng có nhiệt độ cao nhất là 6, 7, 8, nhiệt độ lên đến 360C

 Tháng có nhiệt độ thấp nhất là 12, 1, 2, nhiệt độ khoảng 22 – 230C Song

có năm chênh lệch nhiệt độ khá cao (thấp nhất 170C và cao nhất 350C) Tổng luợng bức xạ hằng năm trên 2.000 cal

- Độ ẩm không khí trung bình hằng năm 85% Độ ẩm cao nhất vào tháng 3, tháng 4 khoảng 90 – 91% Độ ẩm thấp nhất vào tháng 8 khoảng 78 – 80 %

- Vào mùa Đông có hướng gió thịnh hành là Bắc và Đông Bắc với tốc độ gió trung bình 2,4 – 3,3 m/s, mùa hè hướng gió thịnh hành là Đông và Đông Nam Hằng năm ở huyện có 130 ngày gió cấp 6 trở lên

1.2.1.4 Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy huyện đảo Lý Sơn có các loại đất sau:

- Đất cát bằng ven biển (Cb): có diện tích 42 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên, phân bố viền quanh đảo tiếp giáp với mép ven biển Loại đất này chủ yếu thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ)

- Đất cát biển (C): có diện tích 110 ha, chiếm 11,03% diện tích tự nhiên, phần lớn tập trung ở xã An Vĩnh Diện tích đất này đã được sử dụng chủ yếu làm khu dân cư và cải tạo để sản xuất nông nghiệp

- Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk): có diện tích 845 ha, chiếm 84,76% diện tích tự nhiên Đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo Trong diện tích này

Trang 31

có 558 ha (chiếm 64,51%) có tầng dày trên 100 cm, độ dốc dưới 8º, độ màu mỡ khá, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình trở lên, thích hợp cho phát triển nhiều cây trồng khác nhau

1.2.1.5 Đặc điểm thủy văn

Vùng biển Lý Sơn có chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có từ 18 – 20 ngày thủy triều lên cao, độ lớn trung bình kỳ nước cao nhất là 1,2 – 2,0 m; độ lớn trung bình kỳ nước kém là 0,5 m Thủy triều thay đổi trong ngày, nước rút ra xa khỏi bờ khoảng 500 m

từ 06 giờ sáng đến 17 giờ chiều, sau đó nước biển dâng lên vào ban đêm

1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.2.2.1 Dân số và sự phân bố dân cư

Theo thống kê đến 31/12/2009 dân số của toàn huyện đảo có 21.158 người

Mật độ dân số của huyện là 2.022 người/km2 Mật độ dân số các xã trong huyện có

sự chênh lệch khá lớn Cao nhất là ở xã An Vĩnh 2.732 người/km2; An Hải 1.623 người/km2 và An Bình 690 người/km2 Dân số ở huyện phân bố ở các xã như sau:

- Xã An Vĩnh có 11.422 người chiếm 56,66% số dân toàn huyện

- Xã An Hải có 8.260 người chiếm 40,98% số dân toàn huyện

- Xã An Bình có 476 người chiếm 2,36% số dân toàn huyện

Toàn huyện hiện có 4.420 hộ gia đình (quy mô hộ là 4,56 người/hộ), trong đó có 3.792 hộ nông lâm nghiệp, chiếm 85,79%; 628 hộ phi nông nghiệp, chiếm 14,21% Cơ cấu dân số, số hộ theo thành phần kinh tế của huyện năm 2009 được thể hiện ở bảng phụ lục 1

1.2.2.2 Hoạt động nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 15.556 triệu đồng (2009)

Trồng trọt: Hành, tỏi, ngô là ba cây trồng chủ lực của huyện nhưng cung cấp ra

thị trường dưới dạng hàng thô chưa qua sơ chế Ngoài ra huyện còn trồng một

số loại cây khác như: đậu xanh, đậu phụng, dưa hấu, mè, rau muống, Hiện nay, Lý Sơn đã được nhiều người biết đến với tên gọi "Vương quốc tỏi" Hành tỏi Lý Sơn đã được công nhận thương hiệu cấp Quốc gia

Trang 32

Chăn nuôi: Chủ yếu là bò, dê, lợn, gà, vịt nhưng chưa hình thành trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô như các huyện khác mà chủ yếu là chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình Số lượng đàn gia súc, gia cầm hiện nay của huyện trên 6.000 con

1.2.2.3 Thủy sản

Do được bao bọc xung quanh là biển nên Lý Sơn là huyện có điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so với các huyện khác của tỉnh trong lĩnh vực khai thác sử dụng nguồn tài nguyên biển Đây là lĩnh vực có thế mạnh nhất của huyện Khả năng nuôi trồng thủy sản tại vùng biển Lý Sơn khá lớn với tổng diện tích có thể phát triển lên tới 250 ha

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện quyết định thu nhập của hơn 50%

cư dân của huyện, sản lượng khai thác chiếm gần 1/3 tổng sản lượng khai thác của toàn tỉnh nhưng chủ yếu tập trung lĩnh vực khai thác thủy sản nước mặn với các hình thức như: lặn, câu, lưới cước, lưới trủ, lưới ru, vây ngày, vây đêm, rút chì, chong đèn… mang lại hiệu quả kinh tế cao

Là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Sản lượng đánh bắt hải sản tăng bình quân hằng năm khoảng 23.000 tấn Sáu tháng đầu năm 2010 đạt 13.829 tấn, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2009 và bằng 48,9% kế hoạch năm Hiện nay, toàn huyện có 408 chiếc tàu thuyền, với tổng công suất 30.878 CV (mã lực) Bình quân hàng năm đóng mới được hơn

16 chiếc tàu thuyền

1.2.2.4 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 20.327 triệu đồng (2009) Công nghiệp hầu như chưa có gì, chủ yếu tập trung phát triển tiểu thủ công nhiệp, với 236 cơ sở sản xuất, chủ yếu tập trung phát triển các ngành nghề: sản xuất đá lạnh, cơ khí nhỏ, khai thác đá xây dựng, may mặc, mộc dân dụng, chế biến nước mắm,… nhưng còn nhỏ lẻ mang tính chất hộ gia đình chủ yếu chưa có cơ sở sản xuất nào có quy mô do thiếu nguồn điện, thiếu cơ sở hạ tầng để phát huy thế mạnh của ngành Huyện đã quy hoạch chi tiết điểm Công nghiệp - làng nghề xã An Hải, với quy mô 60 ha nhưng đến nay

Trang 33

vẫn chưa xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng, nguyên nhân cơ bản vẫn là tình trạng thiếu nguồn điện

1.2.2.5 Thương mại – dịch vụ

Doanh thu ngành thương mại dịch vụ đạt 143.951 triệu đồng (2009)

Toàn huyện có 625 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân cùng hợp tác xã đang hoạt động có hiệu quả, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển KT-XH của huyện đảo

Do đặc thù của huyện đảo cách xa đất liền, hoạt động thương mại chủ yếu lưu thông bằng đường thủy, nhưng vào mùa biển động đảo bị chia cắt thì việc cung ứng hàng hóa từ đất liền ra đảo và ngược lại hết sức khó khăn Hơn nữa hệ thống thương mại, dịch

vụ của huyện hầu như chưa có gì chủ yếu là các chợ nhỏ và các điểm buôn bán nhỏ lẻ Hiện nay, toàn huyện có 03 chợ, trong đó, chỉ 01 chợ huyện và 02 chợ xã (An Vĩnh và An Hải), riêng ở xã An Bình chưa có chợ Huyện chưa hình thành Trung tâm thương mại, chưa có siêu thị nên việc trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân còn gặp nhiều khó khăn

1.2.2.6 Giáo dục

Lý Sơn đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS Hiện nay, toàn huyện có 01 trường THPT với 950 học sinh, 02 trường THCS, 04 trường tiểu học, 03 trường mầm non Tổng số học sinh các cấp là 5.380

em, bình quân cứ 03 người dân có 01 người đi học, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp hằng năm đạt

từ 90 - 100%, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp bình quân hằng năm đạt từ 30%

1.2.2.7 Y tế

Toàn huyện có 01 Trung Tâm Y Tế và 01 Trạm Y Tế Xã Tổng số giường bệnh là

50 giường, tổng số y Bác Sĩ là 09 người, công suất sử dụng giường bệnh đạt từ 40 – 50%

Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn từ tuyến huyện đến tuyến xã hiện nay còn thiếu thốn, lạc hậu nên chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân

Trang 34

1.2.2.8 Công nghệ thông tin - thông tin liên lạc

Hiện nay, trên địa bàn có 12 dịch vụ Internet tư nhân đang hoạt động và có khoảng

300 máy vi tính, các đơn vị hành chính có khoảng 200 máy, trong đó có khoảng 135 máy kết nối mạng Internet, bình quân có khoảng 3,6 cán bộ công chức/01 máy

Toàn huyện hiện có 3.502 thuê bao điện thoại cố định và khoảng 325 thuê bao điện thoại di động, đã phủ sóng 03 mạng điện thoại: Vinaphone, Mobiphone, Viettel

1.2.3 Tài nguyên du lịch ở huyện đảo Lý Sơn

1.2.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Hang Câu (Phụ lục hình ảnh – hình 3, 4)

Trên đảo Lý Sơn, hang Câu là hang động lớn thứ hai sau chùa Hang, được tạo ra từ vách núi Thới Lới, nằm tại xã An Hải Khác với chùa Hang, cửa hang Câu rộng và cao như mái vòm khổng lồ, cao hơn 20 m (từ mặt đất), dựng nghiêng chồm ra biển Đông Trần hang và vách hang là mái nhà chung của các loài chim én và chim nhạn Phía trước và hai bên hang, sóng biển xâm thực mạnh đã tạo nên những bãi biển tuyệt đẹp, nằm gọn trong các bức tường thành bằng đá Cát ngày càng được bồi đắp nhiều hơn do việc nạo vét xây dựng vũng cảng Mù Cu

Ngoài việc mang lại nhiều giá trị kinh tế trong hoạt động du lịch, hang Câu là nơi

ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn, có tác động rất mạnh về yếu tố tâm linh đến người dân đảo

Lý Sơn, cũng như nhiều du khách đã viếng thăm nơi này Việc như đã trở nên một thông

lệ tự nhiên, vào buổi chiều tà, những đôi trai gái yêu nhau đều dắt nhau ra hang Câu để cầu nguyện cho tình duyên của họ được mãi vững bền, cũng như những người đã có gia đình là sự hạnh phúc, đầm ấm,… Sau khi cầu khấn xong, mỗi người sẽ cầm một viên đá ném lên cửa hang, nếu viên đá không rơi xuống (do cấu tạo cửa hang là một phiến đá lớn chìa ra ngoài), tức là lời nguyện ước của họ (tin rằng) đã được chứng dám

Miệng núi lửa giếng Tiền (Phụ lục hình ảnh – hình 5)

Lý Sơn có năm ngọn núi lửa diện tích to nhỏ khác nhau, đó là Thới Lới, Giếng Tiền, Hòn Sỏi, Hòn Vung, Hòn Tai Giếng Tiền là miệng núi lửa đẹp nhất quay về hướng Bắc, nằm tại xã An Vĩnh, kéo dài từ trung tâm đảo ra đến sát biển Bên trong miệng núi

Trang 35

lửa, hoạt động phun trào từ hàng triệu năm trước đã tạo nên một cao nguyên hình lòng chảo rộng 20 ha, có độ dốc thoai thoải từ đỉnh xuống đáy, trên thành lòng chảo có vòng cung phẳng hình chữ C Đỉnh của vòng cung khuyết ở phía biển, trên có ngọn Meo và bàn

cờ Tiên Theo truyền thuyết từ xa xưa, vào những ngày Sóc, Vọng (mồng Một, ngày Rằm), Chư Tiên thường giáng xuống ngọn Meo để thưởng ngoạn, đánh cờ Ngày nay, trên ngọn Meo vẫn còn dấu tích bàn chân khổng lồ, bước đi lún đá và bàn cờ (như bàn cờ tướng), bằng nham thạch Nhưng gần đây, sau các biến động phức tạp của thời tiết, trên ngọn Meo đã xuất hiện vết nứt, vì những lí do an toàn nên chính quyền địa phương khuyến cáo khách tham quan không nên leo lên ngọn núi này

Ngoài ra, trong lòng chảo của miệng núi lửa này hình thành nên một giếng nước ngọt gọi là Giếng Tiền Giếng nước này tạo ra một con suối nhỏ chảy giữa lòng chảo đến miệng vòng cung Đây là nguồn nước quan trọng phục vụ tưới tiêu cho cánh đồng hoa màu bên dưới

Chùa Đục (Đỉnh Liêm Tự) (Phụ lục hình ảnh – hình 6)

Về phía Tây của miệng núi lửa Giếng Tiền, cuối vòng cung là một triền dốc thoai thoải Nơi đây đã được xây dựng một con đường lát đá rộng 1,5 m từ chân núi lên đến đỉnh, với 200 bậc quanh co uốn lượn ẩn dưới các bóng cây dứa cổ thụ Chùa Đục nằm cách mặt biển 80 m, ở bậc thứ 150 tính từ dưới lên, nằm trong vách núi

Về sự hình thành chùa Đục, theo lời kể của cụ Trần Diện (thôn Tây, xã An Vĩnh):

“Vào đầu những năm 60 thế kỷ XX, có một nhà sư trẻ tên là Sư Nhẫn (quê Bình Định), ra đảo nói là tìm nơi tu hành để trốn lính Khi mới đến, ông tìm chỗ ở ẩn tại Đá Hai Sau mấy tháng, ông Nguyễn Doãn (là đạo hữu), thấy ông ở đấy không tốt, mới chỉ chỗ “hang cọp” (nay là chùa Đục), cho ông ở Trong quá trình tu hành, ông đã đục khoét cho hang rộng thêm, xây bàn thờ phật, vì lẽ đó nên lâu nay người dân vẫn quen gọi là chùa Đục”

Chùa có cấu tạo bởi ba động có diện tích khác nhau Động lớn nhất có diện tích khoảng 35 m2, chính giữa và hai bên là bàn thờ phật, phía trước có khoảng sân rộng 20

m2 Động thứ hai nằm liền kề động thứ nhất, có diện tích 15 m2; và động thứ ba nằm liên tiếp từ dưới lên có diện tích là 8m2 và mỗi động đều có bàn thờ Phật Dưới chân núi, phía

Trang 36

sau cổng chùa là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 30m hướng ra biển, càng tạo nên vẻ uy nghi cho ngôi chùa

Đảo Bé (Phụ lục hình ảnh – hình 7, 8)

Đảo Bé nằm về phía Bắc, cách đảo Lớn khoảng 7km, với diện tích tự nhiên là 0,63

km2 Trong đó, diện tích đất nông nghiệp có 14ha, đất lâm nghiệp khoảng 32 ha, còn lại là đất ở Dân số khoảng 450 người, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và nghề biển Đầu năm 2004, đảo Bé được thành lập xã có tên là An Bình Các cơ sở hạ tầng về phương tiện lấy nước mưa, đường, trường học, cầu cập cảng… đã lần lượt được đầu tư xây dựng

Đảo Bé không có núi nên không có mạch và giếng nước ngọt, chủ yếu dân đảo vẫn trữ nước mưa để dùng Quanh đảo có nhiều gộp, hang đá rất đẹp Khác với đảo Lớn, đảo

Bé có nhiều bãi biển nước trong xanh, cát mịn là điều kiện thuận lợi để tạo nên các bãi tắm

1.2.3.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

Các di tích lịch sử - văn hóa

 Chùa Hang (Phụ lục hình ảnh – hình 9, 10)

Đã từ lâu, chùa Hang được mọi người biết đến không chỉ là một trong ba di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia ở Lý Sơn mà còn là một thắng cảnh "độc nhất vô nhị" mà thiên nhiên đã ban cho vùng đất đảo thân thương này

Chùa Hang là hang động lớn nhất trong hệ thống hang động ở đảo Lý Sơn Hang

đá này được tạo thành từ một vách đá dựng đứng, cao gần 20 m ở ngọn núi Thới Lới, do

bị nước biển xâm thực trong thời kỳ biển tiến Hang có bề ngang 30 m ăn sâu trên 25 m vào núi theo kiểu hàm ếch ngoài cửa cao 15 m, thấp dần vào phía trong Ở đó có những

kỷ đá, giường đá rất đẹp Trước cửa hang là những cây bàng phễu cổ thụ, cành lá xum xuê Chùa Hang là nơi thờ Phật (nên còn có tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự) kết hợp thờ 7 vị tiền hiền làng Lý Hải

 Đình làng An Hải (Phụ lục hình ảnh – hình 11)

Một di tích khác ở Lý Sơn được công nhận DTLS – VH cấp quốc gia là đình làng

và nhà thờ tiền hiền An Hải Tọa lạc tại thôn Ðông - xã An Hải, được xây dựng vào năm

Trang 37

1820 và trùng tu bốn lần vào các năm 1926, 1938, 1943, 1974, nhưng vẫn còn giữ nguyên được những nét chính của kiến trúc ban đầu Cổ diềm đình với nhiều mô típ mai - điểu, lưỡng long triều nhật, Đình làng An Hải là nơi thờ Đức Thiên Y A Na (còn gọi là Chúa Ngọc), nữ thần tối cao trong Vương quốc Chămpa, là vị thần che chở và đem lại sự thịnh vượng với hình tượng đã được Việt hoá Ðây là ngôi đình làng cổ nhất và cũng là nơi duy nhất các lễ hội, sinh hoạt văn hóa (tế tiền hiền, đua thuyền, vật, ném còn, ) được duy trì liên tục cho đến nay ở Quảng Ngãi

Các vị tiền nhân đã lựa chọn một địa điểm tốt nhất trong làng để xây dựng đình, hội đủ điều kiện về địa lý, phong thủy vừa là trung tâm của làng Phía trước đình An Hải sát biển, tiện cho việc tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống, phía sau là núi Thới Lới và

ở xa khu dân cư nên tạo được không gian uy nghi, yên tĩnh

Đình làng xây dựng theo hình tam sơn, có ba ngôi: đình Thượng, đình Trung, đình

Hạ, theo kiểu nhà rường đủ gỗ và trên lợp tranh sen Một thời gian sau đình Thượng được xây lại bằng vôi gạch, mái lợp ngói theo kiểu kiến trúc cổ Năm 1943 đình Trung, đình Hạ được xây lại mới bằng vật liệu nặng và quy mô cho đến ngày nay, vào năm 1999 được trùng tu do Nhà nước cấp kinh phí

Đình làng An Hải là một di tích kiến trúc cổ, quy mô lớn nhất trên đảo Lý Sơn, có một số hiện vật và tài liệu quý còn lưu lại nên đã được Nhà nước ta công nhận DTLS -

VH cấp Quốc gia vào năm 1997

 Di tích Âm Linh Tự (Phụ lục hình ảnh – hình 12)

Di tích Âm Linh Tự nằm ở vạn Vĩnh Lợi, thôn Tây, xã An Vĩnh, cạnh con đường nối hai đầu huyện đảo Lý Sơn Âm Linh Tự được nhân dân trong làng, vạn xây dựng từ giữa thế kỷ 17 và đã qua rất nhiều lần trùng tu nên đến nay di tích này vẫn còn khá nguyên vẹn Năm 1993, di tích Âm linh tự làng An Vĩnh đã được xếp hạng DTLS - VH cấp tỉnh Tháng 04/2010, Âm Linh Tự lại tiếp tục được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là DTLS - VH cấp quốc gia

Âm Linh Tự vốn là nơi thờ phụng những người không may bỏ mình vì nhiều lẽ nhưng dần dần đã trở thành nơi phối thờ những người lính Hải đội Hoàng Sa, kiêm quản

Trang 38

Trường Sa Đài chiến sĩ trận vong hình thang tứ trụ trước Âm Linh Tự vẫn uy nghiêm tưởng niệm những người đi lính Hoàng Sa, là những người mà Triều Nguyễn đã phong danh hiệu "Hùng binh Hoàng Sa", để tri ân họ trong việc mở mang và xác lập chủ quyền

tổ quốc trên biển Đông xa xôi, cách đây chừng vài trăm năm trước

 Khu lưu niệm Hải đội Hoàng Sa (Phụ lục hình ảnh – hình 13, 14)

Nhân Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, ngày 29/4/2010, Sở VH, TT&DL tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức khánh thành Khu lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Khu lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa gồm đình làng An Vĩnh có quy

mô bao gồm đình Thượng, đình Hạ, đình Trung, kết cấu hệ thống đỡ mái bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương theo kiến trúc cổ có tổng diện tích sử dụng 1200 m2 Ngay sau khi khánh thành, đình làng An Vĩnh được chọn làm địa điểm chính để tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa Trong khu lưu niệm còn có nhà trưng bày với 70 hình ảnh, hơn 80 tài liệu, sách báo, tạp chí, 50 hiện vật liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các hạng mục phụ trợ Trong khuôn viên nhà trưng bày còn có cụm tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Trường Sa), gồm ba nhân vật, cao 4,5m bằng chất liệu đá xanh Thanh Hóa, mặt hướng ra biển Đông và được đặt trên khối bệ bằng

bê tông

Cũng vào dịp này, mộ chí các Cai đội Phạm Quang Ảnh, Võ Văn Khiết cũng được

tu bổ, tôn tạo

Ngoài ra còn có nhiều di tích, đền thờ, chùa chiền khác cũng có những nét độc đáo,

cổ kính riêng của chúng Tất cả tạo nơi một vẻ đẹp mộc mạc và thiêng liêng

Lễ hội truyền thống

 Lễ đua thuyền tứ linh (Phụ lục hình ảnh – hình 15)

Lễ hội đua thuyền truyền thống ở đảo Lý Sơn có những nét tương đồng nhưng đồng thời cũng có những nét dị biệt so với lễ hội đua thuyền ở Tịnh Long (huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi) Theo các thư tịch cổ, thì người Việt ra khẩn hoang lập ấp ở Lý Sơn

Trang 39

vào đầu thế kỷ XVIII, muộn hơn ít nhất một thế kỷ so với ở đất liền Trong gia phả của các dòng họ đầu tiên ra khai phá đảo, thì họ từ đất liền Quảng Ngãi ra khai phá, chứ không phải trực tiếp từ Bắc vào đảo Gia phả của nhiều dòng họ này còn cho biết, nhiều người có gốc từ Huế, vào Quảng Ngãi định cư ở Rừng Lăng, sau chuyển xuống vùng Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Kỳ , trước khi ra định cư ở đảo Như vậy, lễ hội đua thuyền

ở Lý Sơn có thể đã có mối quan hệ nào đó với lễ hội ở Tịnh Long, hoặc xa hơn nữa, là Huế

Theo văn tế cúng "bát tổ" (8 vị tổ), và "thất tộc" (7 vị tiền hiền), thì lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn bắt đầu từ năm 1826, nghĩa là trên 100 năm sau khi những người Việt đầu tiên ra định cư ở đảo Điều này không có gì là khó hiểu Phải có một thời gian lâu dài dành cho việc khai khẩn, ổn định chỗ ở, dân số phát triển đủ đông, người ta mới có thể tổ chức một lễ hội cộng đồng qui mô, đòi hỏi nhiều công và của cũng như trình độ nghệ thuật cao như đua thuyền

Lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn xuất hiện sau lễ hội của người Tịnh Long, cũng không thể thu hút nhiều người ở vùng khác đến như ở Tịnh Long, vì Lý Sơn là một đảo nhỏ, cách đất liền 25km, nhưng chắc chắn việc đua thuyền ở đây có quy mô và qui cũ hơn nhiều Lý Sơn có hai đơn vị hành chính ngang nhau là hai xã trước kia là Bình Vĩnh và Bình Yến, sau lập huyện đổi lại là An Vĩnh và An Hải và mỗi xã đều hình thành 4 thuyền,

đủ bộ "tứ linh" (Long, Ly, Quy, Phụng) Các thuyền cũng đặt ở nơi am miếu để thờ cúng:

ở xã An Vĩnh, thuyền Long thờ tại miếu Hoà Lân, thuyền Phụng tại lăng Cồn, thuyền Ly tại dinh Chàm, thuyền Quy ở lăng Nghĩa Tự Ở xã An Hải, thuyền Long thờ ở lăng Cồn, thuyền Ly đặt ở lăng Trung Hoà, thuyền Qui ở lăng Trung Yên, thuyền Phụng ở dinh Tam Toà Cũng như ở Tịnh Long, thuyền đua ở Lý Sơn có dáng thon dài, bề ngang nơi rộng nhất 1,4m, chiều dài 9,5m Trước kia, thuyền được làm bằng khung gỗ, mê tre (có trát dầu rái chống thấm) Sau này, mê tre được thay bằng mê nhôm hoặc đuya-ra, vừa chống thấm tốt, vừa bảo quản được các hoa văn chạm khắc (chứ không chỉ vẽ như ở Tịnh Long) Khi ghe được đưa đi hạ thuỷ, người ta cũng tổ chức cầu cúng vào đêm trước, sáng sớm trước khi đua và sau khi đua, để tạ ơn tổ tiên và các vị thần linh

Trang 40

Hàng năm vào rằm tháng 7, cúng tế các vị tiền hiền, người ta cũng tổ chức đua thuyền, nhưng chủ yếu vẫn là đua thuyền vào dịp đầu Xuân, kéo dài 4 ngày, từ mồng 4 đến mồng 8 tháng Giêng (Âm lịch) Mỗi thuyền đua có từ 18 đến 20 người, trong đó có người Đập then (còn gọi là lái nhịp), và Tổng lái (đội trưởng) Cũng như ở Tịnh Long, mỗi thuyền đua ở Lý Sơn đều có một đồng phục riêng tùy thích, nhưng bao giờ các vận động viên cũng chít khăn đỏ trên đầu Trường đua ở đây dài từ 800 đến 1000 mét Tất nhiên, sự thắng bại trong cuộc đua tùy thuộc ở toàn đội, ở sự khoẻ mạnh, dẻo dai của các thành viên trong đội

Tuy không thu hút được dân nhiều địa phương khác đến, nhưng đổi lại, những ngày đua thuyền thật sự là những ngày hội của người dân toàn đảo Cùng với tiếng trống giục, cờ phất là tiếng reo hò vang dậy suốt dọc bờ biển trong những ngày đầu xuân khiến không khí ắng lặng hàng ngày đã hoàn toàn được xua tan, thay vào đó là niềm vui tươi, phấn chấn Người ta tin rằng những thuyền đua thắng cuộc thì việc làm ăn trong năm sẽ được khấm khá, phát đạt và gặp nhiều may mắn

Lớp tín ngưỡng xa xưa của lễ hội đua thuyền có thể là tín ngưỡng thờ mặt trăng, nếu cần tìm ở một tầng sâu hơn sẽ là tín ngưỡng thờ thần biển, nhưng hiện tại, lớp tín ngưỡng ấy đã nhạt nhòa Vì vậy, trên lát cắt đồng đại, lễ hội đua thuyền chỉ còn lắng đọng niềm tin tín ngưỡng của người dân

Lễ hội đua thuyền hàng năm ở Lý Sơn, ngoài những ý nghĩa như đã nói, còn là nơi tập luyện và thử thách sự dẻo dai, rèn luyện ý chí, kích thích con người phấn đấu vươn lên làm ăn, xây dựng quê hương giàu đẹp

 Lễ khao lề thế lính Hoàng sa – Trường Sa (Phụ lục hình ảnh – hình 16, 17, 18)

 Lễ Khao lề và cúng thế lính Hoàng Sa

- Lễ khảo tế trước ngày xuất quân

Trước ngày xuất quân, tại đình làng, các vị cả làng phải làm lễ cầu khẩn chư vị thần linh, các vong hồn chiến sĩ đã hy sinh từ trước, phù hộ cho “phiên dịch” này ra đi

được bình yên trở về

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo du lịch thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo tình hình thực hiện chương trình phát triển du lịch năm 2011 và kế hoạch năm 2012, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện chương trình phát triển du lịch năm 2011 và kế hoạch năm 2012
2. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu và Nguyễn Kim Hồng, 1997, Địa lý du lịch. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 264 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch
Nhà XB: Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh
1. Địa danh – Di tích – Thắng cảnh, http://lyson.gov.vn/dia-danh-di-tich-thang-canh.html Link
2. Kinh tế Lý Sơn, http://lyson.gov.vn/kinh-te-ly-son.html Link
3. Văn hóa - Ẩm thực, http://lyson.gov.vn/van-hoa-am-thuc.html Link
4. Lý Sơn, http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_S%C6%A1n Link
5. Thăm đảo Lý Sơn, http://thethaovanhoa.vn/320N20090804012952750T138/tham-dao-ly-son.htm Link
3. Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn, Báo cáo tình hình tổng kết thực hiện nghị quyết số 45/2007/NQ-HĐND huyện về việc thông qua Đề án phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2015 Khác
4. Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn, Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18/2006/NQ-HĐND ngày 12/7/2006 về Đề án: xử lý rác thải huyện Lý Sơn giai đoạn 2006-2010 Khác
5. Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn, Đề án phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn giai đoạn 2011-2012 và định hướng đến năm 2020 Khác
6. Tạ Quy, 2011, Bài giảng tổng quan về du lịch Quảng Ngãi. Tài liệu tham khảo từ internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w