1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA YOK DON, TỈNH ĐĂK LĂK

115 592 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 7,38 MB

Nội dung

Tuy nhiên trong những năm vừa qua tình hình hoạt động du lịch sinh thái tại đây còn chưa phát huy được tiềm năng tài nguyên hiện vốn có.. 1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: Mục tiêu của đề tài là áp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA YOK DON, TỈNH ĐĂK LĂK

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HOÀI THANH Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành : DU LỊCH SINH THÁI

Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7 năm 2010

Trang 2

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA YOK DON

Tác giả

NGUYỄN THỊ HOÀI THANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường , chuyên ngành Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

TS NGÔ AN

Tháng 6 năm 2010

Trang 3

Xin chân thành cám ơn Ban quản lý và các anh, chị công nhân viên Vườn quốc gia Yok Don đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi, là những người đã luôn thương yêu và là điểm tựa để tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt thời gian qua

Sinh viên:

Nguyễn Thị Hoài Thanh

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Đak Lak” được thực hiện từ tháng

3/2010 đến tháng 6/2010 với các nội dung:

- Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái của VQG Yok Don

- Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái của VQG Yok Don

- Phát phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn ba đối tượng là: du khách, nhân viên và cộng đồng địa phương trong VQG Yok Don

-Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Yok Don dựa vào ma trận SWOT

Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tóm tắt sau đây:

1 Khái quát VQG Yok Don về: vị trí địa lí, địa hình cảnh quan, khí hậu, thủy văn,

và cơ sở hiện trạng hạ tầng

2 Phân tích hiện trạng phát triển DLST Yok Don bao gồm cơ sở vật chất và cơ sở

hạ tầng, các hoạt động quảng cáo và tuyên truyền du lịch, các dự án đầu tư

3 Phân tích các tài nguyên du lịch của VQG Yok Don bao gồm tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, hệ thống các di tích

4 Phân tích ma trận SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Yok Trong đó cho thấy VQG Yok Don chưa phát huy nhiều yếu tố bên trong kết hợp với những cơ hội để phát triển DLST

5 Đã thực hiện đánh giá hoạt động du lịch VQG Yok Don thông qua 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường

6 Đã đề xuất các giải pháp phát triển bền vững trong hoạt động DLST Vườn quốc gia Yok Don bao gồm những giải pháp ưu tiên nhất, những giải pháp tiếp theo

và những giải pháp cần xem xét Từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH viii

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Một số vấn đề cơ bản về DLST và DLST bền vững 3

2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái: 3

2.1.2 Những yêu cầu của DLST: 4

2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của Du lịch sinh thái 5

2.1.4 Du lịch sinh thái bền vững: 6

2.2 Tổng quan về VQG Yok Don 6

2.2.1 Quá trình hình thành: 6

2.2.2 Vị trí địa lý: 8

2.2.3 Điều kiện tự nhiên: 9

2.2.4 Chức năng và nhiệm vụ: 11

2.2.5 Cơ cấu tổ chức: 11

2.2.6 Tình hình kinh tế xã hội trực tiếp liên quan đến VQG Yok Don: 12

2.2.7 Cơ sở vật chất hạ tầng liên quan đến dịch vụ du lịch VQG Yok Don 14 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Nội dung nghiên cứu 16

3.2 Phương pháp nghiên cứu 16

3.2.1 Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST VQG Yok Don 16

3.2.2 Điều tra ý kiến của du khách, nhân viên và cộng đồng địa phương 17

3.2.3 Đề xuất giải pháp phát triển DLST VQG Yok Don: 18

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

4.1 Hiện trạng về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nhân văn cho DLST: 20

4.1.1 Hiện trạng về sinh thái cảnh quan: 20

4.1.2 Hiện trạng tài nguyên thực vật VQG Yok Don 21

4.1.3 Hiện trạng tài nguyên sinh thái động vật rừng: 24

4.1.4 Sông Sêrepôk và nguồn tài nguyên của sông trong VQG: 26

4.1.5 Di tích văn hoá: 27

4.1.6 Văn hoá lễ hội: 29

4.1.7 Danh lam thắng cảnh: 31

Trang 6

4.2 Đánh giá về tài nguyên DLST VQG Yok Don 33

4.2.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái 33

4.2.2 Các sản phẩm du lịch sinh thái VQG Yok Don 34

4.2.3Ý nghĩa và giá trị tài nguyên rừng VQG Yok Don 35

4.3 Hiện trạng hoạt động DLST VQG Yok Don 36

4.3.1 Các cơ sở pháp lý hoạt động du lịch sinh thái VQG Yok Don 36

4.3.2 Quan điểm phát triển du lịch sinh thái của VQG Yok Don 37

4.3.3 Các cơ sở kinh doanh và dịch vụ du lịch có liên quan 37

4.3.4 Tình hình khách du lịch đến VQG Yok Don: 40

4.3.5 Doanh thu từ du lịch: 42

4.3.6 Hiện trạng tổ chức quản lý du lịch ở VQG Yok Don: 44

4.3.7 Nhận xét hiện trạng hoạt động DLST VQG Yok Don: 45

4.4 Kết quả điều tra xã hội học về hoạt động DLST VQG Yok Don 46

4.4.1 Kết quả phỏng vấn du khách: 46

4.4.2 Kết quả về bảng phỏng vấn nhân viên VQG Yok Don: 50

4.4.3 Kết quả bảng phỏng vấn về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch VQG Yok Don: 50

4.5 Đề xuất các giải pháp phát triển DLST VQG Yok Don 52

4.5.1 Phân tích SWOT đối với du lịch sinh thái VQG Yok Don: 52

4.5.2 Đề xuất một số giải pháp cụ thể phát triển DLST VQG Yok Don 55

4.6 Hiệu quả phát triển DLST: 60

4.6.1 Hiệu quả về kinh tế: 60

4.6.2 Hiệu quả về xã hội: 60

4.6.3 Hiệu quả về bảo tồn thiên nhiên và môi trường: 60

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Kiến nghị 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 7

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN: Bảo tồn thiên nhiên

DLST: Du lịch sinh thái

ĐDSH:Đa dạng sinh học

GD MT: Giáo dục môi trường

SWOT: Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội- Đe dọa (Strengths- Weaknesses- Opportunities- Threats )

ĐDSH: Đa dạng sinh học

IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

TP: Thành phố

VQG: Vườn quốc gia

VNPPA : Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Cấu trúc tổ thành các Taxon của hệ thực vật tại VQG Yok Don 23

Bảng 4.2 : Thành phần động vật có xương sống trên cạn và dưới nước 25

Bảng 4.3 : Số lượng khách du lịch đến VQG Yok Don qua các năm: 41

Bảng 4.4: Số liệu thống kê khách du lịch đến Đăk Lăk qua các năm: 42

Bảng 4.5:Doanh thu từ du lịch của VQG Yok Don: 42

Bảng 4.6 : Doanh thu từ du lịch của tỉnh Đăk Lăk 43

Bảng 4.7 Phân tích SWOT đối với hoạt động DLST tại VQG Yok Don 52

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ vị trí VQG Yok Don 8

Hình2.2: Bộ máy tổ chức VQG Yok Don 12

Hình 4.1 Một số kiểu rừng đặc trưng của VQG Yok Don 23

Hình 4.2 Chìa vôi Mê Kông 25

Hình 4.3 Chà vá chân đen 25

Hình 4.4 Bò rừng 26

Hình 4.5 Cu li nhỏ 26

Hình 4.6 Nhà lào cổ ở Buôn Đôn 28

Hình 4.7 Tháp Chăm Yang Prông 30

Hình 4.8 : Thác bảy nhánh 31

Hình 4.9: Thuyền đưa khách qua sông 40

Hình 4.10:Khu nhà nghỉ tại VQG Yok Don 40

Hình 4.11.Một số hình ảnh về hoạt động du lịch của VQG Yok Don 40

Hình 4.12 :Biểu đồ thể hiện lượng khách đến VQG Yok Don 41

Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch VQG Yok Don 43

Hình 4.14: Sơ đồ tổ chức của trung tâm DLST - GDMT 44

Hình 4.15: Biểu đồ đánh giá yếu tố thu hút khách DLST VQG Yok Don 46

Hình 4.16: Biểu đồ thể hiện hiệu quả của các hình thức thông tin vềDLST 47

Hình 4.17:Biểu đồ thể hiên tình trạng khách du lịch quay lại VQG Yok Don 48

Hình 4.18: Biểu đồ thể hiện mục đích của du khách khi đến VQG Yok Don 49

Trang 10

Chương 1:

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Khi xã hội ngày phát triển, con người tạo ra được nhiều của cải vật chất thì nhu cầu của con người không chỉ đơn thuần là ăn, mặc…mà còn có nhu cầu hưởng thụ Chính là điều kiện để ngành du lịch ngày càng phát triển, đặc biệt con người có

xu hướng muốn đi đến những nơi mà hoang dã, môi trường hoang sơ, có các loài quý hiếm và văn hoá bản địa của cộng đồng địa phương Tại thị trường Việt Nam, dòng khách du lịch nội địa ngày càng có xu hướng chuyển dịch từ vùng đồng bằng ven biển lên các vùng núi, cao nguyên, VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên

Cùng với việc nỗ lực bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hoá phục vụ du lịch sinh thái, hiện nay nhiều khu bảo tồn, vườn quốc gia đã được sử dụng trong hoạt động du lịch sinh thái VQG Yok Don có hệ sinh thái rừng khô hạn, là hệ sinh thái độc đáo và điển hình cho cả 3 nước Đông Dương Một trong những nhiệm vụ quan trọng của VQG Yok Don là phát triển du lịch sinh thái theo quy định nhằm góp phần công tác bảo tồn ĐDSH, cải thiện đời sống người dân địa phương, bảo vệ an ninh quốc phòng Tuy nhiên trong những năm vừa qua tình hình hoạt động du lịch sinh thái tại đây còn chưa phát huy được tiềm năng tài

nguyên hiện vốn có Với đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển DLST VQG Yok Don , tỉnh Đak Lak” là sự mong muốn của tôi để có thể góp phần

sự phát triển du lịch tỉnh nhà nói chung và sự phát triển của VQG Yok Don nói riêng

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:

Mục tiêu của đề tài là áp dụng các phương pháp nghiên cứu nhằm khảo sát được hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái, hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Yok Don, từ đó đề xuất giải pháp phát triển phù hợp cho hoạt động du lịch sinh thái tại đây

Trang 11

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

-Tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG Yok Don

- Hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Yok Don

- Điều tra xã hội học với 3 đối tượng du khách, nhân viên, cộng đồng địa phương

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Không gian:Vườn Quốc Gia Yok Don

- Thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010

Trang 12

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DLST VÀ DLST BỀN VỮNG:

2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái:

Theo Phạm Trung Lương (năm 2002) , “Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm mới và tương đối rộng, được hiểu từ những góc độ khác nhau Đã

có nhiều định nghĩa về du lịch sinh thái được đưa ra:

Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được ra vào năm

1987 do Hector Ceballos- Lascurain: “ Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá”

Định nghĩa của Nepal:

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập

từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”

Định nghĩa của Malayxia:

“ Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của

du khách không lớn, và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế”

Định nghĩa của Autralia:

“Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên và được quản lý bền vững về mặt sinh thái”

Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế

“Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương”

Trang 13

Từ nhiều định nghĩa đưa ra, nhưng để có sự thống nhất về khái niệm về DLST thì Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức Quốc tế như WTO, ESCAP, WWF, IUCN…có sự tham gia của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức Hội thảo Quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999 Và đã đưa ra một định nghĩa về DLST tại Việt Nam:

“ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương ”

Và khái niệm về DLST tại Việt Nam được nêu rõ trong luật du lịch (2005):

“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”

Từ các định nghĩa này có thể thấy DLST có các đặc trưng sau:

• Dựa vào thiên nhiên và các nền văn hoá bản địa, chủ yếu ở các khu BTTN

• Chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên bền vững

• Hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên

• Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

• Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hoá bản địa

• Đảm bảo cho nhu cầu thưởng thức của các thế hệ mai sau không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các du khách hôm nay

2.1.2 Những yêu cầu của DLST:

Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (Theo Phạm Trung Lương, 2002):

Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của các

hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology)

Trang 14

Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2 điểm:

− Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu cac đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương

− Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc Các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách

− Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa” Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm

Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách

du lịch Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm

2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của Du lịch sinh thái

Hoạt động DLST cần tuân theo một số nguyên tắc sau (theo Phạm Trung Lương, 2002):

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn

- Bảo vệ môi trừơng và duy trì các hệ sinh thái

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa bản địa : Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh

Trang 15

hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi

hệ sinh thái đó Hậu quả là làm tác động trực tiếp trực tiếp đến DLST

- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này, thì ngược lại, DLST dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương

2.1.4 Du lịch sinh thái bền vững:

Khái niệm DLST bền vững (Theo Lê Huy Bá, 2006):

“ DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”

Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thỏa mãn các nhu cầu trong tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống Như vậy phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội một cách bền vững nhờ công nghệ khoa học tiên tiến mà còn phải đảm bảo những điều kiện môi trường thiết yếu cho con người đang tồn tại và cho các thế hệ tương lai

Phát triển DLST bền vững phải đảm bảo phát triển cân bằng cả ba mục tiêu:

- Mục tiêu xã hội: nâng cao sức khỏe, trình độ, văn hóa cộng đồng

- Mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP

- Mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trường

2.2 TỔNG QUAN VỀ VQG YOK DON:

Theo VQG Yok Don (2003), thông tin về VQG này như sau:

2.2.1 Quá trình hình thành:

Những cơ sở pháp lý hình thành Vườn Quốc Gia Ỵok Don:

Theo quyết định số 473/TCCB ngày 14-6-1986 của Bộ lâm nghiệp về việc thành lập Ban quản lý khu rừng cấm Yok Don trực thuộc Cục kiểm lâm

Trang 16

Quyết định số: 06/TCCB ngày 05-01-1990 của Bộ lâm nghiệp thành lập Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới, có đơn vị trực thuộc là Khu BTTN Yok Don

Quyết định số 78/TCLĐ ngày 10-02-1990 của Bộ lâm nghiệp về việc chuyển giao khu BTTN Yok Don trực thuộc Cục kiểm lâm sang Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam

Quyết định số 352/CT ngày 29-10-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) về việc phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn Quốc Gia Yok Don với diện tích tự nhiên là 58.200 ha

Quyết định số 301/TCCB ngày 24-6-1992 của Bộ lâm nghiệp về việc thành lập Vườn Quốc Gia Yok Don

Quyết định số 39/2002/QĐ –TTg ngày 18/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ

về việc mở rộng Vườn Quốc Gia Yok Don, được chia thành 115 tiểu khu với ba phân khu chức năng:

• Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích : 80.947 ha

• Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích : 30.426 ha

• Phân khu hành chính dịch vụ : 4.172 ha

Trang 17

2.2.2 Vị trí địa lý:

Hình 2.1 Bản đồ vị trí VQG Yok Don (Nguồn: Hồ Văn Cử, 2008)

Trang 18

Vườn Quốc Gia Yok Don nằm gần trung tâm của bán đảo Đông Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 500 km về phía Bắc và cách Thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh Đăk Lăk) 40 km về phía Tây, thuộc vùng địa lý sinh học Nam Trung

• Phía Tây: Là biên giới Việt Nam –Campuchia dài 102 km

2.2.3 Điều kiện tự nhiên:

2.2.3.1 Địa hình:

Toàn bộ VQG nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dần

từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình

200 m so với mặt nước biển, chia thành 2 dạng chính như sau:

- Địa hình đồi và núi thấp: Phân bố rải rác dọc theo bờ phải sông Sêrepok là dãy Cư M’Lan chạy suốt từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới gần trung tâm huyện Buôn Đôn với đỉnh cao nhất là đỉnh Cư’Mlan (502 m), và các đỉnh 498 m,

382 m… Bờ trái sông Sêrepôk có ngọn núi thấp là Yok Đa (466 m) Gần ranh giới phía Nam là dãy núi thấp Yok Don (482 m) được đặc trưng bằng kiểu rừng lá rộng thường xanh nên đã được chọn làm tên gọi cho VQG Yok Don

- Địa hình tích tụ phân bố dọc sông Sêrepôk và các suối khác trong vùng Điều kiện địa hình tướng đối bằng phẳng thuận lợi cho sự tồn tại của các loài thú lớn như voi, trâu rừng, bò rừng

2.2.3.2 Thổ nhưỡng:

Trong khu vực VQG Yok Don có 4 nhóm đất chính sau đây:

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến (Fs), là sản phẩm phong hoá từ các

đá trầm tích, phiến sét có tuổi Jura, phân bố ở những vùng có địa hình đồi núi thấp

Trang 19

Đất nghèo dinh dưỡng và tầng mỏng, từ thịt nặng đến cát pha; khả năng thấm và giữ nước kém ; về mùa khô bị chai rắn, chiếm 2,5 % diện tích của VQG Yok Don

- Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát kết (Fq ): Tầng đất dày 30 – 50 cm, nhiều thành phần cát, ít mùn, thường có kết von; phân bố ở vùng đồi thấp hai bên bờ sông Sêrepôk độ cao từ 300 m trở xuống Loại đất này chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (64,7 %)

- Nhóm đất xám (Xa): phát triển trên đá mẹ Granite và trầm tích hỗn hợp Mezozoi, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, tỷ lệ đá lẫn cao Đất chua, nghèo mùn dễ bị xói mòn, rửa trôi, có kết von đá ong Phân bố ở độ cao

từ 200 -250 m hai bên bờ sông Sêrepôk và chân đồi thấp hữu ngạn sông, chiếm 26,4% diện tích

- Đất dốc tụ (D) thuộc nhóm đất nâu vàng trên đá Bazan(Fu): Đây là đất phù

sa bồi tụ; tầng đất mặt khá tuơi xốp, màu xám đen, lẫn nhiều chất hữu cơ và sỏi sạn Thành phần cơ giới thịt pha cát, đất tốt hơn các loại đất trên, có khả năng canh tác nông nghiệp Loại đất này phân bố ven sông và các suối lớn chiếm 6,4 % diện tích 2.2.3.3 Khí hậu-thuỷ văn:

- Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể và thường bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất , gây khó khăn cho đời sống nhân dân trong vùng

Hướng gió chính trong mùa mưa là gió Tây Nam, ngoài ra còn có gió Đông Bắc và gió Đông Nam trong mùa khô

™ Thủy văn:

VQG Yok Don nằm trong lưu vực sông Mêkông bằng nhánh sông Sêrepôk (Đăkrông) Phần chảy qua Vườn khoảng 60 km, mùa khô lòng sâu khoảng 2 – 3 m, mùa lũ có thể sâu từ 5 – 10 m Sông có nhiều thác ghềnh, khó đi lại bằng thuyền

Trang 20

nhưng lại là một trong những tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nếu được quan tâm đầu tư khai thác như:thác 7 nhánh, thác C3…Trong Vườn còn có nhiều suối nhỏ như: Đăk Na, Đăk Nor, Đăk Kên, Đăk Lau…và có nhiều suối cạn có nước theo mùa

Lượng mưa bình quân năm:1588 mm

Lượng mưa cao nhất:1750 mm

Độ ẩm bình quân năm: 81 %

™ Chế độ gió:

Hướng gió chính trong mùa mưa là gió Tây Nam, ngoài ra còn có gió Đông Bắc

và Đông Nam trong mùa khô Đặc điểm khí hậu đã chi phối các hoạt động kinh tế

xã hội, và môi trường sinh học trong vùng Điểm nổi bật là mùa khô kéo dài, độ ẩm giảm, lượng bốc hơi lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng trong vùng Đây

là nguyên nhân chính gây nên các vụ cháy thảm thực bì hàng năm vào mùa khô

2.2.4 Chức năng và nhiệm vụ:

Theo quyết định 576/QĐ/KL-VP của Cục kiểm lâm thì chức năng và nhiệm vụ của Vườn Quốc Gia Yok Don là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái; giáo dục môi trường theo quy hoạch và pháp luật

2.2.5 Cơ cấu tổ chức:

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ quan trọng, cao cả và đầy khó khăn trên, trước năm 2010 thì Vườn gồm có 125 cán bộ công nhân viên, nhưng sau đó vì tình hình thực tế bảo vệ rừng, thì cơ cấu của VQG lên tới 225 cán bộ công nhân viên, cơ cấu tổ chức: Bộ máy của Vườn bao gồm ban giám đốc, hạt kiển lâm và các phòng

Trang 21

nghiệp vụ: phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch tài vụ, phòng khoa học kỹ thuật, ban du lịch và ban quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản

Hình2.2: Bộ máy tổ chức VQG Yok Don

(Nguồn: Ban quản lý VQG Yok Don,2009) Ghi chú:TC-HC= Tổ chức hành chính, KH-TV=Kế hoạch tài vụ, KH-KT=Khoa học kỹ thụât, TTDLST-GDMT=Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, ĐT-XDCB= Đầu tư xây dựng cơ bản

2.2.6Tình hình kinh tế xã hội trực tiếp liên quan đến VQG Yok Don:

2.2.6.1 Trong phạm vi vùng lõi VQG Yok Don: Theo Dự án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái VQG Yok Don (2008)

VQG Yok Don có diện tích 115.545 ha, và có buôn Đrăng Phôk nằm ở phía Tây khu trung tâm VQG Yok Đôn, cách Trung tâm ban quản lý VQG 20 km Buôn nằm trong vùng lõi VQG bên dòng sông Sêrepok về phía hữu ngạn

Tổng diện tích (thuộc vùng lõi) toàn buôn là 190,2 ha; trong đó đất nông nghiệp là 93,6 ha (chủ yếu là đất lúa nước một vụ 60,2 ha) Sông Sêrepok chảy qua buôn dài 1km, cung cấp nước sinh hoạt, và có hồ Buôn Đrăng Phôk là một hệ thống mương dẫn nước từ hồ về tưới nước cho cánh đồng của buôn Buôn Đrăng Phôk là buôn vùng 3, với kinh tế xã hội chưa phát triển Toàn buôn có 54 hộ với 302 người, trong đó có người M’Nông , Kinh, Êđê, J’Rai, Lào

Tổng số lao động là 130 người, 85 % dân số sống bằng sản xuất lâm nghiệp,

và một số hộ buôn bán nhỏ Trong những năm lại đây đường giao thông tại buôn đã

Trang 22

được nâng cấp nên điều kiện thuận lợi hơn, tuy nhiên kinh tế các hộ gia đình trong buôn còn thấp, chủ yếu làm nương rẫy và vẫn còn sống dựa vào rừng

2.2.6.2 Vùng đệm VQG Yok Don:

Vùng đệm của VQG Yok Don gồm 7 xã, thuộc 3 huyện, 2 tỉnh sau (Theo Hồ Văn Cử, 2008) : xã Ea Bung, xã Cư M’Lan (huyện Ea súp-Đăk Lăk), xã Krông Ana, xã Ea Huar, xã Ea Ver (huyện Buôn Đôn- Đăk Lăk), xã Ea Pô, xã Đăkwil

(huyện Cư Jut- Đăk Nông) có tổng diện tích là 122.195 ha với 70 thôn buôn

Trong vùng có 15 dân tộc khác nhau; trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (48,5 %) Cộng đồng dân cư ở đây có thể chia làm 3 nhóm: 1) Cộng đồng dân cư bản địa : chủ yếu là M'Nông, Ê đê, Lào, Gia rai, Ba na, Miên 2) Cộng đồng người kinh định cư trước năm 1975: tập trung dọc theo các trục giao thông 3)Cộng đồng người kinh và các dân tộc phía bắc (Thái, Nùng, Tày, Dao, H’Mông, Cao Lan) di cư đến sau năm 1980 theo chương trình di dân của chính phủ và di cư tự do

™ Tình hình y tế và giáo dục:

Các xã trong vùng đệm đều có trạm y tế Vấn đề khó khăn hiện nay là thiếu cán

bộ y tế, chỉ có 23 cán bộ y tế gồm 13 y tá và 10 bác sỹ trên tổng số dân 32.232 người Cho nên công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng bị hạn chế

Số lượng học sinh ở đây chỉ có 6.967 em chiếm 21,6 % tổng dân cư trong vùng

Tỷ lệ mù chữ của cộng đồng là 21,7 % Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của cộng đồng nói chung

™ Cơ sở hạ tầng:

- Giao thông: Tuy địa hình khá bằng phẳng, không xa trung tâm huyện Buôn Đôn và thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng điều kiện giao thông trong 7 xã vùng đệm còn nhiều khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa Toàn bộ hệ thống đường liên thôn là đường đất, chỉ có một tuyến đường nhựa từ Buôn Ma Thuột đi Ea Súp (tỉnh lộ 1A) Điều này đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế do khó khăn trong việc vận chuyển hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm

- Thông tin liên lạc: Các xã trong vùng đệm VQG Yok Don đã có điện thoại Các phương tiện thông tin nghe, nhìn cũng đã tiếp cận với cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng địa phương Đây là điều kiện thuận lợi

Trang 23

cho công tác truyền thông quản lý bảo vệ rừng của VQG Yok Don đến từng thôn bản

2.2.7 Cơ sở vật chất hạ tầng liên quan đến dịch vụ du lịch VQG Yok Don

2.2.7.1 Phương tiện đến VQG Yok Don:

VQG Yok Don cách TP Hồ Chí Minh hơn 400 km theo đường bộ về phía Nam, và cách trung tâm TP Buôn Mê Thuột về phía Đông

Phương tiện để khách du lịch có thể đến VQG khá thuận tiện, có thể đi bằng ôtô đến thẳng VQG hoặc khách từ tỉnh khác đến bằng máy bay đến Buôn Mê Thuột, sau đó bắt xe buýt tuyến số 15 Đó cũng là điều kiện thuận lợi khi đến VQG Yok Don 2.2.7.2 Hệ thống đi lại trong VQG Yok Don:

Từ trước đến nay khi du khách muốn từ văn phòng trung tâm VQG qua sông Sêrepok thì phải dùng thuyền nhưng hiện nay chiếc cầu bêtông đang được xây dựng

Mạng lưới đường trong VQG tương đối thuận lợi do địa hình tương đối bằng phẳng Có đường 14 C chạy từ Nam ra Bắc dọc theo biên giới Việt Nam- Campuchia, từ đây có các nhánh đường nối với các mạng lưới giao thông của các tỉnh khác Ngoài ra trong Vườn còn có mạng lưới đường mòn, đường tuần tra có thể

đi bằng xe máy, xe đạp qua các trạm bảo vệ:

-Đường tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M’Lan đến đồn biên phòng số 2

-Đường tỉnh lộ từ Bản Đôn, qua buôn Đrăng Phôk đến đường 14 C sát biên giới

-Đường đi trạm kiểm lâm số 3, qua trạm 5 gặp đường 14 C đến đồn biên phòng

Nói chung hệ thống giao thông trong VQG Yok Don tương đối thuận tiện 2.2.7.3 Hệ thống cung cấp nước:

Tại trung tâm VQG đã có hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt với công suất 100 m3/ngày đêm, đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho văn phòng ban quản lý, khu phòng tập thể của nhân viên, và các dịch vụ khác

2.2.7.4 Hệ thống cung cấp điện:

Hệ thống điện đã đầy đủ ở VQG và các buôn làng xung quanh, đảm bảo đầy

đủ nhu cầu sử dụng điện trong việc sinh hoạt và các dịch vụ khác Và ngày càng

Trang 24

hoàn chỉnh hệ thống, tăng công suất trạm biến áp để đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt, dịch vụ…

2.2.7.5 Bưu chính viễn thông:

Trong VQG có đầy đủ các mạng điện thoại di động như: Vinaphone, Mobiphone, Viettel…thậm chí có thể liên lạc tốt ở vùng biên giới Ngoài ra có thể liên lạc bằng điện thoại cố định, điện tín, hệ thống Internet, Fax ra ngoài tỉnh, trong nước, và quốc tế Hệ thống truyền hình tuy đã phát nhiều kênh, nhưng vẫn còn thiếu, vì hệ thống ăngten Parabol của VQG chưa cung cấp đầy đủ các kênh truyền hình

Trang 25

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên VQG Yok Don

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Yok Don

-Điều tra xã hội học bằng bảng câu hỏi về hoạt động du lịch sinh thái VQG Yok Don với ba đối tượng: du khách, nhân viên và cộng đồng địa phương

-Phân tích ma trận SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Yok Don

-Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái theo hướng bền vững

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

3.2.1 Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST VQG Yok Don

Được thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng các giá trị tài nguyên của VQG Yok Don nhằm phục vụ du lịch sinh thái, đồng thời xác định hiện trạng hoạt động DLST tại đây Các phương pháp được áp dụng để thực hiện nội dung này bao gồm:

™ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Thu thập và nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn với mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận

về du lịch sinh thái, xác định đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng hoạt động

du lịch tại VQG Yok Don, và một số vấn đề liên quan Các nguồn tài liệu bao gồm:

- Các tài liệu, số liệu do Ban quản lý VQG Yok Don, ở các cơ quan khác (Sở văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Đăk Lăk, Uỷ ban nhân dân huyện Buôn Đôn…) cung cấp

- Các số liệu từ các tài liệu thống kê qua các báo cáo của các cơ quan, các tổ chức, các dự án liên quan đến địa điểm nghiên cứu

- Các tài liệu, sách tham khảo, các website, các văn bản liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

™ Phương pháp bản đồ:

Trang 26

Bản đồ được sử dụng nhằm mục đích phân tích các lợi thế về vị trí địa lý của VQG, về sự thể hiện các hệ sinh thái đặc thù, các tuyến du lịch trong VQG chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện sự phân bố lãnh thổ của VQG, các hệ sinh thái đặc thù, đặc biệt là sơ đồ các tuyến du lịch

™ Phương pháp khảo sát thực địa :

Việc khảo sát thực địa nhằm nắm rõ tình hình thực tế tại VQG, kiểm tra, bổ sung những tài liệu đã thu thập để đưa ra những đề xuất phù hợp nhất Công tác khảo sát thực địa bao gồm 2 đợt:

-Đợt 1: từ ngày 6/03/2010 đến 16/03/2010 với các nội dung chính là: Khảo sát sơ bộ tìm hiểu các loại hình du lịch tại đây, các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nhân văn tại đây

-Đợt 2: từ 15/04/2010 đến 25/04/2010 với nội dung chính là khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Yok Don

3.2.2 Điều tra ý kiến của du khách, nhân viên và cộng đồng địa phương tại VQG Yok Don:

™ Phương pháp điều tra xã hội học:

Điều tra xã hội học giúp thu thập những ý kiến đóng góp từ du khách, nhân viên của VQG và người dân, đem lại các yếu tố khách quan để đánh giá hiện trạng hoạt động DLST VQG Yok Don

Phương pháp điều tra xã hội gồm 3 bước: xác định đối tượng điều tra và xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thông qua việc phát phiếu câu hỏi kết hợp phỏng vấn và cuối cùng là phân tích kết quả

Đối tượng điều tra:

• Du khách: phỏng vấn gồm nhiều đối tượng khác nhau về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp nhằm nắm bắt được nhu cầu, nhận xét liên quan đến vấn đề du lịch sinh thái của từng đối tượng Tổng số phiếu thu được là 50 phiếu

• Cộng đồng địa phương sinh sống xung quanh VQG: nhằm tìm hiểu sự tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch của VQG Tổng số phiếu thu được là 27 phiếu

Trang 27

• Nhân viên của Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường VQG: nhằm tìm hiểu nhận thức của nhân viên về bảo tồn thiên nhiên, và du lịch sinh thái, nghiệp vụ du lịch của nhân viên, sự hài lòng, ý thức công việc của nhân viên Tổng số phiếu thu được là 25 phiếu

3.2.3 Đề xuất giải pháp phát triển DLST VQG Yok Don:

™ Phương pháp ma trận SWOT:

Được sử dụng trong đề tài xác định 4 yếu tố:

-Phân tích điểm mạnh (S= strength), điểm yếu (W= weakness) là sự đánh giá từ bên trong, tự đánh giá về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ mục tiêu) hay điểm yếu (cản trở mục tiêu)

-Phân tích cơ hội (O= opportunities), thách thức (T= threats) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng), lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu)

Sau khi phân tích SWOT, kết hợp các nhóm yếu tố với nhau để thực hiện việc vạch ra giải pháp phát triển du lịch sinh thái cho VQG:

-Chiến lược S/O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ

-Chiến lược W/O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội

-Chiến lược S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách thử thách

-Chiến lược W/T: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu

™ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng nhằm mục đích đánh giá kết quả và đưa ra đề xuất trong đề tài Đối tượng và nội dung phỏng vấn bao gồm:

- Các nhân viên, ban quản lý đang công tác tại VQG: họ sẽ cung cấp thêm các thông tin để bổ sung và chỉnh lý lạo những thông tin mà đã thu thập được qua việc thu thập tài liệu Đồng thời, họ là người hiểu về công tác bảo tồn, về đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, về các vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái tại VQG nên sẽ đưa ra những ý kiến đống góp thực tiễn

- Các giảng viên tại ĐH Nông Lâm Tp.HCM: là những chuyên gia có kinh

Trang 28

nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giúp đề tài có giá trị thực tiễn cao

-Các chuyên gia về lĩnh vực DLST, bảo tồn tài nguyên:cung cấp những kiến thức, ý kiến cho đề tài

Trang 29

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 HIỆN TRẠNG VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN, VĂN HOÁ NHÂN VĂN CHO DLST:

4.1.1 Hiện trạng về sinh thái cảnh quan:

VQG Yok Don nằm ở phía Tây huyện Buôn Đôn, một phần phía Tây Nam huyện Ea Sup và diện tích nhỏ Tây Bắc huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông Diện tích trong VQG tương đối bằng phẳng có độ nghiêng từ Nam lên Bắc và từ Đông sang Tây Độ cao trung bình 180 m đến 200 m so với mặt biển và chia thành 2 dạng chính:

• Địa hình đồi và núi thấp:

Dạng địa hình này phân bố rải rác dọc theo bờ phải sông Sêrepôk Dãy núi Chư M’Lan chạy dài suốt từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới gần trung tâm huyện Buôn Đôn với đỉnh núi cao nhất là Chư M’Lan (502 m), tiếp đến có đỉnh 498

m, 382 m….và cuối cùng là đỉnh Chư Minh (484 m) Nằm ở bờ trái sông Sêrepôk

có ngọn núi thấp Yok Đa (466 m) Gần ranh giới phía Nam VQG là dãy núi độc lập Yok Don với đỉnh núi cao nhất là 482 m Yok Don cũng là biểu tượng mang tên VQG Đặc trưng chính của dãy núi Yok Don chính là kiểu rừng lá rộng thường xanh nằm giữa đại ngàn rừng Khộp

• Địa hình tích tụ phân bố dọc sông Sêrepôk và các suối lớn trong VQG: Với điều kiện địa hình bằng phẳng và có nhiều tràng cỏ rất thuận lợi cho sự tồn tại các loài thú lớn như voi, trâu rừng, bò rừng, nai, hươu…

VQG Yok Don nằm trong lưu vực sông Mê Kông với nhánh sông Sêrepôk Sông sêrepôk bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin phía Nam tỉnh Đăk Lăk, chảy ngược từ Nam lên Bắc qua VQG Yok Don và biên giới Việt Nam - Campuchia rồi đổ vào sông Mê Kông Phần chảy qua VQG có chiều dài hơn 60 km, mùa mưa thì lòng sông có chiều sâu từ 5 – 10 m, mùa khô thì nước cạn có độ sâu từ 2 - 3 m Sông có nhiều ghềnh thác khó đi lại bằng thuyền nhưng lại là tiềm năng phát triển

Trang 30

loại hình du lịch sinh thái bằng thuyền trên sông Ngoài ra, còn có một số ghềnh thác đẹp như thác Bảy Nhánh, Thác Phật cũng là địa điểm hấp dẫn để phát triển du lịch sinh thái tham quan nghỉ dưỡng Trong VQG Yok Don còn có nhiều dòng suối như Dăk Na, Dăk Nor, Dăk Kên, Dăk Lau… Những dòng suối này có nước trong mùa mưa và thường cạn vào mùa khô, nhưng cũng có dòng suối hình thành những bàu nước tồn tại cả hai mùa, đây cũng chính là nơi mà thú thường tập trung về trong mùa khô để uống nước

Do địa hình bằng phẳng và dễ đi lại, trong VQG đã hình thành những con đường trong thời kỳ chống Mỹ, cùng với những con đường mòn, đường tuần tra nên

hệ thống đường rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái tham quan học tập nghiên cứu các kiểu rừng độc đáo

4.1.2 Hiện trạng tài nguyên thực vật VQG Yok Don

4.1.2.1 Thảm thực vật rừng:

Do điều kiện khí hậu, địa hình đất đai của VQG Yok Don và những tác động của con người trong nhiều năm qua nên thảm thực vật rừng có nhiều đặc trưng riêng biệt và khá phong phú, biểu hiện qua các kiểu rừng

™ Kiểu rừng thưa lá cây họ Dầu:

Kiểu rừng này còn được gọi là rừng khộp bao gồm phần lớn là họ Dầu

(Dipterocarpaceae) Kiểu rừng thưa này chiếm diện tích rẩt lớn khoảng 96 %diện

tích tự nhiên của VQG

Trong rừng khộp có các loài cây ưu thế như Dầu đồng (Dipterocarpaceae tuberculatus), dầu trà beng (D.obtusifolius), dầu trai(D.intricatus), cẩm liên (Shorea siamensis), chiêu liêu(Terminalia tomentosa) và một số loài cây khác thuộc họ xoan (Meliaceae), họ đậu (Fabaceae), họ Re (Lauraceae)

Tầng dưới gồm các cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae)

Tầng thảm cỏ tươi có nhiều loài thuộc họ Hoà Thảo (Poaceae) và cỏ quyết ngành dương sỉ (Polupodiophyta)

™ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới:

Kiểu rừng thường xanh có diện tích nhỏ và phân bố ở những vùng núi thấp như Yok Đôn, Yok Đa, Chư Minh Những loài cây ưu thế trong rừng chủ yếu thuộc

Trang 31

các họ Giẻ (Fagaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Re (Lauraceae), họ Xoan (Meliceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae)

Ở tầng cây bụi thảm tươi là những loài cây thuộc họ Hoà Thảo (Poaceae) và quyết

thực vật

Trong rừng xanh có nhiều loài gỗ quý như Gõ Cà Te (Afzeliaxylocarpa), Trắc mật (Dalberga cochinchinensis), Giáng hương (Ptero carpus macrocarpus), Cẩm lai vú (Dallbergia mammosa) Trong rừng kín thường xanh có hệ thực vật và

động vật đa dạng, phong phú Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, nhất là các loài thú lớn như voi, Bò rừng, Hổ, Gấu…

™ Kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới:

Trong kiểu rừng này còn thấy xuất hiện rải rác các cây họ Dầu mà đại diện là

cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus) các loài cây ưu thế họ Bàng (Combretaceae), họ

Tử vi (Lythraceae) Ở trong các thung lũng hay ven sông suối chỉ có thuần loại cây Bằng lăng (Lagerstroemia calyculota)

Rừng kiểu nửa rụng lá, loài cây thường xanh ưu thế thuộc các họ Đậu

(Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae) Tầng cây bụi thảm tươi có nhiều cỏ quyết và Le vòng (Oxytenanthera sp), mọc dày

và cao dưới 5 m

™ Kiểu phụ thứ sinh rừng tre nứa, hỗn giao gỗ nứa:

Hệ sinh thái rừng này dọc theo các sông suối, hình thành sau nương rẫy và sau khai thác rừng dọc phía tả ngạn sông Sêrepôk, Đăk Na, quanh hồ Đăk Minh, Đăk Ken, Đăk Lau Những cây gỗ tiên phong tái sinh gồm các loài cây thuộc họ

Bàng (Combretaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ phụ tre nứa (Bambusea) có nhiều loài tre, trúc, và lồ ô phát triển mạnh Trong đó hệ

sinh thái này còn có Tuế lá xẻ, Địa liền và một số loài thuộc họ gừng

Trang 32

Hình 4.1 Một số kiểu rừng đặc trưng của VQG Yok Don

(Nguồn: VQG Yok Don, 2010) 4.1.2.2 Khu hệ thực vật:

Những nghiên cứu về đa dạng sinh học được thực hiện ở VQG Yok Don đã phát hiện được 858 loài thực vật, thuộc 129 họ, 478 Chi

Kết quả điều tra thống kê phân bố của các Taxon trong ngành được thể hiện

(Nguồn:Ban quản lý VQG Yok Don, 2008)

Số các loài thực vật có khả năng cung cấp gỗ với đường kính từ 20 cm trở

lên là 120 loài gồm nhiều loài gỗ như gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), gụ mật (Sindora siamensis), giáng hương (Pterocarpus macropus), cẩm lai (Dalbergia spp), cẩm liên (Shorea siamensis), dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), dầu trà beng (Dipterocarpus optusifolius) và nhiều loài được sử dụng làm dược liệu

Trang 33

Tài nguyên cây thuốc vô cùng phong phú với 476 loài (chiếm 55,74% tổng

số loài toàn hệ ) Trong đó có nhiều loài cây thuốc quý và được sử dụng rộng rãi

như : Cốt toái bổ (Drynaria fortunei ), Địa liền (Kaempferia spp )…

Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ:

- Nhóm các loài ăn được : có 141 loài (Chiếm 16,51%)với các dại diện như Lộc vừng, Trám, xoài rừng, sung, me rừng, rau ngót rừng

- Nhóm các cây làm cảnh : có 57 loài (chiếm 6,67%)với các đại diện như các loài lan, Lộc vừng, Sổ đất, Tuế

- Nhóm các loài cho dầu : có 18 loài (chiếm 2% ), Vườn quốc gia Yok don

Đặc trưng bởi rừng khộp, ở đó các loài họ dầu (Dipterocarpaceae) chiếm vai trì cực

16 loài, 8 loài theo Nghị định 32 của Chính phủ và có 3 loài bị cấm buôn bán tự do thương mại quốc tế theo CITES

4.1.3 Hiện trạng tài nguyên sinh thái động vật rừng:

Do đặc điểm của hệ sinh thái rừng khộp và điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng nên khu hệ động vật ở đây cũng mang tính điển hình Kết quả nghiên cứu qua bảng 4.2:

Trang 34

Bảng 4.2 : Thành phần động vật có xương sống trên cạn và dưới nước

(Nguồn:Ban quản lý VQG Yok Don, 2008)

Trong số 89 loài thú đã thống kê được có 39 loài được ghi trong Sách đỏ Thế

giới và Sách đỏ Việt Nam 2007 Kết quả thực địa cũng đã ghi nhận một loài mới

cho VQG Yok Don đó là loài cầy Giáng sọc (Viverra megaspila) Khu hệ chim

thống kê có 305 loài, trong số loài chim ghi nhận có 17 loài chim đang bị đe doạ

toàn cầu có trong Sách đỏ Việt Nam 2007 Trong số 31 loài được ghi nhận có 2 loài

cá trong Sách đỏ Việt Nam 2007 Trong số các loài bò sát và ếch nhái có 9 loài có

trong Sách đỏ Việt Nam

Hình 4.2 Chìa vôi Mê Kông- Hình 4.3 Chà vá chân đen-

Motacilla samveasnae Pygathrix nigripes

(Nguồn: VQG Yok Don, 2008) (Nguồn: VQG Yok Don, 2008)

Khu hệ thú của VQG đặc trưng cho sinh cảnh rừng thưa cây lá rộng rụng lá

theo mùa, với sự có mặt của nhiều loài thú lớn như : Voi (Elephas maximus), Bò

rừng (Bos javanicus), Bò tót (Bos gaurus), Nai (Cervus unicolor), Mang (Muntiacus

muntjak )

Trang 35

Hình 4.4 Bò rừng Hình 4.5 Cu li nhỏ

Bos javanicus d’ Alton, 1823 Nycticebus pygmaeus Bonhote,1907

(Nguồn: Hồ Văn Cử, 2008) (Nguồn: VQG Yok Don, 2008)

4.1.4 Sông Sêrepôk và nguồn tài nguyên của sông trong VQG:

™ Đặc điểm sông Sêrepôk:

Sêrepôk là một con sông đặc biệt chảy từ Nam lên Bắc, sau khi qua VQG Yok Don đổ vào sông lớn Mê Kông Sông Sêrepôk bắt nguồn từ vùng núi cao Yang Sin, chảy qua các vùng đồi núi tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông Trên dòng chảy của sông qua các bậc thềm của cao nguyên đã tạo nên các ghềnh thác đẹp như: thác Gia Long, thác Dray Nur, thác Krông Kmar dưới chân núi Chư Yang Sin Những thác này còn giữ vẻ đẹp hoang sơ trên núi rừng Tây Nguyên

Qua huyện Cư Jút- Đăk Nông vào địa phận VQG Yok Don, địa hình tương đối bằng phẳng qua cá bậc thềm tạo nên các ghềnh đá Dòng nước vẫn chảy siết nhưng qua các ghềnh tạo nên cảnh quan rất đẹp như Thác Bảy Nhánh, thác Phật hay thác

12 nhánh nằm trên đất Campuchia cạnh biên giới

Với chều dài hơn 60km chạy trong địa phận VQG qua các bậc thềm địa hình, sông Sêrepôk trong tương lai sẽ được khai thác để xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ

™ Tài nguyên sông Sêrepôk :

Nước mặt sông Sêrepôk thể hiện 2 mùa rõ rệt Mùa mưa nước sông lên cao trung bình 5-10m, dòng sông chảy siết Mùa khô nước cạn chảy chậm, độ sâu 2-3

m, đôi chỗ có thể lội qua được ở chiều cao ngang ngực

Đặc trưng mặt nước của VQG là hệ thống suối, hồ, đập, tất cả đều chảy ra sông Sêrepôk và hoà nhập với sông Mê Kông Bởi vậy khu hệ cá trong VQG quan hệ gần

Trang 36

gũi với khu hệ cá Nam Bộ và với khu hệ cá Lào, Campuchia Theo kết quả điều tra thống kê, khu hệ cá VQG Yok Don có 31 loài

Trong đó có 2 loài ở mức độ quý hiếm:

- Cá Ét mọi-Morulius chrysophekadion (Bleeker)

- Cá May –Gyrinocheilus aymorieri (Tirant)

4.1.5 Di tích văn hoá:

Rừng khộp như là một hiện tượng thiên nhiên ban tặng cho Tây Nguyên trong điều kiện khí hậu, địa hình và đất đai đặc biệt Những năm 80 của thế kỷ XIX Tây Nguyên vẫn là nơi hoang sơ, phải đến cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp bắt đầu

để ý đến và Thủ phủ Buôn Mê Thuột dần hình thành

Sang những năm đầu thế kỷ XX thực dân Pháp bắt đầu khai phá Tây Nguyên

từ những đồn điền cao su và cà phê

Những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, rừng núi Tây Nguyên và buôn làng đồng bào dân tộc trở thành căn cứ kháng chiến, đầu não của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam Trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 với chiến thắng mở màn Buôn Mê Thuột, rừng núi VQG Yok Don là địa điểm đóng quân và nơi xuất phát cánh quân phía Bắc tấn công vào Buôn Mê Thuột Bởi vậy không riêng Yok Don mà các vùng xung quanh còn ghi nhiều dấu tích lịch sử đấu tranh hào hùng giải phóng dân tộc của đất nước ta

™ Tháp Chăm Yang Prông:

Từ thị trấn Ea Súp theo đường liên huyện 25 km lên phía Tây Bắc đến xã Ea Lốp, từ xa chúng ta đã nhìn thấy một đám rừng xanh giữa một vùng đồng lúa và vườn cây ẩn chứa bên trong di tích của nền văn hoá Chăm xa xưa Đây là tháp ChămYang Prông tháp được xây dựng vào thế kỷ XIII và người Pháp phát hiện vào đầu thế kỷ XX, tháp có chiều cao 9 m, 4 cạnh tháp hình vuông mỗi cạnh dài 5 m Ở mỗi cạnh tường đều có cửa giả, nhưng chỉ có một cửa chính để ra vào quay về hướng Đông

Tháp đã được tu bổ một lần và có những biện pháp bảo vệ chống cho tháp không

bị xuống cấp Sự linh thiêng của ngôi tháp được thể hiện ở chỗ khu rừng xanh xung quanh tháp hầu như không bị tác động của con người Những cây cổ thụ như cây sao xanh, bằng lăng và một số cây khác đều có đường kính trên 1 m.Xung quanh

Trang 37

khu rừng này cách đây vài chục năm cũng là rừng thường xanh nguyên sinh nhưng

đã bị khai thác kiệt và trở thành đồng ruộng, vườn cây Duy nhất còn sót lại khu rừng già này bao bọc ngôi tháp cổ Bởi vậy Yang Prông không những có giá trị về tâm linh mà còn có giá trị về cảnh quan môi trường

Tháp Yang Prông mang những nét đặc trưng của nền văn hoá Chăm cổ xưa, còn viết lên những huyền thoại về sự giao lưu văn hoá giữa người Chăm và các dân tộc bản địa ở Đăk Lăk Đây cũng chính là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo tiếp nối với các kiến trúc người Chăm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

™ Nhà Lào cổ ở Buôn Đôn:

Buôn Đôn vốn là nơi định cư, sinh sống của cộng đồng đa dân, trong đó có sự định cư của nhóm dân tộc Lào Những người Lào sinh sống ở Buôn Đôn đã tạo nên sắc thái riêng của đất Tây Nguyên Bên cạnh cuộc sống sinh hoạt hàng ngày còn có

sự hiện hữu một ngôi nhà mang đậm nét kiến trúc cổ điển của sứ sở hoa Chăm Pa Ngôi nhà như một minh chứng cho sự hoà nhập tích cực trong đời sống vật chất văn hoá và tinh thần của nhóm dân tộc Lào anh em trên địa bàn

Ngôi nhà được khởi công xây dựng vào ngày 7/12/1883, khánh thành vào ngày 9/12/1885, toạ lạc trên diện tích 1000 m2 .Thời gian tính đến nay ngôi nhà đã tồn tại bền vững trên 120 năm Ngôi nhà mang tính độc đáo ở chỗ được làm hoàn toàn bằng gỗ, thiết kế theo kiến trúc Lào – Thái Ngôi nhà cổ được xem là một di sản văn hoá đáng trân trọng và cần được bảo vệ Ý nghĩa của ngôi nhà còn thể hiện ở sự chung sống bền vững của một cồng đồng đa dân tộc, trong môi trường sống hoà đồng, đoàn kết Đồng thời tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc mang nét đặc thù riêng của Buôn Đôn trong suốt quá trình hình thành và phát triển

Hình 4.6 Nhà lào cổ ở Buôn Đôn Hình 4.7 Tháp Chăm Yang Prông

(Nguồn: VQG Yok Don, 2010) (Nguồn: VQG Yok Don, 2010)

Trang 38

™ Mộ săn voi ở Buôn Đôn:

Người dân ở Buôn Đôn từ lâu đã nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng Và cũng ở nơi đây còn lưu truyền những câu huyền thoại và lưu giữ ngôi mộ của vua săn voi Khunjunob tài ba

Vua săn voi có tên thật là N’Thu Knul mang trong mình hai dòng máu Lào- Việt, lớn lên cùng núi rừng Tây Nguyên N’Thu Knul biết săn bắt và thuần dưỡng voi rừng và truyền nghề cho dân làng Ông được dân làng tin cậy và phong chức thủ lĩnh của buôn làng Ban đầu ngôi làng nằm trên những đảo nhỏ của 7 nhánh thuộc dòng sông Sêrepôk (ngày nay gọi là thác Bảy Nhánh) tạo thành một làng đảo bên sông Làng có nghĩa là Buôn, còn đảo là Đôn nên nơi đây có tên gọi là Buôn Đôn Khi nước lũ trên nguồn tràn về, để bảo vệ dân N’Thu Knul đã di dời dân làng đến nơi ở mới gần đó và giữ tên Buôn Đôn cho đến ngày nay

Trong cuộc đời mình, N’ Thu Knul đã săn được hơn 300 con voi rừng, trong đó

có một con voi trắng gọi là bạch tượng Con voi này ông đã đem tặng cho Hoàng gia Thái Lan Cảm kích trước tấm lòng của N’Thu Knul, nhà vua Thái Lan đã ban tặng ông danh hiệu “Khunjunob” có nghĩa là “ vua săn voi”

Năm 1938, Khunjunob qua đời, mộ ông được người cháu tên R’Leo K’Nul chôn cất và ba năm sau làm lễ bỏ mả và xây cất mộ theo kiến trúc cổ M’Nông-Lào Hiện nay bên cạnh phần mộ Khunjunob còn có mộ của người cháu R’Leo K’Nul, người kế tục nghề săn voi và nắm giữ kỷ cương, luật lệ của buôn làng

4.1.6 Văn hoá lễ hội:

™ Hội đua voi:

Ở Buôn Đôn, hội đua voi được tổ chức hàng năm vào tháng 3 hàng năm Vào những ngày này những đàn voi từ các buôn xa gần kéo nhau về dự hội rất náo nhiệt Những lán trại mọc lên san sát cho các chủ voi từ các buôn làng xa đến ở sớm để chuẩn bị cho ngày đua voi Sân đua là một bãi đất trống có chiều dài khoảng 400-

500 m, chiểu rộng đủ chỗ cho 30 con voi xếp hàng ngang

Đến giờ chuẩn bị vào cuộc đua, các quản voi cho voi xếp hàng ngay ngắn ở điểm xuất phát Sau một hồi tù và cất lên vang dậy cả núi rừng, cả đàn voi xông lên tiến thẳng về phía trước trong tiếng cồng chiêng và reo hò cổ vũ của mọi người

Trang 39

Cuộc đua tiến hành dưới sự điều khiển của quản voi với nhiều nội dung thi như: chạy tốc độ, kéo cày, ném gỗ, vượt sông…

Ngày hội đua voi hàng năm là dịp để các chủ voi, quản voi trổ tài về khả năng thuần dưỡng voi Đồng thời Hội đua voi cũng là một trong những ngày hội truyền thống mang sắc thái của các dân tộc Tây Nguyên mà không nơi nào có được trên đất nước Việt Nam

™ Văn hoá cồng chiêng:

Hàng năm khi gió rừng tràn về mùa màng thu hoạch xong hay vào thời điểm tháng ba Tây Nguyên là lúc mọi buôn, mọi nhà chuẩn bị mừng lễ hội Từ lễ đặt tên cho con, đến lễ trưởng thành, trao vòng đính hôn, đến lễ bỏ mả đều không thể thiếu được tiếng cồng chiêng

Cồng chiêng không chỉ để giao lưu với thần linh, thông tin đến mọi người trong buôn làng, mà còn là linh hồn của người Tây Nguyên đầy trữ tình và cháy bỏng khát vọng yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên

Chiêng cồng Tây Nguyên bao giờ cũng có một bộ, mỗi bộ gồm một số chiêng và cồng Mỗi một dân tộc có một bộ cồng chiêng khác nhau, số lượng cồng chiêng khác nhau Ngay trong một dân tộc mỗi buôn làng cũng có một bộ chiêng khác nhau Ví dụ đàn cồng chiêng của người Êđê có từ 7-10 chiếc Chỉ cần nghe âm thanh và âm điệu tiếng cồng chiêng là biết ngay nơi đó có việc diễn ra: chiêng bỏ

mả chầm chậm buồn như tiếc thương, chiêng đám cưới rộn ràng vui vẻ, chiêng cúng bái trang trọng ngân nga… Văn hoá cồng chiêng đã trở nên thân quen trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Cũng vì không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên và sự gìn giữ bảo tồn nền văn hoá này, ngày 25/11/2005 Tổ chức UNESCO đã công nhận văn hoá cồng chiêng là di sản văn hoá phi vật thể thế giới

™ Lễ hội đâm trâu:

Hàng năm, gặt hái xong xuôi là thời gian ở các buôn làng, mọi nhà đều tổ chức các lễ hội đâm trâu cũng được tổ chức vào dịp này để suy tôn Giàng

Cột nêu buộc trâu được trang trí với nhiều hoa văn và biểu tượng, tượng trưng cho quyền lực của Giàng Cây nêu dựng xong, đem trâu đến cột dưới cây nêu, mọi người trong buôn đến vây quanh cây nêu, khua chiêng thúc trống và múa hát Một

Trang 40

thanh niên, thông minh, và lực lưỡng được cử ra để nhận trách nhiệm đâm trâu Người thanh niên tìm cách đâm một nhát dao đúng tim con trâu, đây là điềm lành Mọi người cùng nhau xẻ thịt, thầy cúng còn cắt ít tai, mũi, mắt, lông đuôi rồi lấy ít máu bôi vào que tre đem vào nhà cúng Giàng

Buổi lễ xong, mọi người cùng nhau ăn thịt trâu nướng, uống rượu cần, dùng cơm lam…trong khi đó thanh niên trai gái khua chiêng, gõ trống nhảy múa quanh cây nêu Cuộc vui kéo dài từ 6-7 ngày từ gia đình này đến gia đình khác

Và ngoài ra còn có một số lễ hội lớn khác như lễ bỏ mả, lễ trưởng thành, lễ ăn cơm mới

4.1.7 Danh lam thắng cảnh:

™ Thác bảy nhánh:

Gọi là thác nhưng thực chất

thác Bảy nhánh là những ghềnh

đá lô nhô trên dòng sông với độ

chênh cao nhỏ Thác Bảy nhánh

nằm ở phía đông VQG trên sông

Sêrepôk ranh giới VQG thuộc

xã Ea Huar huyện Buôn Đôn Ở

đây dòng sông mở rộng ra tạo

thành đảo nhỏ giữa sông Khi dòng nước chảy giữa các hòn đảo tạo thành 7 nhánh sông, vì vậy mới có tên là Bảy Nhánh Ven sông có những rặng si lâu đời với những

hệ rễ phụ bám chắc bờ sông, nước lũ không thể lay chuyển Ở đây người ta đã làm những cầu treo len lỏi giữa các rặng si tạo cảm giác mạnh cho người đi và ngắm

những cảnh quan đẹp hùng vĩ của dòng sông Sêrepôk

Trong tương lai thác Bảy Nhánh sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái tham

quan nghỉ dưỡng lớn của VQG Yok Don

™ Thác phật:

Nằm ở phía đông, trên sông Sêrepôk ranh giới VQG, bên phải sông là buôn Giang Lành thuộc xã Krông Na Cũng giống thác Bảy Nhánh, thác Phật là ghềnh đá với những khối đá lô nhô giữa dòng sông Giữa sông có một đảo nhỏ cây cối rậm rạp Vì có độ dốc cao, nước chảy qua đây rất mạnh tạo nên những cảnh quan đẹp

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Lê Huy Bá.2006.Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản giáo dục Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 305 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh
3.Hồ Văn Cử,2008.Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Don. Luận án tiến sĩ nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Don
4. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, VQG Yok Don, 2008 .Dự án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường VQG Yok Don tỉnh Đak Lak giai đoạn 2010-2020. VQG Yok Don Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường VQG Yok Don tỉnh Đak Lak giai đoạn 2010-2020
5. Phạm Trung Lương , 2002. Du lịch sinh thái:Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam.Nhà xuất bản giáo dục, 247 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái:Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
6. IUCN.2003.Chiến lược tài chính bền vững Vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Dak Lak, trang 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược tài chính bền vững Vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Dak Lak
7. IUCN, 2008. Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế. Hà Nội, Việt Nam, 120trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế
8.Võ Thị Bích Thùy, 2006. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các hướng giải pháp về quản lý để phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Côn Đảo. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Môi trường, Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh,Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các hướng giải pháp về quản lý để phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Côn Đảo
1.Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Yok Don. Truy cập ngày 18/3/2010 http://www.vnppa.org.vn/?m=news&a=page_newsdetail&newsid=1683&leveltwo=129&lang=vi Link
2.Vườn quốc gia YokDon. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Truy cập ngày 18/3/2010.http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_Yok_%C4%90%C3%B4n Link
1.Andy Drumm and Alan Moore, 2005. Ecotourism development -A Manual for Conservation Planners and Managers, Volume 1, 2 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w