1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI

66 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

- Đã phân tích, so sánh thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch TP Biên Hòa với các địa bàn lân cận, đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch huyện the

Trang 1

_

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

LÊ NHẬT NAM

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành

Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

TS CHẾ ĐÌNH LÝ

Tháng 07 năm 2010

Trang 2

_

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tốt đẹp là nhờ có nguồn động viên, giúp đỡ rất lớn từ :

Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy

cô của khoa Môi trường và Tài nguyên đã tận tình giảng dạy trong thời gian tôi học tập tại trường

TS Chế Đình Lý – Viện phó Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Đại học Quốc Gia TPHCM đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Các anh chị thuộc Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Nai và phòng Nghiệp

vụ du lịch, sở VHTTDL tỉnh Đồng Nai đã cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi khi thực tập và khảo sát

Gia đình và tất cả bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

_

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TP BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010 Các kết quả của luận văn bao gồm:

- Đã tổng quan được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại TP Biên Hòa – Đồng Nai, những hoạt động tác động đến ngành du lịch Biên Hòa, khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch tại TP Biên Hòa Khảo sát các điểm tham quan và phân tích các hoạt động du lịch trong các điểm tham quan đó như: Cù lao Hiệp Hòa, Cù lao Cỏ, Cù lao

Ba Xê, Cù lao Tân Vạn, Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long, Công viên Biên Hùng, Đồng Bà Nghè, Nhà vườn Hóa An

- Đã phân tích, so sánh thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch TP Biên Hòa với các địa bàn lân cận, đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch huyện theo hướng phát triển du lịch bền vững

- So sánh thế mạnh cạnh tranh thì TP Biên Hòa chưa bằng TP Hồ Chí Minh và

TP Vũng Tàu nhưng có thể dựa vào những thế mạnh của những địa bàn phụ cận này

để liên kết tuyến điểm du lịch để bổ sung những điểm yếu và cùng phát triển

- Đề xuất các giải pháp để phát triển và quản lý hoạt động du lịch mà vẫn bảo tồn được giá trị thiên nhiên, văn hóa tại TP Biên Hòa

Trang 4

_

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ix

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng thể 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Giới hạn của đề tài 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3

2.1 Điều kiện tự nhiên 3

2.1.1 Vị trí địa lý 3

2.1.2 Địa hình 3

2.1.3 Thổ nhưỡng 4

2.1.4 Khí hậu 4

2.2 Điều kiện kinh tế – xã hội 5

2.3 Một số nét văn hóa của tỉnh Đồng Nai 5

2.3.1 Tôn Giáo 5

Trang 5

_

2.3.2 Trang phục 5

2.3.3 Âm nhạc cổ truyền 6

2.3.4 Ẩm thực dân gian: 6

2.4 Những định hướng năm 2010 của ngành du lịch của tỉnh Đồng Nai 7

2.5 Một số vấn đề lí luận về du lịch bền vững 10

2.5.1 Các khái niệm liên quan đến phát triển du lịch bền vững 10

2.5.1.1 Khái niệm phát triển bền vững 10

2.5.1.2 Khái niệm phát triển du lịch bền vững 10

2.5.1.3 Khái niệm du lịch sinh thái 11

2.5.2 Yêu cầu của sự phát triển du lịch bền vững 11

2.5.3 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 12

Chương 313 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Nội dung nghiên cứu 13

3.2 Thu thập dữ liệu 13

3.3 Khảo sát thực địa 14

3.4 Phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE 14

3.5 Phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE 16

Các bước thực hiện: 16

3.6 Xác định mức độ bền vững của du lịch Biên Hòa 18

3.7 Phương pháp phân tích SWOT 19

3.8 Phương pháp ma trận so sánh cạnh tranh (CPM-Competitive Profile Matrix) 20

Các bước thực hiện: 20

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Đánh giá tiềm năng du lịch và hiện trạng du lịch của Biên Hòa 22

Trang 6

_

4.1.1 Tiềm năng du lịch Biên Hòa 22

4.1.1.1 Văn miếu Trấn Biên 22

4.1.1.2 Chùa Đại Giác 24

4.1.1.3 Di tích lịch sử Chùa Ông 24

4.1.1.4 Đền thờ Nguyễn Tri Phương 25

4.1.1.5 Đền Hùng 25

4.1.1.6 Nhà lao Tân Hiệp 26

4.1.1.7 Đền thờ Đoàn Văn Cự 26

4.1.1.8 Lăng mộ Trịnh Hoài Đức 26

4.1.1.9 Đình Tân Lân 27

4.1.1.10 Di Tích Nhà Xanh 27

4.1.1.11 Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh 28

4.1.1.12 Khu du lịch Bửu Long 28

4.1.1.13 Làng gốm Tân Vạn – Hóa An 29

4.1.1.14 Cù lao Ba xê 30

4.1.1.15 Cù lao Phố ( Cù lao Hiệp Hòa ) 31

4.1.2 Đánh giá tình hình hoạt động du lịch của Biên Hòa 31

4.2 Phân tích và đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu (yếu tố ảnh hưởng bên trong) đối với ngành du lịch TP Biên Hòa 33

4.3 Đánh giá những cơ hội và thách thức (yếu tố bên ngoài) đối với ngành du lịch TP Biên Hòa 35

4.4 Đánh giá tính bền vững các hoạt động du lịch tại Biên Hòa 36

4.5 Giải pháp phát triển bền vững cho du lịch Biên Hòa 44

4.6 Phương pháp ma trận so sánh cạnh tranh của ngành du lịch giữa TP Biên Hòa và các vùng lân cận 46

4.7 Các giải pháp đề xuất để phát triển du lịch bền vững cho TP Biên Hòa 49

4.7.1 Giải pháp đối với quản lý - quy hoạch 49

Trang 7

_

4.7.2 Giải pháp tuyên truyền quảng bá 49

4.7.3 Giải pháp nguồn nhân lực 50

4.7.4 Giải pháp môi trường 50

4.7.5 Giải pháp xã hội 50

Chương 552 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

5.1 Kết luận 52

5.2 Kiến nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 55

Trang 8

VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

VHTT Văn hóa thông tin

UNWTO Tổ chức du lịch thế giới

HĐDL Hoạt động du lịch

Trang 9

_

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Trang

Bảng 3.1: Bảng ma trận các yếu tố bên trong 15 

Bảng 3.2: Bảng ma trận các yếu tố bên ngoài 18 

Bảng 3.3: Bảng phân tích SWOT 20 

Bảng 3.4: Bảng ma trận so sánh cạnh tranh giữa và … 20 

Bảng 4.1 : Tổng lượt khách và doanh thu của hoạt động du lịch tại TP Biên Hòa 32 

Biểu đồ 4.1 : Lượt khách du lịch đến TP Biên Hòa từ năm 2005 đến năm 2009 32 

Biểu đồ 4.2 : Doanh thu của ngành du lịch tại TP Biên Hòa từ năm 2005 đến 2009 32 

Bảng 4.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của ngành du lịch TP Biên Hòa 33 

Bảng 4.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của ngành du lịch TP Biên Hòa 35 

Bảng 4.4: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động du lịch theo lĩnh vực quản lý hiệu quả và bền vững 37 

Bảng 4.5: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động du lịch tại TP Biên Hòa trong việc gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương 38 

Bảng 4.6: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động du lịch TP Biên Hòa về việc gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực 39 

Bảng 4.7: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động du lịch TP Biên Hòa đối với bảo tồn nguồn tài nguyên 40 

Bảng 4.8: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động du lịch TP Biên Hòa về việc giảm thiểu ô nhiễm 41 

Bảng 4.9: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động du lịch TP Biên Hòa về việc bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên 42 

Bảng 4.10: Đánh giá mức độ bền vững các hoạt động du lịch của TP Biên Hòa về việc tăng lợi ích môi trường và giảm thiểu các tác động tiêu cực 43 

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động du lịch tại TP Biên Hòa 43 

Bảng 4.11: Các giải pháp đề xuất phát triển du lịch TP Biên Hòa 45 

Bảng 4.12: Ma trận so sánh cạnh tranh của ngành du lịch giữa TP Biên Hòa với TP HCM và TP Vũng Tàu 47 

Biểu đồ 4.4: so sánh cạnh tranh của ngành du lịch giữa TP Biên Hòa với TP HCM và TP Vũng Tàu 48

Trang 10

Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51) Vì vậy đây là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch Với những điểm du lịch khá hấp dẫn đã và đang được khai thác như: Tuyến du lịch trên sông Đồng Nai, cù lao Ba Xê, cù lao Tân Vạn, khu du lịch Bửu Long và nhiều di tích lịch sử văn hóa quốc gia … Biên Hòa có khá nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Tuy nhiên cần phải có một phương hướng quản

lý thích hợp và phải được đánh giá đúng mức mức độ tác động của hoạt động du lịch đến môi trường xung quanh và cộng đồng địa phương

Nhận biết được tầm quan trọng của việc quản lý trong việc phát triển du lịch

bền vững tại TP Biên Hòa – Đồng Nai, tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng

và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại TP Biên Hòa – Đồng Nai”

Trang 11

_

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng thể

Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải phát triển du lịch theo hướng bền vững tại

TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại TP Biên Hòa – Đồng Nai có tác động đến ngành du lịch Biên Hòa, khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch tại TP Biên Hòa

- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức và vạch ra giải pháp phát triển du lịch bền vững tại TP Biên Hòa – Đồng Nai

- Phân tích lợi thế so sánh giữa Biên Hòa và các địa phương lân cận như Bình Dương, TP HCM, Bà Rịa Vũng Tàu

- Phân tích các nguyên nhân nào làm hạn chế kết quả họat động du lịch và đề xuất giải pháp liên kết với các địa phương lân cận

- Đề xuất các giải pháp để phát triển và quản lý hoạt động du lịch mà vẫn bảo tồn được giá trị thiên nhiên, văn hóa tại TP Biên Hòa

1.3 Giới hạn của đề tài

ƒ Đề tài chỉ thực hiện khảo sát các hoạt động du lịch trong phạm vi TP Biên Hòa

1.4 Phạm vi nghiên cứu

ƒ Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai

ƒ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2010

Trang 12

_

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Biên Hòa nằm ở phía Tây tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Biên Hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, dọc 2 bên bờ sông Đồng Nai và là Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 km (theo Quốc lộ 51)

Tổng diện tích tự nhiên là 264,08 km2, dân số thành phố khoảng 784.398 dân, mật độ dân số là 2.970 người/km2

Thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 23 phường và 7 xã) Cụ thể, các phường gồm: An Bình, Bửu Hòa, Bình Đa, Bửu Long, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Quyết Thắng, Quang Vinh, Thanh Bình, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Biên, Thống Nhất, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Trảng Dài, Trung Dũng và 7 xã: Hóa An, Hiệp Hòa, Tân Hạnh, An Hòa, Long Hưng, Phước Tân và Tam Phước

2.1.2 Địa hình

Thành phố Biên Hòa có địa hình thấp hơn so với phía Bắc tỉnh Đồng Nai và do nằm dọc theo sông Đồng Nai nên có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:

Trang 13

_

a) Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:

- Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại

- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ b) Dạng địa đồi lượn sóng:

Độ cao từ 20 đến 200 m Bao gồm các đồi bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80 Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám

2.1.3 Thổ nhưỡng

Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu Tuy nhiên tại thành phố Biên Hòa

ta có thể phân ra các loại sau:

- Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch) Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém

- Các loại đất hình thành trên phù sa mới có chất lượng đất tốt như đất phù sa, đất cát Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà

Trang 14

_

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa trong năm, trong khi nhiệt độ và lượng bốc hơi lớn gây khô hạn ở nhiều nơi

Tổng lượng mưa trung bình trong năm 1600 mm đến 1800 mm

Nhiệt độ cao đều trong năm 23oC đến 29oC

2.2 Điều kiện kinh tế – xã hội

Nhờ có vị trí đặc biệt là cầu nối giữa tỉnh Đồng Nai – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

-TP HCM, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua, -TP Biên Hoà đã trở thành trọng điểm của vùng kinh tế Đông Nam Bộ Biên Hoà là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư luôn đứng trong top dẫn đầu cả nước Trên địa bàn thành phố có nhiều khu công nghiệp đã và đang hoạt động rất hiệu quả như: KCN Biên Hoà 1, KCN Biên Hoà 2, KCN Amata, KCN Long Bình Cơ cấu kinh tế năm 2005 như sau: công nghiệp - xây dựng chiếm 70,1%; nông – lâm - ngư nghiệp chiếm 28,72%; dịch vụ chiếm 1,18%

Không chỉ là thành phố của những nhà máy, xí nghiệp mà Biên Hoà còn là xứ

sở của những thắng cảnh thiên nhiên như: sông Đồng Nai, hồ Long Ẩn cùng những công trình kiến trúc, những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: chùa Bửu Phong, chùa Quang Âm, đền Lễ Thành Hầu, Văn Miếu Đồng Nai

2.3 Một số nét văn hóa của tỉnh Đồng Nai

2.3.1 Tôn Giáo

Ngoài tín ngưỡng dân gian, Đồng Nai còn có một số tôn giáo lớn: Ðạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Ðài và đạo Hoà Hảo Trong đó, thờ cúng Ông Bà, đạo Phật và đạo Thiên Chúa có nhiều ảnh hưởng trong đời sống xã hội

và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực văn hóa

và kiến trúc

2.3.2 Trang phục

Trang phục Việt Nam nói chung, Đồng Nai và Nam Bộ nói riêng có một ít thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử Hiện nay, bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ

Trang 15

_

truyền thống của đàn ông Trong khi đó, phụ nữ vẫn mặc áo dài và đội nón lá (với một

số cải tiến) Áo dài Việt Nam là trang phục độc đáo, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Tại Đồng Nai, đàn đá Bình Đa được biết đến như một di chỉ khảo cổ học, cho thấy việc chế tác đàn đá đã xuất hiện từ trên dưới 3.000 năm trước

Đó là loại nhạc khí tự thân vang, thuộc loại xylophone, metallophone Mỗi bộ đàn gồm nhiều thanh đá hợp thành Mỗi thanh đá có kích thước và hình dáng khác nhau, được chế tác bằng phương pháp ghè đẽo thô sơ Vật liệu để làm đàn là những loại đá sẵn có ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (Bộ đàn đá đầu tiên tìm được tại Việt Nam vào năm 1949 hiện được bảo quản tại viện bảo tàng "Con người" ở Paris)

2.3.4 Ẩm thực dân gian:

Do thời tiết hai mùa mưa nắng, sản vật biển, rừng, sông nước, vườn ruộng phong phú, cách ăn uống của người Đồng Nai vừa thể hiện nét chung của văn hóa Việt Nam, vừa có sắc thái mang dấu ấn Nam Bộ

Các món ăn quen thuộc của người Biên Hòa - Đồng Nai trong thói quen ngày

ăn ba bữa thông thường: cháo đậu ăn với cá lóc kho tiêu, cháo đậu nước cốt dừa, canh bầu nấu với cá trê vàng, cá lóc kho thơm, canh chua cá lóc, mắm kho ghém rau sống, mắm đồng chưng trứng, canh khổ qua dồn thịt…

Trang 16

_

2.4 Những định hướng năm 2010 của ngành du lịch của tỉnh Đồng Nai

2.4.1 Định hướng tổ chức các tuyến du lịch : theo 5 tuyến chính

Tuyến du lịch sông Đồng Nai :

- Khai thác du lịch sông theo hướng kết hợp tham quan vui chơi giải trí (Cù lao Hiệp Hòa, Cù lao Ba Xê, Cù lao Cỏ, Cù lao Tân Vạn, vườn bưởi Tân Triều, Trung tâm Văn hóa Bửu Long) với du lịch văn hóa, (Văn miếu Trấn Biên, Chùa Ông, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Long Thiền, Bảo tàng Đồng Nai), làng nghề (gốm Tân Vạn), làng cá bè Tân Mai

- Mở rộng địa bàn tuyến du lịch sông bao gồm các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán (Cù lao ấp 7,các đồi trên lòng hồ Trị An xã Phú Ngọc, La Ngà), Long Thành ( 5 xã ven sông Đồng Nai), Nhơn Trạch ( khu du lịch Ông Kèo) và thành phố Biên Hòa Xa hơn nữa là nối tuyến với Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến Vĩnh Cửu - Thống Nhất - Trảng Bom :

- Hình thành và phát triển khu du lịch làng bưởi Tân Triều vừa mang tính độc lập vừa là một điểm dừng hấp dẫn của tuyến du lịch sông cả tuyến đường bộ, hình thành tour đảo Ó- Đồng Trường- chiến khu Đ-làng dân tộc Phú Lý- VQG Cát Tiên

- Khai thác các điểm Suối Đá, Suối Nước Trong, Suối Reo để tạo nhiều điểm dừng cho các tuyến du lịch lân cận như khu du lịch Thác Giang Điền, khu du lịch động vật hoang dã Bắc Sơn, góp phần tạo nguồn thu cho tỉnh, tạo thế cho các điểm du lịch thuộc tuyến này phát triển

Tuyến Long Thành – Nhơn Trạch :

- Gồm các điểm du lịch xã Vĩnh Thanh - Phước Khánh, khu du lịch Cù lao Ông Cồn, sân Golf Long Thành và khu du lịch Lâm trại Sơn Tiên trên cơ sở xác định rõ những khu, điểm này là trọng điểm du lịch của tuyến Ngoài ra còn có các khu du lịch Câu Lạc bộ Xanh, sân golf Long Thành, thác An Viễn, khu du lịch Long Tân – Phú Hội, Rừng Đước Phước Thái, Khu Du lịch Rừng Sác

Tuyến Tân Phú - Định Quán :

Trang 17

_

- Gồm các điểm du lịch Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu du lịch sinh thái trọng điểm của Tỉnh; khu du lịch Thác Mai - Hồ nước nóng theo loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, chữa bệnh; khu du lịch Hồ Đa Tôn, Thác Hòa Bình – Chùa Linh Phú, Cụm Văn hóa xã Tà Lài, khu du lịch Thác Ba Giọt, khu du lịch Đá Ba Chồng

Tuyến Xuân Lộc – Long Khánh - Cẩm Mỹ :

- Gồm các điểm du lịch Núi Chứa Chan – Chùa Gia Lào, khu du lịch Núi Le, khu

du lịch Thác Trời, gắn khu giải trí đồi Sơn Thủy, công viên văn hóa Suối Tre, công viên Hòa Bình với điểm di tích văn hóa Mộ cổ Hàng Gòn và điểm du lịch Suối Cả

2.4.2 Định hướng tổ chức các cụm du lịch: có thể chia các điểm du lịch theo các

cụm như sau:

- Cụm du lịch vui chơi giải trí, hội nghị, mua sắm, trung tâm thương mại Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, tập trung ở 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch

- Cụm du lịch sông kết hợp các di tích, văn hoá và lịch sử Cụm điểm du lịch này

có ý nghĩa vùng và địa phương, tập trung ở thành phố Biên Hòa

- Cụm du lịch sinh thái tự nhiên Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa quốc gia và địa phương, tập trung ở các huyện Tân phú, Vĩnh Cửu, Thống Nhất

- Cụm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phương, tâp trung ở Định Quán ( giáp ranh với tỉnh Bình Thuận)

- Cụm du lịch văn hóa hành hương Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phương, tập trung ở huyện Xuân Lộc, Long Khánh

2.4.3 Định hướng tổ chức các điểm dừng chân ( trạm xăng, mua sắm, nghỉ ngơi,

vệ sinh cá nhân ) dọc theo các tuyến điểm du lịch:

- Trung tâm thương mại, dịch vụ ngã ba Dầu Giây (Tuyến Trảng Bom- Thống Nhất)

- Trung tâm siêu thị hàng trái cây đặc sản ngã ba Tân Phong (Tuyến Long Khánh- Cẩm Mỹ- Xuân Lộc)

- Trung tâm thương mại ngã ba Mũi Tầu thị trấn Long Thành (Tuyến Long Thành- Nhơn Trạch)

Trang 18

Nội dung quản lý chủ yếu về du lịch bao gồm:

- Quản lý thực hiện quy hoạch du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của Tỉnh trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác, trong mối quan hệ với các địa phương trong khu vực, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển ngành du lịch đáp ứng yêu cầu theo chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010

- Cùng các ngành chức năng tham mưu giúp UBND Tỉnh trong việc xét duyệt các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt đối với những dự án có quy mô đầu tư xây dựng lớn có nghĩa vùng, quốc gia và quốc tế

- Kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật Xử lý các trường hợp vi phạm kể cả việc thu hồi giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc kinh doanh du lịch không ảnh hưởng và có tác động tốt đến môi trường của tỉnh

- Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực du lịch trên địa bàn Tỉnh

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tổ chức quản lý đồng bộ các hoạt động du lịch, đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ tốt khách du lịch, tăng cường ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội tại các điểm kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

Trang 19

_

2.5 Một số vấn đề lí luận về du lịch bền vững

Để có thể hiểu rõ hơn về hiện trạng cũng như giải pháp phát triển bền vững các hoạt động du lịch tại Đồng Nai thì việc điểm qua một số vấn đề lí luận về du lịch bền vững là điều cần thiết Trong phần này, báo cáo sẽ đưa ra một số khái niệm liên quan cũng như các yêu cầu và nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững

2.5.1 Các khái niệm liên quan đến phát triển du lịch bền vững

2.5.1.1 Khái niệm phát triển bền vững

Trong điều kiện phát triển như hiện nay, khoa học ngày càng phát triển và xã hội ngày càng tiến bộ thì phát triển bền vững là xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như đảm bảo môi trường sống tốt đẹp cho con người ở hiện tại lẫn tương lai Khái niệm phát triển bền vững đã được tổ chức Liên Hiệp Quốc đưa ra vào năm 1984 với nội dung như sau : “ phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại không làm giảm bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.Phát triển bền vững là con đường tất yếu để duy trì sự tồn tại của loài người trên trái đất

2.5.1.2 Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Phát triển bền vững có liên quan mật thiết với ngành du lịch vì du lịch sử dụng tài nguyên để phục vụ du khách mang về lợi nhuận kinh tế Vì vậy, nếu khai thác tài nguyên du lịch không hợp lí sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và gây ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai Chính vì vậy khái niệm phát triển du lịch bền vững được ra đời: “ du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lí các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và quốc gia du lịch Qua trình này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ít trước mắt để đạt được lợi ít lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại.” ( Theo TS.Trần Văn Thông)

Muốn phát triển du lịch bền vững phát đảm bảo và thỏa mãn 3 yếu tố sau:

- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội

- Phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài

Trang 20

_

- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tương lai

2.5.1.3 Khái niệm du lịch sinh thái

Trên thế giới đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về DLST, nhưng theo luật du lịch Việt Nam thì: “ DLST là loại hình DL dựa vào thiên nhiên và VH bản địa, gắn với GDMT, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” DLST là công cụ tốt nhất để đạt đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên muốn phát triển loại hình này cần phải hội đủ các yếu

tố sau (theo Drumm, 2002):

- Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN

- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ

- Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương

- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân

- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN

- Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn

- Sẽ ko thể có DLST nếu như ko có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức

2.5.2 Yêu cầu của sự phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện các yêu cầu sau:

- Các hoạt động du lịch phải phù hợp với điều kiện môi trường ở từng địa phương, bảo vệ độ đa dạng sinh học cũng như ổn định các hệ sinh thái

- Sử dụng hợp lí nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm mang lại hiệu quả cao về kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường

- Lợi ích thu vào từ các hoạt động du lịch phải được phân chia đồng đều cho các bên tham gia (đặc biệt là cộng đồng địa phương)

Trang 21

Muốn phát triển du lịch bền vững cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Sử dung nguồn lực ( tài nguyên và con người) một cách bền vững

- Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải

- Duy trì sự đa dạng cả về sinh học, sinh thái và văn hóa

- Hợp nhất du lịch vào quá trình qui hoạch

- Hỗ trợ kinh tế địa phương

- Khuyến thích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch

- Tiếp thu ý kiến của quần chúng và các bên có liên quan

- Có kế hoạch đào tạo dội ngũ nhân viên

- Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm

- Tiếp tục giám sát và nghiên cứu sự phát triển của du lịch

Trang 22

_

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lich bền vững tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đông Nai” đi vào đánh giá các tiềm năng du lịch của thành phố Biên Hòa đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ngành du lịch cho tỉnh bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học đang được đánh giá cao trên thế giới Nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:

- Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch và đánh giá các tiềm năng du lịch của TP Biên Hòa Khảo sát tình hình hoạt động du lịch của TP Biên Hòa trong các năm gần đây

- Xác định được các lợi thế phát triển ngành du lịch của tỉnh từ các yếu tố bên trong và bên ngoài và so sánh lợi thế đó với lợi thế phát triển của ngành du lịch TPHCM và TP Vũng Tàu thông qua phương pháp ma trận CPM

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch tại TP Biên Hòa trong giai đoạn mới thông qua phương pháp ma trận SWOT

Trang 23

_

- Các địa điểm, tuyến điểm du lịch

- Các hình thức hoat động du lịch và sản phẩm du lịch

- Các thông tin tổng quan về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Số lượng du khách trung bình tháng, năm

3.4 Phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation (IFE) Matrix) là một bảng phân tích và cho điểm đánh giá định lượng các điểm mạnh và điểm yếu của TP Biên Hòa và các vùng lân cận trong việc phát triển du lịch bền vững

Các bước thực hiện IFE:

Bước 1: Phần tích điểm mạnh và điểm yếu:

a) Điểm mạnh - Ưu thế (Strengths) từ bên trong hệ thống

• Các đặc trưng, yếu tố của các thành phần bên trong hỗ trợ mục tiêu của hệ thống đang có?

• Cái gì là ưu điểm so với mục tiêu bạn cần đạt ? Nguồn lực thích hợp nào bên trong hệ thống cần phải tiếp cận để thực hiện mục tiêu?

Trang 24

_

• Xét từ bên ngoài, người khác thấy gì về các ưu thế bên trong của hệ thống? Xem xét ưu thế theo quan điểm bên trong hệ thống và quan điểm của bên ngoài mà hệ thống liên hệ Trong khi tìm ưu thế, suy nghĩ về chúng trong mối liên hệ với hệ thống cạnh tranh, “đối thủ”

b) Điểm yếu: (Weaknesses ) từ bên trong hệ thống

• Những đặc trưng gì bên trong hệ thống làm cản trở hệ thống đạt mục tiêu?

• Bạn có thể cải tiến hệ thống cái gì?; Cái gì làm cho hệ thống kém? ;Hệ thống nên tránh khỏi cái gì?

Cần xem xét điểm yếu của bên trong và từ cách nhìn từ bên ngoài: Người khác

có nhận ra điểm yếu mà hệ thống mà hệ thống chưa bộc lộ không (điểm yếu tiềm tàng)? Hệ thống cạnh tranh với hệ thống đang xem xét có làm tốt hơn không? Cần đối mặt với bất kỳ sự thật không mong muốn nào khi có thể

Chọn lọc lại các điểm mạnh và điểm yếu quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công (Bỏ qua các điểm mạnh, yếu ít tác động đến kết quả thực hiện mục tiêu)

Mỗi ma trận nên có tối đa 20 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công

Số yếu tố điểm mạnh có thể nhiều hay ít hôn số yếu tố điểm yếu

Bước 2: Gán trọng số cho các điểm mạnh yếu quan trọng đối với sự thành công (đạt

mục tiêu) Tổng trọng số của cả điểm mạnh và yếu phải là 1 Các trọng số được gán dựa trên cân nhắc đánh giá trong phạm vi ngành mà trong đó hệ thống họat động

Bước 3: Đánh giá và cho điểm từng điểm mạnh yếu quan trọng đối với sự thành công

Điểm cho từ 1 – 4 dựa trên cân nhắc đánh giá trong hệ thống theo quy tắc sau đây: + yếu nhất = 1 + tương đối yếu = 2

+ Tương đối mạnh = 3 + Mạnh nhất = 4

Bước 4: Nhân trọng số với điểm đánh giá để có điểm trọng số

Bước 5: Tính tổng điểm trọng số , điểm này là điểm kết luận cho hệ thống Tổng điểm

trọng số phân bố từ 1 – 4 Điểm tổng càng cao (gần 4) , hệ thống càng mạnh

IFE cho ………

Bảng 3.1: Bảng ma trận các yếu tố bên trong

Các yếu tố quan trọng bên trong Trọng Điểm sơ bộ Điểm trọng

Trang 25

3.5 Phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation (EFE)

Matrix ) là một bảng phân tích và cho điểm đánh giá định lượng các cơ hội và thách

thức của TP Biên Hòa và các vùng lân cận trong việc phát triển du lịch bền vững

Lập bảng so sánh IFE và EFE của các vùng để tìm ra nguyên nhân làm hạn chế kết quả

hoạt động du lịch và đề xuất giải pháp liên kết với các địa phương lân cận

Các bước thực hiện:

Bước 1: Xác định các cơ hội/thách thức quan trọng đối với sự thành công (CSF =

critical success factors)

MẠNH, TÍCH CỰC YẾU, TIÊU CỰC

a) Phân tích các cơ hội (Opportunities) từ bên ngoài

Những yếu tố, đặc trưng bên ngòai hỗ trợ và ủng hộ hệ thống đạt mục tiêu

• Ở đâu là các cơ hội tốt mà hệ thống sẽ gặp?

• Các xu hướng có lợi mà hệ thống đang có là gì?

• Các cơ hội có ích có thể đến từ những việc như:

• Thay đổi trong công nghệ và thị trường ở qui mô nhỏ cũng như lớn

Trang 26

_

• Sự thay đổi chính sách của chính phủ liên quan đến ngành

• Thay đổi trong xã hội, dân số, kiểu sống, đời sống tăng lên

• Các biến cố địa phương có tác động đến mục tiêu của hệ thống hay của tổ chức của hệ thống đang xét?

• Một cách tiếp cận hữu ích để tìm cơ hội là tìm ở ưu thế và tự hỏi các ưu thế này

có mở ra cơ hội nào không Mặt khác, tìm trong thách thức xem có cơ hội nào để loại trừ chúng

b) Các thách thức (Threats) từ bên ngoài

Những yếu tố, đặc trưng bên ngòai cản trở hệ thống đạt mục tiêu

• Các hệ thống đối thủ cạnh tranh đang làm gì?

• Các qui định yêu cầu trong công việc, sản phẩm hay dịch vụ có đang thay đổi

• Sự thay đổi công nghệ, sự cạnh tranh, sự đầu tư của nước ngoài có đe dọa vị trí của hệ thống?

• Thực hiện các phân tích này sẽ làm sáng tỏ cái gì cần được làm và đưa vấn đề ra

để nhận thức

Chọn lọc lại các CSF (Bỏ qua các cơ hội, thách thức ít tác động đến kết quả thực hiện mục tiêu)

Mỗi ma trận nên có tối đa 20 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công Số yếu

tố cơ hội có thể nhiều hay ít hơn số yếu tố thách thức

Bước 2: Gán trọng số cho các cơ hội/thách thức quan trọng đối với sự thành công (đạt

mục tiêu) Tổng trọng số của cả cơ hội và thách thức phải là 1

Bước 3: Đánh giá và cho điểm từng cơ hội/thách thức quan trọng đối với sự thành

công Điểm cho từ 1 – 4 dựa trên cân nhắc rằng chiến lược hiện tại của hệ thống đáp

ứng nhiều hay ít với các cơ hội/thách thức quan trọng đối với sự thành công theo quy tắc sau đây:

+ Đáp ứng với CSF quá kém = 1

+ Đáp ứng với CSF tương đối ít = 2

+ Đáp ứng với CSF tương đối khá = 3

+ Đáp ứng với CSF quá tốt = 4

Trang 27

_

Bước 4: Nhân trọng số với điểm đánh giá để có điểm trọng số

Bước 5: Tính tổng điểm trọng số , điểm này là điểm kết luận cho hệ thống Tổng điểm

trọng số phân bố từ 1 – 4 Điểm tổng càng cao (gần 4) , hệ thống càng có nhiều cơ hội

thành công

Bảng 3.2: Bảng ma trận các yếu tố bên ngoài

Các yếu tố quan trọng bên trong Trọng

số (w)

Điểm sơ bộ (s)

Điểm trọng số w*s

3.6 Xác định mức độ bền vững của du lịch Biên Hòa

Độ bền vững được xác định dựa trên 23 tiêu chí du lịch bền vững của Hoa Kì

và được tiếng hành bằng cách cho điểm Các tiêu chuẩn này được phân ra thành 4 lĩnh

vực: quản lí bền vững , lợi ích cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và bảo vệ

môi trường Trong mỗi lĩnh vực sẽ có các tiêu chuẩn qui định rất rõ quyền lợi và nghĩa

vụ của các bên có liên quan

Áp dụng 23 tiêu chuẩn này vào hiện trạng hoạt động du lịch của TP Biên Hòa ta

sẽ xác định được mức độ bền vững của du lịch Biên Hòa Cách xác định như sau:

- Bước 1: xác định hệ số quan trọng của từng tiêu chuẩn bằng biện pháp trung

bình trọng số Tổng hệ số trong mỗi lĩnh vực là 1

- Bước 2: cho điểm đánh giá cho từng tiêu chuẩn dựa trên hiện trạng của du lịch

Đồng Nai Thang điểm là 1 – 4, trong đó:

1- không bền vững (hoàn toàn không đáp ứng tiêu chuẩn)

2- ít bền vững ( đáp ứng chưa đủ tiêu chuẩn)

Trang 28

_

3- bền vững (có thể xem là đáp ứng được tiêu chuẩn )

4- rất bền vững ( hoàn toàn đáp ứng đươc tiêu chuẩn)

- Bước 3: tổng điểm đánh giá của mỗi tiêu chuẩn được tính bằng cách nhân hệ số quan trọng với điểm đánh giá của tiêu chuẩn đó Điểm bền vững của mỗi lĩnh vực là tổng của các tổng điểm đánh giá của mỗi tiêu chuẩn trong lĩnh vự đó

- Bước 4: xác định mức độ bền vững du lịch TP Biên Hòa bằng cách so sánh điểm bền vững của mỗi lĩnh vực với 4 ( 4 là số điểm bền vững nhất trong mỗi lĩnh vực) Ta có thể qui đổi ra phần trăm để thấy được kết quả so sánh rõ rang hơn ( qui đổi bằng nguyên tắc tam suất và 4 điểm là 100%)

3.7 Phương pháp phân tích SWOT

Các hệ thống môi trường thường hiện hữu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội vì hoạt động của con người luôn gắn với môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội Để phát triển, các hệ thống này rất cần đến các chiến lược định hướng phát triển nhằm vạch ra các kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu phát triển một cách bền vững

Phương pháp SWOT được sử dụng nhằm phân tích khả năng phát triển du lịch sinh thái của TP Biên Hòa Phương pháp này là sự đánh giá từ bên ngoài (phân tích điểm mạnh, điểm yếu) lẫn bên trong (phân tích cơ hội và thách thức) của du lịch tại TP Biên Hòa – Đồng Nai

Thực hiện phân tích SWOT:

1) Xác định mục tiêu của hệ thống

2) Phân tích SWOT ( sử dụng lại các yếu tố ở hai phương pháp IFE và EFE )

a) Điểm mạnh - Ưu thế (Strengths) từ bên trong hệ thống

b) Điểm yếu: (Weaknesses ) từ bên trong hệ thống

c) Phân tích các cơ hội (Opportunities) từ bên ngoài

d) Các thách thức (Threats) từ bên ngoài

3) Giai đoạn vạch ra chiến lược hay giải pháp

Sau khi phân tích SWOT, cần thực hiện việc vạch ra 4 chiến lược:

1 Chiến lược S/O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ

Trang 29

_

2 Chiến lược W/O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội

3 Chiến lược S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách thử thách

4 Chiến lược W/T: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu

Bảng 3.3: Bảng phân tích SWOT

S W

6) Giai đoạn xử lý xung đột mục tiêu và xếp thứ tự các chiến lược

3.8 Phương pháp ma trận so sánh cạnh tranh (CPM-Competitive Profile Matrix)

Ma trận EFE dùng để thu thập thông tin cạnh tranh từ môi trường bên ngòai, không chú ý yếu tố bên trong CPM khác với EFE , nó xem xét thông các yếu tố bên trong và nó dùng để so sánh giữa các tổ chức cạnh tranh nhau dựa trên các yếu tố chủ đạo quyết định thành công

Các bước thực hiện:

• Tìm liệt kê các yếu tố chủ đạo quyết định thành công

• Gán trọng số cho mỗi yếu tố tùy vào tầm quan trọng của yếu tố đối với sự thành công của tổ chức Trọng số sẽ phân bố từ 0 đến <1 Tổng điểm trọng số bằng 1

• Đánh giá điểm đáp ứng của tổ chức đối với yếu tố Điểm cho từ 1 -4 1 = đáp ứng kém, 2= có đáp ứng , 3 = đáp ứng khá, ; 4 = đáp ứng rất tốt

• Nhân điểm đáp ứng với trọng số để có điểm trọng số Tính tổng điểm trọng số

• Trung bình của tổng điểm trọng số là 2,5 Nêu một tổ chức nào có tổng điểm trọng số nhỏ hơn 2,5 thì xem là yếu trong cạnh tranh

Bảng 3.4: Bảng ma trận so sánh cạnh tranh giữa và …

Yếu tố QĐ thành công Trọng số

Tổ chức 1 Tổ chức 2 Tổ chức 3 Điểm

đáp

Điểm trọng

Điểm đáp

Điểm trọng

Điểm đáp

Điểm trọng

Trang 30

_

Trang 31

_

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chương này sẽ áp dụng các phương pháp đã trình bày ở chương 3 để phân tích các thông tin tổng quan trong chương 2 và đưa ra các kết quả : đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ngành du lịch TP Biên Hòa, so sánh lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch TP Biên Hòa với TP HCM và TP Vũng Tàu, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững cho TP Biên Hòa

4.1 Đánh giá tiềm năng du lịch và hiện trạng du lịch của Biên Hòa

4.1.1 Tiềm năng du lịch Biên Hòa

TP Biên Hòa sở hữu khá nhiều tài nguyên du lịch Du lịch thiên nhiên như khu du lịch Bửu Long được mệnh danh là mô hình thu nhỏ của vịnh Hạ Long, các dạng du lịch cù lao như cù lao Ba Xê, cù lao Phố, cù lao Tân Vạn và đặc biệt rất nhiều di tích lịch sử,

di sản văn hóa cấp quốc gia Đây là nền tảng vững chắc để TP Biên Hòa phát triển du lịch

4.1.1.1 Văn miếu Trấn Biên

Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục

vụ cho chế độ Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ Mãi đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên mới được khởi công khôi phục lại nơi vị trí cũ, và hoàn thành vào năm 2002 Hiện nay toàn thể khu vực uy nghi, đẹp đẽ và qui mô này, tọa lạc tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa

Trang 32

_

Đây là công trình được xây dựng theo kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở

Hà Nội, gồm các hạng mục: nhà thờ chính, tả vu hữu vu, sân hành lễ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài

Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh, là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men) Từ Văn miếu môn lần lượt là nhà bia truyền thống Trấn Biên - Đồng Nai, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng Tam Quan, nhà bia thứ hai thờ Khổng Tử và sau cùng là nhà thờ chính rộng lớn Trong văn miếu có một tòa cao tên Khuê Văn Các có hình tròn tượng trưng cho trời, bên cạnh có

hồ Thiên Tịnh hình vuông tượng trưng cho đất Còn có Sơn Đại Bái tổ chức văn nghệ, tuyên dương dài 3 gian có nhà Thư phố giữ sách báo ghi về Đồng Nai, Ngộ Thố giữ tài liệu ghi về văn miếu Ở đây có tấm bia lớn có khắc dòng chữ to: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"

Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, sơn son thếp vàng, nền lát gạch tàu, trên các cột nhà treo đôi liễn đối, như:

Nguyễn Hữu Cảnh định nghiệp Trấn Biên, Lớp lớp anh tài giang lục tỉnh

Võ Trường Toản mở trường Gia Định, Đời đời sĩ khí nối tam gia

Ở gian giữa có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương

Bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn, bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông

Trong gian thờ này, đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt

Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên

sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền-Hậu hiền

Ngoài ra, nơi Văn miếu Trấn Biên còn có khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống, bia truyền thống, và các công trình phụ cận Bia truyền thống Trấn

Trang 33

_

Biên–Đồng Nai khắc bài văn khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và nay Nhà truyền thống chủ yếu dùng để trưng bày và ghi danh những đơn

vị, cá nhân đạt được các danh hiệu cấp nhà nước

4.1.1.2 Chùa Đại Giác

Chùa Đại Giác nằm trên địa phận xã Hiệp Hòa (Cù lao phố), là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Biên Hòa, được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia Hai ngôi chùa còn lại là chùa Long Thiền (Nhơn Trạch) và chùa Bửu Phong (Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long) Chùa có kiến trúc hình chữ đinh, diện tích khoảng 1000m2 gồm 3 phần chính: chánh điện, giảng đường và nhà trù

Chùa Đại Giác được dựng từ khoảng đầu thế kỷ XVII bởi nhà sư Thành Đẳng - một trong số những đệ tử của tổ sư Nguyên Thiều phái Lâm Tế (gốc Quảng Đông -Trung Quốc)

Năm 1779, công chúa thứ ba của vua Gia Long là Nguyễn Thị Ngọc Anh, trên đường chạy loạn quân Tây Sơn đã có thời gian trú ngụ tại chùa Sau này, khi lên ngôi, Nguyễn Ánh nhớ ơn đã ban chiếu trùng tu và phụng cúng pho tượng A-di-đà lớn bằng

gỗ cao 2,56m Vì vậy nhân dân địa phương còn gọi là chùa Phật lớn Đến thời Minh Mạng, chùa tiếp tục được tu sửa Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã cúng một bức hoành phi lớn đề ba chữ "Đại Gíác Tự" treo trước chánh điện

Năm 1952, do ảnh hưởng lũ lụt, chùa bị xuống cấp nghiêm trọng nên đã được trùng tu lại Tiếc là kết cấu cũ bị sửa đổi ít nhiều, vách ván, cột gỗ đã bị thay thế bằng tường gạch, cột bê tông

4.1.1.3 Di tích lịch sử Chùa Ông

Chùa Ông thuộc địa phận xã Hiệp Hòa (Cù lao phố), thành phố Biên Hòa, cách đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh chỉ khoảng 100 mét Trước đây Chùa là Miếu Quan Đế, ngày nay có tên chữ là Thất Phủ Cổ Miếu Đây là ngôi chùa Hoa sớm nhất ở Nam bộ (khoảng năm 1684)

Chùa Ông được xây dựng theo kiến trúc chữ khẩu Bên ngoài chùa là cả một công trình độc đáo các tượng gốm men xanh của thợ gốm Cây Mai (Chợ Lớn) về các

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chế Đình Lý, 2005. Du lịch sinh thái.. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM (lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM (lưu hành nội bộ)
3. Lê Huy Bá, 2007. Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM
4. Ngô An, 2009. Du Lịch Sinh Thái. Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du Lịch Sinh Thái
6. Trần Văn Thông, 2006. Tổng quan du lịch. ĐH Dân Lập Văn Lang (lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch
2. Fundéo, 2004.Cẩm nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam Khác
5. Phòng nghiệp vụ du lịch (trực thuộc Sở VHTTDL tỉnh Đồng Nai) Khác
7. Website: www.moitruongdulich.vn , trang thông tin điện tử về môi trường du lịch của Tổng cục du lịch Việt Nam Khác
8. Website: www.dongnai.gov.vn , trang thông tin điện tử của tỉnh Đồng Nai Khác
9. Website : www.bienhoa.gov.vn , trang thông tin điện tử của TP Biên Hòa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w