KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN,
DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI
Họ và tên sinh viên: TRỊNH THỊ THÚY HƯỜNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI Niên khóa: 2009 - 2013
Tháng 01/ 2013
Trang 3DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI
Tác giả
TRỊNH THỊ THÚY HƯỜNG
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn Th.s NGUYỄN ANH TUẤN
Tháng 01 – 2013
Trang 4KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Trịnh Thị Thúy Hường MSSV: 09157082
Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái Khóa học: 2009 – 2013
1 Tên đền tài:
“Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai”
2 Nội dung khóa luận tốt nghiệp:
- Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử
- Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST của Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
- Điều tra xã hội học 3 đối tượng: khách du lịch, nhân viên, cộng đồng địa phương
- Phân tích ma trận SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với khả năng phát triển DLST tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
3 Thời gian thực hiện:
- Bắt đầu: tháng 09/2012
- Kết thúc: tháng 01/2013
4 Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ môn Ngày … tháng … năm …… Ngày … tháng … Năm ……
Trang 5LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến Th.s Nguyễn Anh Tuấn,
người thầy đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát và động viên tôi, hỗ trợ và
đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này
Xin cảm ơn Bác Trần Văn Mùi, giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa
Đồng Nai và các cán bộ, nhân viên trong Khu bảo tồn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tôi trong khoảng thời gian tôi học tập và thực tập tại đây
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường ĐH
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những kinh
nghiệm cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua
Cảm ơn tập thể lớp DH09DL, những người bạn luôn bên cạnh tôi trong khoảng
thời gian sống, học tập và sinh hoạt tại trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Con xin gửi lời cảm ơn từ đáy lòng đến ba mẹ và những người thân trong gia
đình đã động viên chăm sóc con trong khoảng thời gian làm khóa luận tốt nghiệp này
Xin trân trọng cảm ơn!
Trịnh Thị Thúy Hường
Trang 6TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai” được tiến hành từ tháng 09/2012 đến tháng 01/2013 tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai Các phương pháp được
sử dụng: điều tra xã hội học để nắm bắt những thông tin cụ thể, thực tế nhất từ cộng đồng địa phương, khách du lịch và nhân viên khu bảo tồn, khảo sát thực địa nhằm kiểm tra độ tin cậy của những thông tin thu thập được về hiện trạng tài nguyên du lịch
và tình hình hoạt động du lịch, thiết lập ma trận SWOT đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
Qua nghiên cứu cho thấy tài nguyên du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai rất đa dạng, đặc sắc và có nét đặc trưng riêng tuy nhiên chưa được
sử dụng đúng với tiềm năng Tình hình hoạt động du lịch sinh thái tại khu bảo tồn hiện đang nằm trong tình trạng yếu kém, ít dịch vụ, doanh thu thấp Ngoài ra, còn thấy được một số điểm còn hạn chế trong cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ du lịch; tình trạng thiếu chuyên môn của nhân viên Ban quản lý và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn Từ đó
đề xuất một số giải pháp cho hoạt động du lịch sinh thái tại KBT
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Một số khái niệm 3
2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái (DLST) 3
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 5
2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST 5
2.1.4 Du lịch sinh thái bền vững 7
2.1.5 Vai trò của DLST tại các KBT 7
2.2 Tổng quan tỉnh Đồng Nai 8
2.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 8
2.2.2 Tài nguyên 9
2.3 Khái quát Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 11
2.3.1 Lịch sử hình thành 11
2.3.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 12
2.3.2.1 Vị trí địa lí 12
2.3.2.2 Địa hình 12
2.3.2.3 Đất đai 12
2.3.2.4 Khí hậu 13
2.3.2.5 Thủy văn 13
Trang 82.3.4 Cơ cấu tổ chức Khu bảo tồn Thiên nhiên- Văn hóa Đồng Nai 15
2.3.4.1 Cơ cấu tổ chức 15
2.3.4.2 Các phòng ban và chức năng 15
2.3.5 Điều kiện kinh tế xã hội 17
2.3.6 Cơ sở hạ tầng 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên, di tích lịch sử và hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 21
3.2 Tìm hiểu, điều tra ý kiến của du khách, cán bộ nhân viên và cộng đồng địa phương tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 22
3.3 Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 23
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Kết quả khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 25
4.1.1 Hiện trạng về đa dạng sinh học 25
4.1.1.1 Đa dạng hệ sinh thái 25
4.1.1.2 Tài nguyên thực vật 26
4.1.1.3 Tài nguyên động vật 28
4.1.2 Hiện trạng về di tích lịch sử - văn hóa 32
4.1.3 Hiện trạng cảnh quan thiên nhiên 33
4.1.4 Đánh giá về tài nguyên DLST 35
4.2 Hoạt động DLST của Khu bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai 35
4.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 35
4.2.2 Hiện trạng hoạt động DLST tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 36
4.2.2.1 Các hoạt động du lịch của Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 36
4.2.2.2.Các hoạt động khác của Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 40
4.3 Kết quả đều tra xã hội học về hoạt động DLST tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 44
Trang 94.3.2 Khả năng phát triển DLST dưới góc nhìn của nhân viên khu bảo tồn 50
4.3.3 Kết quả khảo sát cộng đồng địa phương về hoạt động DLST của Khu bảo tồn 55
4.4 Đề xuất một số giải pháp phát triển DLST theo hướng bền vững 58
4.4.1 Phân tích SWOT (hoạt động DLST ở KBTTN – VH Đồng Nai) 58
4.4.2 Tích hợp các chiến lược (giải pháp) phù hợp để phát triển DLST bền vững 61
4.4.3 Đề xuất các giải pháp cụ thể 64
4.4.3.1 Giải pháp về quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 64
4.4.3.2 Giải pháp về quảng bá, xây dựng hình ảnh 65
4.4.3.3 Giải pháp về tuyên truyền giáo dục, bảo vệ môi trường 67
4.4.3.4 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch 68
4.4.3.5 Giải pháp về bảo tồn tài nguyên 69
4.4.3.6 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng 70
4.4.3.7 Giải pháp về khôi phục, bảo tồn văn hóa bản địa 70
4.4.3.8 Thiết kế các tour du lịch kết nối trong và ngoài KBT 71
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 77
5.1 Kết luận 77
5.2 Kiến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC
Trang 10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KBTTN – VH Đồng Nai : Khu bảo tồn Thiên Nhiên - Văn hóa Đồng Nai
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các điểm du lịch nổi bật của tỉnh Đồng Nai 10
Bảng 2.2: Các phòng ban của Khu bảo tổn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 15
Bảng 2.3: Thống kê nhân khẩu các xã vùng ven KBTTN – VH Đồng Nai 17
Bảng 4.1: Cấu trúc thành phần loài khu hệ thú KBTTN – VH Đồng Nai 29
Bảng 4.2: Cấu trúc thành phần loài chim ở KBTTN – VH Đồng Nai 29
Bảng 4.3: Cấu trúc thành phần loài bò sát ở KBTTN – VH Đồng Nai 30
Bảng 4.4: Cấu trúc thành phần loài ếch nhái ở KBTTN – VH Đồng Nai 30
Bảng 4.5: Cấu trúc thành phần loài côn trùng ở KBTTN – VH Đồng Nai 31
Bảng 4.6: Các loại thức ăn, đồ uống mà nhà ăn cung cấp 39
Bảng 4.7: Thống kê số lượng khách của KBTTN – VH Đồng Nai 40
Bảng 4.8: Thống kê số lượng ý kiến về các điểm cần làm tốt hơn tại KBT 48
Bảng 4.9: Sự hiểu biết về DLST của nhân viên KBTTN-VH Đồng Nai 50
Bảng 4.10: Nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa người và voi ở KBT 53
Bảng 4.11: Ma trận SWOT đối với hoạt động DLST tại KBTTN-VH Đồng Nai 58
Trang 12
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 15
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cách thức khách du lịch biết đến KBTTN – VH Đồng Nai44
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện thời gian lưu lại KBTTN–VH Đồng Nai của du khách 45
Hình 4.3: Biểu đổ thể hiện mục đích đến KBTTN–VH Đồng Nai của khách du lịch 46
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện điểm thu hút khách du lịch của KBTTN – VH Đồng Nai 47
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện những điểm cần làm tốt hơn tại KBTTN-VH Đồng Nai 48
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hoạt động xâm hại rừng của người dân đối với
Trang 13Nhu cầu muốn trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách Do đó, DLST đã trở thành ngành “công nghiệp không khói” đang được Nhà Nước đặc biệt quan tâm đầu tư vừa để phát triển du lịch vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững
Việt Nam có những bước đầu tư về đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển DLST Nhà nước cũng đã từng bước nâng cấp một số KBTTN thành vườn quốc gia để thu hút đầu tư nước ngoài và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như KBTTN Bạch Mã (1991), Tràm Chim (1998), Cát Bà (1991), Nam Cát Tiên (1992) Đồng thời sắp xếp lại các KBTTN để tăng cường các điểm DLST
Và một trong những đơn vị đang phát triển loại hình DLST là KBTTN – VH Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai KBT nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng trên thế giới đã được xác định trong “Global
200 ecoregions”, và là một trong 13 vùng ưu tiên của khu vực Đông Nam Á được xác định bởi Quỹ Hội viên hệ sinh thái nguy cấp (Critical Ecosystem Partnership Fund – CEPF) KBT với diện tích 97.152 ha, là một trong những KBT có diện tích lớn nhất Việt Nam, sở hữu các giá trị tài nguyên thiên nhiên phong phú, di tích lịch sử và văn hóa bản địa độc đáo và do vậy KBT đã trở thành dự án trọng điểm về văn hóa du lịch được tỉnh Đồng Nai tập trung đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển theo mô hình DLST kết hợp với giáo dục nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Sự phát triển
Trang 14DLST ở đây, ngoài ý nghĩa về kinh tế còn góp phần rất quan trọng vào nỗ lực bảo tồn
đa dạng sinh học, môi trường tự nhiên của KBT; khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa
ở khu vực này để phát triển loại hình du lịch lịch sử về với cội nguồn, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho cộng đồng thông qua việc thu hút người dân bản địa vào hoạt động dịch vụ DLST
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc khai thác tiềm năng DLST, lịch sử - văn hóa ở KBTTN - VH Đồng Nai để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, DLST còn nhiều hạn chế Hoạt động phát triển du lịch tại KBT chưa có một định hướng tổng thể, các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, kém hấp dẫn Hiệu quả của hoạt động du lịch đối với nỗ lực bảo tồn và nâng cao đời sống cộng đồng còn chưa cao
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, đề tài “Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai” được chọn làm luận văn
tốt nghiệp tại khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử và hoạt động
du lịch ở KBTTN - VH Đồng Nai
Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhằm góp phần phát triển DLST theo hướng bền vững
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên thiên nhiên và di tích lịch sử ở KBTTN - VH Đồng Nai
Hoạt động DLST ở KBTTN - VH Đồng Nai
Cộng đồng địa phương vùng ven, khách du lịch và nhân viên của KBT
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ 09/2012 đến 01/2013
Không gian: KBTTN - VH Đồng Nai và khu vực sinh sống của người dân 3
xã vùng ven: Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái (DLST)
DLST là một loại hình du lịch mới, rất dễ có sự nhầm lẫn giữa DLST và các loại hình du lịch khác nên bằng cách sử dụng các khái niệm, nhiều tổ chức đã cố gắng làm rõ sự nhầm lẫn này Có nhiều khái niệm được đưa ra:
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung Loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế ( Ngô An, 2010)
Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWP, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” ( Phạm trung Lương, 2002)
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” ( Lindberg và Hawkins, 1993)
“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực” (Celballos – Lascurain, 1996)
Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của DLST:
Trang 16DLST là loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng
để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững ( Lê Huy Bá, 2000)
Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (WTO): “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực tự nhiên mà bảo tồn được môi trường và Cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương
Theo Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái còn được hiểu dưới những tên gọi khác như:
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” ( Phạm Trung Lương, 2002)
Trang 172.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Theo Ngô An, 2010 để phát triển DLST cần có bốn 4 nguyên tắc cơ bản dưới đây:
Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Nguyên tắc đầu tiên là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt
rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác Du khách có được
sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa dẫn đến thái độ cư xử của du khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương
Nguyên tắc thứ hai có thể hiểu như sau: Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên, vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững
Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái
Nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phần hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục,sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST
Nguyên tắc cuối cùng vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương
2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST
Đối với DLST, để phát triển cần có nhiều yêu cầu, qua quá trình tham khảo và tìm hiểu, có hai nhóm yêu cầu cơ bản để phát triển DLST như sau:
Trang 18 Những yếu tố đóng vai trò thiết yếu đối với việc tổ chức thành công DLST (Drumm, 2002):
Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN
Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ
Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương
Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân
Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN
Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn
Sẽ không thể có DLST nếu như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức
Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (Phạm Trung Lương, 2002):
Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao
Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu
tự nhiên và động thực vật là điều kiện cần có để phát triển DLST
Không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình
Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:
(1) Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương
(2) Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao
sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch
Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”
+ Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận
Trang 19+ Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra
+ Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác
+ Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực
+ Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ
+ Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực
+ Các chỉ số sức chứa chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm
Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa bản địa Vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan
“Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức” (Allen K, 1993)
2.1.5 Vai trò của DLST tại các KBT
Du lịch là một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển nhanh tập trung vào các môi trường còn hoang sơ như các vùng biển và các KBTTN Các KBTTN ngày càng thu hút sự quan tâm của các du khách nước ngoài cũng như du khách địa phương DLST ở các KBT có mang đến những lợi ích cho các
Trang 20cộng đồng địa phương và các KBT thông qua việc tạo ra những nguồn lợi Tuy nhiên, DLST cũng có thể đe dọa đến nguồn lợi của các KBT bằng cách hủy hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến chất lượng nước và đe dọa cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức, đông đúc và phá vỡ các giá trị văn hóa địa phương Thêm vào đó, DLST có thể bị rò rỉ khi lợi tức từ du lịch rơi vào túi các nhà quản lý, điều hành du lịch bên ngoài khu vực.Và kết quả là DLST có thể phá hủy rất nhiều nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào Ngược lại, DLST nếu được lập kế hoạch một cách cẩn trọng sẽ mang đến những lợi ích cho các KBT, cộng đồng địa phương và các bên tham gia Quản lý DLST trong các KBT do vậy phải được lồng ghép vào quản lý lãnh thổ, quản lý động thực vật hoang dã, khôi phục những loài bị đe dọa hay hoạt động giáo dục môi trường
- Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí trung tâm Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt Nam
Khí hậu
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ Bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa)
Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao
Trang 21Số giờ nắng trung bình sơ bộ năm 2009 là: 2.454 giờ
Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ khoảng 2.301,6mm Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển
Độ ẩm trung bình sơ bộ năm 2009 là 82%
Thổ Nhưỡng
Địa hình Đồng Nai gồm một số thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp, tuy nhiên phần đất tiếp giáp với cao nguyên Lâm Viên và Di Linh thì tương đối cao Phần lớn đất ở Đồng Nai là đất bazan, đất xám và đất phù sa cũ rất tốt cho việc trồng trọt Bởi vậy Đồng Nai trồng nhiều cây công nghiệp (cây cao su, cà phê ), cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày
2.2.2 Tài nguyên
Tài nguyên nước và khoáng sản
Con sông lớn và quan trọng nhất là sông Đồng Nai Đọan sông Đồng Nai chảy qua địa bàn tỉnh dài 294 km
Sông La Ngà là phụ lưu lớn nhất bên tả ngạn sông Đồng Nai hợp lưu với sông Đồng Nai cách Trị An 38km về phía thượng lưu
Ngoài ra còn có nhiều sông suối khác: sông Buông, sông Thị Vải, sông Đồng Tranh, sông Nhạn, sông Vọng, sông Gia Vi, sông Tầm Bung
Trên địa bàn tỉnh có 23 hồ đập lớn nhỏ, lớn nhất là hồ Trị An với diện tích 32.400 ha
Nguồn nước mặt và nước ngầm rất phong phú đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh và khu vực
Khoáng sản: Đồng Nai có tài nguyên phong phú và đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại, trong đó chủ yếu là đá xây dựng và đá ốp lát, sét gạch ngói, thạch anh, cát xây dựng, vật liệu san lấp, sét kaolin, puzlan, Laterit, đất phún… đáp ứng nguồn cung ứng vật liệu xây dựng cho công trình hoặc cơ sở chế biến các sản phẩm liên quan
Tài nguyên du lịch
Đến Đồng Nai du khách sẽ có dịp tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các
Trang 22thắng cảnh: hồ Long ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà hay tham quan các di tích lịch sử, văn hóa: chiến khu Đ, Văn miếu Trấn Biên, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa
Bảng liệt kê bên dưới được sắp xếp ngẫu nhiên theo kết quả tra cứu được từ nhiều nguồn
Bảng 2.1: Các điểm du lịch nổi bật của tỉnh Đồng Nai
4 Khu du lịch Bửu Long và hồ Long Ần Biên Hòa
10 Đảo Ó - Đồng Trường Vĩnh Cửu
11 Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài Trảng Bom
12 Khu du lịch Thác Giang Điền Trảng Bom
16 Núi Chứa Chan và chùa Gia Lào Xuân Lộc
17 Khu du lịch sinh thái Cao Minh Vĩnh Cửu
lệ che phủ của rừng còn 47,8% DTTN, năm 1981 còn 21,5%
Năm 2006 độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm Với việc triển khai thực hiện
Trang 23chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50% đến năm 2010
2.3 Khái quát Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
2.3.1 Lịch sử hình thành
KBT trước đây thuộc lâm phần của 3 lâm trường Mã Đà, Vĩnh An và Hiếu Liêm Những lâm trường này làm nhiệm vụ khai thác rừng tự nhiên và trồng rừng cây nguyên liệu giấy
Năm 1996, UBND tỉnh Đồng Nai quyết định đóng cửa rừng, nghiêm cấm khai thác rừng tự nhiên và chuyển sang bảo vệ rừng
Năm 2003, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu trên cơ sở sáp nhập lâm phần của lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà và một phần lâm trường Vĩnh An
Năm 2006, UBND tỉnh quyết định sáp nhập Trung tâm quản lí di tích Chiến khu Đ vào Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu và đổi tên thành Khu bảo tồn Thiên nhiên
Với giá trị đa dạng sinh học cao, ngày 29 tháng 6 năm 2011, KBT và Vườn Quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Đồng Nai, với tổng diện tích là 966.563 ha, nằm trên địa bàn của 05 tỉnh gồm: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương và Đắc Nông (Nguồn: BQL KBTTN – VH Đồng Nai)
Trang 242.3.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.3.2.1 Vị trí địa lí
KBTTN – VH Đồng Nai nằm về phía Bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc địa giới hành chính các huyện Vĩnh Cửu; Trảng Bom; Thống Nhất; Định Quán và Tân Phú tỉnh Đồng Nai
Phạm vi ranh giới:
Phía Bắc giáp huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước và huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai;
Phía Nam giáp huyện Vĩnh Cửu; Trảng Bom; Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai;
Phía Đông giáp huyện Tân Phú; Định Quán, tỉnh Đồng Nai;
Phía Tây giáp huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước và huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Tọa độ địa lý:
Từ 11004’19’’ đến 11031’01’’ vĩ độ Bắc
Từ 106053’57’’ đến 107018’28’’ kinh độ Đông
KBT cách thành phố Biên Hòa khoảng 40 km, thành phố Hồ Chí Minh khoảng
70 km và thành phố Vũng Tàu 100 km, giao thông thuận tiện là một trong những khu vực có lợi thế thu hút đầu tư phát triển du lịch
2.3.2.2 Địa hình
Nằm trong địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo lộc – Lâm Đồng xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ, KBT thuộc dạng địa hình vùng đồi với ba cấp độ (đồi thấp, đồi trung bình và đồi cao)
Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây Khu vực phía Bắc, phía Tây và một phần phía Đông, địa hình gồm nhiều đồi dốc, nhưng độ chênh lệch cao giữa các khu vực không nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ Độ cao lớn nhất 368
m, thấp nhất 20 m, bình quân 100 – 120 m; độ dốc lớn nhất 350 m độ dốc bình quân 8 – 100 m
2.3.2.3 Đất đai
Theo tài liệu địa chất khoáng sản Đông Nam Bộ (Nguyễn Đức Thắng, 1986); kết quả điều tra xây dựng bản đồ tỷ lệ 1/50.000 (năm 2003) của Phân viện quy hoạch
Trang 25thiết kế nông nghiệp miền Nam và kết quả điều tra đặc điểm các loài đất phục vụ dự
án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa chiến khu Đ – Đồng Nai (2008), cho thấy đất trong KBT gồm các loài đất chính sau:
Đất feralit trên phù sa cổ (Fp);
Đất feralit đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs);
Đất feralit nâu đỏ trên đá Basalt (Fk);
Đất xám gley (Xg)
2.3.2.4 Khí hậu
Khí hậu Đồng Nai nói chung và KBTTN – VH Đồng Nai nói riêng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm là điều kiện đảm bảo cho động, thực vật phát triển
Nhiệt độ bình quân năm từ 25 – 270C, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất
và tháng lạnh nhất chỉ có 4,20C.Nhiệt độ trung bình tối cao các tháng là 29 – 350C, nhiệt độ trung bình tối thấp các tháng là 18 – 250C Tổng tích ôn tương đối cao (9.000 – 9.7000C) và phân bố tương đối đều theo mùa Độ ẩm tương đối 80 – 82% Ít có gió bão và sương muối
KBT có lượng mưa tương đối cao (2.000 – 2.800 mm), sự phân bố mưa theo không gian đã hình thành 3 vành đai chính Vành đai phía Bắc giáp Bình Phước có lượng mưa rất cao >2.800 mm và có số ngày mưa 150 – 160 ngày; vành đai trung tâm
có lượng mưa 2.400 – 2.800 mm và số ngày mưa trong năm là 130 – 150 ngày và vành đai phía Nam có lượng mưa thấp nhất nhưng vẫn có trị số 2.000 – 2.400 mm
Mùa khô thường kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 – 15% lượng mưa cả năm
Mùa mưa thường kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm khoảng 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm
Trang 262.3.3 Chức năng của Khu bảo tồn Thiên nhiên- Văn hóa Đồng Nai
Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu, trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai với nhiệm vụ trọng tâm là:
Bảo tồn các nguồn gen động, thực vật và hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai;
Bảo vệ, phòng hộ hồ Trị An, bảo vệ môi trường; Bảo tồn các loài thủy sinh, đặc biệt một số loài cá quý hiếm của hồ Trị An - sông Đồng Nai;
Hợp tác nghiên cứu khoa học;
Bảo tồn di tích văn hóa, lịch sử nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau;
Khai thác bền vững tài nguyên rừng, đất rừng và hồ Trị An Phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn;
Tổ chức các hoạt động sản xuất, du lịch cộng đồng góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho nhân dân trong khu vực vùng đệm
Trang 272.3.4 Cơ cấu tổ chức Khu bảo tồn Thiên nhiên- Văn hóa Đồng Nai
Phòng Kế hoạch – Tài chính - Thực hiện các nghiệp vụ về xây dựng kế
họach họat động dài hạn, trung hạn, ngắn
Phòng
Kế
hoạch – Tài chính
Phòng Bảo tồn thiên nhiên và Hợp tác
Phòng
Kỹ thuật
lâm sinh – Đất đai
PGĐ
GĐ
Trang 28hạn, các dự án quy họach đầu tư phát triển, tổng hợp các báo cáo
- Quản lý các loại quỹ, vốn, tài sản công của đơn vị Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, quyết toán tài chính, quy chế đấu thầu theo quy định của Nhà nước
Phòng Kỹ thuật lâm sinh và đất đai
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc KBT trong công tác xây dựng phát triển rừng, các hoạt động có liên quan đến kỹ thuật lâm sinh và đất đai trên địa bàn của KBT
Phòng Bảo tồn thiên nhiên và Hợp
tác
- Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức các hoạt động có liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên và mở rộng hợp tác nghiên cứu, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn
Trung tâm Sinh thái – Văn hóa –
Lịch sử Chiến khu Đ
- Quản lý và tổ chức các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị sinh thái, văn hóa, lịch sử gắn với công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học mang tính bền vững Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục môi trường, các hoạt động diễn giải thiên nhiên tại các trường học và dân cư thuộc vùng đệm và vùng ven KBT Thực hiện các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử và các dịch vụ phục vụ cho du lịch; thực hiện các hoạt động sản xuất phụ trợ
Trang 29Bảng 2.3: Thống kê nhân khẩu các xã vùng ven KBTTN – VH Đồng Nai
Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sinh thái của KBT; phòng, chống các hành
vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
và tổ chức thực hiện các chươngtrình, dự
án, phương án QLBVR, trồng rừng, chăm sóc rừng, PCCCR
- Kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo pháp luật…
Trang 30thời kỳ với nhiều hình thức khác nhau như: dân khai phá vùng kinh tế mới, di dân tự
do, lao động dọn lòng hồ Trị An, cán bộ công nhân viên các lâm trường và công nhân xây dựng thủy điện Trị An nghỉ hưu và nghỉ theo các chế độ ở lại lập nghiệp, Việt kiều Campuchia hồi hương…
Tôn giáo
Dân cư sống trong và xung quanh KBT có 27.944 người theo các tôngiáo như: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành … chiếm 25,27% số dân toàn khu vực, trong đó Công giáo có 16,12 %, Phật giáo có 06 %, Tin Lành có 01,1 %, còn lại là của các tôn giáo khác
Lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi là 14.673 người, phần lớn là lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm trên 90%, còn lại là lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và lao động khác Đa phần lao động có trình độ học vấn cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở, một số lao động có trình độ học vấn trung học phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính
Cơ cấu kinh tế của 03 xã Mã Đà, Hiếu Liêm và Phú Lý (trong và ven KBT) là Nông - Lâm – Ngư nghiệp và Dịch vụ
2.3.6 Cơ sở hạ tầng
Nhà làm việc KBT
Văn phòng làm việc của KBT hiện nay được sử dụng lại nhà làm việc của lâm trường Mã Đà cũ có diện tích 800 m2 Hiện nay, nhà làm việc này không đảm bảo diện tích và đang bị xuống cấp
Hệ thống cơ sở quản lý bảo vệ rừng trong KBT
Hiện nay, KBT hiện có 21 trạm, gồm 18 trạm kiểm lâm và 03 tổ kiểm lâm cơ động Trong đó, 04 trạm kiểm lâm mới được xây dựng năm 2008, còn lại là được xây dựng từ năm 2000 trở về trước, hiện trạng nhà đang xuống cấp, diện tích nhỏ, trang thiết bị còn thiếu và phân bố ở các khu vực chưa hợp lý
Trung tâm Sinh thái – Văn hoá – Lịch sử Chiến khu Đ
Đang được xây dựng, các công trình chính dự kiến được khởi công xây dựng trong năm 2012 gồm Tháp biểu trưng Chiến khu Đ và phù điêu
Trang 31KBT ở gần các đô thị lớn như: Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, có hệ thống giao thông nhựa nóng gồm các tỉnh lộ 767, 768, 761, 762 khá tốt liên thông với
hệ thống đường quốc lộ 1 và quốc lộ 20; có đường cấp phối xuyên rừng, nối thông KBT với Vườn quốc gia Cát Tiên; bên cạnh đó, hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi, phủ sóng đều khắp KBT
Trên địa bàn hệ thống các tuyến đường giao thông khá phát triển, các trục đường chính trong khu vực bao gồm:
Đường 761 xuất phát từ đường 767 tại chợ Mã Đà vào xã Phú Lý đi qua lâm phần của KBT với chiều dài 30 km, hiện đã được trải thảm bê tông nhựa
Đường Bà Hào – Rang Rang: với chiều dài khoảng 13 km, mặt đường cấp phối sỏi đỏ, hiện trạng có nhiều chổ bị nước xẻ trên mặt đường và có những ổ gà nhỏ Tuyến đường này, đi vào Khu Chứng tích chiến tranh hóa học Mã Đà – Đồng Nai nằm
ở khu vực sân bay Rang Rang
Đường Chiến khu Đ: điểm đầu giao với tuyến đường Bà Hào – Rang Rang, điểm cuối nối tiếp đường Hiếu Liêm, đây là tuyến đường vào Khu di tích Căn cứ Khu
ủy miền Đông, chiều dài tuyến 17,5 km, hiện trạng là đường cấp phối sỏi đỏ, trên tuyến đường có rất nhiều ổ gà và những khúc cua rất gắt, khuất tầm nhìn khi có các phương tiện giao thông ngược chiều nhau; trên tuyến có 04 đường tràn cao độ đáy đường tràn và cao độ mặt đường tương đối lớn, chiều dài vuốt nối ngắn nên xe lưu thông qua các vị trí này thường bị đụng gầm xe và di chuyển rất khó khăn; trên tuyến đường còn có 01 cầu sắt đã bị rỉ sét, các thanh chắn bằng thép mặt sàn gỗ đã bị mất bu lông liên kết với dầm cầu thép nên không đảm bảo an toàn khi lưu thông qua cầu
Đường Hiếu Liêm: điểm đầu tuyến tại ngã ba Lâm trường và kết thúc nối tiếp vào đường Chiến khu Đ (tại Khu ủy miền Đông Nam bộ), chiều dài tuyến 27,2
Trang 32km, hiện trạng đường cấp phối sỏi đỏ đã hư hỏng, lưu thông rất khó khăn; trên tuyến còn có 06 cầu sắt đã rỉ sét Đây cũng là tuyến đường vào khu di tích Địa đạo Suối Linh nối thông đi đến Khu di tích Căn cứ Khu ủy miền Đông
Đường vào Trung ương Cục miền Nam: dài 7,1 km, đường cấp phối sỏi đỏ, điểm đầu giao với đường Bà Hào – Rang Rang và kết thúc tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam, hiện trạng đường bị xói lở, mặt đường bị xẻ nước, có nhiều ổ gà, các cống qua đường quá hẹp nên các phương tiện chở khách vào tham quan di tích hay bị
va quẹt vào thành cống làm trầy xước xe
Ngoài ra, trong khu vực còn có trên 200 km đường be nối từ các trục đường chính đến các chốt trạm kiểm lâm và cụm dân cư, hiện trạng các tuyến đường là đường đất, đường đất sỏi đỏ qua nhiều năm không được duy tu bảo dưỡng nên đã xuống cấp,
hư hỏng, việc đi lại tuần tra bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm rất khó khăn
Nhìn chung, điều kiện giao thông trong khu vực tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội về nhiều mặt, thuận lợi phát triển DLST và về nguồn cũng như việc tuần tra canh gác bảo vệ rừng Tuy nhiên, cần được tăng cường kiểm soát hệ thống giao thông trong KBT để tránh những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học của KBT
Hệ thống điện
Hệ thống điện trong khu vực được Nhà nước quan tâm đầu tư cơ bản, đường điện trung thế đã được đầu tư xây dựng đến trung tâm các xã và dọc trục lộ chính (đường tỉnh 761) Nhưng do dân cư phân bố không tập trung và có nhiều cụm ở quá sâu trong các khu rừng, nên nguồn điện chỉ được hạ thế để phục vụ sinh họat và sản xuất ở khu vực trung tâm và các cụm dân cư lớn ven đường Do vậy phần nào hạn chế tác dụng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương
Để khắc phục tình trạng trên và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng, UBND huyện Vĩnh Cửu đang tiến hành xây dựng dự án Quy hoạch khu dân cư các xã Mã Đà, Hiếu Liêm nhằm quy họach ổn định dân cư trên địa bàn, tạo điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh Khi dự án được triển khai thực hiện, ngoài những chuyển biến tích cực đối với đời sống kinh tế xã hội, còn có một ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong vùng
Trang 33Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn với mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận về DLST, xác định đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên; hiện trạng hoạt động du lịch tại KBT và một số vấn đề liên quan Các nguồn tài liệu bao gồm:
Các tài liệu, số liệu do Ban Quản lý KBTTN – VH Đồng Nai cung cấp
Các số liệu từ các tài liệu thống kê qua các báo cáo của cơ quan, các tổ chức, các dự án liên quan đến địa điểm nghiên cứu
Các tài liệu, sách tham khảo, các website, các văn bản liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu
Các tài liệu tổng quan về DLST, về DLST bền vững
Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát tại khu vực trong KBT, cộng đồng dân cư xung quanh KBT để đánh giá chung hiện trạng hoạt động của KBT về các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch, các loại hình du lịch tại điểm đến Cụ thể như sau:
Về sản phẩm du lịch tại điểm đến: Tham quan các điểm du lịch, tìm hiểu các sản phẩm du lịch hiện có tại điểm đến
Về dịch vụ du lịch tại điểm đến: Tham quan các nhà ăn, nhà khách – nhà nghỉ Mã Đà, tìm hiểu các dịch vụ du lịch hiện có tại điểm đến
Trang 34 Việc khảo sát thực địa nhằm nắm rõ tình hình thực tế tại KBT, kiểm tra, bổ sung những tài liệu đã thu thập để đưa ra những đề xuất phù hợp Công tác khảo sát thực địa bao gồm 2 đợt:
Đợt 1: từ ngày 15/09/2012 đến 25/09/2012 với các nội dung chính là: Khảo sát sơ bộ tìm hiểu các sản phẩm du lịch, dịch vụ và loại hình du lịch tại đây, các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, di tích lịch sử tại đây
Đợt 2: từ 05/10/2012 đến 15/10/2012 với nội dung chính là khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại KBTTN – VH Đồng Nai
3.2 Tìm hiểu, điều tra ý kiến của du khách, cán bộ nhân viên và cộng đồng địa phương tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra xã hội học giúp thu thập những ý kiến đóng góp từ du khách, cán bộ nhân viên của KBT và người dân, đem lại các yếu tố khách quan để đánh giá hiện trạng hoạt động DLST tại KBTTN – VH Đồng Nai
Phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp được thực hiện thông qua 3 bước: xác định đối tượng điều tra, xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra thông qua việc phát phiếu, bảng câu hỏi kết hợp phỏng vấn và phân tích kết quả điều tra
Đối với đối tượng là khách du lịch: tìm hiểu mục đích du lịch, mức độ hài lòng của du khách về chất lượng phục vụ du lịch, sản phẩm du lịch tại điểm đến, mức độ quan tâm của du khách đối với điểm đến Chọn ngẫu nhiên khách du lịch để phỏng vấn, số phiếu là 60 phiếu
Đối với đối tượng cộng đồng dân cư xung quanh KBT: việc điều tra chủ yếu nhắm đến những việc làm gây ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên, các hoạt động du lịch
có sự tham gia của người dân địa phương và mức độ quan tâm, sự hài lòng về việc phát triển DLST tại nơi họ sinh sống Phát 100 phiếu cho những hộ dân sống gần KBT
Đối với nhân viên tại KBT: mục tiêu là sự quan tâm của họ trong việc phát triển DLST tại điểm đến, sự hài lòng về mặt quản lý của KBT… số phiếu phát là 18 phiếu
Trang 353.3 Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
Phương pháp ma trận SWOT
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển bền vững du lịch tại KBT để thuận lợi cho việc xây dựng các giải pháp phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường
Phân tích SWOT chia làm 5 giai đoạn:
1 Xác định mục tiêu của hệ thống: Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo tồn các nguồn tài nguyên
2 Xác định ranh giới của hệ thống: Sự xác định rõ ràng giữa điểm mạnh và cơ hội, điểm yếu và thách thức
3 Phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
4 Vạch ra giải pháp:
Giải pháp phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội (S/O)
Giải pháp không để điểm yếu làm mất đi cơ hội (W/O)
Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách (S/T)
Giải pháp không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu (W/T)
5 Tích hợp các giải pháp: Sau khi đã phân tích, sắp xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp theo quy tắc:
Các giải pháp có sự lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là giải pháp ưu tiên nhất
Giải pháp không chứa đựng sự mâu thuẫn mục tiêu có ưu tiên thứ 2
Những giải pháp cần được xem xét lại được xếp cuối cùng
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng nhằm mục đích đánh giá kết quả và đưa ra đề xuất trong đề tài Đối tượng và nội dung phỏng vấn bao gồm:
Cán bộ nhân viên ban quản lý đang công tác tại Ban quản lý KBTTN – VH Đồng Nai: các cán bộ tại đây sẽ cung cấp thêm các thông tin để bổ sung và chỉnh lý lại những thông tin đã thu thập được qua việc thu thập tài liệu Đồng thời, họ là người hiểu về đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, về các vấn đề liên quan đến DLST tại KBT nên sẽ đưa ra những ý kiến đóng góp thực tiễn
Trang 36 Các giảng viên tại ĐH Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh: là những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giúp đề tài có giá trị thực tiễn cao
Trang 37Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
4.1.1 Hiện trạng về đa dạng sinh học
4.1.1.1 Đa dạng hệ sinh thái
Theo Dự án điều tra xây dựng danh lục và tiêu bản động, thực vật rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, 2009 thì KBT hiện có 5 hệ sinh thái rừng bao gồm:
Hệ sinh thái rừng cây lá rộng thường xanh: diện tích khoảng 43.800 ha, chiếm khoảng 45% tổng diện tích Đặc trưng thực vật của hệ sinh thái này gồm những
loài cây gỗ thuộc các họ như: họ đậu (Fabaceae), họ ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ
cà phê (Rubiaceae), họ mãng cầu (Annonaceae), họ dâu tằm (Moraceae), họ dầu (Dipterocarpaceae), họ xoài (Anacardiaceae)
Hệ sinh thái rừng hỗn giao cây gỗ, tre nứa: diện tích khoảng 7.750 ha, chiếm 8% tổng diện tích Đặc điểm chính của hệ sinh thái này là rừng thứ sinh được hình thành sau khi rừng đã bị tác động Kết cấu rừng gồm các cây gỗ và lồ ô mọc hỗn giao
Hệ sinh thái rừng này cũng quan trọng đối với công tác bảo tồn thiên nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Đông Bắc, là sinh cảnh quan trọng của đàn voi rừng
Hệ sinh thái rừng lồ ô, tre nứa thuần loại: diện tích khoảng 360 ha, chiếm 0,4% tổng diện tích Đặc điểm chính của hệ sinh thái này là lồ ô, tre nứa mọc tập trung chủ yếu ở phía bắc
Hệ sinh thái rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi và nương rẫy: diện tích khoảng 12.240 ha, chiếm 12,6% tổng diện tích Phần lớn diện tích là nương rẫy, đất hoang hóa bạc màu do bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh, một phần sẽ được trồng khôi phục rừng bằng cây gỗ lớn bản địa, diện tích còn lại được quy hoạch là sinh cảnh cho các loài động vật hoang dã
Trang 38 Hệ sinh thái đất ngập nước: diện tích khoảng 33.000 ha, chiếm 34% tổng diện tích Đặc điểm chính của hệ sinh thái này là ngập nước quanh năm hoặc theo mùa, có hệ thực vật và động vật thủy sinh phong phú
4.1.1.2 Tài nguyên thực vật
Dưới đây là tổng hợp chung các kết quả nghiên cứu của Dự án điều tra xây dựng danh lục và tiêu bản động, thực vật rừng ở Khu bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, 2009:
Thực vật: có 1.401 loài thực vật thuộc 623 chi, 156 họ, 92 bộ, 10 lớp thuộc 6 ngành thực vật khác nhau hiện đang phân bố ở KBT Trong đó, có:
10 loài thực vật quý, hiếm có tên trong danh mục các loài quý, hiếm theo nghị định số 32/2006/NĐ-CP Trong 10 loài thực vật thuộc nhóm quý hiếm trên thì các
loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa); Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis) và Dáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus) là 03 loài cây gỗ lớn có giá trị về mặt kinh tế rất
lớn Tuy nhiên hiện nay số lượng cá thể phân bố trong tự nhiên còn lại rất ít ở KBTTN – VH Đồng Nai
30 loài thực vật quý, hiếm có tên trong danh mục các loài quý, hiếm của sách
Đỏ Việt Nam (2007) Trong 30 loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) thì có
loài Vên vên (Anisoptera costata) và Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri) là 02 loài cây gỗ lớn thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) thường chiếm lĩnh tầng ưu thế sinh thái
của rừng, có ý nghĩa to lớn trong cấu trúc thành phần loài của hệ sinh thái rừng cây họ Dầu của kiểu rừng kín nửa rụng lá và rụng lá ẩm nhiệt đới thuộc lưu vực sông Đồng Nai, đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ nói chung và của KBTTN – VH Đồng Nai nói riêng
41 loài thực vật là loài quý, hiếm có tên trong danh mục các loài quý, hiếm của Danh lục Đỏ IUCN (2009)
Riêng các họ như: họ Dầu (Dipterocarpaceae) với số lượng 18 loài; họ Xoài (Anacardiaceae) với số lượng 18 loài; họ Tử vi (Lythraceae) với 08 loài (là những họ
không phải là họ giàu loài nhất) nhưng có số lượng cây cá thể lớn, chiếm ưu thế tầng cây gỗ (tầng ưu thế sinh thái) và giữ vai trò rất quan trọng trong cấu trúc rừng của
KBT Đặc biệt có 02 loài: Thông tre (hay Kim giao trước đào) (Podocarpus
Trang 39neriifolius) thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae) và Vấp (Mesua ferrea) thuộc họ Bứa (Guttiferae) là 02 loài thực vật của vùng Á nhiệt đới và Ôn đới của khu hệ thực vật
Himalaya – Vân Nam Quý Châu (Trung Quốc) di cư đến, tại Việt Nam thường phân
bố ở những vùng sinh thái với cao độ trên 800 m, đã tạo nên tính đa dạng và có ý nghĩa khoa học rất lớn, rất có giá trị cho công tác nghiên cứu khoa học sau này
Các loài thực vật đặc hữu
Trong 1.401 loài thực vật được phát hiện trong lần điều tra này, có:
84 loài thuộc 71 chi, 39 họ, 28 bộ thực vật khác nhau là các loài thực vật đặc hữu của Việt Nam (loài có tên Việt Nam hay tên khoa học mang các địa danh của Việt Nam)
18 loài thuộc 18 chi, 12 họ, 10 bộ thực vật khác nhau là các loài thực vật đặc hữu của địa phương (loài có tên Việt Nam hay tên khoa học mang các địa danh của tỉnh Đồng Nai)
Cụ thể gồm:
(1) Giác đế Đồng Nai (Goniothalamus dongnaiensis Fin & Gagn.)
(2) Sơn địch Đồng Nai (Aristolochia dongnaiense Pierre ex Lec.)
(3) Cù đèn Đồng Nai (Croton dongnaiensis Pierre ex Gagn.)
(4) Keo Đồng Nai, Chu biển (Acacia dongnaiensis Gagn.)
(5) Mót Đồng Nai (Cynometra dongnaiensis Pierrre.)
(6) Lát hoa Đồng Nai (Chukrasia tabularis A.Juss var dongnaiensis Pierre.) (7) Ngâu Biên Hòa (Aglaia hoaensis Pierre.)
(8) Xoài Đồng Nai (Mangifera dongnaiensis Pierre.)
(9) Táo Biên Hòa (Zizyphus hoaensis Pierre.)
(10) Vệ tuyền (Telectadium dongnaiense Pierre ex Cost.)
(11) Bướm bạc Biên Hòa (Mussaenda hoaensis Pierre ex Pit.)
(12) Hạ đệ (Hypobathrum hoaensis Pierre ex Pit.)
(13) Trèn Biên Hòa, Trà vỏ (Tarenna hoaensis Pierre ex Pit.)
(14) Xú hương Biên Hòa (Lasianthus hoaensis Pierre.)
(15) Mây Đồng Nai (Calamus dongnaiensis Pierre ex Conrad.)
Trang 40Đa dạng nguồn gen cây thuốc
Để đánh giá tiềm năng cây thuốc, KBT phối hợp với Viện Sâm và dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn Đồng Nai” làm cơ sở xây dựng “Vườn Quốc gia bảo tồn cây thuốc Đông Nam Bộ” Bước đầu ghi nhận được 715 loài cây thuốc, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của KBT, là nguồn gen rất có ý nghĩa trong nghiên cứu dược liệu và là cơ sở để xây dựng các giải pháp bảo tồn, phát triển
Bên cạnh đó, KBT dự định sẽ quy hoạch diện tích khoảng 50 ha để trồng một
số loại dược liệu thông dụng, dễ trồng và có nhu cầu tiêu thụ lớn như: Mật nhân (Bách bệnh), Diệp hạ châu, Kim tiền thảo… nhằm giải quyết việc làm cho người dân xã Phú
Lý, Mã Đà
Các kiểu rừng
Thảm thực vật rừng trong KBTTN – VH Đồng Nai gồm các kiểu rừng sau:
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới
Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới
Với vị trí KBT nằm ở vùng địa hình chuyển tiếp từ phía Nam dải Trường Sơn qua Đông Nam Bộ xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long Do vậy, hệ động, thực vật rừng ở đây có quan hệ chặt chẽ với hệ động, thực vật của dãy Trường Sơn Nam, miền Đông Nam Bộ và của Việt Nam
Ngoài ra còn có các sinh cảnh đất nông nghiệp, đất hồ và các loại đất chuyên dùng khác
4.1.1.3 Tài nguyên động vật
Dưới đây là tổng hợp chung các kết quả nghiên cứu của Dự án điều tra xây dựng danh lục và tiêu bản động, thực vật rừng ở Khu bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, 2009:
Động vật: có 1.781 loài động vật thuộc 238 họ, 51 bộ và 06 lớp Trong đó có: Thú
85 loài thú, thuộc 27 họ và 10 bộ Có 27 loài trong nghị định số CP; 26 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 23 loài trong Danh lục Đỏ IUCN