BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THANH HẢI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG VÀ PHỤC H
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THANH HẢI
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG VÀ PHỤC HỒI RỪNG CÂY GỖ LỚN BẢN ĐỊA
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA
ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THANH HẢI
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG VÀ PHỤC HỒI RỪNG CÂY GỖ LỚN BẢN ĐỊA
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA
ĐỒNG NAI
Ngành: Lâm Nghiệp Chuyên ngành: Nông Lâm Kết Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến với:
Bố mẹ đã tạo điều kiện cho tôi ăn học
Ban giám hiệu nhà trường và toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt và trang bị kiến thức vô cùng quý báu trong thời gian tôi học tại trường
Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp
Cô Nguyễn Thị Lan Phương đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện hoàn thành đề tài
Toàn thể các bạn sinh viên khoa Lâm Nghiệp và đặc biệt là tập thể lớp DH08NK Cán bộ Khu Bảo Tồn thiên nhiên- văn hóa Đồng Nai
Cán bộ xã Hiếu Liêm
Các ấp trưởng ấp 3 và ấp 4 xã Hiếu Liêm
Cộng đồng người dân địa phương ấp 3 và ấp 4
Cán bộ 3 trạm Kiểm lâm: Đá Dựng, Suối Linh, Cù Đinh
Đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp
Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong thực tế, nên quá trình thực hiện luận văn chắc chắn không tránh khỏi sơ suất, mong nhận được sự cảm thông và ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng quý đọc giả
Sinh viên
Lê Thanh Hải
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa ở Khu bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai” được bắt đầu từ tháng 2 đến
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là trong phương án trồng mới rừng hiện nay
KBT thực hiện quản lý vẫn gặp nhiều hạn chế như: không quản lý được các diện tích đất cho cộng đồng thuê để trồng rừng và một số cán bộ lâm trường không được trang bị đầy đủ về kiến thức và phương tiện hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng
Thấy được cuộc sống của cộng đồng nơi đây còn nhiều khó khăn Đa số là canh tác nương rẫy truyền thống dựa vào tự nhiên là chính, cộng đồng chịu ảnh hưởng nhiều của đất rừng và rừng
Sự tham gia của người dân vào công tác quản lý bảo vệ rừng đa dạng dưới nhiều hình thức: nhận giao khoán, nhận đất lâm nghiệp trồng rừng, tham gia trồng mới rừng, chăm sóc bảo vệ rừng… Tuy nhiên, chưa mang tính chất tự giác cao mà
đa số họ tham gia vì nhu cầu là chính
Trang 5SUMMARY
The research subjects: “Analysis of factors affecting the participation of community in management of forest protection and restore native large forest trees
in Dong Nai Nature Park Culture”, done from February, 2012 to june, 2012
Determined their ways and needs in which local communities here to participate in forest management to do better conservation and ensure the lives of local people This research should conduct the following three targets:
‐ Learning the management of forest protection and project renew plan forest which doing by National park
‐ Determining of factors affecting the participation of community in management forest protection, specific in project of renew plan forest now
‐ Analyzing affecting of factors to the participation of community in management forest protection, specific in project of renew plan forest now
The management of National park still have many limitations such as: inability to manage the land lease communities to plan forest, some forestry officials are not equipped to knowledge and facilities for the management of forest protection
Saw the life of the community in here where had more difficult Mostly traditional farming based on the natural, communities most are affected by forest land and forest
The participation of people in the management of forest protection diversified in many forms: received contractual, received land for planting forestry, participated in planing renew forest, cared and protected forest However, not highly their self-involved, most of because their demands
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
SUMMARY iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Giới hạn của nghiên cứu 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Khái niệm sự tham gia và cách tiếp cận thu hút sự tham gia 4
2.1.1 Khái niệm sự tham gia 4
2.1.2 Cách tiếp cận thu hút sự tham gia 5
2.2 Một số văn bản bản pháp luật liên quan đến chính sách giao đất, giao rừng 7
2.3 Một số kết quả từ việc giao khoán bảo vệ rừng trước đây trên cả nước 10
2.4 Lịch sử giao đất và giao rừng trước đây của xã Hiếu Liêm 12
2.5 Sơ lược về dự án khôi phục rừng cây gỗ lớn 13
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
Trang 73.1 Địa điểm khu vực nghiên cứu 15
3.2 Tài nguyên rừng 16
3.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 17
3.4 Đối tượng nghiên cứu 20
3.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 21
3.5.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 22
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Công tác quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương và các vấn đề liên quan đến việc giao đất, giao rừng cho người dân 23
4.1.1 Công tác quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương 23
4.1.3 Phương án phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa và sự tham gia của người dân vào công tác quản lý bảo vệ rừng trong phương án này 33
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là trong phương án trồng mới rừng hiện nay 35
4.2.1 Các quyết định và chính sách liên quan đến sự tham gia của người dân 35
4.2.2 Năng lực của người dân trong việc phục hồi rừng cây bản địa 39
4.2.3 Bối cảnh kinh tế xã hội địa phương 40
4.2.3.1 Đời sống kinh tế xã hội địa phương 40
4.2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất đai ở địa phương 42
4.3.2.3 Lịch thời vụ 44
4.3.2.4 Trình độ dân trí và phân hạng mức sống của người dân địa phương 45 4.3.2.4.1 Trình độ dân trí của người dân 45
4.3.2.4.2 Phân hạng mức sống của người dân địa phương 46
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng tại xã Hiếu Liêm trong công tác quản lý và bảo vệ rừng 47
4.4.1 Sự ảnh hưởng của các chính sách 47
Trang 84.4.2 Ảnh hưởng đến đối tượng được giao khoán đất rừng và được sản xuất
trên rừng trồng mới 50
4.4.3 Ảnh hưởng đến số lượng hộ gia đình được tham gia 52
4.4.4 Ảnh hưởng đến cách thức tiếp cận và tham gia bảo vệ rừng của người dân 53
4.4.5 Ảnh hưởng đến thái độ của người dân khi tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng 55
4.5 Giải pháp giải quyết những tác động bất lợi trong công tác QLBVR có sự tham gia theo hướng bền vững tại địa phương 57
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2 Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 65
Trang 9DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT Chỉ thị
FAO(Food and Agriculture Organization )Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc
QĐ-TTg Quyết định- Thủ Tướng
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PRA(Participatory Rural Appraisal) Đánh giá nông thôn có sự tham gia
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các mức độ của sự tham gia 6
Bảng 3.1 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp xã Hiếu Liêm 16
Bảng 4.1 Quá trình quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương 23
Bảng4.2 Tình hình giao khoán bảo vệ rừng 27
Bảng 4.3 Thống kê diện tích rừng trồng qua 3 năm 28
Bảng 4.4 Tình hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng (điều tra 70 hộ) 29
Bảng 4.5 Các nội dung chuẩn bị trong quá trình giao khoán đất và rừng 30
Bảng 4.6: Thể hiện các hoạt động tham gia của người dân trên đất nhận khoán 37
Bảng 4.7: Sự đánh giá của người dân về các lợi ích của Nghị định chính sách 01/CP, Quyết định 661/QĐ-TTG đem lại 37
Bảng 4.8 Diện tích rừng trồng phục hồi đạt được qua 3 năm đầu thực hiện ở Hiếu Liêm 39
Bảng 4.9 Lịch thời vụ sản xuất nông lâm nghiệp 44
Bảng 4.10 Phân hạng mức sống 46
Bảng 4.11 Bảng thể hiện tương đối về diện tích đất giao khoán 48
Bảng 4.12 Bảng chấm công lao động trồng và chăm sóc rừng (1ha) 48
Bảng 4.13 Số lượng hộ và diện tích các đối tượng tham gia 52
Bảng 4.14 Sự hiểu biết của người dân về công tác QLBVR 56
Bảng 4.15 Khung phân tích SWOT về mục tiêu quản lý rừng 57
Bảng 4.16 Khung phân tích SWOT về các yếu tố ảmh hưởng đến sự tham gia của người dân trong công tác QLBVR 58
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Biểu đồ phản ánh số lượng lao động địa phương tham gia vào công tác
trồng và chăm sóc rừng phục hồi qua các năm 34
Hình 4.2 Cơ cấu cây trồng nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn xã Hiếu Liêm 41 Hình 4.3 Sơ đồ lát cắt Ấp 3 và 4 của xã Hiếu Liêm 43 Hình 4.4 Sơ đồ venn thể hiện sự tác động của các tổ chức, cơ quan đến hộ gia đình
nhận khoán đất và rừng 51
Trang 12dự án hay một chương trình nào đó Cộng đồng tại khu vực nghiên cứu còn nhiều cụm dân cư phân tán trong khu vực rừng của KBT phần lớn có kinh tế còn khó khăn, phụ thuộc nhiều vào đất rừng và rừng Vì vậy việc đáp ứng các nhu cầu tạo thu nhập cho cộng đồng từ những phương án đang thực hiện hiện nay của KBT là rất cần thiết cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại đây Vì khi sự tham gia của người dân được đáp ứng về các nhu cầu thì đời sống cũa họ cũng được nâng cao và sẽ gián tiếp làm cho công tác quản lý bảo vệ rừng KBT được bảo tồn tốt hơn
Sự tham gia tích cực của người dân mặc dù được xem là một thành tố chủ yếu trong bảo vệ, quản lý rừng nhưng vẫn bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế xã hội trong bối cảnh diễn ra các hoạt động đó Hơn nữa mức độ tham gia khác nhau
Trang 13tùy thuộc vào tính chất của một dự án phát triển Ở hầu hết các nước sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý và bảo vệ rừng thường đi từ mức độ cao đến mức độ chỉ tham gia một cách hình thức Mức độ tham gia và cường độ người dân tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chính sách, chương trình, bối cảnh kinh tế xã hội ở địa phương, năng lực và khả năng tham gia của từng đối tượng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng (Tổ chức phát triển cộng đồng, 2007)
Thực tiễn đã chỉ rõ: quản lý bảo vệ rừng với sự tham gia của các cộng đồng địa phương sống gần rừng là một mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế,
xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam so với kiểu quản lý bảo vệ rừng chỉ do nhà nước quản lý (Quang Minh, 2008)
Bắt đầu từ năm 1986 nhà nước ta đã tiến hành thực hiện giao đất giao rừng cho cộng đồng quản lý và từng bước thực hiện các dự án liên quan đến công tác bảo
vệ rừng ở từng địa phương trên cả nước và bước đầu đã đem lại nhiều kết quả Mặt khác, nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ: Ban hành bản quy định
về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước Các Lâm trường Mã Đà, Lâm trường Hiếu Liêm (tiền thân của KBT) đã vận động khuyến khích người dân
và cán bộ Lâm trường tham gia nhận khoán nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống (theo hợp đồng) Tuy nhiên, qua thực tế vận dụng đã phát sinh một số vấn đề cần sửa đổi như người dân thực hiện không đúng hợp đồng, việc thành lập KBT kèm theo một số thay đổi trong chính sách như bảo tồn, phục hồi rừng cây bản địa…làm biến động lớn đến tình hình kinh tế xã hội của khu vực, đặc biệt là đời sống người dân sống trong vùng lõi KBT cũng như thực hiện công tác bảo vệ rừng và phục hồi rừng cây bản địa có sự tham gia của người dân
Để công tác BVR và phục hồi rừng đạt kết quả tốt, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong công
Trang 14tác quản lý bảo vệ rừng và phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa ở Khu bảo tồn Thiên
nhiên Văn hóa Đồng Nai”
Chính vì thế được sự phân công của Bộ Môn Lâm Nghiệp Xã Hội và Nông Lâm Kết Hợp cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Lan Phương, tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng đến công tác quản lý bảo vệ rừng của KBT Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai Trong đó được phân ra các mục tiêu cụ thể như sau:
+ Tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ rừng và phương án trồng mới rừng mà KBT đang thực hiện
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng tại đây trong công tác quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là trong phương án trồng mới rừng hiện nay
+ Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là trong phương án trồng mới rừng hiện nay
1.3 Giới hạn của nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở cộng đồng ấp 3 và ấp 4 xã Hiếu Liêm Tìm hiểu cách thức mà người dân tham gia vào công tác BVR, những tác động tích cực
và tiêu cực ảnh hưởng đến rừng và những nhu cầu, mong muốn của họ về sản xuất
và tham gia BVR Từ đó, kiến nghị ra các giải pháp phù hợp với tình hình địa phương để tiến hành QLBVR một cách tốt nhất
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm sự tham gia và cách tiếp cận thu hút sự tham gia
2.1.1 Khái niệm sự tham gia
Theo FAO (1989) cho rằng khái niệm về sự tham gia đã trở thành những ngôn ngữ phát triển và đã có nhiều cuộc tranh luận về khái niệm này trong thập niên
1980 Và đến nay khái niệm này được hiểu theo nhiều cách thức khác nhau như sau:
- “Tham gia là sự đóng góp của người dân vào các dự án phát triển nhưng họ không dự phần vào việc ra quyết định”
- “Tham gia là một tiến trình tích cực và chủ động, trong đó các cá nhân hay nhóm người đưa ra các khởi xướng và khẳng định sự tự chủ theo đuổi các sáng kiến đó”
- “Tham gia là sự thúc đẩy một tiến trình đối thoại giữa người dân và cán bộ
dự án trong việc chuẩn bị, thực thi, giám sát và đánh giá, để hình thành thông tin về bối cảnh địa phương và tác động xã hội của dự án”
- “Tham gia là một sự tự nguyện của người dân thực hiện các thay đổi do chính họ tự quyết định”
- “Tham gia là một sự tự nguyện của người dân tự phát triển đời sống, môi trường và bối cảnh xã hội của chính họ”
Với các định nghĩa trên của FAO, sự tham gia của người dân có mức độ ngày càng cao khi nó đem lại càng nhiều lợi ích cho chính người dân tham gia Trong một dự án phát triển sự tham gia tích cực và tự nguyện của người dân là yếu
Trang 16Theo KRUKS (1983) cho rằng định nghĩa về sự tham gia là:“sự tham gia là công cụ xuất hiện khi tham gia được xem là cách thức để đạt được những mục tiêu
cụ thể khi người dân tham gia vào các dự án của người ngoài”
“Sự tham gia là sự chuyển hóa khi nó được xem là mục tiêu tự thân và là phương tiện để đạt được những mục tiêu cao hơn, như tính bền vững và sự tự giúp mình”
Từ những định nghĩa của KRUKS thì sự tham gia là một công cụ được thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra trong dự án (Trích dẫn bởi Hoàng Hữu Cải, 2008)
Từ những định nghĩa trên ta thấy sự tham gia tuy được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng đều có một mục tiêu chung là thu hút sự tham gia của cộng đồng,
hộ gia đình, cá nhân để đem lại thành công cho một dự án hay chương trình, đồng thời đem lại lợi ích cho người tham gia Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của sự tham gia của người dân trong các dự án từ đó các nhà phát triển đã đưa
ra nhiều kế hoạch nhằm thu hút cao nhất sự tham gia của người dân, đây là chiến lược phát triển của tất cả các dự án Lâm nghiệp
2.1.2 Cách tiếp cận thu hút sự tham gia
Có nhiều cách tiếp cận thu hút sụ tham gia, nhưng “ sự tham gia” đúng nghĩa nhất là do người dân khởi xướng, thực hiện và quản lý Tuy nhiên ít có khu vực nào
có sự tiếp cận một cách tự nguyện mà phải thông qua các cơ quan nhà nước có chức năng để chọn lựa cách tiếp cận tích cực, huy động sự tham gia đôi khi phải có tính chất bắt buộc Câu lạc bộ SAHEL (1988) đưa ra một sự phân loại từ sự tham gia bắt buộc sang tham gia tự nguyện và từ mức độ thụ động sang tích cực được thể hiện như bảng sau:
Trang 17Bảng 2.1 Các mức độ của sự tham gia Chiến lược Giả định chính Ví dụ và giải thích
để phát triển của họ”
Cách giảng dạy theo kiểu truyền thống một chiều của cán bộ dự án cho người dân, cung cấp các kỹ thuật trọn gói để người dân chấp nhận
Tham gia có
theo hợp
đồng
Cách tiếp cận theo hợp đồng, trả công:
nếu quý vị (người dân) làm việc này thì dự án sẽ làm việc khác cho quý
vị
Người dân địa phương lựa chọn đăng ký tham gia vào một chuỗi công việc, chịu trách nhiệm đối với các hoạt động tiếp theo, do người dân hay dự án quyết định Cách tiếp cận này cho phép chuyển từ quản lý dự án cổ điển sang sự bao cấp, có một ủy ban địa phương tổ chức và thực thi các công việc Tham gia
theo yêu cầu
của địa
phương
Cách tiếp cận theo nhu cầu, đây là cách tiếp cận chính của PRA và nghiên cứu hành động
Hoạt động của dự án tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu mà người dân địa phương đã biểu thị hơn là các giải pháp do người ngoài cảm nhận Vấn đề là làm sao để người dân địa phương quan tâm đến một điều gì đó mới và khác với cái cũ nếu họ không có tri thức rõ ràng về những điều này
(Trích dẫn: Hoàng Hữu Cải)
Qua bảng các mức độ của sự tham gia chúng ta thấy sự tham gia của cộng đồng vào một chương trình tùy thuộc vào lợi ích mà họ được hưởng trong đó quyền lợi của họ càng nhiều thì họ càng tham gia tích cực Đối với công tác quản lý và bảo
vệ rừng cũng vậy, khi lợi ích của người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng ngày càng
Trang 18được nâng lên nhiều hơn: Số tiền nhận khoán tăng, lợi ích được hưởng từ các lâm sản ngoài gỗ trong rừng nhiều hơn, lợi ích từ các đất rừng trống để sản xuất nhiều hơn, thì khi đó họ sẽ tham gia một cách đông đảo và tích cực vào việc quản lý bảo
vệ rừng
2.2 Một số văn bản bản pháp luật liên quan đến chính sách giao đất, giao rừng
- Căn cứ Nghị định số: 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ : Ban hành bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước
- Nghị định số: 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ : Về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
- Quyết định số: 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng rừng và đất lâm nghiệp
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước ban hành ngày 03/12/2004
- Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số: 38/2005/CT-TTg, ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn KBT, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 4505/QĐ-UBND, ngày 29/12/2008
- Nghị định số: 135/2005/NĐ-CP, ngày 08/11/2005 của Chính phủ: Về việc
giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
- Thông tư số: 102/2006/TT-BNN, ngày 13/11/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn V/v: Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ: Về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản
Trang 19xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng chính phủ V/v: Ban hành quy chế quản lý rừng
- Căn cứ Quyết định số: 4682/QĐ-UBND, ngày 28/12/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai: Về việc thu hồi đất của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu để giao cho UBND xã Hiếu Liêm quản lý, lập quy hoạch sử dụng đất tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu
- Văn bản số: 400/SNNPTNT-LN ngày 26/3/2007 của Sở Nông nghiệp & PTNT Đồng Nai V/v: Triển khai thực hiện Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất
có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông, lâm trường quốc doanh
- Thông báo số: 397/TB-UBND, ngày 14/01/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai V/v: Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về tiến độ triển khai các Dự án và xử lý các vướng mắc của Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu;
- Thông báo số: 1221/SNN&PTNT-LN, ngày 16/6/2009 của Sở Nông nghiệp và PTNT V/v: Kết quả làm việc tại UBND huyện Vĩnh Cửu về nội dung liên quan đến Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu
- Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày 15/9/2009 của đại diện các đơn vị có cán
bộ tham gia Tổ công tác rà soát các hợp đồng giao khoán đất theo Nghị định 01/CP
và kế hoạch tổ chức thực hiện công tác rà soát các hợp đồng giao khoán đất theo Nghị định 01/CP tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu
- Căn cứ văn bản số: 2462/SNN&PTNT-LN, ngày 27/11/2009 của Sở Nông nghiệp và PTNT V/v: Thực hiện chuyển đổi hợp đồng giao khoán theo Nghị định 01/CP sang hợp đồng giao khoán rừng sản xuất theo Nghị định 135/NĐ-CP
Văn bản pháp luật căn cứ cho phương án phục hồi rừng cây gỗ lớn:
Trang 20- Quyết định số 516/QĐ.BNN-KHCN ngày 18/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn v/v: Ban hành quy trình thiết kế trồng rừng
- Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh: 14-92 và Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung: 21-98, của Bộ NN&PTNT
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn v/v: Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng
- Văn bản số: 1992/BNN-LN, ngày 11/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v: Hướng dẫn các phương thức kỹ thuật trồng rừng phòng hộ Dự án 661
- Thông báo số: 226-TB/TU, ngày 09/9/2008 của Tỉnh Ủy Đồng Nai V/v: Kết luận của thường trực Tỉnh ủy về công tác trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu
- Dự án đầu tư trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng Chiến khu
Đ, tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2009-2015 của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số: 2069/QĐ-UBND, ngày 23/7/2009
- Văn bản số: 1857/SNN-PTNT, ngày 16/10/2008 của Sở NN&PTNT Đồng Nai V/v: Thực hiện Dự án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng Chiến khu Đ
- Quyết định số: 3699/QĐ-UBND, ngày 10/12/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai V/v: Giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2010
Nhờ sự ra đời của những văn bản pháp luật cụ thể quy định rõ ràng về các quyền và nghĩa vụ về việc sử dụng đất và quản lý bảo vệ rừng mà người dân có thể tham gia một cách chủ động tích cực hơn Đây chính là mắt xích quan trọng tác động vào sự tham gia và làm cho cộng đồng phát huy tốt nguồn nội lực của mình
Trang 212.3 Một số kết quả từ việc giao khoán bảo vệ rừng trước đây trên cả nước
Tóm tắt kết quả đạt được từ những mô hình quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân đã mang lại nhiều kết quả trên cả nước:
- Kết quả của tình hình giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh Sơn La năm 2002: Người dân được hưởng nhiều quyền lợi từ diện tích rừng nhận khoán: Gỗ làm nhà, củi, sản phẩm tỉa thưa, LSNG và được sử dụng tối đa 20% đất chưa có rừng quy hoạch để sản xuất nông nghiệp nên họ tham gia tích cực vào công tác giao đất giao rừng ở địa phương, vì vậy tỉnh Sơn La đã đẩy nhanh tốc độ giao đất, giao rừng, đặc biệt là mạnh dạn giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình để đảm bảo rừng có chủ quản lý cụ thể, đây là giải pháp quan trọng góp phần quản lý có hiệu quả tài nguyên rừng và nâng cao mức sống của người dân
Với sự tham gia tích cực của người dân trong công tác QL BVR thì diện tích rừng giao cho hộ gia đình, cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt, diện tích rừng
bị chặt phá trái phép giảm rõ rệt, nhận thức của người dân về rừng đã được nâng lên
và có ý thức bảo vệ rừng Xuất hiện nhiều mô hình quản lý rừng tốt cần được nghiên cứu rút kinh nghiệm và nhân rộng trong phạm vi tỉnh và các tỉnh khác
Từ những kết quả trên cho thấy sự tham gia nhận khoán rừng để bảo vệ của người dân đã đem lại nhiều lợi ích cho họ, người dân biết sử dụng rừng để phát triển, tạo công ăn việc làm cho chính mình để tăng thu nhập: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra mô hình RVAC
Kết quả dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn:
Thời gian thực hiện dự án: bắt đầu từ năm 2007 và kết thúc năm 2013
Mục tiêu chính của dự án là phục hồi rừng sẽ là giải quyết những vấn đề khó khăn đó là tạo nguồn thu nhập ổn định và công ăn việc làm cho người dân trong vùng
dự án Thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển thông qua việc thành lập các hợp tác xã làm nghề rừng Thiết lập hệ thống thông tin thị trường và dịch vụ chế biến sản phẩm từ rừng, làm tăng giá trị hàng hoá tạo diện mạo mới về xã hội Lâm nghiệp
Trang 22vùng cao, vùngđồng bào dân tộc thiểu số với các mô hình về tổ chức quản lý rừng cộng đồng
Kết quả đạt được của dự án đến tháng 6/2009:
Quy hoạch sử dụng đất: 12 xã/12 xã đạt 100% kế hoạch
Điều tra lập địa: 7.003ha đạt 100% kế hoạch
Đo đạc thiết kế trồng và tái sinh rừng 4.543,15ha/4.914,7ha đạt 92.4% kế hoạch
Thiết lập rừng : 6.078ha/7.003ha đạt 87% kế hoạch
(Nguồn: dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các tỉnh Bắc Giang,
Quảng Ninh, Lạng Sơn.) Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều yếu tố và vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong công tác giao khoán rừng
để quản lý và bảo vệ như: do tập tục của từng cộng đồng, chính sách giao đất giao rừng còn có nhiều bất cập đối với người dân ở mỗi địa phương, số người tham gia
và sự tham gia của mỗi cộng đồng là khác nhau
Trang 232.4 Lịch sử giao đất và giao rừng trước đây của xã Hiếu Liêm
Trước đây khi chưa thành lập KBT thì rừng ở xã Hiếu Liêm được lâm trường Hiếu Liêm quản lý và được chia theo 6 đơn vị quản lý: phân trường 1 (ấp 3 hiện nay), phân trường 2, phân trường 3, phân trường 4, phân trường 5 và một phần là phân trường 6 (thuộc ấp 4 hiện nay) Lâm trường Hiếu Liêm thành lập vào năm
1982 bước đầu thành lập các cơ quan và tổ chức để thực hiện mục tiêu quản lý rừng
ở xã Hiếu Liêm Sau khi ổn định các tổ chức vào năm 1989 Lâm trường tiến hành giao khoán rừng tự nhiên cho các hộ gia đình địa phương khu vục gần rừng quản lý bảo vệ dưới sự theo dõi định kì của Lâm trường Trong khoảng thời gian thành lập Lâm trường Hiếu Liêm đến năm 1989 thì tốc độ khai thác gỗ và các lâm sản khác rất cao, tình hình lâm tặc cũng phổ biến mặc dù tổ công tác bảo vệ của lâm trường luôn được tăng cường Đến năm 1996 Lâm trường thực hiện việc đóng cửa rừng với các mục tiêu phục hồi rừng, bảo tồn ĐDSH và ổn định đất đai cho cộng đồng
Vào khoảng năm 1989 đến 1990 thì lâm trường phối hợp với xã tiến hành lập hồ sơ giao rừng tự nhiên cho dân nhận giao khoán Cộng đồng nhận giao khoán
để bảo vệ, chăm sóc hàng năm và thực hiện PCCR theo các lô mà mình được nhận Đến năm 1999-2000 thì chương trình này bị hủy bỏ do thiếu vốn và các lý do khách quan khác
Về đất lâm nghiệp thuộc quyền quản lý của lâm trường thì trước đây các Lâm trường giao khoán đất lâm nghiệp cho nhân dân trên địa bàn theo Nghị định 01/CP để trồng rừng tự trồng tự hưởng và trồng theo chương trình 327, 661 của Chính phủ
Loài cây trồng trước đây chủ yếu là Tràm bông vàng và một ít diện tích trồng cây Xà cừ, Xoan, bạch đàn Từ năm 2000 đến nay, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, các hộ đã đưa vào trồng giống cây Keo lai giâm hom có khả năng sinh trưởng mạnh, chu kỳ kinh doanh ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng
Trang 242.5 Sơ lược về dự án khôi phục rừng cây gỗ lớn
Để thực hiện chương trình bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH), bảo tồn di tích lịch sử Chiến khu Đ và góp phần bảo vệ môi trường, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo KBT xây dựng và thực hiện Dự án Trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa
vùng chiến khu Đ, tỉnh Đồng Nai (Quyết định phê duyệt số: 2069/QĐ-UBND, ngày
và trồng cây cảnh quan hai bên tuyến đường vào các Khu di tích lịch sử CKĐ: 59,0
ha
Trong khuôn khổ của dự án, KBT xây dựng phương án khai thác cây phụ trợ
và trồng khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa năm 2010, trên một số diện tích rừng trồng bằng nguồn vốn hỗ trợ của Dự án 327, 661 trước đây, nhằm khôi phục rừng theo mục tiêu của dự án đã đề ra
Trong khuôn khổ của dự án trồng và khôi phục rừng, năm 2009 KBT đã trồng khôi phục được 494,9 ha Rừng được trồng hỗn giao nhiều loài cây gỗ bản địa trên lô, ít nhất từ 2 loài trở lên; quá trình chăm sóc rừng áp dụng các biện pháp kỹ thuật có tác dụng tổng hợp vừa chăm sóc cây trồng vừa ưu tiên tạo điều kiện xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ, cây bụi và sự phục hồi của lớp thảm tươi dưới tán rừng; Cây trồng chính là những loài cây gỗ bản địa có giá trị và đặc trưng của khu vực như: Gõ đỏ, Gõ mật, Sao đen, Dầu song nàng, Dầu rái, Bằng lăng, Giáng hương…Với mật độ trồng từ 300-600 cây/ha
- Phương án được thực hiện trải đều toàn diện tích KBT, riêng tại xã Hiếu Liêm thì các lô được thiết kế trong năm 2010 được phân ra như sau:
Trang 26Chương 3 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm khu vực nghiên cứu
- Vị trí địa lý: Xã Hiếu Liêm nằm về phía Bắc huyện Vĩnh Cửu, diện tích tự nhiên là 209,46km2, chiếm 19,2% diện tích tự nhiên của huyện
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
Phía Đông giáp xã Mã Đà
Phía Nam giáp thị trấn Vĩnh An và xã Trị An
Phía Tây giáp tỉnh Bình Dương
- Địa hình:
Nằm trong khu vực địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc – Lâm Đồng xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ Địa hình thuộc
dạng địa hình vùng đồi, với 3 cấp độ cao: đồi thấp - đồi trung bình và đồi cao, độ
cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây Độ chênh cao giữa các khu vực không nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ Độ cao lớn nhất: 78 mét, thấp nhất: 20 mét, bình quân: 65 mét; độ dốc bình quân: 80 – 100
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp:
Xã Hiếu Liêm có diện tích đất hành chính, đất lâm nghiệp và đất rừng tự nhiên khá lớn Rừng trồng chủ yếu là keo lá tràm, xà cừ, bạch đàn và một số ít trầm hương Rừng tự nhiên có diện tích lớn và đa dạng về chủng loài Nhìn chung diện tích đất xã Hiếu Liêm được thống kê theo bảng sau:
Trang 27Bảng 3.1 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp xã Hiếu Liêm
Đất đai xã Hiếu Liêm phần lớn đều có tầng canh tác mỏng, nhiều sỏi đá, dinh
dưỡng kém Tuy nhiên rừng vẫn rất thích hợp trên các dạng đất này, do đa dạng về
loài
- Đặc điểm khí hậu
Lượng mưa khá lớn (2100 – 2200mm/năm), phân bố theo mùa (mùa khô và
mùa mưa) đã chi phối mạnh mẽ nền sản xuất nông lâm nghiệp đặc biệt mùa khô cần
quan tâm đề phòng trong công tác phòng chống cháy rừng, mùa mưa cây cối phát
triển xanh tốt là vụ sản xuất chính và là thời gian tốt để tiến hành trồng rừng của các
dự án khôi phục rừng tại đây
3.2 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp theo địa giới hành chính xã Hiếu Liêm chiếm 92%
diện tích tự nhiên (19.265,45 ha), với độ che phủ của rừng khoảng 84% với nhiều
kiểu rừng tiêu biểu của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa như kiểu rừng kín thường
xanh, rừng nửa rụng lá, rừng lá rộng rụng lá
Rừng tự nhiên:
Trang 28Dự án Điều tra, xây dựng danh lục và tiêu bản động, thực vật rừng do KBT chủ trì phối hợp với các đơn vị chuyên môn thực hiện, đã ghi nhận: tài nguyên rừng của KBT mang tính đa dạng sinh học cao, có sự phong phú cả về chủng loại lẫn số lượng Trong đó có nhiều loài quý hiếm ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2007) và ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) Và nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới
Rừng trồng:
Rừng trồng nhiều năm qua có chiều hướng phát triển, tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn xã 2.318 ha (trong đó nhà nước đầu tư 1.459 ha, còn lại 859 ha do dân trồng và tự khai thác)
Diện tích rừng trồng của đơn vị trồng chủ yếu các loài cây: Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai giâm hom và các loài cây gỗ lớn bản địa: Sao đen, Dầu con rái, Dầu song nàng, Bằng lăng, với hai phương thức trồng chính là: Thuần loại hoặc hỗn giao phụ trợ - cây gỗ lớn… Phần lớn diện tích rừng trồng trước đây được trồng theo phương thức quảng canh trên đất hoang hóa bạc màu do bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh và hậu quả của việc khai thác rừng không hợp lý, mục đích chính
là phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ của rừng
Trong khuôn khổ của dự án trồng và khôi phục rừng, năm 2009 KBT đã trồng khôi phục được 494,9 ha Rừng được trồng hỗn giao nhiều loài cây gỗ bản địa trên lô, ít nhất từ 2 loài trở lên; quá trình chăm sóc rừng áp dụng các biện pháp kỹ thuật có tác dụng tổng hợp vừa chăm sóc cây trồng vừa ưu tiên tạo điều kiện xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ, cây bụi và sự phục hồi của lớp thảm tươi dưới tán rừng.(nguồn: thống kê KBT thiên nhiên-văn hóa Vĩnh Cửu)
3.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
- Dân số, dân tộc
Trước đây phần lớn người dân ở xã Hiếu Liêm là cán bộ công nhân của Lâm trường Hiếu Liêm và nhà máy thủy điện Trị An, họ đến đây theo kế hoạch và sau khi hình thành xã nhiều hộ tự đến sinh sống lập nghiệp tại xã
Trang 29Ở khu vực trung tâm nhà cửa tương đối ổn định, riêng ấp 4 do nằm trong diện phải di dời nên nhà cửa của người dân không được đầu tư sửa chữa nên đã xuống cấp trầm trọng
Do đặc điểm dân cư là người từ nhiều vùng miền về đây lập nghiệp do đó tập quán mang đặc điểm của nơi gốc của họ Bên cạnh đó, người dân ở xã phần lớn là công nhân lâm trường và nhà máy thủy điện Trị An nên nhận thức bảo vệ môi trường, tài nguyên cao
Tổng số hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn là 41 hộ với 174 nhân khẩu (theo thống kê của UBND xã Hiếu Liêm (2012)
- Hệ thống điện: Hệ thống điện trong khu vực được Nhà nước quan tâm đầu
tư cơ bản, nhưng chủ yếu nguồn điện chỉ được hạ thế để phục vụ sinh họat và sản xuất ở khu vực trung tâm và các cụm dân cư lớn ven đường từ ấp 1 đến ấp 3
Do dân cư phân bố rải rác cho nên việc đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ sản xuất khó khăn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân
- Về sản xuất nông nghiệp:
Trồng trọt:
Trang 30Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, có khoảng 90-95% người dân sống bằng nghề nông Dân cư trên địa bàn gồm nhiều thành phần từ mọi miền đất nước đến sinh cơ lập nghiệp nên tập quán canh tác đa dạng mang màu sắc của nhiều miền khác nhau Hệ thống canh tác trong vùng đang chuyển dịch từ sản xuất độc canh sang xen canh giữa các loài cây ngắn ngày với cây dài ngày, giữa cây lương thực với cây ăn trái…nhưng mang tính tự phát, kém bền vững, năng suất thấp và nhiều rủi ro Ngòai ra, do giá cả thị trường luôn biến động, chưa có những dịch vụ đầu ra
ổn định nên hiệu quả kinh tế không cao, kể cả những năm được mùa
Một số loài cây thường được trồng ở địa phương:
Các loài cây trồng lâu năm chủ yếu là Điều, các loại xoài (Xoài ba mùa, Xoài cát Hòa lộc, Xoài tượng), và một số diện tích không lớn trồng một số cây ăn quả khác như: Nhãn, Chôm chôm, Sầu riêng, Cà phê, Cam, Quýt, Tiêu… Cây màu chủ yếu là Mỳ, Bắp, Đậu, Cây công nghiệp ngắn ngày có Mía Có một số rẫy nằm sâu trong vùng lõi nên hoạt động canh tác dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học bởi tiếng ồn và hoá chất phục vụ canh tác
Cây Điều chiếm tỷ lệ chủ yếu trong số nông sản hàng hoá của địa phương Tuy nhiên, vì đất xấu, nguồn giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng
và thiếu đầu tư thâm canh nên năng suất thấp Cây Xoài đa phần là giống xoài 03 mùa, nhanh thu hoạch, năng suất cao (7,0-9,0 tấn/ha) nhưng chất lượng và giá bán thấp Từ khoảng năm 2000 đến nay, một số hộ dân đã chủ động phát triển giống xoài có chất lượng cao hơn như: Xoài cát Hòa lộc, Xoài Thái lan…do vậy giá trị của vườn cây cũng được nâng lên
Cây ngắn ngày: Diện tích thuần cây ngắn ngày không lớn, cây trồng chủ yếu
là mỳ (sắn); diện tích trồng Mỳ chù yếu là trồng xen trên diện tích trồng cây dài ngày và rừng trồng trong các năm đầu
Một số khu vực vẫn còn tình trạng nuôi gia súc, gia cầm thả rong, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn động vật hoang dã
Trang 31Ngoài ra, tại vùng đệm thuộc xã Hiếu Liêm còn có 91 hộ người Kinh đầu tư chăn nuôi Hươu, Nai lấy nhung Hình thức nuôi chủ yếu là tự phát, nhỏ, lẻ, đa phần các hộ nuôi 3-7 con, hộ nuôi ít nhất là 1 con, cá biệt có hộ nuôi nhiều nhất là 51 con Do mức đầu tư mua con giống và chăm sóc khá lớn nên chỉ tập trung chủ yếu ở những hộ có kinh tế khá Hiện có 07 hộ đã liên kết với nhau để thành lập Hợp tác
xã Dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi Hươu, Nai HTX hoạt động phần nào kích thích hoạt động chăn nuôi Hươu, Nai ở đây phát triển, giảm rủi ro và có hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ các hình thức hỗ trợ vốn và kỹ thuật giữa các xã viên, sản phẩm có thương hiệu, hoạt động chăn nuôi, kinh doanh có kế hoạch và định hướng phát triển rõ ràng…(Nguồn: Thống kê phòng NN&PTNT xã Hiếu Liêm)
3.4 Đối tượng nghiên cứu
Để tìm hiểu mục đích đề tài tôi đã tìm hiểu và chọn đối tượng nghiên cứu là cộng đồng người dân ấp 4 sống trong vùng rừng KBT và khu dân cư ấp 3 gần rừng vì những lý do :
- Đó là những hộ dân sống trong và gần rừng mà các hoạt động sinh kế của họ có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác QL BVR
- Họ trực tiếp tham gia vào công tác QL BVR dưới nhiều hình thức (nhận khoán rừng, nhận chăm sóc, chống cháy hàng năm…)
- Cộng đồng tham gia vào phương án phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa
Trang 323.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu Nội dung Phương pháp Dự kiến kết quả
Phỏng vấn ban quản lý KBT,hạt kiểm lâm Vĩnh Cửu, xin số liệu tại 2 xã thực hiện
Xác định được các yếu tố tác động vào
sự tham gia của người dân như:các chính sách, quyết định liên quan đến việc QL BVR
Tìm hiểu phương án trồng mới rừng tại đây
Phỏng vấn ban quản lý KBT
Phỏng vấn BQL KBT
Phỏng vấn người dân có liên quan
Xác định được các thông tin về:truyền thống canh tác, thực trạng đất đai, công tác QLR …từ đó có thể thấy được bối cảnh kinh tế xã hội tác động đến sự tham gia của người dân như thế nào
Điều kiện kinh tế xã hội tại đây ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng và gián tiếp lên khu bảo tồn
Phỏng vấn người dân (30%)
Quan sát thực tế Xin số liệu ủy ban
Phân tích các yếu tố nội tại và ảnh hưởng
Quan sát trực tiếp
Sơ đồ Venn Phỏng vấn
Xác định được mức
độ tác động của các yếu tố đến sự tham gia và qua đó có thể giúp người dân
Trang 33tham gia tích cực hơn vào công tác
QL BVR , giúp cán
bộ KBT khắc phục những nhược điểm trong dự án
3.5.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Trên cơ sở hồ sơ quản lý rừng và đất lâm nghiệp của KBT, thống kê diện tích đất sử dụng của tất cả các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn ấp 3 và
ấp 4 xã Hiếu Liêm theo địa giới hành chính xã, theo vùng quy hoạch (3 loại rừng)
và theo đơn vị quản lý (UBND xã, KBT)
- Thông qua nội dung, lập bảng câu hỏi Bảng câu hỏi gồm có câu hỏi mở và câu hỏi đóng
- Sau khi đã có danh sách hộ theo các mục tiêu thì ta tiến hành chọn ngẫu nhiên 30% số hộ (70 hộ) và đi phỏng vấn kết hợp với quan sát thực tế để có được các số liệu cần tính toán
- Ngoài ra đối tượng phỏng vấn còn có cán bộ xã, ấp, cán bộ KBT
- Sau đó tổng hợp kết quả và đối chiếu với thông tin đã có trước đó để rút ra kết luận:
Đối với những số liệu định tính, tổng hợp theo nhóm
Đối với số liệu định lượng, nhập bảng excell và tính toán
Trang 34Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự tham gia của người dân để thấy
rõ hơn tác động của các yếu tố đó đến sự tham gia như thế nào, giúp cho người dân địa phương tham gia tích cực hơn vào các chương trình khoán bảo vệ rừng của nhà nước, đồng thời giúp cho cán bộ KBT biết được những tồn tại trong các dự án của mình để tìm cách khắc phục
4.1 Công tác quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương và các vấn đề liên quan đến việc giao đất, giao rừng cho người dân
4.1.1 Công tác quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương
Bảng 4.1 Quá trình quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương
Từ năm 1978
đến năm 1981
Lâm trường Hiếu Liêm trước đây là một bộ phận thuộc sự quản
lý của lâm trường Mã Đà Rừng lúc này chưa được quan tâm nhiều đến bảo vệ mà chỉ tập trung vào khai thác vì tài nguyên rừng giai đoạn này khá giàu về các loại gỗ quý như: gõ đỏ, cẩm lai, gõ mật…
Bộ phận tham gia vào công tác QL BVR và khai thác là các đội thanh niên xung phong, các công nhân lâm trường là các hộ gia đình, cá nhân ở các địa phương khu vực miền trung và miền Bắc vào lập nghiệp và một số ít là dân địa phương
Việc QL BVR do lâm trường quyết định với các tổ bảo vệ, người dân chỉ đóng góp vai trò là công nhân lâm trường
Trang 35Năm 1982 Thành lập Lâm trường Hiếu Liêm tách ra từ lâm trường Mã Đà
Tài nguyên rừng trong giai đoạn này còn phong phú và đang khai thác mạnh
Lâm trường Hiếu Liêm được chia ra thành 6 phân trường để quản lý (từ phân trường 1 đến phân trường 6), mỗi phân trường
sẽ có các tổ bảo vệ để trực tiếp bảo vệ rừng
Công nhân lâm trường Hiếu Liêm chủ yếu là dân các địa phương khác đến và một phần là công nhân lâm trường Mã Đà chuyển sang Họ tham gia vào công tác quản lý, khai thác rừng giai đoạn này theo cách “tham gia thụ động qua đào tạo và thông tin” Năm 1989 Tiến hành giao khoán 2000ha rừng tự nhiên cho dân địa phương
Diện tích rừng tự nhiên còn lại được quản lý theo lâm trường gồm cán bộ công nhân viên lâm trường và kiểm lâm của Lâm trường
Rừng giai đoạn này gần như nghèo kiệt về các loại gỗ lớn, quý Rừng tự nhiên được kí hợp đồng cho cộng đồng là các công nhân lâm trường ở gần rừng nhận khoán để quản lý và bảo vệ theo định kì Trung bình mỗi hộ sẽ nhận khoán từ 10ha đến 25ha rừng
tự nhiên để tiến hành chăm sóc, phát hành lang cản lửa, theo dõi rừng theo định kì Mỗi ha khi nhận giao khoán sẽ được 50.000đ/năm
Năm 1995 Nghị định 01/CP được ban hành, qui định về việc giao khoán đất
sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước Ở lâm trường Hiếu Liêm đã thực hiện lập hợp đồng giao khoán đất cho người dân vào những năm sau đó (năm 1996, 1997, 1998)
Năm 1996 Lâm trường Hiếu Liêm thực hiện chính sách đóng cửa rừng
Trên cơ sở đó chỉ tiến hành thiết kế và khai thác trên các diện tích rừng sản xuất mà không thực hiện khai thác rừng tự nhiên và
Trang 36bắt đầu từng bước phục hồi rừng tự nhiên
Giai đoạn này lực lượng QLBVR của lâm trường được tăng cường cả về số lượng và chất lượng (trung bình 1 phân trường có
20 đến 30 cán bộ bảo vệ rừng) Năm 1996-
1997-1998
Lập hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp theo nghị định 01/CP cho người dân
Lập hợp đồng giao khoán với nhiều loại đất: đất trồng rừng 327
và 661, đất trồng rừng theo chương trình 5 triệu ha rừng, đất sản xuất nông nghiệp, …
Năm 1998 Lâm trường Hiếu Liêm tiến hành cho cộng đồng địa phương
trồng cây gỗ lớn: sao, dầu vào các diện tích đất giao khoán để sản xuất nông nghiệp, cụ thể là các diện tích trồng cây lâu năm như: điều, xoài…
Đây là chương trình khôi phục dần cây gỗ lớn phục vụ cho công tác phục hồi rừng sau này của KBT khi tiến hành bàn giao đất cho KBT
Năm 2003 Giải thể lâm trường Hiếu Liêm để chuẩn bị các bước thành lập
KBT thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu Chấm dứt hợp đồng giao khoán rừng tự nhiên cho người dân
Người dân không còn được nhận giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên mà chỉ còn nhận các diện tích rừng trồng giao khoán 327CKĐD, 661CKĐ D, rừng tự trồng tự hưởng
Năm 2004 Thành lập KBT thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu
KBT thành lập với nhiều bộ phận (các phòng, ban, HKL) mới phục vụ cho công tác QLBVR và bảo tồn ĐDSH hiện nay
Thành lập 3 trạm kiểm lâm để QL BVR ở xã Hiếu Liêm: trạm
Đá dựng, Suối linh, Cù đinh
Giám sát quá trình trồng và khai thác rừng của các hộ gia đình nhận khoán rừng trồng, phổ biến các nghị định chính sách kịp
Trang 37thời đến các hộ dân nhận khoán và hộ dân sống gần rừng.(nghị định 135/2005/QĐ-CP)
Thuê nhân công, lao động khu vực gần rừng để chăm sóc rừng, phát hành lang cản lửa vào mùa khô hằng năm
Dự án di dời dân ấp 4 bước đầu được thực hiện
Năm 2009 Tiến hành dự án khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng chiến
khu Đ, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009-2015
Năm 2010 Xây dựng mới trạm kiểm lâm Đá dựng
Năm 1982 lâm trường Hiếu Liêm được thành lập và từng bước tiến hành công tác QLBVR Công nhân lâm trường lúc này đa số là người từ các địa phương khác đến (miền trung và miền bắc) và làm việc theo sự phân công của lâm trường Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1999 rừng tự nhiên được lâm trường tiến hành giao khoán bản vệ rừng theo hình thức giao khoán rừng tự nhiên cho người dân, đặc biệt là người dân sống gần rừng (ấp 4 và một số hộ ấp 3) Tổng diện tích rừng tự nhiên của Lâm trường lúc này là khoảng 20.000ha và lâm trường tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng khoảng 2000ha, chia đều cho 5 phân trường(từ phân trường 1 đến phân trường 5)
Trang 38Bảng4.2 Tình hình giao khoán bảo vệ rừng
2 Số hộ nhận khoán (hộ) 125
3 Đối tượng nhận khoán Công nhân lâm trường trước đây, người dân
địa phương và cán bộ bảo vệ lâm trường
(Nguồn: 3 trạm kiểm lâm Đá dựng, Suối linh, Cù đinh)
Trung bình 1 phân trường sẽ được nhận 400ha rừng tự nhiên để giao cho
người dân tham gia chăm sóc và bảo vệ Sau khi họp dân chỉ đạo các phương pháp
thực hiện và phổ biến rõ quyền lợi và nghĩa vụ của họ thì tiến hành lập hồ sơ nhận
khoán Mỗi hộ sẽ bốc thăm theo phiếu hàng năm để chọn lô nhận khoán, lô nhận
khoán từ 10ha đến 25ha Với mỗi hecta nhận khoán để chăm sóc, phát hành lang
chống cháy 2lần/năm Hộ tham gia sẽ được hưởng số tiền 50.000 đ/ha Hình thức
này tương đối hiệu quả, bằng chứng là rừng được chăm sóc bảo vệ tốt hơn, không
còn xảy ra tình trạng mất mát lâm sản trong khu vực người dân nhận khoán
Năm 1995 lâm trường Hiếu Liêm thực hiện đóng cửa rừng, việc đóng cửa
rừng nhằm không cho tác động đến rừng tự nhiên mà chỉ thực hiện trên các diện
tích rừng sản xuất (trừng trồng) Sau đó nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 của
Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà
nước Từ đây, cộng đồng bắt đầu kí hợp đồng giao khoán đất rừng để sản xuất,
trồng rừng và BRV Cuộc sống người dân từ giai đoạn này dần ổn định và ít tác
động bất lợi đến rừng hơn như: khai thác lâm sản (tre, mây), săn bắt thú rừng (heo
rừng, cheo, nai, nhím…) Diện tích rừng trồng được trồng nhiều hơn theo các năm:
Trang 39Bảng 4.3 Thống kê diện tích rừng trồng qua 3 năm
(Nguồn: thống kê hằng năm của xã Trị An về rừng trồng)
Năm 1999 công tác giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên không còn nữa, đây là
một vấn đề khó khăn cho công tác QLBVR tự nhiên ở đây mà công tác giao khoán
chỉ còn thực hiện ở các diện tích rừng trồng 327 đã chuyển đổi hoặc các khu vực
rừng trồng 661 là loại rừng trồng cây gỗ lớn thuộc Lâm trường trước đây và 1 phần
đất quy hoạch của KBT Đối tượng tham gia trong công tác giao khoán này đa số là
các hộ dân có nhu cầu và một số ít là cán bộ kiểm lâm của KBT Họ đăng kí nhận
giao khoán với cơ quan có thẩm quyền thuộc xã và KBT về nhận rừng để chăm sóc
và bảo vệ, bên cạnh đó họ có các quyền lợi như là: trồng cây hoa màu nông nghiệp
ngắn ngày trong những năm đầu rừng gỗ lớn chưa khép tán hay trồng cây phụ trợ
trong một chu kì đầu tiên để tăng thêm nhu nhập
Năm 2003 lâm trường Hiếu Liêm giải thể và năm 2004 KBT thiên nhiên và
di tích Vĩnh Cửu được thành lập để tiến hành tiếp tục thực hiện QLBVR theo nhiều
mục đích: phục hồi rừng nghèo kiệt, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm…
Hiện nay đất người dân đang sử dụng để sản xuất là đất người dân kí hợp
đồng 50 năm với xã, lâm trường để sản xuất Đây là đất hợp đồng được cấp sổ xanh
và được kí kết giữa 3 bên là: xã Trị An trước đây, Lâm trường Hiếu Liêm trước đây
và người nhận khoán đất Họ được hưởng quyền lợi sản xuất trên đất của mình theo
quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng và có nghĩa vụ tuân theo những quy định mà
hợp đồng đưa ra Ví dụ những năm gần đây vì lý do bảo tồn và di dân nên người
dân sống trong vùng lõi không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâu năm, mà phải
giữ nguyên, đồng thời phải trồng xen cây gỗ lớn
Công tác quản lý bảo vệ rừng của KBT tại địa phương hiện đang giao trực tiếp
xuống các trạm kiểm lâm trong khu vực: trạm Đá Dựng, Trạm Cù Đinh, Trạm Suối
Linh Các trạm có nhiệm vụ vừa kiểm tra diện tích giao khoán cho dân, vừa tuần tra
diện tích không giao khoán (của Nhà nước) trong khu vực thuộc ranh giới quản lý
Trang 40Hàng ngày tại các trạm lực lượng kiểm lâm luôn đi tuần tra, giám sát các khu vực
rừng chính Sau đó về báo cáo lại với trạm để có hướng giải quyết nếu có sự cố xảy
ra Các văn bản luật được áp dụng nhiều nhất ở đây là: Nghị định 99/2009/NĐ-CP
và Quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế quản lý rừng
Các quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng tham gia: đối với loại rừng
661CKĐ, 327CKĐ, SX CKĐ CKD là rừng đang phục hồi với vốn hoàn toàn của
nhà nước và thuộc toàn quyền quản lý của nhà nước Tuy nhiên, người dân sống
gần rừng vẫn được hưởng nhiều lợi ích từ các diện tích này, họ được hưởng công
lao động trồng cây gỗ lớn, cây phụ trợ và công chăm sóc trong 4 năm đầu theo quy
định của KBT như sau: công trồng 3triệu, công chăm sóc 2triệu/năm(tính cho 1ha)
Các hộ nhận rừng được tận thu các lâm sản phụ trong khu vực rừng nhận chăm sóc
của mình khi được sự cho phép của bên ban quản lý rừng và có quyền sang nhượng
lại theo hợp đồng Họ có nghĩa vụ đóng thuế đất và bảo vệ rừng đang khoán, thực
hiện đúng các nguyên tắc đã kí trong hợp đồng
- Một số kết quả đạt được từ công tác QLBVR:
Với sự tham gia tích cực của người dân trong công tác QL BVR thì diện tích
rừng giao cho hộ gia đình, cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt, diện tích rừng
bị chặt phá trái phép giảm rõ rệt, nhận thức của người dân về rừng đã được nâng lên
và có ý thức bảo vệ rừng Xuất hiện nhiều mô hình quản lý rừng tốt cần được
nghiên cứu rút kinh nghiệm
Nhờ có giao đất giao rừng mà đất đã có chủ thật sự, người dân có ý thức hơn
trong việc bảo vệ rừng được giao, có thêm thu nhập
Bảng 4.4 Tình hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng (điều tra 70 hộ)
1 Diện tích nhận khoán BVR (ha) rừng tự nhiên 690
2 Số hộ nhận khoán (hộ) 46
trường trước đây