1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH THÁC TRỜI, TỈNH ĐỒNG NAI

78 352 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********* TẠ THỊ YẾN NHI KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*********

TẠ THỊ YẾN NHI

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH THÁC TRỜI,

TỈNH ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*********

TẠ THỊ YẾN NHI

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH THÁC TRỜI,

TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : TS NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 06/2012

Trang 3

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING NONG LAM UNIVERSITY- HO CHI MINH CITY

**********

TA THI YEN NHI

INVESTIGATE , ASSESS PRESENT CONDITION AND INITIATE THE DEVELOP SOLUTION SUSTAINABLE

ECOLOGICAL TOURISM AT THAC TROI,

DONG NAI PROVINCE

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL

HORTICULTURE

GRADUATION DISSERTATION

Advisor: NGO AN, Ph.D

Ho Chi Minh City June, 2012

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này không chỉ có sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn có

sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình và các bạn

Tôi xin cảm ơn các thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi suốt quãng thời gian học tập tại trường cũng như trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Đặc biệt xin gửi lời cám ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến thầy Ngô An, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn

Tôi cũng xin cảm ơn những người bạn thân đã cùng tôi trải qua thời sinh viên và

hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn

Xin cảm ơn chị Trần Quỳnh Trâm – phó phòng Môi Trường Và Tài Nguyên huyện Xuân Lộc và anh Bùi Văn Sinh – cán bộ địa chính xã Xuân Bắc cùng các cô, chú, anh, chị công tác tại UBND xã Xuân Bắc và những người khác đã nhiệt tình giúp

đỡ tôi trong quá trình làm luận văn này

Sinh viên

Tạ Thị Yến Nhi

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu du lịch Thác Trời – tỉnh Đồng Nai” được tiến hành tại Thác Trời, xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ tháng 2 năm

2012 đến tháng 6 năm 2012

Kết quả đạt được:

- Đánh giá hiện trạng, tình hình kinh tế- xã hội khu vực

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch tại Thác Trời

- Điều tra, khảo sát ý kiến du khách và người dân địa phương về vấn đề phát triển khu du lịch tại khu vực

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DLST bền vững tại Thác Trời

Trang 6

The thesis “Investigate , assess present condition and initiate the develop solution sustainable ecological tourism at Thac Troi – Dong Nai province” realized at Thac Troi, Xuan Bac village, Xuan Loc district, Dong Nai province to February, 2012 from June,2012

The results:

- Assess present condition, economic and society situation

- Investigate, assess present condition resources at Thac Troi

- Investigate traveller’s idea and the native people’s idea about the develop tourist

- Initiate the develop solution at Thac Troi

Trang 7

MỤC LỤC

TÊN ĐỀ MỤC TRANG

Trang tựa (tiếng Việt) i

Trang tựa (tiếng Anh) ii

Lời cảm ơn iii

Tóm tắt iv

Summary v

Danh sách các chữ viết tắt ix

Danh sách các bảng x

Danh sách các hình xi

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

Chương 2: TỔNG QUAN 3

2.1 Khái niệm du lịch sinh thái 3

2.1.1 Khái niệm 3

2.1.2 Du lịch sinh thái bền vững 4

2.1.3 Các nguyên tắc phát triển DLST bền vững một địa điểm 5

2.2 Giới thiệu về khu du lịch Thác Trời 6

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 7

2.2.1.1 Vị trí địa lý 7

2.2.1.2 Địa hình 7

2.2.1.3 Khí hậu - thủy văn 8

2.2.2 Tài nguyên động, thực vật 9

2.2.2.1 Thực vật 9

2.2.2.2 Động vật 9

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực 9

2.3.1 Kinh tế 9

2.3.2 Văn hóa – xã hội 10

2.4 Quá trình xây dựng và hoạt động của khu du lịch Thác Trời 11

Trang 8

Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 12

3.1 Mục tiêu đề tài 12

3.2 Nội dung thực hiện 12

3.3 Phương pháp thực hiện 12

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15

4.1 Hiện trạng sử dụng đất 15

4.2 Hiện trạng tài nguyên DLST tại khu du lịch Thác Trời 17

4.2.1 Cảnh quan thiên nhiên 17

4.2.2 Tài nguyên thực vật 19

4.2.3 Tài nguyên động vật 23

4.2.4 Tài nguyên văn hóa 24

4.3 Hiện trạng hoạt động du lịch tại KDL 27

4.3.1 Hoạt động xúc tiến quảng bá 27

4.3.2 Nguồn nhân lực 28

4.3.3 Hiện trang hoạt động du lịch 28

4.3.4 Cơ sở hạ tầng 29

4.3.5 Sự liên kết giữa KDL và các điểm DL khác trong và ngoài tỉnh Đồng Nai 29 4.4 Kết quả điều tra xã hội học về tiềm năng DLST tại Thác Trời 31

4.4.1 Kết quả điều tra, khảo sát du khách đến khu du lịch Thác Trời 31

4.4.2 Kết quả điều tra, khảo sát dân cư sống xung quanh khu vực Thác Trời 33

4.4.3 Kết quả điều tra, khảo sát cán bộ UBND xã Xuân Bắc 35

4.5 Phân tích SWOT về tiềm năng phát triển DLST tại Thác Trời 36

4.6 Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại KDLThác Trời 37

4.7 Một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST bền vững tại KDLThác Trời 37

4.7.1 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng du lịch 37

4.7.2 Giải pháp cơ chế chính sách 38

4.7.3 Giải pháp đào tạo 38

4.7.4 Giải pháp về kết nối KDL Thác Trời với những KDL lân cận trong và ngoài tỉnh Đồng Nai 38

Trang 9

4.7.5 Giải pháp phối hợp đa ngành, các bên liên quan (chú trọng cộng đồng) 39

4.7.6 Giải pháp bảo tồn và bảo vệ môi trường KDL 39

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44

5.2 Kiến nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả điều tra bằng bảng câu hỏi dành cho du khách, cộng đồng địa phương và cán bộ ủy ban nhân dân xã Xuân Bắc

Phụ lục 2: Một số hình ảnh khi khảo sát thực tế khu vực Thác Trời

Phụ lục 3: Sơ đồ vị trí và mối quan hệ huyện Xuân Lộc

Phụ lục 4: Sơ đồ cơ cấu quy hoạch sử dụng đất KDL Thác Trời

Phụ lục 5: Mặt bằng quy hoạch kiến trúc cảnh quan KDL Thác Trời

Trang 10

TNTN : Tài nguyên thiên nhiên

BTTN : Bảo tồn thiên nhiên

UBND : Ủy ban Nhân dân

SWOT : Mô hình phân tích Điểm mạnh (Strengs) – Điểm yếu ( Weaknesses) – Cơ hội ( Oppoturnities) – Thách thức ( Threats)

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực quy hoạch 15

Bảng 4.2 : Bảng phân tích SWOT các điều kiện phát triển DLST tại Thác Trời 36 Bảng 4.3 : Danh mục đề xuất một số cây trồng trong KDL 40

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 : Bản đồ quy hoạch mạng lưới giao thông huyện Xuân Lộc

Hình 4.2 : Sơ đồ vị trí giới hạn khu đất quy hoạch trong mối quan hệ

Hình 4.5: Hàng cây tràm và điều trên đường vào Thác Trời 19

Hình 4.12: Khu vực sinh sống của đồng bào Chơro ở các xã thuộc Xuân Lộc 25

Hình 4.17: Một góc phối cảnh trong dự án Thác Trời 28

Hình 4.18: Phối cảnh khu vực nhà nghỉ trong Thác Trời 29 Hình 4.19: Mối liên hệ các điểm du lịch với KDL Thác Trời 30

Trang 13

Hình 4.29: Biểu đồ thể hiện tình hình quảng cáo hình ảnh KDL 34

Hình 4.30: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ cơ hội phát triển của KDL 35

Hình 4.31: Biểu đồ thể hiện việc ảnh hưởng của DL đến đời sống người dân qua

Trang 14

Chương 1

MỞ ĐẦU

Xã hội hiện nay đang ngày càng phát triển một cách nhanh chóng kéo theo không ít hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường cùng với những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sóng thần… xảy ra thường xuyên trên trái đất Chính vì thế, bảo vệ môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của xã hội

Bên cạnh đó kinh tế xã hội phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng cao Ngoài những nhu cầu vật chất cần được đáp ứng đầy đủ thì nhu cầu giải trí cũng phải được quan tâm Sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng chúng

ta cần có khoảng không gian thư giãn thoải mái cùng bạn bè, người thân

Để giải quyết các yêu cầu trên thì giải pháp du lịch sinh thái là một trong những lựa chọn hợp lý nhất Bởi nó không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần giáo dục bảo tồn tài nguyên thiên nhiên là một đặc trưng riêng mà chỉ có ở loại hình

du lịch sinh thái Ngày nay, xu hướng chung của toàn thế giới coi du lịch nói chung,

du lịch sinh thái nói riêng như là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, DLST đã và đang trên đà chuyển mình và đã trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên, nó xuất phát từ các trăn trở về môi trường, kinh tế và xã hội – một trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên và làm tăng giá trị của các khu bảo tồn còn lại

Hơn nữa ngày nay con người có xu hướng tìm về với thiên nhiên, bên cạnh học hỏi được nhiều điều từ người mẹ thiên nhiên còn được thư giãn trong bầu không khí trong lành, mát mẻ, tránh xa khói bụi,ô nhiễm, ồn ào nơi đô thị Chính vì

Trang 15

vậy, trong hai thập kỉ qua, du lịch sinh thái như là một hiện tượng và là xu thế phát triển ngày càng được nhiều cá nhân và các tổ chức quan tâm

Với xu hướng phát triển du lịch như hiện nay, tỉnh Đồng Nai là một trong những tỉnh rất có tiềm năng do có nhiều di tích lịch sử và địa danh du lịch nổi tiếng như văn miếu Trấn Biên, mộ cổ Hàng Gòn, chiến khu D, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch Vườn Xoài, khu du lịch Long Châu Viên, khu du lịch Bò Cạp Vàng, thác Mai (Định Quán), thác Giang Điền (Trảng Bom)…Khu du lịch Thác Trời, thuộc địa phận huyện Xuân Lộc tuy là điểm du lịch phát triển tự phát có quy mô nhỏ nhưng với lợi thế cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thác nước hùng vĩ cũng đã hấp dẫn rất nhiều du khách, rất thích hợp phát triển du lịch sinh thái

Theo xu hướng phát triển chung của xã hội đồng thời với sự phát triển kinh

tế xã hội chung của toàn huyện, các dự án khu du lịch sinh thái đang được các cơ quan quy hoạch, xây dựng quan tâm để phát triển và hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các khu vui chơi giải trí của người dân địa phương Cũng vì tầm quan trọng đó, đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu du lịch Thác Trời – tỉnh Đồng Nai” đã được chọn để làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa

Trang 16

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Khái niệm du lịch sinh thái

2.1.1 Khái niệm

DLST là khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Đây là một khái niệm rộng được hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau

Đối với một số người, DLST chỉ đơn giản là là sự ghép nối ý nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái” Tuy nhiên đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm rằng DLST là một loại hình du lịch thiên nhiên Như vậy, với cách tiếp cận này, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, leo núi…đều được hiểu là DLST

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên mặc dù trong hoạt động của loại hình du lịch này có thể bao gồm cả việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa cộng đồng địa phương

Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST là: “ DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

Ngoài ra còn có một số định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của DLST:

“DLST là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm hoặc ít

bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh

Trang 17

và muôn thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong các khu vực này” (Cebllos – Lascurain, 1987)

“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” (Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, 1998)

“DLST là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, định hướng về môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái” (Hiệp hội DLST Australia)

Du lịch sinh thái còn có những tên gọi khác như:

- Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)

- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-based tourism)

- Du lịch môi trường (Enviromental tourism)

- Du lịch xanh (Green tourism)

- Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)

- Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)

- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)

- Du lịch bền vững ( Sustainable tourism)

 Phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác

Các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác như nghỉ dưỡng, tham quan, mạo hiểm…chủ yếu mới chỉ đưa con người về với thiên nhiên, còn việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách về thiên nhiên, môi trường và văn hóa cộng đồng chưa được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc Trong trường hợp nếu hoạt động của những loại hình du lịch này bao gồm cả việc nâng cao nhận thức để du khách có trách nhiệm với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa cộng đồng, tạo việc làm và lợi ích cho người dân địa phương thì bản thân chúng đã chuyển hóa thành một dạng của du lịch sinh thái

2.1.2 Du lịch sinh thái bền vững

Trang 18

“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”

Phát triển DLST bền vững không những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên Phát triển du lịch bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức (Allen K 1993)

Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, muốn cho ngành du lịch thật sự có thể phát triển bền vững cần phải dựa vào ba yếu tố:

-Thứ nhất là thị trường thế giới về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du lịch ngày càng gia tăng

-Thứ hai là phát triển phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

-Thứ ba là du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho các cộng đồng

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học

và các hệ đảm bảo sự sống

Mục tiêu của du lịch bền vững là:

• Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường

• Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển

• Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa

• Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách

• Duy trì chất lượng môi trường

2.1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái bền vững một địa điểm

Trang 19

- DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhưng đa dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du lịch

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội, văn hóa Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST bền vững

- Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường

- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa…(chủng loại thực vật, động vật, bản sắc văn hóa dân tộc…)

- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia

- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây

- Phải thu hút sự ttham gia của cộng đồng địa phương Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách

- Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan, nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh

- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

- Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy

đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường

tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của

du khách

2.2 Giới thiệu về khu du lịch Thác Trời

Thác Trời cách trung tâm Huyện Xuân Lộc 29 km Nơi đây là một bức tranh hùng vĩ và hoang sơ của núi rừng, nơi con sông La Ngà đổ qua nhiều bậc đá Khu đất đưa vào quy họach khu du lịch sinh thái Thác Trời có cảnh quan thiên nhiên

Trang 20

đẹp, sông núi hữu tình, thảm thực vật phong phú Vẻ đẹp thiên nhiên còn tương đối hoang sơ cùng với cảnh quan thác nước hết sức hấp dẫn

Cơ sở pháp lý về việc quy hoạch khu du lịch sinh thái Thác Trời:

- Quyết định số 3949/2005/QĐ-UBND về việc phê duyệt hồ sơ “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”

- Quyết định số 3259/2005/QĐ.CT-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Thác Trời tỷ lệ 1/2000 tại xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

- Quyết định số 562/QĐ.UBND ngày 11/01/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc giới thiệu địa điểm xây dựng khu du lịch sinh thái Thác Trời quy mô 57,8ha

- Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 30/01/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 khu du lịch sinh thái Thác Trời xã Xuân Bắc

- Văn bản số 354/SXD-QLQH ngày 31/03/2009 của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai về việc thỏa thuận dự thảo Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 khu du lịch sinh thái Thác Trời xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc

Tuy nhiên do chưa có nguồn vốn đầu tư nên việc khởi công xây dựng vẫn chưa được bắt đầu Mặc dù vậy, do nơi đây có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, thoải mái nên rất nhiều du khách đến tham quan, giải trí và ngẫu nhiên nơi này đã trở thành khu du lịch tự phát đã nhiều năm

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1 Vị trí địa lý

Khu du lịch sinh thái Thác Trời thuộc địa phận xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nằm ven sông La Ngà có vị trí như sau:

- Phía Bắc giáp sông La Ngà;

- Phía Tây giáp đất trồng điều và đường đi khu du lịch;

- Phía Đông giáp đất trồng cây ăn quả;

- Phía Nam giáp khu rừng kết hợp du lịch sinh thái

Trang 21

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí khu đất quy hoạch 2.2.1.2 Địa hình

Khu vực quy hoạch có cảnh quan thiên nhiên đẹp có thể phát triển thành khu

du lịch sinh thái với:

- Địa hình tự nhiên khu vực thiết kế tương đối phức tạp, độ dốc địa hình tương đối lớn, hướng dốc chủ yếu là hướng Bắc( giáp sông La Ngà)

- Thành phần đất chủ yếu là đất cát pha sét và đất đỏ có cường độ chịu nén của đất lớn hơn 2.0kg/cm2, thuận lợi làm đất xây dựng

- Sông ngòi: ảnh hưởng chủ yếu đến khu du lịch sinh thái Thác Trời là sông La Ngà

- Hệ thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng tạp xen lẫn với các cây cao, cây bụi, thảm cỏ, cây trồng ăn trái, hoa màu khác( phù hợp với loại hình du lịch sinh thái)

2.2.1.3 Khí hậu – thủy văn

Khu đất quy hoạch khu du lịch sinh thái Thác Trời có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa tương phản rõ rệt trong năm

- Mùa mưa từ đầu tháng 5 đến tháng 11

- Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

- Nhiệt độ trung bình năm 270C

- Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 : 380C

Trang 22

- Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 : 150C

- Độ ẩm biến thiên theo mùa, tỉ lệ nghịch với chế độ nhiệt độ ẩm trung bình năm

>7%

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm 1.958mm/năm, tập trung vào các tháng 6,

7, 8, 9, 10 Số ngày mưa bình quân một năm là 159 ngày

- Lượng mưa cao nhất là 2.318mm/năm

- Lượng mưa thấp nhất là 1.392mm/năm

- Chế độ nắng: tổng số giờ nắng trong năm là 2.600 – 2.700 giờ/năm, trung bình mỗi tháng có 220 giờ nắng

- Tháng mùa khô có tổng số giờ nắng chiếm 60% giờ nắng trong năm

- Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất khoảng 300 giờ

- Tháng 8 có tổng số giờ nắng thấp nhất khoảng 140 giờ

- Chế độ gió: hướng gió chủ yếu là hướng Đông Nam và Tây Nam

+ Gió hình thành trong mùa khô là gió Đông Nam và Tây Nam có tần số là 40%

30-+ Gió thịnh hành trong mùa mưa là gió Tây Nam có tần số là 60%, tộc độ gió trung bình là 10-15m/s, mạnh nhất là 22,6m/s, khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng thường xảy ra các hiện tượng giông giật và lũ quét

2.2.2 Tài nguyên động, thực vật

2.2.2.1 Thực vật

Qua khảo sát thực tế cho thấy, thực vật chủ yếu ở đây là cây công nghiệp lâu

năm như điều (Anacardium occidentale ), cao su (Hevea brasiliensis), và có rừng tái sinh với với các loài cây chủ yếu là dầu rái (Dipterocarpus alatus), rừng tràm

(Acacia auriculiformis), bạch đàn (Eucalyptus spp.), xà cừ (Khaya senegalensis),

giá tỵ (Tectona grandis) Bên cạnh đó còn có đủng đỉnh (Caryota mitis), trâm suối,

muồng…

2.2.2.2 Động vật

Động vật ở đây chủ yếu là các loài thủy sản thuộc hệ sinh thái nước ngọt trên con sông La Ngà, gồm có cá lóc, cá chép, cá lăng, cá trôi, cá bống và các loài cá

Trang 23

nước ngọt khác … thích hợp cho mô hình câu cá giải trí Ngoài ra còn có các loài thủy sản khác như tôm, cua, ốc và các loài rắn bông súng, rắn lục, rắn hổ mang…

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực

2.3.1 Kinh tế

- Xã Xuân Bắc là nơi định cư của khoảng 3.800 hộ gia đình với gần 20.000 cư dân

- Dân cư trong địa bàn xã chủ yếu sinh sống bằng nghề làm rẫy, với nguồn thu nhập chính từ trồng trọt (điều, tiêu, xoài…và các cây hàng năm như lúa, bắp, rau, mía, mì…), chăn nuôi (bò, heo, gia cầm), chiếm 59,95% GDP trên địa bàn

- Trong năm 2011 ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển và chủ yếu là bóc tách và sơ chế hạt điều, may mặc, hàn xì cửa sắt, nhôm kiếng, đan gia công tạo công ăn việc làm cho khoảng 500 lao động tại địa phương

- Diện tích rừng của xã hiện có 188ha, trong đó rừng phòng hộ chiếm 51,7ha, còn lại là rừng sản xuất và rừng phân tán Các dịch vụ phục vụ sản xuất và công tác khuyến nông bảo vệ thực vật được chú trọng thực hiện Trong năm 2011, UBND xã

đã phối hợp cùng Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, các ban ngành đoàn thể các đơn vị tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi…

- Trong vùng quy hoạch khu du lịch Thác Trời không có cư dân sinh sống mà chỉ có hai nhà chòi với mục đích sử dụng cất giữ công cụ làm rẫy và che nắng cho người dân làm rẫy

- Người dân sống bằng nghề làm rẫy, nguồn lao động còn dư thừa, khi có khu du lịch có thể tuyển dụng nhân công lao động tại địa phương

(Nguồn: UBND xã Xuân Bắc) 2.3.2 Văn hóa – xã hội

- Công tác văn hóa thông tin tuyên truyền được UBND xã tập trung thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và có hiệu quả, gắn với các sự kiện chính trị của xã, huyện, tỉnh và đất nước, đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước

- 97,24% hộ đạt gia đình văn hóa, 12/12 khu ấp đạt khu ấp văn hóa

Trang 24

- Khắc phục được những khó khăn về cơ sở vật chất, các trường học trên địa bàn xã triển khai tốt nhiệm vụ năm học và đạt nhiều kết quả tích cực

- Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”của ngành giáo dục huyện

2.4 Quá trình xây dựng và hoạt động của khu du lịch Thác Trời

- Về việc quy hoạch khu du lịch sinh thái Thác Trời đã được quyết định phê duyệt

từ năm 2009 nhưng không có nguồn vốn đầu tư nên vẫn chưa được khởi công xây dựng

- Tuy nhiên nhờ có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn nên khu này đã trở thành khu du lịch tự phát đã nhiều năm nay với các hoạt động du lịch chủ yếu là ngắm cảnh, tắm sông, câu cá giải trí…

Trang 25

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- Đề xuất một số giải pháp bổ sung quy hoạch khu du lịch nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Công tác chuẩn bị

Tham khảo tài liệu qua sách vở, internet, bản đồ, xác định vị trí khu du lịch Thác Trời, tiến hành khảo sát về điều kiện tự nhiên cũng như tình hình kinh tế - xã hội và những vấn đề có liên quan

3.3.2 Công tác ngoại nghiệp

- Điều tra và khảo sát hướng giao thông để tiếp cận khu du lịch Thác Trời và hệ thống giao thông trong khu du lịch Thác Trời bằng phương pháp bản đồ

- Điều tra thực địa, thu thập số liệu, tài liệu hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái ở khu du lịch Thác Trời

Trang 26

- Liên hệ và thu thập tài liệu ở các cơ quan (phòng tài ngyên môi trường huyện Xuân Lộc, UBND huyện Xuân Lộc…)

- Điều tra phỏng vấn du khách và người dân địa phương tại khu du lịch Thác Trời thông qua phỏng vấn trực tiếp và ghi phiếu

- Lấy mẫu (nếu cần thiết), chụp ảnh ghi nhận thực tế, ghi chép sổ tay những nhận xét, đánh giá

3.3.3 Công tác nội nghiệp

- Tham khảo, tra cứu tài liệu, sách báo chuyên ngành liên quan, xác định tên loài, họ các loài động, thực vật đặc thù của khu

- Tiến hành phân tích SWOT xác định tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái ở khu du lịch

* Khái niệm phương pháp phân tích SWOT

Phân tích SWOT (SWOT analysis) là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống, trong đó

 Phân tích điểm mạnh (S=Streng), điểm yếu (W=Weakness) là sự đánh giá từ bên ngoài, tự đánh giá về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu

 Phân tích cơ hội (O=Oppurtunities), thách thức (T=Threats) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng)

Phân tích SWOT là một cách rất hiệu quả để đi đến một quyết định hoặc một giải pháp phù hợp nhằm phát huy tốt nhất điểm mạnh, cơ hội, thuận lợi và hạn chế nhiều nhất những điểm yếu và thách thức

Phân tích SWOT rất thường được sử dụng trong các báo cáo định kỳ, trong xây dựng một tổ chức, công ty, trong việc thành lập một dự án, xây dựng một chiến lược phát triển cho một ngành kinh tế…

Phân tích SWOT còn có thể áp dụng cho cuộc sống đời thường của cá nhân, khi cần phải quyết định trước những phương án chọn lựa cho hướng tương lai, vạch

ra hành động để thực hiện mục tiêu nào đó

Trang 27

Để thực hiện phân tích SWOT, có hai giai đoạn:

a)Giai đoạn phân tích SWOT

Có thể đặt ra các câu hỏi như sau hoặc tương tự

+ Những thiếu sót gây trở ngại

+ Hiệu quả thấp/xấu khi thực hiện

+ Những điều không thể tránh khỏi

 Những cơ hội thuận lợi

+ Đâu là những cơ hội tốt có thể tiếp cận

+ Khả năng nắm bắt những cơ hội để cải thiện những điểm yếu kém

 Những ảnh hưởng bất lợi

+ Khó khăn thực tế đang tác động từ phía người sử dụng

+ Những trở ngại có tính khách quan cho việc thực hiện

b)Giai đoạn vạch ra chiến lược hay giải pháp

Sau khi phân tích cần vạch ra bốn chiến lược

 Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ

 Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội

 Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách

 Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu

- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, thầy cô trong ngành về các vấn đề liên quan

- Tham khảo về xu hướng phát triển các khu du lịch sinh thái đang được ưa chuộng hiện nay nhằm đưa ra những định hướng cải tạo phù hợp, tạo ra nét đặc trưng thu hút du khách

- Tổng hợp đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững

Trang 28

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất chủ yếu là đất nông nghiệp trồng điều và cây ăn trái –

đa số khu vực quy hoạch nhà vườn, nhà rẫy

Khu vực quy hoạch có diện tích 57,8ha trong đó chủ yếu là đất canh tác

trồng điều, cao su và các loại cây ăn trái (56,69%), còn lại là đất đường mòn, cây

trồng không theo quy hoạch mà do người dân tự phát, thu hoạch mùa vụ năng suất

thấp, đất chưa xây dựng như ao, hồ, kênh rạch…

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực quy hoạch

Trang 29

Hình 4.1: Bản đồ quy hoạch mạng lưới giao thông huyện Xuân Lộc đến năm 2020

Trang 30

Hình 4.2 : Sơ đồ vị trí giới hạn khu đất quy hoạch trong mối quan hệ

huyện Xuân Lộc

4.2 Hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái tại khu du lịch Thác Trời

4.2.1 Cảnh quan thiên nhiên

- Khu vực Thác Trời có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, chưa được khai phá nên không khí trong lành, dễ chịu

Trang 32

Hình 4.5: Hàng cây tràm và điều trên đường vào Thác Trời

Hình 4.6: Sông La Ngà chảy qua các bậc đá 4.2.2 Tài nguyên thực vật

Một số thực vật đặc trưng qua khảo sát thực tế:

- Đủng đỉnh : Caryota mitis Lour

Cây có nguồn gốc từ các rừng ẩm nhiệt đới

của các nước châu Á Cây mọc thành bụi

nhỏ, đâm chồi ở gốc, thân mảnh, thuôn

đẹp, cao 2-3m, có nhiều sợi do bẹ lá để lại

Lá kép lông chim 2 lần,, cuống chung lớn,

khía rãnh, lá phụ mọc cách, mép có răng

không đều, mép dưới men theo cuống, màu xanh bóng lâu héo Cụm hoa dày đặc có

Hình 4.7: Cây đủng đỉnh

Trang 33

4-6 mo, lớn dần ở đỉnh.Hoa đơn tính, màu tím nhạt Quả hình cầu nhẵn, đen, gốc có đai còn lại, 1 hạt

- Bạch đàn : Eucalyptus spp

Là cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non Phiến lá có túi tiết tinh dầu Hoa mọc ở nách lá Quả hình chén

- Trâm suối : Syzyzum ripicola

- Tràm hoa vàng : Acacia auriculiformis

Cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30 m, phân cành thấp, tán rộng Lá cây là lá giả, do lá thật bị tiêu giảm, bộ phận quang hợp là lá

giả, được biến thái từ cuống cấp 1, quan sát kỹ có

thể thấy dấu vết của tuyến hình chậu còn ở cuối lá

giả) có hình dạng cong lưỡi liềm, kích thước lá giả

rộng từ 3–4 cm, dài từ 6–13 cm, trên lá giả có

khoảng 3 gân dạng song song, ở cuối lá có 1 tuyến

hình chậu Hoa tự dạng bông đuôi sóc, tràng hoa

màu vàng Quả dạng đậu xoắn, hạt màu đen, có rốn

hạt khá dài màu vàng như màu của tràng hoa

- Muồng hoa đào : Cassia javanica

Là loài cây gỗ nhỡ, cao từ 10 đến 20 m, đường

kính khỏang 60 cm Cây có tán lá hình ô rộng, vỏ

thân màu xám nâu Cành non có lông, lá kép lông

chim chẵn, cuống chung dài 10–15 cm, có lông,

lá nhỏ 6-10 đôi hình bầu dục, đỉnh tù hay hơi

nhọn Cụm hoa lớn, nhiều hoa, dài 15 cm hoặc có

thể hơn, cánh tràng hình bầu dục, đỉnh tù hay

nhọn, màu hồng tươi Quả hình trụ mang nhiều hạt trái xoan, thịt quả có mùi hôi khó chịu Mùa hoa tháng 7-11 tùy theo vùng, hoa mau tàn và sai hoa nên rất đẹp

Hình 4.8:Lá và hoa cây

tràm hoa vàng

Hình 4.9: Muồng hoa đào

Trang 34

dưới màu xanh nhạt có

long mịn Quả non màu

xanh, cánh quả màu đỏ,

khi già chuyển sang màu

cánh gián Hoa nở vào tháng 11-12, quả chin vào tháng 4-5

- Sao đen : Hopea odorata

Cây gỗ lớn thân thẳng, thuôn dài, cao từ 20 – 30m Tán lá rậm hình chóp, cành nhánh to, dài, mọc thẳng đứng Lá hình trái xoan, thuôn, đáy tròn và đỉnh nhọn ngắn Mặt trên lá vàng và có màu xanh bóng, mặt dưới mịn Hoa nhỏ mọc thành chùm khoảng 11 – 12 nhánh, mỗi nhánh có từ 4–6 hoa nhỏ màu trắng như hình ngôi

Hình 4.10: Lá và quả cây xà cừ

Hình 4.11: Cây dầu rái

Trang 35

sao Quả có 2 cánh do lá dài và có lông rất mịn, dài 3–6 cm rộng 0,5–0,7 cm Lúc non có màu xanh nhạt, lúc già có màu nâu

- Trúc : Phyllostachys sp

Khu rừng tự nhiên kết hợp với du lịch sinh thái thuộc về quản lý của ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, huyện Định Quán thuộc vành đai hệ sinh thái nhiệt đới 1.000m, bao gồm đồng bằng, gò và đồi thấp, là vành đai lớn nhất có tính chất nhiệt đới điển hình Với hệ thực vật rừng rất phức tạp, phân bố ưu thế các loài cây thuộc

họ Dầu, họ Đậu và họ Thầu dầu …

Theo kết qủa điều tra lâm học của đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp, có khoảng 300 loài phân bố trong vùng rừng tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Tân Phú Trong đó:

- Các loài cây cho gỗ từ nhỏ đến lớn khoảng 200 loài,

- Các loài thực vật một lá mầm và dây leo, cây bụi, thảm thực vật Khoảng 100

loài

* Các loài thực vật có phân bố phổ biến gồm có:

+ Họ Dầu: Dipterocabaceae : gồm 6 chi – 15 loài

- Vên vên: Anisoptera, 1 loài A Cochinchinensis

- Dầu: Dipterocapus, 7 loài, cây phổ biến là D.Dyery ( Dầu song nàng )

- Sao : Hopea, 3 loài, cây phổ biến là: h.Odorata ( Sao đen )

- Chò : Para Shorea, 1 loài là P.Stellata ( Chò chỉ )

- Chai : Shorea, 2 loài, cây phổ biến là S.Cochinchinensis ( Sến mủ )

- Táu : Vatica, 1 loài là V.Odorata ( Táu trắng )

+ Họ Đậu (Fabaceae) gồm 3 họ phụ

+ Họ phụ Vang : Caesalpioideae gồm 3 chi – 4 loài

- Sindora : 2 loài, cây phổ biến là S.Cochinchinensis ( Gõ mật )

- Palumdia : 1 loài là P.Cochinchinensis ( Cà te )

- Dialium : 1 loài D.Cochinchinensis ( Xoay )

+ Họ phụ đậu: Faboideae , 1 chi – 4 loài

- Dalbergia : 2 loài, cây phổ biến là D.Dongnainensis ( Cẩm Đồng Nai )

Trang 36

+ Họ phụ Trinh nữ : Mimosoideae, 1 chi – 1 loài

- Xylia : X xylocarpa ( Căm xe )

+ Họ Thầu dầu : Euphobiaceae gồm 2 chi – 3 loài

- Aporasa : 1 loài A.Tetrapleora ( Thầu tấu )

- Baccaurea : 2 loài, cây phổ biến là B.Annamensis ( Dâu da trung )

+ Họ Côm: Elaeucarpaceae, 1 chi – 2 loài

- Elaeocarpus : 2 loài, cây phổ biến là E.Dongnainensis (Côm Đồng Nai )

+ Họ Bứa : Clusiaceae: 1 chi – 3 loài

- Calophylum : 3 loài – cây phổ biến là C.Saigonnensis ( Cồng )

+ Họ Sim : Myrtaceae

- Syzygium : 3 loài, cây phổ biến là S.Zeylanicum ( Trâm đỏ )

+ Họ cỏ ( Tre Trúc ): Poaceae, Khoảng 5 loài

4.2.3 Tài nguyên động vật

Có khoảng 10 giống động vật rừng nhóm quí hiếm IB, 5 giống nhóm IIB và khoảng 30 giống khác thông thường

Nhóm IB ( Khoảng 10 loài )

- Voi : Elephas maximus

- Voọc má đen trắng : Presbytis Jrancoisi Jrancosi

- Chồn dõi : Galeopithecus temiminski

- Culi rùa : Nycticebus pigmaeus

- Sóc bay sao : Petaurista Elegans

- Sóc bay nhỏ : Hylopetes phayrei

- Công : Pavo Muticus Imperator

- Gà lôi : Lophura Diardi Bonoparte

- Gà tiền mặt đỏ : Polyleetron Germaini

- Hổ mang chúa : Ophiogus Hnnah

Nhóm IIB: ( Khoảng 5 loài )

- Khỉ vàng : Macaca Mulatta

- Khỉ đuôi lợn : Macaca Nemstrina

Trang 37

- Mèo rừng : Felis Benghanensis

- Rùa núi vàng : Indotestu do elongate

(Nguồn : Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú)

Động vật thông thường: Gấu lợn, Nai , Heo rừng, Khỉ , Mễn ( Hoãng ), Cheo, Nhím, Sóc, Gà rừng, Gầm gì , Cu xanh, Cao các, Qụa , Cò lửa, Cò trắng , Cuốc

Ngoài ra, còn có các loài thủy sản đặc trưng của hệ sinh thái nước ngọt:

- Cá chép: Cyprinus carpio

- Cá lóc: Ophiocephalus striatus

- Cá chình: Anguilliformes

- Cá lau kiếng: Hypostomus plecostomus  

- Cá lăng : Hemibagrus elongatus

Và các loại tôm, cua, ốc, rắn…

Trang 38

4.2.4 Tài nguyên văn hóa

Khu vực quy hoạch khu du lịch và các xã lân cận là nơi cư trú của rất đông đồng bào dân tộc Chơro, nhất là các xã Xuân Trường, xã Xuân Phú, xã Xuân Thọ

Hình 4.12: Khu vực sinh sống của đồng bào Chơro

ở các xã thuộc Xuân Lộc

(Nguồn : Internet)

Người Chơ ro là một trong những cư dân bản địa, sống lâu đời ở Đồng Nai Địa bàn sinh sống của người Chơ ro chủ yếu ở 5 huyện, thị: Long Khánh (xã Xuân Vinh, xã Xuân Bình), Xuân Lộc (xã Xuân Trường, xã Xuân Phú, xã Xuân Thọ), Định Quán (xã Túc Trưng), Vĩnh Cửu (xã Phú Lý), Long Thành (xã Phước Thái) Theo số liệu điều tra dân số của tỉnh năm 2003, người Chơ ro ở Đồng Nai là 12.267 người, xếp thứ 3 sau người Kinh và người Hoa

Trang 39

Tiếng nói của người Chơ ro thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me thuộc chi miền núi phía Nam Người Chơ ro không có chữ viết Tuy nhiên, trong thời gian truyền bá đạo Tin Lành ở khu vực này vào những thập niên cuối thế kỷ XX, một số giáo sỹ nước ngoài đã phiên âm tiếng Chơ ro qua hệ thống chữ La tinh Hiện nay,

do cuộc sống xen cư với người Việt, họ luôn tiếp xúc, gắn bó ngày càng chặt chẽ với người Việt nên trong ngôn ngữ của mình, lượng từ tiếng Việt đã tham gia ngày một nhiều hơn

Xa xưa đàn ông đóng khố, đàn bà quấn váy tấm Mùa hè ở trần hay mặc áo cánh ngắn, mùa lạnh thường khoác trên mình một tấm chăn Nhưng ngày nay, đại

đa số người Chơ ro đã ăn mặc theo lối của người Việt cùng địa phương Ðiều mà khách qua đường có thể nhận biết được người Chơ ro là họ thường cõng trên lưng một cái gùi Ðàn bà thường đeo ở cổ những chuỗi hạt cườm ngũ sắc hoặc vòng đồng, vòng bạc hay nhôm Thiếu nữ thường mang kiềng, dây chuyền và đeo vòng tai rộng vành

Người Chơ ro có tín ngưỡng đa thần: thần lúa (Yang va), thần rừng (Yang bri), thần suối (Yang dal), thần rẫy (Yang mir), thần ruộng (Yang mơ) Trong đó quan trọng nhất là thần lúa và thần rừng Ngày cúng thần lúa là dịp lễ trọng hàng năm Các loại bánh như: bánh tét, bánh ống và bánh giầy trộn vừng được mọi nhà chế biến để ăn mừng và tiếp khách Lễ cúng thần rừng được tổ chức như một dịp hội làng và hiện nay, cứ 3 năm một lần nghi lễ này lại được tổ chức trọng thể

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w