1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

141 321 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 3,65 MB

Nội dung

Nội dung như sau: -Khảo sát thực địa về hiện trạng tài nguyên phục vụ Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà: hệ sinh thái, các giá trị văn hóa bản địa của người dân địa phươn

Trang 1

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC

GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận này em đã gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ Nhờ có

sự giúp đỡ, động viên vô cùng quý báu của nhiều người em đã hoàn thành bài khóa luận Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:

Thầy Ngô An, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận

Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường VQG Bidoup – Núi Bà đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập

Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy cô trong trường đại học Nông Lâm, đặc việt các thầy cô trong khoa môi trường và Tài nguyên đã tận tình chỉ bảo cho em những kiến thức trong bốn năm qua

Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè em đã luôn ủng hộ, động viên em để em vượt qua mọi khó khăn

Em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh ngày… tháng…năm…

Lê Thị Thu

Trang 3

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất biệ pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 5/2012

Nội dung như sau:

-Khảo sát thực địa về hiện trạng tài nguyên phục vụ Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà: hệ sinh thái, các giá trị văn hóa bản địa của người dân địa phương -Quan sát trực quan môi trường tự nhiên: đất, nước, không khí tại Vườn

-Khảo sát các điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực Vườn: Dân số, dân tộc, kinh tế xã hội

-Phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn đối với du khách, cán bộ, người dân địa phương

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

DANH MỤC CÁC BẢNG xi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Giới hạn đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Một số lý luận về DLST và phát triển DLST bền vững 3

2.1.1 Khái niệm Du lịch sinh thái 3

2.1.2 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 4

2.1.3 Khái niệm về phát triển bền vững, du lịch bền vững và DLST bền vững 5

2.1.4 Các tiêu chuẩn về môi trường cho hoạt động du lịch sinh thái 6

2.1.4.1 Quản lý ô nhiễm 6

2.1.4.2 Quản lý chất thải rắn 7

2.1.4.3 Thu gom rác 7

2.2 Tổng quan về phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng 8

2.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 8

2.2.2 Hiện trạng phát triển du lịch 9

2.2.2.1 Tổng quan về các điểm du lịch tại Lâm Đồng 9

2.2.2.2 Lượng du khách 10

2.2.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch 10

Trang 5

2.2.3 Định hướng phát triển 11

2.3 Tổng quan về VQG Bidoup – Núi Bà 12

2.3.1 Điều kiện tự nhiên 12

2.3.1.1 Vị trí địa lý, diện tích 12

2.3.1.2 Địa hình 13

2.3.1.3 Khí hậu 14

2.3.1.4 Thủy văn 15

2.3.1.5 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt 15

2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 16

2.3.2.1 Dân số, dân tộc 16

2.3.2.2 Sản xuất kinh doanh của người dân khu vực VQG 17

2.3.2.3 Hiện trạng về kinh tế xã hội khu vực ưu tiên phát triển DLST (5 thôn mục tiêu) 18

2.3.3 Cơ sở hạ tầng 19

2.3.4 Hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên 20

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Nội dung nghiên cứu 21

3.2 Phương pháp nghiên cứu 21

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 21

3.2.2 Phương pháp điều tra thực địa 21

3.2.3 Phương pháp bản đồ 22

3.2.4 Phương pháp phân tích SWOT 22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Hiện trạng tài nguyên DLST 24

4.1.1 Tài nguyên thực vật và cảnh quan 24

4.1.1.1 Tài nguyên thực vật 24

4.1.1.1.1 Đặc điểm các thảm thực vật 24

4.1.1.1.2 Các loài thực vật 27

4.1.1.2 Cảnh quan tự nhiên 29

Trang 6

4.1.2 Tài nguyên động vật 33

4.1.3 Hiện trạng tài nguyên văn hóa bản địa 36

4.2 Hiện trạng phát triển du lịch 37

4.2.1 Các tài nguyên văn hóa bản địa đã được khai thác 37

4.2.2 Hiện trạng phát triển DLST của Vườn 38

4.2.2.1 Hoạt động xúc tiến quảng bá 38

4.2.2.2 Nguồn nhân lực 39

4.2.2.2.2 Cán bộ của Vườn 39

4.2.2.2.3 Nguồn nhân lực địa phương 39

4.2.2.3 Các hoạt động du lịch 41

4.2.2.3.1 Các tuyến du lịch đã đưa vào hoạt động 41

4.2.2.3.2 Các dịch vụ du lịch hiện có 44

4.2.2.3.3 Cơ sở hạ tầng 45

4.2.2.3.4 Số lượng du khách tới VQG 46

4.2.2.3 Hiện trạng quản lý tại khu du lịch 47

4.2.2.5 Sự liên kết du lịch giữa VQG và các điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng 48

4.3 Chất lượng môi trường tại khu vực VQG Bidoup – Núi Bà 48

4.3.1 Hiện trạng môi trường không khí 48

4.3.2 Hiện trạng môi trường nước 51

4.3.3 Hiện trạng môi trường đất 52

4.3.4 Các biện pháp hạn chế chất thải đang được áp dụng 53

4.3.5 Nhận xét chung về chất lượng môi trường ở Vườn 54

4.4 Tác động của hoạt động du lịch 55

4.4.1 Tác động đến môi trường tự nhiên 55

4.4.2 Tác động đến môi trường xã hội 56

4.5 Kết quả điều tra xã hội học 57

4.6 Kết quả phân tích SWOT về phát triển DLST ở VQG Bidoup – Núi Bà 62

4.6.1 Bảng phân tích SWOT 62

4.6.2 Tích hợp các chiến lược (giải pháp) phù hợp để phát triển DLST bền vững 66

4.7 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST bền vững tại VQG 67

Trang 7

4.7.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 67

4.7.2 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng 69

4.7.3 Giải pháp về bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên 71

4.7.4 Giải pháp về khôi phục và bảo tồn nền văn hóa bản địa tại khu vực 74

4.7.5 Tăng cường sự tham gia và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phương 75

4.7.6 Tăng cường quảng bá và liên kết với các điểm du lịch khác tại khu vực, trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng 76

4.7.6.1 Quảng bá 76

4.7.6.2 Liên kết, nối các điểm du lịch tạo thành các tour du lịch 79

Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 84

5.1 Kết luận 84

5.2 Kiến nghị 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5

PHỤ LỤC 6

PHỤ LỤC 7

PHỤ LỤC 8

PHỤ LỤC 9

Trang 8

VQG Vườn Quốc Gia

WWF Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình của Pamela A.Wigh về các nguyên tắc và giá trị DLST bền

vững (Ngô An, 2009) 5

Hình 2.3: Bản đồ tỉnh Lâm Đồng 8

Hình 2.4: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup – Núi Bà 13

Hình 4.1: Sinh cảnh kiểu rừng phụ rêu và kiểu phụ rừng lùn (Ảnh: K’Vâng) 25

Hình 4.2: Sinh cảnh rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới 25

Hình 4.3: Sinh cảnh rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới 26

Hình 4.4: Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng 26

Hình 4.5: Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) (Ảnh: Lê Văn Hương) 28

Hình 4.6: Thông 5 lá (Pinus dalatensis) và Thông đỏ (Taxus wallichiana) (Ảnh: VQG Bidoup – Núi Bà) 28

Hình 4.7: Quang cảnh đỉnh Bidoup (Ảnh VQG Bidoup – Núi Bà) 29

Hình 4.8: Quang cảnh đỉnh Langbiang (núi Bà) (Ảnh: Vietnamdiscovery) 29

Hình 4.9: Hồ Đankia (Ảnh: Đalat.gov) 30

Hình 4.10: Lều của người dân tại thung lũng Bonkia (Ảnh: K’Vâng) 31

Hình 4.11: Thác Lãng mạn (Ảnh: K’vâng) 31

Hình 4.12: Thác nước của tổ tiên (Ảnh: K’Vâng) 32

Hình 4.13 : Khung cảnh hũng vĩ, thơ mộng của đường 723 32

Hình 4.14: Mi langbiang (Crocias langbianis) và Sẻ thông họng vàng (Jabouilleia monguillot) (Ảnh: VQG Biduop – Núi Bà) 34

Hình 4.15: Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini) (Ảnh: VQG Bidoup – Núi Bà) 34

Hình 4.16: Ếch cây ma cà rồng (Rhacophorus vampyrus) (Ảnh: Trần Thị Anh Đào) 35

Hình 4.17: Lễ hội cồng chiêng sân khấu hóa để phục vụ du lịch (Ảnh: Thái Ngọc) 37

Hình 4.18: Biểu diễn cồng chiêng phục vụ du khách tham quan tại xã Lát (Ảnh: Thái Ngọc) 38

Hình 4.19: Bản đồ du lịch VQG Bidoup – Núi Bà 41

Hình 4.20: Trung tâm DLST & GDMT VQG Bidoup – Núi Bà 42

Hình 4.21: Đỉnh Bidoup (Ảnh: VQG Bidoup – Núi Bà) 43

Trang 10

Hình 4.22: Núi Langbiang (Ảnh: VQG Bidoup - Núi Bà) 44

Hình 4.23: Diễn giải môi trường và dẫn khách đi tham quan tại VQG Bidoup – Núi Bà 45

Hình 4.24: Đường 723 nối Đà Lạt với Nha Trang 45

Hình 4.25: Trạm kiểm lâm Klonh Lanh (Ảnh: K’Vâng) 46

Hình 4.26: Biểu đồ thể hiện ý kiến của người dân về việc tổ chức lễ hội truyền thống 57

Hình 4.27: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người dân tham gia vào hoạt động DLST 58

Hình 4.28: Biểu đồ thể hiện yếu tố hấp dẫn du khách tới VQG 58

Hình 4.29: Biểu đồ thể hiện cách thức du khách biết đến VQG Bidoup – Núi Bà 59

Hình 4.30: Nhận xét của du khách về môi trường tại VQG 60

Hình 4.31: Biểu đồ thể hiện chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Vườn 60

Hình 4.32: Biểu đồ thể hiện hiện trạng lượng cán bộ phục vụ du lịch 61

Hình 4.33: Biểu đồ thể hiện các thách thức cho phát triển DLST 62

Hình 4.34: Ví dụ về điểm dừng chân đơn giản quanh gốc cây tại hồ Tuyền Lâm 70

Hình 4.35: Ví dụ về sử dụng vật liệu địa phương trong DLST 71

Hình 4.36: Sơ đồ tuyến Thác Thiên Thai 73

Hình 4.37: Sơ đồ tuyến chinh phục đỉnh Langbiang 73

Hình 4.38: Sơ đồ tuyến chinh phục đỉnh Bidoup 74

Hình 4.39: Sơ đồ liên kết quảng bá DLST tại VQG Bidoup – Núi Bà 77

Hình 4.40: Sơ đồ tuyến du lịch tuyến du lịch Hòn Mun – Thác Thiên Thai 80

Hình 4.41: Sơ đồ tuyến Vinpearl Land – Núi Baidoup 81

Hình 4.42: Sơ đồ tuyến Langbiang – Đà Lạt 82

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Khách nội địa tham quan tỉnh Lâm Đồng 10

Bảng 2.2: Đặc điểm các yếu tố khí hậu tại khu vực VQG Bidoup – Núi Bà 14

Bảng 2.3: Dân số của khu dân cư VQG Bidoup- Núi Bà 16

Bảng 4.1: Nguồn nhân lực sẵn có cho DLST dựa vào cộng đồng ở xã Đa Nhim và xã Lát 40

Bảng 4.2: Số lượng du khách đến VQG Bidoup – Núi Bà từ 01/01/2012 đến 15/05/2012 47

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 49

Bảng 4.4: Kết quả đo đạc chất lượng nước vào tháng 3/2011 51

Bảng 4.5: Kết quả phân tích môi trường đất tại VQG 52

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, du lịch là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam Lượng du khách đến với Việt Nam ngày càng nhiều, doanh thu từ hoạt động du lịch rất lớn

Ở nước ta du lịch là một trong những ngành kinh tế hết sức phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội của cư dân bản địa Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững

Du lịch sinh thái được ra đời gắn với quan điểm là mô hình du lịch có sự đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững nên tuy mới phát triển một vài thập kỷ gần đây nhưng nó đang trở thành một xu hướng tích cực để đảm bảo sự phát triển bền vững Đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, du lịch sinh thái còn là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý Nhiều địa phương, nhiều công ty lữ hành đã xây dựng một số chương trình, tuyến du lịch mang sắc thái của du lịch sinh thái song quy mô và hình thức còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm và đối tượng thị trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu hút khách Mặt khác việc đào tạo nghiệp

vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển

Và một trong những đơn vị đang phát triển loại hình du lịch sinh thái ở khu vực Nam Tây Nguyên đó là Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà Vườn được thành lập cách đây không lâu, các hoạt động du lịch sinh thái của Vườn mới được tiến hành Vì vậy, các chương trình du lịch sinh thái của Vườn cũng chưa hoàn thiện và tồn tại một số hạn chế nhất định Để nắm rõ về hiện trạng, tiềm năng phát triển DLST của Vườn từ

Trang 13

điều kiện sẵn có của Vườn tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp phát triển Du lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST, hiện trạng phát triển du lịch và môi trường tại VQG

- Đưa ra biện pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Tài nguyên thiên nhiên tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà

Tài nguyên văn hóa bản địa của cộng đồng dân cư khu vực VQG

Điều tra xã hội học đối với cộng đồng dân cư, du khách và cán bộ của trung tâm

Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường

Việc thực hiện đo đạc phân tích mẫu về các thành phần môi trường tự nhiên không

có điều kiện kinh tế đê thực hiện nên đề tài chủ yếu kế thừa những số liệu sẵn có và dựa vào cảm quan, dấu hiệu chỉ thị dễ nhận biết bằng trực quan để đưa ra những đánh giá về chất lượng môi trường

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Một số lý luận về DLST và phát triển DLST bền vững

2.1.1 Khái niệm Du lịch sinh thái

Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái như:

Theo định nghĩa của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới thì: “ Du lịch sinh thái

là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm thiên nhiên không

bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra những lợi ích cho người dân tham gia tích cực” (Phạm Trung Lương, 2002)

Còn theo định nghĩa của tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN: “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Phạm Trung Lương, 2002)

Định nghĩa của Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế thì: “ Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được thiên nhiên và cải thiện được phúc lợi cho cộng đồng địa phương” (Phạm Trung Lương, 2002)

Theo đó các định nghĩa về hoạt động du lịch sinh thái đều đề cập đến những nội dung chính như sau:

- Dựa vào thiên nhiên và có tác động tiêu cực tối thiểu đến khu vực tự nhiên

- Có xem xét giáo dục môi trường

- Tiếp cận với cộng đồng địa phương mà không tạo nên ảnh hưởng tiêu cực nào

- Giúp quảng bá bản sắc văn hóa và thương mại truyền thống

Trang 15

- Một phần lợi nhuận được sử dụng để bảo tồn các khu vực tự nhiên và phát triển cộng đồng địa phương

Du lịch sinh thái cố gắng kết hợp sự bảo tồn dựa vào cộng đồng địa phương và du khách có trách nhiệm Những lợi ích kinh tế từ việc bảo vệ môi trường có thể mang lại dưới hình thức tạo thu nhập cho cộng đồng để họ tích cực bảo vệ đất đai, môi trường sống tự nhiên Thí dụ như, Cộng đồng dân cư có thể nhận thức được rằng việc hướng dẫn du khách đi theo các tuyến tham quan thú hoang dã và ở lại trong rừng già là nguồn thu nhập tốt hơn so với việc săn bắt thú rừng và đốn gỗ rừng trái phép Vì vậy,

du lịch sinh thái có tiềm năng trong việc tăng cường những nỗ lực bảo tồn và ngăn cản bớt sự phát triển không bền vững

2.1.2 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

Theo Ceballos-Lascurain, Héctor các nguyên tắc chủ đạo dưới đây cần được cân nhắc khi phát triển những hoạt động và những sản phẩm du lịch sinh thái (trích dẫn bởi

Susan Kennedy, MTA, 2011):

- Thúc đẩy những nguyên tắc đạo đức về môi trường tích cực và nuôi dưỡng những hành vi tốt hơn trong những người tham gia

- Không làm thoái hóa tài nguyên Không gây ra sự xói mòn môi trường tự nhiên

- Hướng về môi trường, không hướng về con người Du khách du lịch sinh thái chấp nhận môi trường tự nhiên như vốn có, không mong đợi làm thay đổi cũng như bổ sung vào môi trường tự nhiên vì sự thuận lợi cho họ

- Phải có lợi ích cho đời sống hoang dã và môi trường

- Cung cấp một sự trải nghiệm trực tiếp với môi trường tự nhiên (và với bất kỳ những yếu tố văn hóa kèm theo được phát hiện ở những vùng miền chưa phát triển)

- Tích cực lôi cuốn cộng đồng tham gia vào tiến trình hoạt động du lịch để họ có thể hưởng lợi từ hoạt động này, từ đó sẽ góp phần làm tăng giá trị những nguồn tài nguyên và môi trường tại địa phương

- Mức độ hài lòng được đánh giá về mặt giáo dục và mức độ cảm nhận hơn là tìm kiếm sự hồi hộp hay thành tựu thể chất Đánh giá thành tựu thể chất mang đặc điểm của du lịch mạo hiểm nhiều hơn

Trang 16

2.1.3 Khái niệm về phát triển bền vững, du lịch bền vững và DLST bền vững

Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) đã định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hôi hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội tương lai” Sự phát triển bền vững cần đạt được ba mục tiêu cơ bản:

- Bền vững về kinh tế

- Bền vững về tài nguyên và môi trường

- Bền vững về văn hóa xã hội

Từ các khái niệm phát triển bền vững, ta có thể thấy rằng phát triển du lịch bền vững cũng là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai

- Đưa ra những kinh nghiệm mới cho du khách

- Có tính giáo dục cho tất cả các thành phần tham gia như: cộng đồng địa phương, du khách, chính quyền, các đoàn thể…

Mục tiêu

xã hội

Mục tiêu kinh tế

Trang 17

- Nâng cao hiểu biết và phối hợp giữa các thành phần tham gia như: chính quyền địa phương, tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch, các nhà khoa học, cư dân bản địa trong quá trình hoạt động

- Nâng cao trách nhiệm và hành vi đạo đức đối với thiên nhiên, môi trường, và văn hóa truyền thống với tất cả các bên tham gia

- Mang lại lợi ích cho cả cộng đồng lẫn ngành du lịch

- Những hoạt động sinh thái phải đảm bảo những nguyên tắc đạo đức cơ bản để

áp dụng không những cho nguồn lực bên ngoài như: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực văn hóa… mà còn được áp dụng cho các hoạt động nội tại của môi trường sinh thái và ngành du lịch

- Nâng cao nhận thức của các bên tham gia về giá trị thực sự của các nguồn nhân lực

- Làm cho mỗi người nhận thức được khả năng giới hạn của các nguồn nhân lực

về mặt lâu dài

Mô hình các nguyên tắc và DLST bền vững được Pamela A.Wigh xây dựng trong

đó 3 mục tiêu: Kinh tế, xã hội và môi trường được coi là có tầm quan trọng ngang

nhau, phải được giải quyết một cách cân đối để đạt được sự phát triển bền vững

2.1.4 Các tiêu chuẩn về môi trường cho hoạt động du lịch sinh thái

2.1.4.1 Quản lý ô nhiễm

Ô nhiễm là sự hiện diện của các chất có hại và gây khó chịu, lắng đọng trong không khí, nước, và đất do các hoạt động của con người tới lượng mà có thể ảnh hưởng sức khỏe của người, động vật và thực vật và / hoặc ngăn chặn sự vui hưởng cuộc sống

Nguồn chính của ô nhiễm do hoạt động DLST

- Nước thải từ sinh hoạt, dịch vụ

- Hóa chất thải từ các hoạt động nông nghiệp trong khu vực phát triển DLST bao gồm cả thuốc trừ sâu, phân bón, chất thải động vật…

- Chất thải rắn từ hộ gia đình, khu tham quan, nhà hàng, lưu trú…

- Khí phát thải từ giao thông vận tải ô tô

Trang 18

- Tiếng ồn

Phương pháp giảm thiểu ô nhiễm:

- Chỉ sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng, chất tẩy rửa,… có thể phân huỷ sinh học và không sử dụng bình xịt

- Sử dụng hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn và không đổ xả trực tiếp vào nguồn nước địa phương

- Xây dựng bể chứa để thu gom nước mưa

- Sử dụng nước mưa và xả nó theo điều kiện địa hình chứ không xả lên trên mặt đất bị xói mòn

2.1.4.2 Quản lý chất thải rắn

Nguyên tắc cơ bản của mọi chương trình quản lý chất thải là: Cam kết thực hiện nghiêm túc các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường như giảm thiểu tiêu thụ quá mức các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm tạo chất thải khó tái sinh như hộp xốp cho các mặt hàng thực phẩm sử dụng một lần; Hạn chế tối đa sử dụng đĩa chén dùng một lần và dao kéo nhựa

Đóng gói thực phẩm cho khách du lịch bằng lá chuối, chất liệu lấy từ rừng có thể phân hủy sinh học được là cách vừa thú vị và độc đáo để gói thực phẩm Mua các sản phẩm có độ bền, chất lượng cao mà có thể được sử dụng nhiều lần và không mua sản phẩm dùng một lần luôn tốt hơn cho môi trường Ví dụ, sử dụng một pin sạc có thể

thay thế khoảng 100 viên pin dùng một lần

2.1.4.3 Thu gom rác

Việc thiết kế và thực thi chương trình quản lý rác thải nghiêm ngặt và áp đặt phạt tiền đối với những người không tuân thủ chương trình có thể là cách duy nhất quản lý về vấn đề rác Nếu áp dụng hình thức phạt, mọi người sẽ đắn đo trong khi xả rác, vì tâm lý cũng tương tự như đội nón bảo hiểm khi lái xe gắn máy ở Việt Nam (Susan Kennedy, MTA, 2011)

Trang 19

Hình 2.2: Ví dụ về phân loại rác (Ảnh: Susan)

Việc phân loại rác thải thành nhiều giỏ rác phụ thuộc vào thành phần của rác cần phải được khuyến khích (xem ảnh bên) Một phương pháp hiệu quả để xử lý rác thải hữu cơ là xây dựng một hầm ủ để ủ rác hay thùng ủ rác nhiệt độ thường để hoàn trả các chất thải phân hủy được cho môi trường

Nhiều chương trình rác thải có xu hướng tập trung vào việc giáo dục trẻ em; tuy nhiên, việc giáo dục người lớn cũng ngang tầm quan trọng và nên là một phần trong chương trình giáo dục môi trường

Ở cấp VQG sử dụng biển báo hiệu quả và thực thi các quy tắc nghiêm ngặt và tiền phạt đối với rác thải là những bước đầu tiên để giải quyết được vấn nạn quốc gia này

2.2 Tổng quan về phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng

2.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Hình 2.3: Bản đồ tỉnh Lâm Đồng

Trang 20

Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội, vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn của Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ

2.2.2 Hiện trạng phát triển du lịch

2.2.2.1 Tổng quan về các điểm du lịch tại Lâm Đồng

Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng với giá trị đa dạng sinh học cao, từ lâu du lịch là thế mạnh của Lâm Đồng Rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch Thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang…

Trung tâm du lịch phía Bắc bao gồm thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận Đà Lạt có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông, bên cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn đối với du khách Đà Lạt hiện có 1 sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 30.000 khách/ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực

Trung tâm du lịch phía Nam gồm thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận Đây là địa bàn

cư trú của các dân tộc ít người, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo rất thích hợp cho phát triển du lịch văn hóa Tại đây còn có các khu di chỉ có giá trị phù hợp cho tham quan, nghiên cứu như khu di chỉ Phù Mỹ - Cát Tiên

Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng: du lịch tham quan,

du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn, du lịch văn hóa - thể thao

Một số cảnh quan du lịch tự nhiên đặc sắc: Hồ Xuân Hương, Đan Kia – Suối Vàng, Tuyền Lâm, Than Thở, Thung lũng Tình yêu, Thung lũng vàng, Đa Nhim; thác Cam Ly, Đatanla, Prenn, Liên Khương, Gougah, Pongour, Đambri, Bobla, Li Liang, thác Voi, Pong Giang; đồi Cù, núi Lang Biang,…

Trang 21

Các di tích văn hoá lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, khách sạn Palace; chùa Linh Sơn, Linh Phong; Thiền viện Trúc Lâm; nhà thờ Chánh toà, Cam Ly; Nghĩa trang Liệt sĩ; khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di tích Cát Tiên; các lễ hội văn hoá dân gian như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng,… là điểm hẹn của du khách trong nước và

quốc tế

2.2.2.2 Lượng du khách

Số lượng khách du lịch trong nước đến Lâm Đồng trong năm 2010 là gần ba triệu khách du lịch trong nước, tăng 12,5 phần trăm so với năm 2009 (xem Bảng 5.2) Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát gần đây của khách du lịch trong nước 71% khách du lịch trong nước đến Đà Lạt từ 1-3 lần và 29% đến thăm Đà Lạt ít nhất bốn lần

Bảng 2.1: Khách nội địa tham quan tỉnh Lâm Đồng

2008 2009 2010

(Nguồn: Công ty du lịch Lâm Đồng, 2011)

Trong năm 2010, đã có tổng cộng 162.893 khách du lịch quốc tế đến tỉnh Lâm Đồng đã tăng 21,47 phần trăm so với năm 2009 Các thị trường cung cấp nguồn khách

chính cho năm 2008-2010 theo thứ tự là châu Âu / Anh, Châu Á, và Mỹ / Canada

Theo kết quả điều tra ban đầu, chỉ khoảng 30% số khách quốc tế quốc tịch Âu –

Mỹ đến Lâm Đồng tham gia một số hoạt động du lịch sinh thái, hơn 70% lượng khách còn lại chỉ nghỉ dưỡng và tham quan thuần túy thành phố Đà Lạt và khu vực lân cận bằng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ (Công ty du lịch Lâm Đồng, 2011)

2.2.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Về cơ sở lưu trú, Lâm Đồng hiện có 731 cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch với 11.416 phòng trong đó có 181 khách sạn từ 1-5 sao, 24 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, 32 (điểm) kinh doanh du lịch và 60 điểm tham quan miễn phí đang hoạt động

Trang 22

Hệ thống lữ hành vận chuyển trên địa bàn thành phố Đà Lạt cũng đang được đầu

tư mạnh mẽ Đến nay trên địa bàn thành phố có 12 đơn vị kinh doanh lữ hành vận chuyển, trong đó có 3 doang nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 09 công ty lữ hành nội địa Phương tiện vận chuyển khách du lịch nội thành và liên tỉnh trên địa bàn thành phố có khoảng 200 xe Taxi và hơn 500 xe vận chuyển khách du lịch đường dài hoặc tour du lịch liên tỉnh hoạt động hàng ngày qua các tuyến du lịch Đà Lạt – TP HCM, Đà Lạt – Nha Trang và ngược lại Như vậy, có thể thấy được khả năng vận chuyển du khách trên địa bàn thành phố rất lớn

vụ Trong đó, tour du lịch kết hợp biển-rừng-mua sắm với chủ đề “Chợ Sài Gòn – Hoa

Đà Lạt – Biển Mũi Né” nối kết 3 trung tâm du lịch Bình Thuận-Đà Lạt-Thành phố Hồ Chí Minh được xem là tour du lịch nội địa hấp dẫn và khai thác hiệu quả nhất hiện nay

- Dự án hợp tác du lịch giữa Lâm Đồng và Khánh Hòa: Các giải pháp được đưa

ra chủ yếu là nối tour "lên rừng- xuống biển”, kết nối các điểm đến giữa hai thành phố bao gồm hỗ trợ trong việc đưa đón khách của các hãng lữ hành, vấn đề kết nối giảm giá tour, thống nhất bình ổn giá để thu hút du khách, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Trong đó VQG Bidoup – Núi Bà là một điểm du lịch mới nên các công ty

sẽ có thể sử dụng như điểm nhấn mới lạ trong chương trình tour của mình

- Đối với các hoạt động liên kết trong địa bàn tỉnh: Các doanh nghiệp tham gia các chương trình khuyến mãi, hợp tác tham gia liên kết trong những sự kiện du lịch lớn được tổ chức hàng năm

2.2.3 Định hướng phát triển

Phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả tài nguyên khí hậu, phát triển du lịch thành ngành kinh tế động lực để đến năm 2020 ngành du lịch chiếm tỷ trọng trên 10% trong

cơ cấu GDP

Trang 23

Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự

án du lịch chất lượng cao theo quy hoạch như khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Đan Kia -

Đà Lạt, hồ Đại Ninh, Cam Ly - Măng Lin, Langbian, Đam M’Bri, vườn quốc gia Cát Tiên, Bi Đoup - Núi Bà,…

Phát triển hệ thống lưu trú, nhất là các khách sạn cao cấp

Chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch

Hợp tác xây dựng các tuyến du lịch trong nước và quốc tế Gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Phấn đấu đến năm 2015 thu hút khoảng 4,5 - 5,0 triệu lượt khách và đạt 6,0 - 6,5 triệu lượt khách vào năm 2020

2.3 Tổng quan về VQG Bidoup – Núi Bà

2.3.1 Điều kiện tự nhiên

- Phía Bắc giáp Đăk Lăk

- Phía Đông giáp Ninh Thuận, Khánh Hòa

- Phía Tây giáp xã Đưng Knớ (huyện Lạc Dương) và huyện Đam Rông

- Phía Nam giáp với các xã Lát, xã Đạ Sa, xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương) VQG Bidoup Núi Bà cách thành phố Đà Lạt về phía Bắc 20 km theo đường liên tỉnh 723

Trang 24

Hình 2.4: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup – Núi Bà Diện tích

Tổng diện tích tự nhiên 70.038,745 ha bao gồm:

 Phần diện tích đất lâm nghiệp: 69.322,065 ha

- Đất có rừng là 65.994,065 ha

- Đất chưa có rừng là 3.328 ha

 Phần diện tích khác: 716,68 ha

Diện tích các phân khu chức năng:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 33.582 ha

- Phân khu phục hồi sinh thái: 22.854 ha

- Phân khu hành chính – dịch vụ: 8.707,47 ha

- VQG Bidoup Núi Bà còn được giao quản lý thêm 3.991275 ha do

ban quản lý Đankia- Đà Lạt chuyển sang từ ngày 1/4/2011

Diện tích vùng đệm: 39.387 ha

2.3.1.2 Địa hình

Trải rộng toàn bộ trên địa hình vùng núi trung bình và núi cao của cao nguyên Đà Lạt, thuộc phần cuối dãy Trường Sơn Nam trên khu vực độ cao biến động từ 700m tới

Trang 25

chia cắt phức tạp với nhiều đỉnh núi cao như Hòn Giao (2.060 m), Lang Biang (2.167 m), Chư Yên Du (2.051m), Cổng Trời (1.882 m), Đặc biệt, trong đó có đỉnh Bidoup (2.287 m) là điểm cao nhất của VQG, đồng thời cũng là một trong mười đỉnh núi cao nhất Việt Nam Địa hình thấp dần theo hướng Nam- Bắc và gồm nhiều đỉnh núi cao thấp, nhấp nhô, bề mặt bị chia cắt mạnh Khu vực thấp nhất là thung lũng Đăk Loe nằm về phía Tây Bắc VQG, và điểm có độ cao thấp nhấp là 650 m tại ngã ba Đăk Loe với sông Krông Nô

2.3.1.3 Khí hậu

Tuy nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, nhưng do yếu tố vị trí địa lý và địa hình chi phối nên khu vực VQG Bidoup Núi Bà có chế độ khí hậu mang tính chất á nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau Các yếu tố thời tiết đặc trưng được tóm tắt trong bảng 2.2

Bảng 2.2: Đặc điểm các yếu tố khí hậu tại khu vực VQG Bidoup – Núi Bà

Yếu tố khí

hậu

Đặc điểm

Nhiệt độ Nền nhiệt độ thấp, dao động từ 16,5 - 20,50C, quanh năm mát, ẩm

Đây là khu vực có nền nhiệt rất thích hợp cho nghỉ mát, nghỉ dưỡng

Số giờ nắng Số giờ nắng trong năm đạt 2.320 giờ, tập trung vào tháng 1, 2, 3

Thuận lợi cho việc quan sát vẻ đẹp của phong cảnh tự nhiên trong khu vực nghiên cứu

Lượng mưa Lượng mưa trung bình hàng năm của VQG là 1.755 mm, tập trung

vào tháng 6, 7, 8, 9, 10

Số ngày mưa trung bình hàng năm là 170 ngày

Mùa mưa có số ngày mưa liên tục, mưa lớn chiếm tần suất khá cao là nhân tố tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch, tham quan, du lịch sinh thái

Độ ẩm Dao động từ 75% đến 85% và tương đối ổn định

Số ngày có sương mù trong năm khoảng 80 ngày tập trung chủ yếu vào các tháng 2, 3, 4, 5

Số ngày có sương mù thường nhiều hơn Đà Lạt và mây mù bao phủ thường xuyên hơn

Trang 26

2.3.1.4 Thủy văn

VQG Bidoup – Núi Bà là thượng nguồn của một số hệ thống sông lớn gồm:

Sông Đa Nhim: bắt nguồn từ phía Bắc núi Gia Rích Nhìn chung hệ thống suối nhánh của sông Đa Nhim khá dày, có độ dốc tương đối lớn, thường chỉ xuất hiện dòng chảy vào mùa mưa Vào những tháng mùa khô chỉ những suối có lưu vực lớn xuất hiện dòng chảy còn phần lớn các suối khác là suối cạn Mùa mưa tổng lượng dòng chảy lên đên 80% lượng dòng chảy cả năm Mùa khô dòng chảy rất nhỏ nên ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp Dòng chảy năm tại đoạn chảy qua vùng

dự án được xác định vào khoảng 1,31 m3/h

Sông Đa Dung (Đạ Đờn): Bắt nguồn gần đỉnh núi Chư Yan Kao (2.006 m) thuộc

xã Đạ Long huyện Lạc Dương Sau khi hợp lưu với suối Đa Liên về phía tả ngạn, sông

Đa Dung đổ vào hồ Đan Kia và hồ Suối Vàng Những nơi chuyển tiếp của các cao nguyên, độ dốc tăng lên và tạo ra nhiều thác ghềnh hùng vĩ

Mạng lưới sông ngòi trong vùng chảyqua các vùng địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên nhiều thác ghềnh, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại hình tham quan thắng

cảnh và du lịch thể thao mạo hiểm

2.3.1.5 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Diễn biến thời tiết trong khu vực có những đặc trưng riêng biệt Thời tiết thay đổi rất nhanh: sáng sớm trời lạnh, nhiệt độ thấp, sương mù bao phủ khắp thung lũng, mặt

hồ Vào buổi trưa, giống thời tiết mùa hè, đến chiều mặt trời lặn sớm, gió se lạnh, tạo cảm giác như trời vào thu, sương mù giăng khắp nơi Về đêm nhiệt độ thấp, nhất là vào nửa đêm- trời lạnh ngắt tạo cảm giác như mùa đông

Mỗi năm sương mù xuất hiện khoảng 90-100 ngày, tập trung vào tháng 2 đến tháng 5 Tuy hiên sương mù lại là nguyên nhân gây giảm tầm nhìn, khó khăn cho tham quan và nghiên cứu sinh thái

Số ngày xuất hiện dông vào khoảng 60 ngày/năm Thời kì xuất hiện dông kéo dài

từ tháng 3 đến tháng 11 Các tháng 4, 5 và 9 là các tháng xuất hiện dông nhiều nhất, kèm theo mưa rào, sấm sét, gây khó khăn cho du lịch và tham quan, làm giảm chất lượng chuyến đi, thậm chí bị hủy tour, do đó chất lượng du lịch sẽ bị ảnh hưởng

Trang 27

Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, điều kiện khí hậu của vùng thích hợp nhất cho

việc khai thác, triển khai các hoạt động du lịch, nhất là du lịch tham quan Tuy nhiên,

các tháng 6 - 10, việc mưa lớn, kéo dài, cường độ mưa tập trung đã hạn chế rất lớn đến

việc đi lại, tham quan của du khách Đây cũng là thời điểm lượng khách đến Đà Lạt và

VQG Bidoup Núi Bà lớn nhất trong năm, là thời điểm các hoạt động tham quan nhộn

nhịp Do đó cần có những nghiên cứu cụ thể để hạn chế tác động của thời tiết đến hoạt

động du lịch của Vườn

2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.3.2.1 Dân số, dân tộc

VQG Bidoup Núi Bà nằm trên địa bàn 5 xã và 1 thị trấn của huyện Lạc Dương

Dân số và mật độ dân cư như sau:

Bảng 2.3: Dân số của khu dân cư VQG Bidoup- Núi Bà

(Nguồn: VQG Bidoup-Núi Bà, Lâm Đồng ngày 14 tháng 7 năm 2011)

Theo số liệu thống kê từ Ban quản lý VQG Bidoup-Núi Bà, hầu hết dân cư đều

nằm ngoài vùng lõi của VQG (93,06%) Tuy nhiên vẫn còn một số ít đang sinh sống

trong vùng lõi (6,94%) Số hộ này tập trung chủ yếu ở hai thôn là thôn Klong Klanh

(147 hộ với 677 nhân khẩu) và thôn Đưngksi (46 hộ với 265 nhân khẩu)của xã Đạ

Trang 28

Chais Ngoài ra xã Đa Sar và Đa Nhim (khu vực Đưng Ja Giêng) vẫn còn 27 hộ gia đình tuy không định cư cố định nhưng vẫn còn có các hoạt động canh tác nông nghiệp

với diện tích khoảng 20 ha

Dân tộc

Trên địa bàn huyện Lạc Dương gồm 5 xã và 1 thị trấn thì dân tộc K’ho (gồm bộ tộc người Chill chủ yếu sống ở các xã: Đạ Chais, Đa Nhim, Đa Sar, Đưng Knớ và bộ tộc người Lạch chủ yếu ở xã Lát) là dân tộc bản địa lớn nhất trong khu vực với 2.625 hộ chiếm 72,9%, còn lại là 976 hộ dân tộc Kinh chiếm 27,1% Người Kinh sống ở xã chủ yếu là các hộ buôn bán, một số ít là giáo viên đã dạy lâu năm ở đây Riêng xã Đa Tông của huyện Đam Rông thì dân tộc thiểu số chiếm đa số với 93,41%, trong đó 49,27% người M’nông và 44,14% người K’ho

2.3.2.2 Sản xuất kinh doanh của người dân khu vực VQG

Nguồn thu hập chính của các hộ trong vùng chủ yếu là từ Nông nghiệp (chiếm khoảng 87% thu nhập), trong đó Cà phê và Ngô là hai nguồn thu nhập chính Song hầu hết các họ đều có diện tích đất nông nghiệp rất ít, kĩ thuật canh tác lạc hậu, nguồn giống không đảm bảo nên năng suất cây trồng rất thấp, cộng với chi phí sản xuất cao nên tiền lãi hàng năm thấp, thậm chí bị lỗ Một số hộ khá có chăn nuôi thêm trâu, bò, lợn… nhưng không làm chuồng trại (chủ yếu thả rông), nên gây mất vệ sinh và lãng phí nguồn phân bón

Về hệ thống canh tác, hầu như các hộ gia đình có hệ hống canh tác giống nhau Cây cà phê là cây phổ biến ở các hộ gia đình Hệ thống vườn hộ chủ yếu là cây Hồng trồng xen với cây cà phê Ngoài ra, họ còn trồng Ngô, Đậu ven bờ suối hay trên rẫy nhưng chỉ được một vụ một năm Mặc dù nhà nước đã có hỗ trợ về phân bón, lương thực và các biện pháp kĩ thuật nhưng chỉ một số hộ áp dụng và cải thiện được kinh tế Một bộ phận người dân khác thì do thiếu đầu tư, thiếu hiểu biết nên khi chương trình

hỗ trợ kết thúc thì năng suất cây trồng vẫn thấp

Trang 29

Ngoài nguồn thu từ hoạt động Nông nghiệp, nguồn thu nhập từ giao khoán, bảo vệ rừng cũng là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ Đối với các hộ được chi trả phí dịch vụ môi trường thì trong một quý có thể nhận tới 3 triệu đồng

2.3.2.3 Hiện trạng về kinh tế xã hội khu vực ưu tiên phát triển DLST (5 thôn mục tiêu)

Khu vực nằm trong dự án phát triển du lịch sinh thái của VQG Bidoup – Núi Bà bao gồm năm thôn mục tiêu thuộc hai xã Đa Nhim và xã Lát Xã Đa nhim có ba thôn

là Đạ Blah, Đạ Tro, Đạ Ra Hoa và xã Lát có hai thôn là Bon Đưng 1, Bon Nơ B

Dân cư

Theo khảo sát, tổng số hộ hiện nay ở các thôn mục tiêu là 667 hộ, 3.271 nhân khẩu, tập trung cao nhất ở thôn Bon Đưng 1 với gần 900 nhân khẩu với 203 hộ và thấp nhất ở thôn Đạ Blah với 88 hộ, 447 nhân khẩu (phụ lục 3) Nhìn chung ở hai thôn Bon

Nơ B và Bon Đưng 1 có số dân cao hơn đáng kể với các thôn ở Đa Nhim

Về cơ cấu dân số thì chủ yếu dân cư ở đây là người dân tộc K’Ho Trong đó bộ phận người Chill tập trung ở ba thôn Đạ Blah, Đạ Tro, Đạ Ra Hoa thuộc xã Đa Nhim,

bộ phận người Lạch tập trung tại 2 thôn còn lại thuộc xã Lát Ở thôn Bon Đưng 1 đến năm 1975 chỉ có khoảng 4 đến 5 hộ người Kinh từ Đà Lạt vào buôn bán hàng rong rồi định cư luôn Hiện nay ở đây chỉ có 19 hộ Kinh Ở thôn Đạ Blah cho đến năm 2003 mới có hộ người Kinh vào sinh sống Đến nay thôn này chỉ có 8 hộ người Kinh sinh sống Tỷ lệ người Kinh cao nhất ở thôn Bon Nơ B với 12% và thấp nhất ở thôn Đạ Ra Hoa có 4% (phụ lục 3)

Nguồn thu nhập

Các nguồn thu hập chính của người dân tập trung vào trồng trọt (cà phê, hồng và rau xanh) và chăn nuôi, nhất là các đại gia súc (trâu, bò, ngựa) Ở ba thôn thuộc xã Đa Nhim thì thu nhập từ rừng chiếm từ 10-30% trong khi đó tại hai thôn người Lạch là Bon Nơ B và Bon Đưng 1 tỷ lệ này chỉ chiếm 2,2-3% Nguồn thu nhập từ rừng này chủ yếu là tiền công bảo vệ và giao khoán rừng Tuy nhiên không phải tất cả các hộ đều được nhận giao khoán và bảo vệ rừng Nguồn thu nhập từ giao khoán bảo vệ rừng vào khoảng 2-3 triệu đồng/năm

Trang 30

Trong các nguồn thu nhập phi nông nghiệp, thu nhập từ làm thuê chiếm một tỷ lệ đánh kể nhưng biến động lớn ở các thôn (0,8-21%) Tiền công làm thuê dao động từ 60-100 ngàn đồng/ ngày, lớn hơn so với các nghề truyền thống của địa phương trước đây

Về hoạt động lâm nghiệp ở các thôn mục tiêu bao gồm: Khai thác gỗ phục vụ sinh hoạt và khai thác các lâm sản ngoài gỗ Các hoạt động khai thác gỗ để làm nhà hiện nay đã bị cấm tại khu vực VQG Bidoup – Núi Bà Còn các hoạt động thu hái các sản vật từ rừng như hái nấm, khai thác Lan rừng, săn bắt thú, hái thuốc… là không đáng kể tại các thôn mục tiêu Nguyên nhân là các lâm sản ngoài gỗ đã giảm mạnh về số lượng

và các hoạt động như săn bắt thú rừng, khai thác Lan rừng đã bị cấm tại VQG

Ngoài ra , các sinh kế “không thân thiện với môi trường” như đào đãi quặng thiếc hay đốt than Dù bị cấm đoán nhưng lại là nguồn cứu đói cho các hộ nghèo thời kì giáp hạt (tháng 4 - 7 hàng năm) Các nguồn thu từ dịch vụ như: Cồng chiêng, làm rượu cần,

du lịch…chỉ được ghi nhận ở thôn Bon Đưng 1 và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (1%) Việc đào đãi thiếc đem lại 160.000 đồng/kg Nhìn chung, các nguồn thu nhập từ lao động mùa vụ không có tính ổn định

2.3.3 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của khu vực đang được quan tâm đầu tư Đây là một trong những thuận lợi cho việc phát triển của VQG Bidoup- Núi Bà theo hướng thu hút đầu tư phát triển DLST Hiện nay, đang có tuyến đường mới được xây dựng vào VQG Bidoup – Núi Bà như tuyến đường 723 nối liến hai trung tâm du lịch Nha Trang và Đà Lạt; tuyến đường 722 ( Đường Đông Trường Sơn) nối liền các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung Đường liên thôn mặc dù đã được đầu tư theo chương trình

135 nhưng vẫn trong tình trạng xuống cấp, trong mùa mưa việc đi lại còn hạn chế Các xã xung quanh khu vực VQG Bdoup Núi Bà đã có điện lưới quốc gia (khoảng hơn 90% hộ gia đình nằm trong khu vực có điện) và trong tương lai gần hệ thống nước sạch cũng sẽ được đưa về các vùng sát VQG theo chương trình nước sạch nông thôn của Chính phủ

Trang 31

2.3.4 Hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên

VQG đã mở các lớp tập huấn cho người dân trong vùng lõi và vùng đệm, cán bộ

và các đơn vị có liên quan về công tác bảo vệ, phòng chống lấn chiếm, khai thác rừng trái phép

Về giao khoán quản lý bảo vệ rừng: Tổng diện tích giao khoán QLBVR hàng năm của Vườn là : 32.418,24 ha cho trên 1.000 hộ và 5 đơn vị tập thể:

Tình hình vi phạm luật bảo vệ rừng và môi trường đã phát hiện và xử lý:

- Lấn chiếm mới đất rừng: 143 vụ với 45,3 ha; phạt 38.262.000 đồng

- Tái lấn chiếm đất rừng 40 vụ diện tích 8,1 ha phá bỏ 16 nhà, chòi làm trái phép trên đất lâm nghiệp

- Khai thác gỗ 40 vụ tịch thu trên 66,7 m3, tạm giữ nhiều máy cày, xe gắn máy phạt 19.395.000 đồng

- Khai thác lâm sản phụ 13 vụ tiêu hủy 300 kg dớn, phạt 2.610.000 đồng;

- Trồng mới, chăm sóc, nuôi dưỡng trên 700 ha rừng

- Hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước trong công tác nghiên cứu, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn

- Tổ chức các chương trình tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên

Trang 32

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Khảo sát, đánh giá tài nguyên DLST, điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển du lịch

Thu thập số liệu về hiện trạng cảnh quan, hệ sinh thái của VQG

Khảo sát, đánh giá về dân cư, dân tộc, đặc điểm xã hội của huyện Lạc Dương Khảo sát, đánh giá hiện trạng và thu thập số liệu về môi trường của VQG và của huyện Lạc Dương (chủ yếu kế thừa số liệu ở phòng Tài nguyên và môi trường huyện) Tìm hiểu về văn hóa, phong tục, lễ hội, và sinh kế của người dân địa phương Xác định những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho việc phát triển DLST của VQG, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững trong tương lai

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu

Thu thập dữ liệu từ sách báo, internet, từ nguồn dữ liệu của Vườn quốc gia sau đó tổng hợp và đúc kết lại thành nguồn dữ liệu cho nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp điều tra thực địa

Quan sát, chụp hình và ghi chép về hiện trạng tài nguyên DLST, phát triển DLST, môi trường và dân cư tại khu vực Vườn

Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn du khách, người dân, và cán bộ của Trung tâm DLST và GDMT

Tổng số phiếu điều tra du khách là 106 phiếu thu được 100 phiếu hợp lệ bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên (chiếm tỷ lệ 29,8 % tổng số khách DL)

Trang 33

Tổng số phiếu điều tra cộng đồng là 175 phiếu, thu được 150 phiếu hợp lệ, chiếm

tỷ lệ 4,59% tổng số cộng đồng tại 5 thôn khu vực dự án DLST

Tổng số phiếu điều tra nhân viên là 11, chiếm tỉ lệ 100% tổng số nhân viên của Trung tâm DLST và Giáo dục môi trường

3.2.3 Phương pháp bản đồ

Sử dụng bản đồ tổng thể, bản đồ các tuyến du lịch tại VQG để xác định các thông tin về điều kiện địa hình, sông ngòi, vị trí của các tuyến du lịch kết hợp với các số liệu thu thập được để đưa ra nhận định, đánh giá tổng quát về hiện trạng và hướng phát triển du lịch tại Vườn

3.2.4 Phương pháp phân tích SWOT

Đây là phương pháp phổ biến trong nghiên cứu nhằm phân tích những ưu, khuyết điểm bên trong nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội Những thời cơ và thách thức bên ngoài đối tượng nghiên cứu để đưa ra các quyết định, các chiến lược, giải pháp, định hướng phù hợp Trong luận văn, SWOT được sử dụng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu các cơ hội và thách thức tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà và đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển DLST bền vững

Trang 34

- Những cơ hội (O): là những yếu tố bên ngoài, cơ hội tốt của các bên liên quan mang đến, khả năng nắm bắt những cơ hội để cải thiện những điểm yếu kém

- Những thách thức (T): là những yếu tố bên ngoài, những trở ngại gây cản trở cho sự phát triển của khu du lịch

Vạch ra các chiến lược hay giải pháp: đề xuất ra các giải pháp, chiến lược nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững

ngoài

Cơ hội (Opportunities)

Thách thức (Threats)

(Nguồn: Ngô An, 2009)

Trang 35

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng tài nguyên DLST

4.1.1 Tài nguyên thực vật và cảnh quan

4.1.1.1 Tài nguyên thực vật

VQG Bidoup – Núi Bà có độ che phủ của rừng rất cao 90% và là một trong những khu vực rừng đặc dụng có độ che phủ của rừng cao nhất trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam Toàn bộ hệ thống rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao lá rộng và

lá kim và một phần rừng thông tự nhiên (chiếm khoảng 60% diện tích VQG) là các kiểu rừng ít bị tác động, còn giữ được tính nguyên sinh (phụ lục 4)

4.1.1.1.1 Đặc điểm các thảm thực vật

Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Đây là kiểu rừng phổ biến của vùng núi Nam Trường Sơn Trong VQG Bidoup Núi Bà, kiểu rừng này có diện tích 20.986,16 ha, chiếm 32,39 % tổng diện tích VQG Kiểu rừng này có hai kiểu phụ tương đối điển hình:

Kiểu rừng phụ rêu: Từ độ cao 1.900 m trở lên, đỉnh Bidoup, Chư Yên Du và Đông núi Gia Rích hình thành một kiểu rừng phụ đặc biệt “kiểu phụ rừng rêu”,với lượng mưa cao và thường xuyên bị mây mù che phủ, độ ẩm lớn tạo môi trường thuận lợi cho rêu và địa y, cùng các loại phụ sinh phát triển

Kiểu phụ rừng lùn: Kiểu rừng lùn chiếm một diện tích hẹp ở trên đỉnh các núi có

độ cao từ 2.100 m trở lên, độ dốc lớn, đất bị bào mòn, có đá lộ đầu và gió mạnh Các loài cây tham gia vào tầng tán chính có chiều cao thấp, có nhiều cành nhánh, có rêu bao phủ thân cây và nhiều loài Phong lan đẹp Các loài cây thường gặp là họ Dẻ, họ

Chè, họ Re… và ở đây cũng hay gặp loài Đỗ quyên (Rhododendron exelsum) có hoa

rất đẹp

Trang 36

Hình 4.1: Sinh cảnh kiểu rừng phụ rêu và kiểu phụ rừng lùn (Ảnh: K’Vâng) Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới

Kiểu rừng này có diện tích 14.444,58 ha chiếm 22,29% tổng diện tích VQG Bidoup – Núi Bà, xuất hiện ở độ cao trên 1000 m Đặc biệt trong kiểu rừng này có các loài cây hạt trần mọc hỗn giao với cây lá rộng, trong đó có các loài Thông hai lá dẹt

(Pinus krempfii) và Thông năm lá Đà Lạt (Pinus dalattensis) Đây là kiểu rừng độc

đáo nhất của Việt Nam chỉ xuất hiện ở VQG Bidoup- Núi Bà và các VQG liền kề như: Chư Yang Sin (Đăk Lak) và Phước Bình (Ninh Thuận)

Hình 4.2: Sinh cảnh rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới

Rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới

Rừng thông ở VQG Bidoup Núi Bà chủ yếu là thông ba lá (Pinus kesiya), chúng

chiếm ưu thế tuyệt đối, hình thành nên những cánh rừng độc đáo nhất và rộng lớn nhất trong cả nước (diện tích 19.919,67 ha, chiếm 30,74% diện tích)

Trang 37

Đặc điểm của kiểu rừng này chủ yếu là Thông ba lá đơn tầng, thưa, xen lẫn với một số loài cây họ Chè, họ Dẻ mọc ở dưới tầng tán chính

Hình 4.3: Sinh cảnh rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng và rừng tre nứa thuần loài

Kiểu rừng này chỉ chiếm diện tích rất nhỏ 1.760,31 ha, chiếm 2,72% Chúng phân

bố ở đỉnh núi ở gần trạm Giang Ly và dọc theo nhánh sông Krong Nô và sông Đăk Đom, trên đá có nguồn gốc Granit hoặc phù sa mới Hai kiểu rừng này có thành phần

tre nứa chủ yếu là Lồ ô (Bambusa procera)

Hình 4.4: Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng

Trang 38

Rừng trồng

Rừng trồng trong VQG có diện tích 1.562,45 ha, được trồng từ chương trình phục

hồi sinh thái với loài cây chính là Thông ba lá (Pinus kesiya)

Nhận xét

Các thảm thực vật phong phú và đa dạng là một trong những thế mạnh và thuận lợi

để khai thác các tuyến tham quan DLST Những kiểu thảm thực vật khác nhau sẽ mang những đặc trưng, cấu trúc riêng để hấp dẫn du khách tìm hiểu, khám phá Đồng thời các tuyến tham quan đi qua nhiều sinh cảnh rừng sẽ tạo ra cảm giác mới lạ, hứng thú cho du khách khi được tìm hiểu, so sánh nhiều kiểu rừng khác nhau Đó sẽ là những tuyến tham quan mang lại ấn tượng và trải nghiệm phong phú cho du khách

4.1.1.1.2 Các loài thực vật

Khu hệ thực vật tại VQG Bidoup – Núi Bà bao gồm 1.923 loài, thuộc 826 chi và

179 họ thuộc 4 ngành với 91 loài đặc hữu, 62 loài hiếm và/hoặc có giá trị

Nhìn chung, mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng có thể đánh giá rằng khu

hệ thực vật tại VQG Bidoup – Núi Bà là rất phong phú và đa dạng, có giá trị bảo tồn cao Trong số các loài thực vật cần đặc biệt quan tâm bảo tồn tại VQG Bidoup – Núi

Bà thì cần phải kể tới các loài hạt trần và các loài Lan

Các loài hạt trần

VQG Bidoup – Núi Bà được xem là khu vực quan trọng bậc nhất về nhóm thực vật hạt trần ở nước ta Cây hạt trần là những thực vật có nguồn gốc cổ xưa (khoảng trên 300 triệu năm) và được quan tâm đăc biệt trong bảo tồn đa dạng sinh học

VQG Bidoup – Núi Bà có 14 loài cây hạt trần với 10 loài bị đe dọa (phụ lục 5) và

là sinh cảnh của các loài hạt trần đặc hữu địa phương như Pinus dalatensis và Pinus kremfii Các loài Taxus wallichiana, Cepphalotaxus manii, Calocedrus macrolipis chỉ mọc rải rác trong rừng hỗn giao cây lá rộng và lá kim Loài Calocedrus macrolepis

hiện nay chỉ tìm thấy ở sát ranh giới với VQG Phước Bình

Trang 39

Hình 4.5: Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) (Ảnh: Lê Văn Hương)

Tiềm năng về thảm thực vật là vô cùng lớn Có thể coi khu vực VQG Bidoup Núi

Bà là một bảo tàng thực vật về hạt trần, Phong lan và Đỗ quyên Đây sẽ trở thành điểm thu hút đặc biệt với du khách và lợi thế cạnh tranh cần phải phát huy so với các VQG, Khu bảo tồn khác Tuy vậy, cần phải có những định hướng cụ thể để bảo tồn các nguồn gen quý này và quy hoạch thành từng khu vực để tiện đón tiếp du khách, cũng như nghiên cứu

Trang 40

4.1.1.2 Cảnh quan tự nhiên

Đỉnh Bidoup

Đây là ngọn núi cao nhất tại VQG với độ cao 2287m Khu vực này có nhiều sinh cảnh rừng khác nhau như rừng cây lá kim, rừng hỗn giao, rừng lùn… với nhiều loài động thực vật quý hiếm Đặc biệt là tầm nhìn đẹp với không gian xung quanh là những cánh rừng xanh bạt ngàn ẩn hiện trong màn sương

Hình 4.7: Quang cảnh đỉnh Bidoup (Ảnh VQG Bidoup – Núi Bà)

Núi Langbiang (Núi Bà)

Hình 4.8: Quang cảnh đỉnh Langbiang (núi Bà) (Ảnh: Vietnamdiscovery)

Núi Langbiang hay còn gọi là núi Bà, núi Mẹ với độ cao 2.167 m là ngọn núi cao thứ 2 sau đỉnh Bidoup Trên đỉnh núi không khí trong lành và cảm giác lành lạnh, có nhiều sương mù bao phủ Từ đỉnh núi có thể nhìn toàn cảnh thành phố Đà Lạt, các buôn làng của người đồng bào dân tộc K’Ho bên dòng suối hay các thung lũng và bãi biển Ninh Chữ mơ màng và huyền ảo

Ngày đăng: 30/05/2018, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2). Hoàng Hữu Cải và Phan Triều Giang, 2010. Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). Hợp phần Dự án “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng cho Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà” Trường Đại học Nông Lâm TtrangHCM, Khoa Lâm nghiệp xã hội và Nông lâm kết hợp, Tháng 10/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). Hợp phần " Dự án “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng cho Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà
3). Susan Kennedy, MTA, 2011. Báo cáo kế hoạch và thực hiện hợp phần du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, Dự án tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng của VQG Bidoup – Núi Bà, 31/5/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kế hoạch và thực hiện hợp phần du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
4) Phạm Trung Lương, 2002. Du lịch sinh thái: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
5). Trần Văn Thông, 2007, “Tổng quan du lịch”; tập bài giảng, Đại học dân lập Văn Lang TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch
6). Võ Thị Bích Thùy, 2006. Hiện trạng Tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp về quản lý để phát triển du lịch sinh thái ở VQG Côn Đảo. KLTN kĩ sư môi trường, trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng Tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp về quản lý để phát triển du lịch sinh thái ở VQG Côn Đảo
7). Lê Hồng Trường, Lê Khắc Quyết, 2010. Điều tra loài và sinh vật ngoại cảnh có tầm quan trọng quốc tế, Trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển – Viện sinh học nhiệt đới, 3/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra loài và sinh vật ngoại cảnh có tầm quan trọng quốc tế
10). Viện môi trường và Phát triển bền vững (VESDI), 2011. Báo cáo đánh giá tác động Môi trường, hợp phần Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, Dự án tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng của VQG Bidoup – Núi Bà, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động Môi trường
1). Hình ảnh về VQG Bidoup – Núi Bà http://bidoupnuiba.gov.vn/index.php/vi/gallery-hinhanh-menu/hinh-anh.html 2). Giới thiệu về đa dạng sinh học VQG Bidoup Núi Bàhttp://bidoupnuiba.gov.vn/index.php/vi/baotonthiennhien-left/81-goithieudadangsinhhoc.html Link
2). Bản đồ du lịch VQG Bidoup – Núi Bà http://bidoupnuiba.gov.vn/index.php/vi/dulich-menu/bandodulich.html 3). Các tuyến du lịch tại VQG Bidoup – Núi Bà và Bảng giáhttp://bidoupnuiba.gov.vn/index.php/vi/dulich-menu/cactourdulich.html Link
6). Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Lâm Đồng đến năm 2020http://baolamdong.vn/bandoc/201112/Quyet-dinh-phe-duyet-quy-hoach-tong-the-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tinh-Lam-dong-den-nam-2020-2143478/ Link
9). Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt Đới, 2011. Báo cáo tổng kết gói thầu Lập quy hoạch phát triển du lịch sinh thái VQG Bidoup Núi Bà, 12/2011 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w