1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỂN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

99 846 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỂN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, HUYỆN XU

Trang 1

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỂN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC,

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ THANH PHƯƠNG Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 07/2011

Trang 2

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH

THÁI BỂN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC,

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS NGUYỄN ANH TUẤN LÊ THỊ THANH PHƯƠNG

Tháng 07/2011

Trang 3

TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU,

HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Tác giả

LÊ THỊ THANH PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Tháng 07 năm 2011

Trang 4

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN





PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Lê Thị Thanh Phương MSSV: 07157145

Lớp: DH07DL Khoa: Môi Trường và Tài Nguyên

Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái Khóa học: 2007-2011

1 Tên đề tài:

“ Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đề xuất giải pháp phát triển du lịch

sinh thái bền vững tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu, huyện

Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”

2 Nội dung khóa luận tốt nghiệp:

- Khảo sát hiện trạng TNTN KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Khảo sáthiện trạng hoạt động DLST của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Điều tra xã hội học 3 đối tượng: nhân viên, khách du lịch, cộng đồng địa phương

xung quanh Khu Bảo Tồn để nắm bắt những thông tin cụ thể, thực tế

- Phân tích ma trận SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với khả

năng phát triển DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

3 Thời gian thực hiện:

- Bắt đầu: tháng 02/2011

- Kết thúc: tháng 06/2011

4 Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Anh Tuấn

Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông quan Khoa và Bộ môn

Ngày … tháng … năm 2011 Ngày … tháng … năm 2011

Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Anh Tuấn, người thầy đã tận tâm dìu dắt, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi Trường và Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi, giúp tôi có được nền tảng cơ bản cho khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn các chú, anh, chị công tác tại phòng Giáo dục Truyền thông Môi trường và DLST, Ban Quản Lý KBTTN Bình Châu – Phước Bửu, Phòng Tài nguyên Môi Trường huyện Xuyên Mộc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa cũng như cung cấp các số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài

Cuối cùng, xin cảm ơn bạn bè và đặc biệt là gia đình đã dành cho tôi những tình cảm chân thành, động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luận này

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thanh Phương

Trang 6

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu” được thực hiện tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên (KBTTN) Bình Châu – Phước

Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011 với các nội dung chính như sau:

- Khảo sát hiện trạng TNTN KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Khảo sáthiện trạng hoạt động DLST của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Điều tra xã hội học gồm 3 đối tượng: nhân viên Khu Bảo Tồn (KBT), khách du lịch, cộng đồng địa phương xung quanh KBT nhằm nắm bắt những thông tin cụ thể, thực tế nhất

- Phân tích ma trận SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với khả năng phát triển DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

Các kết quả đạt được:

- Nhận thấy được tiềm năng về cảnh quan, và những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và TNTN cũng như những khó khăn mà KBT đang phải đối mặt

- Nhận diện được hiện trạng phát triển DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Đề xuất được các giải pháp phát triển DLST theo hướng bền vững ở KBTTN Bình Châu – Phước Bửu dành cho 4 nhóm đối tượng: các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch đầu tư vào KBTTN Bình Châu – Phước Bửu, cộng đồng địa phương và khách du lịch

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH HÌNH ẢNH viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 3

2.1.1.2 Địa hình 3

2.1.1.3 Khí hậu 3

2.1.2 Các tài nguyên 4

2.1.2.1 Tài nguyên nước 4

2.1.2.2 Tài nguyên đất 4

2.1.2.3 Tài nguyên rừng 4

2.1.2.4 Tài nguyên biển 5

2.1.2.5 Tài nguyên khoáng sản 5

2.1.3 Hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc 5

2.1.3.1 Hiện trạng ngành du lịch 5

2.1.3.2 Hiện trạng về khai thác tài nguyên du lịch 6

2.2 KHÁI QUÁT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU 7

2.2.1 Lịch sử hình thành 7

2.2.2 Vị trí địa lý 8

2.2.3 Điều kiện tự nhiên 9

Trang 8

2.2.3.1 Địa hình, địa mạo 9

2.2.3.2 Khí hậu 10

2.2.4 Chức năng của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 10

2.2.5 Cơ cấu tổ chức KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 11

2.2.6 Điều kiện kinh tế xã hội 11

2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG 13

2.3.1 Khái niệm du lịch sinh thái 13

2.3.2 Các nguyên tắc cơ bản của DLST 14

2.3.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST 15

2.3.4 Du lịch sinh thái bền vững 16

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU 17

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 17

3.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa 17

3.1.3 Phương pháp sử dụng bản đồ 18

3.2 ĐIỀU TRA Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH, CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG, NHÂN VIÊN KBTTN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 18

3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG TẠI KBTTN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU 20

3.3.1 Phương pháp ma trận SWOT 20

3.3.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 20

Chương 4 KẾTQUẢ – THẢOLUẬN 21

4.1 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU 21

4.1.1 Tài nguyên thực vật 21

4.1.2 Tài nguyên động vật 21

4.1.3 Tài nguyên hồ, biển 22

Trang 9

4.2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DLST CỦA KBTTN BÌNH CHÂU – PHƯỚC

BỬU 24

4.2.1 Những căn cứ để tổ chức và hoạt động DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 24

4.2.2 Hiện trạng hoạt động DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 25

4.2.2.1 Các sản phẩm DLST tiêu biểu của Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu 25

4.2.2.2 Các điểm tổ chức DLST của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 27

4.2.2.3 Các tuyến du lịch 27

4.2.3 Điều tra xã hội học một số khía cạnh liên quan đến hoạt DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 30

4.2.3.1 Sự hiểu biết về DLST của các đối tượng: nhân viên KBT, cộng đồng địa phương, khách du lịch đến với KBT .30

4.2.3.2 Những phương tiện truyền thông giúp khách du lịch biết đến KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 32

4.2.3.3 Đối tượng khách du lịch đến với KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 33

4.2.3.4 Số lần, mục đích, khả năng quay trở lại của khách du lịch khi với KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 34

4.2.3.5 Yếu tố thu hút khách đến KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 36

4.2.3.6 Số lượng khách và doanh thu của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 37

4.2.3.7 Kết quả điều tra xã hội học dân cư ven KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 38

4.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG KBTTN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 41

4.3.1 Phân tích SWOT đối với khả năng phát triển DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 41

4.3.2 Vạch ra giải pháp phát triển DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 42

4.3.3 Đề xuất các giải pháp cụ thể phát triển DLST KBTTN Bình Châu – Phước Bửu theo hướng bền vững 43

4.3.3.1 Giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển DLST KBTTN Bình Châu – Phước Bửu theo hướng bền vững 43

Trang 10

4.3.3.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp du lịch đầu tư vào KBTTN Bình Châu – Phước

Bửu 47

4.3.3.3 Giải pháp đối với cộng đồng địa phương 48

4.3.3.4 Giải pháp đối với khách du lịch 48

Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 50

5.1 KẾT LUẬN 50

5.2 KIẾN NGHỊ 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC I: KẾT QUẢ PHÂN LOẠI THỰC VẬT RỪNG 1

PHỤ LỤC II: CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYÊN XUYÊN MỘC ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 3

PHỤ LỤC III: BẢN ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH 6

PHỤ LỤC IV: BẢNG CÂU HỎI VÀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN BẰNG BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO NHÂN VIÊN KBTTN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, KHÁCH DU LỊCH VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG 12

PHỤ LỤC V: DANH SÁCH CÁC LOÀI QUÝ HIẾM TẠI VQG/KBT 31

Trang 11

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

TNTN Tài nguyên thiên nhiên

UBND Ủy ban nhân dân

V/v Về việc

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 11 Hình 4.1 Cảnh quan bàu Nhám trước đây 24 Hình 4.2 Cảnh quan bàu Nhám hiện nay 24

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Nội dung hai đợt khảo sát thực địa tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 17 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp phân tích SWOT 20 Bảng 4.1 Tìm hiểu nhận thức về DLST của ba nhóm đối tượng nhân viên KBT, CĐĐP, khách du lịch 30 Bảng 4.2 Bảng số lần khách đến KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 34 Bảng 4.3 Số lượng khách và doanh thu của Vườn sưu tập cây gỗ rừng từ năm 2005 –

2010 38 Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả một số câu hỏi phỏng vấn cộng đồng địa phương .39 Bảng 4.5 Ma trận SWOT về khả năng phát triển DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 41

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Ý kiến của nhân viên KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 23 Biểu đồ 4.2 Kết quả khảo sát khách du lịch về cơ sở lưu trú trong KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 26 Biểu đồ 4.3 Thể hiện sự hiểu biết về DLST của 3 đối tượng nhân viên, CĐĐP, khách

du lịch 31 Biểu đồ 4.4 Phương tiện thông tin tác động đến đi du lịch của du khách đến KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 32 Biểu đồ 4.5 Đối tượng khách du lịch đến KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 33 Biểu đồ 4.6 Độ tuổi khách du lịch đến KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 33 Biểu đồ 4.7 Mục đích chọn KBTTN Bình Châu – Phước Bửu làm điểm đến của khách

du lịch 34 Biểu đồ 4.8 Tình trạng khách du lịch quay trở lại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 35 Biểu đồ 4.9 Yếu tố thu hút khách đến KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 36 Biểu đồ 4.10 Ghi nhận ý kiến của nhân viên KBT về sự phân bố cây bá bệnh tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 37

Trang 15

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh hiếm có trong cả nước vì sự phong phú của TNTN và tài nguyên nhân văn Một tỉnh có biển, sông, suối, rừng, ao hồ, hải đảo Với cảnh sắc tươi đẹp, địa hình đa dạng, với bờ biển dài nước trong xanh và khí hậu ôn hòa quanh năm, là nơi mát mẻ so với nhiều tỉnh và nhiều thành phố khác trong cả nước Trong đó, Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên (KBTTN) Bình Châu – Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, hoang sơ, môi trường trong lành, có

sự đa dạng sinh học (ĐDSH) cao là điểm hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước Hoạt động DLST ở đây đã có từ lâu nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn

có Trong các hoạt động du lịch tại khu bảo tồn (KBT) thì hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) đi tiên phong, tạo tiền đề cho du lịch, trước hết và chủ yếu là DLST Đây là điểm nổi bật và cần được phát huy và nghiên cứu kỹ

Được sự chấp thuận của Khoa Môi Trường & Tài Nguyên, tôi tiến hành thực

hiện đề tài: “Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đề xuất giải pháp phát

triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”

Trang 16

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Khảo sát và đánh giá được hiện trạng TNTN ở KBTTN Bình Châu – Phước Bửu Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhằm góp phần phát triển DLST theo hướng bền vững

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- TNTN ở KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Hoạt động DLST ở KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Cộng đồng địa phương xung quanh KBT, khách du lịch và nhân viên của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng TNTN KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động DLST của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Đề xuất giải pháp phát triển DLST bền vững tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Không gian: KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2011

Trang 17

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Xuyên Mộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có 13 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Phước Bửu và các xã: Phước Thuận, Phước Tân, Xuyên Mộc, Bông Trang, Bàu Lâm, Hoà Bình, Hòa Hưng, Hòa Hiệp, Hoà Hội, Bưng Riềng, Tân Lâm, Bình Châu Diện tích tự nhiên toàn huyện là 64.092,59 ha, dân số toàn huyện năm 2007 là 136.655 người

- Phía Bắc giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

- Phía Nam biển Đông

- Phía Đông giáp huyện Hàm Tân – tỉnh Bình Thuận

- Phía Tây giáp huyện Châu Đức và Đất Đỏ

2.1.1.2 Địa hình

Địa hình tổng quát của huyện Xuyên Mộc thấp dần từ Bắc xuống Nam, có dải

bờ biển dài khoảng 31 km, có nhiều bãi biển đẹp lại tiếp giáp cánh rừng hoang sơ của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

2.1.1.3 Khí hậu

Huyện Xuyên Mộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương, nhiệt độ trung bình khoảng 26,30C, sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng không lớn

- Mưa: lượng mưa trung bình năm thấp và tập trung từ 1.200 – 1.400 mm, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô

- Nắng: tổng số giờ nắng trong năm là 2500 giờ

- Gió: chịu ảnh hưởng của 3 loại gió là gió Đông Bắc, Bắc xuất hiện vào đầu mùa khô; gió chướng xuất hiện vào mùa khô và gió Tây, Tây Nam xuất hiện vào khoảng tháng 5 đến tháng 11

Trang 18

Nhìn chung, khí hậu Xuyên Mộc mang tính đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm dễ chịu, ấm áp, có ít thiên tai và thời tiết bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch của huyện

hồ sông Kinh và hồ suối Các,…

- Nguồn nước mặt của huyện Xuyên Mộc rất hạn chế, chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân Do vậy ngành trồng trọt phải tập trung phát triển cây lâu năm chịu hạn, ít dùng nước; bố trí mùa vụ hợp lý để tận dụng nguồn nước mưa

 Nguồn nước ngầm

- Huyện được xếp vào vùng nước ngầm nghèo, đặc biệt là vùng ven biển Đông

và giáp ranh huyện Hàm Tân – tỉnh Bình Thuận không có khả năng khai thác nước ngầm Trữ lượng nước ngầm đang suy giảm nhanh và bị nhiễm bẩn do khai thác không hợp lý Mực nước ngầm ngày càng sâu, ít và khó khai thác

- Như vậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm rất hạn chế, đối với nước ngầm chỉ nên khai thác sử dụng cho sinh hoạt

2.1.2.2 Tài nguyên đất

Huyện có tài nguyên đất khá phong phú, so với toàn tỉnh đất cát biển chiếm 63,52%, đất xám chiếm 38,72%, đặc biệt đất đỏ bazan chiếm 35,34% Do vậy, Xuyên Mộc được đánh giá là huyện có tiềm năng khai thác sử dụng đất phát triển nông nghiệp – lâm nghiệp

2.1.2.3 Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của Xuyên Mộc có chủng loại ĐTV phong phú nhất trong tỉnh Tại quyết định số 3573/QĐ – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành ngày 14/10/2008 V/v: phê duyệt kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; kèm

Trang 19

theo tờ trình số 44/TTr SNN – LN ngày 22/4/2008 thì diện tích rừng KBT còn lại 10.451 ha rừng tương ứng chuyển đổi mục đích là 908 ha

Theo số liệu cập nhật tại văn bản số 09/KBT_KHKT ký ngày 03/01/2011 V/v: Triển khai kế hoạch hành động về ĐDSH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015 Với diện tích rừng quản lý 10.537,3 ha trong đó đã cấp sổ đỏ là 10.399,76 ha đất rừng Nên

số liệu sẽ được lấy theo số liệu thực tế KBT đang quản lý

Nhìn chung, rừng ở Xuyên Mộc có giá trị về việc bảo tồn tài nguyên rừng quý hiếm, tạo cân bằng sinh thái môi trường, khai thác lâm sản, phát triển du lịch Vì vậy, phải sớm khôi phục và làm giàu vốn rừng, xây dựng mô hình nông – lâm kết hợp, trồng rừng kết hợp với kinh doanh du lịch để tăng độ che phủ và bảo vệ tốt môi trường

2.1.2.4 Tài nguyên biển

Có điều kiện thuận lợi trong đánh bắt hải sản và phát triển du lịch khai thác dầu khí và cảng biển

2.1.2.5 Tài nguyên khoáng sản

- Suối khoáng nóng Bình Châu: lưu lượng 950 m3/ngày

- Đá Granit tại khu vực Mây Tàu, Núi Lá có trữ lượng lớn, các mỏ cát thủy tinh dọc biển Bình Châu – Phước Bửu, sét gạch ngói, quặng sắt Là điều kiện tốt phục vụ cho nhu cầu xây dựng và phát triển sản xuất, du lịch

2.1.3 Hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc

2.1.3.1 Hiện trạng ngành du lịch

 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Phương tiện vận chuyển: hiện tại du khách đến huyện Xuyên Mộc chủ yếu bằng đường bộ Trong thời gian qua huyện đã nâng cấp hệ thống giao thông, đổi mới phương tiện vận chuyển Phương tiện vận chuyển hành khách bằng đường bộ hiện nay hầu hết bằng loại xe 47 – 52 ghế

- Cơ sở lưu trú bao gồm: nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch… phát triển còn khá chậm Năm 2007 có trên 13 cơ sở du lịch, nhà nghỉ kinh doanh phục vụ du khách với khoảng 375 phòng cùng với các khu vui chơi và nhà hàng đáp ứng lượng khách khá lớn (Nguồn: Phòng thương mại và du lịch huyện Xuyên Mộc, 2011)

Trang 20

Các nhà nghỉ vẫn còn thiếu các tiện nghi ăn uống, vui chơi, giải trí, thường phục vụ khách du lịch đi lẻ, khách du lịch ba lô và khách trong nước

Các tiện nghi ăn uống: số nhà hàng quán ăn trong huyện còn ít, quy mô nhỏ, thực đơn không phong phú Trong tương lai nhu cầu về các nhà hàng, quán ăn ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng phục vụ hoàn hảo

- Cơ sở vui chơi giải trí, văn hóa, thể dục thể thao: số cơ sở vui chơi giải trí, văn hóa, thể dục thể thao của huyện rất ít, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương và khách du lịch Các hoạt động văn hóa chủ yếu là đọc sách báo, xem phim, câu lạc bộ năng khiếu, biểu diễn văn nghệ,…

Khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu đã được Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) công nhận là một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn cầu (tháng 8/2003) Với các sản phẩm du lịch chính: tắm nước khoáng nóng, bùn khoáng, vật lý trị liệu cổ truyền, câu cá sấu, chơi các môn thể thao, cắm tại dưới tán rừng nguyên sinh…

- Mua sắm hàng hóa và lưu niệm: huyện có chợ Bà tô với quy mô nhỏ, các cửa hàng tư nhân với các mặt hàng lưu niệm chưa phong phú Chưa có một trung tâm mua sắm lớn, đầy đủ hàng hóa trong và ngoài nước, các mặt hàng lưu niệm đặc trưng của địa phương để phục vụ du khách

 Doanh thu từ du lịch

- Doanh thu từ du lịch bao gồm các khoản thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển

du lịch, lệ phí tham quan, vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, … Tổng doanh thu du lịch – thương mại của huyện năm 2007 là 202,01 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ du lịch là 58,2 tỷ đồng

- Mạng lưới kinh doanh dịch vụ du lịch : trên địa bàn huyện có 12 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch với loại hình du lịch chính là DLST nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu hiện tại cho du khách

2.1.3.2 Hiện trạng về khai thác tài nguyên du lịch

 Tài nguyên tự nhiên

Trong thời gian qua huyện đã khai thác một số tài nguyên tự nhiên phục vụ cho các hoạt động du lịch, góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành du lịch huyện Xuyên Mộc

Trang 21

- KBTTN Bình Châu – Phước Bửu đã có Vườn sưu tập cây gỗ rừng 50,8 ha và đang triển khai dự án vườn thú hoang dã Safari – Bình Châu 500 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD

- Suối khoáng nóng Bình Châu đã được đầu tư xây dựng thành khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu: với khu luộc trứng, các bể tắm tập thể, cá nhân, nơi ngâm chân trị bệnh, khu biệt thự, nhà nghỉ, …

- Khu rừng ngập mặn ven sông Ray, cửa biển Lộc An: hiện tại nuôi thủy sản và mới khai thác một phần tiềm năng phát triển DLST nghỉ dưỡng, tham quan

- Bãi biển Hồ Tràm, Hồ Cốc: có một số khu du lịch đang hoạt động như Osaka

Hồ Tràm, Gió Biển, Hồng phúc, Thủy Hoàng, Sài Gòn – Hồ Cốc,…

 Tài nguyên nhân văn

- Bến cảng Lộc An: năm 2005 tỉnh và Bộ Tư lệnh Hải Quân đã đầu tư hơn 2,5

tỷ đồng xây dựng công trình bia “Di tích đường mòn Hồ Chí minh trên biển” mô phỏng cánh buồm căng gió như đang rẽ sóng ra khơi

- Chùa Bảo Tích: có kiến trúc đa dạng, phong phú, là điểm dừng chân của du khách trong chuyến du lịch về Bà Rịa – Vũng Tàu Đây là điểm du lịch hành hương lễ hội khá hấp dẫn trong các dịp Lễ, Tết, Phật Đản…

- Vòng thành Đá Trắng: là điểm di tích khảo cổ được phát hiện năm 2007 với vết tích thành cổ xây bằng nhiều loại đá ong khác nhau dài 400 m rộng 300 m mang đậm nét kiến trúc Chămpa cổ đang được các cơ quan chức năng đề nghị xếp hạng di tích quốc gia và tiến hành phục dựng nhằm phục vụ khách tham quan

2.2 KHÁI QUÁT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU 2.2.1 Lịch sử hình thành

Bảng 2.1 Lịch sử hình thành KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

26/05/1978 Quyết định số 634/QĐ của

UBND tỉnh Đồng Nai

Thành lập Khu rừng cấm Bình Châu – Phước Bửu

Năm 1986

Quyết định số 194/CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng

Công nhận Khu rừng cấm Bình Châu – Phước Bửu nằm trong hệ thống các khu rừng cấm Việt Nam

Trang 22

Phê Dự án đầu tư xây dựng KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

10/02/2004

Quyết định số 359/QĐ –

UB của Chủ tịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Đổi tên KBTTN Bình Châu – Phước Bửu thành BQL KBTTN Bình Châu – Phước Bửu với chức năng nhiệm vụ được quy định tại quyết định số 08/2001/QĐ.TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ V/v Ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng

Trong đó có giảm trừ khoảng 908 ha lâm phần ra khỏi KBT để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển DLST

(Nguồn: BQL KBTTN Bình Châu – Phước Bửu)

2.2.2 Vị trí địa lý

KBTTN Bình Châu – Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong địa phận hành chính của 04 xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận và tiếp giáp với 02 xã Xuyên Mộc, Hòa Hội và thị trấn Phước Bửu Tọa độ địa lý:

- Từ 10o27'57" đến 10o37'46" vĩ độ Bắc

- Từ 107o24'31" đến 107o36'07" kinh độ Ðông

- Phía Bắc KBT giáp Lâm trường Xuyên Mộc

Trang 23

- Phía Nam là biển Ðông từ ấp Hồ Tràm đến Bến Lội xã Bình Châu

- Phía Ðông giáp huyện Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Thuận

- Phía Tây giáp sông Hoả và tỉnh lộ 328

Tổng diện tích tự nhiên của KBT là 10.537,3 ha KBT được chia làm 2 phần rõ rệt do đường quốc lộ 55, bao gồm 11 tiểu khu rừng

2.2.3 Điều kiện tự nhiên

2.2.3.1 Địa hình, địa mạo

Nhìn chung, toàn bộ KBT có dạng địa hình đồi thấp trên nền phù sa cổ và trầm tích biển là dạng chiếm diện tích chủ yếu, mang những nét đặc trưng của địa hình miền Ðông Nam Bộ là đồi thấp và được chia thành 4 vùng địa hình khác nhau như sau:

- Vùng bằng phẳng: trải rộng từ phía bắc đến phía nam, độ cao từ 20 – 50 m so với mặt biển, độ dốc bình quân từ 3 – 50

- Vùng đồi: bao gồm một số ngọn đồi có độ cao tuyệt đối từ 60 – 160 m như: Hồng Nhung (118 m) nằm ở phía bắc thuộc phân trường I Lâm trường Xuyên Mộc, cụm hồ Linh (cao từ 100 – 162 m) nằm ở ven biển thuộc tiểu khu 51 Khu vực núi mộ Ông, gái Ma ở phía Tây nam thuộc tiểu khu 49

- Vùng hồ lòng chảo: bao gồm các hồ trũng ven sông suối thường ngập nước mùa mưa và các hồ có nước quanh năm như: hồ Linh, hồ Tràm, hồ Cốc, hồ Tròn và hồ Núi Le

- Vùng cồn cát ven biển: chạy dọc trên 12 km bờ biển, ở KBTTN từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến Bến Lội xã Bình Châu Dạng địa hình này bao gồm các cồn cát di động đã ổn định có thảm thực vật che phủ và cồn cát di động chưa có thảm thực vật che phủ có độ cao từ 30 – 60 m so mặt nước biển

Các dạng địa hình khác nhau tạo cho KBT cảnh quan sinh động với các dạng:

núi, rừng, suối, hồ, biển từ đó hình thành các khu cư trú rất đa dạng cho các loài sinh

vật Ðồng thời, cũng là địa bàn thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và tham quan du lịch

Trang 24

2.2.3.2 Khí hậu

KBTTN Bình Châu – Phước Bửu nằm trong vùng ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa Theo số liệu năm 2006 tại trạm khí tượng Vũng Tàu:

- Nhiệt độ bình quân hàng năm của không khí là 25,80C, cao nhất (Tmax) là

380C vào tháng 4 – 5, thấp nhất (Tmin) là 150C vào tháng 12 Biên độ nhiệt 30C

- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.396 mm, cao nhất (Pmax) là 1.877 mm (năm 1917) và thấp nhất (Pmin) là 704 mm vào năm 1907 Số ngày mưa bình quân trong năm là 124 ngày

- Số tháng mưa là 6 tháng (từ tháng 5 – 10) nhưng thường tập trung vào tháng 7,

8, 9 hàng năm Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 – 4 năm sau (6 tháng) có khi tới 7 tháng

Số tháng khô từ 1 – 3 tháng Số tháng hạn từ 2 – 3 tháng Số tháng kiệt từ 0 – 1 tháng

- Ðộ ẩm của không khí :

+ Ðộ ẩm tuyệt đối bình quân hàng năm là 85,2%

+ Ðộ ẩm tuyệt đối (max) hàng năm tới 100%

+ Ðộ ẩm tuyệt đối (min) là 36% vào tháng 12 và tháng 1

+ Lượng bốc hơi cao nhất (max) là 43,7% vào tháng 3

- Chế độ gió: KBTTN Bình Châu – Phước Bửu thường chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió thịnh hành theo 2 mùa chính liên tục:

+ Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11

+ Gió Ðông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

2.2.4 Chức năng của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Nghiên cứu bảo tồn HST rừng thưa họ Sao Dầu cũng như HST đất ngập nước đặc sắc trên vùng đất cát ven biển

- Cung cấp nơi cư trú cho các loài sinh vật đặc biệt là các loài quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng

- Phòng hộ môi trường vùng ven biển

- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên; phục vụ nghiên cứu khoa học; giáo dục bảo tồn; vui chơi giải trí; DLST…

- Tạo vùng đệm xanh duy trì an ninh môi trường cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Trang 25

2.2.5 Cơ cấu tổ chức KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

Bộ máy tổ chức của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu bao gồm Ban giám đốc

và các phòng nghiệp vụ như: phòng Tổng hợp, phòng Quản lý bảo vệ rừng, phòng Nghiên cứu khoa học, phòng GDTTMT & DLST

Tổng nhân sự hiện có của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu là 68 người

Theo trình độ chuyên môn: thạc sỹ: 1 người; đại học: 17 người; trung cấp: 22 người; sơ cấp: 19 người; cao đẳng: 1 người; khác: 8 người

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

2.2.6 Điều kiện kinh tế xã hội

Những hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến sự hình thành và phát triển của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

 Giai đoạn trước năm 1975

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực Bình Châu – Phước Bửu cũng là một căn cứ địa cách mạng quan trọng của nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Trong thời kỳ này hoạt động gây ảnh hưởng lớn nhất đối với quá trình hình thành

và phát triển của hệ thực vật ở khu vực Bình Châu – Phước Bửu là bom đạn trong chiến tranh, các hoạt động chặt phá của con người hầu như không đáng kể Ở thời kỳ này do tác động phá hoại của con người còn ít nên trữ lượng rừng khá cao Tổ thành

rừng chủ yếu là họ Dầu gồm: Dầu cát (Dipterocarpus costatus), Sao đen (Hopea odorata), Sến cát (Shorea roxburghii), Vên Vên (Anisoptera costata) và Bằng Lăng (Lagerstroemia crispa) Còn có nhiều loài cây gỗ quý như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia bariaensis), Dáng Hương (Pterocarpus indicus), Trai (Fagraea

Phòng NCKH (5 người)

Trạm 5 (4người)

Trạm 6 (4người)

Trạm 7 (4người)

Trạm 8 (4người) Tổ Cơ

động (6người)

Trang 26

fragrans) Có nhiều khu vực tổ thành cây Dầu cát , Sao đen, Vên Vên, Sến cát chiếm

ưu thế trên 40% số lượng cá thể loài

 Giai đoạn sau năm 1975 đến năm 1992

Sau năm 1975 có 2 lực lượng tham gia tác động vào KBTTN Bình Châu – Phước Bửu là:

- Lực lượng Nhà nước: có 2 đơn vị tham gia, Lâm trường Xuyên Mộc quản lý toàn bộ diện tích phân trường I (các tiểu khu 22 , 23 và 24) với nhiệm vụ là khai thác

gỗ, củi và trồng rừng Những tiểu khu này trước khi bàn giao cho BQL KBTTN Bình Châu – Phước Bửu (từ năm 1975 – 1991) thì đã được khai thác triệt để sản phẩm nên cấu trúc rừng đã thay đổi rất nhiều Tổ thành rừng còn lại chủ yếu là các loài cây gỗ tạp hoặc cây ưa sáng BQL Rừng Cấm với nhiệm vụ làm công tác bảo vệ rừng của khu rừng cấm cũ (các tiểu khu 25, 26, 27, 28, 29 và 30) do đó tài nguyên rừng ở các tiểu khu này đã được được quản lý khá chặt chẽ

- Lực lượng địa phương: tuy không có các tổ chức tập thể hợp tác xã nghề rừng, nhưng với lực lượng lao động 4% làm nghề rừng chính và 52% lực lượng lao động không có nghề nghiệp gì nên đã vào rừng đốt rẫy, lấy gỗ củi, lấy dầu, lấy lâm sản, đốt than… để sinh sống nuôi gia đình theo từng thời điểm và từng thời vụ

Số lao động không có nghề nghiệp chủ yếu là do dân kinh tế mới đến lập nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác sau năm 1975 đến nay Hầu hết dân cư ở đây tập trung thành các cụm dân cư xung quanh KBT, một số ít đồng bào dân tộc thiểu số, chỉ có hơn chục hộ gia đình dân kinh tế mới, ở không ổn định rải rác trong tiểu khu 22 , 23 , 24 làm nông nghiệp

Với 53% lực lượng lao động nông nghiệp và nghề biển là ngành nghề chính của dân địa phương 4 xã xung quanh KBTTN Bình Châu – Phước Bửu nhưng chỉ theo từng thời vụ và ít được sự hỗ trợ vay vốn của nhà nước nên sản xuất không phát triển mạnh được, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, cho nên đời sống của dân địa phương cũng ở mức độ thấp không đủ ăn (nhất là người lao động nghèo) đây cũng là một bộ phận thường có tác động xấu đến tài nguyên rừng trong KBT

 Từ những năm 1993 đến nay

Sau khi luận chứng kinh tế kỹ thuật của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu được

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt và đầu tư, việc quản lý bảo vệ

Trang 27

KBTTN Bình Châu – Phước Bửu đã dần dần đi vào ổn định BQL KBT được thành lập và củng cố Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, và trồng rừng đã được thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn Từ năm 1993 đến năm 1999, hơn 750 ha rừng đã được trồng tại những khu vực trước đây là đất trống Hệ thống các trạm quản lý bảo vệ rừng được thiết lập hầu hết đến các tiểu khu rừng

Kết quả điều tra 12 xã, 1 thị trấn của nhóm công tác đã thực hiện ở huyện Xuyên mộc kết hợp với những tài liệu thống kê về dân số bao quanh KBT cho thấy tổng dân số toàn huyện là 27.565 hộ, 135.594 khẩu ( theo kết quả điều tra dân số huyện Xuyện Mộc tính đến 31/12/2006) Trong đó dân ở ven KBT (bao gồm 4 xã: Bưng Riềng, Bông Trang, Bình Châu, Phước Thuận) chiếm hơn 50% chủ yếu là người kinh, một số ít là dân tộc Châu Ro ở bản địa và các dân tộc khác như: Tày, Nùng, Khơme, Mường, Hoa di cư từ nơi khác đến Ngành nghề lao động chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp, các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp dịch vụ chưa phát triển Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện Xuyên Mộc là 2,15% Những hoạt động kinh tế xã hội trên đây đã tác động rất mạnh mẽ vào thành phần và cấu trúc của thảm thực vật và động vật rừng, những hoạt động khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép, lấn chiếm đất rừng làm nông nghiệp, chăn thả gia súc, đốt cỏ khô tạo chồi non cho gia súc gây cháy rừng… đặc biệt là những đám cháy ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và những đám cháy rừng Tràm đã ảnh nghiêm trọng đến ĐDSH trong KBT

2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG

2.3.1 Khái niệm du lịch sinh thái

DLST (Ecotourism) là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc

độ khác nhau Đối với một số người, DLST là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép là

“du lịch” và “sinh thái”

Một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, đã xuất hiện từ 1800 (Nguồn: Ashton, 1993), mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như leo núi, tắm biển, … đều được hiểu là DLST

Có quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các HST Có ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với

Trang 28

du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay có tính bền vững

Do vậy, cho đến nay khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau

DLST Hector Ceballos – lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”

Hiệp hội DLST quốc tế (WTO): “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”

Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế

kỷ XX, cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất

Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

2.3.2 Các nguyên tắc cơ bản của DLST

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn

- Bảo vệ môi trường và duy trì HST

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho CĐĐP

Trang 29

2.3.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST

Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002):

- Sự tồn tại của các HST tự nhiên điển hình với tính ĐDSH cao

- HST tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và ĐTV là điều kiện cần có để phát triển DLST

- Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:

+ Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao hiểu biết cho du khách về các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa CĐĐP

+ Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa dân địa phương với khách du lịch

- Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa bản địa

- Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”

+ Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận

+ Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra

+ Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân họ sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác

+ Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội, kinh tế – xã hội của khu vực

+ Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa, mà khu

du lịch có khả năng phục vụ

 Khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực vì

khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng

Trang 30

2.3.4 Du lịch sinh thái bền vững

Khái niệm DLST bền vững

“ DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai” (Nguồn: Lê Huy Bá, 2006)

Trong phát triển bền vững cần chú ý nhất là thỏa mãn các nhu cầu trong tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định TNTN, môi trường sống Như vậy phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội một cách bền vững nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn phải đảm bảo những điều kiện môi trường thiết yếu cho con người đang tồn tại và cho các thế hệ tương lai

Phát triển DLST bền vững phải đảm bảo phát triển cân bằng cả ba mục tiêu:

- Mục tiêu xã hội: nâng cao sức khỏe, trình độ, văn hóa cộng đồng

- Mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP

- Mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trường

Trang 31

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đây là phương pháp cơ bản nhất được tiến hành thường xuyên trước và trong quá trình làm khóa luận Các thông tin, tài liệu do BQL KBTTN Bình Châu – Phước Bửu cung cấp là nguồn tham khảo quan trọng để xác định đặc điểm TNTN và tình hình phát triển DLST hiện nay ở KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

Thu thập, tham khảo các tài liệu sách, tư liệu giảng dạy của thầy cô, luận văn trong thư viện trường và các website có liên quan tới nội dung đề tài

Các văn bản pháp quy về phát triển hoạt động DLST trong các KBTTN nói chung và KBTTN Bình Châu – Phước Bửu nói riêng, những kinh nghiệm phát triển DLST – du lịch bền vững trên thế giới và vận dụng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong việc đưa ra giải pháp của đề tài

3.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Là phương pháp tiếp cận thực tế và rõ ràng nhất để nhận thấy một cách chân thực hơn những điều đã tham khảo từ các nguồn tài liệu đã thu thập được nhằm đưa ra

những đề xuất phù hợp Công tác khảo sát thực địa được chia làm 2 đợt, theo bảng 3.1 Bảng 3.1 Nội dung hai đợt khảo sát thực địa tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

Từ 04/03 –

20/03/2011

– Tìm hiểu: HST, sinh cảnh, yếu tố ảnh hưởng tới TNTN của KBT – Khảo sát tài nguyên rừng nhằm phục vụ nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển du lịch (tìm hiểu và ghi nhận bằng hình ảnh) – Khảo sát một số tuyến du lịch xuất phát từ Vườn sưu tập gỗ rừng tới các điểm tham quan như: núi Tầm Bồ, ngọn hải đăng, núi mộ ông, suối nước nóng Bình Châu

Từ 08/04 –

01/05/2011

– Khảo sát hiện trạng phát triển DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

Trang 32

3.1.3 Phương pháp sử dụng bản đồ

Đây là phương pháp giúp xác định được vị trí của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu Trên cơ sở đó, đánh giá được những mặt thuận lợi và khó khăn khi phát triển DLST tại đây

Ngoài ra, dựa vào bản đồ cũng xác định được các tuyến, điểm du lịch hiện có và các HST đặc thù đặc biệt là sự phân bố của thảm thực vật ở KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

3.2 ĐIỀU TRA Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH, CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG, NHÂN VIÊN KBTTN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Trong đợt khảo sát thực địa lần 2 từ 08/04/2011 đến 01/05/2011 đã tiến hành điều tra xã hội học với 3 đối tượng: khách du lịch đến với KBT, CĐĐP và nhân viên KBT Qua đó, thu thập được những ý kiến đóng góp của các đối tượng nhằm đánh giá hoạt động DLST một cách khách quan

Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua 3 bước: xác định đối tượng điều tra và xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thông qua phát phiếu kết hợp với phỏng vấn trực tiếp, phân tích kết quả điều tra Các bước tiến hành đối với từng đối tượng như sau:

 Khách du lịch đến với KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Do khách du lịch đến KBT phần lớn là đi theo đoàn, nhóm nên các phiếu điều tra phát ra và phỏng vấn lấy ý kiến ngẫu nhiên của một số người trong đoàn, nhóm

- Hình thức khảo sát là phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp Tổng số phiếu điều tra phát ra và thu lại là 100 phiếu

- Bảng câu hỏi chủ yếu hướng vào các nội dung:

+ Phỏng vấn du khách về: độ tuổi, nơi ở, nghề nghiệp để tìm hiểu nhu cầu của

họ và biết được thị trường khách du lịch chủ yếu đến với KBT

+ Khảo sát các yếu tố thu hút khách đến với KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

+ Hiểu biết của khách du lịch về loại hình DLST

Trang 33

- Việc tổng hợp thông tin được tiến hành bằng excel thông qua nhập và xử lý số liệu kết hợp vẽ biểu đồ

 CĐĐP sinh sống xung quanh KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- KBTTN Bình Châu – Phước Bửu nằm trong địa phận 4 xã (Phước Thuận, Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang), dân cư tại 4 xã phân bố xung quanh KBT không đồng đều Trong quá trình khảo sát tác giả chỉ tiến hành khảo sát những hộ dân nằm trong xung quanh KBT một cách ngẫu nhiên ở các xã, cụ thể như sau: xã Bình Châu 32 hộ, xã Bưng Riềng 23 hộ, Phước Thuận 23 hộ, xã Bông Trang 22 hộ

- Hình thức khảo sát là phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp Tổng số phiếu điều tra phát ra và thu lại là 100 phiếu

- Bảng câu hỏi chủ yếu hướng vào các nội dung:

 Chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các hộ dân xung quanh KBT;

 Những tác động vào TNTN trong KBT của người dân;

 Hiểu biết của người dân về loại hình DLST;

 Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động DLST

- Việc tổng hợp thông tin được tiến hành bằng excel thông qua nhập và xử lý số liệu kết hợp vẽ biểu đồ

 Nhân viên của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

- Nhân viên KBT là người nắm rõ tình hình thực tế cũng như hiện trạng phát triển DLST ở KBT Những ý kiến đóng góp của họ là nguồn thông tin quý báu giúp nhận diện những ưu khuyết điểm và những tồn tại trong hoạt động DLST ở đây

- Hình thức khảo sát là phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp Tổng số phiếu điều tra phát ra và thu lại là 15 phiếu

- Bảng câu hỏi chủ yếu hướng vào các nội dung:

+ Hiểu biết của nhân viên về DLST;

+ Nhân viên làm việc có đúng chuyên môn không;

+ Những vấn đề khó khăn nhất KBT gặp phải khi phát triển DLST;

+ Những biện pháp đưa ra để DLST phát triển mà không ảnh hưởng nhiều đến TNTN

Trang 34

- Việc tổng hợp thông tin được tiến hành bằng excel thông qua nhập và xử lý số

liệu kết hợp vẽ biểu đồ

3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG TẠI KBTTN

BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU

3.3.1 Phương pháp ma trận SWOT

Phương pháp ma trận SWOT được sử dụng trong đề tài để phân tích những ưu,

khuyết điểm bên trong, những đe dọa và thuận lợi bên ngoài của KBTTN Bình Châu –

Phước Bửu, từ đó đưa ra giải pháp phát triển DLST phù hợp Ma trận SWOT được xây

dựng với 4 nhóm yếu tố đặc trưng: các điểm mạnh (S = Strengths), các điểm yếu (W =

Weakness), các cơ hội (O = Opportunities), các thách thức (T = Threats) Quá trình

phân tích là sự kết hợp 4 nhóm yếu tố trên, minh họa ở bảng 3.2

– W – T

Không để thử thách làm phát triển điểm yếu

3.3.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm đưa ra kết quả mang tính chính xác

cao, để đề xuất giải pháp cho đề tài có giá trị thực tiễn hơn

Tác giả tiến hành phỏng vấn phó giám đốc, trưởng phòng và phó phòng

GDTTMT & DLST tại BQL KBTTN Bình Châu – Phước Bửu để kiểm tra độ chính

xác và bổ sung, chỉnh lý những thông tin đã thu thập được

Ngoài ra còn phỏng vấn các giảng viên trường Đại học Nông Lâm thành phố

Hồ Chí Minh – những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học

nên việc đánh giá về mức độ khoa học của đề tài vô cùng cần thiết

Trang 35

Chương 4

KẾT QUẢ – THẢO LUẬN

4.1 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU

KBTTN Bình Châu – Phước Bửu bảo tồn phần còn sót lại của rừng bán thường xanh trên đất thấp ở lưu vực sông Đồng Nai đến phía Bắc, các vùng đất thấp

và rừng ven biển Hiện không có rừng đặc dụng nào liền kề hoặc bên cạnh để mở rộng diện tích KBTTN

Khoảng 1/3 diện tích KBT là vùng đất thấp dễ bị tổn thương, phần đất này hỗ trợ cho các loài ĐVHD, động vật thân mềm, các loài giáp xác, thú và nơi cư trú cho các loài chim di trú và đặc hữu Ngoài ra, còn có cồn cát và rừng ven biển

Kết quả phân loại thực vật rừng (kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới) có 3 kiểu phụ bao gồm 20 tổ hợp thực vật là các ưu hợp, quần hợp, phức hợp và các sinh cảnh (xem phụ lục I)

4.1.2 Tài nguyên động vật

Kết quả nghiên cứu đánh giá tài nguyên ĐVHD tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu của Lê Xuân Cảnh và ctv, 2002, đã thống kê được 205 loài thuộc các lớp Ếch nhái, Bò sát, Chim và Thú

- Lớp Ếch nhái: có 12 loài thuộc 4 họ, 1 bộ

- Lớp Bò sát có 38 loài thuộc 14 họ, 3 bộ Kết quả bước đầu đã xác định 15 loài

bò sát và ếch nhái quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, chiếm 30% tổng số

loài Trong đó rắn hổ chúa (Ophiophagus Hannah) là loài đặc hữu của Việt Nam

Trang 36

- Lớp chim: có 106 loài, trong đó 5 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam là những loài quý hiếm cần được bảo vệ ở nước ta, chiếm 4,7% tổng số loài Đó là các

loài: Gà lôi vằn (Lophura nycthemera), Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Bồ câu nâu (Columba punicea), Cú lợn rừng (Phodius badis), Yến núi (Collocalla brevirostris)

- Lớp thú: trong số 49 loài thú đã thống kê có 10 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (năm 1992) chiếm 20,4% tổng số loài; 8 loài được ghi vào sách đỏ thế giới chiếm 16,3%; 18 loài được ghi vào công ước CITES cấm buôn bán trên thế giới chiếm 36,7%

Điều đó chứng tỏ rằng KBTTN Bình Châu – Phước Bửu không chỉ là nơi bảo tồn nguồn gen cây lá rộng của rừng nhiệt đới ven biển, nơi cung cấp giống cây họ Dầu,

họ Đậu quý hiếm, mà còn là một khu vực có tầm quan trọng tầm cỡ quốc tế trong việc bảo tồn thiên nhiên bảo vệ nguồn gen các loài thú quý hiếm của thế giới

4.1.3 Tài nguyên hồ, biển

KBTTN Bình Châu – Phước Bửu có khoảng 43 km sông, suối lớn nhỏ, thường

có nước quanh năm, sông suối ngắn dưới 10 km gồm: sông Hỏa, suối Cát, suối Bang… có các bàu và hồ có nước quanh năm như: bàu Đắng, Hồ Cóc, Hồ Tràm, Hồ Linh, Hồ Tròn và Hồ Núi Le… có thể sử dụng nuôi trồng thủy sản và phát triển DLST Đặc biệt phía đông bắc có suối nước khoáng nóng Bình Châu với nhiệt độ từ 60 –

800C được phun lên từ trong lòng đất

Biển và bờ biển chạy dọc theo phía Nam KBT có chiều dài 17 km, bờ biển thoải dần ra biển, mực nước nông, có bãi cát vàng bằng phẳng – những yếu tố trên đã tạo khu vực bờ biển ven KBT thành các bãi tắm biển tự nhiên rất đẹp

Vườn sưu tập cây gỗ rừng của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu có bàu Nhám, trước đây nước có quanh năm, xung quanh bàu là thảm thực vật rừng nhiệt đới phân

bố từ mép nước của bàu, tại diện tích ngập nước xung quanh là dải rừng Tràm tự nhiên

(Melaleuca cajuputi) đặc trưng của thành phần thực vật HST đất ngập nước, giữa bàu

là sinh cảnh Sen, Súng ma (Nymphaca spp), và một số thủy sinh vật có lá mọc nối trên

mặt nước Đặc trưng nhất của bàu là hình thành khu vực phân bố của một số loài chim nước trước khung cảnh đó giúp cho du khách cảm nhận được giá trị tự nhiên đặc biệt

Là nơi ngắm chim nước, nơi cắm trại lý tưởng cho du khách dưới tán rừng tràm tự nhiên đầy hoang sơ, mát dịu và thơ mộng

Trang 37

Nhưng hiện nay, bàu Nhám đã cạn kiệt nước, sinh cảnh đất ngập nước và khu vực phân bố của một số loài chim nước không còn nữa, dải rừng Tràm tự nhiên đang

bị thoái hóa có nguy cơ tàn lụi Điều này ảnh hưởng nhiều đến khả năng quay trở lại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu của du khách

Qua quá trình phỏng vấn ý kiến của 15 nhân viên KBT nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàu Nhám bị cạn kiệt nước, thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 4.1 Ý kiến của nhân viên KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

về nguyên nhân bàu Nhám cạn kiệt nước

Trong 15 nhân viên được khảo sát có 60% nhân viên cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do khai thác rừng quá mức; người dân vào rừng lấy củi nhiều làm giảm thảm mục dẫn đến không giữ được độ ẩm lâu; những thay đổi bất thường của khí hậu cùng với việc khai thác nước ngầm quá mức trong KBT

Tỷ lệ 33,33% số nhân viên được phỏng vấn cho rằng do nước ngầm trong địa phận KBT bị khai thác vì mục đích thương mại, các trạm cấp nước cho Bình Châu và Bưng Riềng khoan giếng bên trong KBT, sử dụng ống để cấp nước cho các trạm này, sau đó bán lại cho người dân và các công ty du lịch xung quanh Điều này làm mức nước ngầm trong khu vực bị suy giảm và cũng là lý do chủ yếu dẫn đến bàu Nhám cạn kiệt nước, đồng thời đây có thể là nguyên nhân dẫn đến cây cối đang héo và chết dần

Số nhân viên còn lại (6,67%) cho rằng đây là do khí hậu đang nóng dần lên – hậu quả của thời tiết

Trang 38

Hình 4.1 Cảnh quan bàu Nhám trước đây

(Nguồn: BQL KBTTN

Bình Châu – Phước Bửu)

Hình 4.2 Cảnh quan bàu Nhám hiện nay

(Nguồn: Tự chụp)

Trước nguy cơ cạn kiệt nước ở các bưng bàu, KBT cần sớm đưa ra biện pháp kịp thời nhằm kiểm soát tốt vấn đề này nếu không dễ dẫn đến sự xâm mặn của nước biển

Với những nét đặc thù riêng của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu mà những nơi khác không thể có, đã góp phần tích cực vào thế mạnh cho việc phát triển loại hình DLST rừng và biển, trên cơ sở đó tiến tới phát triển một cách bền vững các loại hình DLST ở KBT

4.2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DLST CỦA KBTTN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU

4.2.1 Những căn cứ để tổ chức và hoạt động DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

Quyết định số 08/2001/QĐ.TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng tự nhiên

Quyết định số 3363/QĐ.UB ngày 06 tháng 05 năm 2002 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư KBTTN Bình Châu – Phước Bửu giai đoạn 2002 – 2006

Trang 39

Quyết định số 4102/QĐ.UB ngày 30 tháng 05 năm 2002 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án phát triển DLST ở KBTTN Bình Châu – Phước Bửu giai đoạn

Nhu cầu phát triển DLST trong hoạt động du lịch ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các khu vực khác Khả năng tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động DLST của KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

4.2.2 Hiện trạng hoạt động DLST tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

4.2.2.1 Các sản phẩm DLST tiêu biểu của Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu

 Du lịch nghỉ dưỡng và tham quan cảnh quan

Có các tuyến du lịch xuyên rừng giới thiệu về tài nguyên ĐTV rừng của KBT,

để du khách tiếp xúc với rừng tự nhiên, có điều kiện tìm hiểu và khám phá HST rừng nhiệt đới của KBT

Ngoài ra, có thể kết hợp các hoạt động của KBT với khu nghỉ dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng Bình Châu nhằm tạo ra tour nghỉ dưỡng, tham quan phong phú, đa dạng

Trong khu vực Vườn sưu tập cây gỗ rừng có khu nhà nghỉ sinh thái gồm 4 nhà rông có 8 phòng nhằm phục vụ việc lưu trú, nghỉ ngơi của du khách

Trang 40

Biểu đồ 4.2 Kết quả khảo sát khách du lịch về cơ sở lưu trú

trong KBTTN Bình Châu – Phước Bửu

Qua kết quả khảo sát khách du lịch thì 44% cho rằng cơ sở lưu trú ở đây xuống cấp, một số phòng bị ẩm thấp, dột nát mùa mưa không thể sử dụng được Mặt khác, cơ

sở lưu trú không phù hợp yêu cầu sinh thái, bên trong các nhà nghỉ vẫn sử dụng các thiết bị không thân thiện với môi trường như máy lạnh, chưa tận dụng nguồn năng lượng mặt trời, Còn 21% khách cho rằng cơ sở lưu trú nơi đây xuống cấp trầm trọng cần phải xây dựng lại và 10% khách thấy các nhà nghỉ này nằm xa khu dân cư (do nằm biệt lập trong Vườn sưu tập gỗ rừng) Chỉ có 25% khách thấy cơ sở lưu trú nơi đây còn tốt (do số lượng khách này chưa vào bên trong khu nhà nghỉ)

 Du lịch thể thao, cắm trại

Gồm các hoạt động như:

- Leo núi: Tầm Bồ, núi Mộ Ông, Gái Ma, Hồng Nhung…

- Các hoạt động thể thao ven biển: bóng chuyền, leo đồi cát, đi bộ trong rừng

- Cắm trại, dã ngoại, tắm biển, câu cá

 Du lịch kết hợp học tập nghiên cứu, giáo dục môi trường

Dành cho đối tượng là học sinh, sinh viên đến đây với mục đích học tập, nghiên cứu Ngoài ra KBT còn diễn giải tính ĐDSH về TNTN của KBT cho khách du lịch

Ngày đăng: 11/06/2018, 14:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w