1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH SA HUỲNH QUẢNG NGÃI

110 298 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH SA HUỲNH - QUẢNG NGÃI

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG LÊ BÍCH NHI

Niên khóa: 2008 – 2012

Trang 3

TRƯƠNG LÊ BÍCH NHI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

TS NGÔ AN

Tháng 6 năm 2012

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI

HỌ & TÊN SV: TRƯƠNG LÊ BÍCH NHI

NIÊN KHOÁ: 2008 - 2012

1 Tên đề tài

“KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH SA

HUỲNH – QUẢNG NGÃI”

2 Nội dung khoá luận tốt nghiệp

 Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội ở khu du lịch Sa Huỳnh

 Khảo sát, đánh giá hệ thống quản lý môi trường tại khu du lịch: hệ thống quản lý nước thải, rác thải

 Phỏng vấn, điều tra cảm nhận của du khách và các bên liên quan về chất lượng môi trường tại khu du lịch

 Phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm và phát triển du lịch theo hướng bền vững

3 Thời gian thực hiện: từ tháng 3 đến tháng 6/2012

Trang 5

Em cảm ơn các cô chú, anh chị tại Công ty cổ phần Du lịch Quảng Ngãi, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi

đã hỗ trợ, cung cấp tư liệu cần thiết cho luận văn

Xin cảm ơn Ban quản lý Khu du lịch Sa Huỳnh, các anh chị công nhân viên, người dân địa phương và khách du lịch đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến khách quan cho việc đánh giá hiện trạng môi trường tại khu du lịch

Trên con đường góp nhặt những kiến thức quý báu của ngày hôm nay, các thầy

cô, bạn bè trường Đại học Nông Lâm, đặc biệt là khoa Môi Trường và Tài Nguyên, là những người đã cùng em sát cánh và trải nghiệm Em xin được gửi đến họ lời cảm ơn chân thành

Và sau cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình em, họ là nguồn động viên to lớn,

là điểm tựa vững chắc, giúp em có thêm nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách

Xin chân thành cảm ơn !

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2012

Trương Lê Bích Nhi

Trang 6

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải

pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu du lịch Sa Huỳnh - Quảng Ngãi”

được thực hiện nhằm mang lại cái nhìn khái quát về hiện trạng môi trường tại khu du lịch và các công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại đây

Đề tài được thực hiện tại khu du lịch Sa Huỳnh: quốc lộ 1A, thôn Tấn Lộc, xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng

6 năm 2012

Các nội dung nghiên cứu của đề tài:

 Thu thập, đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất, các dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí của KDL và tình hình hoạt động kinh doanh của KDL từ năm 2010 đến nay

 Khảo sát, phân tích hiện trạng môi trường và xác định các nguồn gây các ảnh hưởng xấu của hoạt động du lịch đến môi trường KDL

 Khảo sát, đánh giá về hệ thống quản lý môi trường tại KDL: hệ thống xử lý nước thải, khí thải, rác thải

 Điều tra xã hội học về các đánh giá của du khách, nhân viên KDL và người dân

về môi trường KDL

 Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm và phát triển du lịch bền vững

Trang 7

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: 2

1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐỀ TÀI: 3

1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: 3

1.6 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

2.1 KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG: 6

2.1.1 Định nghĩa: 6

2.1.2 Phân loại: 6

2.1.3 Các chức năng cơ bản của môi trường: 6

2.2 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH, DU LỊCH SINH THÁI 7

2.2.1 Du lịch: 7

2.2.2 Du lịch sinh thái: 7

2.2.3 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái: 7

2.2.4 Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái: 8

2.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG 8

2.3.1 Môi trường du lịch: 8

2.3.2 Tác động của hoạt động du lịch đến nền kinh tế: 8

2.3.3 Tác động của hoạt động du lịch đến văn hóa: 8

2.3.4 Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên: 9

2.3.5 Ảnh hưởng của môi trường đến phát triển du lịch: 11

2.4 PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 11

2.4.1 Phát triển bền vững: 11

Trang 8

2.4.2 Du lịch bền vững: 11

2.4.3 Các nguyên tắc du lịch bền vững: 12

2.4.4 Phát triển du lịch sinh thái bền vững: 13

2.5 HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 13

2.5.1 Tiềm năng du lịch biển ở Việt Nam: 13

2.5.2 Du lịch biển và vấn đề môi trường ở Việt Nam 13

2.6 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ KHU DU LỊCH SA HUỲNH 15

2.6.1 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi: 15

2.6.2 Tổng quan khu du lịch Sa Huỳnh: 19

2.6.2.1 Vị trí địa lý: 19

2.6.2.2 Lịch sử hình thành: 19

2.6.2.3 Hiện trạng cơ sở vật chất - hạ tầng: 20

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

3.1 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DLST VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở KHU DU LỊCH SA HUỲNH 23

3.1.1 Hiện trạng tài nguyên DLST ở KDL Sa Huỳnh: 23

3.1.2 Tài nguyên DLST ở Sa Huỳnh (trong phạm vi ranh giới đã được quy hoạch): 24

3.1.2.1 Cảnh quan thiên nhiên: 25

3.1.2.2 Tài nguyên sinh vật: 30

3.1.2.3 Văn hóa bản địa: 31

3.1.2.4 Ngành nghề truyền thống: 32

3.1.2.5 Di tích văn hóa lịch sử: 34

3.1.2.6 Di tích tôn giáo – tín ngưỡng: 36

3.1.2.7 Lễ hội truyền thống: 38

3.1.2.8 Văn nghệ dân gian 38

3.1.3 Hiện trạng kinh doanh dịch vụ du lịch ở KDL Sa Huỳnh 39

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức, nhân lực 39

3.1.3.2 Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tại KDL Sa Huỳnh 40

3.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 41

3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KDL SA HUỲNH 42

Trang 9

3.2.1 Môi trường tự nhiên: 42

3.2.1.1 Môi trường đất: 42

3.2.1.2 Môi trường nước: 44

3.2.1.3 Môi trường không khí: 48

3.2.1.4 Môi trường sinh vật: 50

3.2.2 Môi trường kinh tế xã hội: 51

3.2.3 Tổng hợp mức độ tác động của hoạt động du lịch đến các thành phần môi trường: 53

3.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Ở KDL SA HUỲNH: 54

3.3.1 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải: 54

3.3.2 Thu gom rác thải 54

3.3.3 Nhà vệ sinh: 55

3.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Ở KDL SA HUỲNH 55

3.4.1 Đối tượng phỏng vấn là du khách: 55

3.4.2 Đối tượng phỏng vấn là nhân viên KDL: 59

3.4.3 Đối tượng phỏng vấn là người dân địa phương: 60

3.5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG: 61

3.5.1 Kết quả phân tích SWOT: 62

3.5.2 Đề xuất một số giải pháp liên quan đến môi trường nhằm phát triển du lịch bền vững tại KDL: 67

3.5.2.1 Giải pháp về quản lý môi trường và tổ chức hoạt động DLST: 67

3.5.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: 69

3.5.2.3 Giải pháp về con người: 70

3.5.2.4 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị: 71

3.5.2.5 Sự hỗ trợ của các bên liên quan trong công tác bảo vệ môi trường KDL 71

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

4.1 KẾT LUẬN: 73

4.2 KIẾN NGHỊ: 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

 

Hình 2 1: Sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động du lịch 11

Hình 2 2: Sơ đồ vị trí tỉnh Quảng Ngãi 15

Hình 2 3: Bản đồ một số khu du lịch ở Quảng Ngãi 17

Hình 2 4: Bản đồ vị trí KDL Sa Huỳnh 19

Hình 3 1: Biển Sa huỳnh 24

Hình 3 2: Phong cảnh đường lên Đồng Vân 25

Hình 3 3: Góc hồ Cây Khế - Đồng Vân 26

Hình 3 4: Bên Suối Cây Sanh ĐồngVân 26

Hình 3 5: Gành Hóc Mó nhìn từ xa 27

Hình 3 6: Một góc Bãi Con 27

Hình 3 7: Hòn Bù Nú nhìn từ xa 28

Hình 3.8: Không gian yên bình ở bãi biển Châu Me 28

Hình 3 9: Hoa trên đá soi bóng nước lung linh 29

Hình 3 10: Mộ chum Sa Huỳnh được phục hồi nguyên dạng từ hàng nghìn mảnh gốm vỡ mộ chum Sa Huỳnh 32

Hình 3 11: Cánh đồng xanh ở Sa Huỳnh 33

Hình 3 12: Ruộng muối Sa Huỳnh 33

Hình 3.13: Làng cá Sa Huỳnh nhìn từ trên cao 34

Hình 3 14: Một đoạn Trường Lũy Quảng Ngãi 35

Hình 3 15: Các nhà khảo cổ đang khai quật tại Gò Ma Vương 35

Hình 3 16: Một góc Linh Cổ Tự 36

Hình 3 17: Một phần lăng Cô Thạnh Đức 36

Hình 3 18: Lăng Ông ở Thạnh Đức 36

Hình 3 19: Chùa Từ Phước Sa Huỳnh 37

Trang 12

Hình 3 20: Dinh Bà được chụp từ xa 37

Hình 3 21: Nghi lễ Chèo Bả Trạo trong lễ hội ra cầu ngư đầu năm tại cửa biển Sa Huỳnh 38

Hình 3 22: Sơ đồ tổ chức nhân sự 39

Hình 3.23: Rác thải trên bãi cát 43

Hình 3.24: Mảng xanh ở KDL 43

Hình 3 25: Giá trị pH nước ngầm qua 3 đợt quan trắc tại Sa Huỳnh năm 2011 45

Hình 3.26: Kết quả phân tích SS trong nước biển ven bờ tại KDL Sa Huỳnh năm 2011 46

Hình 3.27: Kết quả phân tích hàm lượng Coliform trong nước biển ven bờ tại KDL Sa Huỳnh năm 2011 46

Hình 3.28: Tưới nước nhiễm phèn làm hư hại cây trồng 48

Hình 3.29: Bãi tắm KDL Sa Huỳnh 48

Hình 3 30: Lượng phương tiện giao thông tăng cao vào những ngày cao điểm 49

Hình 3 31: Nồng độ CO tại khu vực KDL Sa Huỳnh năm 2011 50

Hình 3 32: Nồng độ bụi tại khu vực KDL Sa Huỳnh năm 2011 50

Hình 3 33: Biểu đồ thể hiện lượng du khách mang thức ăn xuống biển 56

Hình 3 34: Biểu đồ thể hiện ý thức vứt rác của du khách mang thức ăn xuống biển 56 Hình 3 35: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách đối với không khí tại KDL 57

Hình 3 36: Biểu đồ thể hiện các thành phần môi trường có thể bị đe dọa 57

Hình 3 37: Biểu đồ thể hiện các yếu tố gây được ấn tượng đối với du khách 58

Hình 3 38: Biểu đồ thể hiện vấn đề cần ưu tiên khi phát triển KDL Sa Huỳnh 59

Hình 3 39: Biểu đồ thể hiện vấn đề môi trường cần được quan tâm hiện nay tại KDL. 60

Hình 3 40: Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương 60

Hình 3 41: Sơ đồ các tuyến điểm du lịch ở Sa Huỳnh 68

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BẢNG

 

Bảng 1 1: Bảng tổng hợp phân tích SWOT 5

Bảng 2 1: Thống kê số lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi (2000 - 2010) 17

Bảng 2 2: Thu nhập du lịch của Quảng Ngãi (2000 - 2010) 18

Bảng 3 1: Tình hình hoạt động du lịch qua các năm: 41

Bảng 3 2: Hiện trạng sử dụng đất tại KDL 42

Bảng 3 3: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm năm 2011 tại KDL Sa Huỳnh: 44

Bảng 3 4: Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại KDL Sa Huỳnh: 45

Bảng 3 5: Nguồn thải và các ảnh hưởng đến môi trường nước tại KDL 46

Bảng 3 6: Nguồn phát sinh và lượng nước thải 47

Bảng 3 7: Nguồn gây ảnh hưởng và các ảnh hưởng đến môi trường không khí tại KDL 48

Bảng 3 8: Nguồn gây ảnh hưởng và các tác động đến môi trường sinh vật 50

Bảng 3 9: Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của hoạt động du lịch 53

Bảng 3 10: Nguồn phát sinh và loại rác thải 54

Bảng 3 11: Các yếu tố của ma trận SWOT 62

Bảng 3 12: Kết hợp các yếu tố trong ma trận SWOT 64

 

 

 

Trang 15

Quảng Ngãi - mảnh đất thuộc vùng duyên hải miền Trung, cách Hà Nội 884 km

là nơi được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh đẹp nên thơ, với những dòng sông, con suối, bao quanh là núi đồi, ghềnh thác Nằm ở trung tâm hai miền Bắc - Nam của đất nước, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam và dọc theo hành lang kinh tế Đông - Tây, có đường giao thông thuận tiện, có cửa khẩu quốc tế Bờ Y, và có truyền thống văn hóa đặc trưng là những điều kiện thuận lợi giúp Quảng Ngãi phát huy tiềm năng du lịch của mình Tuy nhiên, theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với Quảng Ngãi chưa nhiều, chủ yếu là khách công vụ Trước thực trạng trên, xác định rõ vai trò của ngành du lịch Quảng Ngãi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành Nghị quyết 04/NQ-TU về phát triển du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 Nhiều khu du lịch đã được đầu tư xây dựng nhằm khái thác lợi thế từ các nguồn tài nguyên sẳn có

Khu du lịch Sa Huỳnh được đầu tư xây dựng nằm sát bãi biển Sa Huỳnh, một trong những bãi biển đẹp và nổi tiếng ở Quảng Ngãi Nó vừa mang lại lợi ích về kinh

tế, lại vừa thỏa mản đáp ứng được nhu cầu nghĩ ngơi, thư giãn của du khách Tuy

Trang 16

nhiên, bất cứ hoạt động du lịch nào nếu không được quản lý tốt sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh Chính vì vậy, việc nắm bắt hiện trạng môi trường tại khu du lịch là điều cần thiết Nó cũng phản ánh mức độ quan tâm đến các giá trị tự nhiên của môi trường – tài nguyên du lịch của nhà đầu tư Đặc biệt gần đây, hướng phát triển du lịch thân thiện với môi trường trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rất được khách ưa chuộng Nắm bắt được hiện trạng môi trường để đưa ra hướng phát triển tiếp theo cho hoạt động kinh doanh của khu du lịch Phát triển nhưng vẫn giữ được cảnh quan tự nhiên, đặc trưng, hạn chế những ảnh hưởng từ các hoạt động du lịch, giữ được

môi trường trong lành Đây là lý do thực hiện đề tài: “Khảo sát, đánh giá hiện trạng

môi trường và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu du lịch Sa Huỳnh - Quảng Ngãi”

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:

 Đánh giá được hiện trạng môi trường tại khu du lịch, tìm ra những nguyên nhân

từ hoạt động du lịch gây tác động xấu đến môi trường

 Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế các ảnh hưởng xấu của các hoạt động du lịch tới môi trường và phát triển du lịch bền vững

1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

 Khảo sát, thu thập các tài liệu về hiện trạng cơ sở vật chất, các dịch vụ tham quan vui chơi, giải trí và tình hình hoạt động kinh doanh của khu du lịch từ năm

2010 đến nay

 Thu thập các số liệu về dân cư, xã hội Sa Huỳnh – Đức Phổ

 Thu thập các số liệu về hiện trạng môi trường và phân tích các ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch

 Khảo sát, đánh giá hệ thống quản lý môi trường tại khu du lịch: hệ thống quản

lý nước thải, rác thải

 Phỏng vấn, điều tra cảm nhận của du khách và các bên liên quan về chất lượng môi trường tại khu du lịch

 Phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm và phát triển du lịch theo hướng bền vững

Trang 17

 Môi trường tự nhiên: môi trường đất, nước, không khí và sinh vật

 Môi trường kinh tế - xã hội: cơ cấu kinh tế, dân số, giáo dục, y tế, văn hoá

Do việc thực hiện đo đạc, phân tích mẫu về các thành phần môi trường tự nhiên không có điều kiện về kinh tế để thực hiện, nên đề tài chủ yếu dựa vào các chỉ thị, dấu hiệu dễ nhận biết và cảm nhận bản thân, của du khách để đưa ra những nhận định về hiện trạng môi trường KDL

Đặc trưng của ngành du lịch là mang tính thời vụ nên những đánh giá về hiện trạng trong thời gian ngắn và các số liệu tính toán đều tính theo giá trị bình quân chỉ phản ánh được một phần của hiện trạng và các ảnh hưởng của chúng đến môi trường

1.6 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

1.6.1 THAM KHẢO TÀI LIỆU:

Thu thập các thông tin từ sách báo, tạp chí, internet liên quan đến vấn đề môi trường và du lịch

Tham khảo các tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công bố Liên hệ với các cơ quan chức năng như: ban quản lý KDL Sa Huỳnh, công ty

Cổ phần Du lịch Quảng Ngãi, Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi để tìm hiểu tư liệu, số liệu môi trường, hoạt động

du lịch tại khu vực nghiên cứu

Trang 18

1.6.2 KHẢO SÁT THỰC ĐỊA:

Trực tiếp đến khu du lịch Sa Huỳnh để quan sát, ghi chép và chụp ảnh

những hình ảnh thực tế làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng

Tiếp đó, với vai trò là sinh viên đang thưc hiện đề tài nghiên cứu, tiến hành xin

số liệu, dữ liệu có liên quan Đồng thời yêu cầu được nhận sự hỗ trợ, hướng dẫn giúp

đỡ từ phía ban quản lý KDL và các cơ quan có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra tiếp theo

1.6.3 ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC:

Dựa trên số phiếu khảo sát để thu thập các đánh giá và phản hồi từ du khách và người dân, các bên liên quan khác về vấn đề môi trường tại khu du lịch, từ đó đưa ra các nhận định cho khoá luận

Phương pháp này được thực hiện qua 3 bước:

 Bước 1: Xác định đối tượng điều tra

Nhóm đối tượng hướng đến gồm: khách du lịch, nhân viên KDL Sa Huỳnh, và người dân địa phương sống gần KDL

 Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra

Lập phiếu khảo sát cho đối tượng du khách gồm 14 câu hỏi xoay quanh vấn đề môi trường tại KDL

Đối tượng là nhân viên trong KDL, phiếu khảo sát gồm 9 câu hỏi liên quan đến hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường hiện tại

Đối tượng là người dân xung quanh KDL, phiếu khảo sát gồm 6 câu hỏi nhằm tìm hiểu mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của người dân, hiện trạng công tác tuyên truyền giáo dục môi trường cho cộng đồng địa phương

 Bước 3: Tiến hành điều tra thông qua phát phiếu khảo sát kết hợp phỏng vấn Đối tượng khách du lịch trong thời gian khảo sát, chọn mẫu ngẩu nhiên Số lượng phiếu là 300 phiếu (khoảng 5% lượng khách đến KDL hằng năm)

Đối tượng nhân viên KDL: phỏng vấn 100%, với số lượng phiếu khảo sát là

115

Đối với cộng đồng địa phương KDL, do hộ dân thưa thớt nên việc khảo sát địa phương cũng nâng tính đại diện (khoảng 40 hộ dân)

Trang 19

1.6.4 PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA:

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhân viên làm việc tại khu du lịch Sa Huỳnh và GVHD về những định hướng phát triển và các giải pháp mang tính khả thi

1.6.5 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA:

Dùng phần mềm Excel để thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu thu thập được từ các đợt phỏng vấn, khảo sát Qua đó đưa ra nhận định về các vấn đề nghiên cứu

1.6.6 PHÂN TÍCH SWOT

Phân tích những ưu, khuyết điểm bên trong, những đe dọa và cơ hội thuận lợi bên ngoài của KDL để đề ra chiến lược phù hợp cho những giải pháp, định hướng

Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ

Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội

Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách

Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu

Bảng 1 1: Bảng tổng hợp phân tích SWOT

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) Yếu tố

bên

ngoài

Cơ hội (Opportunities)

Thách thức ( Threats)

Trang 20

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG:

2.1.1 Định nghĩa:

“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2003)

2.1.3 Các chức năng cơ bản của môi trường:

Môi trường có rất nhiều chức năng khác nhau, trong đó chủ yếu phục vụ những nhu cầu của con người và các loài sinh vật khác

Các chức năng của môi trường:

 Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

 Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người

 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

 Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người

và sinh vật trên trái đất

 Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

Trang 21

Các hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn)

2.2.2 Du lịch sinh thái:

Tổng cục du lịch Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn

và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

Honey (1999): “Du lịch sinh thái là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây tác hại với quy mô nhỏ nhất

Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hoá và quyền con người” (Phạm Trung Lương, 2002)

Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (WTO): “Du lịch sinh thái là việc đi lại có

trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiên phúc lợi cho người dân địa phương” (Phạm Trung Lương, 2002)

2.2.3 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái:

 Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua

đó tạo ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn Đây là một trong những nguyên tắc chính của du lịch sinh thái, tạo sự khác biệt cơ bản giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch tự nhiên khác

 Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái Nguyên tắc này cần được tuân thủ bởi: đây là mục tiêu của hoạt động du lịch sinh thái; sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên

 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng Giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể

Trang 22

 Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình đóng góp cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương

2.2.4 Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái:

 Thứ nhất, để tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao

 Thứ hai, liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái:

 Để đảm bảo khả năng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho du khách, hướng dẫn viên ngoài trình độ ngoại ngữ tốt cần có kiến thức về đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng

 Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi người điều hành sự tôn trọng nguyên tắc, cộng tác chặt chẽ với các nhà quản lý và cộng đồng địa phương

 Thứ ba, hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên

và môi trường, tổ chức du lịch sinh thái phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về

Khái niệm môi trường du lịch theo nghĩa rộng là “các nhân tố về tự nhiên, kinh

tế – xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển” Vì vậy mà trong quá trình hoạt động, du lịch cũng gây ra các tác động trên nhiều mặt như kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường

2.3.2 Tác động của hoạt động du lịch đến nền kinh tế:

Du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho quốc gia và vùng Vì du lịch tạo cơ hội giải quyết việc làm và làm thay đổi cấu trúc kinh tế của vùng

2.3.3 Tác động của hoạt động du lịch đến văn hóa:

Phát triển du lịch có tác động thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần, lợi cho việc bảo vệ môi trường đầu tư, xúc tiến mở cửa với bên ngoài Có lợi cho việc giao

Trang 23

lưu và phát triển khoa học – kỹ thuật Du lịch là hình thức quan trọng của việc truyền

bá kỹ thuật và giao lưu nghiên cứu khoa học

Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian Ngoài việc cung cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật, du ngoạn phong cảnh thiên nhiên ra, du lịch còn có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy phát triển văn hóa dân tộc

Tuy nhiên, du lịch cũng gây những tác động tiêu cực đối với văn hóa xã hội: hàng hóa hóa, tầm thường hóa văn hóa dân tộc; sự sa sút của quan niệm đạo đức

2.3.4 Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên:

 Tác động tích cực:

Bảo tồn thiên nhiên: du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc

bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia

Tăng cường chất lượng môi trường: du lịch có thể cung cấp những sáng kiến

cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc

Đề cao môi trường: việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề

cao giá trị các cảnh quan

Cải thiện hạ tầng cơ sở: các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường

sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch

Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc

trao đổi và học tập với du khách

 Tác động tiêu cực:

Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên…,

từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường Trong nhiều trường hợp,

do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây

ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài

Trang 24

Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: du lịch là ngành công nghiệp tiêu

thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương

Nước thải: nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà

hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thủy vực gây hại cho cảnh quan

và nuôi trồng thủy sản

Rác thải: vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch Đây là

nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội

Ô nhiễm không khí: tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du

lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông

Năng lượng: tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và

lãng phí

Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể

gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại

Ô nhiễm phong cảnh: ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà

hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch

vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất

Làm nhiễu loạn sinh thái: việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có

thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng ) Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại

Trang 25

di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền

2.3.5 Ảnh hưởng của môi trường đến phát triển du lịch:

Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch Môi trường được xem là yếu

tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch

Những ảnh hưởng chủ yếu của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch được trình bày ở hình 2.1

Hình 2 1: Sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động du lịch

Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường (chất lượng, điều kiện, sự cố - tai biến) ở những mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch

2.4 PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

2.4.1 Phát triển bền vững:

“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được các yêu cầu của thế hệ hiện tại

mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên

cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo

vệ môi trường” (Theo Luật Bảo vệ môi trường, 2005)

2.4.2 Du lịch bền vững:

“Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia

Trang 26

du lịch Quá trình này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại” (Lê Huy Bá, 2006)

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào

đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các

hệ đảm bảo sự sống

Mục tiêu của du lịch bền vững là:

 Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường

 Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển

 Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa

 Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách

 Duy trì chất lượng môi trường (Nguồn: www.tusach.thuvienkhoahoc.com)

2.4.3 Các nguyên tắc du lịch bền vững:

1) Sử dụng nguồn lực (tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội) đúng cách; 2) Giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải để tránh chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại môi trường và đóng góp cho chất lượng du lịch;

3) Duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội làm chỗ dựa sinh tồn cho công nghiệp du lịch;

4) Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch chiến lược cấp quốc gia và địa phương, có tiến hành đánh giá tác động môi trường;

5) Hỗ trợ kinh tế địa phương và có tính đến giá trị và chi phí môi trường;

6) Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương để vừa nâng cao chất lượng du lịch và tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng;

7) Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan để cùng giải tỏa các mâu thuẩn tiềm ẩn về quyền lợi;

8) Đào tạo cán bộ có lồng ghép nhận thức du lịch bền vững vào thực tiễn công việc;

9) Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm, cung cấp cho khách những thông tin đầy đủ để nâng cao ý thức của khách đối với môi trường, đồng thời tăng sự hài lòng của khách;

Trang 27

2.4.4 Phát triển du lịch sinh thái bền vững:

“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”

2.5 HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 2.5.1 Tiềm năng du lịch biển ở Việt Nam:

Việt Nam có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch biển, với trên 3000 km bờ biển, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài trên ven biển Việt Nam đã tạo những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển Những bãi biển, vịnh biển của Việt Nam được du khách cả thế giới biết đến như vịnh Hạ Long (2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và được bình chọn là kỳ quan thiên nhiên thế giới 2012), vịnh Nha Trang - một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh, bãi biển Đà Nẳng được tạp chí Forber bầu chọn

là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh…cũng đã nói lên sức hút của biển Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước

Bên cạnh những giá trị tự nhiên các yếu tố nhân văn giàu bản sắc văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc: Kinh, Hoa, Khơ me, Chăm… vùng ven biển cũng có ý nghĩa to lớn đối với phát triển du lịch biển Nhiều địa bàn ven biển và hải đảo như Hải Phòng - Quảng Ninh, Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam… hội tụ đủ những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có giá trị tạo nên sức hấp dẫn lớn về du lịch

2.5.2 Du lịch biển và vấn đề môi trường ở Việt Nam

Nguyễn Văn Phước (2009) cho rằng ngày nay có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường

bờ, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven

bờ

Trang 28

Ngoài ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu thuyền vận tải khách du lịch, phương tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lưu niệm cũng góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới Hậu quả là các bãi biển nổi tiếng của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển nghiêm trọng

Tại các khu vực ven bờ biển vịnh Hạ Long đã có những biểu hiện ô nhiễm cục

bộ do tăng lượng chất rắn lơ lửng, giảm lượng ôxy hoà tan, nitơrit và vi khuẩn gây bệnh coliform

Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, năm 2009 khu vực Hạ Long - Cẩm Phả có 21 dự án lấn biển và 17 dự án đổ bùn thải làm đe doạ trực tiếp nghiêm trọng đến vùng di sản Thống kê của ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của cư dân đổ xuống biển

Các hoạt động dịch vụ du lịch trên bờ không được quản lý chặt chẽ Nhà vệ sinh trên tàu du lịch xả thải trực tiếp xuống biển Theo kết quả giám sát môi trường hàng năm về hiện trạng môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chất lượng nước biển ở các bãi tắm, như: Long Hải, Hồ Cóc, Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu đều đã có dấu hiệu

ô nhiễm môi trường (trích dẫn bởi Nguyễn Huyền, 2009)

Boris Fabres (2009) cho rằng du lịch, đặc biệt là du lịch ven biển đã đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam Ngành du lịch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ủng hộ công nghiệp địa phương và tạo ra nhiều việc làm cho cư dân vùng ven biển và đảo Với kế hoạch kinh tế và ven biển sẽ góp hơn 50% tổng thu nhập quốc dân vào năm 2020, ngành du lịch thậm chí còn phát triển rộng hơn nữa

Trong khi đó, có nhiều vùng môi trường tự nhiên với tính đa dạng sinh học nổi bật cho du khách đến tham quan như: biển, cát, rừng đước, sông và rạn san hô lại đang chịu sức ép lớn bởi sự ô nhiễm và phá hủy do con người tạo ra, đã tác động tới môi trường tự nhiên và hệ sinh thái

Những rạn san hô ở Việt Nam có nguy cơ ô nhiễm ở cấp cao, gấp 8 lần so với mức trung bình ở các nước châu Á khác Sự xói mòn bờ biển cũng đang tăng lên và sự

ô nhiễm hoá chất do công nghiệp, nông nghiệp, nước thải của con người đang ngày càng tồi tệ hơn

Trang 29

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo mỗi năm Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch, do những cơ sở có hệ thống xử lý vệ sinh nghèo nàn Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch Sự thay đổi đa dạng sinh học tự nhiên và việc số lượng chất thải rắn, đặc biệt là chất dẻo, ngày càng tăng đã làm cho các bãi biển và vùng duyên hải ngày càng ít khách du lịch đến tham quan

Thiệt hại tài chính do chất lượng môi trường thấp ở Việt Nam được ước tính vào khoảng 2,5 tỷ USD vào 2004 Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và khách sạn là tác nhân tác động đến chất lượng môi trường, họ cũng là người chịu ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm và phát triển của các lĩnh vực khác nhau (trích dẫn bởi Nguyễn Huyền, 2009)

2.6 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ KHU DU LỊCH SA HUỲNH

2.6.1 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi:

Hình 2 2: Sơ đồ vị trí tỉnh Quảng Ngãi (Nguồn:http://www.quangngai.gov.vn)

Quảng Ngãi nằm ở trung tâm hai miền Bắc – Nam của đất nước, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam và dọc theo hành lang kinh tế Đông - Tây, có đường giao thông thuận tiện, có cửa khẩu quốc tế Bờ Y, có truyền thống văn hóa đặc trưng, bãi biển, các giá trị sinh thái và đa dạng sinh học là những điều kiện thuận lợi để

Trang 30

phát triển du lịch Tuy nhiên, theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với Quảng Ngãi chưa nhiều, chủ yếu là khách công vụ Nằm giữa hai tuyến du lịch đang rất thu hút du khách là "Con đường di sản miền Trung" và "Con đường xanh Tây Nguyên", nhưng khách dừng chân ở Quảng Ngãi rất ít Một phần do công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh và tiềm năng du lịch của Quảng Ngãi còn yếu, nguồn nhân lực phục vụ du lịch trình độ còn thấp và thiếu tính chuyên nghiệp Mặt khác cơ sở hạ tầng du lịch như mạng lưới giao thông, dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm còn hạn chế do nguồn vốn đầu tư chưa nhiều

Quảng Ngãi hiện có 5 tuyến du lịch tiêu biểu với các điểm tham quan như sau:

 Tuyến TP Quảng Ngãi – Dung Quất – Vạn Tường (1 ngày)

 Khu kinh tế Dung Quất

 Khu du lịch Mỹ Khê, Cổ lũy Cô thôn

 Núi và chùa Thiên Ấn

 Mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng

 Tuyến Tp Quảng Ngãi – Mộ Đức – Ba Tơ (1 ngày)

 Nhà lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

 Mộ Trần Cẩm, di tích rừng Nà (Đức Thạnh), biển Minh Tân

Trang 31

 Tuyến du lịch TP Quảng Ngãi – Đức Phổ - Sa Huỳnh (1 ngày)

 Nhà lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

 Di tích khảo cổ Sa Huỳnh

 Khu du lịch Sa Huỳnh

 Quẩn thể di tích AH – LS – BS Đặng Thuỳ Trâm

 Tuyến TP Quảng Ngãi – đảo Lý Sơn (2 ngày 1 đêm)

Hình 2 3: Bản đồ một số khu du lịch ở Quảng Ngãi (xem phụ lục 1)

Bảng 2 1: Thống kê số lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi (2000 - 2010)

Năm Tổng số khách

(lượt khách)

Trong đó Khách quốc tế Khách nội địa

Trang 32

Năm Tổng số khách

(lượt khách)

Trong đó Khách quốc tế Khách nội địa Tăng trưởng

Bình quân %

19,7 1,72 18,1

  Bảng 2 2: Thu nhập du lịch của Quảng Ngãi (2000 - 2010)

Năm Thu nhập du lịch của

2010)

Trang 33

- Phía Đông: giáp biển Đông

- Phía Tây: giáp QL1A và thôn Tấn Lộc

- Phía Nam: giáp khu quy hoạch du lịch biển của tỉnh

- Phía Bắc: giáp đất khu dân cư

2.6.2.2 Lịch sử hình thành:

Sa Huỳnh là một trong những danh lam thắng cảnh của Quảng Ngãi, nổi tiếng với bờ biển rất đẹp Sa Huỳnh với địa thế sau lưng là núi cao với nhiều dòng suối, trước mặt là biển với hàng dương xanh ngắt là một phong cảnh hữu tình và lãng mạn, không chỉ người dân bản địa mà khách thập phương mỗi khi có dịp đi qua Sa Huỳnh cũng muốn dừng chân để chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây, chính vì thế mà nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống, dịch vụ nhỏ lẻ bắt đầu xuất hiện

Trang 34

Năm 2008, Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Ngãi đã quyết định đầu tư xây dựng mở rộng Khách sạn Du lịch Sa Huỳnh thành KDL Sa Huỳnh đạt tiêu chuẩn phục

vụ khách trong nước và quốc tế Ngày 3/2/2010 KDL Sa Huỳnh chính thức mở cửa đón du khách với quy mô giai đoạn 1 là 1,7 ha

2.6.2.3 Hiện trạng cơ sở vật chất - hạ tầng:

 Khu vực đón tiếp, hướng dẫn:

Khu vực đón tiếp đặt tại vị trí cổng số 1 (tiếp giáp với QL1A về hướng tây bắc, hiện nay là cổng chính) bao gồm một quảng trường trung tâm bao quanh là hệ thống nhà hàng với kiến trúc nhà gỗ 5 gian truyền thống, với hệ rườn cột tạo nét thân quen gần gũi và chào đón du khách Khối nhà đón tiếp có mái gợi lên hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam với chức năng tiếp nhận, hướng dẫn du khách

Quảng trường còn được gắn kết với không gian bãi biển trên diện rộng tạo tầm nhìn thoáng đãng cho du khách ngay từ bên ngoài cổng Nơi đây với diện tích đủ rộng

có thể tổ chức các lễ hội ngoài trời – biểu diễn…

 Cụm khách sạn chính

Cụm khách sạn chính gồm một biệt thự khách sạn hai tầng và 9 boungalow có tổng diện tích 2445 m2 với trên 40 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao có thiết kế hài hòa cảnh quan, mọi du khách nghỉ lại đều có thể tiếp xúc với cảnh quan biển trong suốt quá trình lưu trú kể cả khi thời tiết không thuận lợi

Bên cạnh đó còn có cụm dịch vụ kèm theo như khu massage, hồ bơi, karaoke… với tiện nghi hiện đại nằm xen lẫn trong không gian cây xanh trải dọc bờ biển

 Hệ thống nhà hàng:

Hiện tại, KDL có 3 nhà hàng với tổng diện tích là 892 m2 có thể phục vụ tối đa

950 khách Các nhà hàng được thiết kế không gian mở, thoáng mát, tận dụng tối đa lợi thế của biển Du khách có thể vừa thưởng thức món ăn, vừa tận hưởng gió biển và lắng nghe tiếng sóng vỗ bờ Các món ăn được phục vụ tại nhà hàng của KDL cũng rất đa dạng từ các món đặc sản của địa phương đến các món ăn mang phong cách châu Âu được chế biến bởi các đầu bếp chuyên nghiệp có thể làm hài lòng đa số du khách khi đến đây

Trang 35

 Hệ thống đường giao thông:

Theo số liệu hiện trạng năm 2010, diện tích giao thông trên địa bàn xã là 54,72

ha, chiếm 2,95% diện tích tự nhiên Mạng lưới giao thông trên địa bàn xã tương đối thuận lợi Bên cạnh tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A đi ngang qua địa bàn xã còn có mạng lưới giao thông nội bộ nằm trong hệ thống giao thông nông thôn phân bố đều khắp xã Đường thôn, xóm nội đồng ở xã Phổ Châu có tổng diện tích là 35,92 ha

 Hệ thống cấp thoát nước:

Hiện tại KDL đang sử dụng nguồn nước cấp của huyện Đức Phổ, ngoài ra KDL

có xin phép cơ quan chức năng thực hiện 1 giếng khoan để phục vụ tại chỗ cho tưới cây và rửa đường

Thoát nước: hệ thống thoát nước của KDL được đấu nối vào mương thoát nước chung nằm dọc theo trục đường đổ về hướng quốc lộ 1A

 Hệ thống cấp điện:

Hạ thế trạm biến áp 320KWA/22KV do điện lực Quảng Ngãi lắp đặt và nối vào

tủ kỹ thuật chính của KDL bằng dây cáp bọc nhựa D50: 3M50+1M35 Tại đây bố trí

hệ thống dây cáp đấu nối đến từng khu vực thông qua 1 aptomat phụ cho mỗi khu để cấp điện Tại mỗi khu vực có dùng điện được bố trí thiết bị cung cấp van an toàn tự

Trang 36

ngắt để đảm bảo tốt nhất việc an toàn trong quá trình làm việc, sản xuất chế biến, kinh doanh phục vụ khách và sinh hoạt

Trang 37

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DLST VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở KHU

DU LỊCH SA HUỲNH

3.1.1 Hiện trạng tài nguyên DLST ở KDL Sa Huỳnh:

Hiện nay, KDL Sa Huỳnh mới chỉ được xây dựng và đưa vào hoạt động 1,7 ha, phát triển chủ yếu dựa trên lợi thế từ bãi biển đẹp, hoang sơ và môi trường trong lành,

là điểm dừng chân nghỉ ngơi, vui chơi của du khách

Tài nguyên DLST ở KDL chủ yếu là cảnh quan thiên nhiên đẹp mà cụ thể là bãi biển trung tâm

 Bãi biển Sa Huỳnh

Nằm dọc theo quốc lộ 1A, bãi biển Sa Huỳnh thuộc địa phận hai xã Phổ Thạnh

và Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, từ lâu được biết đến như một điểm du lịch khá lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước

Vẻ đẹp quyến rũ của bãi biển Sa Huỳnh là bờ cát trắng mịn trải dài hàng cây số, trông xa giống như áng tóc xõa của người con gái đang tuổi xuân thì Nằm cách bờ chừng hơn một hải lý là dãy đá ngầm cùng rạn san hô, thế giới của rong biển và những đàn cá đa dạng về chủng loại cùng màu sắc Địa danh Sa Huỳnh phải viết cho đúng là

Sa Hoàng, có nghĩa là cát vàng, màu cát ở đây không trắng như ở nơi khác mà lại có màu vàng óng ánh thật đẹp Sở dĩ, phải viết thành Sa Huỳnh vì chữ “Hoàng” trùng tên chúa Nguyễn Hoàng thời Nguyễn sơ

Trang 38

Hình 3 1: Biển Sa huỳnh (Nguồn: www.sahuynh.net)

Khu du lịch Sa Huỳnh nằm ngay ở bãi biển trung tâm Nơi đây có độ dốc thấp, hướng thẳng vế phía mặt trời mọc, nằm cạnh tuyến đường sắt và quốc lộ 1A Trước kia tại đây còn có rừng dương lâu năm, nhưng do việc xây dựng KDL nên một diện tích khá lớn rừng dương đã bị mất Bên cạnh đó là việc xây kè chắn sóng để bảo vệ công trình cũng đã làm mất đi phần nào vẻ đẹp của bãi cát

Cách bãi biển trung tâm không xa là đá Bia, là một tảng đá thuộc nhánh núi con của dãy Trường Sơn nằm chệch ra tới biển Theo lời nhận xét của người dân địa phương và du khách, khi đứng trên đỉnh đá Bia vào buổi chiều tà, phóng tầm mắt ra khơi xa ngắm những tia nắng cuối cùng sắp khuất sau rặng núi, hay ngồi dưới hàng dương lộng gió mà nghe lời thì thầm của gió biển thì mọi mệt nhọc đều tan biến

3.1.2 Tài nguyên DLST ở Sa Huỳnh (trong phạm vi ranh giới đã được quy hoạch):

Tuy KDL Sa Huỳnh không có nhiều tài nguyên DLST nhưng lại có lợi thế nằm trong vùng có nhiều thắng cảnh đẹp, những bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương,

và từ lâu đã nổi tiếng với nền “Văn hóa Sa Huỳnh” thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước Trong tương lai phát triển hoàn thiện 52 ha, từ KDL có thể liên kết với nhiều nơi, tạo ra nhiều sản phẩm DLST đặc sắc Một số tài nguyên DLST có thể kể đến như:

Trang 39

bê tông dọc theo những triền đồi, hai là đi bộ băng đồng, trèo đèo, lội suối, băng qua những lối mòn để leo lên núi

Hình 3 2: Phong cảnh đường lên Đồng Vân (Nguồn: www.sahuynh.net)

Đồng Vân không chỉ là nơi giao hòa giữa đất và trời, nơi đây còn có hồ Cây Khế thơ mộng, thác nước chênh vênh tất cả hòa với nhau tạo nên khung cảnh rất riêng cho nơi này

 Hồ Cây Khế - Suối Cây Sanh:

Đây là đập nước ngọt lớn nhất ở Sa Huỳnh và cung cấp một phần lớn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của xã Phong cảnh ở đây khá đẹp, môi trường trong lành, khá đa dạng về thực vật và động vật, đặc biệt là các loài chim

Trang 40

Hình 3 3: Góc hồ Cây Khế - Đồng Vân (Ảnh: Trần Cao Duyên)

Hình 3 4: Bên Suối Cây Sanh ĐồngVân(Ảnh: Trần Cao Duyên)

 Hóc Mó và Đảo Khỉ:

Hóc Mó là một địa danh khá nổi tiếng về gành đá, rừng dương, biển và cát Dải

bờ biển hơn 3 km trải dài từ bắc xuống nam mà điểm dừng là gành Hóc Mó hoang sơ

Từ “Hóc” được hiểu là cái “vịnh” nhỏ - mà biển ăn khá sâu vào bờ “Mó” là hình ảnh gành đá nhô ra biển, nhìn từ xa rất giống cái đầu con cá mó (còn gọi là cá nàng tiên hoặc cá hồng đào)

Ngọn đồi bên cạnh Hóc Mó là nơi sinh sống của đàn khỉ với số lượng khá đông Thức ăn của chúng là những hạt chà là, những dây chùm chày Bản đồ du lịch Quảng Ngãi gọi ngọn đồi đó là Đảo Khỉ

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô An, 2009. Du lịch sinh thái (tài liệu môn học). Đại học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái (tài liệu môn học)
2. Lê Huy Bá, 2006. Du lịch sinh thái. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Nhà XB: NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
3. Phạm Trung Lương, 2002. Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Nguyễn Xuân Cự và Nguyễn Thị Phương Loan, 2011. Giáo trình Môi trường và Con người. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Môi trường và Con người
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
5. Lê Văn Khoa cùng các cộng sự, 2010. Môi trường và Phát triển bền vững. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và Phát triển bền vững
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
11. Dương Mạnh Hùng, 2011. Khảo sát thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Sa Huỳnh huyện Đức Phổ. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Cảnh quan hoa viên, Đại học Nông Lâm, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Sa Huỳnh huyện Đức Phổ
12. Đỗ Thị Thu Bảy, 2010. Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững tại khu du lịch sinh thái thác Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Quản lý môi trường, Đại học Nông Lâm, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững tại khu du lịch sinh thái thác Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
13. Nguyễn Huyền (2009). “Quan hệ giữa du lịch và môi trường”. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2012.<http://vneconomy.vn/2009061502541731P0C19/quan-he-giua-du-lich-va-moi-truong.htm&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa du lịch và môi trường
Tác giả: Nguyễn Huyền
Năm: 2009
14. Tạp chí DLVN (2007). “Phát triển du lịch biển đảo Việt Nam”. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2012.<http://www.moitruongdulich.vn/index.php?itemid=1166&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch biển đảo Việt Nam
Tác giả: Tạp chí DLVN
Năm: 2007
16. Tủ sách khoa học (2009). “Du lịch bền vững là gì?”. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2012.<http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch_b%E1%BB%81n_v%E1%BB%AFng_l%C3%A0_g%C3%AC%3F&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững là gì
Tác giả: Tủ sách khoa học
Năm: 2009
6. Công ty CP Du lịch Quảng Ngãi, 2009. Bản cam kết bảo vệ môi trường dự án đầu tư khu du lịch Sa Huỳnh, xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi Khác
7. Công ty CP Du lịch Quảng Ngãi, 2011. Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái văn hóa Sa Huỳnh xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi Khác
8. Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi, 2011. Báo cáo tổng hợp: Kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2011 Khác
9. Trung tâm Trắc Địa và Quan Trắc Môi Trường tỉnh Quảng Ngãi, 2011. Thuyết minh công trình: Quy hoạch chi tiết thị trấn Sa Huỳnh địa điểm xã Phổ Thạnh huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi Khác
10. UBND huyện Đức Phổ, 2010. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2015 Khác
17. Các hình ảnh về khu du lịch Sa Huỳnh: <http://www.sahuynhtourist.com&gt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w