Việc BRT Suối Tre hàng ngàyphải tiếp nhận một lượng rác thải khá lớn đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân sinh sống
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn đến tất cả Quý Thầy, Cô đã hết lòng giảng dạy
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập tại Khoa Môitrường và Công nghệ sinh học – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố HồChí Minh
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phùng Chí Sỹ và Trung tâm Công nghệmôi trường (ENTEC) đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văntốt nghiệp
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã động viên
và giúp đỡ em hoàn thành khóa học./
Em xin chân thành cảm ơn
Tp HCM, ngày 01 tháng 7 năm 2010 Sinh viên thực hiện
Trần Hoàng Vy
Trang 2DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh 5
Bảng 2.2: Độ ẩm trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh 6
Bảng 2.3: Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh 7
Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh 7
Bảng 2.5: Tốc độ gió tại Biên Hoà (m/s) 8
Bảng 2.6: Hệ thống các suối chính chảy qua địa bàn xã Suối Tre 9
Bảng 2.7: Dân số và phân bố dân cư theo các xã, phường 2004 11
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế thời kỳ 1995 – 2005 15
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2005 19
Bảng 2.10: Hiện trạng giáo dục tại xã Suối Tre 22
Bảng 3.1: Thống kê khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn TX 34
Bảng 3.2: Kết quả phân tích về thành phần rác thải đô thị tại TX Long Khánh 35
Bảng 3.3: Thành phần trung bình của rác thải sinh hoạt ở 15 phường xã 35
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước mặt tại suối Tre 37
Bảng 3.5: Kết quả phân tích nước mặt tại suối Tre (tiếp theo) 37
Bảng 3.6: Vị trí lấy mẫu nước mặt 38
Bảng 3.7: Kết quả phân tích nước ngầm tại xã Suối Tre – TX Long Khánh 40
Bảng 3.8: Vị trí lấy mẫu nước ngầm 40
Bảng 3.9: Kết quả phân tích nước thải tại bãi rác đèo Rù Rì (Nha Trang) 41
Bảng 3.10: Vị trí lấy mẫu nước rỉ từ các bãi rác 43
Bảng 3.11: Kết quả phân tích chất lương không khí xung quanh tại BRT Suối Tre 44
Bảng 3.12: Vị trí không khí xung quanh tại khu vực lân cận BRT Suối Tre 44
Bảng 4.1: Khoảng cách từ BRT Suối Tre đến các công trình 48
Bảng 4.2: Đánh giá về sự phù hợp địa điểm của BRT Suối Tre 49
Bảng 4.3: Cơ sở xác định các vấn đề tổn hại về môi trường và mỹ quan tại các BCL 50 Bảng 4.4: Bảng tra giá trị của tham số địa chất thuỷ văn (I1) 50
Bảng 4.5: Mức độ tác động của các tham số khoảng cách, tầm nhìn và sử dụng đất 51
Bảng 4.6: Tác động về môi trường và mỹ quan của BRT Suối Tre 51
Trang 4Bảng 4.7: Mức độ tác động của mỗi tham số Ci 52 Bảng 4.8: Tính toán Mi 52 Bảng 4.9: Các thành phần cần đề cập trong kế hoạch đóng cửa bãi rác 57 Bảng 4.10: Bảng liệt kê các yếu tố cần xem xét khi đánh giá “tiềm năng nguy hại” của bãi đổ 58
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí xã Suối Tre – TX Long Khánh – Tỉnh Đồng Nai 4
Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và GDP thời kỳ 12
Hình 2.3: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1995 – 2005 14
Hình 2.4: Biểu đồ dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2005 – 2020 24
Hình 3.1: Bãi rác tạm xã Suối Tre – TX Long Khánh 30
Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn tại TX.Long Khánh 31
Hình 3.3: Xe guồng ép rác loại tải trọng 6 tấn của DNTN Trúc Anh 32
Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác tạm Suối Tre 36
Hình 4.1: Cấu tạo của lớp phủ bãi đổ 64
Hình 4.2: Các kiểu thu khí bãi đổ 65
Hình 4.3: Thứ tự các lớp phủ 68
Hình 4.4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải từ bãi rác 69
Trang 6MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ v
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.4.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 2
1.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 3
1.4.3 Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích số liệu 3
1.4.4 Phương pháp bản đồ và GIS 3
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.6 Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 3
CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI XÃ SUỐI TRE – THỊ XÃ LONG KHÁNH 4
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 4
2.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Điều kiện địa hình, địa chất 5
2.1.3 Đặc điểm khí tượng, thủy văn 5
2.1.4 Tài nguyên nước 9
2.1.5 Tài nguyên đất 10
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 10
2.2.1 Diện tích, dân số và tổ chức hành chính 10
2.2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế 12
2.2.3 Hiện trạng phát triển xã hội 21
2.2.4 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng đến năm 2020 23
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 29
Trang 7CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI
RÁC TẠM SUỐI TRE 30
3.1 HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 30
3.1.1 Nguồn gốc, quá trình hình thành bãi rác tạm 30
3.1.2 Hoạt động thu gom và tiếp nhận tại bãi rác tạm Suối Tre 31
3.1.3 Khối lượng và thành phần rác thải đã chôn lấp 33
3.1.4 Công nghệ xử lý rác thải tại bãi rác Suối Tre 35
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 37
3.2.1 Hiện trạng chất lượng nước mặt 37
3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước ngầm 39
3.2.3 Hiện trạng nước rỉ từ bãi rác 41
3.2.4 Hiện trạng chất lượng không khí 44
3.2.5 Hiện trạng chất lượng đất 45
3.2.6 Tài nguyên sinh học 45
CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 46 4.1 SƠ LƯỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CẢO TẠO CÁC BÃI RÁC Ở VIỆT NAM 46
4.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP VỀ ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 47
4.2.1 Đánh giá mức độ phù hợp về địa điểm 47
4.2.2 Đánh giá mức độ phù hợp về quy mô 53
4.2.3 Đánh giá mức độ phù hợp về công nghệ và môi trường 55
4.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÓNG CỬA BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 57
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
5.1 KẾT LUẬN 72
5.2 KIẾN NGHỊ 72
PHẦN PHỤ LỤC 75
Trang 8CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay phát triển bền vững đã trở thành trung tâm của sự phát triển ở mọilĩnh vực trong xã hội Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề đáng lưutâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế Tốc độ công nghiệp hóa,hiện đại hóa, đô thị hóa khu vực nông thôn diễn ra nhanh chóng, thu nhập của ngườidân ngày càng được cải thiện, mức sống dần được nâng lên đã đồng thời làm cho môitrường này càng bị tác động xấu, gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng
Thị xã (TX) Long Khánh là đơn vị hành chính được thành lập từ năm 2004, trên
cơ sở chia tách từ huyện Long Khánh và thị trấn Xuân Lộc, là một đơn vị trung dunằm trên cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh Tổng diện tích tự nhiên của TX là194,09 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đồng Nai Dân số năm 2005 là
141.210 người, chiếm tỷ lệ 6,36% dân số toàn tỉnh Với 15 đơn vị hành chính gồm: 6phường (Phường Xuân Bình, phường Xuân An, phường Xuân Hòa, phường XuânTrung, phường Xuân Thanh, phường Phú Bình) và 9 xã (xã Bàu Trâm, xã Bảo Vinh,
xã Bảo Quang, xã Suối Tre, xã Xuân Lập, xã Bàu Sen, xã Xuân Tân, xã Hàng Gòn và
xã Bình Lộc)
Sau quá trình thành lập, bên cạnh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội (KTXH) dẫntheo lượng rác thải phát sinh tại thị xã ngày càng nhiều Hiện nay, trên địa bàn TX.Long Khánh chưa có khu xử lý chất thải hợp vệ sinh theo đúng quy định Toàn bộlượng rác thải phát sinh hàng ngày được DNTN Trúc Anh thu gom, vận chuyển và xử
lý tại bãi rác tạm đặt tại ấp Núi Tung – xã Suối Tre (BRT Suối Tre) Tuy nhiên, trongtương lai khu vực này sẽ được quy hoạch xây dựng thành cụm dân cư (CDC) nhằmđáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân sau khi các cụm công nghiệp (CCN) và khucông nghiệp (KCN) trên địa bàn TX đi vào hoạt động Việc BRT Suối Tre hàng ngàyphải tiếp nhận một lượng rác thải khá lớn đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân sinh sống trongkhu vực, hạn chế sự phát triển kinh tế trên địa bàn xã nói riêng và toàn TX nói chung
Trang 9Trước yêu cầu phát triển bền vững KTXH tại xã Suối Tre nói riêng và TX.
Long Khánh nói chung, nhiệm vụ “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp cải tạo bãi rác tạm tại xã Suối Tre trên địa bàn thị xã Long Khánh” là điều hết
sức cần thiết và cấp bách trong thời gian tới
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài bao gồm:
- Đánh giá được hiện trạng và tác động của BRT Suối Tre trên địa bàn TX đếncác thành phần môi trường;
- Đề xuất được biện pháp cải tạo thích hợp nhằm giảm thiểu, khắc phục ônhiễm
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, KTXH tại xãSuối Tre – TX Long Khánh
- Đánh giá hiện trạng BRT gồm các nội dung: địa điểm bãi chôn lấp rác, khốilượng chất thải rắn tồn lưu tại bãi trong thời gian qua, hiện trạng công nghệ chôn lấptại bãi rác;
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực bãi rác và vùng lân cận;
- Đánh giá mức độ phù hợp của bãi rác và đề xuất phương án cải tạo thích hợp
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp cácnguồn tài liệu, tư liệu, số liệu, thông tin có liên quan một cách có chọn lọc từ đó đánhtheo yêu cầu và mục đích nghiên cứu
Nguồn tài liệu, số liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập,tổng hợp từ các cơ quan quản lý nhà nước gồm:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Long Khánh;
- UBND thị xã Long Khánh;
- Phòng Thống kê thị xã Long Khánh
Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo các tài liệu có liên quan tại Trung tâm Côngnghệ Môi trường (ENTEC)
Trang 10Nguồn tài liệu, số liệu cần thu thập gồm:
- Thu thập thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Suối Tre và thị xãLong Khánh;
- Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường từ các nguồn: Báo cáo HTMT, tìnhhình môi trường, đề tài, dự án nghiên cứu có liên quan,
1.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Các phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm so sánh, đối chiếu các khu vựckhác nhau, kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình phân tích haytính toán, thu thập, đo đạc bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại cái khu vực thiếu sốliệu
1.4.3 Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phầm mềm Microft Excel để thống kê các số liệu thu thập từ cácnguồn, phân tích bổ sung, vẽ biểu đồ, đồ thị và trình bày kết quả nghiên cứu
1.4.4 Phương pháp bản đồ và GIS
Đề tài sử dụng công cụ Google Earth, GPS Garmin và bản đồ giấy xác định vịtrí cần khảo sát trước khi khảo sát thực địa, bấm tọa độ và biểu diễn vị trí khảo sát lênbản đồ
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bãi rác tạm Suối Tre thuộc địa bàn xã SuốiTre, thị xã Long Khánh
Đề tài sẽ tập trung đánh giá hiện trạng môi trường tại BRT Suối Tre và khu vựclân cận trong phạm vi ảnh hưởng của bãi rác này Từ đó nghiên cứu các phương án cảitạo, khắc phục ô nhiễm
1.6 Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
Đề tài tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, ý kiến đánh giá về mức độ tácđộng của BRT đến các thành phần môi trường bằng các số liệu thực tế
Đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc cải tạo bãi rác tạm theo hướng thíchhợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Trang 11CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI
XÃ SUỐI TRE – THỊ XÃ LONG KHÁNH
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Suối Tre có tổng diện tích tự nhiên là 2.444,29ha trải dài dọc theo quốc lộ1A, cách TX Long Khánh 5km về hướng Tây, cách thành phố Biên Hòa khoảng 50km
về hướng Đông Ranh giới hành chính của xã như sau:
- Phía Nam giáp xã Bàu Sen;
- Phía Bắc giáp xã Bình Lộc và xã Xuân Thiện (Huyện Thống Nhất);
- Phía Đông giáp TX Long Khánh và xã Bão Vinh;
- Phía Tây giáp xã Xuân Lập và xã Xuân Thạnh (Huyện Thống Nhất)
Sơ đồ vị trí xã Suối Tre được trình bày trong hình 2.1
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí xã Suối Tre – TX Long Khánh – Tỉnh Đồng Nai
Trang 122.1.2 Điều kiện địa hình, địa chất
Địa hình xã Suối Tre không bằng phẳng, độ cao trung bình là 269,5m so vớimực nước biển Địa hình cao từ hướng Bắc trải dần về hướng Nam Điểm cao nhất của
xã Suối Tre là Đồi Tây với độ cao 390,3m so với mực nước biển Trong xã có khánhiều đồi núi như: đồi Núi Tung, đồi Núi Thị, đồi Ông Chớ, đồi Ông Đinh, đồi CộngĐồng, … các đồi này có độ dốc trung bình từ 150 – 250 Diện tích đất bằng phẳng phân
bố dọc theo hai bên quốc lộ 1A
2.1.3 Đặc điểm khí tượng, thủy văn
Khí hậu xã Suối Tre nói riêng và TX Long Khánh nói chung nằm trong vùngnhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia ra làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa
từ tháng V đến tháng XI, mùa khô từ tháng XII đến tháng IV
Trang 13Nhiệt độ trung bình năm 2008 là 29,9 C, nhiệt độ cao nhất là 28 C vào tháng IV
Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2008.
Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 73,3 - 75,7%, độ ẩm cao nhấtđược ghi nhận vào các tháng mùa mưa và thấp nhất vào các tháng mùa khô Các tháng
có độ ẩm cao nhất trong năm là các tháng IX và X, các tháng có độ ẩm nhỏ nhất làtháng II và III Chênh lêch độ ẩm giữa tháng khô nhất và tháng ẩm nhất trong khu vực
là 17%
2.1.3.3 Số giờ nắng trong năm
Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh được trình bày trongbảng 2.3
Bảng 2.3: Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh
ĐVT: giờ
Năm
Trang 14Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2008.
- Thời gian bắt đầu mùa mưa: khoảng đầu tháng V - VI;
- Thời gian kết thúc mùa mưa: cuối tháng X - XI;
- Lượng mưa trung bình: 2.080,1mm/năm (năm 2008);
- Lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất: 16,5 mm/ngày
Trang 152.1.3.3 Gió và hướng gió
Hướng gió chủ đạo thay đổi theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô
- Về mùa mưa, gió thịnh hành là Tây - Tây Nam tốc độ gió trung bình 3,5m/s;
- Về mùa khô, gió thịnh hành là Bắc - Đông Bắc tốc độ gió trung bình 2,4m/s
Tốc độ gió tại Biên Hoà (m/s) được trình bày trong bảng 2.5
Bảng 2.5: Tốc độ gió tại Biên Hoà (m/s).
Tháng Hướng gió Tốc độ gió (m/s) Tần suất lặng gió (%)
Trên địa bàn xã Suối Tre không có sông lớn mà chỉ có hệ thống các suối nhỏ và
hồ Suối Tre Vào mùa khô thì hầu hết các con suối nhỏ đều cạn, chỉ còn hồ Suối Trecấp nước phục vụ tưới tiêu cho 100ha đất nông nghiệp Hệ thống các suối chính chảyqua địa bàn xã Suối Tre được trình bày trong bảng 2.6
Bảng 2.6: Hệ thống các suối chính chảy qua địa bàn xã Suối Tre
(km)
Rộng (m)
Diện tích (ha)
1 Suối Tre Hồ Suối Tre Cầu Bình Lộc 2,45 5 1,2250
2 Suối Cấp Rang –
DĐ
3 Suối Cấp Rang Đồi Tây Xã Bàu Sen 4,875 7 3,4125
4 Suối Sàng Dốc Cầu dốc C Quốc lộ 1 5,175 6 3,1050
5 Các suối nhỏ
khác
22,4375
Trang 16Nguồn: UBND xã Suối Tre năm 2007.
2.1.4 Tài nguyên nước
Xã Suối Tre có hệ thống các con suối tương đối nhiều, nhưng hầu hết chỉ cónước vào mùa mưa, còn mùa khô thì hầu hết các con suối đều cạn, trừ hồ Suối Trephục vụ tưới nước cho khoảng 100ha
Nguồn nước ngầm thì hết sức hạn chế, độ sâu trung bình có nước khoảng 18m –20m, riêng ở khu vựa dốc C, đồi Tây thì ở độ sâu 50m vẫn chưa có nước Vì vậy khảnăng khai thác và sử dựng nước ngầm ở khu vực này rất khó khăn Khu vực ấp CápRang và ấp Suối Tre thì giếng khoan hoặc đào chỉ phục vụ cho sinh hoạt, còn về phục
vụ cho tưới tiêu thì rất hạn chế Riêng khi vực Núi Tung khi khoan giếng thì có khảnăng phục vụ cho tưới nhưng cũng rất hạn chế
2.1.5 Tài nguyên đất
Xã Suối Tre có diện tích đất tự nhiên là 2.444,29ha Bao gồm 3 nhóm đất chính:
- Nhóm đất đỏ (Ferrasols) có diện tích 1939,94ha, chiếm 79,35% tổng diện tích
tự nhiên Trong đó nhóm đất đỏ được phân ra làm 2 đơn vị đất là đất đỏ thẫm và đất đỏvàng, đồng thời chia thành 2 đơn vị phụ là đất đỏ thẫm tích tụ sét và đất đỏ vàng tích
tụ sét
- Nhóm đất đen (Luvisols) có diện tích 425,39ha, chiếm 17,4% tổng diện tíchđất tự nhiên Nhóm đất đen được phân ra 1 đơn vị đất là đất nâu thẫm, đơn vị phụ làđất nâu thẫm tầng đá nông
- Nhóm đất đá bọt (Andosols) có diện tích 79,45ha, chiếm 3,25% tổng diện tíchđất tự nhiên Nhóm đất đá bọt cũng được chia ra 1 đơn vị đất là đất đá bọt điển hình, 1đơn vị phụ là đất đá bọt điển hình tầng đá nông
Như vậy xã Suối Tre có 2 loại đất chính là đất đỏ (chiếm tỷ lệ khá lớn khoảng80%) và đất đen (20%) Hầu hết các loại đất này đều được hình thành trên nền đá mẹBazan Đất đen phân bố ở phía Tây của xã, nằm trên vùng đồi có độ dốc cao (phần lớn
ở đồi Tây) Đất đỏ phân bố ở vùng tương đối bằng phẳng và trải rộng trong phạm vihành chính của xã Đất đen được sử dụng trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như:
cà phê, tiêu, điều, các loại cây ăn quả (sầu riêng, chôm chôm, chuối, …) và các loạicây màu (bắp, đậu, …), đất đỏ được sử dụng phần lớn trồng cây cao su, còn lại trồngcây cà phê và điều
Trang 172.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1 Diện tích, dân số và tổ chức hành chính
2.2.1.1 Dân số
TX Long Khánh có tổng số dân là 141.242 người (năm 2005), trong đó xã SuốiTre chiếm khoảng 10.952 người trên tổng số 2.078 hộ; số nhân khẩu nữ là 5.520người, số nhân khẩu nam là 5.432 người
Trên địa bàn xã Suối Tre dân cư sống tập trung thành các cụm dân cư đượcphân bố ở 4 ấp gồm: ấp Núi Tung, ấp Dưỡng Đường, ấp Suối Tre và ấp Cấp Rang.Trong đó ấp Suối Tre có vai trò rất quan trọng vì trên địa bàn ấp có khu văn hóa SuốiTre, vì vậy khu dân cư này có thể phát triển thành khu trung tâm của xã Ngoài ra khudân cư tại ấp Núi Tung cũng cần lưu ý để phát triển mở rộng do khu dân cư này nằmgiáp với TX Long Khánh nên vấn đề đi lại, buôn bán rất thuận lợi
Trong những năm qua, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được chỉ đạothực hiện tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học bình quân của xã Suối Tre là 1,3%
2.2.1.2 Mật độ dân số
Mật độ phân bố dân cư tại xã Suối Tre là 430 người/km2, thuộc vào mức trungbình so với các xã khác Cơ cấu dân số và mật độ dân cư được trình bày trong bảng2.7
Bảng 2.7: Dân số và phân bố dân cư theo các xã, phường 2004
Stt Đơn vị hành chính Dân số (người) Diện tích (km 2 ) Mật độ
(người/km 2 )
Trang 18Trong những năm qua số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh chiếm 60,5%
so với dân số năm 2005 Dân số trên địa bàn xã Suối Tre trong độ tuổi lao động hầuhết làm công nhân cho nông trường cao su An Lộc thuộc Công ty cao su Đồng Nai(chiếm khoảng 80%) Trung bình mỗi hộ khoảng có khoảng 3 lao động, như vậy vớitổng số lao động xã khoảng 6.234 lao động trong đó nữ chiếm 42%, thì công nhân làmviệc cho nông trường cao su An Lộc khoảng 4.987 người Vì thế vấn đề việc làm trênđịa bàn xã tương đối ổn định, tình trạng thất nghiệp hầu như không có
Nhìn chung, nguồn lao động trên địa bàn xã được sử dụng ở mức khá, tuy nhiêncần nâng cao tỷ lệ lao động đã qua các lớp đào tạo, lao động có trình độ cao đẳng, đạihọc và trên đại học Cần sớm thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm thu hút lao động
có trình độ kỹ thuật cao, lao động quản lý và kinh doanh giỏi
2.2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế
2.2.2.1 Phát triển GDP và bình quân GDP
Trong khoảng 10 năm gần đây, nền kinh tế TX Long Khánh đã có bước pháttriển tương đối nhanh Tổng sản phẩm GDP của thị xã tăng từ 352 tỷ đồng năm 1995lên đến 594 tỷ đồng năm 2000 và 997 tỷ đồng năm 2005 (giá so sánh 1994), nhịp độtăng bình quân bình quân hàng năm giai đoạn 1996 – 2000 là 11,0%; giai đoạn 2001 –
2005 là 11,8% Biểu đồ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và GDP thời kỳ
1995 – 2005 được trình bày trong hình 2.2
Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005
Trang 191995 – 2005
Xã Suối Tre cũng không nằm ngoài sự tăng trưởng trên, trong những năm quanền kinh tế của xã không ngừng phát triển theo nhịp độ chung của toàn thị xã, việckhai thác được thế mạnh riêng của xã đã góp phần nâng cao đời sống vật chất củangười dân trên địa bàn
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 3.125.000 đồng (năm 1995) lên đến5.320.000 đồng (năm 2000) và 9.698.000 đồng (năm 2005) (theo giá thực tế), tươngđương tăng từ 284 USD (năm 1995) lên 441 USD (năm 2000) và 614 USD (năm2005) (qui đổi theo giá thực tế) Nhịp độ tăng bình quân của giá trị sản xuất ngànhcông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hàng năm giai đoạn 1996 – 2000 là 3,4% và giaiđoạn 2001 – 2005 là 15,8% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so GDP tăng từ 22,6 % (năm1995) lên 24,5% (năm 2000) và 32,0% (năm 2005), tương ứng tăng từ 95 tỷ đồng(năm 1995) lên 169 tỷ đồng (năm 2000) và 438 tỷ đồng (năm 2005) Nhiều chỉ tiêuchủ yếu phát triển kinh tế đã đạt cao hơn so với chỉ tiêu của tỉnh như : tỷ lệ hộ có nhàkiên cố và bán kiên cố, tỷ lệ hộ được sử dụng điện, nước sạch, số máy điện thoại /100dân …
Tóm lại tình hình KTXH của xã trong những năm qua phát triển tương đối toàndiện, nhiệm vụ phát triển kinh tế được chỉ đạo và thực hiện gắn liền với giải quyếtnhững vấn đề bức xúc về xã hội Tuy có những khó khăn như: giá cả nông sản thấp,nhất là giá cà phê, sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiêu thụ chậm, thịtrường còn hạn hẹp Nhưng các thành phần kinh tế đã năng động khắc phục những khókhăn, yếu kém, tạo bước phát triển ổn định cho nền kinh tế Đời sống nhân dân đượccải thiện rõ rệt về cả vật chất lẫn tinh thần
2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
TX Long Khánh là cửa ngõ phía Đông của thành phố Biên Hòa và là trung tâmcủa vùng lãnh thổ phía Đông tỉnh Đồng Nai, tuy mới được thành lập nhưng TX đãđóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỷ trọng nông –lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế GDP đã giảm từ 52% (năm 1995) xuống còn42,2% (năm 2000) và 23% (năm 2005) Thay vào đó, tỷ trọng giá trị gia tăng côngnghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP tăng từ 19,6 % (năm 1995) lên 21,1% (năm2000) và 30,4 % (năm 2005), tỷ trọng dịch vụ tăng từ 28,4% (năm 1995), lên 30,4 %
Trang 20(năm 2000) và 46,6% (năm 2005) Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1995 –
2005 được trình bày trong hình 2.3
Năm 2000
Nông - Lâm - Ngư Nghiệp 45%
Công Nghiệp 21%
Dịch Vụ 34%
Năm 2005
Nông - Lâm - Ngư Nghiệp 23%
Công Nghiệp 30%
Dịch Vụ 47%
Hình 2.3: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1995 – 2005
Tại xã Suối Tre, tình hình tăng trưởng kinh tế cũng đã có sự chuyển đổi cơ cấutheo hướng tăng giá trị các ngành: nông nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, tiểuthủ công nghiệp, … góp phần đưa nền kinh tế của xã tăng trưởng, hòa nhập với nềnkinh tế chung của toàn TX
Mặc dù gặp những khó khăn về thời tiết, giá cả thị trường nhưng kinh tế trênđịa bàn vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức khá Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăngnhanh tỷ trọng thương mại dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp trong tổng sản phẩm trên địabàn Cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn được đầu tư phát triển, luôn hoàn thành vượtchỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách hàng năm
Hiện nay, cơ cấu kinh tế vẫn lấy nông nghiệp là chủ yếu chiếm 80% trong tổngthu nhập, 20% còn lại là các ngành nghề khác Tốc độ phát triển kinh tế năm 2005 đạt10% Thu nhập bình quân đầu người là 9,7 triệu đồng/người/năm
Tốc độ tăng trưởng qua các năm: nông nghiệp đạt: 7%, thương mại – dịch vụđạt: 10%, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng đạt: 12%
Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo tỷ lệ: nông nghiệp: 30%, thươngmại – dịch vụ: 28%, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: 42%
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của xã Suối Tre nói riêng và toàn TX nói chung đã
có sự chuyển dịch đáng kể, nhưng chất lượng chuyển dịch chưa cao, chuyển dịch cơcấu trong nội bộ từng ngành còn chậm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa gắn liền vớichuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao năng suất lao động, đặc biệt trong sản xuấtcông nghiệp còn nhiều lao động năng suất thấp Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tếthời kỳ 1995 – 2005 được trình trong bảng 2.8
Trang 21Bảng 2.8: Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế thời kỳ 1995 – 2005
1995
Năm 2000
Năm 2005
Nhịp độ tăng bình quân ( %) 1995- 2005
2005
- Công nghiệp và xây
dựng
Trang 22Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm
1995
Năm 2000
Năm 2005
Nhịp độ tăng bình quân ( %) 1995- 2005
2005
2001-6 Thu ngân sách trên địa
2.2.2.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của TX Long Khánh có nhiều thuận lợi đểphát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Đặc biệt là chi phí đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn TX thấp hơn so với nhiều nơi khác,nguồn lao động tại chỗ dồi dào
Liên tục trong những năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp tăng từ 152,6 tỷ đồng (năm 1995) lên 513 cơ sở năm (2000) và 775 cơ sở năm(2005) Nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1996 – 2000 là 13,6%, giai đoạn
2001 – 2005 là 8,0% Nhịp độ tăng về giá trị sản xuất và lao động cao hơn so với nhịp
độ tăng về số cơ sở sản xuất, thể hiện sự phát triển về qui mô các cơ sở sản xuất vàchất lượng sản phẩm được nâng cao
Lao động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 2.986 người(năm 1995) lên 4.040 người (năm 2000) và 7.154 người (năm 2004), ước thực hiệnnăm 2005 là 8.000 người Nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1996 – 2000 là6,2%, giai đoạn 2001 – 2005 là 14,6% Lao động sản xuất công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp năm 2005 chiếm 11,6% so tổng số lao động đang làm việc trong cácngành kinh tế xã hội
Trang 23Trên địa bàn TX Long Khánh không có công nghiệp khai thác, công nghiệpsản xuất, phân phối điện, nước chiếm tỷ lệ rất thấp Công nghiệp chế biến chiếm tỷtrọng cao và chủ yếu là sản xuất các sản phẩm: hạt điều nhân, may quần áo xuất khẩu,may túi sách, ví da, giày dép xuất khẩu, sửa chữa tân trang các loại máy nôngnghiệp…
Tại xã Suối Tre, trong những năm tới công nghiệp sẽ được đầu tư phát triểnmạnh, công nghiệp chuyển dịch theo hướng kết hợp chặt chẽ với nông nghiệp, hỗ trợnông nghiệp phát triển để đưa KTXH chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Hiện nay, trên địa bàn xã đang xây dựng cụm công nghiệp Suối Tre 1 với tổngdiện tích là 50 ha, tổng vốn đầu tư là 84 tỷ đồng với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuậthoàn chỉnh, đầy đủ và đồng bộ, để phục vụ mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất nhỏ, cơ
sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, thu hút các nhà đầu tư trong vàngoài nước thực hiện dự án sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếmạnh mẽ cho xã Suối Tre và toàn TX Long Khánh - khu đô thị mới của Tỉnh ĐồngNai
Hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp tại xã Suối tre chủ yếu là cơ khí sữachữa, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, khuyến khích đầu tư công nghệ, đổi mới thiết
bị, mở rộng quy mô Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá nhanh đúnghướng theo kế hoạch mà Đảng ủy tại xã Suối Tre đề ra như: chế biến hạt điều, chế biếnthức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, … với quy mô lớn hơn đã đáp ứng nhu cầuphục vụ cho sự nghiệp nông nghiệp hóa nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn pháttriển Tiểu thủ công nghiệp phát triển đã thúc đẩy chuyển dịch kinh tế trên địa bànnông thôn, từng bước giải quyết được nguyên vật liệu và lao động trong nông nghiệp
2.2.2.4 Sản xuất nông nghiệp và thủy sản
(1) Trồng trọt
TX Long Khánh có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm Năm 2005, tổng diệntích đất nông nghiệp là 17.136ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 2.560ha, chiếm14,9% so với diện tích đất nông nghiệp; đất cây lâu năm 14.576ha chiếm 85,1%.Trong các loại cây lâu năm, diện tích cà phê giảm từ 4.208ha (năm 2000) xuống còn905ha (năm 2005) Nhịp độ giảm bình quân hàng năm là 36,0% Thay vào đó, diện
Trang 24tích trồng cây ăn trái tăng lên khá nhanh từ 4.024ha (năm 2000) lên 6.200ha (năm2005), nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 9,0% Trong các loại cây hàng năm, diệntích canh tác lúa và hoa màu tương đối ổn định ở mức 1.407ha (năm 2000) và 1.540ha(năm 2005) Diện tích gieo trồng lúa (lúa cả năm) ổn định ở mức trên 2.200ha, riêngnăm 2005 đạt 2.691ha Diện tích gieo trồng bắp ổn định nhiều năm trên 1.000ha, riêng
2005 đạt 1.188ha Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng đổi mới cơcấu giống mới, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Tại xã Suối Tre, diện tích đất trồng cây lâu năm là 26,89ha, chiếm 1,26% diệntích đất sản xuất nông nghiệp Diện tích đất trồng cây hàng năm chủ yếu là trồng cácloại bắp và đậu Tổng diện tích cây lâu năm của xã là 2.105,76ha, chiếm 98,76% đấtsản xuất nông nghiệp Trong đó: diện tích đất cây cao su do Công ty cao su Đồng Naitrực tiếp quản lý là 1.096,79ha; diện tích cây điều tăng từ 259ha lên 360ha; cây tiêutăng từ 34,7ha lên 41,5ha; cây cà phê giảm mạnh từ 120ha xuống còn 6,2ha do giá càphê trên thị trường liên tục rớt giá nên người dân đã chuyể đổi sang trồng các loại câykhác Về cây ăn quả, diện tích trồng cây chôm chôm tăng từ 71 hale6n 87, ha, cây sầuriêng tăng từ 41 ha lên 55 ha, cây chuối giảm từ 67 ha xuống còn 40 ha
Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp của xã được sử dụng hợp lý, đem lạihiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều vùng khác Tình hình sử dụng đất nông nghiệpgiai đoạn 2000 – 2005 được trình bày trong bảng 2.9
Trang 25Bảng 2.9: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2005
2005
Nhìn chung, ngành chăn nuôi đã có bước phát triển khá nhưng chưa có nhiều cơ
sở chăn nuôi quy mô lớn, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp Cần cóchính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chăn nuôi theo qui
mô lớn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất giống mới năng suất cao và xử lý chất thải chănnuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường TX và nông thôn Tăng tỉ trọng giá trị sản xuất chănnuôi trong những năm tới
(3) Thủy sản
Trên địa bàn xã không có hệ thống các sông suối lớn nên diện tích nuôi trồngthủy sản rất thấp Trong những năm tới đây, việc mở rộng hồ Suối Tre nhằm trữ nướccho sản xuất nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ tăng lên, tuy không nhiềunhưng rất có ý nghĩa đối với phát triển KTXH, cải thiện điều kiện môi trường, cảnhquan thiên nhiên Cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp sử dụng có hiệu quả cácnguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản và pháttriển du lịch sinh thái
Trang 26Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng từ 842 tỷ đồng (năm 2000) lên1.970,8 tỷ đồng (năm 2005), nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 – 2005
là 18,5% Kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn TX chủ yếu là cung ứng các mặt hàng càphê, hồ tiêu, hạt điều sơ chế Giá trị xuất khẩu năm 2005 đạt 35,798 triệu USD, tươngđương 565,6 tỷ đồng; giá trị nhập khẩu 10,996 triệu USD, tương đương 173,7 tỷ đồng.Hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ sảnphẩm nông sản, cung ứng vật tư hàng hóa, vật liệu xây dựng và các mặt hàng thiết yếuphục vụ cho sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân
Tại xã Suối Tre, từ 124 cơ sở năm 2001 đã tăng lên 170 cơ sở năm 2005, gồm
cơ khí sửa chữa, vật liệu xây dựng, dịch vụ xe máy, xăng dầu, phân bón, lương thực,thực phẩm, chế biến hạt điều, thu mua nông sản, thuốc trừ sâu, … Mặt hàng dịch vụthương nghiệp cũng rất đa dạng, đủ các chủng loại từ đồ dùng gia dụng đơn giản đếncác phương tiện, máy móc tinh vi đắt tiền; đã góp phần thu hẹp khoảng cách cuộc sốnggiữa thành thị và nông thôn Trong xã hiện có 180 xe vận tải các loại, vận tải hànhkhách du lịch, vận tải hàng hóa, xe cơ giới nặng phụ vụ cho nhu cầu xây dựng giaothông, thủy lợi, …Phương tiện nghe nhìn cũng phát triển mạnh, số lượng máy điệnthoại đạt hơn 17 máy/100 dân
Trên địa bàn xã có quỹ tín dụng nhân dân cao su, hàng năm hỗ trợ cho nhân dânvay phục vụ sản xuất, chăn nuôi hàng tỷ đồng; cùng với các khoảng vay ưu đãi kháccủa ngân hàng TX đã góp phần đáng kể vào chủ trương xóa đói giảm nghèo tại xã.Trong tương lai, xã có hướng phát triển tập trung kết hợp với khu du lịch Suối Tre tạothành khu thương mại, dịch vụ tập trung
Trang 272.2.3 Hiện trạng phát triển xã hội
2.2.3.1 Y tế
Hệ thống y tế của xã bao gồm 1 bệnh viện và 2 trạm xá Bệnh viện được trang
bị cơ sở vật chất, dụng cụ làm việc, chữa trị đầy đủ và hiện đại Hàng năm trạm y tế xãkết hợp với trạm y tế nông trường An Lộc, bệnh viện Công ty cao su và Hội chữ thập
đỏ tổ chức tiêm chủng mở rộng cho trẻ trong độ tuổi đạt hơn 95%, tổ chức học sơ cứucho học sinh các trường trong xã, tổ chức phun xịt muỗi phòng sốt rét, tẩm mùng đượctiến hành định kỳ Việc phòng chống đẩy lùi trẻ suy dinh dưỡng được chú trọng, tỷ lệtrẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 18% Tổ chức khám bệnh bằng nguồn vốn tàitrợ, cấp thuốc miễn phí cho bà mẹ, trẻ em, người khuyết tật, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho
hộ nghèo
Thời gian vừa qua bệnh viện, trạm y tế xã đã triển khai thực hiện Quy chế quản
lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày27/08/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế Mặc dù có khó khăn về kinh phí nhưng công tácquản lý chất thải y tế đã từng bước đi vào nề nếp và đã có nhiều tiến bộ Chất thải y tế
đã được phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy theo Quy chế quản lý chấtthải y tế Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, một số khâu trong quy trình quản lý chấtthải y tế chưa được các đơn vị kiểm tra, giám sát chặt chẽ dẫn đến một số trường hợpnhân viên làm nhiệm vụ thu gom, xử lý chất thải bán cho các cơ sở tái chế chất thải vàmột số thành phần chất thải y tế nguy hại chưa qua xử lý
2.2.3.2 Văn hóa – Thể dục thể thao
Đảng ủy đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền về chủ trương chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong nhân dân, tập trung xây dựng môitrường văn hóa lành mạnh, văn minh, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dânđòan kết xây dựng đời sống văn hóa” sâu rộng hơn
Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao quần chúng, qua
đó phát hiện bồi dưỡng năng khiếu cho địa phương Hiện nay trên địa bàn xã có 3 sânbóng đá và các sân bóng chuyền nhằm phục vụ cho nhu cầu thể dục thể thao hàngngày của người dân trong xã Hoạt động thể dục thể thao của xã ngoài các giải thi đấugiao lưu bóng chuyền, bóng đá phục vụ các lễ hội, phong trào rèn luyện thân thể, thể
Trang 28dục dưỡng sinh của hội người cao tuổi cũng được duy trì có nề nếp Hiện xã có 5 độibóng chuyền, 1 đội bóng đá được đưa đi thi đấu giao lưu với các phường xã khác.
2.2.3.3 Giáo dục đào tạo
Nhìn chung tình hình giáo dục trên địa bàn xã khá tốt, cơ sở vật chất đảm bảokhông phải tổ chức học ca 3 Nâng cấp hai trường học trên địa bàn, hoàn chỉnh tườngrào, trồng cây bóng mát, bê tông hóa sân trường Hiện xã đã xây mới 5 phòng học, 1văn phòng và tường rào cho trường tiểu học Xuân An Trường PTTH Trần Phú đangđược xây dựng gần UBND xã với diện tích là 1 ha
Hiện tổng số học sinh của toàn xã là 2.571 học sinh, số liệu được trình bày cũthể ở bảng 2.10
Bảng 2.10: Hiện trạng giáo dục tại xã Suối Tre
Stt Cấp học Số giáo viên Số học sinh Số cơ sở Diện tích (m 2 )
Nguồn: Phòng Thống kê TX Long Khánh năm 2007.
2.2.3.4 Thông tin liên lạc
Năm 2005, mạng lưới thông tin liên lạc phân bố tương đối hợp lý đến các trungtâm xã và cụm dân cư tập trung, 100% số xã đều có bưu cục, 6/9 xã có bưu điện vănhóa xã và các đại lý bưu điện, đáp ứng nhu câu liên lạc nội bộ và bên ngoài Trên địabàn xã Suối Tre có 1 bưu điện văn hóa xã với diện tích sử dụng là 1500 m2 Toàn xã có1.700 máy điện thoại với bình quân 17 máy/100 người, đạt 100% kế hoạch phát triểnkinh tế đã đề ra
Thông tin liên lạc trên địa bàn xã phát triển đã góp phần quan trọng vào pháttriển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng Tuy nhiên, cần đầu tư hiên đại hơnnữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư đảmbảo thông tin phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.2.4 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng đến năm 2020
Quy hoạch phát triển KTXH của xã Suối Tre được định hướng phát triển theo
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thị xã Long Khánh đến năm 2010 và
Trang 29định hướng đến năm 2020” đã được HĐND tỉnh thông qua với một số nội dung chínhnhư sau:
2.1.1.1 Quan điểm phát triển
Phát triển và phân bố hợp lý các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn TX.Long Khánh trong mối quan hệ chặt chẽ với tỉnh Đồng Nai và vùng kinh tế trọng điểmphía Nam nói chung
Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sởphát huy triệt để các yếu tố nội lực, tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồnlực từ bên ngoài
Tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch
cơ cấu lao động và nâng cao năng suất lao động, tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp vàdịch vụ trong tổng sản phẩm (GDP) của TX; đồng thời coi trọng chuyển dịch cơ cấutrong nội bộ từng ngành;
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng các CCN theo hướng hoàn thiện từng phần,phù hợp tiến độ thu hút các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp;
Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài;Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, tài nguyên thiên nhiên, phát triểnnông nghiệp toàn diện, chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp, hình thànhcác vùng trồng cây công nghiệp và cây ăn trái có giá trị kinh tế cao gắn liền với du lịchmiệt vườn;
Quán triệt và thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát môi trường và bảo vệ môitrường sinh thái, ngăn chặn và xử lý kịp thời những tác nhân gây ô nhiễm môi trường,đặc biệt là đối với các khu đô thị và khu công nghiệp;
Phát triển bền vững: kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội
và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh
2.1.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội chủ yếu
Tốc độ phát triển kinh tế trong giai đoạn 2006 – 2010 là 15,7%
Tốc độ phát triển kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2020 là 15,0%
GDP bình quân đầu người tăng từ 9,6 triệu đồng năm 2005 tăng lên 22,5 triệuđồng năm 2010 và 80,3 triệu đồng năm
Trang 30Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế Năm 2010: Công nghiệp và xây dựng44,0%, dịch vụ 42,5% và nông lâm ngư nghiệp 13,5% Năm 2020: Công nghiệp vàxây dựng chiếm 47,8%, dịch vụ chiếm 44,7%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 7,5%.
Biểu đồ dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2005 – 2020 được trình bày tronghình 2.4
Sự thay đổi cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ
30.4
47.8 46.6
23
13.5
7.5 44
Hình 2.4: Biểu đồ dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2005 – 2020
Phấn đấu đảm bảo tốc độ tăng thu ngân sách địa phương đạt 17,4%/năm tronggiai đoạn 2006-2010 và 12,7% năm trong giai đoạn 2011-2020
Tổng dân số TX tăng từ 141.242 người năm 2005 lên 150.900 người năm 2010
và 170.860 người năm 2020
Tỷ lệ gia tăng dân số từ 1,24 % năm 2005 giảm xuống còn 1,1% năm 2010 vàdưới 1% năm 2020
Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,12% vào năm 2005 xuống dưới 3% vào năm 2010 và
ở mức độ thấp hơn trong những năm sau Đến năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo
Tiếp tục duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học, phổ cậptrung học cơ sở Phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học phổ thông trước năm 2010
Phấn đấu 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở trước năm 2010,đảm bảo trên 98% trẻ em được tiêm chuẩn đủ loại vacxin, 100% trạm y tế xã, phường
có bác sĩ khám, chữa bệnh
Trang 31Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ26% năm 2005 lên đến 50% năm 2010 và 80% năm 2020, đáp ứng yêu cầu nâng caonăng suất lao động và xuất khẩu lao động qua đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ.
Đến năm 2010, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt 98%, tỷ lệ hộ được sử dụngđiện đạt trên 98% Số máy điện thoại bình quân đạt 40 máy/ 100 dân
2.1.1.3 Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu
(1) Ngành công nghiệp xây dựng
Giải pháp:
- Thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển các KCN vàCCN:
+ KCN Long Khánh, quy mô 300 ha;
+ CCN Suối Tre 1, quy mô 50 ha;
+ CCN Suối Tre 2, quy mô 50 ha;
+ CCN Bàu Trâm, quy mô 30 ha;
+ CCN Xuân Tân, quy mô 50 ha;
+ CCN Bảo Vinh, quy mô 50 ha
- Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu
tư vốn và đổi mới công nghệ, thiết bị;
- Thực hiện chương trình khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa vànhỏ;
- Đẩy mạnh hợp tác liên kết vói các địa phương, đơn vị ngoài TX; đặc biệt là TP.BiênHòa, TP.HCM ;
- Đẩy mạnh phát triển mạng lưới dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ nhà ở cho công nhân gắnliền với các KCN và KDC tập trung
Trang 32(2) Sản xuất nông nghiệp
Mục tiêu:
- Giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng bình quân giai đoạn năm 2006 – 2010 là5,7% / năm và giai đoạn 2010 – 2020 là 4,5% /năm;
- Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2010 chiếm 30% và năm
2020 chiếm 38% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp;
- Ổn định diện tích: Cà phê từ 800 – 900 ha, cao su 3.000 ha, điều từ 2.700 – 2.800 ha,
hồ tiêu 700 – 750 ha, lúa 2.800 – 3.000 ha, bắp từ 1.300 – 1.500 ha;
- Đàn bò 3.300 – 5.000 con, heo từ 76.000 đến 100.000 con
Giải pháp thực hiện:
- Tăng cường chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,nhất là công nghệ sản xuất trong chọn lọc lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụngcông nghệ mới, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp
- Quản lý và khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có và các nguồn nướcmạch, nước ngầm
- Chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa; thực hiện liên doanh, kếthợp đầu đầu tư và tiêu thụ sản phẩm
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất nôngnghiệp, đầu tư phát triển sản xuất trang trại Đảm bảo đủ vốn tín dụng cho nông dântiến hành sản xuất chủ động và có đủ điều kiện chuyển đổi mô hình kinh tế nông hộ
- Xây dựng vốn đầu tư ưu tiên để làm cơ sở cho việc đầu tư cũng như tạo điều kiện đểcác hộ dân có thể vay vốn từ các kênh tín dụng của Nhà nước
(3) Thương mại và du lịch
Mục tiêu:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ bình quân hàng năm giai đoạn
2006 – 2010 là 12,4% /năm và giai đoạn 2011 – 2020 là 14,5% /năm;
- Tỷ trọng các ngành dịch vụ đến năm 2010 chiếm 42,5%, năm 2020 chiếm 44,7%trong cơ cấu GDP;
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn TX tăng bình quân 17 – 18% /nămgiai đoạn 2006 – 2010 và 20% /năm giai đoạn 2011 – 2020;
Trang 33- Phấn đấu đến năm 2010 TX có 13 chợ ( hiện nay 8 chợ) trong đó có 1 chợ đầu mối,chợ Long Khánh đạt qui mô chợ loại I, chợ Xuân Thanh đạt qui mô chợ loại II;
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15 – 16% /năm
Giải pháp thực hiện
- Tập trung khuyến khích các thành phần kinh tế và nhân dân đẩu tư phát triển các loạihình thương mại dịch vụ; đẩy mạnh hình thành và phát triển trung tâm thương mạiIntimex, xây dựng chợ Long Khánh;
- Tăng cường hoạt động thương mại, mở rộng giao lưu với TP.HCM và địa phươngkhác trong tỉnh và cả nước;
- Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ sinh thái, du lịch vườn Quy hoạch vàđầu tư nâng cấp khu du lịch Suối Tre, khu công viên Hòa Bình, du lịch nhà vườn ởBình Lộc, Xuân Tân, Suối Tre;
- Phát huy lợi thế là đầu mối giao thông đến Biên Hòa và TP.HCM;
- Phát triển mạnh hệ thống dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet, chuyển giao khoahọc – công nghệ, thông tin môi trường, tư vấn pháp lý, bảo hiểm nhằm đáp ứng nhucầu phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là dịch vụ nhà trọ, ngân hàng tại các khu, cụmcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đô thị
(4) Kết cấu hạ tầng
1) Giao thông bộ
- Phát triển mạng lưới đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển công nông – nghiệp, xâydựng các nút giao cắt giữa đường sắt và đường bộ, các nút giao thông giữa các trụcchính, đường vành đai với quốc lộ nhằm giảm tai nạn giao thông và ách tắc giaothông Nâng cấp bến xe hành khách và nhà ga đường sắt Long Khánh, nâng cao khảnăng vận chuyển hành khách và hàng hóa;
- Phối hợp với chặt chẽ với các Bộ ngành, đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình doTrung ương quản lý trên địa bàn Quan trọng nhất là đoạn QL1 vòng tránh Thị xã;
- Tập trung xây dựng hệ thống đường bộ trên địa bàn TX Đến năm 2010, các đườngtỉnh và đường liên xã, phường (đường huyện) được nhựa hóa 100%, mạng lưới đườnggiao thông nông thôn nhựa hóa 80% Đến năm 2020, toàn bộ hệ thống đường đềuđược nhựa hóa và đạt tiêu chuẩn theo qui định của quy hoạch phát triển giao thông vậntải; trong đó đường tỉnh đạt chuẩn cấp III, đường liên xã phường đạt chuẩn cấp IV;
Trang 34- Mật độ đường bộ đến năm 2010 khoảng 2,6 km/km2, đến năm 2020 tính theo diệntích khoảng 3 km/km2, theo dân số khoảng 3,6 km/1000 dân.
2) Thủy lợi:
Các công trình trong giai đoạn 2006 – 2010:
- Kiên cố hóa kênh mương, gồm : đập Đồng Háp, đập Suối Chồn, đập Hòa Bình, đậpSân Bay, đập Cầu Dầu, đập 9/4, đập Bàu Đục, đập Ruộng Lớn, đập Gia Trấp, kênhtiêu Long Khánh;
- Hồ Suối Tre: Nhiệm vụ tưới 500 ha, cấp nước CN 8.000 – 10.000 m3/ngày.đêm, kinhphí 11 tỷ đồng;
- Hồ Cầu Dầu: Nhiệm vụ tưới 100 ha, cấp nước công nghiệp 10.000 m3/ngày.đêm;kinh phí 39,052 tỷ đồng
Các công trình trong giai đoạn 2011 – 2020:
- Hồ Gia Dách, kinh phí 40 tỷ đồng;
- Hồ Bàu Môn, kinh phí 51,607 tỷ đồng;
- Đồng thời, phải tiến hành duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các công trình đã xuống cấp
3) Mạng lưới điện
- Nâng cao chất lượng phục vụ, đưa lưới điện quốc gia tới tất cả các ấp, thực hiện tốtchương trình điện khí hóa nông thôn, nâng cao tỷ lệ hộ dùng điện Phấn đấu nâng tỷ lệ
số hộ sử dụng điện đạt trên 98%;
- Xây dựng mới trạm 220 KV Xuân Lộc, quy mô công suất 2 × 250;
- Nâng công suất trạm biến áp Long Khánh 25 + 40 MVA lên 2 × 40 MVA
4) Cấp nước
- Dự kiến nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho TX Long Khánh là nguồn nước ngầmthông qua các giếng khoan công nghiệp;
- Tổng dự toán kinh phí giếng khoan và mạng lưới đường ống cấp nước khoảng 10 –
15 tỷ đồng Dự kiến đến năm 2010, khoảng 80 – 90 % dân cư thành thị được sử dụngnước sạch và đến năm 2020 100% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch qua xửlý;
- Đảm bảo tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch qua xử lý khoảng 60 – 70% vàonăm 2010 và đến năm 2020 tỷ lệ này khoảng 90 – 95%
5) Thoát nước
Trang 35- Mạng lưới thoát nước tại TX Long Khánh gồm có: Các đường cống nhỏ thu gomnước thải từ các hộ dân chảy ra các đường cống chính và đưa về các khu xử lý Tổngchiều dài mạng lưới thoát nước thải khoảng 45 – 50 km, cống thoát nước hoàn toàn tựchảy với độ sâu cống 1,5 – 2,5 m so với cột san nền;
- Tại các khu vực nông thôn: Hướng dẫn làm các bể tự hoại đúng với tiêu chuẩn đểtránh ô nhiễm và các bể phải sâu và cách xa các giếng nước (bể từ 2 – 3 ngăn);
- Tại các cơ sở sản xuất và trong KCN xây dựng hệ thống xử lý cục bộ ngay tại từng
cơ sở sản xuất, sau cho chảy ra hệ thống chung đưa về khu xử lý;
- Vốn đầu tư cho hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: Vốn cho hệ thống đường ống
20 – 25 tỷ đồng, trạm xử lý nước thải khoảng 6 tỷ đồng
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG
Kinh tế trên địa bàn xã đang phát triển đúng hướng, tốc độ phát triển có xuhướng tăng nhanh qua các năm Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra cònrất chậm, nông nghiệp vẫn là nền kinh tế quan trong của xã
Với tỷ lệ phát triển dân số như hiện nay và mức sống ngày càng được nâng caolàm cho khoảng cách giữa đô thị và nông thôn được rút ngắn Mặt khác, với nhiềucông trình hạ tầng, các dự án như xây dựng CCN, KCN, công trình công cộng … sẽthúc đẩy nền kinh tế tại xã ngày càng phát triển; song song đó nguy cơ ô nhiễm môitrường cũng tăng nhanh Ví thế bảo vệ môi trường đã và đang trở thành vấn đề quantrọng trong chiến lược phát triển bền vững tại xã Suối Tre
Trang 36CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM
Đến năm 2007 bãi rác được UBND TX Long Khánh chuyển giao cho DNTNTrúc Anh quản lý Tại thời điểm này bãi rác đã đầy, không còn khả năng tiếp nhận rácthải, vì thế BRT được DNTN Trúc Anh mở rộng thêm với tổng diện tích là 10.000m2,
hố chứa rác sâu từ 3 – 7m, diện tích của hố là 5.102m2 Vị trí của bãi rác nằm giápchân đồi núi Tung ở phía Tây, các mặt còn lại giáp lô cao su Bãi rác nằm cách trungtâm TX Long Khánh 2 km, cách cụm dân cư gần nhất khoảng 400m, khoảng cách từbãi rác tới giếng khoan khai thác nước ngầm gần nhất trong KDC là 500m Tuy nhiên,phía trong khu vực BRT có một giếng khoan khai thác nước ngầm phục vục cho nhucầu sinh hoạt của công nhân; giếng có độ sâu 90m, nằm cách hố chôn rác khoảng 50m
Trang 373.1.2 Hoạt động thu gom và tiếp nhận tại bãi rác tạm Suối Tre
Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trong toàn TX Long Khánh được vậnchuyển và xử lý tại ba bãi rác tạm trên địa bàn là bãi rác tại xã Suối Tre, bãi rác tại xãHàng Gòn và bãi rác tại xã Xuân Lập Trong đó, BRT Suối Tre tiếp nhận rác thải của 6phường và 3 xã Bảo Vinh, Suối Tre và xã Bàu Trâm với khoảng hơn 90% lượng rácthải phát sinh hàng ngày tại TX Công tác quét dọn đường phố, thu gom, vận chuyển
và xử lý CTRSH do DNTN Trúc Anh được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
4701000083 cấp ngày 01/04/2000 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp thựchiện Năm 2006, có 6.000/10.000 hộ đăng ký đổ rác, chiếm tỷ lệ 60%, số lượng rác thugom được 60% so với số lượng rác thực tế, năm 2009 tỷ lệ thu gom đạt 82% Phần ráccòn lại người dân tự tiện vứt bừa bãi nên tạo nên các ụ rác tự phát trên các khu phố; đổxuống các mương, rạch, cống trong khu vực nội thị; trong các ruộng, rẫy ở khu vựcngoại thị hoặc người dân tự xử lý rác tại phần đất của gia đình
Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn tại TX.Long Khánh được trình bày tronghình 3.2
Hình 3.6: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn tại TX.Long Khánh
Với tổng số 70 công nhân, 3 xe guồng ép rác công suất 6 tấn/xe, 12 xe kéo tay,
1 xe ben 7 tấn/xe; tần suất thu gom rác của các hộ gia đình trên các tuyến đường là 6lần/tuần, tại khu vực chợ Xuân Thanh và chợ Lớn là 7 lần/tuần Công nhân làm việc
Trang 38được phân ra làm hai đội: một đội chuyên quét dọn vệ sinh đường và một đội chịutrách nhiệm thu gom, vận chuyển rác ra bãi đổ rác.
Xe guồng ép rác loại tải trọng 6 tấn của DNTN Trúc Anh được thể hiện ở hình3.3
Hình 3.7: Xe guồng ép rác loại tải trọng 6 tấn của DNTN Trúc Anh
Quy trình thu gom rác hộ gia đình như sau: rác sinh hoạt từ các hộ gia đìnhđược chứa trong những thùng rác và bao nylon Hàng ngày các xe ba gác được triểnkhai vào các đường phố, ngõ hẻm để thu gom và sau đó rác được tập trung ở 2 điểmhẹn trên đường Hùng Vương rồi dùng xe chuyên dùng tiếp rác và vận chuyển về bãirác tạm tại Suối Tre Công việc này được thực hiện trong khoảng thời gian từ 5h30 –11h Ngoài việc thu gom rác tại các hộ gia đình, công ty còn triển khai thu gom rác ởcác chợ, các cô quan nhà nước, đơn vị sản xuất kinh doanh và rác công nghiệp khôngnguy hại
Hiện nay, tại TX chưa có trạm trung chuyển rác, chỉ có những điểm hẹn tạmthời ở những điểm dọc tuyến thu gom, rồi đưa lên các xe chuyên dùng và chuyển trựctiếp về bãi rác Vì thế đã gây nên mùi hôi, nước rỉ rác chảy xuống mặt đường làm mất
vệ sinh, mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm nghiêm trọng
Do ý thức của người dân còn chưa cao nên tỷ lệ đăng ký đổ rác còn thấp vì thế
TX cần chính chỉnh, đẩy mạnh công tác quản lý rác thải, cần có biện pháp xử lý mạnhđối với hành vi đổ bỏ rác bừa bãi của người dân
Trang 39Trong năm 2006, UBND tỉnh Đồng Nai đã có Quyết định bãi bỏ Quy hoạch cácbãi chôn lấp trên địa bàn thị xã đồng thời UBND tỉnh chọn xã Quang Trung, huyệnThống Nhất để đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác tập trung Toàn bộ lượng rác thải trênđịa bàn TX Long Khánh sẽ được thu gom, vận chuyển và tập trung về đây để xử lýsau khi bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt Quang Trung được hoạt động.
3.1.3 Khối lượng và thành phần rác thải đã chôn lấp
3.1.3.1 Khối lượng rác thải đã chôn lấp
Trong thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinhhoạt trên địa bàn TX đã đạt được một số kết quả nhất định, hầu hết các phường, xã trênđịa bàn đều có đơn vị thu gom rác sinh hoạt Theo số liệu tổng hợp thì hiện nay tổngkhối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn TX khoảng 65,5 tấn/ngày, vào mùa vụ tráicây có thể lên đến 90 tấn/ngày Cụ thể như sau:
- Chất thải rắn sinh hoạt tại 6 phường, xã Bảo Vinh và xã Bàu Trâm được HTXMôi trường Trúc Anh thu gom, vận chuyển và xử lý tại BRT Suối Tre Khối lượng rácđược thu gom khoảng 50 tấn/ngày
- Chất thải rắn sinh hoạt tại xã Suối Tre được HTX Suối Tre thu gom, vậnchuyển và xử lý tại BRT Suối Tre Khối lượng rác được thu gom khoảng 1,5 tấn/ngày
- Tổ Hợp tác vệ sinh môi trường Xuân Tân, HTX Xuân Thanh thu gom rác thảisinh hoạt trên địa bàn xã Xuân Tân và xã Hàng Gòn sau đó đổ vào Lô cao su (gầnNghĩa địa Hàng Gòn) của xã Hàng Gòn để xử lý Tổng khối lượng rác được thu gomkhoảng 04 tấn/ngày
- Trên địa bàn xã Xuân Lập việc thu gom rác thải sinh hoạt được giao cho 02 cánhân tự tổ chức thu gom, sau đó đổ vào Lô cao su (gần Nghĩa địa An Lộc) của xãXuân Lập để xử lý Tổng khối lượng rác được thu gom khoảng khoảng 03 tấn/ngày
- Hiện nay xã Bình Lộc, xã Bảo Quang và xã Bàu Sen chưa tổ chức thực hiệnthu gom rác thải sinh hoạt tại địa phương do dân cư còn thưa, vườn rẫy rộng cho nênngười dân tự xử lý tại chỗ Tổng khối lượng rác sinh hoạt phát sinh dự kiến được thugom trong khu dân cư tập trung tại 03 xã khoảng 07 tấn/ngày
Thống kê khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn TX Long Khánh đượctrình bày trong bảng 3.1
Trang 40Bảng 3.11: Thống kê khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn TX
Stt Tên phường, xã Khối lượng (tấn/ngày) Ghi chú
1 6 phường nội ô thị xã 45 Đang thực hiện thu gom
Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị và UBND các xã năm 2007.
Lượng rác thải công nghiệp phát sinh không đáng kể do trên địa bàn TX côngnghiệp chưa thực sự phát triển Khối lượng bệnh phẩm phát sinh hàng ngày là 6,52 kg/ngày hay 2,38 tấn/năm (báo cáo của Phòng Y tế TX Long Khánh) Ngòai ra, mỗi ngàytrên địa bàn TX còn thải ra hàng chục kg chất thải y tế khác Tỷ lệ thu gom đạt khoảng80% từ các bệnh viện và trạm y tế, sau đó được đưa về và xử lý tại bệnh viện Đa khoakhu vực Xuân Lộc, nơi có một lò đốt rác đã được cấp phép hoạt động xử lý chất thảinguy hại (CTNH) với công suất 30 kg/giờ
Với lượng rác thải BRT Suối Tre tiếp nhận hàng ngày như đã thống kê và thờigian hoạt động từ năm 2004 cho đến nay, ta có thể ước lượng số lượng rác mà bãi đãtiếp nhận trên 115.000 tấn rác trong vòng 6 năm Đây là một con số khá lớn đối vớimột bải rác hở, không được thiết kế xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường như:lớp lót chống thấm, hệ thống thu khí thải, hệ thống xử lý nước rỉ rác, Vì thế có thểbước đầu nhận xét rằng khối lượng rác thải mà BRT đã tiếp nhận tỷ lệ thuận với mức
độ ô nhiễm môi trường tại khu vực này
3.1.3.2 Thành phần rác thải đã chôn lấp
Qua kết quả đo đạc trong các đợt khảo sát thành phần trung bình của 45 mẫuchất thải rắn lấy tại 15 phường xã cho thấy rác sinh hoạt của TX Long Khánh cólượng chất hữu cơ, độ ẩm lớn dễ phân hủy sinh học chiếm tỷ lệ rất cao, thuận lợi choviệc xử lý cũng như tái chế làm phân hữu cơ Trong tương lai thị xã nên đầu tư dâychuyền sản xuất phân hữu cơ từ rác thải để tận dụng có hiệu quả lượng rác trong thị xã.Các thành phần nguy hại trong rác thải sinh hoạt như pin, acqui, lon sắt, bao bì chứa