Sáng tạo có những yếu tố cơ bản là chủ thể sáng tạo, vấn đề sáng tạo, những điều kiện khách quan của sáng tạo và sản phẩm sáng tạo. Bất kỳ hoạt động sáng tạo nào của con người cũng đều bao gồm 4 yếu tố cơ bản trên. Trong 4 yếu tố trên, sản phẩm sáng tạo là đích hướng đến của hoạt động sáng tạo.
1.2.1 Chủ thể sáng tạo
Chủ thể sáng tạo là cá nhân hay tập thể giữ vai trò quyết định trong quá trình tạo ra sản phẩm sáng tạo.
Việc tạo ra sản phẩm sáng tạo nào đó có thể có rất nhiều người tham gia, có những công trình xây dựng phải cần đến hàng vạn người. Như xây dựng
Kim Tự Tháp ở Ai Cập. Nhưng không phải tất cả những người đó đều là chủ thể sáng tạo. Chủ thể sáng tạo là những người quyết định đến sản phẩm sáng tạo. Những người khác là những người mang tính chất “thi công”, giúp việc.
Ở hầu hết những sản phẩm sáng tạo thì ý tưởng của sản phẩm sáng tạo đó luôn là phần quan trọng nhất, do vậy chủ thể sáng tạo trước hết ắt hẳn phải là người tạo ra ý tưởng của sản phẩm. Đối với những công trình sáng tạo lớn, có nhiều hạng mục thì chủ thể sáng tạo là một tập thể, mỗi cá nhân trong tập thể đảm nhận giải quyết một vấn đề lớn trong hệ vấn đề. Ví dụ, khi xây dựng một công trình lớn như đường hầm xuyên biển thì chủ thể sáng tạo là tập thể những cá nhân có nhiệm vụ xây dựng dự án, thiết kế công trình, tổ chức thi công công trình… trong đó thiết kế công trình giữ vai trò quan trọng nhất.
Trong nghiên cứu khoa học, nhà khoa học là người trực tiếp phát minh, là chủ thể sáng tạo, trong đó có người trợ lý giúp cho nhà khoa học. Người trợ lý làm những nhiệm vụ như chuẩn bị thí nghiệm, ghi chép kết quả thí nghiệm, nhưng không phải là người phát minh, không phải là chủ thể sáng tạo.
Đối với một công trình khoa học, có thể chủ thể sáng tạo là một tập thể các nhà khoa học, nếu công trình đó với những nội dung cơ bản do sự hợp sức của tập thể. Trong công trình, một cá nhân trong tập thể sáng tạo không thể hoàn thành công trình nếu như không có sự phối hợp về mặt tư tưởng giữa những thành viên của tập thể.
Trong một tập thể sáng tạo, có thể mỗi cá nhân trong tập thể chỉ hoàn thành một vấn đề trong hệ vấn đề của công trình. Hoặc có thể đối với một vấn đề nhất định có sự tham gia phối hợp của những cá nhân trong tập thể.
* Các loại hình sáng tạo
Loại hình sáng tạo là biểu hiện sự sáng tạo của con người trong các hoạt động khác nhau của con người. Thông thường, người ta phân chia các loại hình sáng tạo căn cứ vào đặc trưng hoạt động nghề nghiệp của con người. Có tác giả nêu một số loại hình hoạt động sáng tạo cơ bản gồm: sáng tạo trong
khoa học, sáng tạo trong nghệ thuật, sáng tạo trong hoạt động sống nói chung, sáng tạo trong tổ chức, sáng tạo trong quản lý.
Chúng tôi chủ trương phân loại các loại hình sáng tạo căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của con người.
Lĩnh vực triết học, khoa học – công nghệ, nghệ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác.
Sáng tạo trong lĩnh vực triết học:
Triết học là một hình thái ý thức xã hội, có nhiều quan niệm khác nhau về triết học đứng trên các lập trường khác nhau. Quan niệm của triết học Mác
– Lênin cho rằng triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học diễn tả thế giới bằng một hệ thống những phạm trù, quy luật chung nhất của con người về tự nhiên xã hội và tư duy. Sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực triết học là những tri thức triết học được hình thành cùng với hệ thống những lập luận, chứng minh cho sự đúng đắn của tri thức triết học đó.
Sáng tạo trong lĩnh vực khoa học – công nghệ:
Khoa học được định nghĩa “là một hệ thống chỉnh thể các tri thức của nhân loại về thế giới không ngừng được tích lũy, hoàn thiện, bổ sung trong tiến trình lịch sử xã hội” [37, tr.85]. Khoa học có chức năng xã hội là làm cho con người nắm được bản chất, quy luật của thế giới khách quan để ngày càng làm chủ được những điều kiện sinh hoạt tự nhiên và xã hội, xây dựng có ý thức và hợp lý đời sống.
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học biểu hiện dưới dạng thông tin. Xét về cơ sở lôgíc sản phẩm của nghiên cứu khoa học là những luận điểm của tác giả được chứng minh hoặc bị bác bỏ. Đối với khoa học, sản phẩm sáng tạo là những tri thức đúng đắn được chứng minh hay bác bỏ. Sản phẩm sáng tạo ở đây không chỉ là kết luận mà bao gồm cả khâu: “đi đến kết luận”.
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, “công nghệ” có nhiều nghĩa, theo nghĩa chung nhất: “CN là môn khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các quy
luật tự nhiên và các nguyên lí khoa học, đáp ứng, các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người (cg.công nghệ học)” [16, tr.583].
Công nghệ tạo ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người. Cho nên, sản phẩm sáng tạo của công nghệ là những sản phẩm vật chất, dịch vụ mới có giá trị thỏa mãn nhu cầu của đời sống xã hội.
Khoa học và công nghệ gắn chặt với nhau, vì công nghệ là sự ứng dụng của khoa học vào trong cuộc sống, cho nên có thể ghép chúng thành lĩnh vực sáng tạo khoa học – công nghệ. Biểu hiện nổi bật nhất của sự sáng tạo trong lĩnh vực khoa học – công nghệ là phát minh, phát hiện và sáng chế.
Phát minh là “sự phát hiện ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người” [11, tr.25].
Phát hiện là “sự phát hiện ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan” [11, tr.26].
Với cách xác định như trên, phát minh, phát hiện không đồng nhất với sáng tạo. Điều này biểu hiện ở chỗ: Đặc điểm phát minh, phát hiện là tìm ra cái ẩn dấu trong đối tượng mà con người chưa biết. Còn đối với sáng tạo “tìm ra cái ẩn dấu” chỉ là mắt khâu cuối cùng của hoạt động sáng tạo, sáng tạo là tạo ra, nghĩa là tạo ra “con đường đi đến đích”. Cho nên, sản phẩm sáng tạo không chỉ bao gồm “cái ẩn dấu” mà còn là “con đường đi đến cái ẩn dấu”. Mặt khác, có phát minh, phát hiện là kết quả của ngẫu nhiên, tình cờ thì không phải là sáng tạo. Sản phẩm sáng tạo phải là kết quả của hoạt động sáng tạo chứ không phải là ngẫu nhiên, tình cờ tìm ra “cái ẩn dấu” đó. Rơnghen phát hiện ra tia X một cách ngẫu nhiên. Sáng chế “là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được.” [11, tr.26]. Nói cách khác, sáng chế chính là tạo ra cái mới mà trước đó chưa từng có trong thế giới vật chất trên cơ sở kỹ thuật, kỹ năng và khoa học. Sáng chế thể hiện trực tiếp, rõ nét sự
sáng tạo của con người. Sản phẩm của sáng chế đồng thời là sản phẩm của sáng tạo. Nói cách khác, hoạt động sáng chế cũng chính là hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên, không phải hoạt động sáng tạo nào cũng là hoạt động sáng chế. Có nhiều hoạt động sáng tạo không phải là hoạt động sáng chế, như nghệ thuật chẳng hạn.
- Nghệ thuật
Nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ. Ý thức thẩm mĩ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. Nghệ thuật phản ánh thế giới một cách sinh động, cụ thể, bằng hình tượng nghệ thuật.
Có bảy loại hình nghệ thuật cơ bản là kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa, văn chương, sân khấu, điện ảnh. Ngoài ra, còn có trang trí, múa, xiếc, nhiếp ảnh, mỹ thuật công nghiệp, truyền hình nghệ thuật, v.v.
Sản phẩm sáng tạo tương ứng các loại hình nghệ thuật bao gồm: công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, bản nhạc, bức tranh, tiểu thuyết (thơ ca, truyện ngắn…), đối với sân khấu sản phẩm sáng tạo biểu hiện ở vở diễn, đối với điện ảnh sản phẩm là những bộ phim...
- Đối với các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội… thì sản phẩm sáng tạo là những phương pháp, giải pháp sáng tạo nẩy sinh nhằm giải quyết những tình huống cụ thể trong hoạt động của lĩnh vực đó. Đối với kinh tế là những giải pháp sáng tạo trong tổ chức, quản lý kinh doanh, sản xuất, giải pháp sáng tạo trong lao động sản xuất. Đối với chính trị là những giải pháp sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống chính trị thực tiễn ví dụ giải quyết những tình huống như chống khủng bố, tranh cử, biểu tình v.v. Đối với văn hóa là những giải pháp sáng tạo trong tổ chức hoạt động văn hóa. Đối với xã hội là những giải pháp sáng tạo trong việc giải quyết những vấn đề xã hội như: dịch bệnh, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội v.v.
Trong các yếu tố của sáng tạo thì chủ thể sáng tạo giữ vai trò trung tâm, trong chủ thể sáng tạo, yếu tố cốt nõi là năng lực sáng tạo của chủ thể. Nghiên cứu về sáng tạo, phương pháp sáng tạo cũng chỉ nhằm phát triển năng lực sáng tạo của cá nhân con người. Năng lực sáng tạo của chủ thể biểu hiện khả năng sáng tạo của chủ thể trong việc giải quyết vấn đề nào đó.
Năng lực theo tâm lý học “là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả” [40, tr.178]. Như vậy, năng lực là khái niệm phản ánh khả năng giải quyết vấn đề nào đó của con người và khả năng giải quyết vấn đề là do “tổ hợp thuộc tính độc đáo của cá nhân”. Tổ hợp thuộc tính độc đáo của cá nhân bao gồm những đặc điểm về tâm sinh lý (đặc điểm về thể lực, trí tuệ v.v.). Người ta thường chia năng lực thành 3 mức độ khác nhau bao gồm năng lực, tài năng và thiên tài. Theo tâm lý học:
Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.
Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó.
Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.
Năng lực có thể chia thành hai loại: năng lực chung và năng lực riêng biệt. Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Còn năng lực riêng biệt (năng lực chuyên môn) là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao.
Năng lực của mỗi cá nhân dựa trên cơ sở tư chất (“tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lí bẩm sinh của bộ não, của hệ thần kinh, của cơ quan phân tích” [40, tr.179]), nhưng điều chủ yếu là năng lực hình thành, phát triển và thể hiện trong các hoạt động tích cực khác nhau của con người thông qua sự rèn luyện, giáo dục và dạy học.
Năng lực sáng tạo không đồng nhất với năng lực nói chung, mà năng lực sáng tạo là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động sáng tạo nhất định, đảm bảo cho hoạt động sáng tạo đó có kết quả.
Năng lực sáng tạo có nghĩa hẹp hơn so với năng lực. Nếu năng lực phản ánh khả năng giải quyết vấn đề nói chung thì năng lực sáng tạo phản ánh khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo.
Cũng giống như năng lực, năng lực sáng tạo có thể phân thành năng lực sáng tạo chung và năng lực sáng tạo riêng biệt.
Năng lực sáng tạo chung là năng lực sáng tạo thể hiện ở nhiều loại hình sáng tạo khác nhau. Có những cá nhân vừa có năng lực sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế vừa có năng lực sáng tạo trong chính trị, xã hội.
Năng lực sáng tạo riêng biệt là năng lực sáng tạo với những phẩm chất riêng biệt đáp ứng yêu cầu của một loại hình sáng tạo chuyên biệt với mức độ sáng tạo cao. Ví dụ như năng lực sáng tạo riêng biệt trong khoa học, nghệ thuật (hội họa, văn học…).
Đối với năng lực có 3 mức độ: năng lực, tài năng và thiên tài, thì ở mức độ năng lực sáng tạo chưa biểu hiện rõ nét. Người ở trình độ năng lực chưa chắc có khả năng sáng tạo. Đến tài năng thì đã có năng lực sáng tạo, nhưng mức độ sáng tạo chưa đạt đến đỉnh cao. Và đến mức độ thiên tài thì năng lực sáng tạo đã đến đỉnh cao. Nếu như ở tài năng, hoàn thành công việc nào đó mặc dù là kết quả cao cá nhân vẫn có thể dựa trên kinh nghiệm, quá trình rèn luyện, khổ học để hòan thành, nghĩa là vẫn dựa vào những cái có sẵn. Chứ không nhất thiết phải sáng tạo. Ví dụ, một bác sĩ phẫu thuật ghép tim vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình là ghép tim cho bệnh nhân mặc dù kỹ thuật, cách thức, qui trình ghép tim không có gì là mới, đã được chuẩn hóa. Nhưng để làm được điều đó, không phải ai cũng có thể làm được. Còn đối với thiên tài với khả năng hòan thành công việc ở mức độ kiệt xuất thì không thể không có sáng tạo, thậm chí sáng tạo ở mức rất cao.
Tổ hợp các thuộc tính độc đáo của năng lực sáng tạo bao gồm những thuộc tính về tâm sinh lý đảm bảo những thuộc tính tâm sinh lý này phù hợp với yêu cầu của hoạt động sáng tạo nhất định.
Những yếu tố quan trọng nhất của năng lực sáng tạo gồm: khả năng tưởng tượng, trực giác, liên tưởng phong phú; khả năng tư duy nhạy bén, uyển chuyển và linh hoạt.
Tâm lý học định nghĩa tưởng tượng là “một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có” [40, tr.99]. Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng. Cho nên biểu tượng trong tưởng tượng không rõ rệt như hình ảnh của vật khi chúng ta tri giác mà nó thường xuất hiện với những nét cơ bản. Tưởng tượng giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học, trong hoạt động nghệ thuật và các hoạt động khác. Nói cách khác, tưởng tượng là yếu tố rất quan trọng của năng lực sáng tạo. Có nhà khoa học cho rằng: “Chỉ có tưởng tượng mới phát minh và chỉ có nó mới đem lại tài liệu nghiên cứu cho khả năng suy lý” [xem: 43, tr.128]. Quả thực tưởng tượng rất cần thiết cho hoạt động sáng tạo của con người. Tưởng tượng giúp chủ thể nhìn thấy trước sản phẩm của hoạt động, “nhìn thấy” được những cái tưởng như không thể thấy được, tiếp cận được với những cái tưởng như không thể tiếp cận được. Nói cách khác, trí tưởng tượng cung cấp cho con người những gì mà hiện thực chưa đủ điều kiện hoặc không thể cung cấp. Nhờ có trí tưởng tượng mà những biểu tượng mới xuất hiện phong phú,