1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN TP.TUY HÒA – PHÚ YÊN.

95 332 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

CHẾ ĐÌNH LÝ Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6 - 2012ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Trang 3 LỜI CẢM ƠN T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI Niên khoá: 2008 - 2012

Tháng 5/2012

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN TP.TUY HÒA – PHÚ YÊN.

Trang 2

Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư

Ngành quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:

TS CHẾ ĐÌNH LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6 - 2012

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ TUY HÒA – PHÚ YÊN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như trong bốn năm học tập tại giảng đường đại học tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, thầy cô, các

cơ quan ban ngành, và các bạn

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức

và tạo nhiều điều kiện thuậ n lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS Chế Đình Lý – Phó viện trưởng viện Tài nguyên môi trường TP Hồ Chí Minh, KS Nguyễn Hiền Thân – chuyên viên

du lịch Viện Tài nguyên môi trường TP Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian quý báu

để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm để tôi có thể hoàn thành đề tài đã lựa chọn

Tôi xin c ảm ơn các cô chú, anh chị trong Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Phú Yên, sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Yên, Ban quản lý ở một số khu du

lịch ven biển thành phố Tuy Hòa, đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Đỗ Cao Trí – chuyên viên môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp số liệu, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài

những người bạn thân đặc biệt là gia đình tôi đã luôn bên cạnh, cổ vũ, động viên tinh thần, là nền tảng để tôi có thêm động lực tiến bước và hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Thắm

Trang 4

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Khu vực ven biển TP.Tuy Hòa là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhất

là du lịch nghỉ dưỡng và thể thao biển Đề tài “đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển TP.Tuy Hòa” đã được thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012 với mục tiêu tìm hiểu hiện trạng tài nguyên, môi trường và hiện trạng hoạt động du l ịch qua đó đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu

Kết quả nghiên cứu chính của đề tài có thể được tóm tắt như sau:

 Đã khái quát về TP.Tuy Hòa cả về điều kiện tự nhiên lẫn các điều kiện văn hóa

xã hội Với nguồn tài nguyên nhân văn đặc sắc của người Phú Yên cùng với điều kiện tự nhiên như vậy TP.Tuy Hòa có nhiều cơ hội để đẩy mạnh phát triển

du lịch

tài nguyên, môi trường và tình hình hoạt động du lịch ở đây thông qua đợt khảo sát thực tế dọc ven biển thuộc phường 7 TP.Tuy Hòa vào tháng 3 năm 2012 và các số liệu thu thập được từ sở VHTT & DL Phú Yên và sở TN & MT Phú

Yên

đánh giá được hoạt động xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng du lịch; nấu nướng phục vụ ăn uống, vui chơi lưu trú của khách là có tác động mạnh đến tài nguyên, môi trường bằng cách sử dụng phương pháp phân tích khía cạnh tác động và ma trận hoạt động tác động

giảm thiểu các tác động trong đó giải pháp quản lý, quy hoạch phát triển du lịch

và giải pháp khai thác, bảo vệ tài nguyên – môi trường là được ưu tiên hàng đầu nhằm đưa du lịch biển Tuy Hòa phát triển theo hướng bền vững

Trang 5

MỤC LỤC

Trang tựa ……….i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt khóa luận iii

Mục lục iv

Danh sách các chữ viết tắt vii

Danh mục bảng viii

Danh mục biểu đồ ix

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan tài liệu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 6

1.3.1 Mục tiêu tổng quát 6

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 6

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

1.5 Tính mới và ý nghĩa của đề tài 6

1.5.1 Tính mới 6

1.5.2 Ý nghĩa của đề tài 7

Chương 2: TỔNG QUAN 8

2.1 Tổng quan về thành phố Tuy Hòa – Phú Yên 8

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 8

Trang 6

2.1.3 Các nguồn tài nguyên 11

2.2 Tổng quan về phát triển du lịch bền vững 14

2.2.1 Phát triển bền vững 14

2.2.2 Phát triển du lịch bền vững 14

2.2.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 14

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Nội dung nghiên cứu 16

3.2 Phương pháp nghiên cứu 16

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 16

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 17

3.2.3 Phương pháp phỏng vấn - bảng câu hỏi 17

3.2.4 Phương pháp phân tích khía cạnh - tác động (AIA) 18

3.2.5 Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM) 19

3.2.6 Phương pháp phân tích các bên liên quan (SA) 20

3.2.7 Phương pháp phân tích SWOT 20

3.2.8 Tiến trình thực hiện đề tài 22

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Tình hình hoạt động du lịch và hiện trạng tài nguyên, môi trường của khu vực ven biển TP.Tuy Hòa 23

4.1.1 Hiện trạng hoạt động du lịch 23

4.1.2 Hiện trạng môi trường của khu vực ven biển thành phố Tuy Hòa 31

4.2 Phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường Khu vực ven biển TP.Tuy Hòa 36

4.2.1 Danh mục các hoạt động – khía cạnh – tác động từ hoạt động du lịch 36

4.2.2 Xác định các tác động của hoạt động du lịch ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường… 39

Trang 7

4.2.3 Xác định các tác động khi tài nguyên, môi trường bị tổn thương ảnh

hưởng đến phát triển du lịch 41

4.2.4 Phân tích các tác động của hoạt động du lịch 42

4.3 Đánh giá các hoạt động du lịch có ý nghĩa đến tài nguyên, môi trường 47

4.4 Giải pháp quản lý, giảm thiểu các tác động của hoạt động du lịch và định hướng phát triển bền vững du lịch ven biển TP Tuy Hòa 49

4.4.1 Thu hút các bên liên quan trong hoạt động du lịch 49

4.4.2 Phân tích SWOT cho hoạt động du lịch ven biển thành phố Tuy Hòa 52

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 66

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

Phân tích các bên liên quan

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức

Tổ chức Du lịch thế giới

Hội đồng lữ hành Du lịch thế giới

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng danh mục hoạt động – khía cạnh – tác động 18

Bảng 3.2: Điểm đánh giá tần suất hoạt động, xác suất xảy ra và hậu quả của tác động 199

Bảng 3.3: Bảng phân tích SWOT 21

Bảng 4.1: Hiện trạng về cở sở lưu trú du lịch tại Phú Yên 24

Bảng 4.2: Cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 2 – 5 sao tại TP.Tuy Hòa 24

Bảng 4.3: Thống kê lượng khách đến Phú Yên 26

Bảng 4.4: Công suất buồng, phòng trung bình của các cơ sở lưu trú qua các năm 26

Bảng 4.5: Hiện trạng lao động du lịch Phú Yên đã qua đào tạ…… 27

Bảng 4.6: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt 32

Bảng 4.7: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm 33

Bảng 4.8: Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ 33

Bảng 4.9: Tình hình thu gom rác thải đô thị 34

Bảng 4.10: Hạ tầng thu gom và xử lý rác trên địa bàn TP.Tuy Hòa năm 2011 34

Bảng 4.11: Danh mục các KDL, khách sạn tại Phường 7 – TP.Tuy Hòa 36

Bảng 4.12: Các hoạt động – khía cạnh – tác động 36

Bảng 4.13: Bảng hoạt động – khía cạnh – tác động 39

Bảng 4.14: Tác động của du lịch đến tài nguyên, môi trường 40

Bảng 4.15: Ô nhiễm môi trường, tài nguyên tác động tới hoạt động du lịch 41

Bảng 4.16: Nguồn gốc chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu 44

Bảng 4.17: Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa 47

Bảng 4.18: Điểm đánh giá tần suất, xác xuất và tác động 48

Bảng 4.19: Bảng kế hoạch phối hợp hành động với các bên liên quan 50

Bảng 4.20: Ma trận SWOT cho khu vực ven biển TP.Tuy Hòa 52

Bảng 4.21: Các giải pháp phát triển bền vững du lịch ven biển TP.Tuy Hòa 54

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Ý kiến của du khách về cơ sở hạ tầng……… 25 Biểu đồ 4.2: Thói quen đi du lịch biển của du khách……… 26 Biểu đồ 4.3: Mục đích khách đi du lịch biển……….27Biểu đồ 4.4: Cảm nghĩ của du khách về tình trạng môi trường khu vực ven biển Tuy Hòa………29Biểu đồ 4.5: Ý kiến của du khách về tình hình thu gom rác thải của khu vực…….35 Biểu đồ 4.6: Ý kiến của du khách về tác động của hoạt động xây dựng cơ sở vật chất,

hạ tầng du lịch đến tài nguyên, môi trường……….43 Biểu đồ 4.7: Tác động của hoạt động nấu nướng, ăn uống, vui chơi của du khách 45 Biểu đồ 4.8: Ý kiến của du khách về phát triển du lịch tác động đến tài nguyên, môi trường của địa phương……… 46

Trang 11

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay khi cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của

con người ngày càng cao và điều tất nhiên là du lịch đã trở thành nhu cầu không thể

thiếu của mỗi chúng ta

Trong những năm vừa qua, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến nổi bật và

đang dần khẳng định vai trò cũng như đóng góp một phần đáng kể cho kinh tế quốc gia Du lịch là một ngành kinh tế mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với khả

năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh Chính vì vậy hoạt động du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ

môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch Xu thế phát triển là tất yếu nhưng phải phát triển như thế nào để có thể vừa khai thác phục

vụ tốt cho hiện tại mà vẫn đảm bảo duy trì được việc khai thác trong tương lai Điều

này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải phát triển bền vững

Phú Yên là tỉnh có tiề m năng về tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng nhất là

tiềm năng du lịch biển Ở đây có bờ biển dài 189 km, nhiều nơi khúc khuỷu, quanh co, núi biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ như: Đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, vịnh Vũng Rô, nhiều bãi tắm đẹp như: Bãi biển

Tuy Hòa, Bãi Nồm, Bãi Từ Nham, Long Thủy, Bãi Tiên,…Dưới biển là những rạn san

hô đẹ p và nhiều loại đặc sản biển sẵn sàng phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách

[11]

Năm 2011, Phú Yên kỷ niệm 400 năm hình thành và phát triển Với sự kiện

trọng đại đó, tháng 10/2008, Chính phủ cho phép Phú Yên chủ trì đăng cai tổ chức

Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011 nhằm tạo điều kiện

Trang 12

đặc trưng, bản sắc văn hóa truyền thống, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, xúc tiến đầu tư, thu hút khách du lịch qua đó phát triển ngành du lịch của tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung Trước yêu cầu cấp thiết chuẩn bị cho việc đăng cai tổ chức năm du lịch Quốc gia với chủ đề “Du lịch biển, đảo” và để quảng bá hình ảnh du lịch Phú Yên với bạn bè Cả tỉnh Phú Yên nhất là khu vực ven biển thành phố Tuy Hòa

nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã tăng nhanh trong những năm gần đây Ngoài những cơ sở vật chất phục vụ du lịch sẵn có, đến cuối năm 2010 khu du lịch

sinh thái Núi Thơm – Sao Việt, khu du lịch Thuận Thảo Golden Beach Resort, khách sạn Kaya, khách sạn Long Beach… đã đi vào hoạt động Nhiều khu du lịch, khách sạn, nhà hàng dọc ven biển thành phố Tuy Hòa đang gấp rút hoàn thành và đi vào hoạt

động trong năm 2011, 2012 để phục vụ nhu cầu cho du khách Các khu du lịch, nhà

hàng, khách sạn đi vào hoạt động thì áp lực của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường cũng gia tăng nhất là đối với khu vực ven biển nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của

du khách và hoạt động du lịch

Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch phát triển và quản lý các tác độ ng của hoạt động

du lịch đến tài nguyên, môi trường ở đây vẫn chưa có nhiều nghiên cứu Vì vậy làm

thế nào để phát triển du lịch biển bền vững để trong nhiều năm tới biển Tuy Hòa không chịu chung tình trạng như biển Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Đồ Sơn (Hải Phòng) đang bị ô nhiễm nặng đến mức báo động bởi hoạt động du lịch

Căn cứ vào những vấn đề đã đề cập và tình hình thực tế phát triển du lịch tại địa phương, chính vì vậy đề tài: “ Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển thành

phố Tuy Hòa – Phú Yên” được chọn làm luận văn tốt nghiệp

1.2 Tổng quan tài liệu

Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển

kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du lịch Do đó, du lịch và môi trường là hai bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững

Ngay từ thập kỷ 1980, nhận thức được nguy cơ suy thoái môi trường, mất cân bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế, hội nghị của ủy ban thế giới về phát triển

Trang 13

và môi trường (WCED) đã đưa ra khái niệm về phát triển bền vững Khái niệm này chỉ xem xét phát triển bền vững từ góc độ kinh tế nên tại hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tại Rio, chương trình nghị sự 21 đã bổ sung khái niệm phát triển bền vững Theo đó,

phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa xã hội [17]

Dựa trên những nguyên tắc phát triển bền vững, Hội đồng lữ hành Du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng Trái Đất (Earth Council) xây dựng Chương trình nghị sự 21 với 10 nguyên tắc hướng tới phát triển du lịch bền vững Khái niệm phát triển du lịch bền vững trong du lịch được hiểu là: Hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu

đa dạng của khách du lịch, có quan tâm tới các lợi ích kinh tế trong dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì được sự

toàn vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi

trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương [17]

Trong kho tài liệu của IUCN Việt Nam cũng có các tài liệu nói về việc Phát

triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng (ASSET, 1998); Hướng dẫn sử dụng công nghệ mới cho du lịch bền vững (Hiệp hội du lịch Úc, 1994); Du lịch bền vững như một

phương (Liên bang hợp tác và phát triển kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, 1999)

Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đóng góp cho việc phát triển du lịch như: Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường khu vực Hải

bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam (PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh); Nghiên cứu đề xuất

tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam (TS Đỗ Thị Thanh Hoa); Nghiên cứu đánh giá tác động qua lại giữa môi trường xã hội với hoạt động du lịch nhằm góp phần phát

sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường cho hoạt động du lịch biển Việt

Nam (TS Đỗ Thị Thanh Hoa) Các nghiên cứu này là cơ sở cho việc nhân r ộng mô

hình phát triển du lịch bền vững ở các tỉnh lân cận

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020

Trang 14

29/08/2008, xác định “Xây dựng tỉnh Phú Yên thành một cửa ngõ mới ra hướng đông cho vùng Tây Nguyên; phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu

vực và cả nước…” [7]

Hiện nay phát triển du lịch biển đang là thế mạnh của Việt Nam nói chung và

của Phú Yên nói riêng nhưng làm thế nào để tạo ra những sản phẩm du lịch biển đặc

sắc, có sức cạnh tranh cao Trong khi nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao và càng quan tâm tới điều kiện an toàn về sức khỏe, xu hướng khách chỉ chọn những điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường Chỉ những nơi môi trường xanh – sạch – đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh

thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lị ch Điều đó yêu cầu các khu du lịch, dịch vụ du lịch hướng đến phát triển bền vững

Việc phát triển du lịch theo hướng bền vững hiện nay cũng được các trường đại học quan tâm và có nhiều nghiên cứu như: Đại học Xã Hội và Nhân Văn, đại học Huế… Thuộc các mảng về du lịch sinh thái, Đại học Nông Lâm TP HCM là một trong những trường có nhiều nghiên cứu về lĩ nh vực này, các nghiên cứu theo hướng như: đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển, ứng dụng GIS trong việc quản lý tài

nguyên - văn hóa và nhiều khía cạnh khác… và cũng có nhiều nghiên cứu liên quan

đến việc đánh giá các tác động của du lịch như:

- Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt

Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)

- Định hướng phát triển du lịch biển Lăng Cô- Thừa Thiên Huế (Trần Thị Hường – Đại học Sư Phạm Huế)

- Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững tại khu

du lịch sinh thái Thác Giang Điền, huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai (Đỗ Thị Thu Bảy – đại học Nông Lâm TP.HCM)

- Khảo sát hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững

Trang 15

Các nghiên cứu này góp phần làm cho du lịch nhất là du lịch sinh thái ngày càng hoàn thiện hơn, dần đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn và giải quyết được một số vấn đề đang đặt ra Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây quan tâm nhiều đến các giá trị và tiềm năng của các nguồn tài nguyên, hiện trạng tài nguyên, môi trường tại các khu du lịch, định giá các giá trị của nó đối với du lịch và cố gắng sao cho thu hút sự tham gia của cộng đồng Ngoài ra có mộ t số ít đề tài nghiên cứu về tác động của du khách đối với Vườn quốc gia, khu du lịch, định hướng phát triển du lịch biển Tuy nhiên các đề tài trên vẫn chưa có đóng góp nhiều cho việc đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường nhất là môi trường biển

Nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch biển không phải là mới nhưng hiện nay ở Phú Yên các đề tài đề cậ p đến phát triển bền vững du lịch biển rất hạn chế Các

đề tài này chỉ mới nghiên cứu về các giá trị tài nguyên du lịch biển, đánh giá tiềm năng các nguồn tài nguyên Chưa có đề tài nào của sinh viên làm về đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường biển trong khi đây là một tác nhân lớn gây nên những biến đổi môi trường, chi phối việc đầu tư quy hoạch du lịch sinh thái, lập kế hoạch phát triển Để bổ sung vào các vấn đề và hạn chế đã được trình bày trên trong đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: Những tác động của hoạt động du lịch đến khu vực ven biển thành phố Tuy Hòa là gì và làm thế nào để

Trang 16

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được những tác động chủ yếu của hoạt động du lịch đến tài nguyên,

môi trường làm căn cứ để đề xuất các giải pháp giảm thiểu, góp phần đảm bảo phát

triển du lịch bền vững khu vực ven biển thành phố Tuy Hòa - Phú Yên

Với yêu cầu cấp thiết của đề tài đã đặt ra các mục tiêu chính cần nghiên cứu:

nguyên, môi trường khu vực ven biển thành phố Tuy Hòa – Phú Yên

lịch

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên tôi đã dựa vào các đối tượng sau:

lịch, khách sạn lớn đang hoạt chủ yếu tại phường 7 – TP.Tuy Hòa, không đánh giá các tác động của các dự án du lịch

1.5 Tính mới và ý nghĩa của đề tài

Đề tài thực hiện đã cung cấp cơ sở nền tảng về hiện trạng hoạt động du lịch của TP.Tuy Hòa, liệt kê được những khía cạnh tác động của hoạt động du lịch khu vực dọc ven biển Trên cơ sở nghiên cứu đề tài đã đưa ra một s ố giải pháp phù hợp nhằm hạn

Trang 17

chế tác động của hoạt động du lịch, góp phần phát triển bền vững du lịch biển Tuy

Hòa

Ý nghĩa kinh tế: Với việc đánh giá được các tác động của hoạt động du lịch sẽ làm cho môi trường du lịch tại đây đảm bảo yêu cầu của việc phát triển bền

vững, qua đó thu hút được du khách đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho địa

phương

Ý nghĩa xã hội: Đề tài sẽ nêu rõ các tác động của hoạt động du lịch đối với tài nguyên, môi trường biển làm cơ sở cho các giải pháp được đề xuất để áp dụng nhằm hạn chế các tác động đó Đồng thời, nó sẽ giúp du lịch biển phát triển bền vững theo hướng thân thiện với môi trường, với tự nhiên, hướng du khách nâng cao nhận thức khi tham gia du l ịch, chất lượng môi trường, sức khỏe người dân được đảm bảo, tăng phúc lợi xã hội

Ý nghĩa môi trường: Định hướng phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và các cảnh quan tự nhiên

Công tác quy hoạch, khai thác, quản lý các nguồn tài nguyên ven biển phải được thực hiện chặt chẽ, hợp lý để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường

Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường

Trang 18

Chương 2

TỔNG QUAN

Trong chương 1 đã nêu tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên

cứu của đề tài Trong chương 2 sẽ khái quát các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch,

cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của TP.Tuy Hòa và tìm hiểu một số khái niệm có liên

quan đến phát triển du lịch bền vững

2.1 Tổng quan về thành phố Tuy Hòa – Phú Yên

 Vị trí địa lý:

Tuy Hòa là thành ph ố biển nằm trên trục lộ giao thông Bắc Nam cả đường sắt

lẫn đường bộ, cách TP Hồ Chí Minh 560km và cách Nha Trang 120km Đây là thành phố trung tâm của tỉnh Phú Yên được thành lập năm 1989 Hiện nay TP.Tuy Hòa có

16 đơn vị hành chính (bao gồm 12 phường và 4 xã trực thuộc) với tọa độ địa lý

lục 1]

Thành Phố Tuy Hòa có bờ biển dài trên 30 km đây là một bãi ngang trải dài với bãi cát trắng thơ mộng Ngoài ra trong tỉnh còn có quốc lộ 25 nối với Gia Lai, ĐT 645

đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Với vị trí địa lý như trên ngoài ra còn có bãi biển đẹp trải dài, vì vậy hiện nay

TP.Tuy Hòa đang có nhiều dự án đầu tư để phát triển du lịch nghĩ dưỡng, tham quan, thể thao biển Đây là cơ hội để thành phố Tuy Hòa thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến thăm quan và lưu trú

Trang 19

 Các yếu tố khí tượng thủy văn:

Thành phố Tuy Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12

và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8

Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm 26,5 °C và dao động không nhiều, độ

ẩm tương đối của không khí trung bình năm khoảng 80 – 82% TP.Tuy Hòa có số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.450 giờ Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2000mm

Tốc độ gió trung bình năm khoảng 2 – 2,5 m/s vào các tháng 11 và tháng 12 do chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nên tốc độ gió trung bình đạt tới 3,1 m/s

Hướng gió thịnh hành là hướng Tây Bắc vào các tháng 1, 2, 3 và tháng 11, 12, hướng gió Đông Bắc vào các tháng 4, 6 và hướng Tây vào các tháng 7, 9

Thủy triều biển Phú Yên nói chung và vùng biển Tuy Hòa nói riêng tương tự như chế độ triều bờ biển từ Quảng Nam đến Bình Thuận thuộc chế độ nhật triều không đều Trong năm, các tháng XI, XII, I, II luôn xuất hiện các cực đại mực nước vào các tháng VI, VII, VIII luôn xuất hiện các cực tiểu mực nước Thông thường hàng năm, từ tháng X đến tháng III nước cạn vào buổi sáng, tháng IV đến tháng IX nước cạn vào buổi chiều, tháng IX đến tháng X nước cạn vào buổi trưa Độ mặn vùng biển ven bờ

Với đặc điểm thủy triều này, các khu du lịch, đội cứu hộ trên biển sẽ có những thông báo chỉ dẫn đối với khách du lịch để tránh tình trạng không may xảy ra do chủ quan khi tắm biển

 Kinh tế

Nền kinh tế cả tỉnh nói chung và của TP.Tuy Hòa nói riêng tiếp tục ổn định và duy trì được mức tăng trưởng khá Cơ cấ u kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giá trị công nghiệp – xây dựng chiếm 34,8%, tăng 0,4% so với năm 2010, Nông – Lâm – Thủy sản chiếm 28,8%, giảm 0,4% so với năm 2010, dịch vụ chiếm 36,4% bằng năm

2010 GDP bình quân đầu người là 19,8 triệu đồng, tăng 25,3% so với năm trước

Trang 20

 Xã hội

Dân số trung bình của TP.Tuy Hòa theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú

Yên năm 2011 là 177.944 người Mật độ dân số là 1.666 người/km², tuy mật độ dân

số còn thấp nhưng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho việc phát triển, kinh doanh hoạt động du lịch

 Cơ sở hạ tầng:

 Giao thông:

Mạng lưới giao thông ở thành phố Tuy Hòa hiện nay đã phát triể n gần như đầy

đủ các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường hàng không Dịch vụ vận tải tiếp tục

phát triển, vận chuyển hành khách tăng 33,4%

Mạng lưới đường bộ: Giao thông đường bộ phát triển khá, đảm bảo lưu thông

thuận lợi, duy trì hoạt động xe khách chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách

Đường sắt: Đường sắt qua Phú Yên dài 95,2 km, số lượng đường đón gửi trong

ga phần lớn là có 2 – 3 đường, riêng ga Tuy Hòa có 5 đường Hiện nay ngành đường

sắt đang kiến nghị chính phủ và Bộ ngành TW sớm đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng

tuyến đường sắt Phú Yên – Tây Nguyên qua Campuchia – Lào – Thái Lan

Đường hàng không: Sân bay Đông Tác có diện tích 1.700 ha, cách trung tâm

thành phố 5 km về phía Đông Nam Theo quy hoạch phát triển của cục hàng không

dân dụng Việt Nam, đến năm 2015 sân bay Đông Tác sẽ trở thành một sân bay quan

trọng có thể đón được các loại máy bay tầm trung của Boeing hay Airbus A320

 Hệ thống cấp điện

Mạng lưới cung cấp điện cho Thành Phố khá phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân Hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ công cộng của TP phát triển mạnh, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân

 Hệ thống cung cấp nước

đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân toàn thành phố và nhu cầu sản xuất

của các Khu công nghiệp Hòa Hiệp, An Phú

Trang 21

 Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải rắn

Hiện tại trong TP.Tuy Hòa nước thải chỉ được xử lý bằng bể tự hoại hoặc bán

tự hoại, có nơi còn xả thẳng xuống sông, suối và thải cả ra biển

Đối với rác thải sinh hoạt TP.Tuy Hòa nhờ vốn viện trợ đã xây dựng được bãi

chôn lấp hợp vệ sinh tại thôn Thọ Vức, xã Hòa Kiến Ngoài ra trên địa bàn TP còn một

số bãi rác hở, không hợp vệ sinh đang tạo ra các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Những tồn tại trên là một thách thức lớn với địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống người dân và hoạt động du lịch

 Tài nguyên tự nhiên

Thành phố Tuy Hòa có tổng diện tích tự nhiên là 10.682 ha, tài nguyên ở đây

chủ yếu là nguồn tài nguyên biển vì thành ph ố mặt đông hoàn toàn tiếp giáp biển, bờ biển dài, khúc khuỷu, có nhiều dải núi ăn ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá

Cùng với các vùng bãi triều nước lợ, cửa sông giàu dinh dưỡng, đã tạo nên vùng nước

lợ ven biển có khoảng 21.000ha là các bãi đẻ và sinh trưởng tốt của các loài tôm cá

con, chúng là nguồn trữ lượng hải sản vùng biển Sự phong phú về chủng loài động

thực vật biển mang lại cho Tuy Hòa hệ sinh thái biển khá phong phú và trữ lượng h ải sản khá lớn

Vùng cửa sông (Đà Rằng, Đà Nông) có nguồn thủy sản nước lợ có diện tích lên tới 2.000ha và hằng năm khai thác tự nhiên khoảng 90 – 120 tấn/năm

Ngoài ra trong thành phố Tuy Hòa có hệ sinh thái nữa là núi Núi Nhạn và núi Chóp Chài nằm ngay trong lòng thành phố với hệ sinh thái thực vật phong phú về chủng loại và các loài động vật hiện đang sống trên núi

 Bãi biển Tuy Hòa:

Bãi biển Tuy Hòa nằm ngay trung tâm thành phố và gần kề quốc lộ 1A Nơi

đây có bờ cát trắng, bãi biển với chiều rộng 120m, độ dốc 0,74%, độ sóng cao 0,75m, nước trong xanh trải dài trên 10km đến tận bãi biển Long Thủy ở phía Bắc Hiện tại

bãi biển đã được quy hoạch thành trung tâm dịch vụ du lịch của Tỉnh và đang triển

khai nhiều dự án đầu tư kinh doanh du lịch

Trang 22

 Bãi biển Long Thủy:

Bãi biển Long Thuỷ thuộc xã An Phú, cách trung tâm TP Tuy Hoà khoảng 12

km về phía Bắc, gần kề quốc lộ 1A Long Thuỷ từ lâu được xem là bãi biển đẹp nổi tiếng của Phú Yên, có bờ biển phẳng, cát trắng mịn và sạch Bên cạnh bãi tắm là rừng dừa xanh mát Nước biển trong xanh, lặng sóng tạo thành bãi tắm lý tưởng, hấp dẫn khách du lịch gần xa Từ đây du khách cũng có thể du thuyền ra thăm các đảo như: Hòn Chùa, Hòn Than, Hòn Dứa, nơi có sự phát triển khá phong phú của các loài sinh vật biển, thích hợp cho du lịch lặn biển

Bên cạnh sự nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là mảnh đất sinh sống của nhiều dân tộc anh em Tài nguyên nhân văn của Phú Yên cũng có giá trị phục vụ du lịch cao

 Di tích lịch sử văn hóa:

 Núi Nhạn:

Núi Nhạn là một cảnh quan đẹp c ủa thành phố Tuy Hòa bên bờ sông Đà Rằng Trên đỉnh núi Nhạn có ngôi tháp Chăm cổ kính, có tên là Tháp Nhạn, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11 Đây là một trong những ngôi tháp vào loại lớn của người Chăm Tháp có cấu trúc bình đồ vuông, mỗi cạnh 10m, chiều cao 23,5 m, gồm 3 phần chính: đế, thân và mái Cửa tháp quay về hướng Đông Đứng ở đây có thể nhìn bao quát một vùng non nước Phú Yên với cầu Đà Rằng, với làng hoa Bình Ngọc, TP.Tuy Hòa, biển Đông…Ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch) quyết định công nhận Tháp Nhạn – Núi Nhạn là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia

 Nhà thờ Tuy Hòa:

Nhà Thờ nằm ở phường 2, TP.Tuy Hòa được xây dựng vào năm 1822 gồm có: ngôi thánh đường, hang đá Eva Maria, nhà xứ, sân hành lễ và tượng chúa Zeesu, các công trình chính được xây dựng bằng gạch, xi măng và đá Granit

 Chùa Hồ Sơn:

Đây là một ngôi chùa cổ được t ạo lập cách đây 300 năm, có kiến trúc và phong cảnh đẹp thuộc thôn Ninh Tịnh, phường 9, TP.Tuy Hòa Đây là một trong những danh

Trang 23

lam cổ tự của Việt Nam với diện tích 1000m 2 đã được tu bổ và khai thác cho hoạt động du lịch

 Chùa Bảo Tịnh:

Tuy Hòa Hằng năm cứ vào ngày 14,15 tháng 4 âm lịch, nơi đây diễn ra lễ hội Phật Đản Các tăng ni, phật tử bốn phương nô nức tham gia lễ hội với nhiều hoạt động tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa và đây cũng là dịp thu hút khách du lịch đến tham quan tìm hiểu

 Chùa Bửu Lâm:

Chùa Bửu Lâm được xây dựng dựa vào chân núi Chóp Chài, cách trung tâm

TP Tuy Hòa 3,5km Chùa do Tổ húy Đạo Trung thuộc phái Lâm Tế đời thứ 38 sáng lập Nơi đây có tượng Phật Thích Ca cao 15m

 Lễ hội và văn hóa dân gian:

 Hội đêm thơ Nguyên Tiêu trên núi Nhạn:

Đêm 15 (rằm tháng giêng) tại sân tháp Nhạn, phường 1, TP.Tuy Hòa diễn ra đêm thơ với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và khách du lịch tham gia

 Hội đua thuyền sông Đà Rằng:

TP.Tuy Hòa diễn ra lễ hội đua thuyền rồng, lắc thúng chai, trình diễn: múa siêu, múa lân, hò bá trạo… Hội đua thuyền diễn ra thu hút hàng trăm lượt khách đến tham gia cổ

 Hội Chùa Ông:

Hội chùa Ông do cộng đồng người Hoa sinh sống ở Phú Yên tổ chức nhân dịp tết Nguyên Đán Hội tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng tại phường 1, TP.Tuy Hòa

 Ẩm thực:

Nói đến văn hóa không thể không nhắc đến ẩm thực, mộ t nét văn hóa đã được nâng lên thành nghệ thuật Phú Yên nói chung và Tuy Hòa nói riêng từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn ngon như cá ngừ đại dương, gỏi sứa, bánh tráng Hòa Đa, sò huyết, chả Giông, bánh hỏi cháo lòng heo, gỏi cá diếp, mắm cá thu…

Trang 24

để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đem lại (Theo TS Trần Văn Thông)

Phát triển bền vững du lịch phải đảm bảo và thỏa mãn ba yếu tố:

- Có mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội

- Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài

- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ kế tiếp

- Sử dụng nguồn lực một cách bền vững: việc bảo tồn, sử dụng bền vững các nguồn lực phát triển du lịch là rất quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển du lịch của mỗi khu vực, quốc gia

- Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải: điều này sẽ tránh được những phí tổn cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và làm tăng chất lượng của du lịch

- Duy trì tính da dạng: việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên,

văn hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa

sinh tồn của cả ngành du lịch

- Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch: hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấ p quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch

Trang 25

- Hỗ trợ kinh tế địa phương: ngành du lịch có hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh

tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương: khi cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch thì họ trở thành đối tác tích cực, có vị trí đặc biệt trong khu vực và vùng Khả năng bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng địa phương

- Lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng có liên quan: tham khảo ý kiến của chính phủ, ngành du lịch và cư dân bản địa là hết sức cần thiết để đánh giá các

dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu tác độ ng tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của họ

- Đào tạo nhân lực: một lực lượng lao động được đào tạo lành nghề không những đem lại lợi ích kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tính hiệu quả của tất cả các cấp và lòng tin tưởng, tự tin và tự nguyện công tác của nhân viên

thông tin đầy đủ, chính xác sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa, xã hội của nơi tham quan, đồng thời làm tăng sự thỏa mãn của du khách

- Tiến hành nghiên cứu: tiếp tục giám sát, nghiên cứu sự phát triển du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là điều cần thiết để giải quyết những tồn tại và mang đến l ợi ích cho các điểm tham quan, ngành du lịch

và du khách

Trang 26

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu

trường của khu vực ven biển TP.Tuy Hòa

đến tài nguyên, môi trường (AIA)

vực nghiên cứu (AIM)

giảm thiểu các tác động (SA, SWOT)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập các tài liệu liên quan đến các vấn đề của đề tài để hoàn thành phần tổng quan làm cơ sở lí luận cho đề tài

Thu thập các tài liệu tham khảo chuyên ngành liên quan đến đề tài:

Trang 27

 Các tài liệu thu thập được tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Yên bao gồm:

đoạn 2011 – 2020

2011

Mục đích: Xác định hiện trạng tài nguyên, môi trường theo thực tế và các khía

tại phường 7

dọc theo bãi biển thuộc phường 7 – TP.Tuy Hòa

Từ hai phương pháp trên ta đã có cái nhìn tổng quát về tác động của hoạt động

du lịch và để hiểu rõ hơn các tác động đó cũng như thêm các thông tin còn thiếu ta sử dụng phương pháp phỏng vấn và bảng câu hỏi

- Xác định các tác động môi trường: xác định ngu ồn gốc và nguyên nhân phát sinh các tác động môi trường

- Đánh giá nhận thức của du khách, phân loại du khách

- Đánh giá nhận thức của người dân địa phương

- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến ý thức bảo vệ môi trường trong một số KDL

Trang 28

Đối tượng điều tra: Du khách tham gia hoạt động du lịch trong thời gian tháng

3, tháng 4 năm 2012

Cách chọn mẫu: xác xuất và có chỉ tiêu, chọn những khách du lịch đến tham quan và ưu tiên du khách có nghỉ lại tại các khu du lịch, khách sạn trong thời gian khảo sát

Địa điểm khảo sát: Dọc ven biển thành phố Tuy Hòa trước quãng trường 1 – 4

và trong KDL Thuận Thảo Golden Beach

Dùng để xây dựng đề mục phân tích các khía cạnh môi trường tài nguyên của các hoạt động du lịch tại khu vực ven biển TP.Tuy Hòa

- Phân tích cấu thành của hệ sinh thái, nhận dạng các hoạt động du lịch tại đây

- Lập danh sách hoạt động – khía cạnh – tác động của hoạt động du lịch

Bảng 3.1: Bảng danh mục hoạt động – khía cạnh – tác động

- Đánh giá mức ý nghĩa của các khía cạnh thông qua tác động

+ Phân tích và đánh giá định lượng mức nghiêm trọng của tác động môi trường + Xếp loại tác động môi trường

+ Phân tích và đánh giá tần suất xảy ra của khía cạnh môi trường

+ Phân tích và đánh giá xác suất xảy ra của tác động môi trường

+ Đo mức nghiêm trọng của thiệt hại cho mỗi khía cạnh ở 3 mặt:

I: Thiệt hại về quan hệ với các bên liên quan II: Thiệt hại bằng tiền

III: Môi trường

Trang 29

Bảng 3.2: Điểm đánh giá tần suất hoạt động, xác suất xảy ra và hậu quả của tác

động

Điểm

đánh

giá

với con người

Hậu quả đối với môi trường, tài nguyên

xảy ra hàng năm

Tác động nhẹ, không đáng kể

Ít gây ô nhiễm MT hay không gây cạn kiệt tài nguyên tại địa phương

tháng

Có tác động trung bình

Ô nhiễm MT mức độ vừa phải hay chỉ tiêu hao tài nguyên thông thường

xảy ra hàng tuần

Có tác động nghiêm trọng

Ô nhiễm MT khá nghiêm trọng hay cạn kiệt tài nguyên không quí hiếm

+ Đưa ra danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa

Mục đích: Để phân tích các tác động qua lại giữa các mục tiêu phát triển du lịch

và các thành phần môi trường và ngược lại tác động của sự tổn thương môi trường đến

mục tiêu phát triển du lịch Qua đó đánh giá mức độ tác động của các hoạt động du

lịch đến tài nguyên, môi trường khu vực ven biển TP.Tuy Hòa

Các bước thực hiện:

a) Xác định các họat động du lịch quan trọng nhất Xác định các hoạt động du lịch

diễn ra mang tính chất thường xuyên, có tác động nhiều nhất

b) Xác định các thành phần môi trường, tài nguyên chính chịu tác động của hoạt

động du lịch

Trang 30

c) Xác định hiện trạng môi trường nền

d) Xác định tác động của các họat động du lịch đến môi trường, tài nguyên

bằng cách cho điểm đánh giá

Căn cứ vào điểm đánh giá, phân tích sâu các tác động tiêu cực có điểm -2, -3

và đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực

Phương pháp này để đề xuất các định hướng phát triển hoạt động du lịch và giải pháp để quy hoạch, quản lý và hạn chế các tác động của hoạt động du lịch khu vực ven biển TP.Tuy Hòa

 Cách thực hiện:

khu vực nghiên cứu

động tiềm tàng của hoạt động du lịch đến mỗi bên có liên quan

Phương pháp được sử dụng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển của du lịch khu vực ven biển thành phố Tuy Hòa để từ

đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhất để lựa chọn

 Để thực hiện SWOT có 6 giai đoạn:

Trang 31

(1) Xác định mục tiêu của hệ thống

(2) Xác định ranh giới hệ thống: để xác định và không nhầm lẫn giữa điểm mạnh

và cơ hội, điểm yếu và thách thức, cần làm rõ ranh giới hệ thống Cần chú ý hai loại

ranh giới là ranh giới cụ thể (là ranh giới địa lý, mang tính chất phân biệt bằng trực

quan) và ranh giới trừu tượng (quy định bằng thẻ hội viên, b ằng quyết định thành lập

tổ chức)

(3) Phân tích các bên có liên quan: gồm các bên liên quan trong hệ thống, các bên

liên quan ngoài hệ thống

(4) Phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hệ

thống

(5) Vạch ra các chiến lược sau: chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội

(S/O), chiến lược không để điểm yếu làm mất cơ h ội (W/O), chiến lược phát huy điểm

mạnh để vượt qua thử thách (S/T), chiến lược không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu

(6) Tích hợp các chiến lược: sau khi đã vạch ra các chiến lược ở giai đoạn bốn thì

ta cần xếp thứ tự ưu tiên các chiến lược theo quy tắc sau:

- Các chiến lược có sự lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là chiến lược ưu tiên nhất

- Chiến lược không chứa đựng sự mâu thuẫn mục tiêu có ưu tiên tiếp theo

- Chiến lược ch ỉ chứa một xung đột, mâu thuẫn nhưng khi thực hiện thì sự tổn

hại đến mục tiêu là không nghiêm trọng và có thể khắc phục được

- Các chiến lược còn lại thì cân nhắc sự tổn hại đến mục tiêu để quyết định giữ

lại hay bỏ đi

Trang 32

3.2.8 Tiến trình thực hiện đề tài

Đánh giá tác động của hoạt động du

lịch đến tài nguyên, môi trường

Đề xuất giải pháp phát triển du lịch

bền vững

Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững

Tiềm năng và hiện trạng hoạt động du

lịch khu vực ven biển TP.Tuy Hòa

- Thu thập tài liệu

- Khảo sát thực địa

- Điều tra xã hội học

Liệt kê các khía cạnh môi trường,

phân tích các khía cạnh tác động

-Phương pháp phân tích các hoạt động, khía cạnh tác động (AIA)

-Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM)

-Phương pháp khảo sát thực địa

-Phương pháp phân tích SWOT -Phương pháp phân tích các bên liên quan (SA)

Trang 33

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trong chương 3 đã nêu các nội dung và phương pháp nghiên cứu đã thực hiện,

chương này sẽ giải quyết kỹ các mục tiêu cụ thể của đề tài đề ra như sau:

biển thành phố Tuy Hòa – Phú Yên

vực nghiên cứu

4.1 Tình hình hoạt động du lịch và hiện trạng tài nguyên, môi trường của khu vực ven biển TP.Tuy Hòa

 Cơ sở vật chất:

Tính đến năm 2011, thành phố Tuy Hòa có 71 cơ sở lưu trú (Toàn tỉnh Phú Yên

có 109 cơ sở lưu trú, chiếm 65,14% so với tỉnh)

Hệ thống khách sạn nhà nghỉ, khu du lịch vui chơi gi ải trí cơ bản đáp ứng nhu

cầu của du khách, số lượng và chất lượng các khách sạn và nhà nghỉ tăng qua các năm

Riêng năm 2011 là năm Phú Yên chủ trì đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia

Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011 nên số lượng các cơ sở lưu trú gia tăng một

cách đáng kể

Tổng số Resort, khu du lịch vui chơi tại TP là 3 khu:

1 Khu du lịch sinh thái Thuận Thảo

2 Khu Golden Beach Reort - Thuận Thảo

3 Khu du lịch sinh thái Sao Việt:

 Các khu du lịch đang tiếp tục đầu tư xây dựng:

1 Khu du lịch sinh thái Thuận Thảo và khu Golden Beach Reort - Thuận Thảo

2 Làng du lịch quốc tế Bắc Âu

Trang 34

3 Khu du lịch Long Beach

 Cơ sở lưu trú:

Cùng với tình hình ngày càng phát triển của du lịch như hiện nay thì số lượng

cơ sở lưu trú của TP.Tuy Hòa cũng ngày càng tăng theo, đặc biệt tăng nhanh trong năm 2010 Theo số liệu thống kê thì toàn tỉnh năm 2011 có 109 cơ sở lưu trú với 3.642 giường (trong đó có 437 buồng đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao) Các cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu ở trung tâm TP.Tuy Hòa nhất là các cơ s ở lưu trú hạng ba sao, bốn sao; điều này cũng gây mất cân đối đến việc phát triển du lịch rộng khắp cho toàn tỉnh

Bảng 4.1: Hiện trạng về cở sở lưu trú du lịch tại Phú Yên

Bảng 4.2: Cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 2 – 5 sao tại TP.Tuy Hòa

(Nguồn: Sở VHTT & DL Phú Yên, 2011)

Nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách và thúc đẩy du lịch Phú Yên phát triển, trong 3 năm gần đây số cơ sở lưu trú ở TP.Tuy Hòa đã tăng nhanh một cách đột biến

Trang 35

đồng thời chính điều này cũng gây ra một số áp lực lớn đến tài nguyên, môi trường của Thành Phố

Qua khảo sát thực tế, ý kiến của du khách về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

tương đối đáp ứng được nhu cầu của du khách (biểu đồ 4.1)

5% 5%

58%

32%

TốtKhông tốtĐáp ứng nhu cầuChưa đáp ứng nhu cầu

Biểu đồ 4.1: Ý kiến của du khách về cơ sở hạ tầng

 Cơ sở ăn uống, nhà hàng:

Hiện tại Phú Yên có khoảng 35 phòng ăn nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 15.000 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách

lưu trú Các tiện nghi ăn uống ngoài khách sạn có 45 cơ sở đáp ứng khoảng 600 chỗ

ngồi, tuy nhiên chất lượng tại các điểm này còn là vấn đề đáng lưu tâm

Các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn có quy mô và chất lượng cao là 26 cơ

sở trong đó phân bố chủ yếu tại TP Tuy Hòa với 23 nhà hàng lớn có thể phục vụ đạt chất lượng cao

Hoạt động của các cơ sở ăn uống, nhà hàng cũng là nguồn sinh ra chất thải rắn, nước thải gây ô nhiễm môi trường và tiêu tốn năng lượng

 Các khu vui chơi giải trí và dịch vụ khác:

Tại TP.Tuy Hòa có các điểm vui chơi giải trí, du lịch sinh thái như: Trung tâm giải trí và Sinh thái Thuận Thảo, Câu lạc bộ Phù Đổng, Khu du lịch sinh thái Sao Việt, Thuận thảo Golden Beach Resort & Spa, nhà hàng hải sản Long Beach …

Ngoài các khu du lịch sinh thái và khu vui chơi giải trí thì du khách đến với

Thành phố biển Tuy Hòa còn có các thú vui khác như tham gia vào các trò chơi và

dịch vụ của người dân địa phương dọc theo bờ biển hai bên quảng trường 1 tháng 4

Hiện tại khu đất hai bên quảng trường 1 tháng 4 đang quy hoạch cho các dự án du lịch nên người dân chỉ được phép thuê mặt bằng xây dựng thành những chòi, quán nhỏ

Trang 36

phục vụ du khách Chính hoạt động buôn bán nhỏ lẻ này đã góp phần làm mất cảnh

doanh thuê mặt bằng theo mùa vụ tuy có đăng ký trên phường và nộp tiền thuê mặt bằng mỗi lô từ 450.000đồng/tháng đến 470.000đồng/tháng Số tiền này được phường trích ra một phần cho hoạt động thu gom rác thải nhưng vì hoạt động này chưa được

sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương nên đã làm cho bãi biển Tuy Hòa ngày càng ô nhiễm

Trong năm 2011, nhân sự kiện Phú Yên chủ trì đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ Lượng khách lưu trú du lịch tăng hơn 38%, khách quốc tế tăng 46% so với năm 2010

Bảng 4.4: Công suất buồng, phòng trung bình của các cơ sở lưu trú qua các năm

Lượng du khách đi du lịch biển diễn biến theo mùa vụ, vào các dịp lễ và nghỉ hè nhất là khi rảnh rỗi lượng du khách tăng một cách đột biến (biểu đồ 4.2)

Trang 37

Theo ý kiến của du khách thì mục đích đi du lịch biển chủ yếu của họ là để nghỉ ngơi, giải trí vì vậy việc phát triển loại hình du lịch biển nghỉ dưỡng và thể thao biển là phù hợp với nhu cầu của du khách (biểu đồ 4.3)

Biểu đồ 4.3: Mục đích khách đi du lịch biển

 Nguồn nhân lực ngành du lịch

Theo số liệu thống kê, năm 2006 cả tỉnh có 880 lao động trong ngành du lịch, năm 2009 có khoảng 2.000 lao động và thống kê đến tháng 12/2010: tổng số lao động ngành du lịch Phú Yên có 3.250 người Số lượng có tăng hằng năm nhưng chất lượng chuyên môn lại chưa được cải thiện nhiều

Bảng 4.5: Hiện trạng lao động du lịch Phú Yên đã qua đào tạo

Để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch thì nhu cầu lao động trong ngành du lịch Phú Yên đang còn thiếu cả về số lượng và chất lượng

Trang 38

Do đó công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch cần được đẩy mạnh với nhiều hình thức phù hợp có sự gắn kết với sở quản lý chuyên ngành, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch

Ngoài ra trình độ và nhận thức của nguồn nhân lực du lịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ vệ sinh, cảnh quan, môi trường của các khu du lịch, khách sạn, nhà hàng…Từ ý thứ c của nhân viên du lịch sẽ đánh vào ý thức bảo vệ môi trường của du khách

 Công tác quy hoạch thu hút đầu tư

 Công tác quy hoạch

Công tác quy hoạch du lịch đang triển khai thực hiện đề án “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến 2020 tầm nhìn 2030” để làm cơ sở cho việc định hướng phát triển du lịch, phục vụ công tác thu hút và kêu gọi dự án đầu tư du lịch, quản lý tốt đất đai, tạo cảnh quan bảo vệ môi trường, khắc phục những hạn chế trong phát triển du lịch những năm vừa qua

 Đầu tư và thu hút đầu tư

Thành phố Tuy Hòa, trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh, đã tập trung đầu tư hạ tầng và cải tạo mỹ quan đô thị như: xây dựng kè và đường cảnh quan bên bờ bắc sông Đà Rằng, xây dựng đại lộ Hùng Vương, cầu Hùng Vương, sửa chữa và nâng cấp công viên, quảng trường 1 tháng 4,…

động như: Khách sạn Cendeluxe, khách sạn KaYa và khách sạn Sài Gòn – Phú Yên, khu du lịch sinh thái Sao Việt, Khu giải trí và sinh thái Thuận Thảo, Khách sạn Long Beach Một số dự án đang tiếp tục đầu tư như: Khu du lịch sinh thái Thuận Thảo, Làng

du lịch quốc tế ven biển Bắc Âu,…

Từ những chủ trương, chính sách phù hợp của tỉnh đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đăng ký lập dự án đầu tư du lịch trên địa bàn Tính đến 31/12/2009, UBND tỉnh đã quyết định chấp thuận đầu tư, thông báo chủ trương đầu tư cho 47 dự

án, tổng diện tích trên 1.726 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư: 9.284,4 tỷ đồng và 4.964,9 triệu USD, trong đó: Nhà đầu tư trong tỉnh: 15 dự án; trong nước (ngoài tỉnh): 22 dự

Trang 39

án; Nhà đầu tư nước ngoài 10 dự án Trong các dự án đầu tư nói trên đã có một số dự

án đã đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của

nhân dân địa phương và du khách, một số dự án còn lại đang triển khai đầu tư [kèm phụ lục 3]

Trên địa bàn TP.Tuy Hòa trong vài năm trở lại đây công tác đầu tư và thu hút

Nhưng cũng chính việc thu hút nhiều dự án du lịch trên địa bàn thành phố đã đặt ra một áp lực lớn cho công tác quy hoạch, đền bù giải tỏa cho người dân Công tác quy hoạch chưa đồng bộ, việc cấp phép xây dựng còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn trong quá trình xây dựng…nên cũng góp phần gây nên tình trạng nhiều dự án treo Chính điều này đã có tác động xấu đến cảnh quan, môi trường khu vực ven biển TP.Tuy Hòa

 Tình hình khai thác tài nguyên, môi trường du lịch

Với tài nguyên du lịch phong phú cả về tự nhiên và nhân văn, thời gian qua

ngành đã tận dụng tốt thế mạnh này tuy nhiên hiệu quả khai thác tài nguyên vẫn chưa cao, chưa tận dụng hết tối đa các nguồn tài nguyên

Tiềm năng du lịch biển chỉ mới tập trung khai thác chủ yếu qua các hoạt động

ăn uống, nghỉ, tắm biển, chưa có các dịch vụ khác đi kèm như các dịch vụ vui chơi giải trí, hội nghị

Môi trường dọc theo bãi biển Tuy Hòa hiện nay chưa đảm bảo, tại một số nơi bị

ô nhiễm do nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý được xả thẳng ra biển Khu vực bờ biển

doanh du lịch tự túc và do ý thức chưa cao của du khách

50%

40%

10%

Còn nguyên sơ chưa bị tác

Có nguy cơ bị ô nhiễm

Đã bị ô nhiễm

Biểu đồ 4.4: Cảm nghĩ của du khách về tình trạng môi trường khu vực ven biển Tuy

Hòa

Trang 40

 Quản lý nhà nước

Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ về phát triển du lịch, đặc biệt là chương

trình hành động quốc gia về du lịch Ngành du lịch của tỉnh đã tham mưu cho Ban

thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích các dự án đầu tư

cơ sở du lịch trên địa bàn tỉnh, đã thu hút các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong

và ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh du lịch, dị ch vụ trên địa bàn tỉnh; ban hành

thủ tục và công tác xuất nhập cảnh để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn cho du khách

Năm 2011 Phú Yên chủ trì đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia duyên hải

Nam trung bộ với chủ đề “Du lịch biển, đảo” đã đạt được những thành tựu rất đáng

chú ý: các cơ sở kinh doanh du lịch trong tỉnh đã đón tiếp gần 500.000 lượt khách tăng

38%, trong đó có 26.000 lượt khách quốc tế; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 450 tỉ đồng

tăng 80% so với năm 2010 Trên cơ sở đó Tỉnh tiếp tục đề ra các mục tiêu, giải pháp

đẩy mạnh phát triển du lịch Phú Yên trong những năm tới, đặc biệt là du lịch nghỉ

dưỡng biển và các hoạt động vui chơi giải trí gắn với biển được xác định là ưu tiên

hàng đầu Tỉnh đã huy động mọi nguồ n lực xã hội, khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm

năng du lịch, từng bước đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, không ngừng cải thiện đời sống

nhân dân

 Đánh giá chung hiện trạng hoạt động du lịch của khu vực TP.Tuy Hòa

 Thành tựu đạt được

38% so với năm 2010; trong đó khách du lịch quốc tế tăng 46%)

lịch thuần túy đạt 249,5 tỷ đồng) Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 449,1 tỷ đồng, qua đó đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của

địa phương

động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thu nhập bình quân của lao động

trong khu vực dịch vụ du lịch tăng từ 1.4860.000 đồng/tháng năm 2007 lên xấp

xỉ 1.700.000 đồng/tháng năm 2009

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chế Đình Lý, 2009. Phân tích hệ thống môi trường. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hệ thống môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM
3. Đại học Huế, Viện tài nguyên môi trường và công nghệ sinh học, 2010. Kỷ yếu hội thảo môi trường đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam.NXB đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo môi trường đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam
Nhà XB: NXB đại học Huế
4. Lê Trình, 2000. Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng. NXB khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
6. Nguyễn Vinh Quy, 2009. Đánh giá tác động môi trường. ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. (Lưu hành nội bộ), trang 185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động môi trường
11.UBND tỉnh Phú Yên, sở văn hóa thể thao và du lịch, 2011. Báo cáo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020
12.Freeman, A. Myrick, 1979. The Benefits of Environmental Improvement: Theory and Practice . Johns Hopkins University Press, Baltimore Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Benefits of Environmental Improvement: Theory and Practice
14.Kalidas Sawkar, Ligia Noronha, Antonio Mascarenhas, O.S. Chauhan, and Simad Saeed, 1998. Tourism and the Environment, Case Studies on Goa, India, and the Maldives. 36 pages.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism and the Environment
15.Hà Văn Siêu, 2011. Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi và các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung bộ. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, truy cập ngày 12/01/2012.http://www.itdr.org.vn/details_news-x-158.vdl Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi và các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung bộ
16.Trần Công Hiền, 2009. Du lịch và môi trường biển, truy cập ngày 20/12/2011. http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30692&cn_id=341466 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch và môi trường biển
18.Weaver, A.(2002). Đánh giá tác động môi trường và phát triển bền vững; các khái niệm và công cụ, truy cập ngày 03/02/2012.http://www.saiea.com/saiea-book/Introduction.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Đánh giá tác động môi trường và phát triển bền vững; các "khái niệm và công cụ
Tác giả: Weaver, A
Năm: 2002
17.Vụ khách sạn – Tổng cục du lịch, 2007. Bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững, truy cập ngày 5/01/2012.http://www.moitruongdulich.vn/index.php?itemid=1150 Link
1. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – dự án Khu resort Thuận Thảo, 2008 Khác
7. Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020, 122/2008/QĐ-TTg, ngày 29/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ Khác
8. UBND tỉnh Phú Yên, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng năm 2011 Khác
9. UBND tỉnh Phú Yên, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 Khác
10.UBND tỉnh Phú Yên, sở TN & MT, Báo cáo tình hình thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt năm 2011 Khác
13.IUCN. 2004. Managing Marine Protected Areas: A Toolkit for the Western Indian Ocean. IUCN Eastern African Regional Programme, Nairobi, Kenya Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w